Mỗi Ngày Một Chuyện
Chó Chết Để Da: Về Nhân Vật Lý Chánh Trung
Tác Giả: Bạch Diện Thư Sinh
GS L ý Chánh Trung vừa qua đời tại VN ngày 13-3-2016. Nhiều người
tiễn chân ông bằng những lời ca tụng đẹp đẽ nhất. Chúng tôi thì không,
mặc dù chúng tôi từng biết nhiều về ông. Chúng tôi muốn tiễn chân ông
bằng một bài viết, trích từ cuốn Mặt Trận Đại Học Thời Việt Nam Cộng Hoà
của chúng tôi (sẽ tái bản tại HK vào Tháng 3 - 2016)
Trước
1975, Lý Chánh Trung là một viên chức được hưởng nhiều ưu đãi của Việt
Nam Cộng Hoà (VNCH). Ông từng làm giám đốc Nha Trung Học, đổng lí văn
phòng Bộ Giáo Dục, giảng sư tại Văn Khoa Đại Học Sài Gòn và được chính
phủ VNCH cấp đất và phương tiện xây dựng căn biệt thự tại Làng Đại Học
Thủ Đức, nơi gia đình ông cư ngụ cho tới nay.
Là một trí thức,
hành trình tư tưởng của Lý Chánh Trung đi từ cấp tiến, tới thiên tả, rồi
thiên Cộng. Hồi mới du học về nước, ông suy tư, ông băn khoăn về vận
mạng dân tộc vừa thoát nạn thực dân Pháp lại đến chiến tranh với “Đế
Quốc Mĩ xâm lược”. Ông muốn đất nước được giải phóng, được độc lập. Ông
đi tìm giải pháp và ông tỏ ra hớn hở vì đã “khám phá” ra một giải pháp
mà ông cho là thần hiệu, vạn năng, đó là hai chữ “Dân Tộc”. Thế là ông
ôm ngay lấy hai chữ thiêng liêng ấy. Ông diễn thuyết về “Dân Tộc” (tại
Văn Khoa, 1967) và viết sách Tìm Về Dân Tộc (Trình Bày, 1967).
Vấn
đề then chốt là Lý Chánh Trung không thấy, không quý cái nội dung căn
bản của hai chữ “Dân Tộc” đang được thể hiện, đang được bảo vệ ngay tại
Miền Nam tự do. Miền Nam tự do dù đang phải chiến đấu chống Cộng Sản
nhưng vẫn hi sinh xương máu để bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ, vẫn tôn
trọng tự do của người dân, vẫn bảo vệ những quyền căn bản của người dân,
và vẫn gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp mọi mặt trong công cuộc
phát triển đất nước... Lý Chánh Trung là một trí thức ảo tưởng, không
tỉnh táo để phân biệt trắng đen, cho nên đã đứng núi này trông núi kia
cao. Ông quay lưng lại với chế độ tự do ưu đãi ông. Xin đan cử một chi
tiết nhỏ là ở Miền Nam thời ấy, khó tìm đâu ra được một vị giáo sư chỉ
có bằng Cử Nhân mà được mời làm giảng sư đại học như trường hợp Lý Chánh
Trung. Tại Văn Khoa, ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt liên quan
tới Việt học và Hán học, theo luật lệ trường ốc, nếu không có bằng Cao
Học trở lên thì vị giáo sư cần có công trình biên khảo hoặc nghiên cứu
thuộc lãnh vực chuyên môn có giá trị và được một ban giám định của Bộ
Giáo Dục xét duyệt mới đủ điều kiện được phong cấp giảng sư hay giáo sư
đại học. Thế mà Lý Chánh Trung đã vào mật khu để tìm “Dân Tộc”. Khổ nỗi,
chỉ cần có kiến thức phổ thông cũng biết Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng
Miền Nam Việt Nam là do Cộng Sản Hà Nội dựng nên để đánh lừa dư luận
trong và ngoài nước, nó được điều khiển trực tiếp bởi Trung Ương Cục
Miền Nam (Cục R) là đại diện của Cộng Sản Hà Nội. Vậy cho nên tìm “Dân
Tộc” mà tìm Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam tức là chọn
lựa chủ nghĩa Cộng Sản phi dân tộc.
Thật vậy, năm 1968, cũng
giống như LM. Nguyễn Ngọc Lan (lúc ấy Ông Lan còn là linh mục, chưa cởi
áo dòng về lấy vợ), Lý Chánh Trung đã vào mật khu Cộng Sản, nhưng Cộng
Sản bảo hai ông trở về Sài Gòn để chống VNCH trong vai trò là linh mục
(Ông Lan), là giảng sư đại học (Lý Chánh Trung) thì mới hữu hiệu. Sau
trận đánh Tết Mậu Thân 1968, LM. Nguyễn Ngọc Lan chạy ra “bưng” gặp Trần
Bạch Đằng. Chính Trần Bạch Đằng đã xác nhận việc này trong cuốn hồi kí
Cuộc Đời Và Ký Ức (NXB Trẻ, 2006, trang 186). Còn việc Lý Chánh Trung
vào mật khu gặp Huỳnh Tấn Phát được GS. Nguyễn Văn Lục kể lại trong bài
20 Năm Giới Trẻ MNVN (Motgoctroi.com). Theo lệnh của Cộng Sản, từ đó, Lý
Chánh Trung và Nguyễn Ngọc Lan viết các bài chống chính quyền VNCH đều
đặn trên các tờ báo thiên tả như Tin Sáng, Đối Diện, Điện Tín, Đại Dân
Tộc. Hồi 1970, khi các sinh viên Việt Cộng bị bắt, trong đó có Huỳnh Tấn
Mẫm, và bị đưa ra xét xử, Lý Chánh Trung và LM. Nguyễn Ngọc Lan là hai
trí thức hăng hái nhất trong các cuộc biểu tình tuyệt thực chống chính
phủ đòi thả các sinh viên Việt Cộng.
Sau 30-4-1975, Lý Chánh
Trung hân hoan chào đón thắng lợi của Cộng Sản, ông ra mặt nịnh bợ trơ
trẽn Cộng Sản và được Cộng Sản đưa vào quốc hội bù nhìn, kèm theo một
vài chức “Phó vớ vẩn”. Xem ra, Cộng Sản có khả năng tác động mạnh mẽ và
toàn diện con người Lý Chánh Trung, khiến cho ông ta chẳng những tự
nguyện làm “cách mạng” trong hành động, trong tư tưởng mà còn làm cuộc
“cách mạng” trong niềm tin tôn giáo của ông ta nữa.
Trong giới chữ
nghĩa ở Miền Nam trước 1975, ai cũng biết, trước khi sang Bỉ học tại Đại
Học Công Giáo Louvain vào năm 1950, Lý Chánh Trung đã theo đạo Công
Giáo. Mấy chục năm sau, khi Cộng Sản thắng lợi thì “Lý Chánh Trung bỏ
đạo Chúa theo Mác”. GS. Nguyễn Văn Lục viết: “Điều đáng trách nhất nơi
ông- mà điều gì khác cũng có thể xí xoá được- là khi Cộng sản vào một
thời gian, trước mặt nhiều người, ông tuyên bố công khai kể từ nay, ông
bỏ đạo công giáo. Việc công khai hoá ấy ông muốn chứng tỏ cho mọi người
biết mà không cần dấu diếm…Có ai bắt ông phải làm một điều như vậy?”
(Nguyễn Văn Lục. Trường hợp Lý Chánh Trung. www.danchimviet.info).
Thế
nhưng, sau một thời gian mê muội, thực tế xã hội dưới chế độ Cộng Sản
trở nên tồi tệ toàn diện đã làm cho Lý Chánh Trung sáng mắt ra. Ông bắt
đầu có phản ứng. Năm 1988, ông viết bài đăng trên Báo Tuối Trẻ chê môn
Triết Học Mác – Lênin là môn “chẳng ai muốn học, mà cũng chẳng ai muốn
dậy”! Thế là ông bị Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh phát biểu với dụng ý ám
chỉ răn đe: “Có một số người trước đây là đồng minh với chúng ta trong
cuộc chiến đấu chống đế quốc, thực dân. Nhưng bây giờ họ lại có lập
trường khác làm cản trở sự nghiệp xây dựng đất nước của chúng ta” (Đoàn
Thanh Liêm. Nỗi Khó Xử Của GS. Lý Chánh Trung.
Nhanquyenchovn.blogspot.com). Vốn tính cẩn trọng và biết sợ Cộng Sản, Lý
Chánh Trung vội viết thư trần tình và thanh minh cho nên đã được Nguyễn
Văn Linh viết thư hồi âm xí xoá, “thoa dịu”. Kết quả là Lý Chánh Trung
không bị Cộng Sản bắt bỏ tù hoặc ám hại như trường hợp LM. Chân Tín,
Nguyễn Ngọc Lan... Cộng Sản tha cho Lý Chánh Trung nhưng chắc chắn kèm
theo điều kiện là ông ta phải chấp nhận sống “ẩn tu” (cũng giống như là
chết rồi mà chưa chôn vậy!).
