Tham Khảo
Chơi vơi trí tuệ
Tác giả: Jay Ogilvy
Người dịch: Lê Minh Nguyên
Cuộc tấn công vào tờ báo trào phúng Charlie Hebdo ở Pháp và hậu quả của nó trên các đường phố cũng như trên các cơ quan truyền thông đã làm cho người ta có ý muốn phủi bụi để xem lại cuốn sách xuất bản năm 1996 của Samuel Huntington “Sự Đụng Độ Giữa Các Nền Văn Minh và Tái Xây Trật Tự Thế Giới” (The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order). Mặc dù ông đã gây ra những chỉ trích do từ cuốn sách này cũng như những bài báo ông viết trước đó vào năm 1993 trong tạp chí Foreign Affairs, các sự kiện gần đây có vẻ như chứng minh lời tiên tri của ông.
Có phải vậy không?
Trong khi tôi không có ý phủ nhận tầm quan trọng của tôn giáo và văn hóa như là những lực đẩy của động tính địa chính trị, tôi sẽ cho rằng, cái điều quan trọng hơn, so với sự đụng độ giữa các nền văn minh lớn, là sự đụng độ ở bên trong của mỗi nền văn minh lớn. Đây là sự đụng độ giữa những người “thành công” (made it – trong cái ý nghĩa vẫn còn chưa định rõ) và những người bị “bỏ lại phía sau” (left behind) – một mệnh đề giàu âm huởng trái ngang.
Trước khi tôi lập luận, tôi muốn báo truớc rằng luận điểm mà tôi muốn trình bày thì tương đối hơi khó hiểu. Vì vậy, để giúp cho sự rõ ràng, tôi muốn nêu ra những gì tôi không nói, trước khi tôi trình bày quan điểm của tôi. Tôi không cho rằng đạo Hồi như một tổng thể thì có vẻ như là thoái hóa. Tôi không đồng ý với quan điểm của tác giả Sam Harris hôm tháng Muời 2014, trong “Tương Tác với Bill Maher” (Real Time with Bill Maher), rằng “Hồi giáo là nguồn cơn của những ý tưởng xấu.” Tôi cũng không nói rằng tất cả các tôn giáo, một cách nào đó đều bình đẳng, hay văn hóa không quan trọng. Các bài viết trong quyển sách “Chính Là Văn Hoá” (Culture Matters), mà Huntington giúp chỉnh sửa, cho rằng các nền văn hóa khác nhau có lợi thế riêng khác nhau, khi đi vào cạnh tranh kinh tế. Những bài tiểu luận này được xây dựng trên nền tảng của Max Weber đặt ra trong công trình nghiên cứu năm 1905 “Nền Luân Lý Tin Lành và Tinh Thần Của Chủ Nghĩa Tư Bản” (The Protestant Ethic and the Spirit of Capitalism). Nó chỉ là “mùi hôi lưu huỳnh của chủng tộc”, như sử gia David Landes của Harvard viết lời tựa cho bài tiểu luận đầu tiên trong cuốn “Chính Là Văn Hoá”, nó làm cho các học giả giữ khoảng cách với các mối quan hệ chưa được nghiên cứu đủ sâu giữa văn hóa và hoạt động kinh tế.
Thành công trong thế giới hiện đại
Về vấn đề những lợi thế riêng hay những nhược điểm của các nền văn hóa khác nhau thì rất phức tạp và càng ngày càng phức tạp hơn bởi vì với sự hiện đại và sự toàn cầu hóa, cuộc sống của chúng ta đang trở nên phức tạp hơn. Tất cả chúng ta ngày nay có thể gặp mặt với nhau, điều mà những thế kỷ trước không thể có được. Dù là qua ngã du lịch hay viễn thông hay các phương tiện truyền thông ngày càng phổ biến và rẻ tiền, mỗi một người trong chúng ta đều có ý thức văn hóa hơn so với các thời kỳ của quá khứ. Điều này thì hiển nhiên. Những gì không hiển nhiên là những hệ quả xã hội và tâm lý của những sự so sánh không thể tránh khỏi của nhận thức này mời gọi chúng ta: Làm sao chúng ta đo đếm được, như những cá nhân cũng như những nền văn minh?
