Di Sản Hồ Chí Minh

Chọn lựa duy nhất của dân tộc Việt Nam

Căng thẳng trên Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông Nam Á cao thêm một nấc sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế Việt Nam từ 2 tháng 5 năm 2014.
Đại Dương


(VNTB) Căng thẳng trên Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông Nam Á cao thêm một nấc sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế Việt Nam từ 2 tháng 5 năm 2014.

Bắc Kinh tự ý rút giàn khoan về gần đảo Hải Nam vào 15 tháng 7, trước thời hạn dự trù 1 tháng làm cho tình hình căng thẳng trên Biển Nam Trung Hoa chùng xuống đôi chút theo chiến thuật "căng chùng, chùng căng" cố hữu của chủ nghĩa Đại Hán.

Trung Cộng nói vì bão, do đã hoàn tất việc thăm dò dầu hoả nên cần thời gian để nghiên cứu các dữ kiện, số liệu thu thập trước khi quyết định sẽ làm gì tiếp theo. Quyết định của Bắc Kinh nhằm ngăn Việt Nam theo chân Phi Luật Tân mà kiện ra trước các Toà án Quốc tế và kéo Hà Nội vào bàn đàm phán song phương để phá vỡ chủ trương quốc-tế-hoá tranh chấp Biển Đông.

Việt Nam hân hoan vì đã hành động khôn ngoan, tránh được xung đột quân sự nên cùng với cộng đồng quốc tế tạo sức ép buộc Trung Cộng phải thoái lui.

“Lý tưởng tương thông”

Nhưng, nguồn gốc tranh chấp và xung đột trong khu vực vẫn sừng sững, đe doạ các quốc gia duyên hải Đông Nam Á như Việt Nam, đòi hỏi những biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu.

Việt Nam nằm trong khâu yếu nhất của chiến lược “cường quốc đại dương” xuất phát từ con đường “Giấc mơ Trung Hoa Vĩ đại” được Chủ tịch Tập Cận Bình đẩy mạnh kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2013 trong điều kiện Chính phủ Barack Obama nói nhiều làm ít.

Với “Sơn thuỷ tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hoá tương đồng, Vận mệnh tương quan” do Giang Trạch Dân ban cho vào tháng 11 năm 1991, có nghĩa “Sông núi gắn liền, Cùng chung lý tưởng, Hoà nhập văn hoá, Có chung định mệnh” được đảng Cộng sản Việt Nam khái quát thành “Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai” như chiếc thòng lọng buộc vào cổ dân tộc Việt Nam. 

Bắc Kinh muốn “đập” Phi Luật Tân một trận để dằn mặt, nhưng chạm phải Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương Mỹ-Phi và sự khôn ngoan, quyết đoán của Tổng thống Benigno Aquino III vì dám kiện Trung Cộng ra trước Toà án Trọng tài về Luật Biển năm 1982. Aquino thừa nhận Phi Luật Tân yếu nên phải nhờ Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản bảo vệ bằng cách cho phép quân đội Mỹ tiếp cận nhiều căn cứ quân sự. Aquino tiếp nhận khí tài quân sự và sẵn sàng chấp thuận cho Nhật Bản can thiệp khi Phi Luật Tân bị tấn công.

Nhưng, chính sách 3 không của Việt Nam “không có căn cứ quân sự của nước ngoài, không liên minh quân sự, không dựa nước này chống nước kia” khiến đất nước cô đơn trước bất cứ cuộc tấn công nào từ bên ngoài. Việt Nam tiếp giáp đất, biển với Trung Cộng cũng làm gia tăng nguy cơ bị xâm lấn, đồng hoá hơn bất cứ quốc gia duyên hải Đông Nam Á nào khác.

Trước bối cảnh bất lợi đó, dân tộc Việt Nam cần làm gì để bảo toàn nòi giống, bảo vệ Tổ quốc thân yêu?

Người Việt, không phải đảng Cộng sản

Điều đầu tiên và tiên quyết là người Việt Nam chứ không phải đảng Cộng sản có toàn quyền quyết định số phận và tương lai của dân tộc. Quyền chọn lựa lãnh đạo tài đức nằm trong tay dân tộc chứ không do đảng Cộng sản áp đặt.