Chung quanh chủ đề Mặt Trận Đại Học
với các phong trào sinh viên tranh đấu do Thành Đoàn Cộng Sản chỉ đạo,
chúng tôi đã có một bài Về Nhân Vật Nguyễn Ngọc Lan, và hai bài Đối Diện
Với LM Chân Tín, là hai nhân vật đã tích cực bênh vực bọn sinh viên
Việt Cộng thì chính ra cũng nên có bài Về Nhân Vật Lý Chánh Trung. Chúng
tôi đang bắt đầu viết thì được đọc bài Trường hợp Lý Chánh Trung của
GS. Nguyễn Văn Lục (www.danchimviet.info). Nhận thấy ít ai có điều kiện
thuận lợi hơn GS. Nguyễn Văn Lục để viết về Lý Chánh Trung. Vì thế,
thiết tưởng chúng tôi không cần phải viết thêm một bài nữa về nhân vật
này.
Thay vì viết bài, chúng tôi dành thì giờ đánh máy nguyên văn
một bài viết của Lý Chánh Trung, nhan đề là Làm Và Tin đăng trong cuốn
sách của Thành Đoàn Cộng Sản có tên là Trui Rèn Trong Lửa Đỏ (NXB Trẻ,
2005). Đọc bài này, quý độc giả sẽ trực tiếp “nghe” chính Lý Chánh Trung
bộc bạch tư tưởng tình cảm của ông ta, để thấy ông ta suy tôn “Cụ Hồ”
cũng như Đảng Cộng Sản lên tận mây xanh và gọi miền đất tự do đã ưu đãi
ông ta là “kẻ địch” rồi đạp nó xuống đáy bùn đen, đồng thời để thấy cái
tư tưởng vong thân, ảo tưởng, cái tư cách phản trắc, xu nịnh hết sức lố
bịch của Lý Chánh Trung.
Thật vậy, bài Làm Và Tin của Lý Chánh Trung
và tấm hình chụp ông ta hí hửng được đứng cạnh Tố Hữu đính kèm sau đây
là bằng chứng không thể chối cãi về quá trình lột xác theo đuôi Cộng Sản
của Lý Chánh Trung. Còn cái hậu quả bi thảm cuối cuộc đời của bản thân
Lý Chánh Trung và của gia đình ông ta ra sao thì xin mời quý độc giả tìm
đọc bài Trường hợp Lý Chánh Trung của GS. Nguyễn Văn Lục mà chúng tôi
đã nhắc tới trên đây.
Bạch Diện Thư Sinh
_________________________________________________________________________________
LÀM VÀ TIN
*Lý Chánh Trung
“Cơ
quan hữu trách của Nhà nước đã họp báo linh đình hôm thứ bảy để trưng
bày những “bằng cớ” chứng tỏ mấy anh sinh viên bị bắt là Cộng sản.
Khác
với những kỳ trước, lần này Nhà nước không đưa các phạm nhân ra trình
diện làng báo để xác nhận tội trạng của họ mà chỉ cho thấy một lô hình
ảnh và tài liệu, nghe đâu nặng tới mấy chục kí lô.
Hình ảnh cũng như tài liệu đều không biết nói cho nên lời nói duy nhất được báo chí ghi lại, là lời nói của Nhà nước.
Và
Nhà nước đã dậy rằng mấy anh sinh viên bị bắt nằm trong cái tổ chức gọi
là Thành đoàn Thành ngũ gì đó, có nhiệm vụ giựt dây các Ban đại diện
sinh viên để hoạt động dưới chiêu bài “dân chủ, dân tộc, hoà bình, bảo
vệ quyền lợi của dân chúng”. Hoạt động này gồm những buổi hội thảo, mít
tinh, trước tiên là để phản đối các biện pháp kinh tế, giáo dục rất được
lòng dân của Nhà nước (như thuế kiệm ước, thuế giấy in, thuế học trò
v.v....), hầu lật đổ hai Bộ Kinh tế và Giáo dục, sau đó lật đổ toàn bộ
chính phủ để tiến tới một chế độ liên hiệp có lợi cho Cộng sản” (Tin
Sáng, 23-3-1970).
Tôi trích lại bài báo trên đây, viết trong đợt
đấu tranh của sinh viên học sinh Sài Gòn năm 1970, một phần là để nhớ
lại cái không khí thời đó, phần khác là vì một điều lý thú: lần đầu tiên
tôi được nghe nói tới “Thành đoàn”, thì đó là nhờ Tổng nha Cảnh sát của
Nguyễn Văn Thiệu!
Thành đoàn, cái tên còn mới tinh, lạ tai và
khó hiểu, phải mất mấy phút suy diễn mới đoán ra nó là cái gì! Và cũng
như các danh từ có liên hệ với Cách mạng lúc ấy, nó gây một cảm giác rờn
rợn do những hình ảnh tù đầy, tra tấn, chết chóc mà cái được gọi là
“Nhà nước” tại miền Nam đã gắn chặt vào thân phận những người Cộng sản
hoặc có dính líu tới Cộng sản. Nhưng đồng thời nó cũng loé lên ánh hào
quang của một lý tưởng diệu kỳ đã lôi cuốn được hàng triệu con người,
trong đó có những người trẻ tuổi vửa bị bắt, chấp nhận chết chóc, tra
tấn, tù đầy mười mấy năm qua, trong cuộc đọ sức rõ ràng là không cân
xứng với cái đế quốc hùng mạnh nhất thế giới.
Thành đoàn, cái tên
còn nóng hổi, ngon lành! Nó thoang thoảng mùi lá rừng mật khu, mùi gạo
mốc các trại giam, mùi thuốc súng các trận đánh – mà dân sài Gòn vừa
thấy tận mắt trong cuộc tổng tấn công Xuân Mậu Thân, mùi khói lựu đạn
cay nghênh đón những cuộc xuống đường. Nó mang tất cả sức hút của một
nền đạo lý mới, vừa dân tộc, vừa cách mạng, nền đạo lý đã hun đúc được
một lòng dũng cảm; một chí hy sinh, một sức chiến đấu chưa từng có, tạo
nên những gương mặt thật đẹp cho tuổi trẻ, cho con người Việt Nam.
Tôi
được biết Đoàn Thanh niên Cộng sản trước hết là qua một số gương mặt
đó, những gương mặt đã góp phần thúc đẩy tôi tham gia ngày càng tích cực
hơn vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Và tôi viết bài này để trả
phần nào món nợ đối với họ.
Phải nhìn lại bối cảnh lịch sử và xã hội
của miền Nam dưới chế độ cũ mới thấy hết những khó khăn của cuộc đấu
tranh chính trị tại các đô thị, nhất là tại Sài Gòn, cũng như vai trò
xung kích của lực lượng thanh niên, sinh viên học sinh.
Tình
trạng phân chia đất nước sau Hiệp định Genève, âm mưu xâm lược của đế
quốc Mỹ và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là những
sự kiện lịch sử rất phức tạp, đã kéo dài 20 năm, qua nhiều giai đoạn và
phương thức khác nhau, giữa một thế giới cũng vô cùng phức tạp và luôn
luôn biến động.
Sống giữa bộ máy kìm kẹp và tuyên truyền của
địch, người dân thành phố có rất ít điều kiện để nhận thức đúng đắn tình
hình, phân biệt bạn thù và thấy được chính nghĩa, trừ những người có
liên hệ mật thiết với cách mạng. Lẽ tất nhiên, đại bộ phận nhân dân
thành phố, cũng như nhân dân miền Nam nói chung vẫn giữ được niềm kính
yêu chung thuỷ với Cụ Hồ và các cán bộ, chiến sĩ cách mạng đã làm rạng
danh dân tộc Việt Nam qua cuộc kháng Pháp thắng lợi. Nhờ đó mà các chiến
dịch tuyên truyền chống Cộng, dù là thô bạo hay tinh vi, đã không bao
giờ lôi cuốn được đông đảo quần chúng. Nhưng thấy rõ sự giống nhau về
bản chất giữa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giữa Bảo Đại và Ngô Đình
Diệm, cũng như sự liên tục giữa hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, thì trong một thời gian dài, ít có người thấy được. Bởi vì Hiêp
định Genève đã tạo cho chế độ Sài Gòn một cái thế hợp pháp mà Bảo Đại đã
không bao giờ có và thực dân mới khác thực dân cũ ở chỗ nó cải trang
rất khéo, không dễ gì bắt nó lộ nguyên hình.
