Văn Học & Nghệ Thuật
Chín tầng địa ngục của Dan Brown
Quỳnh Giao Nhân dịp nói về hai ngày dành cho mẹ cha vào hai Tháng Năm và Sáu, mục tạp ghi này đã viết đến cả “gánh nước hoa” là một chai Chanel số Năm trị giá đến năm ngàn, rồi mách độc giả về một món quà có thể mua cho ngày Father Day. Ðó là cuốn truyện mới nhất của Dan Brown có tên là “Inferno,” vừa được phát hành vào ngày 14 Tháng Năm. Không có anh nhỡ ngày mai em chết Ðó là bài “Cần Thiết,” mà cũng là chìa khóa cho cuốn truyện. http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=167064&zoneid=97#.Uansd5wx6M9
Mọi lời khuyên đều kém giá trị nếu như chính người khuyên lại chẳng làm những gì mình nói. Vì vậy trong nhà đã mua ngay cuốn truyện. Và nếu là truyện hay thì sao lại phải chờ đến Tháng Sáu mới đọc? Cho nên, trong nhà đã có cái cảnh “oẳn tù tì” để xem là ai đọc trước!
Trong một cảnh chưa được quay thành phim vì chưa viết ra, có một anh sinh viên tinh nghịch đi trên chuyến xe lửa. Thấy một cô gái xinh xinh đang kín đáo ngồi trong góc đọc một cuốn truyện trinh thám, anh chàng bèn ma mãnh lần tới đứng bên cạnh và buông lời vẩn vơ:
-Ðến trạm sau, xin mời cô vào quán dùng ly cà phê. Nếu không, tôi sẽ nói ngay rằng ai là thủ phạm trong cuốn truyện cô đang đọc!
Kiểu “dating” sàm sỡ như vậy có thể là vô duyên. Nhưng biết đâu là tại xứ Hoa Kỳ, lối bắt chuyện này lại chẳng nên duyên?
Một lý do là khi đọc truyện trinh thám, ai cũng biết rằng mình sẽ bị tác giả dẫn dụ vào ngả đoán sai và tới cuối truyện mới ngẩn người. Truyện hay thì phải giỏi lừa người đọc cho đến những trang cuối. Anh chàng sinh viên lả lơi kia có thể đã dí dỏm tống tình làm cô gái bật cười và đi vào quán nước.
Biết như vậy, người viết sẽ không làm cái chuyện vô vị là nói về đoạn kết truyện “Inferno.” Xin để độc giả tìm ra cái thú ở trong sách.
Cầm một cuốn sách mới thì cũng như được giới thiệu với một người bạn mới. Cuốn truyện hay là khi làm cho mình muốn gặp lại người bạn, nghĩa là phải đọc lại. Truyện của Dan Brown thuộc vào loại sách phải đọc lại vì nghệ thuật phục kích của tác giả. Dan Brown còn phục kích từ khi sách chưa phát hành!
Sở dĩ Quỳnh Giao biết được là sách sẽ phát hành vào ngày 14 vì từ đầu năm nay đã thấy tác giả tung tên truyện trên “net.”
Ông ta giăng lưới bắt độc giả bằng tên truyện, một tháng sau mới cho biết hình bìa là gì. Ðến Tháng Ba thì tung thêm mẻ lưới là mời độc giả đọc lại miễn phí truyện “The Da Vinci Code” của ông trên lưới điện tử và nhá cho thấy vài chi tiết trong cuốn “Inferno.” Hình như là một truyện liên quan đến chín tầng địa ngục được trình bày như chín vòng xoắn trôn ốc ở trên bìa.