Suốt chiều dài lãnh đạo, đảng Cộng sản đã phạm những sai lầm chiến lược nghiêm trọng khiến cho Việt Nam không thể phát triển như một quốc gia bình thường.

Đảng Cộng sản Việt Nam đơn phương quyết định tiến hành cuộc “cách mạng bạo lực” do mù mắt trước “xu thế giải thực” trên thế giới xuất phát từ sau Đệ nhất Thế chiến và được đẩy mạnh sau khi Thế chiến Thứ hai kết thúc. Sai lầm này đã cướp đi 4 triệu sinh mạng Con Hồng Cháu Lạc, một đất nước tan nát vì bom đạn, một mối hận thù dân tộc đến nay vẫn chưa nguôi, một xã hội hằn học và chia rẽ ngày càng khó hàn gắn, một tâm thức lệ thuộc ngoại bang, một nền độc lập dân tộc muộn màng.

Tại Châu Á và Châu Phi có 14 quốc gia cùng hoàn cảnh bị ngoại bang cai trị như Việt Nam đã giành được độc lập dân tộc sớm hơn 30 năm, đất nước nguyên vẹn, thiệt hại nhân mạng chẳng đáng kể nhờ chọn con đường “đấu tranh bất bạo động” thuận theo xu hướng giải thực toàn cầu.

Ở vào thập niên thứ hai của thế kỷ thứ 21 mà đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn kể công trạng “giải phóng dân tộc”, chẳng phải thuộc vào loại có đầu óc bệnh hoạn hay sao?

Cuộc cách mạng bạo lực do đảng Cộng sản tiến hành còn chĩa họng súng vào người đồng chủng  qua các vụ thanh trừng đẫm máu với những ai không khuất phục chủ nghĩa Mác-Lê. Cải cách ruộng đất diễn ra khắp thế giới trong thế kỷ 20, nhưng khi đến Việt Nam đã mang theo các cố vấn Trung Cộng nên gieo rắc kinh hoàng ở nông thôn miền Bắc từ 1950-1953 với 172.000 nạn nhân - theo thống kê của Nhà nước ghi trong cuốn Lịch sử Kinh tế tập II - mà oan sai tới 72%. Nhưng, con số này dao động tới 675.000 nếu tính theo quy định tỉ lệ địa chủ chiếm 5,6% dân số. Số người bị giết từ 15.000 đến 50.000. Ác tính con người dẫn tới các vụ nhục hình như thời Trung cổ nên tội ác chống nhân loại của tập đoàn lãnh đạo khó bác bỏ.

23 năm tụt hậu

Sau Đệ nhị Thế chiến, một số quốc gia tình nguyện theo Liên Xô như Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba, hoặc bị bắt buộc như các nước Đông Âu, Trung Âu, Caucasus đều chuốc lấy thảm hoạ. Trái lại các quốc gia nghiêng về phía Tây Phương đều tránh được tai hoạ và phát triển hài hoà.

Ba quốc gia bị chia đôi sau Thế chiến Thứ hai mà chỉ có Việt Nam chịu thiệt hại nhiều nhất, do sự điên cuồng của đảng Cộng sản quyết thống nhất đất nước bằng xương máu của 4 triệu người cùng nòi giống.

Đông Đức không tấn công Tây Đức vì có binh lính Mỹ, Anh, Pháp trú đóng để rồi thống nhất trong hoà bình vào năm 1990. Tây Đức tốn hơn 3.500 tỉ USD làm đầu tàu kéo Đông Đức theo kịp đà phát triển toàn cầu.

Bắc Hàn rất muốn dùng vũ lực để thống trị Nam Hàn, nhưng bị dội vì 28.500 lính Mỹ được Liên Hiệp Quốc uỷ nhiệm vẫn hiện diện ở phía Nam sau khi ký kết Hiệp định Đình chiến năm 1953. Ngày nay, Đại Hàn Dân Quốc trở thành quốc gia công nghiệp, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới với lợi tức bình quân đầu người 24.000 USD vào năm 2013 so với 583 USD của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và 1.900 của Việt Nam.