Trong khi đế quốc Mỹ
mới chỉ là một danh từ với nội dung chưa rõ rệt thì viện trợ Mỹ ồ ạt đổ
vào miền Nam, tạo nên một sự phồn vinh, cơ bản là giả tạo nhưng trong
ngắn hạn vẫn có một ý nghĩa thiết thực. Nền kinh tế bước đầu được công
nghiệp hoá, những tầng lớp có quyền lợi gắn bó với chế độ Sài Gòn phát
triển nhanh: Tư bản, phú nông, sĩ quan, công chức. Giai cấp công nhân
cũng phát triển, nhưng bị kìm kẹp hết sức chặt chẽ và mọi cuộc đấu tranh
có chút hơi hám chính trị đều bị đàn áp sắt máu. Hàng triệu học sinh
được giáo dục từ gốc tới ngọn trong các trường học của chế độ Sài Gòn
không được biết gì hết hoặc biết rất sai lệch về Cách mạng Tháng Tám, về
cuộc kháng chiến chống Pháp và miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trừ những
người có cha anh đi theo cách mạng. Trí thức từ nước ngoài trở về hoặc
tốt nghiệp trong nước ngày càng đông đảo và có mức sống tương đối cao,
phần đông chỉ làm việc chuyên môn và không mấy quan tâm hoặc không muốn
dính líu chính trị.
Rõ ràng những điều kiện khách quan tại Sài
Gòn dưới chế độ cũ, đặc biệt thời Ngô Đình Diệm, là rất bất lợi cho cách
mạng. Nhưng điều kỳ diệu là ngay trong thời đó, những người cách mạng
trẻ tuổi vẫn có mặt tại thành phố và vẫn có được những hành động, như
hai cuộc biểu tình nhỏ của học sinh trước Bộ Giáo dục trong những năm
1958 – 59 mà chính tôi đã chứng kiến, hoặc những buổi kỷ niệm Trần Văn
Ơn mà năm nào tôi cũng nghe dư luận xầm xì, hoặc vụ ám sát hụt Đại sứ Mỹ
Nolting đưa đến bản án tử hình cho một số thanh niên, trong đó có hai
anh Lê Hồng Tư và Lê Quang Vịnh, năm 1962. Đó là những hành động nhỏ về
kích thước, nhưng trong cái không khí bị bịt đến nghẹt thở của chế độ
Diệm, đó là những cơn gió thoảng còn rất ngắn, rất nhẹ, nhưng quý giá vô
ngần và có ý nghĩa rất lớn.
Riêng trường hợp anh Lê Quang Vịnh
đã gợi lên cho nhiều anh em trí thức những câu hỏi rất cơ bản, bởi vì
anh là một trí thức trẻ vừa tốt nghiệp Đại học và được bố trí đầy hứa
hẹn, nhưng anh đã bỏ tất cả để đi theo cách mạng, mặc dù cách mạng còn
rất yếu và trước mắt, chưa thấy một cơ may thuận lợi nào. Cái gì đã thúc
đẩy anh dấn thân dứt khoát như vậy, vào một thời điểm bất lợi như vậy?
Những câu hỏi ấy tức thời chưa có giải đáp, nhưng bắt đầu hỏi là bắt đầu
rời bỏ thái độ bàng quan trước thời cuộc. Và xưa nay, phong trào nào
cũng phát triển từ những câu hỏi mà nó đặt trước lương tâm của mỗi con
người, không phải chỉ bằng lời nói và hành động mà bằng cả xương máu của
những người đi theo nó.
Chính cái chuỗi dài liên tục những hành
động nhỏ và hi sinh lớn nói trên đã chuẩn bị cho những phong trào đấu
tranh ngày càng sôi động trong những năm kế tiếp, khi hoàn cảnh trở nên
thuận lợi hơn nhiều sau sự sụp đổ của chế độ Diệm.
Năm 1965, Mỹ
phải ồ ạt đưa quân tham chiến trực tiếp ở miền Nam và dội bom miền Bắc
để cứu nguy chế độ Sài Gòn. Đó là một thử thách lớn về mặt quân sự nhưng
cũng là một thuận lợi lớn cho cuộc đấu tranh chính trị tại thành phố,
vì nó buộc đế quốc Mỹ phải lòi cái đuôi thực dân.
Chưa cần nói
đến chuyện gì ghê gớm, nguyên cái cảnh những tên lính Mỹ nghễu nghện
trên các đường phố Sài Gòn cũng đủ để biến cái Dinh Độc lập đồ sộ thành
một đề tài tiếu lâm. Từ đó, những mảng lịch sử đang trôi bềnh bồng trên
một dòng thời gian đứt quãng đã dần dần móc nối lại với nhau, làm nổi
bật sự liên tục giữa hai cuộc xâm lược cũng như giữa hai cuộc kháng
chiến. Từ đó báo chí Sài Gòn mới gọi Đại sứ Mỹ là ông Thái thú, ông Toàn
quyền, và đêm đêm, các đài phát thanh Hà Nội, Giải Phóng được đón nghe
qua những cái máy bán dẫn mới tinh của Nhựt nhập bằng đô la viện trợ
Mỹ...
Cũng từ năm 1965, những người sinh viên mà tôi đoán là có
dính líu với cách mạng đã dành được nhanh chóng vị trí lãnh đạo trong
các tổ chức sinh viên và những mục tiêu tranh đấu đã mang một nội dung
cách mạng ngày càng rõ nét. Trong gần 10 năm liên tục, lực lượng thanh
niên, sinh viên học sinh đã là mũi nhọn xung kích của những phong trào
đấu tranh chính trị nở rộ như hoa mùa xuân trước và sau Tết Mậu Thân.
Không có mũi nhọn xung kích của thanh niên thì không thể tạo được những
xáo trộn trong những năm 1970, gây được tiếng vang ở nước ngoài và làm
cho địch rất lúng túng.
Trong những năm đó, nhất là từ sau Tết Mậu Thân, tôi đã tham gia hầu hết các phong trào đấu tranh công khai tại thành phố.
Sự
tham gia của tôi tương đối suông sẻ vì tôi được cái may mắn là đã hướng
về cách mạng từ lúc còn du học, do ảnh hưởng của các nhóm trí thức tiến
bộ Pháp và cũng do mới cảm tình sâu đậm mà tôi vẫn giữ đối với cách
mạng Việt Nam từ những ngày Cách Mạng Tháng Tám. Nhưng tôi cũng phải
vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, và nếu không có sự mời mọc, lôi kéo
của nững người trẻ tuổi, thì rất có thể tôi đã không tham gia đến mức độ
ấy.
Lúc còn học bên Pháp trong những năm 1950, tôi đã nghĩ rằng
chủ nghĩa Cộng sản sẽ thắng trên toàn thế giới như nó đã thắng tại nước
Nga, tại các nước Đông Âu và tại Trung Quốc, như nó đang thắng tại Việt
Nam, không những vì đó là hướng đi của lịch sử mà còn vì Đảng Cộng sản
là một tổ chức hữu hiệu nhất đã xuất hiện trong lịch sử từ trước đến
nay. Riêng tại Việt Nam, hiệu năng ấy còn tăng lên gấp bội vì ở đây Đảng
Cộng sản đã lãnh đạo từ đầu cuộc kháng chiến dành độc lập của dân tộc
và đã thu hút được sự ủng hộ của mọi tầng lớp và mọi giới đồng bào.
Tuy
không phải là người Cộng sản, tôi thành thật mong muốn sự thắng lợi của
chủ nghĩa Cộng sản trên thế giới và tại Việt Nam, vì tôi cho rằng chỉ
chủ nghĩa Cộng sản mới tạo dựng được cái xã hội thật sự tự do, bình đẳng
và huynh đệ mà tôi hằng mơ ước. Nhưng tin tưởng hoàn toàn nơi thắng lợi
của chủ nghĩa Cộng sản như tin một sự thật khoa học, bất kể những điều
kiện khách quan có thể biến đổi ra sao, thì thú thật là tôi chưa tin
nổi.
Vì mong muốn cách mạng thắng lợi nên khi về nước năm 1955,
tôi đã dậy học cho một trường tư thục, cơ sở của cách mạng ở thị xã Trà
Vinh, khởi đầu một mối quan hệ hợp tác thân tình với cách mạng. Nhưng vì
chưa tin tưởng hoàn toàn nơi thắng lợi của cách mạng nên khi những khó
khăn ùn ùn kéo tới; năm 1957, trường sở bị đóng cửa, anh em phân tán,
thì tôi không còn một hành động trực tiếp hỗ trợ cho cách mạng.