Trong thế giới hiện đại, sự phát triển của cá nhân con người, mà một phần gắn liền với văn hóa, ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nếu ta nghĩ cuộc sống của một con người như là một cuộc thi đua chạy bộ – tựa như như sự phát triển từ trẻ thơ đến truởng thành là một khoảng cách nhất định – thì sự phát triển qua nhiều ngàn năm qua đã di chuyển những trụ cây số của sự trưởng thành ra xa hơn. Nói đơn giản là phải mất nhiều thời gian hơn để học hỏi những kỹ năng để “thành công” như một người lớn. Chắc chắn là có những kỹ năng mà tổ tiên ta trong Thời Kỳ Đồ Đá có được mà chúng ta ngày nay không có, nhưng họ không phải khai thuế lợi tức hay tìm mua bảo hiểm. Những nhà tư tưởng hậu hiện đại đã chỉ trích cái ý tưởng về tiến bộ, và có lẽ chúng ta nên cần có một khái niệm khoan dung đa nguyên. Tuy nhiên, đã có những cải tiến không thể chối cãi trong nhiều cách đo căn bản về sự tiến bộ của con người. Điều này có được từ sự cải thiện các thống kê về nhân khẩu học như trọng luợng khi sinh ra, chiều cao và tuổi thọ, cũng như sự giảm nghèo và mù chữ. Để nói cho đơn giản hơn, như là con người, chúng ta đã đi một chặng đường dài.
Nhưng những thành tựu lịch sử này phải trả bằng một cái giá. Nó thật không dễ cho những cá nhân để am tuờng các cấu trúc phức tạp này mà chúng ta gọi là nền văn minh hiện đại với các cơ sở và các định chế, văn hóa, lịch sử, khoa học và pháp luật. Một đứa trẻ không thể làm được việc này. Một em bé sinh ra trong thế giới ngày hôm nay, về sinh học rất giống với một em bé sinh ra cách đây 10.000 năm trước; sự tiến hóa sinh học đơn giản là quá chậm và không thể trang bị cho chúng ta để quản lý nỗi cái cấu trúc này. Và giai đoạn thơ ấu càng ngày càng dài ra. “Chưa dứt sửa” (neoteny) là thuật ngữ sinh học để diễn tả việc kéo dài thời gian mà con cái vẫn còn phụ thuộc vào cha mẹ. Ở một số sinh vật, như cá hay nhện, các con mới sinh có thể tự lo cho nó ngay lập tức. Trong các sinh vật khác – như vịt, hươu, chó và mèo – những con mới sinh lệ thuộc vào mẹ của chúng chỉ trong vài tuần. Ở con người, thời kỳ lệ thuộc kéo dài trong nhiều năm. Và khi những thế hệ và những thế kỷ trôi qua, đặc biệt là gần đây, giai đoạn lệ thuộc tiếp tục kéo dài ra hơn.
Như sử gia Pháp Philippe Aries cho chúng ta biết trong “Những Thế Kỷ Của Tuổi Thơ” (Centuries of Childhood), “trong xã hội thời Trung cổ, ý tưởng về thời thơ ấu không hiện hữu.” Trước hiện đại, những người trẻ là những người lớn trong cái khung nhỏ, cố gắng để thích hợp với bất cứ nơi nào mà chúng có thể. Nhưng rồi tuổi thơ đã được tạo tác ra (invented). Luật lao động trẻ em giữ chúng bên ngoài các hãng xuởng, và luật về trốn học giữ chúng bên trong các trường công lập. Dẫn một ví dụ gần đây về việc luật cho gia hạn thời thơ ấu, còn được gọi là chưa dứt sửa, đó là tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng ông dự định sẽ cho đại học cộng đồng dạy miễn phí bất kỳ ai tốt nghiệp trung học, do đó kéo dài tuổi học trò thêm hai năm.