Năm 2009, Nhật Bản đã yểm trợ cho quân Mỹ đồn trú 5,6 tỉ USD. Từ năm 1991, Đại Hàn bắt đầu chi trả kinh phí cho quân Mỹ đồn trú và lên tới mức 897 triệu USD vào năm 2014. Nhật Bản và Đại Hàn đã được bảo đảm an ninh để phát triển thần tốc nhờ chính phủ và dân chúng biết đặt quyền lợi dân tộc trên kiểu sĩ diện hảo.

 Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã kìm hãm sự phát triển của đất nước và làm cho Việt Nam lệ thuộc ngày càng sâu đậm vào Trung Cộng. Để tăng lợi tức bình quân đầu người lên gấp đôi, Việt Nam cần 23 năm so với 10 của Indonesia, 8 của Thái Lan, 6 của Tân Gia Ba và 4,7 của Đại Hàn. Không phải dân Việt Nam kém cỏi mà do sự lãnh đạo trì độn của đảng.

Đừng “buôn nước bọt”

Đứng trước nguy cơ mất thêm từng mãnh cơ đồ vào tay Trung Cộng, dân tộc Việt Nam cần có viễn kiến sáng suốt để xác định chính xác ai là kẻ thù từ bên ngoài, ai là kẻ nội thù, ai là bạn mà tìm liên minh nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và bảo tồn dân tộc.

Việt Nam yếu thế hơn Trung Cộng trên nhiều phương diện, đặc biệt trên biển, trên không và vũ khí huỷ diệt hàng loạt nên không thể đơn độc giành thắng lợi. Do đó, liên minh quân sự với các cường quốc biển để răn đe hành động điên rồ của Bắc Kinh trở thành một nhiệm vụ cấp bách, không thể thoái thác mà phải chấp nhận việc trả giá. Trong quan hệ quốc tế chẳng có gì cho không, biếu không mà phải có qua có lại, có tính chất pháp lý mới bền vững.

Lãnh thổ và chủ quyền quốc gia có giá trị vĩnh cữu khi được luật pháp quốc tế công nhận, nên Việt Nam cần lập tức tham gia với Phi Luật Tân trong vụ kiện Bắc Kinh trước Toà án Trọng Tài về Luật Biển.

Tiếp theo, Việt Nam phải kiện Trung Cộng ra trước Toà án Công lý Quốc tế vì đã cưỡng đoạt Quần đảo Hoàng Sa, tức Paracel Islands, tức Tây Sa. Dù cho Bắc Kinh có từ chối như từng làm vào năm 1932 và 1947 thì Việt Nam vẫn chứng tỏ một quốc gia tuân thủ và biết vận dụng Luật Biển 1982 để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Việt Nam cũng phải kiện Bắc Kinh vì xâm phạm Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm Lục địa được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 quy định.

Trước Toà án Quốc tế, các bên đều bình đẳng không phân biệt nước lớn hay nước nhỏ. Ngược lại, tại bàn đàm phán song phương, cường quốc có nhiều lợi thế lấn át nhược tiểu.

Hoa Kỳ đang lần lượt chuyển 60% lực lượng Hải quân vào Biển Đông. Nhật Bản đã trở thành “quốc gia bình thường” để có thể tiếp cứu đồng minh, thân hữu khi bị tấn công. Mỹ, Úc, Nhật đã kết thành liên minh trên thực tế, tuy chưa có hiệp ước chính thức, để duy trì nguyên trạng hoà bình, phát triển tại Châu Á-Thái Bình Dương.

Các quốc gia Đông Nam Á ngày càng có xu hướng đoàn kết trước mưu đồ đen tối của Bắc Kinh nên Việt Nam không thể đứng ngoài mà chờ sung rụng. Chẳng ai chịu cứu giúp khi Việt Nam chỉ  thích “buôn nước bọt”.

Sự lệ thuộc kinh tế quá nhiều vào Trung Cộng làm cho Bắc Kinh có điều kiện sử dụng lưỡi dao kinh tế để xẻo từng miếng cơ đồ Việt Nam. Vì thế, bằng mọi giá Việt Nam phải gia nhập bằng được vào Hiệp ước Đối tác Xuyên-Thái Bình Dương để dựa vào 11 nền kinh tế quan trọng mà thoát dần khỏi bóng ma Trung Cộng. 
  http://www.ijavn.org/2014/07/vntb-chon-lua-duy-nhat-cua-dan-toc-viet.html                                 
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chọn lựa duy nhất của dân tộc Việt Nam

Căng thẳng trên Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông Nam Á cao thêm một nấc sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế Việt Nam từ 2 tháng 5 năm 2014.
Đại Dương


(VNTB) Căng thẳng trên Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông Nam Á cao thêm một nấc sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế Việt Nam từ 2 tháng 5 năm 2014.