Chính
anh em sinh viên đã kéo tôi ra khỏi tình trạng bất động ấy bằng lời mời
gọi của họ, cũng như bằng tấm gương dũng cảm của họ. Sự dũng cảm ấy đập
vào tim óc mọi người và bắt mọi người phải suy nghĩ. Riêng tôi đã suy
nghĩ như sau:
“Họ là tôi, 20 năm trước. Nhưng 20 năm trước, tôi được
ăn học yên lành nơi hải ngoại; khỏi phải đương đầu với những vấn đề mà
bây giờ họ phải đương đầu ngay trong tuổi 20. Và tôi tự hỏi: nếu 20 năm
trước, tôi gặp phải một hoàn cảnh như họ bây giờ, liệu tôi có đủ can đảm
để dấn thân tranh đấu cho những người anh em bị bắt bớ, như họ đang làm
hay không?
Không có ai mà không sợ khi phải đối đầu với một nhà
nước đã quá nhiều lần biểu dương uy vũ của mình. Năm 1967, tôi đã thấy
nhân viên của Nhà nưóc xách dùi cui đập lên đầu sinh viên như gõ mõ, bất
luận gái trai, trong việc biểu tình phản đối bầu cử gian lận ở đường
Duy Tân. Mấy ông bà dân biểu đối lập, bất khả xâm phạm cùng mình, mà
cũng phát ớn, huống chi mấy chú sinh viên.
Cho nên phải nhận là họ can đảm, ít nữa là can đảm hơn một số cha chú, thầy cô của họ, trong đó có tôi.
Chính
vì thế mà tôi phải lấy hết cái can đảm, còn lại của tuổi 40, để thưa
với Nhà nước rằng: cuộc tranh đấu của họ hoàn toàn chính đáng và tôi
đứng về phía của họ” (Tin Sáng, 29-3-1970).
Nhưng họ không phải
chỉ là dũng cảm, họ còn rất dễ thương! Đây là những người thanh niên
Cộng sản, tôi đoán như vậy, và thường là đoán đúng. Nhưng đây cũng là
những đứa con của thành phố Sài Gòn, với cái phong cách đặc biệt của
thanh niên Sài Gòn. Họ hăng say mà không cuồng tín, nghiêm túc mà vẫn
vui tươi, họ có bản sắc độc đáo và có khả năng sáng tạo. Chưa có giai
đoạn nào mà tuổi trẻ thành phố đã sáng tạo dữ dội như những năm đó, từ
thơ văn âm nhạc, lý luận chính trị cho tới các phương pháp đấu tranh. Có
lẽ sự kết hợp hài hoà giữa cái “chất” Cộng sản với cái “cách” Sài Gòn,
là nét dễ thương nhất của họ...
Tôi đã nhảy vào cuộc đấu tranh, phần
lớn, do sự lôi kéo của những người trẻ nói trên và đó là những ngày đẹp
nhất mà tôi đã sống, với những lý tưởng đẹp, những tình cảm đẹp, những
gương mặt đẹp mãi mãi không quên.
Bây giờ nhớ lại những ngày ấy, nếu có một kinh nghiệm nào đáng ghi nhận thì đó là kinh nghiệm sau đây:
Trong
lĩnh vực chính trị, đôi khi hành động lại đi trước niềm tin, khơi nguồn
cho niềm tin. Nói cách khác, khi đã thấy được chính nghĩa thì anh cứ
nhập cuộc hành động cho chính nghĩa, dù chưa tin tưởng hoàn toàn nơi
thắng lợi, và chính những hành động này sẽ tạo cho anh niềm tin. Tôi đã
nhập cuộc vì căm thù đế quốc Mỹ và vì mối cảm tình với anh em sinh viên
hơn là tin tưởng nơi thắng lợi trước mắt của cách mạng. Nhưng bắt đầu
hành động và thấy hành động của mình được hưởng ứng, là cũng bắt đầu tin
tưởng hơn, rồi cứ thế mà đi tới, hành động và niềm tin bồi đắp cho
nhau.
Tôi mô tả phần nào kinh nghiệm nói trên trong một bài báo
thuật lại cuộc tuyệt thực của một số nhà giáo để đòi trả tự do cho các
sinh viên học sinh bị bắt, tháng 9-1970, xin trích lại đây vài đoạn để
thay lời kết luận.
“Công trường Duy Tân, xe cộ chạy vòng vòng quanh
cái mu rùa vĩ đại bợ một tấm bia vĩ đại ghi tên các nước bạn đồng minh
vĩ đại của thế giới tự do.
Tôi đã đến đây tham dự ngày tuyệt thực của
20 giáo chức, Đại, Trung và Tiểu học tại Toà viện trưởng Đại học Sài
Gòn, đã yêu cầu nhà cầm quyền trả lại tự do cho các SVHS (trong đó lại
có anh Huỳnh tấn Mẫm) đã bị giam giữ trái phép đúng một tháng qua và
đang tuyệt thực, tuyệt ẩm trong khám Chí Hoà.
Lúc quyết định thì thực
là hăng hái. Nhưng thú thật, lúc tấm biểu ngữ được trương lên và chúng
tôi bắt đầu ngồi trên những bậc thềm bóng loáng của Toà Viện trưởng,
riêng tôi cảm thấy ngại ngùng, ngượng nghịu và cô đơn.
Vài ông
công chức thò ra nhìn rồi thụt ngay vào. Ngoài công trường, xe cộ vẫn
dập dìu chung quanh cái mu rùa vĩ đại, hình như chẳng ai chú ý đến chúng
tôi. 20 nhà giáo cù lần, đi tuyệt thực để đòi tự do cho mấy đứa học
trò, thật là ít oi, yếu ớt, nhỏ nhoi, hầu như chẳng có ý nghĩa gì cả!.
Nhưng
chỉ vài phút sau, những người bạn đã có mặt: mấy bà mấy cô trong Uỷ ban
Phụ nữ Đòi quyền sống, có cả bà mẹ anh Huỳnh Tấn Mẫm, các anh Trần Ngọc
Liễng, Nguyễn Long, Nguyễn Văn Cước và khá đông sinh viên học sinh.
Đúng vào lúc ấy, những người “bạn dân” cũng ùn ùn kéo tới, phong toả Toà
Viện trưởng và không khí bắt đầu căng thẳng.
Nhưng cũng từ lúc
ấy, tôi không cảm thấy cô đơn. Tôi có cảm tưởng được đùm bọc bởi một tập
thể rộng lớn, ấm cúng, bao gồm những khuôn mặt anh em thân thiết và
đông đảo, những đồng bào chưa bao giờ biết mặt quen tên. Cử chỉ của
chúng tôi gia nhập vào một hành động lớn và được ý nghĩa của nó trong
hành động ấy.
Các em học sinh đã hát tặng chúng tôi một bài hát thật
dễ thương mà tôi chỉ còn nhớ hai câu: “Rồi hoà bình sẽ đến, đến cho dân
tộc Việt. Đôi chim bồ câu trắng rủ nhau về làng xưa”.
Trong lúc
mấy em hát, tôi cảm động không dám nhìn lên, chỉ nhìn xuống. và nhìn
tôi, tôi thấy những bàn chân xếp hàng trước mặt, những bàn chân đầy bụi
của đường phố Sài Gòn, đang cùng với hàng vạn bàn chân khác, những bàn
chân đầy bùn, những bàn chân đầy máu, rầm rập tiến lên, xây dựng hoà
bình.
Các em cứ tin đi. Rồi hoà bình sẽ đến và đôi bồ câu trắng sẽ rủ
nhau về làng xưa, nơi có luỹ tre xanh, có bà mẹ và có người em nhỏ, có
tất cả những gì chúng ta mơ ước.
Các em cứ tin đi. Những kẻ đang
hò hét hô hào chiến tranh chỉ vì sợ hoà bình, những kẻ ấy thực sự đã hết
thời, dù họ có bao nhiêu đồng minh vĩ đại và có dựng bao nhiêu tấm bia
trên bao nhiêu cái mu rùa lom khom như cái lưng của họ để tri ân những
đồng minh vĩ đại.
Rồi hoà bình sẽ đến và họ sẽ biến đi như những bóng
đêm, như cái bóng đêm dày đặc đã phủ lên quê hương mình suốt một phần
tư thế kỷ. Và cái mu rùa khúm núm sẽ nhường chỗ cho bức tượng một người
Việt Nam đứng thẳng: bức tượng người chiến sĩ hoà bình” (Tin Sáng
2-10-1970).
Tôi xin tặng những người trẻ tuổi hôm nay cái hình ảnh dễ
thương và hào hùng đó của những người trẻ tuổi hôm qua, những người đã
giúp tôi có được niềm tin khi lôi kéo tôi đi vào hành động…
Có nhập cuộc rồi mới thấy, có làm rồi mới tin. Kinh nghiệm ấy có thể vẫn còn giá trị, ngày hôm nay.