Cùng lúc ấy, tác giả huy động 12 người và nhốt họ vào địa ngục thật, để trong hai tháng liền không được tiếp xúc với ai mà chỉ cơm gà cá gỏi trong hầm có canh gác nghiêm mật và dịch cho xong cuốn sách ra 12 thứ tiếng! Người ta bảo mật như vậy để cùng lúc tung ra cuốn truyện bằng tiếng Anh và 12 ngôn ngữ khác. Trong số này, chưa có một nước Á Châu nào mà toàn là Âu Châu và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Nói lại truyện xưa, trong cuốn “Angels and Demons,” độc giả được mời làm du khách tại La Mã, qua cuốn “The Da Vinci Code” thì đi thăm Ba Lê, đến cuốn “Lost Symbol” thì “hiện trường” của vụ án là thủ đô Hoa Kỳ. Qua truyện mới, độc giả sẽ thăm thành phố Florence, được đọc thơ của Dante và xem tranh Botticelli. Ðây chẳng là một bí mật bị bật mí mà là do tác giả hé lộ để chiêu dụ độc giả. Ðã đi chơi Florence rồi thì người đọc sẽ muốn thăm lại, trong tay kè kè cuốn truyện 460 trang của Dan Brown.
Chi tiết bật mí ở đây là nếu truyện được dựng thành phim, khán giả sẽ được nghe nhạc của Liszt, bản “Dante Symphony.” Thêm một lý do nữa để khâm phục tác giả.
Nghệ thuật trinh thám của Dan Brown là nêu ra loại vấn đề lớn của nhân loại, qua âm mưu ma quái của các tỷ phú đầy quyền lực và dẫn người đọc vào văn hóa, lịch sử và tôn giáo Âu Châu. Trong cách dẫn dụ như vậy, ông làm độc giả phải xem lại chuyện cũ với con mắt mới khiến chúng ta thấy cuộc đời nó vô cùng éo le mà phong phú.
Thuần về nghệ thuật, truyện của Dan Brown không là tác phẩm có giá trị văn chương. Nhưng đã in ra 52 thứ tiếng và bán được hơn 200 triệu cuốn, khiến tác giả là triệu phú. Khi dày công dựng truyện, ông ta là một nhà kinh doanh đã tính từng bước để hái ra tiền!
Riêng về cuốn “Inferno,” người viết liên tưởng đến vần thơ học trò của Nguyên Sa.
Thượng Ðế hỏi anh sao tóc em buồn
Sao tay gầy sao đôi mắt héo hon
Anh sẽ phải cúi đầu đi vào địa ngục...
Bàn ra tán vào (0)
Chín tầng địa ngục của Dan Brown
Quỳnh Giao Nhân dịp nói về hai ngày dành cho mẹ cha vào hai Tháng Năm và Sáu, mục tạp ghi này đã viết đến cả “gánh nước hoa” là một chai Chanel số Năm trị giá đến năm ngàn, rồi mách độc giả về một món quà có thể mua cho ngày Father Day. Ðó là cuốn truyện mới nhất của Dan Brown có tên là “Inferno,” vừa được phát hành vào ngày 14 Tháng Năm. Không có anh nhỡ ngày mai em chết Ðó là bài “Cần Thiết,” mà cũng là chìa khóa cho cuốn truyện. http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=167064&zoneid=97#.Uansd5wx6M9
Mọi lời khuyên đều kém giá trị nếu như chính người khuyên lại chẳng làm những gì mình nói. Vì vậy trong nhà đã mua ngay cuốn truyện. Và nếu là truyện hay thì sao lại phải chờ đến Tháng Sáu mới đọc? Cho nên, trong nhà đã có cái cảnh “oẳn tù tì” để xem là ai đọc trước!
Trong một cảnh chưa được quay thành phim vì chưa viết ra, có một anh sinh viên tinh nghịch đi trên chuyến xe lửa. Thấy một cô gái xinh xinh đang kín đáo ngồi trong góc đọc một cuốn truyện trinh thám, anh chàng bèn ma mãnh lần tới đứng bên cạnh và buông lời vẩn vơ:
-Ðến trạm sau, xin mời cô vào quán dùng ly cà phê. Nếu không, tôi sẽ nói ngay rằng ai là thủ phạm trong cuốn truyện cô đang đọc!
Kiểu “dating” sàm sỡ như vậy có thể là vô duyên. Nhưng biết đâu là tại xứ Hoa Kỳ, lối bắt chuyện này lại chẳng nên duyên?