Bắc Kinh tự ý rút giàn khoan về gần đảo Hải Nam vào 15 tháng 7, trước thời hạn dự trù 1 tháng làm cho tình hình căng thẳng trên Biển Nam Trung Hoa chùng xuống đôi chút theo chiến thuật "căng chùng, chùng căng" cố hữu của chủ nghĩa Đại Hán.

Trung Cộng nói vì bão, do đã hoàn tất việc thăm dò dầu hoả nên cần thời gian để nghiên cứu các dữ kiện, số liệu thu thập trước khi quyết định sẽ làm gì tiếp theo. Quyết định của Bắc Kinh nhằm ngăn Việt Nam theo chân Phi Luật Tân mà kiện ra trước các Toà án Quốc tế và kéo Hà Nội vào bàn đàm phán song phương để phá vỡ chủ trương quốc-tế-hoá tranh chấp Biển Đông.

Việt Nam hân hoan vì đã hành động khôn ngoan, tránh được xung đột quân sự nên cùng với cộng đồng quốc tế tạo sức ép buộc Trung Cộng phải thoái lui.

“Lý tưởng tương thông”

Nhưng, nguồn gốc tranh chấp và xung đột trong khu vực vẫn sừng sững, đe doạ các quốc gia duyên hải Đông Nam Á như Việt Nam, đòi hỏi những biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu.

Việt Nam nằm trong khâu yếu nhất của chiến lược “cường quốc đại dương” xuất phát từ con đường “Giấc mơ Trung Hoa Vĩ đại” được Chủ tịch Tập Cận Bình đẩy mạnh kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2013 trong điều kiện Chính phủ Barack Obama nói nhiều làm ít.

Với “Sơn thuỷ tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hoá tương đồng, Vận mệnh tương quan” do Giang Trạch Dân ban cho vào tháng 11 năm 1991, có nghĩa “Sông núi gắn liền, Cùng chung lý tưởng, Hoà nhập văn hoá, Có chung định mệnh” được đảng Cộng sản Việt Nam khái quát thành “Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai” như chiếc thòng lọng buộc vào cổ dân tộc Việt Nam. 

Bắc Kinh muốn “đập” Phi Luật Tân một trận để dằn mặt, nhưng chạm phải Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương Mỹ-Phi và sự khôn ngoan, quyết đoán của Tổng thống Benigno Aquino III vì dám kiện Trung Cộng ra trước Toà án Trọng tài về Luật Biển năm 1982. Aquino thừa nhận Phi Luật Tân yếu nên phải nhờ Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản bảo vệ bằng cách cho phép quân đội Mỹ tiếp cận nhiều căn cứ quân sự. Aquino tiếp nhận khí tài quân sự và sẵn sàng chấp thuận cho Nhật Bản can thiệp khi Phi Luật Tân bị tấn công.

Nhưng, chính sách 3 không của Việt Nam “không có căn cứ quân sự của nước ngoài, không liên minh quân sự, không dựa nước này chống nước kia” khiến đất nước cô đơn trước bất cứ cuộc tấn công nào từ bên ngoài. Việt Nam tiếp giáp đất, biển với Trung Cộng cũng làm gia tăng nguy cơ bị xâm lấn, đồng hoá hơn bất cứ quốc gia duyên hải Đông Nam Á nào khác.

Trước bối cảnh bất lợi đó, dân tộc Việt Nam cần làm gì để bảo toàn nòi giống, bảo vệ Tổ quốc thân yêu?

Người Việt, không phải đảng Cộng sản

Điều đầu tiên và tiên quyết là người Việt Nam chứ không phải đảng Cộng sản có toàn quyền quyết định số phận và tương lai của dân tộc. Quyền chọn lựa lãnh đạo tài đức nằm trong tay dân tộc chứ không do đảng Cộng sản áp đặt.