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và đào tạo một đứa bé trung bình của chúng ta đã trở nên lớn hơn nhiều, so với chỉ một mùa của những con gấu con. Và nó có vẻ như càng tiếp tục kéo dài ra khi ngày càng nhiều những đứa con hơn 20 và thậm chí hơn 30 tuổi thấy rẻ hơn để sống với cha mẹ, cho dù có hay không có ghi danh đi học trung học hay đại học. Các chương trình đào tạo cần thiết để phát triển như một người lớn dường như lâu dài hơn, những trụ cây số cho sự trưởng thành đúng nghĩa cứ dời xa ra từ “điểm bắt đầu” trong khi điểm bắt đầu này không thay đổi. Cơ thể sinh học của chúng ta đã không khi nào thay đổi kịp để bắt gần với mức thay đổi của lịch sử. Và khoảng cách tiếp tục lớn này giữa thời kỳ thơ ấu và thời kỳ trưởng thành của ngày hôm nay nó xảy ra cho mọi nền văn minh, chứ không chỉ cho văn minh Hồi giáo.
Bức tranh bây giờ dĩ nhiên trở nên phức tạp, vì lịch sử đau thương của các mối quan hệ giữa những nền văn minh lớn trên thế giới, rõ ràng để lại những tầng lớp khác nhau của sự phát triển, cùng với những mức độ khác nhau của sự thành công. Các nền dân chủ Kitô giáo đã vượt trội về kinh tế và văn hóa so với phần còn lại của thế giới. Đây có phải là một tai nạn? Hay là vì có một cái gì đó trong phần mềm của văn hóa phương Tây làm cho nó có khả năng tốt hơn trong việc phục vụ các nhu cầu của người dân so với các phần mềm của văn hóa được gọi là Hồi giáo?
Những Người Bị Bỏ Phía Sau
Rõ ràng có một cảm giác trong số rất nhiều nguời trong thế giới Hồi giáo rằng họ, như một nền văn minh, đã bị “bỏ lại phía sau” của lịch sử. Hãy xem đoạn văn sau đây trong tác phẩm “Tuyết” (Snow), cuốn tiểu thuyết của tác giả Orhan Pamuk đoạt giải Nobel của Thổ Nhĩ Kỳ:
“‘Chúng tôi nghèo và không đáng kể’, Fazul nói, với sự tức giận lạ thuờng trong giọng nói của ông. ‘Các cuộc đời tồi tệ của chúng tôi không có chỗ đứng trong lịch sử loài người. Một ngày nào đó tất cả chúng tôi hiện nay đang sống ở Kars sẽ chết và biến mất. Không ai sẽ nhớ đến chúng tôi; không ai sẽ quan tâm đến những chuyện gì đã xảy ra cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ dành cả ngày để tranh cãi loại khăn gì cho phụ nữ quấn quanh đầu của họ, và không có ai thèm để ý một chút nào, bởi vì chúng tôi bị nuốt bởi những gấu ó vụn vặt riêng và ngu ngốc của chúng tôi. Khi tôi thấy rất nhiều người xung quanh tôi sống một cuộc đời ngu ngốc như vậy và sau đó biến mất không một dấu vết, thì một cơn giận dâng trào trong tôi… “
Lúc đầu, tôi có đề cập đến một mệnh đề giàu âm huởng trái ngang về những người bị “bỏ lại phía sau”. Tôi nghĩ đến hai ứng dụng khác gần đây: thứ nhất, đạo luật cải tổ giáo dục ở Hoa Kỳ được gọi là “Không Em Bé Nào Bị Bỏ Rơi” (No Child Left Behind Act); thứ hai, loạt 13 tiểu thuyết bán chạy nhất của Tim LaHaye và Jerry Jenkins mà trong đó những người được cứu rỗi (Rapture) là những nguời có đức tin thực sự, trong khi những người tội lỗi là những nguời bị “bỏ lại phía sau.” Trong cả hai truờng hợp áp dụng, rõ ràng là cái xấu bị bỏ lại phía sau.
Sự chia cách ngày càng tăng này giữa những người thành công và những người bị bỏ lại phía sau đang xảy ra trên toàn cầu, trong mỗi nền văn minh lớn, chứ không phải chỉ có đạo Hồi. Để trích lời Ian Morris, một nhà bình luận đồng nghiệp của tôi trong viện Stratfor, mới trong tuần qua:
“Văn hóa là cái gì mà chúng ta có thể thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh thay vì chờ đợi, như các sinh vật khác đã phải làm, bởi vì các genes của chúng ta tiến hoá dưới những áp lực của sự chọn lọc tự nhiên. Nó đưa đến hậu quả là, mặc dù chúng ta cơ bản vẫn là sinh vật tương tự như khi chúng ta phát minh ra nông nghiệp vào cuối thời kỳ băng hà (ice age), các hoạt cảnh xã hội của chúng ta đã phát triển càng ngày càng nhanh hơn và sẽ tiếp tục như vậy với tốc độ ngày càng gia tăng trong thế kỷ 21″.
Và bởi vì các động tính nền tảng của sự chia cách này bắt nguồn từ sự so le giữa tốc độ thay đổi của tiến hóa sinh học trên một bình diện (rất chậm) và thay đổi lịch sử hay công nghệ trên một bình diện khác (quá nhanh), rất khó để làm thế nào cho khoảng cách này có thể được đóng lại. Chúng ta không muốn dừng sự tiến bộ, và nếu thế thì chúng ta càng làm cho có sự tiến bộ hơn, thì những trụ cây số của tuổi truởng thành hôm nay sẽ bị dời ra xa hơn, và văn hoá trở nên trọng đại hơn.
Có một mối liên hệ giữa hiện tượng “bỏ lại phía sau” và sự trổi dậy của cực hữu ở châu Âu. Khi số lượng những người trẻ thất nghiệp, bất mãn, tuyệt vọng gia tăng, thì sức hấp dẫn của những lời dụ hoặc cực đoan cũng tăng theo – cho cả hai bên. Về phía người Hồi giáo, có sự lớn tiếng hơn của Nhà Nuớc Hồi Giáo về giết những kẻ ngoại đạo. Bên phía cực hữu, họ to tiếng hơn về những kẻ Hồi Giáo cực đoan. Giống như trong một nhà hàng đông đúc, càng ồn ào những tiếng nói, thì những tiếng nói càng to hơn.
Tôi dùng từ ngữ những người “thành công” này, bởi vì cái khoảng cách trong câu hỏi được đặt ra, không chỉ đơn giản là giữa người giàu và người nghèo. Những nhà học giả thành đạt như Pamuk (nói trên) cũng cảm nhận ra nó. Nhà văn Pankaj Mishra, sinh ra ở Uttar Pradesh, Ấn Độ, năm 1969, là một ngôi sao đang lên của Đông Phương, ông viết về thế luỡng nan (dilemma) của các nhà trí thức châu Á, sự lựa chọn Hobson (chỉ có một, cho nên lấy hoặc không) mà họ phải đối mặt giữa việc rút vào trong vòng tay của các nền văn hóa cổ xưa của họ hoặc nhận lấy các phuơng cách của phương Tây, chính yếu là vì muốn có sức mạnh để chống lại phương Tây. Đây là nghịch lý của họ: Hoặc là chấp nhận con ngựa gỗ gài vào thành Troy (Trojan horse) của văn hóa phương Tây để am tuờng những “bí mật” của nó – công nghệ, tổ chức, bộ máy hành chánh và sức mạnh để hình thành một quốc gia – hoặc chấp nhận vai trò đám đông làm cảnh giá rẽ (underpaid extras) trong một bộ phim, một lịch sử rất phụ và “phổ thông” giúp phương Tây làm siêu sao chói lọi. Trong bài sau của tôi, tôi sẽ khảo sát nhiều hơn về những kiến thức sâu sắc của Mishra trong các cuốn sách của ông.
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chơi vơi trí tuệ
Tác giả: Jay Ogilvy
Người dịch: Lê Minh Nguyên
Cuộc tấn công vào tờ báo trào phúng Charlie Hebdo ở Pháp và hậu quả của nó trên các đường phố cũng như trên các cơ quan truyền thông đã làm cho người ta có ý muốn phủi bụi để xem lại cuốn sách xuất bản năm 1996 của Samuel Huntington “Sự Đụng Độ Giữa Các Nền Văn Minh và Tái Xây Trật Tự Thế Giới” (The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order). Mặc dù ông đã gây ra những chỉ trích do từ cuốn sách này cũng như những bài báo ông viết trước đó vào năm 1993 trong tạp chí Foreign Affairs, các sự kiện gần đây có vẻ như chứng minh lời tiên tri của ông.
Có phải vậy không?
Trong khi tôi không có ý phủ nhận tầm quan trọng của tôn giáo và văn hóa như là những lực đẩy của động tính địa chính trị, tôi sẽ cho rằng, cái điều quan trọng hơn, so với sự đụng độ giữa các nền văn minh lớn, là sự đụng độ ở bên trong của mỗi nền văn minh lớn. Đây là sự đụng độ giữa những người “thành công” (made it – trong cái ý nghĩa vẫn còn chưa định rõ) và những người bị “bỏ lại phía sau” (left behind) – một mệnh đề giàu âm huởng trái ngang.
Trước khi tôi lập luận, tôi muốn báo truớc rằng luận điểm mà tôi muốn trình bày thì tương đối hơi khó hiểu. Vì vậy, để giúp cho sự rõ ràng, tôi muốn nêu ra những gì tôi không nói, trước khi tôi trình bày quan điểm của tôi. Tôi không cho rằng đạo Hồi như một tổng thể thì có vẻ như là thoái hóa. Tôi không đồng ý với quan điểm của tác giả Sam Harris hôm tháng Muời 2014, trong “Tương Tác với Bill Maher” (Real Time with Bill Maher), rằng “Hồi giáo là nguồn cơn của những ý tưởng xấu.” Tôi cũng không nói rằng tất cả các tôn giáo, một cách nào đó đều bình đẳng, hay văn hóa không quan trọng. Các bài viết trong quyển sách “Chính Là Văn Hoá” (Culture Matters), mà Huntington giúp chỉnh sửa, cho rằng các nền văn hóa khác nhau có lợi thế riêng khác nhau, khi đi vào cạnh tranh kinh tế. Những bài tiểu luận này được xây dựng trên nền tảng của Max Weber đặt ra trong công trình nghiên cứu năm 1905 “Nền Luân Lý Tin Lành và Tinh Thần Của Chủ Nghĩa Tư Bản” (The Protestant Ethic and the Spirit of Capitalism). Nó chỉ là “mùi hôi lưu huỳnh của chủng tộc”, như sử gia David Landes của Harvard viết lời tựa cho bài tiểu luận đầu tiên trong cuốn “Chính Là Văn Hoá”, nó làm cho các học giả giữ khoảng cách với các mối quan hệ chưa được nghiên cứu đủ sâu giữa văn hóa và hoạt động kinh tế.
Thành công trong thế giới hiện đại
Về vấn đề những lợi thế riêng hay những nhược điểm của các nền văn hóa khác nhau thì rất phức tạp và càng ngày càng phức tạp hơn bởi vì với sự hiện đại và sự toàn cầu hóa, cuộc sống của chúng ta đang trở nên phức tạp hơn. Tất cả chúng ta ngày nay có thể gặp mặt với nhau, điều mà những thế kỷ trước không thể có được. Dù là qua ngã du lịch hay viễn thông hay các phương tiện truyền thông ngày càng phổ biến và rẻ tiền, mỗi một người trong chúng ta đều có ý thức văn hóa hơn so với các thời kỳ của quá khứ. Điều này thì hiển nhiên. Những gì không hiển nhiên là những hệ quả xã hội và tâm lý của những sự so sánh không thể tránh khỏi của nhận thức này mời gọi chúng ta: Làm sao chúng ta đo đếm được, như những cá nhân cũng như những nền văn minh?
Trong thế giới hiện đại, sự phát triển của cá nhân con người, mà một phần gắn liền với văn hóa, ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nếu ta nghĩ cuộc sống của một con người như là một cuộc thi đua chạy bộ – tựa như như sự phát triển từ trẻ thơ đến truởng thành là một khoảng cách nhất định – thì sự phát triển qua nhiều ngàn năm qua đã di chuyển những trụ cây số của sự trưởng thành ra xa hơn. Nói đơn giản là phải mất nhiều thời gian hơn để học hỏi những kỹ năng để “thành công” như một người lớn. Chắc chắn là có những kỹ năng mà tổ tiên ta trong Thời Kỳ Đồ Đá có được mà chúng ta ngày nay không có, nhưng họ không phải khai thuế lợi tức hay tìm mua bảo hiểm. Những nhà tư tưởng hậu hiện đại đã chỉ trích cái ý tưởng về tiến bộ, và có lẽ chúng ta nên cần có một khái niệm khoan dung đa nguyên. Tuy nhiên, đã có những cải tiến không thể chối cãi trong nhiều cách đo căn bản về sự tiến bộ của con người. Điều này có được từ sự cải thiện các thống kê về nhân khẩu học như trọng luợng khi sinh ra, chiều cao và tuổi thọ, cũng như sự giảm nghèo và mù chữ. Để nói cho đơn giản hơn, như là con người, chúng ta đã đi một chặng đường dài.
Nhưng những thành tựu lịch sử này phải trả bằng một cái giá. Nó thật không dễ cho những cá nhân để am tuờng các cấu trúc phức tạp này mà chúng ta gọi là nền văn minh hiện đại với các cơ sở và các định chế, văn hóa, lịch sử, khoa học và pháp luật. Một đứa trẻ không thể làm được việc này. Một em bé sinh ra trong thế giới ngày hôm nay, về sinh học rất giống với một em bé sinh ra cách đây 10.000 năm trước; sự tiến hóa sinh học đơn giản là quá chậm và không thể trang bị cho chúng ta để quản lý nỗi cái cấu trúc này. Và giai đoạn thơ ấu càng ngày càng dài ra. “Chưa dứt sửa” (neoteny) là thuật ngữ sinh học để diễn tả việc kéo dài thời gian mà con cái vẫn còn phụ thuộc vào cha mẹ. Ở một số sinh vật, như cá hay nhện, các con mới sinh có thể tự lo cho nó ngay lập tức. Trong các sinh vật khác – như vịt, hươu, chó và mèo – những con mới sinh lệ thuộc vào mẹ của chúng chỉ trong vài tuần. Ở con người, thời kỳ lệ thuộc kéo dài trong nhiều năm. Và khi những thế hệ và những thế kỷ trôi qua, đặc biệt là gần đây, giai đoạn lệ thuộc tiếp tục kéo dài ra hơn.
Như sử gia Pháp Philippe Aries cho chúng ta biết trong “Những Thế Kỷ Của Tuổi Thơ” (Centuries of Childhood), “trong xã hội thời Trung cổ, ý tưởng về thời thơ ấu không hiện hữu.” Trước hiện đại, những người trẻ là những người lớn trong cái khung nhỏ, cố gắng để thích hợp với bất cứ nơi nào mà chúng có thể. Nhưng rồi tuổi thơ đã được tạo tác ra (invented). Luật lao động trẻ em giữ chúng bên ngoài các hãng xuởng, và luật về trốn học giữ chúng bên trong các trường công lập. Dẫn một ví dụ gần đây về việc luật cho gia hạn thời thơ ấu, còn được gọi là chưa dứt sửa, đó là tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng ông dự định sẽ cho đại học cộng đồng dạy miễn phí bất kỳ ai tốt nghiệp trung học, do đó kéo dài tuổi học trò thêm hai năm.
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và đào tạo một đứa bé trung bình của chúng ta đã trở nên lớn hơn nhiều, so với chỉ một mùa của những con gấu con. Và nó có vẻ như càng tiếp tục kéo dài ra khi ngày càng nhiều những đứa con hơn 20 và thậm chí hơn 30 tuổi thấy rẻ hơn để sống với cha mẹ, cho dù có hay không có ghi danh đi học trung học hay đại học. Các chương trình đào tạo cần thiết để phát triển như một người lớn dường như lâu dài hơn, những trụ cây số cho sự trưởng thành đúng nghĩa cứ dời xa ra từ “điểm bắt đầu” trong khi điểm bắt đầu này không thay đổi. Cơ thể sinh học của chúng ta đã không khi nào thay đổi kịp để bắt gần với mức thay đổi của lịch sử. Và khoảng cách tiếp tục lớn này giữa thời kỳ thơ ấu và thời kỳ trưởng thành của ngày hôm nay nó xảy ra cho mọi nền văn minh, chứ không chỉ cho văn minh Hồi giáo.
Bức tranh bây giờ dĩ nhiên trở nên phức tạp, vì lịch sử đau thương của các mối quan hệ giữa những nền văn minh lớn trên thế giới, rõ ràng để lại những tầng lớp khác nhau của sự phát triển, cùng với những mức độ khác nhau của sự thành công. Các nền dân chủ Kitô giáo đã vượt trội về kinh tế và văn hóa so với phần còn lại của thế giới. Đây có phải là một tai nạn? Hay là vì có một cái gì đó trong phần mềm của văn hóa phương Tây làm cho nó có khả năng tốt hơn trong việc phục vụ các nhu cầu của người dân so với các phần mềm của văn hóa được gọi là Hồi giáo?
Những Người Bị Bỏ Phía Sau
Rõ ràng có một cảm giác trong số rất nhiều nguời trong thế giới Hồi giáo rằng họ, như một nền văn minh, đã bị “bỏ lại phía sau” của lịch sử. Hãy xem đoạn văn sau đây trong tác phẩm “Tuyết” (Snow), cuốn tiểu thuyết của tác giả Orhan Pamuk đoạt giải Nobel của Thổ Nhĩ Kỳ:
“‘Chúng tôi nghèo và không đáng kể’, Fazul nói, với sự tức giận lạ thuờng trong giọng nói của ông. ‘Các cuộc đời tồi tệ của chúng tôi không có chỗ đứng trong lịch sử loài người. Một ngày nào đó tất cả chúng tôi hiện nay đang sống ở Kars sẽ chết và biến mất. Không ai sẽ nhớ đến chúng tôi; không ai sẽ quan tâm đến những chuyện gì đã xảy ra cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ dành cả ngày để tranh cãi loại khăn gì cho phụ nữ quấn quanh đầu của họ, và không có ai thèm để ý một chút nào, bởi vì chúng tôi bị nuốt bởi những gấu ó vụn vặt riêng và ngu ngốc của chúng tôi. Khi tôi thấy rất nhiều người xung quanh tôi sống một cuộc đời ngu ngốc như vậy và sau đó biến mất không một dấu vết, thì một cơn giận dâng trào trong tôi… “
Lúc đầu, tôi có đề cập đến một mệnh đề giàu âm huởng trái ngang về những người bị “bỏ lại phía sau”. Tôi nghĩ đến hai ứng dụng khác gần đây: thứ nhất, đạo luật cải tổ giáo dục ở Hoa Kỳ được gọi là “Không Em Bé Nào Bị Bỏ Rơi” (No Child Left Behind Act); thứ hai, loạt 13 tiểu thuyết bán chạy nhất của Tim LaHaye và Jerry Jenkins mà trong đó những người được cứu rỗi (Rapture) là những nguời có đức tin thực sự, trong khi những người tội lỗi là những nguời bị “bỏ lại phía sau.” Trong cả hai truờng hợp áp dụng, rõ ràng là cái xấu bị bỏ lại phía sau.
Sự chia cách ngày càng tăng này giữa những người thành công và những người bị bỏ lại phía sau đang xảy ra trên toàn cầu, trong mỗi nền văn minh lớn, chứ không phải chỉ có đạo Hồi. Để trích lời Ian Morris, một nhà bình luận đồng nghiệp của tôi trong viện Stratfor, mới trong tuần qua:
“Văn hóa là cái gì mà chúng ta có thể thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh thay vì chờ đợi, như các sinh vật khác đã phải làm, bởi vì các genes của chúng ta tiến hoá dưới những áp lực của sự chọn lọc tự nhiên. Nó đưa đến hậu quả là, mặc dù chúng ta cơ bản vẫn là sinh vật tương tự như khi chúng ta phát minh ra nông nghiệp vào cuối thời kỳ băng hà (ice age), các hoạt cảnh xã hội của chúng ta đã phát triển càng ngày càng nhanh hơn và sẽ tiếp tục như vậy với tốc độ ngày càng gia tăng trong thế kỷ 21″.
Và bởi vì các động tính nền tảng của sự chia cách này bắt nguồn từ sự so le giữa tốc độ thay đổi của tiến hóa sinh học trên một bình diện (rất chậm) và thay đổi lịch sử hay công nghệ trên một bình diện khác (quá nhanh), rất khó để làm thế nào cho khoảng cách này có thể được đóng lại. Chúng ta không muốn dừng sự tiến bộ, và nếu thế thì chúng ta càng làm cho có sự tiến bộ hơn, thì những trụ cây số của tuổi truởng thành hôm nay sẽ bị dời ra xa hơn, và văn hoá trở nên trọng đại hơn.
Có một mối liên hệ giữa hiện tượng “bỏ lại phía sau” và sự trổi dậy của cực hữu ở châu Âu. Khi số lượng những người trẻ thất nghiệp, bất mãn, tuyệt vọng gia tăng, thì sức hấp dẫn của những lời dụ hoặc cực đoan cũng tăng theo – cho cả hai bên. Về phía người Hồi giáo, có sự lớn tiếng hơn của Nhà Nuớc Hồi Giáo về giết những kẻ ngoại đạo. Bên phía cực hữu, họ to tiếng hơn về những kẻ Hồi Giáo cực đoan. Giống như trong một nhà hàng đông đúc, càng ồn ào những tiếng nói, thì những tiếng nói càng to hơn.
Tôi dùng từ ngữ những người “thành công” này, bởi vì cái khoảng cách trong câu hỏi được đặt ra, không chỉ đơn giản là giữa người giàu và người nghèo. Những nhà học giả thành đạt như Pamuk (nói trên) cũng cảm nhận ra nó. Nhà văn Pankaj Mishra, sinh ra ở Uttar Pradesh, Ấn Độ, năm 1969, là một ngôi sao đang lên của Đông Phương, ông viết về thế luỡng nan (dilemma) của các nhà trí thức châu Á, sự lựa chọn Hobson (chỉ có một, cho nên lấy hoặc không) mà họ phải đối mặt giữa việc rút vào trong vòng tay của các nền văn hóa cổ xưa của họ hoặc nhận lấy các phuơng cách của phương Tây, chính yếu là vì muốn có sức mạnh để chống lại phương Tây. Đây là nghịch lý của họ: Hoặc là chấp nhận con ngựa gỗ gài vào thành Troy (Trojan horse) của văn hóa phương Tây để am tuờng những “bí mật” của nó – công nghệ, tổ chức, bộ máy hành chánh và sức mạnh để hình thành một quốc gia – hoặc chấp nhận vai trò đám đông làm cảnh giá rẽ (underpaid extras) trong một bộ phim, một lịch sử rất phụ và “phổ thông” giúp phương Tây làm siêu sao chói lọi. Trong bài sau của tôi, tôi sẽ khảo sát nhiều hơn về những kiến thức sâu sắc của Mishra trong các cuốn sách của ông.
MM chuyển