Một lý do là khi đọc truyện trinh thám, ai cũng biết rằng mình sẽ bị tác giả dẫn dụ vào ngả đoán sai và tới cuối truyện mới ngẩn người. Truyện hay thì phải giỏi lừa người đọc cho đến những trang cuối. Anh chàng sinh viên lả lơi kia có thể đã dí dỏm tống tình làm cô gái bật cười và đi vào quán nước.
Biết như vậy, người viết sẽ không làm cái chuyện vô vị là nói về đoạn kết truyện “Inferno.” Xin để độc giả tìm ra cái thú ở trong sách.
Cầm một cuốn sách mới thì cũng như được giới thiệu với một người bạn mới. Cuốn truyện hay là khi làm cho mình muốn gặp lại người bạn, nghĩa là phải đọc lại. Truyện của Dan Brown thuộc vào loại sách phải đọc lại vì nghệ thuật phục kích của tác giả. Dan Brown còn phục kích từ khi sách chưa phát hành!
Sở dĩ Quỳnh Giao biết được là sách sẽ phát hành vào ngày 14 vì từ đầu năm nay đã thấy tác giả tung tên truyện trên “net.”
Ông ta giăng lưới bắt độc giả bằng tên truyện, một tháng sau mới cho biết hình bìa là gì. Ðến Tháng Ba thì tung thêm mẻ lưới là mời độc giả đọc lại miễn phí truyện “The Da Vinci Code” của ông trên lưới điện tử và nhá cho thấy vài chi tiết trong cuốn “Inferno.” Hình như là một truyện liên quan đến chín tầng địa ngục được trình bày như chín vòng xoắn trôn ốc ở trên bìa.
Cùng lúc ấy, tác giả huy động 12 người và nhốt họ vào địa ngục thật, để trong hai tháng liền không được tiếp xúc với ai mà chỉ cơm gà cá gỏi trong hầm có canh gác nghiêm mật và dịch cho xong cuốn sách ra 12 thứ tiếng! Người ta bảo mật như vậy để cùng lúc tung ra cuốn truyện bằng tiếng Anh và 12 ngôn ngữ khác. Trong số này, chưa có một nước Á Châu nào mà toàn là Âu Châu và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Nói lại truyện xưa, trong cuốn “Angels and Demons,” độc giả được mời làm du khách tại La Mã, qua cuốn “The Da Vinci Code” thì đi thăm Ba Lê, đến cuốn “Lost Symbol” thì “hiện trường” của vụ án là thủ đô Hoa Kỳ. Qua truyện mới, độc giả sẽ thăm thành phố Florence, được đọc thơ của Dante và xem tranh Botticelli. Ðây chẳng là một bí mật bị bật mí mà là do tác giả hé lộ để chiêu dụ độc giả. Ðã đi chơi Florence rồi thì người đọc sẽ muốn thăm lại, trong tay kè kè cuốn truyện 460 trang của Dan Brown.
Chi tiết bật mí ở đây là nếu truyện được dựng thành phim, khán giả sẽ được nghe nhạc của Liszt, bản “Dante Symphony.” Thêm một lý do nữa để khâm phục tác giả.
Nghệ thuật trinh thám của Dan Brown là nêu ra loại vấn đề lớn của nhân loại, qua âm mưu ma quái của các tỷ phú đầy quyền lực và dẫn người đọc vào văn hóa, lịch sử và tôn giáo Âu Châu. Trong cách dẫn dụ như vậy, ông làm độc giả phải xem lại chuyện cũ với con mắt mới khiến chúng ta thấy cuộc đời nó vô cùng éo le mà phong phú.
Thuần về nghệ thuật, truyện của Dan Brown không là tác phẩm có giá trị văn chương. Nhưng đã in ra 52 thứ tiếng và bán được hơn 200 triệu cuốn, khiến tác giả là triệu phú. Khi dày công dựng truyện, ông ta là một nhà kinh doanh đã tính từng bước để hái ra tiền!
Riêng về cuốn “Inferno,” người viết liên tưởng đến vần thơ học trò của Nguyên Sa.
Thượng Ðế hỏi anh sao tóc em buồn
Sao tay gầy sao đôi mắt héo hon
Anh sẽ phải cúi đầu đi vào địa ngục...