Suốt chiều dài lãnh đạo, đảng Cộng sản đã phạm những sai lầm chiến lược nghiêm trọng khiến cho Việt Nam không thể phát triển như một quốc gia bình thường.

Đảng Cộng sản Việt Nam đơn phương quyết định tiến hành cuộc “cách mạng bạo lực” do mù mắt trước “xu thế giải thực” trên thế giới xuất phát từ sau Đệ nhất Thế chiến và được đẩy mạnh sau khi Thế chiến Thứ hai kết thúc. Sai lầm này đã cướp đi 4 triệu sinh mạng Con Hồng Cháu Lạc, một đất nước tan nát vì bom đạn, một mối hận thù dân tộc đến nay vẫn chưa nguôi, một xã hội hằn học và chia rẽ ngày càng khó hàn gắn, một tâm thức lệ thuộc ngoại bang, một nền độc lập dân tộc muộn màng.

Tại Châu Á và Châu Phi có 14 quốc gia cùng hoàn cảnh bị ngoại bang cai trị như Việt Nam đã giành được độc lập dân tộc sớm hơn 30 năm, đất nước nguyên vẹn, thiệt hại nhân mạng chẳng đáng kể nhờ chọn con đường “đấu tranh bất bạo động” thuận theo xu hướng giải thực toàn cầu.

Ở vào thập niên thứ hai của thế kỷ thứ 21 mà đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn kể công trạng “giải phóng dân tộc”, chẳng phải thuộc vào loại có đầu óc bệnh hoạn hay sao?

Cuộc cách mạng bạo lực do đảng Cộng sản tiến hành còn chĩa họng súng vào người đồng chủng  qua các vụ thanh trừng đẫm máu với những ai không khuất phục chủ nghĩa Mác-Lê. Cải cách ruộng đất diễn ra khắp thế giới trong thế kỷ 20, nhưng khi đến Việt Nam đã mang theo các cố vấn Trung Cộng nên gieo rắc kinh hoàng ở nông thôn miền Bắc từ 1950-1953 với 172.000 nạn nhân - theo thống kê của Nhà nước ghi trong cuốn Lịch sử Kinh tế tập II - mà oan sai tới 72%. Nhưng, con số này dao động tới 675.000 nếu tính theo quy định tỉ lệ địa chủ chiếm 5,6% dân số. Số người bị giết từ 15.000 đến 50.000. Ác tính con người dẫn tới các vụ nhục hình như thời Trung cổ nên tội ác chống nhân loại của tập đoàn lãnh đạo khó bác bỏ.

23 năm tụt hậu

Sau Đệ nhị Thế chiến, một số quốc gia tình nguyện theo Liên Xô như Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba, hoặc bị bắt buộc như các nước Đông Âu, Trung Âu, Caucasus đều chuốc lấy thảm hoạ. Trái lại các quốc gia nghiêng về phía Tây Phương đều tránh được tai hoạ và phát triển hài hoà.

Ba quốc gia bị chia đôi sau Thế chiến Thứ hai mà chỉ có Việt Nam chịu thiệt hại nhiều nhất, do sự điên cuồng của đảng Cộng sản quyết thống nhất đất nước bằng xương máu của 4 triệu người cùng nòi giống.

Đông Đức không tấn công Tây Đức vì có binh lính Mỹ, Anh, Pháp trú đóng để rồi thống nhất trong hoà bình vào năm 1990. Tây Đức tốn hơn 3.500 tỉ USD làm đầu tàu kéo Đông Đức theo kịp đà phát triển toàn cầu.

Bắc Hàn rất muốn dùng vũ lực để thống trị Nam Hàn, nhưng bị dội vì 28.500 lính Mỹ được Liên Hiệp Quốc uỷ nhiệm vẫn hiện diện ở phía Nam sau khi ký kết Hiệp định Đình chiến năm 1953. Ngày nay, Đại Hàn Dân Quốc trở thành quốc gia công nghiệp, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới với lợi tức bình quân đầu người 24.000 USD vào năm 2013 so với 583 USD của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và 1.900 của Việt Nam.