*Lý Chánh Trung, 3-2-1985
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chó Chết Để Da: Về Nhân Vật Lý Chánh Trung
Tác Giả: Bạch Diện Thư Sinh
GS L ý Chánh Trung vừa qua đời tại VN ngày 13-3-2016. Nhiều người
tiễn chân ông bằng những lời ca tụng đẹp đẽ nhất. Chúng tôi thì không,
mặc dù chúng tôi từng biết nhiều về ông. Chúng tôi muốn tiễn chân ông
bằng một bài viết, trích từ cuốn Mặt Trận Đại Học Thời Việt Nam Cộng Hoà
của chúng tôi (sẽ tái bản tại HK vào Tháng 3 - 2016)
Trước
1975, Lý Chánh Trung là một viên chức được hưởng nhiều ưu đãi của Việt
Nam Cộng Hoà (VNCH). Ông từng làm giám đốc Nha Trung Học, đổng lí văn
phòng Bộ Giáo Dục, giảng sư tại Văn Khoa Đại Học Sài Gòn và được chính
phủ VNCH cấp đất và phương tiện xây dựng căn biệt thự tại Làng Đại Học
Thủ Đức, nơi gia đình ông cư ngụ cho tới nay.
Là một trí thức,
hành trình tư tưởng của Lý Chánh Trung đi từ cấp tiến, tới thiên tả, rồi
thiên Cộng. Hồi mới du học về nước, ông suy tư, ông băn khoăn về vận
mạng dân tộc vừa thoát nạn thực dân Pháp lại đến chiến tranh với “Đế
Quốc Mĩ xâm lược”. Ông muốn đất nước được giải phóng, được độc lập. Ông
đi tìm giải pháp và ông tỏ ra hớn hở vì đã “khám phá” ra một giải pháp
mà ông cho là thần hiệu, vạn năng, đó là hai chữ “Dân Tộc”. Thế là ông
ôm ngay lấy hai chữ thiêng liêng ấy. Ông diễn thuyết về “Dân Tộc” (tại
Văn Khoa, 1967) và viết sách Tìm Về Dân Tộc (Trình Bày, 1967).
Vấn
đề then chốt là Lý Chánh Trung không thấy, không quý cái nội dung căn
bản của hai chữ “Dân Tộc” đang được thể hiện, đang được bảo vệ ngay tại
Miền Nam tự do. Miền Nam tự do dù đang phải chiến đấu chống Cộng Sản
nhưng vẫn hi sinh xương máu để bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ, vẫn tôn
trọng tự do của người dân, vẫn bảo vệ những quyền căn bản của người dân,
và vẫn gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp mọi mặt trong công cuộc
phát triển đất nước... Lý Chánh Trung là một trí thức ảo tưởng, không
tỉnh táo để phân biệt trắng đen, cho nên đã đứng núi này trông núi kia
cao. Ông quay lưng lại với chế độ tự do ưu đãi ông. Xin đan cử một chi
tiết nhỏ là ở Miền Nam thời ấy, khó tìm đâu ra được một vị giáo sư chỉ
có bằng Cử Nhân mà được mời làm giảng sư đại học như trường hợp Lý Chánh
Trung. Tại Văn Khoa, ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt liên quan
tới Việt học và Hán học, theo luật lệ trường ốc, nếu không có bằng Cao
Học trở lên thì vị giáo sư cần có công trình biên khảo hoặc nghiên cứu
thuộc lãnh vực chuyên môn có giá trị và được một ban giám định của Bộ
Giáo Dục xét duyệt mới đủ điều kiện được phong cấp giảng sư hay giáo sư
đại học. Thế mà Lý Chánh Trung đã vào mật khu để tìm “Dân Tộc”. Khổ nỗi,
chỉ cần có kiến thức phổ thông cũng biết Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng
Miền Nam Việt Nam là do Cộng Sản Hà Nội dựng nên để đánh lừa dư luận
trong và ngoài nước, nó được điều khiển trực tiếp bởi Trung Ương Cục
Miền Nam (Cục R) là đại diện của Cộng Sản Hà Nội. Vậy cho nên tìm “Dân
Tộc” mà tìm Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam tức là chọn
lựa chủ nghĩa Cộng Sản phi dân tộc.
Thật vậy, năm 1968, cũng
giống như LM. Nguyễn Ngọc Lan (lúc ấy Ông Lan còn là linh mục, chưa cởi
áo dòng về lấy vợ), Lý Chánh Trung đã vào mật khu Cộng Sản, nhưng Cộng
Sản bảo hai ông trở về Sài Gòn để chống VNCH trong vai trò là linh mục
(Ông Lan), là giảng sư đại học (Lý Chánh Trung) thì mới hữu hiệu. Sau
trận đánh Tết Mậu Thân 1968, LM. Nguyễn Ngọc Lan chạy ra “bưng” gặp Trần
Bạch Đằng. Chính Trần Bạch Đằng đã xác nhận việc này trong cuốn hồi kí
Cuộc Đời Và Ký Ức (NXB Trẻ, 2006, trang 186). Còn việc Lý Chánh Trung
vào mật khu gặp Huỳnh Tấn Phát được GS. Nguyễn Văn Lục kể lại trong bài
20 Năm Giới Trẻ MNVN (Motgoctroi.com). Theo lệnh của Cộng Sản, từ đó, Lý
Chánh Trung và Nguyễn Ngọc Lan viết các bài chống chính quyền VNCH đều
đặn trên các tờ báo thiên tả như Tin Sáng, Đối Diện, Điện Tín, Đại Dân
Tộc. Hồi 1970, khi các sinh viên Việt Cộng bị bắt, trong đó có Huỳnh Tấn
Mẫm, và bị đưa ra xét xử, Lý Chánh Trung và LM. Nguyễn Ngọc Lan là hai
trí thức hăng hái nhất trong các cuộc biểu tình tuyệt thực chống chính
phủ đòi thả các sinh viên Việt Cộng.
Sau 30-4-1975, Lý Chánh
Trung hân hoan chào đón thắng lợi của Cộng Sản, ông ra mặt nịnh bợ trơ
trẽn Cộng Sản và được Cộng Sản đưa vào quốc hội bù nhìn, kèm theo một
vài chức “Phó vớ vẩn”. Xem ra, Cộng Sản có khả năng tác động mạnh mẽ và
toàn diện con người Lý Chánh Trung, khiến cho ông ta chẳng những tự
nguyện làm “cách mạng” trong hành động, trong tư tưởng mà còn làm cuộc
“cách mạng” trong niềm tin tôn giáo của ông ta nữa.
Trong giới chữ
nghĩa ở Miền Nam trước 1975, ai cũng biết, trước khi sang Bỉ học tại Đại
Học Công Giáo Louvain vào năm 1950, Lý Chánh Trung đã theo đạo Công
Giáo. Mấy chục năm sau, khi Cộng Sản thắng lợi thì “Lý Chánh Trung bỏ
đạo Chúa theo Mác”. GS. Nguyễn Văn Lục viết: “Điều đáng trách nhất nơi
ông- mà điều gì khác cũng có thể xí xoá được- là khi Cộng sản vào một
thời gian, trước mặt nhiều người, ông tuyên bố công khai kể từ nay, ông
bỏ đạo công giáo. Việc công khai hoá ấy ông muốn chứng tỏ cho mọi người
biết mà không cần dấu diếm…Có ai bắt ông phải làm một điều như vậy?”
(Nguyễn Văn Lục. Trường hợp Lý Chánh Trung. www.danchimviet.info).
Thế
nhưng, sau một thời gian mê muội, thực tế xã hội dưới chế độ Cộng Sản
trở nên tồi tệ toàn diện đã làm cho Lý Chánh Trung sáng mắt ra. Ông bắt
đầu có phản ứng. Năm 1988, ông viết bài đăng trên Báo Tuối Trẻ chê môn
Triết Học Mác – Lênin là môn “chẳng ai muốn học, mà cũng chẳng ai muốn
dậy”! Thế là ông bị Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh phát biểu với dụng ý ám
chỉ răn đe: “Có một số người trước đây là đồng minh với chúng ta trong
cuộc chiến đấu chống đế quốc, thực dân. Nhưng bây giờ họ lại có lập
trường khác làm cản trở sự nghiệp xây dựng đất nước của chúng ta” (Đoàn
Thanh Liêm. Nỗi Khó Xử Của GS. Lý Chánh Trung.
Nhanquyenchovn.blogspot.com). Vốn tính cẩn trọng và biết sợ Cộng Sản, Lý
Chánh Trung vội viết thư trần tình và thanh minh cho nên đã được Nguyễn
Văn Linh viết thư hồi âm xí xoá, “thoa dịu”. Kết quả là Lý Chánh Trung
không bị Cộng Sản bắt bỏ tù hoặc ám hại như trường hợp LM. Chân Tín,
Nguyễn Ngọc Lan... Cộng Sản tha cho Lý Chánh Trung nhưng chắc chắn kèm
theo điều kiện là ông ta phải chấp nhận sống “ẩn tu” (cũng giống như là
chết rồi mà chưa chôn vậy!).
Chung quanh chủ đề Mặt Trận Đại Học
với các phong trào sinh viên tranh đấu do Thành Đoàn Cộng Sản chỉ đạo,
chúng tôi đã có một bài Về Nhân Vật Nguyễn Ngọc Lan, và hai bài Đối Diện
Với LM Chân Tín, là hai nhân vật đã tích cực bênh vực bọn sinh viên
Việt Cộng thì chính ra cũng nên có bài Về Nhân Vật Lý Chánh Trung. Chúng
tôi đang bắt đầu viết thì được đọc bài Trường hợp Lý Chánh Trung của
GS. Nguyễn Văn Lục (www.danchimviet.info). Nhận thấy ít ai có điều kiện
thuận lợi hơn GS. Nguyễn Văn Lục để viết về Lý Chánh Trung. Vì thế,
thiết tưởng chúng tôi không cần phải viết thêm một bài nữa về nhân vật
này.
Thay vì viết bài, chúng tôi dành thì giờ đánh máy nguyên văn
một bài viết của Lý Chánh Trung, nhan đề là Làm Và Tin đăng trong cuốn
sách của Thành Đoàn Cộng Sản có tên là Trui Rèn Trong Lửa Đỏ (NXB Trẻ,
2005). Đọc bài này, quý độc giả sẽ trực tiếp “nghe” chính Lý Chánh Trung
bộc bạch tư tưởng tình cảm của ông ta, để thấy ông ta suy tôn “Cụ Hồ”
cũng như Đảng Cộng Sản lên tận mây xanh và gọi miền đất tự do đã ưu đãi
ông ta là “kẻ địch” rồi đạp nó xuống đáy bùn đen, đồng thời để thấy cái
tư tưởng vong thân, ảo tưởng, cái tư cách phản trắc, xu nịnh hết sức lố
bịch của Lý Chánh Trung.
Thật vậy, bài Làm Và Tin của Lý Chánh Trung
và tấm hình chụp ông ta hí hửng được đứng cạnh Tố Hữu đính kèm sau đây
là bằng chứng không thể chối cãi về quá trình lột xác theo đuôi Cộng Sản
của Lý Chánh Trung. Còn cái hậu quả bi thảm cuối cuộc đời của bản thân
Lý Chánh Trung và của gia đình ông ta ra sao thì xin mời quý độc giả tìm
đọc bài Trường hợp Lý Chánh Trung của GS. Nguyễn Văn Lục mà chúng tôi
đã nhắc tới trên đây.
Bạch Diện Thư Sinh
_________________________________________________________________________________
LÀM VÀ TIN
*Lý Chánh Trung
“Cơ
quan hữu trách của Nhà nước đã họp báo linh đình hôm thứ bảy để trưng
bày những “bằng cớ” chứng tỏ mấy anh sinh viên bị bắt là Cộng sản.
Khác
với những kỳ trước, lần này Nhà nước không đưa các phạm nhân ra trình
diện làng báo để xác nhận tội trạng của họ mà chỉ cho thấy một lô hình
ảnh và tài liệu, nghe đâu nặng tới mấy chục kí lô.
Hình ảnh cũng như tài liệu đều không biết nói cho nên lời nói duy nhất được báo chí ghi lại, là lời nói của Nhà nước.
Và
Nhà nước đã dậy rằng mấy anh sinh viên bị bắt nằm trong cái tổ chức gọi
là Thành đoàn Thành ngũ gì đó, có nhiệm vụ giựt dây các Ban đại diện
sinh viên để hoạt động dưới chiêu bài “dân chủ, dân tộc, hoà bình, bảo
vệ quyền lợi của dân chúng”. Hoạt động này gồm những buổi hội thảo, mít
tinh, trước tiên là để phản đối các biện pháp kinh tế, giáo dục rất được
lòng dân của Nhà nước (như thuế kiệm ước, thuế giấy in, thuế học trò
v.v....), hầu lật đổ hai Bộ Kinh tế và Giáo dục, sau đó lật đổ toàn bộ
chính phủ để tiến tới một chế độ liên hiệp có lợi cho Cộng sản” (Tin
Sáng, 23-3-1970).
Tôi trích lại bài báo trên đây, viết trong đợt
đấu tranh của sinh viên học sinh Sài Gòn năm 1970, một phần là để nhớ
lại cái không khí thời đó, phần khác là vì một điều lý thú: lần đầu tiên
tôi được nghe nói tới “Thành đoàn”, thì đó là nhờ Tổng nha Cảnh sát của
Nguyễn Văn Thiệu!
Thành đoàn, cái tên còn mới tinh, lạ tai và
khó hiểu, phải mất mấy phút suy diễn mới đoán ra nó là cái gì! Và cũng
như các danh từ có liên hệ với Cách mạng lúc ấy, nó gây một cảm giác rờn
rợn do những hình ảnh tù đầy, tra tấn, chết chóc mà cái được gọi là
“Nhà nước” tại miền Nam đã gắn chặt vào thân phận những người Cộng sản
hoặc có dính líu tới Cộng sản. Nhưng đồng thời nó cũng loé lên ánh hào
quang của một lý tưởng diệu kỳ đã lôi cuốn được hàng triệu con người,
trong đó có những người trẻ tuổi vửa bị bắt, chấp nhận chết chóc, tra
tấn, tù đầy mười mấy năm qua, trong cuộc đọ sức rõ ràng là không cân
xứng với cái đế quốc hùng mạnh nhất thế giới.
Thành đoàn, cái tên
còn nóng hổi, ngon lành! Nó thoang thoảng mùi lá rừng mật khu, mùi gạo
mốc các trại giam, mùi thuốc súng các trận đánh – mà dân sài Gòn vừa
thấy tận mắt trong cuộc tổng tấn công Xuân Mậu Thân, mùi khói lựu đạn
cay nghênh đón những cuộc xuống đường. Nó mang tất cả sức hút của một
nền đạo lý mới, vừa dân tộc, vừa cách mạng, nền đạo lý đã hun đúc được
một lòng dũng cảm; một chí hy sinh, một sức chiến đấu chưa từng có, tạo
nên những gương mặt thật đẹp cho tuổi trẻ, cho con người Việt Nam.
Tôi
được biết Đoàn Thanh niên Cộng sản trước hết là qua một số gương mặt
đó, những gương mặt đã góp phần thúc đẩy tôi tham gia ngày càng tích cực
hơn vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Và tôi viết bài này để trả
phần nào món nợ đối với họ.
Phải nhìn lại bối cảnh lịch sử và xã hội
của miền Nam dưới chế độ cũ mới thấy hết những khó khăn của cuộc đấu
tranh chính trị tại các đô thị, nhất là tại Sài Gòn, cũng như vai trò
xung kích của lực lượng thanh niên, sinh viên học sinh.
Tình
trạng phân chia đất nước sau Hiệp định Genève, âm mưu xâm lược của đế
quốc Mỹ và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là những
sự kiện lịch sử rất phức tạp, đã kéo dài 20 năm, qua nhiều giai đoạn và
phương thức khác nhau, giữa một thế giới cũng vô cùng phức tạp và luôn
luôn biến động.
Sống giữa bộ máy kìm kẹp và tuyên truyền của
địch, người dân thành phố có rất ít điều kiện để nhận thức đúng đắn tình
hình, phân biệt bạn thù và thấy được chính nghĩa, trừ những người có
liên hệ mật thiết với cách mạng. Lẽ tất nhiên, đại bộ phận nhân dân
thành phố, cũng như nhân dân miền Nam nói chung vẫn giữ được niềm kính
yêu chung thuỷ với Cụ Hồ và các cán bộ, chiến sĩ cách mạng đã làm rạng
danh dân tộc Việt Nam qua cuộc kháng Pháp thắng lợi. Nhờ đó mà các chiến
dịch tuyên truyền chống Cộng, dù là thô bạo hay tinh vi, đã không bao
giờ lôi cuốn được đông đảo quần chúng. Nhưng thấy rõ sự giống nhau về
bản chất giữa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giữa Bảo Đại và Ngô Đình
Diệm, cũng như sự liên tục giữa hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, thì trong một thời gian dài, ít có người thấy được. Bởi vì Hiêp
định Genève đã tạo cho chế độ Sài Gòn một cái thế hợp pháp mà Bảo Đại đã
không bao giờ có và thực dân mới khác thực dân cũ ở chỗ nó cải trang
rất khéo, không dễ gì bắt nó lộ nguyên hình.
Trong khi đế quốc Mỹ
mới chỉ là một danh từ với nội dung chưa rõ rệt thì viện trợ Mỹ ồ ạt đổ
vào miền Nam, tạo nên một sự phồn vinh, cơ bản là giả tạo nhưng trong
ngắn hạn vẫn có một ý nghĩa thiết thực. Nền kinh tế bước đầu được công
nghiệp hoá, những tầng lớp có quyền lợi gắn bó với chế độ Sài Gòn phát
triển nhanh: Tư bản, phú nông, sĩ quan, công chức. Giai cấp công nhân
cũng phát triển, nhưng bị kìm kẹp hết sức chặt chẽ và mọi cuộc đấu tranh
có chút hơi hám chính trị đều bị đàn áp sắt máu. Hàng triệu học sinh
được giáo dục từ gốc tới ngọn trong các trường học của chế độ Sài Gòn
không được biết gì hết hoặc biết rất sai lệch về Cách mạng Tháng Tám, về
cuộc kháng chiến chống Pháp và miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trừ những
người có cha anh đi theo cách mạng. Trí thức từ nước ngoài trở về hoặc
tốt nghiệp trong nước ngày càng đông đảo và có mức sống tương đối cao,
phần đông chỉ làm việc chuyên môn và không mấy quan tâm hoặc không muốn
dính líu chính trị.
Rõ ràng những điều kiện khách quan tại Sài
Gòn dưới chế độ cũ, đặc biệt thời Ngô Đình Diệm, là rất bất lợi cho cách
mạng. Nhưng điều kỳ diệu là ngay trong thời đó, những người cách mạng
trẻ tuổi vẫn có mặt tại thành phố và vẫn có được những hành động, như
hai cuộc biểu tình nhỏ của học sinh trước Bộ Giáo dục trong những năm
1958 – 59 mà chính tôi đã chứng kiến, hoặc những buổi kỷ niệm Trần Văn
Ơn mà năm nào tôi cũng nghe dư luận xầm xì, hoặc vụ ám sát hụt Đại sứ Mỹ
Nolting đưa đến bản án tử hình cho một số thanh niên, trong đó có hai
anh Lê Hồng Tư và Lê Quang Vịnh, năm 1962. Đó là những hành động nhỏ về
kích thước, nhưng trong cái không khí bị bịt đến nghẹt thở của chế độ
Diệm, đó là những cơn gió thoảng còn rất ngắn, rất nhẹ, nhưng quý giá vô
ngần và có ý nghĩa rất lớn.
Riêng trường hợp anh Lê Quang Vịnh
đã gợi lên cho nhiều anh em trí thức những câu hỏi rất cơ bản, bởi vì
anh là một trí thức trẻ vừa tốt nghiệp Đại học và được bố trí đầy hứa
hẹn, nhưng anh đã bỏ tất cả để đi theo cách mạng, mặc dù cách mạng còn
rất yếu và trước mắt, chưa thấy một cơ may thuận lợi nào. Cái gì đã thúc
đẩy anh dấn thân dứt khoát như vậy, vào một thời điểm bất lợi như vậy?
Những câu hỏi ấy tức thời chưa có giải đáp, nhưng bắt đầu hỏi là bắt đầu
rời bỏ thái độ bàng quan trước thời cuộc. Và xưa nay, phong trào nào
cũng phát triển từ những câu hỏi mà nó đặt trước lương tâm của mỗi con
người, không phải chỉ bằng lời nói và hành động mà bằng cả xương máu của
những người đi theo nó.
Chính cái chuỗi dài liên tục những hành
động nhỏ và hi sinh lớn nói trên đã chuẩn bị cho những phong trào đấu
tranh ngày càng sôi động trong những năm kế tiếp, khi hoàn cảnh trở nên
thuận lợi hơn nhiều sau sự sụp đổ của chế độ Diệm.
Năm 1965, Mỹ
phải ồ ạt đưa quân tham chiến trực tiếp ở miền Nam và dội bom miền Bắc
để cứu nguy chế độ Sài Gòn. Đó là một thử thách lớn về mặt quân sự nhưng
cũng là một thuận lợi lớn cho cuộc đấu tranh chính trị tại thành phố,
vì nó buộc đế quốc Mỹ phải lòi cái đuôi thực dân.
Chưa cần nói
đến chuyện gì ghê gớm, nguyên cái cảnh những tên lính Mỹ nghễu nghện
trên các đường phố Sài Gòn cũng đủ để biến cái Dinh Độc lập đồ sộ thành
một đề tài tiếu lâm. Từ đó, những mảng lịch sử đang trôi bềnh bồng trên
một dòng thời gian đứt quãng đã dần dần móc nối lại với nhau, làm nổi
bật sự liên tục giữa hai cuộc xâm lược cũng như giữa hai cuộc kháng
chiến. Từ đó báo chí Sài Gòn mới gọi Đại sứ Mỹ là ông Thái thú, ông Toàn
quyền, và đêm đêm, các đài phát thanh Hà Nội, Giải Phóng được đón nghe
qua những cái máy bán dẫn mới tinh của Nhựt nhập bằng đô la viện trợ
Mỹ...
Cũng từ năm 1965, những người sinh viên mà tôi đoán là có
dính líu với cách mạng đã dành được nhanh chóng vị trí lãnh đạo trong
các tổ chức sinh viên và những mục tiêu tranh đấu đã mang một nội dung
cách mạng ngày càng rõ nét. Trong gần 10 năm liên tục, lực lượng thanh
niên, sinh viên học sinh đã là mũi nhọn xung kích của những phong trào
đấu tranh chính trị nở rộ như hoa mùa xuân trước và sau Tết Mậu Thân.
Không có mũi nhọn xung kích của thanh niên thì không thể tạo được những
xáo trộn trong những năm 1970, gây được tiếng vang ở nước ngoài và làm
cho địch rất lúng túng.
Trong những năm đó, nhất là từ sau Tết Mậu Thân, tôi đã tham gia hầu hết các phong trào đấu tranh công khai tại thành phố.
Sự
tham gia của tôi tương đối suông sẻ vì tôi được cái may mắn là đã hướng
về cách mạng từ lúc còn du học, do ảnh hưởng của các nhóm trí thức tiến
bộ Pháp và cũng do mới cảm tình sâu đậm mà tôi vẫn giữ đối với cách
mạng Việt Nam từ những ngày Cách Mạng Tháng Tám. Nhưng tôi cũng phải
vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, và nếu không có sự mời mọc, lôi kéo
của nững người trẻ tuổi, thì rất có thể tôi đã không tham gia đến mức độ
ấy.
Lúc còn học bên Pháp trong những năm 1950, tôi đã nghĩ rằng
chủ nghĩa Cộng sản sẽ thắng trên toàn thế giới như nó đã thắng tại nước
Nga, tại các nước Đông Âu và tại Trung Quốc, như nó đang thắng tại Việt
Nam, không những vì đó là hướng đi của lịch sử mà còn vì Đảng Cộng sản
là một tổ chức hữu hiệu nhất đã xuất hiện trong lịch sử từ trước đến
nay. Riêng tại Việt Nam, hiệu năng ấy còn tăng lên gấp bội vì ở đây Đảng
Cộng sản đã lãnh đạo từ đầu cuộc kháng chiến dành độc lập của dân tộc
và đã thu hút được sự ủng hộ của mọi tầng lớp và mọi giới đồng bào.
Tuy
không phải là người Cộng sản, tôi thành thật mong muốn sự thắng lợi của
chủ nghĩa Cộng sản trên thế giới và tại Việt Nam, vì tôi cho rằng chỉ
chủ nghĩa Cộng sản mới tạo dựng được cái xã hội thật sự tự do, bình đẳng
và huynh đệ mà tôi hằng mơ ước. Nhưng tin tưởng hoàn toàn nơi thắng lợi
của chủ nghĩa Cộng sản như tin một sự thật khoa học, bất kể những điều
kiện khách quan có thể biến đổi ra sao, thì thú thật là tôi chưa tin
nổi.
Vì mong muốn cách mạng thắng lợi nên khi về nước năm 1955,
tôi đã dậy học cho một trường tư thục, cơ sở của cách mạng ở thị xã Trà
Vinh, khởi đầu một mối quan hệ hợp tác thân tình với cách mạng. Nhưng vì
chưa tin tưởng hoàn toàn nơi thắng lợi của cách mạng nên khi những khó
khăn ùn ùn kéo tới; năm 1957, trường sở bị đóng cửa, anh em phân tán,
thì tôi không còn một hành động trực tiếp hỗ trợ cho cách mạng.
Chính
anh em sinh viên đã kéo tôi ra khỏi tình trạng bất động ấy bằng lời mời
gọi của họ, cũng như bằng tấm gương dũng cảm của họ. Sự dũng cảm ấy đập
vào tim óc mọi người và bắt mọi người phải suy nghĩ. Riêng tôi đã suy
nghĩ như sau:
“Họ là tôi, 20 năm trước. Nhưng 20 năm trước, tôi được
ăn học yên lành nơi hải ngoại; khỏi phải đương đầu với những vấn đề mà
bây giờ họ phải đương đầu ngay trong tuổi 20. Và tôi tự hỏi: nếu 20 năm
trước, tôi gặp phải một hoàn cảnh như họ bây giờ, liệu tôi có đủ can đảm
để dấn thân tranh đấu cho những người anh em bị bắt bớ, như họ đang làm
hay không?
Không có ai mà không sợ khi phải đối đầu với một nhà
nước đã quá nhiều lần biểu dương uy vũ của mình. Năm 1967, tôi đã thấy
nhân viên của Nhà nưóc xách dùi cui đập lên đầu sinh viên như gõ mõ, bất
luận gái trai, trong việc biểu tình phản đối bầu cử gian lận ở đường
Duy Tân. Mấy ông bà dân biểu đối lập, bất khả xâm phạm cùng mình, mà
cũng phát ớn, huống chi mấy chú sinh viên.
Cho nên phải nhận là họ can đảm, ít nữa là can đảm hơn một số cha chú, thầy cô của họ, trong đó có tôi.
Chính
vì thế mà tôi phải lấy hết cái can đảm, còn lại của tuổi 40, để thưa
với Nhà nước rằng: cuộc tranh đấu của họ hoàn toàn chính đáng và tôi
đứng về phía của họ” (Tin Sáng, 29-3-1970).
Nhưng họ không phải
chỉ là dũng cảm, họ còn rất dễ thương! Đây là những người thanh niên
Cộng sản, tôi đoán như vậy, và thường là đoán đúng. Nhưng đây cũng là
những đứa con của thành phố Sài Gòn, với cái phong cách đặc biệt của
thanh niên Sài Gòn. Họ hăng say mà không cuồng tín, nghiêm túc mà vẫn
vui tươi, họ có bản sắc độc đáo và có khả năng sáng tạo. Chưa có giai
đoạn nào mà tuổi trẻ thành phố đã sáng tạo dữ dội như những năm đó, từ
thơ văn âm nhạc, lý luận chính trị cho tới các phương pháp đấu tranh. Có
lẽ sự kết hợp hài hoà giữa cái “chất” Cộng sản với cái “cách” Sài Gòn,
là nét dễ thương nhất của họ...
Tôi đã nhảy vào cuộc đấu tranh, phần
lớn, do sự lôi kéo của những người trẻ nói trên và đó là những ngày đẹp
nhất mà tôi đã sống, với những lý tưởng đẹp, những tình cảm đẹp, những
gương mặt đẹp mãi mãi không quên.
Bây giờ nhớ lại những ngày ấy, nếu có một kinh nghiệm nào đáng ghi nhận thì đó là kinh nghiệm sau đây:
Trong
lĩnh vực chính trị, đôi khi hành động lại đi trước niềm tin, khơi nguồn
cho niềm tin. Nói cách khác, khi đã thấy được chính nghĩa thì anh cứ
nhập cuộc hành động cho chính nghĩa, dù chưa tin tưởng hoàn toàn nơi
thắng lợi, và chính những hành động này sẽ tạo cho anh niềm tin. Tôi đã
nhập cuộc vì căm thù đế quốc Mỹ và vì mối cảm tình với anh em sinh viên
hơn là tin tưởng nơi thắng lợi trước mắt của cách mạng. Nhưng bắt đầu
hành động và thấy hành động của mình được hưởng ứng, là cũng bắt đầu tin
tưởng hơn, rồi cứ thế mà đi tới, hành động và niềm tin bồi đắp cho
nhau.
Tôi mô tả phần nào kinh nghiệm nói trên trong một bài báo
thuật lại cuộc tuyệt thực của một số nhà giáo để đòi trả tự do cho các
sinh viên học sinh bị bắt, tháng 9-1970, xin trích lại đây vài đoạn để
thay lời kết luận.
“Công trường Duy Tân, xe cộ chạy vòng vòng quanh
cái mu rùa vĩ đại bợ một tấm bia vĩ đại ghi tên các nước bạn đồng minh
vĩ đại của thế giới tự do.
Tôi đã đến đây tham dự ngày tuyệt thực của
20 giáo chức, Đại, Trung và Tiểu học tại Toà viện trưởng Đại học Sài
Gòn, đã yêu cầu nhà cầm quyền trả lại tự do cho các SVHS (trong đó lại
có anh Huỳnh tấn Mẫm) đã bị giam giữ trái phép đúng một tháng qua và
đang tuyệt thực, tuyệt ẩm trong khám Chí Hoà.
Lúc quyết định thì thực
là hăng hái. Nhưng thú thật, lúc tấm biểu ngữ được trương lên và chúng
tôi bắt đầu ngồi trên những bậc thềm bóng loáng của Toà Viện trưởng,
riêng tôi cảm thấy ngại ngùng, ngượng nghịu và cô đơn.
Vài ông
công chức thò ra nhìn rồi thụt ngay vào. Ngoài công trường, xe cộ vẫn
dập dìu chung quanh cái mu rùa vĩ đại, hình như chẳng ai chú ý đến chúng
tôi. 20 nhà giáo cù lần, đi tuyệt thực để đòi tự do cho mấy đứa học
trò, thật là ít oi, yếu ớt, nhỏ nhoi, hầu như chẳng có ý nghĩa gì cả!.
Nhưng
chỉ vài phút sau, những người bạn đã có mặt: mấy bà mấy cô trong Uỷ ban
Phụ nữ Đòi quyền sống, có cả bà mẹ anh Huỳnh Tấn Mẫm, các anh Trần Ngọc
Liễng, Nguyễn Long, Nguyễn Văn Cước và khá đông sinh viên học sinh.
Đúng vào lúc ấy, những người “bạn dân” cũng ùn ùn kéo tới, phong toả Toà
Viện trưởng và không khí bắt đầu căng thẳng.
Nhưng cũng từ lúc
ấy, tôi không cảm thấy cô đơn. Tôi có cảm tưởng được đùm bọc bởi một tập
thể rộng lớn, ấm cúng, bao gồm những khuôn mặt anh em thân thiết và
đông đảo, những đồng bào chưa bao giờ biết mặt quen tên. Cử chỉ của
chúng tôi gia nhập vào một hành động lớn và được ý nghĩa của nó trong
hành động ấy.
Các em học sinh đã hát tặng chúng tôi một bài hát thật
dễ thương mà tôi chỉ còn nhớ hai câu: “Rồi hoà bình sẽ đến, đến cho dân
tộc Việt. Đôi chim bồ câu trắng rủ nhau về làng xưa”.
Trong lúc
mấy em hát, tôi cảm động không dám nhìn lên, chỉ nhìn xuống. và nhìn
tôi, tôi thấy những bàn chân xếp hàng trước mặt, những bàn chân đầy bụi
của đường phố Sài Gòn, đang cùng với hàng vạn bàn chân khác, những bàn
chân đầy bùn, những bàn chân đầy máu, rầm rập tiến lên, xây dựng hoà
bình.
Các em cứ tin đi. Rồi hoà bình sẽ đến và đôi bồ câu trắng sẽ rủ
nhau về làng xưa, nơi có luỹ tre xanh, có bà mẹ và có người em nhỏ, có
tất cả những gì chúng ta mơ ước.
Các em cứ tin đi. Những kẻ đang
hò hét hô hào chiến tranh chỉ vì sợ hoà bình, những kẻ ấy thực sự đã hết
thời, dù họ có bao nhiêu đồng minh vĩ đại và có dựng bao nhiêu tấm bia
trên bao nhiêu cái mu rùa lom khom như cái lưng của họ để tri ân những
đồng minh vĩ đại.
Rồi hoà bình sẽ đến và họ sẽ biến đi như những bóng
đêm, như cái bóng đêm dày đặc đã phủ lên quê hương mình suốt một phần
tư thế kỷ. Và cái mu rùa khúm núm sẽ nhường chỗ cho bức tượng một người
Việt Nam đứng thẳng: bức tượng người chiến sĩ hoà bình” (Tin Sáng
2-10-1970).
Tôi xin tặng những người trẻ tuổi hôm nay cái hình ảnh dễ
thương và hào hùng đó của những người trẻ tuổi hôm qua, những người đã
giúp tôi có được niềm tin khi lôi kéo tôi đi vào hành động…
Có nhập cuộc rồi mới thấy, có làm rồi mới tin. Kinh nghiệm ấy có thể vẫn còn giá trị, ngày hôm nay.
*Lý Chánh Trung, 3-2-1985