Thân Hữu Tiếp Tay...
Chữ “Được” dưới thời Xã Nghĩa - Nguyễn Bá Chổi
( HNPĐ ) Mấy hôm rày, đọc tin nhà giáo Đinh Đăng Định “được đặc xá” và Đại Úy Nguyễn Hữu Cầu “được thả”, tôi lại hồi tưởng đến “cụm từ”ngày xưa còn bé thường nghe
( HNPĐ ) Mấy hôm rày, đọc tin nhà giáo Đinh Đăng Định “được đặc xá” và Đại Úy Nguyễn Hữu Cầu “được thả”, tôi lại hồi tưởng đến “cụm từ”ngày xưa còn bé thường nghe trong vùng Việt Minh,“được đóng thuế nông nghiệp”hay “được đi dân công”, mà tội nghiệp cho chữ “Được” dưới thời xã nghiã bị Kách Mạng hãm hiếp, Đảng bề hội đồng cực kỳ dã man.
Trước hết là chữ “Được” trong trường hợp “Nhà giáo Đinh Đăng Định được đặc xá” và “Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu được thả”.
Ai cũng biết, một cách nôm na, khi nói được cái này, được thế kia là ngươì ta nghĩ đến hai “đối tác”: bên cho và bên nhận . “Bên cho” là bên có cái gì đó, có một cách hợp tình hợp lý và hợp pháp. Một bầy ăn cướp xông vào nhà người ta, dí súng bắt trói chủ nhà lại, lấy hết tiền bạc báu vật, đến khi cảnh sát đến, phải trả lại của, cởi trói, thì không thể gọi là nạn nhân được cướp thả ra, song phải nói là bọn cướp phải thả nạn nhân. Bọn cướp có gì để mà cho, sao gọi việc nạn nhân lấy lại những gì thuộc về mình bị chúng tước đoạt là “được”?.
Hành động tương tự như đám cướp, Kách Mạng có quyền gì để tước đoạt hết quyền tự do của công dân Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Cầu đã được ghi rõ ràng trong Hiến Pháp do chính Kách Mạng lập ra và đặt tay lên long trọng tuyên thệ chấp hành nghiêm túc. Đến nay, vì bị Quốc tế can thiệp , thấy không thể tiếp tục giam cầm hành hạ người ta, Kách Mạng buộc phải trả lại Tự Do cho ông Cầu và ông Định, như bọn cướp phả trả lại tài sản và cởi trói chủ nhà, nên không thể gọi là “được đặc xá” hay “được thả”.
Đó là chữ “được” Kách Mạng được giữa trời, khi không mà có. Dưới thời Xã Nghĩa còn có chữ “được” bị dùng kiểu xỏ lá ba que để đâm vào mắt chọc vào tai thiên hạ. Đó là chữ “Được” trong “chụm”từ “Được đóng thuế, Được đi Dân Công.”
Mời bạn chịu khó đọc những lời từ miệng loa Kách Mạng dưới đây vẫn còn văng vẳng bên tai Cu Tèo dù đã trên 60 năm, rồi nhâm nhi những chữ “Được” giữa một lô những “Bị”, “Phải”, “Phạt”, “Xử lý” trong đó:
“A lô! A lô! Đồng bào nghe đây: Lệnh của Ủy Ban Nhân Dân xã: những ai có tên trong danh sách được đóng thuế nông nghiệp năm nay mau mau phải đóng trong ba ngày kề từ hôm nay. Ai nạp sau ngày quy định sẽ bị phạt; chẳng những phải đóng đầy đủ mà còn phải đóng thêm phần thuế phạt nhiều ít tuỳ theo thời gian trể . Còn những ai không nạp sẽ bị xử lý nghiêm theo luật pháp , A l ô, A l ô .”
“A lô! A lô! Đồng bào nghe đây: Lệnh của Ủy Ban Quân sự xã : những ai có tên trong danh sách được bình bầu đi Dân Công phải tập trung tại .. đúng ..giờ ngày để lên đường khẩn trương. Ai trốn tránh sẽ bị xử lý nghiêm chỉnh. A lô! A lô!”
Đó là điển hình cho những chữ “Được” trong tiếng Việt dưới thời Xã hội Chủ nghĩa .Ngẫm mà phục cho con đường Kách Mạng Bác đi mà bọn chống phá tổ cò bảo là con đường bác đi nó làm bi đát đến cả chữ nghĩa Việt Nam.
Nguyễn Bá Chổi
( HNPĐ )
( HNPĐ ) Mấy hôm rày, đọc tin nhà giáo Đinh Đăng Định “được đặc xá” và Đại Úy Nguyễn Hữu Cầu “được thả”, tôi lại hồi tưởng đến “cụm từ”ngày xưa còn bé thường nghe trong vùng Việt Minh,“được đóng thuế nông nghiệp”hay “được đi dân công”, mà tội nghiệp cho chữ “Được” dưới thời xã nghiã bị Kách Mạng hãm hiếp, Đảng bề hội đồng cực kỳ dã man.
Trước hết là chữ “Được” trong trường hợp “Nhà giáo Đinh Đăng Định được đặc xá” và “Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu được thả”.
Ai cũng biết, một cách nôm na, khi nói được cái này, được thế kia là ngươì ta nghĩ đến hai “đối tác”: bên cho và bên nhận . “Bên cho” là bên có cái gì đó, có một cách hợp tình hợp lý và hợp pháp. Một bầy ăn cướp xông vào nhà người ta, dí súng bắt trói chủ nhà lại, lấy hết tiền bạc báu vật, đến khi cảnh sát đến, phải trả lại của, cởi trói, thì không thể gọi là nạn nhân được cướp thả ra, song phải nói là bọn cướp phải thả nạn nhân. Bọn cướp có gì để mà cho, sao gọi việc nạn nhân lấy lại những gì thuộc về mình bị chúng tước đoạt là “được”?.
Hành động tương tự như đám cướp, Kách Mạng có quyền gì để tước đoạt hết quyền tự do của công dân Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Cầu đã được ghi rõ ràng trong Hiến Pháp do chính Kách Mạng lập ra và đặt tay lên long trọng tuyên thệ chấp hành nghiêm túc. Đến nay, vì bị Quốc tế can thiệp , thấy không thể tiếp tục giam cầm hành hạ người ta, Kách Mạng buộc phải trả lại Tự Do cho ông Cầu và ông Định, như bọn cướp phả trả lại tài sản và cởi trói chủ nhà, nên không thể gọi là “được đặc xá” hay “được thả”.
Đó là chữ “được” Kách Mạng được giữa trời, khi không mà có. Dưới thời Xã Nghĩa còn có chữ “được” bị dùng kiểu xỏ lá ba que để đâm vào mắt chọc vào tai thiên hạ. Đó là chữ “Được” trong “chụm”từ “Được đóng thuế, Được đi Dân Công.”
Mời bạn chịu khó đọc những lời từ miệng loa Kách Mạng dưới đây vẫn còn văng vẳng bên tai Cu Tèo dù đã trên 60 năm, rồi nhâm nhi những chữ “Được” giữa một lô những “Bị”, “Phải”, “Phạt”, “Xử lý” trong đó:
“A lô! A lô! Đồng bào nghe đây: Lệnh của Ủy Ban Nhân Dân xã: những ai có tên trong danh sách được đóng thuế nông nghiệp năm nay mau mau phải đóng trong ba ngày kề từ hôm nay. Ai nạp sau ngày quy định sẽ bị phạt; chẳng những phải đóng đầy đủ mà còn phải đóng thêm phần thuế phạt nhiều ít tuỳ theo thời gian trể . Còn những ai không nạp sẽ bị xử lý nghiêm theo luật pháp , A l ô, A l ô .”
“A lô! A lô! Đồng bào nghe đây: Lệnh của Ủy Ban Quân sự xã : những ai có tên trong danh sách được bình bầu đi Dân Công phải tập trung tại .. đúng ..giờ ngày để lên đường khẩn trương. Ai trốn tránh sẽ bị xử lý nghiêm chỉnh. A lô! A lô!”
Đó là điển hình cho những chữ “Được” trong tiếng Việt dưới thời Xã hội Chủ nghĩa .Ngẫm mà phục cho con đường Kách Mạng Bác đi mà bọn chống phá tổ cò bảo là con đường bác đi nó làm bi đát đến cả chữ nghĩa Việt Nam.
Nguyễn Bá Chổi
( HNPĐ )
Chữ “Được” dưới thời Xã Nghĩa - Nguyễn Bá Chổi
( HNPĐ ) Mấy hôm rày, đọc tin nhà giáo Đinh Đăng Định “được đặc xá” và Đại Úy Nguyễn Hữu Cầu “được thả”, tôi lại hồi tưởng đến “cụm từ”ngày xưa còn bé thường nghe
( HNPĐ ) Mấy hôm rày, đọc tin nhà giáo Đinh Đăng Định “được đặc xá” và Đại Úy Nguyễn Hữu Cầu “được thả”, tôi lại hồi tưởng đến “cụm từ”ngày xưa còn bé thường nghe trong vùng Việt Minh,“được đóng thuế nông nghiệp”hay “được đi dân công”, mà tội nghiệp cho chữ “Được” dưới thời xã nghiã bị Kách Mạng hãm hiếp, Đảng bề hội đồng cực kỳ dã man.
Trước hết là chữ “Được” trong trường hợp “Nhà giáo Đinh Đăng Định được đặc xá” và “Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu được thả”.
Ai cũng biết, một cách nôm na, khi nói được cái này, được thế kia là ngươì ta nghĩ đến hai “đối tác”: bên cho và bên nhận . “Bên cho” là bên có cái gì đó, có một cách hợp tình hợp lý và hợp pháp. Một bầy ăn cướp xông vào nhà người ta, dí súng bắt trói chủ nhà lại, lấy hết tiền bạc báu vật, đến khi cảnh sát đến, phải trả lại của, cởi trói, thì không thể gọi là nạn nhân được cướp thả ra, song phải nói là bọn cướp phải thả nạn nhân. Bọn cướp có gì để mà cho, sao gọi việc nạn nhân lấy lại những gì thuộc về mình bị chúng tước đoạt là “được”?.
Hành động tương tự như đám cướp, Kách Mạng có quyền gì để tước đoạt hết quyền tự do của công dân Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Cầu đã được ghi rõ ràng trong Hiến Pháp do chính Kách Mạng lập ra và đặt tay lên long trọng tuyên thệ chấp hành nghiêm túc. Đến nay, vì bị Quốc tế can thiệp , thấy không thể tiếp tục giam cầm hành hạ người ta, Kách Mạng buộc phải trả lại Tự Do cho ông Cầu và ông Định, như bọn cướp phả trả lại tài sản và cởi trói chủ nhà, nên không thể gọi là “được đặc xá” hay “được thả”.
Đó là chữ “được” Kách Mạng được giữa trời, khi không mà có. Dưới thời Xã Nghĩa còn có chữ “được” bị dùng kiểu xỏ lá ba que để đâm vào mắt chọc vào tai thiên hạ. Đó là chữ “Được” trong “chụm”từ “Được đóng thuế, Được đi Dân Công.”
Mời bạn chịu khó đọc những lời từ miệng loa Kách Mạng dưới đây vẫn còn văng vẳng bên tai Cu Tèo dù đã trên 60 năm, rồi nhâm nhi những chữ “Được” giữa một lô những “Bị”, “Phải”, “Phạt”, “Xử lý” trong đó:
“A lô! A lô! Đồng bào nghe đây: Lệnh của Ủy Ban Nhân Dân xã: những ai có tên trong danh sách được đóng thuế nông nghiệp năm nay mau mau phải đóng trong ba ngày kề từ hôm nay. Ai nạp sau ngày quy định sẽ bị phạt; chẳng những phải đóng đầy đủ mà còn phải đóng thêm phần thuế phạt nhiều ít tuỳ theo thời gian trể . Còn những ai không nạp sẽ bị xử lý nghiêm theo luật pháp , A l ô, A l ô .”
“A lô! A lô! Đồng bào nghe đây: Lệnh của Ủy Ban Quân sự xã : những ai có tên trong danh sách được bình bầu đi Dân Công phải tập trung tại .. đúng ..giờ ngày để lên đường khẩn trương. Ai trốn tránh sẽ bị xử lý nghiêm chỉnh. A lô! A lô!”
Đó là điển hình cho những chữ “Được” trong tiếng Việt dưới thời Xã hội Chủ nghĩa .Ngẫm mà phục cho con đường Kách Mạng Bác đi mà bọn chống phá tổ cò bảo là con đường bác đi nó làm bi đát đến cả chữ nghĩa Việt Nam.
Nguyễn Bá Chổi
( HNPĐ )