Năm 2009, Nhật Bản đã yểm trợ cho quân Mỹ đồn trú 5,6 tỉ USD. Từ năm 1991, Đại Hàn bắt đầu chi trả kinh phí cho quân Mỹ đồn trú và lên tới mức 897 triệu USD vào năm 2014. Nhật Bản và Đại Hàn đã được bảo đảm an ninh để phát triển thần tốc nhờ chính phủ và dân chúng biết đặt quyền lợi dân tộc trên kiểu sĩ diện hảo.

 Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã kìm hãm sự phát triển của đất nước và làm cho Việt Nam lệ thuộc ngày càng sâu đậm vào Trung Cộng. Để tăng lợi tức bình quân đầu người lên gấp đôi, Việt Nam cần 23 năm so với 10 của Indonesia, 8 của Thái Lan, 6 của Tân Gia Ba và 4,7 của Đại Hàn. Không phải dân Việt Nam kém cỏi mà do sự lãnh đạo trì độn của đảng.

Đừng “buôn nước bọt”

Đứng trước nguy cơ mất thêm từng mãnh cơ đồ vào tay Trung Cộng, dân tộc Việt Nam cần có viễn kiến sáng suốt để xác định chính xác ai là kẻ thù từ bên ngoài, ai là kẻ nội thù, ai là bạn mà tìm liên minh nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và bảo tồn dân tộc.

Việt Nam yếu thế hơn Trung Cộng trên nhiều phương diện, đặc biệt trên biển, trên không và vũ khí huỷ diệt hàng loạt nên không thể đơn độc giành thắng lợi. Do đó, liên minh quân sự với các cường quốc biển để răn đe hành động điên rồ của Bắc Kinh trở thành một nhiệm vụ cấp bách, không thể thoái thác mà phải chấp nhận việc trả giá. Trong quan hệ quốc tế chẳng có gì cho không, biếu không mà phải có qua có lại, có tính chất pháp lý mới bền vững.

Lãnh thổ và chủ quyền quốc gia có giá trị vĩnh cữu khi được luật pháp quốc tế công nhận, nên Việt Nam cần lập tức tham gia với Phi Luật Tân trong vụ kiện Bắc Kinh trước Toà án Trọng Tài về Luật Biển.

Tiếp theo, Việt Nam phải kiện Trung Cộng ra trước Toà án Công lý Quốc tế vì đã cưỡng đoạt Quần đảo Hoàng Sa, tức Paracel Islands, tức Tây Sa. Dù cho Bắc Kinh có từ chối như từng làm vào năm 1932 và 1947 thì Việt Nam vẫn chứng tỏ một quốc gia tuân thủ và biết vận dụng Luật Biển 1982 để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Việt Nam cũng phải kiện Bắc Kinh vì xâm phạm Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm Lục địa được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 quy định.

Trước Toà án Quốc tế, các bên đều bình đẳng không phân biệt nước lớn hay nước nhỏ. Ngược lại, tại bàn đàm phán song phương, cường quốc có nhiều lợi thế lấn át nhược tiểu.

Hoa Kỳ đang lần lượt chuyển 60% lực lượng Hải quân vào Biển Đông. Nhật Bản đã trở thành “quốc gia bình thường” để có thể tiếp cứu đồng minh, thân hữu khi bị tấn công. Mỹ, Úc, Nhật đã kết thành liên minh trên thực tế, tuy chưa có hiệp ước chính thức, để duy trì nguyên trạng hoà bình, phát triển tại Châu Á-Thái Bình Dương.

Các quốc gia Đông Nam Á ngày càng có xu hướng đoàn kết trước mưu đồ đen tối của Bắc Kinh nên Việt Nam không thể đứng ngoài mà chờ sung rụng. Chẳng ai chịu cứu giúp khi Việt Nam chỉ  thích “buôn nước bọt”.

Sự lệ thuộc kinh tế quá nhiều vào Trung Cộng làm cho Bắc Kinh có điều kiện sử dụng lưỡi dao kinh tế để xẻo từng miếng cơ đồ Việt Nam. Vì thế, bằng mọi giá Việt Nam phải gia nhập bằng được vào Hiệp ước Đối tác Xuyên-Thái Bình Dương để dựa vào 11 nền kinh tế quan trọng mà thoát dần khỏi bóng ma Trung Cộng. 
  http://www.ijavn.org/2014/07/vntb-chon-lua-duy-nhat-cua-dan-toc-viet.html                                 
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm