Thân Hữu Tiếp Tay...
Chỉnh đốn đảng nghiêm minh hay lại chuyện đầu voi đuôi chuột _Bùi Tín
khi chủ nghĩa cá nhân hưởng thụ lan tràn từ trong đảng ra ngoài xã hội, nạn tham nhũng càng hô hào đấu tranh quyết liệt càng trở thành sâu rộng bất trị, uy tín lãnh đạo của đảng tụt xuống tận đáy, khủng hoảng chính trị - kinh tế - tài chính - văn hóa - xã hội thúc đẩy nhau tạo nên một bức tranh xã hội mờ mịt.
Tình hình cực kỳ nghiêm trọng đến độ cuộc họp Trung ương 5 phải kéo còi báo động cấp 3 và cố tìm ra biện pháp khắc phục sự suy thoái đang tăng tốc một cách cực kỳ nguy hiểm cho chế độ độc đảng, một chế độ hầu như không có pháp luật. Dưới chế độ này, nạn lợi dụng quyền thế để làm giàu vô hạn độ cho bản thân và gia đình ngang nhiên hoành hành, thách thức láo xược mọi người dân lương thiện.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hứa sẽ ra tay lãnh đạo một cuộc tổng vệ sinh mẫu mực, không khoan nhượng ở mọi cấp, trước hết trong Bộ Chính trị và trong Ban Chấp hàng Trung ương, không sót một ai. Ý muốn thì tốt đẹp, nhưng liệu có làm nổi hay không?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh đến nhu cầu cấp bách và quyết tâm diệt trừ những bầy sâu tham nhũng hại dân. Ông nhận định bầy sâu lúc nhúc khắp nơi thì chết hết đất nước này, diệt hết bầy sâu tham nhũng là cứu nước. Nói thì nghe rất ấn tượng, nhưng sẽ làm ra sao đây?
Một cuộc họp cán bộ nòng cốt đã về hưu gồm các nguyên tổng bí thư, nguyên chủ tịch nước, nguyên thủ tướng, phó thủ tướng, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương đảng, nguyên bộ trưởng, thứ trưởng … - các bậc bô lão của đảng - đã góp nhiều ý kiến chung, và sẽ còn góp tiếp ý kiến cụ thể cho từng cán bộ lãnh đạo cấp cao nhất. Góp ý thì nhiều, nhưng liệu tiếng nói của họ có được ai nghe hay không?
Đảng cộng sản đã từng thực hiện nhiều cuộc cuộc chỉnh đảng, chỉnh quân, chỉnh huấn, chỉnh phong, chấn chỉnh tổ chức, trong sạch hóa tổ chức, nhiều cuộc tự phê bình và phê bình, đấu tranh, “tẩy uế” cho nhau.
Nhưng đã có khá nhiều đợt chấn chỉnh, phê bình đã được tiến hành một cách hình thức, hời hợt, chiếu lệ, bênh che cho nhau. Lấy thí dụ, yêu cầu kê khai minh bạch tài sản cá nhân và gia đình của mỗi cán bộ - một quy định đã được ban hành từ 3 năm nay, nhưng chưa thấy có ai thực hiện nghiêm chỉnh. Đó chỉ là trò đùa của quốc gia, một kiểu làm ăn đầu voi đuôi chuột. Cũng từng có những cuộc vận động phê bình, chỉnh đảng mang hình thức đấu tố quyết liệt, loại trừ nhau không thương tiếc, như vụ Nhân văn Giai phẩm với hàng trăm nạn nhân và người liên quan, hoặc vụ án “Xét lại chống đảng” với 34 nạn nhân chính, dây dưa cho đến nay vì không có kết luận cuối cùng.
Làm sao cuộc chấn chỉnh lần này sẽ không bỏ sót những con sâu cỡ bự, không làm oan người ngay, diệt tận gốc nạn tham nhũng, thẳng tay trị tội chia chác tài sản quốc gia, tội làm phá sản hàng loạt công ty quốc doanh mất đứt hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng, tịch thu mọi tài sản bất minh trả về công quỹ.
Nếu không làm được như thế thì thà đừng làm, chỉ nuôi ảo vọng hão huyền về sự thức tỉnh, về sự công minh của lãnh đạo hiện nay. Và nếu không làm được như thế, công luận sẽ càng thêm thất vọng, mất tin tưởng hoàn toàn ở đảng CS, và đảng cũng tự đánh rơi nốt tính chính đáng cầm quyền.
Lãnh đạo cuộc chấn chỉnh đảng lần này hãy lắng nghe những đề nghị của một số “bô lão và trí thức tinh hoa của đảng” yêu cầu giải quyết từ gốc vấn đề thực hiện dân chủ đa đảng, vì nền dân chủ độc đảng chỉ là ảo vọng, làm đảng hư đốn, vì có vài đảng anh em cùng ganh đua lãnh đạo thì đảng CS mới khá lên được; như từ bỏ chủ nghĩa Mác- Lênin đã bị cả thế giới cho vào viện bảo tàng; như không thể coi sở hữu quốc doanh là chủ đạo của nền kinh tế… Họ lập luận rằng chủ nghĩa, đường lối, phương châm chỉ là những công cụ của nhận thức, không có gì là thiêng liêng, vĩnh cửu. Sao không từ bỏ những công cụ lạc hậu, han rỉ, gây hại để dùng những dụng cụ hiện đại đang được cả thế giới ưa chuộng.
Nhiều vị bô lão của đảng đòi giải quyết các vấn đề chính trị nội bộ còn tồn đọng mà đảng CSVN dưới thời Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã cố tình ỉm đi một cách vô nguyên tắc, như những hiệp định bất bình đẳng với Trung Quốc, việc cho các công ty và công nhân Trung Quốc ồ ạt tràn vào khắp nước ta, vụ án Tổng cục II, một loạt công ty quốc doanh cực lớn bị phá sản mà không ai chịu trách nhiệm…
Cũng đã có phe này phái nọ và công luận tự do lên tiếng tố cáo rôm rả trên các mạng Quan làm báo, Dân làm báo, Bọ Lập, Cu Vinh, anh Ba Sàm, người Buôn gió, Khế ngọt, mẹ Nấm… Bao nhiêu là chuyện không thể bỏ qua, để góp ý cho cuộc tổng vệ sinh của đảng. Điều khó nhất trong cuộc đấu tranh là không có tòa án với các quan tòa vô tư theo luật pháp nghiêm minh. Trong cuộc chấn chỉnh đảng lần này, Bộ Chính trị tất sẽ đóng vai cầm cân nảy mực, chủ tọa hội đồng xét xử. Nhưng nếu có ủy viên Bộ Chính trị bị tố cáo thì làm sao? Ai xử?
Công luận gồm cả báo lề phải và lề trái đang nêu lên khá nhiều vấn đề. Chuyện Vinashin, rồi Vinalines với việc Dương Chí Dũng bỏ trốn đang là vấn đề nóng. Dân Hà Giang nhắc đến vụ quan đầu tỉnh Nguyễn Trường Tô phạm tội dâm ô nặng là thế mà sao chỉ có kiểm điểm, trong khi 2 nạn nhân học sinh vị thành niên lại bị tù. Ai bênh che cho quan Tô? Rồi ngài thủ tướng với gia tài hàng vài trăm triệu đôla, với cô con gái rượu 30 tuổi được giao cai quản một ngân hàng lớn Bảo Việt mang tính lũng đoạn tài chính, còn đi đầu “hòa giải hòa hợp” riêng để thông gia với một đại gia triệu phú Mỹ gốc Việt. Ông Nguyễn Tấn Dũng không khỏi lo buồn khi Ủy ban chống tham nhũng bị tuột khỏi tay ông để sang tay ông Nguyễn Phú Trọng, và đang có đề xuất chủ tịch nước sẽ trực tiếp nắm các ngành quốc phòng, an ninh và ngoại giao.
Một số blogger tự do chiếu tướng ông trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa vừa nhận chức đã bất chấp 19 điều cấm kỵ đảng viên mới ban hành, trong đó cấm không được lạm dụng chức vụ để cho con cái, người thân chiếm các địa vị có lợi. Ông đã lập tức giật giải quán quân về tư lợi cá nhân khi đích thân can thiệp để cô con gái 22 tuổi mới tốt nghiệp về báo chí làm chủ tịch ban quản trị một công ty quốc doanh xây dựng lớn, với hàng chục công trường. Cứ như chuyện đùa. Một người đứng đầu cơ quan tuyển chọn nhân tài cho đất nước mà nhân cách tệ đến thế thì ai có thể phá nát đảng, phá nát xã hội hơn?
Nhiều nhà quan sát tinh tường nhận xét rằng chế độ tư bản sơ khai mang cái vỏ cộng sản ở Việt Nam đã không quan tâm đến việc thúc đẩy sản xuất, mà chỉ lo trước hết đến tiền bạc, nên đã sớm hình thành một tầng lớp tài phiệt kim tiền, mại bản giàu sụ, mất gốc sản xuất. Các quan chức liên quan đến tiền bạc, ngân khố, ngân hàng đều lên chức nhanh hơn cả. Tiêu biểu là ông Nguyễn Sinh Hùng từ Vụ trưởng Ngân sách Bộ Tài chánh, lên thứ trưởng rồi bộ trưởng tài chánh, rồi lên ngay phó thủ tướng thường trực đặc trách kinh tế - tài chánh, để cuối cùng hạ cánh êm ru ở chức chủ tịch Quốc hội. Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng từ thứ trưởng rồi bộ trưởng tài chánh mà lên. Các vị này đã dám cắt xén không chút nương tay từng mảng ngân sách quốc gia sang ngân sách riêng bí mật tuyệt đối của đảng, sau lưng Quốc hội.
Do việc tày đình này không có ai kiểm soát nên các vị trên đây tư túi riêng, phân chia riêng cho nhau bao nhiêu, chỉ có trời và họ biết với nhau. Từ gần như tay không, họ trở thành tỷ phú vô hạn độ bằng mồ hôi của nhân dân lao động cùng khổ.
Theo bộ Luật chống tham nhũng hiện hành, kẻ nào tham nhũng lên đến 1 tỷ đồng VN (tương đương với 50 ngàn đô-la), nghĩa là bằng tiền lương cơ bản của một người bình thường lao động trong suốt 60 năm, có thể bị tử hình. Có lẽ cực kỳ hiếm ủy viên Trung ương đảng thời nay nào không có tài sản như vậy. Còn số người có tài sản gấp chục, gấp trăm lần như thế không phải là hiếm. Họ lấy tiền ở đâu ra? Cuộc chỉnh đảng lần này có thể làm rõ không? Khó lắm, vì các quan chức đã thành thạo chia động từ: tôi ăn, anh ăn, nó ăn, chúng ta cùng ăn…, và thế là hòa cả làng. Ông chủ tịch Quốc hội từng nói “nếu trị hết tham nhũng thì còn ai làm việc nữa“. Một sự thật kinh hoàng và đau xót. Cũng có anh khôn ngoan, cho con gái cưng tạm rút lui khỏi chức quá lớn. Nhưng thủ đoạn này chỉ càng làm rõ và tăng thêm tội.
Vậy ai sẽ là những Bao Công cộng sản trong thời kỳ suy thoái trầm trọng này? Thật là rất khó đoán, đành phải suy luận theo luật tương đối: anh tương đối sạch kỳ cọ cho anh đầy ghét bẩn. Chỉ những anh ghẻ lở ngoan cố, ăn quá xá thành tài phiệt, không chịu tắm rửa, quá bốc mùi, xã hội phải bịt mũi mới bị thải loại.
Nếu theo đúng phép nước nghiêm minh, cả giàn phần lớn Bộ Chính trị và Trung ương đảng lẽ phải cùng nhau vào Hỏa Lò, tài sản bất minh phải được trả lại cho nhà nước, cho nhân dân.
Đảng CS Trung quốc từng tuyên án tử hình ủy viên Bộ Chính trị, bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Hy Đồng. Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai cũng là ủy viên Bộ Chính trị đang chờ ra tòa cùng bà vợ Cốc Lai Lai, cả hai có thể lãnh án tù chung thân hoặc tử hình.
Để xem cuộc tổng vệ sinh lần này sẽ đạt ở mức tương đối nào. Người dân còn hoài nghi lắm.
Chỉnh đốn thật sự hay chỉ dẫn đến đổ đốn thêm?
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Chỉnh đốn đảng nghiêm minh hay lại chuyện đầu voi đuôi chuột _Bùi Tín
khi chủ nghĩa cá nhân hưởng thụ lan tràn từ trong đảng ra ngoài xã hội, nạn tham nhũng càng hô hào đấu tranh quyết liệt càng trở thành sâu rộng bất trị, uy tín lãnh đạo của đảng tụt xuống tận đáy, khủng hoảng chính trị - kinh tế - tài chính - văn hóa - xã hội thúc đẩy nhau tạo nên một bức tranh xã hội mờ mịt.
Tình hình cực kỳ nghiêm trọng đến độ cuộc họp Trung ương 5 phải kéo còi báo động cấp 3 và cố tìm ra biện pháp khắc phục sự suy thoái đang tăng tốc một cách cực kỳ nguy hiểm cho chế độ độc đảng, một chế độ hầu như không có pháp luật. Dưới chế độ này, nạn lợi dụng quyền thế để làm giàu vô hạn độ cho bản thân và gia đình ngang nhiên hoành hành, thách thức láo xược mọi người dân lương thiện.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hứa sẽ ra tay lãnh đạo một cuộc tổng vệ sinh mẫu mực, không khoan nhượng ở mọi cấp, trước hết trong Bộ Chính trị và trong Ban Chấp hàng Trung ương, không sót một ai. Ý muốn thì tốt đẹp, nhưng liệu có làm nổi hay không?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh đến nhu cầu cấp bách và quyết tâm diệt trừ những bầy sâu tham nhũng hại dân. Ông nhận định bầy sâu lúc nhúc khắp nơi thì chết hết đất nước này, diệt hết bầy sâu tham nhũng là cứu nước. Nói thì nghe rất ấn tượng, nhưng sẽ làm ra sao đây?
Một cuộc họp cán bộ nòng cốt đã về hưu gồm các nguyên tổng bí thư, nguyên chủ tịch nước, nguyên thủ tướng, phó thủ tướng, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương đảng, nguyên bộ trưởng, thứ trưởng … - các bậc bô lão của đảng - đã góp nhiều ý kiến chung, và sẽ còn góp tiếp ý kiến cụ thể cho từng cán bộ lãnh đạo cấp cao nhất. Góp ý thì nhiều, nhưng liệu tiếng nói của họ có được ai nghe hay không?
Đảng cộng sản đã từng thực hiện nhiều cuộc cuộc chỉnh đảng, chỉnh quân, chỉnh huấn, chỉnh phong, chấn chỉnh tổ chức, trong sạch hóa tổ chức, nhiều cuộc tự phê bình và phê bình, đấu tranh, “tẩy uế” cho nhau.
Nhưng đã có khá nhiều đợt chấn chỉnh, phê bình đã được tiến hành một cách hình thức, hời hợt, chiếu lệ, bênh che cho nhau. Lấy thí dụ, yêu cầu kê khai minh bạch tài sản cá nhân và gia đình của mỗi cán bộ - một quy định đã được ban hành từ 3 năm nay, nhưng chưa thấy có ai thực hiện nghiêm chỉnh. Đó chỉ là trò đùa của quốc gia, một kiểu làm ăn đầu voi đuôi chuột. Cũng từng có những cuộc vận động phê bình, chỉnh đảng mang hình thức đấu tố quyết liệt, loại trừ nhau không thương tiếc, như vụ Nhân văn Giai phẩm với hàng trăm nạn nhân và người liên quan, hoặc vụ án “Xét lại chống đảng” với 34 nạn nhân chính, dây dưa cho đến nay vì không có kết luận cuối cùng.
Làm sao cuộc chấn chỉnh lần này sẽ không bỏ sót những con sâu cỡ bự, không làm oan người ngay, diệt tận gốc nạn tham nhũng, thẳng tay trị tội chia chác tài sản quốc gia, tội làm phá sản hàng loạt công ty quốc doanh mất đứt hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng, tịch thu mọi tài sản bất minh trả về công quỹ.
Nếu không làm được như thế thì thà đừng làm, chỉ nuôi ảo vọng hão huyền về sự thức tỉnh, về sự công minh của lãnh đạo hiện nay. Và nếu không làm được như thế, công luận sẽ càng thêm thất vọng, mất tin tưởng hoàn toàn ở đảng CS, và đảng cũng tự đánh rơi nốt tính chính đáng cầm quyền.
Lãnh đạo cuộc chấn chỉnh đảng lần này hãy lắng nghe những đề nghị của một số “bô lão và trí thức tinh hoa của đảng” yêu cầu giải quyết từ gốc vấn đề thực hiện dân chủ đa đảng, vì nền dân chủ độc đảng chỉ là ảo vọng, làm đảng hư đốn, vì có vài đảng anh em cùng ganh đua lãnh đạo thì đảng CS mới khá lên được; như từ bỏ chủ nghĩa Mác- Lênin đã bị cả thế giới cho vào viện bảo tàng; như không thể coi sở hữu quốc doanh là chủ đạo của nền kinh tế… Họ lập luận rằng chủ nghĩa, đường lối, phương châm chỉ là những công cụ của nhận thức, không có gì là thiêng liêng, vĩnh cửu. Sao không từ bỏ những công cụ lạc hậu, han rỉ, gây hại để dùng những dụng cụ hiện đại đang được cả thế giới ưa chuộng.
Nhiều vị bô lão của đảng đòi giải quyết các vấn đề chính trị nội bộ còn tồn đọng mà đảng CSVN dưới thời Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã cố tình ỉm đi một cách vô nguyên tắc, như những hiệp định bất bình đẳng với Trung Quốc, việc cho các công ty và công nhân Trung Quốc ồ ạt tràn vào khắp nước ta, vụ án Tổng cục II, một loạt công ty quốc doanh cực lớn bị phá sản mà không ai chịu trách nhiệm…
Cũng đã có phe này phái nọ và công luận tự do lên tiếng tố cáo rôm rả trên các mạng Quan làm báo, Dân làm báo, Bọ Lập, Cu Vinh, anh Ba Sàm, người Buôn gió, Khế ngọt, mẹ Nấm… Bao nhiêu là chuyện không thể bỏ qua, để góp ý cho cuộc tổng vệ sinh của đảng. Điều khó nhất trong cuộc đấu tranh là không có tòa án với các quan tòa vô tư theo luật pháp nghiêm minh. Trong cuộc chấn chỉnh đảng lần này, Bộ Chính trị tất sẽ đóng vai cầm cân nảy mực, chủ tọa hội đồng xét xử. Nhưng nếu có ủy viên Bộ Chính trị bị tố cáo thì làm sao? Ai xử?
Công luận gồm cả báo lề phải và lề trái đang nêu lên khá nhiều vấn đề. Chuyện Vinashin, rồi Vinalines với việc Dương Chí Dũng bỏ trốn đang là vấn đề nóng. Dân Hà Giang nhắc đến vụ quan đầu tỉnh Nguyễn Trường Tô phạm tội dâm ô nặng là thế mà sao chỉ có kiểm điểm, trong khi 2 nạn nhân học sinh vị thành niên lại bị tù. Ai bênh che cho quan Tô? Rồi ngài thủ tướng với gia tài hàng vài trăm triệu đôla, với cô con gái rượu 30 tuổi được giao cai quản một ngân hàng lớn Bảo Việt mang tính lũng đoạn tài chính, còn đi đầu “hòa giải hòa hợp” riêng để thông gia với một đại gia triệu phú Mỹ gốc Việt. Ông Nguyễn Tấn Dũng không khỏi lo buồn khi Ủy ban chống tham nhũng bị tuột khỏi tay ông để sang tay ông Nguyễn Phú Trọng, và đang có đề xuất chủ tịch nước sẽ trực tiếp nắm các ngành quốc phòng, an ninh và ngoại giao.
Một số blogger tự do chiếu tướng ông trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa vừa nhận chức đã bất chấp 19 điều cấm kỵ đảng viên mới ban hành, trong đó cấm không được lạm dụng chức vụ để cho con cái, người thân chiếm các địa vị có lợi. Ông đã lập tức giật giải quán quân về tư lợi cá nhân khi đích thân can thiệp để cô con gái 22 tuổi mới tốt nghiệp về báo chí làm chủ tịch ban quản trị một công ty quốc doanh xây dựng lớn, với hàng chục công trường. Cứ như chuyện đùa. Một người đứng đầu cơ quan tuyển chọn nhân tài cho đất nước mà nhân cách tệ đến thế thì ai có thể phá nát đảng, phá nát xã hội hơn?
Nhiều nhà quan sát tinh tường nhận xét rằng chế độ tư bản sơ khai mang cái vỏ cộng sản ở Việt Nam đã không quan tâm đến việc thúc đẩy sản xuất, mà chỉ lo trước hết đến tiền bạc, nên đã sớm hình thành một tầng lớp tài phiệt kim tiền, mại bản giàu sụ, mất gốc sản xuất. Các quan chức liên quan đến tiền bạc, ngân khố, ngân hàng đều lên chức nhanh hơn cả. Tiêu biểu là ông Nguyễn Sinh Hùng từ Vụ trưởng Ngân sách Bộ Tài chánh, lên thứ trưởng rồi bộ trưởng tài chánh, rồi lên ngay phó thủ tướng thường trực đặc trách kinh tế - tài chánh, để cuối cùng hạ cánh êm ru ở chức chủ tịch Quốc hội. Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng từ thứ trưởng rồi bộ trưởng tài chánh mà lên. Các vị này đã dám cắt xén không chút nương tay từng mảng ngân sách quốc gia sang ngân sách riêng bí mật tuyệt đối của đảng, sau lưng Quốc hội.
Do việc tày đình này không có ai kiểm soát nên các vị trên đây tư túi riêng, phân chia riêng cho nhau bao nhiêu, chỉ có trời và họ biết với nhau. Từ gần như tay không, họ trở thành tỷ phú vô hạn độ bằng mồ hôi của nhân dân lao động cùng khổ.
Theo bộ Luật chống tham nhũng hiện hành, kẻ nào tham nhũng lên đến 1 tỷ đồng VN (tương đương với 50 ngàn đô-la), nghĩa là bằng tiền lương cơ bản của một người bình thường lao động trong suốt 60 năm, có thể bị tử hình. Có lẽ cực kỳ hiếm ủy viên Trung ương đảng thời nay nào không có tài sản như vậy. Còn số người có tài sản gấp chục, gấp trăm lần như thế không phải là hiếm. Họ lấy tiền ở đâu ra? Cuộc chỉnh đảng lần này có thể làm rõ không? Khó lắm, vì các quan chức đã thành thạo chia động từ: tôi ăn, anh ăn, nó ăn, chúng ta cùng ăn…, và thế là hòa cả làng. Ông chủ tịch Quốc hội từng nói “nếu trị hết tham nhũng thì còn ai làm việc nữa“. Một sự thật kinh hoàng và đau xót. Cũng có anh khôn ngoan, cho con gái cưng tạm rút lui khỏi chức quá lớn. Nhưng thủ đoạn này chỉ càng làm rõ và tăng thêm tội.
Vậy ai sẽ là những Bao Công cộng sản trong thời kỳ suy thoái trầm trọng này? Thật là rất khó đoán, đành phải suy luận theo luật tương đối: anh tương đối sạch kỳ cọ cho anh đầy ghét bẩn. Chỉ những anh ghẻ lở ngoan cố, ăn quá xá thành tài phiệt, không chịu tắm rửa, quá bốc mùi, xã hội phải bịt mũi mới bị thải loại.
Nếu theo đúng phép nước nghiêm minh, cả giàn phần lớn Bộ Chính trị và Trung ương đảng lẽ phải cùng nhau vào Hỏa Lò, tài sản bất minh phải được trả lại cho nhà nước, cho nhân dân.
Đảng CS Trung quốc từng tuyên án tử hình ủy viên Bộ Chính trị, bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Hy Đồng. Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai cũng là ủy viên Bộ Chính trị đang chờ ra tòa cùng bà vợ Cốc Lai Lai, cả hai có thể lãnh án tù chung thân hoặc tử hình.
Để xem cuộc tổng vệ sinh lần này sẽ đạt ở mức tương đối nào. Người dân còn hoài nghi lắm.
Chỉnh đốn thật sự hay chỉ dẫn đến đổ đốn thêm?
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.