Tham Khảo
Chủ Nghĩa Tân Stalin
Kể lại việc lãnh đạo cộng sản, từ Hồ Chí Minh trở xuống, tổ chức học tập cho trí thức vào mùa Thu 1953 trước khi phát động chiến dịch Cải cách Ruộng đất, tác giả Trần Đĩnh nói đến một buổi tối thình lình có kẻng gọi toàn thể lên hội trường.
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo ngày 140821
Cuốn "Đèn Cù" của Trần Đĩnh vừa được tờ Người-Việt xuất bản
***
Bao giờ Hà Nội mới tự giải ảo?
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo ngày 140821
Chủ
nghĩa đế quốc, cộng sản, phát xít và chỗ tựa của Vladimir Putin
* Tranh tuyên truyền về Josef Stalin *
Trong
cuốn "Đèn Cù" của Trần Đĩnh
do Người Việt vừa xuất bản – một cuốn bút ký chúng ta phải đọc – tác giả có một
trang "ứa lệ" ở chương bốn.
Kể
lại việc lãnh đạo cộng sản, từ Hồ Chí Minh trở xuống, tổ chức học tập cho trí
thức vào mùa Thu 1953 trước khi phát động chiến dịch Cải cách Ruộng đất, tác giả
Trần Đĩnh nói đến một buổi tối thình lình có kẻng gọi toàn thể lên hội trường.
Tề tựu lâu rồi mà trên sân khấu vẫn vắng tanh. Sau đó, Tố Hữu ủ rũ đi vào, theo
sau là "Cụ Hồ" và nhiều người khác.
Tố
Hữu trình diễn màn nước mắt chan hoà để thông báo một đại tang: Đại nguyên soái
Stalin vừa từ trần.
Dưới
con mắt tinh tường và văn phong bình thản đến rợn người, Trần Đĩnh ghi lại cho
chúng ta một biệt tài của Tố Hữu. "Ông ấy hình như tranh hơn thiên hạ cả ở
chỗ được biết hung tin sớm hơn, do đó được ưu tiên đau xót trước và nhân thể lại
tranh thủ dịp thị phạm cho lớp trí thức ngồi đây thái độ cách mạng đối với cái
chết của lãnh tụ...."
Cuốn "Đèn Cù" của Trần Đĩnh vừa được tờ Người-Việt xuất bản
Bối cảnh ứa lệ đó báo trước bài
thơ nổi tiếng của Tố Hữu về lãnh tụ Stalin của Liên Xô ("Yêu biết mấy nghe
con tập nói - Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!... Thương cha thương mẹ thương
chồng - Thương mình thương một thương Ông thương mười... Ơn này nhớ để hai vai
- Một vai ơn Bác một vai ơn Người")
Còn Bác Hồ, người nghĩ gì về Người?
Trần Đĩnh kể lại: "Trước mặt
tôi, Cụ Hồ cũng nức nở. Không ngừng đưa khăn tay màu trắng lên lau nước mắt và
nước mắt thì cứ chảy trên hai má Cụ đỏ bóng vì khóc, vì xúc động." Có lẽ vì
xúc động, Bác để quên hộp thuốc lá Trung Hoa Bài hình tròn ổ trên ghế khi lập cập
về phòng riêng ở sau hội trường. Tác giả Trần Đĩnh là người cầm lấy hộp thuốc đem
vào phòng Bác.
Ông thấy gì?
Trần Đĩnh kể lại: "Cụ ngửng
lên nhìn và tôi bỗng thấy mình lạc lõng quá, vô duyên quá, tọc mạch quá. Mặt Cụ
xưng lên, đầm đìa nước mắt, hai mắt húp lại, những nét tôi chợt thấy chỉ cốt để
mình Cụ được biết, một cái gì hết sức bí mật, riêng tư. Cụ ngơ ngẩn nhìn tôi, nhìn
hộp thuốc lá như không hiểu tôi vào làm gì, cái hộp kia là gì và của
ai..."
Hồ Chí Minh là người có tài đóng
kịch, còn hơn giọt nước mắt Tố Hữu trước hội trường. Nhưng dường như là ông khóc
thật cho Josef Stalin....
Mà vì sao lại nhắc đến Stalin ở đây?
Vì sự hồ hởi của các thị trường tài chánh tuần qua khi có tin là Vladimir Putin
có vẻ hòa dịu trong vụ khủng hoảng Ukraine....
***
Nói đến lãnh tụ Josef Stalin hay Iosif Vissarionovich Stalin (sinh ngày 18 Tháng
12 năm 1878 - sau khi nắm quyền từ 1922 thì tự sửa lại là ngày 21 Tháng 12 năm
1879 - mất ngày năm Tháng Ba năm 1953), hậu thế đều nhớ tới chiến dịch tranh trừng
đẫm máu nhằm tiêu diệt mọi đối thủ trong đảng. Có một thời, cuộc thanh trừng được
gọi trong lịch sử nước Nga là "Khủng bố Stalin".
Thời ấy, các đảng viên có ba ngả chọn lựa: sùng bái Stalin, bị tử hình
hay vào trại cải tạo.
Truyện
tiếu lâm thông dụng về sau là có ba anh ngồi bắt chấy cho nhau trong tù
- và hỏi nhau. Vì sao đồng chí lại vào đây? - Vì tôi chống Molotov. Anh
kia gật gù: "Vì tôi ủng hộ Molotov", và họ nhìn người tù thứ ba. "Các
đồng chí chẳng nhận ra sao? Tôi là Molotov!"
Cái lô gích quái đản thời ấy là Stalin không chỉ gây cảnh tàn sát trong đảng
và cả quân đội bằng những phiên toà bi hài từ 1934 đến 1939. Tên bạo chúa còn
nhìn xuống dưới và phất tay cho hai chục triệu thường dân đi vào trại cải tạo,
phân nửa thiệt mạng vì đói và bệnh. Stalin cũng mở ra những cuộc di dân cưỡng bách
để tiêu diệt khả năng cưỡng chống của các sắc tộc thiểu số, nguyên nhân của những
tranh chấp ngày nay.
Sau khi lên cầm quyền, Nikita Krushchev mới nói đến tệ sùng bái cá nhân của
Stalin và cho viết lại lịch sử.
Nhưng, y như Đặng Tiểu Bình với Mao Trạch Đông sau này, lịch sử được viết
lại từ thời Krushchev mà có chọn lọc. Phần tích cực vẫn lớn hơn tiêu cực. Sai lầm
thì có, tội ác thì không. "Cơ bản thì tốt thôi".
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Vladimir Putin, nước Nga cũng đang viết lại
lịch sử và vẽ ra một chân dung màu hồng của Josef Stalin.
Nếu không mủi lòng nức nở như Hồ Chí Minh hay Tố Hữu, ta có thể thấy
Stalin có biệt tài thâu tóm bốn chủ nghĩa đáng tởm nhất của thế kỷ 20: chủ nghĩa
cộng sản, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa quốc gia cực đoan và chủ nghĩa phát xít.
Vladimir Putin đang bước lên, hay trôi xuống, bốn dòng thác cách mạng đó. Chung
quanh ông, một số phần tử quốc gia cực đoan đang cổ xúy cho chủ nghĩa Đại Nga.
Việc Putin thôn tính bán đảo Crimea và khuynh đảo xứ Ukraine được các phần
tử phát xít này nhiệt liệt ca ngợi. Mươi năm về trước, họ chê Putin là thế lực đỡ
đầu của bọn tài phiệt nên họ lãnh đòn thù của lãnh tụ. Ngày nay, họ thần phục
Putin, như người tiếp nối sự nghiệp Stalin.
Và lịch sử lại được viết lại, với Stalin ở vào vị trí được trọng vọng. Nước
Nga đang vùng dậy đẩy lui thế lực Tây phương và nếu có nhen nhóm không khí Chiến
tranh lạnh thì cũng tốt thôi!
Trong khi đó, truyền thông Tây phương hồ hởi khi có tin là chuyến xe cứu
trợ của cơ quan Hồng thập tự được phép vào Ukraine. Rồi thị trường cổ phiếu tăng
vọt khi có lời tiết lộ về một cuộc hòa đàm cho Ukraine....
Khi theo dõi tin tức về các thị trường tài chánh, người viết bèn nhớ lại
những vụ xét lại trong lịch sử. Mà rùng mình.
***
Bài viết này khởi sự với giọt nước mắt họ Hồ trước khi đảng ta phát
động cuộc Cải cách Ruộng đất đẫm máu – theo chỉ thị của Trung Quốc. Nói đến bốn
dòng thác của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc gia cực đoan
và chủ nghĩa phát xít thì cũng là cách mô tả Trung Quốc thời nay. Y như Mao Trạch
Đông, Stalin vẫn có vị trí chói lọi trong tâm khảm của nhiều nhà lãnh đạo Bắc
Kinh.
Bao giờ Hà Nội mới tự giải ảo?
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chủ Nghĩa Tân Stalin
Kể lại việc lãnh đạo cộng sản, từ Hồ Chí Minh trở xuống, tổ chức học tập cho trí thức vào mùa Thu 1953 trước khi phát động chiến dịch Cải cách Ruộng đất, tác giả Trần Đĩnh nói đến một buổi tối thình lình có kẻng gọi toàn thể lên hội trường.
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo ngày 140821
Chủ
nghĩa đế quốc, cộng sản, phát xít và chỗ tựa của Vladimir Putin
* Tranh tuyên truyền về Josef Stalin *
Trong
cuốn "Đèn Cù" của Trần Đĩnh
do Người Việt vừa xuất bản – một cuốn bút ký chúng ta phải đọc – tác giả có một
trang "ứa lệ" ở chương bốn.
Kể
lại việc lãnh đạo cộng sản, từ Hồ Chí Minh trở xuống, tổ chức học tập cho trí
thức vào mùa Thu 1953 trước khi phát động chiến dịch Cải cách Ruộng đất, tác giả
Trần Đĩnh nói đến một buổi tối thình lình có kẻng gọi toàn thể lên hội trường.
Tề tựu lâu rồi mà trên sân khấu vẫn vắng tanh. Sau đó, Tố Hữu ủ rũ đi vào, theo
sau là "Cụ Hồ" và nhiều người khác.
Tố
Hữu trình diễn màn nước mắt chan hoà để thông báo một đại tang: Đại nguyên soái
Stalin vừa từ trần.
Dưới
con mắt tinh tường và văn phong bình thản đến rợn người, Trần Đĩnh ghi lại cho
chúng ta một biệt tài của Tố Hữu. "Ông ấy hình như tranh hơn thiên hạ cả ở
chỗ được biết hung tin sớm hơn, do đó được ưu tiên đau xót trước và nhân thể lại
tranh thủ dịp thị phạm cho lớp trí thức ngồi đây thái độ cách mạng đối với cái
chết của lãnh tụ...."
Cuốn "Đèn Cù" của Trần Đĩnh vừa được tờ Người-Việt xuất bản
Bối cảnh ứa lệ đó báo trước bài
thơ nổi tiếng của Tố Hữu về lãnh tụ Stalin của Liên Xô ("Yêu biết mấy nghe
con tập nói - Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!... Thương cha thương mẹ thương
chồng - Thương mình thương một thương Ông thương mười... Ơn này nhớ để hai vai
- Một vai ơn Bác một vai ơn Người")
Còn Bác Hồ, người nghĩ gì về Người?
Trần Đĩnh kể lại: "Trước mặt
tôi, Cụ Hồ cũng nức nở. Không ngừng đưa khăn tay màu trắng lên lau nước mắt và
nước mắt thì cứ chảy trên hai má Cụ đỏ bóng vì khóc, vì xúc động." Có lẽ vì
xúc động, Bác để quên hộp thuốc lá Trung Hoa Bài hình tròn ổ trên ghế khi lập cập
về phòng riêng ở sau hội trường. Tác giả Trần Đĩnh là người cầm lấy hộp thuốc đem
vào phòng Bác.
Ông thấy gì?
Trần Đĩnh kể lại: "Cụ ngửng
lên nhìn và tôi bỗng thấy mình lạc lõng quá, vô duyên quá, tọc mạch quá. Mặt Cụ
xưng lên, đầm đìa nước mắt, hai mắt húp lại, những nét tôi chợt thấy chỉ cốt để
mình Cụ được biết, một cái gì hết sức bí mật, riêng tư. Cụ ngơ ngẩn nhìn tôi, nhìn
hộp thuốc lá như không hiểu tôi vào làm gì, cái hộp kia là gì và của
ai..."
Hồ Chí Minh là người có tài đóng
kịch, còn hơn giọt nước mắt Tố Hữu trước hội trường. Nhưng dường như là ông khóc
thật cho Josef Stalin....
Mà vì sao lại nhắc đến Stalin ở đây?
Vì sự hồ hởi của các thị trường tài chánh tuần qua khi có tin là Vladimir Putin
có vẻ hòa dịu trong vụ khủng hoảng Ukraine....
***
Nói đến lãnh tụ Josef Stalin hay Iosif Vissarionovich Stalin (sinh ngày 18 Tháng
12 năm 1878 - sau khi nắm quyền từ 1922 thì tự sửa lại là ngày 21 Tháng 12 năm
1879 - mất ngày năm Tháng Ba năm 1953), hậu thế đều nhớ tới chiến dịch tranh trừng
đẫm máu nhằm tiêu diệt mọi đối thủ trong đảng. Có một thời, cuộc thanh trừng được
gọi trong lịch sử nước Nga là "Khủng bố Stalin".
Thời ấy, các đảng viên có ba ngả chọn lựa: sùng bái Stalin, bị tử hình
hay vào trại cải tạo.
Truyện
tiếu lâm thông dụng về sau là có ba anh ngồi bắt chấy cho nhau trong tù
- và hỏi nhau. Vì sao đồng chí lại vào đây? - Vì tôi chống Molotov. Anh
kia gật gù: "Vì tôi ủng hộ Molotov", và họ nhìn người tù thứ ba. "Các
đồng chí chẳng nhận ra sao? Tôi là Molotov!"
Cái lô gích quái đản thời ấy là Stalin không chỉ gây cảnh tàn sát trong đảng
và cả quân đội bằng những phiên toà bi hài từ 1934 đến 1939. Tên bạo chúa còn
nhìn xuống dưới và phất tay cho hai chục triệu thường dân đi vào trại cải tạo,
phân nửa thiệt mạng vì đói và bệnh. Stalin cũng mở ra những cuộc di dân cưỡng bách
để tiêu diệt khả năng cưỡng chống của các sắc tộc thiểu số, nguyên nhân của những
tranh chấp ngày nay.
Sau khi lên cầm quyền, Nikita Krushchev mới nói đến tệ sùng bái cá nhân của
Stalin và cho viết lại lịch sử.
Nhưng, y như Đặng Tiểu Bình với Mao Trạch Đông sau này, lịch sử được viết
lại từ thời Krushchev mà có chọn lọc. Phần tích cực vẫn lớn hơn tiêu cực. Sai lầm
thì có, tội ác thì không. "Cơ bản thì tốt thôi".
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Vladimir Putin, nước Nga cũng đang viết lại
lịch sử và vẽ ra một chân dung màu hồng của Josef Stalin.
Nếu không mủi lòng nức nở như Hồ Chí Minh hay Tố Hữu, ta có thể thấy
Stalin có biệt tài thâu tóm bốn chủ nghĩa đáng tởm nhất của thế kỷ 20: chủ nghĩa
cộng sản, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa quốc gia cực đoan và chủ nghĩa phát xít.
Vladimir Putin đang bước lên, hay trôi xuống, bốn dòng thác cách mạng đó. Chung
quanh ông, một số phần tử quốc gia cực đoan đang cổ xúy cho chủ nghĩa Đại Nga.
Việc Putin thôn tính bán đảo Crimea và khuynh đảo xứ Ukraine được các phần
tử phát xít này nhiệt liệt ca ngợi. Mươi năm về trước, họ chê Putin là thế lực đỡ
đầu của bọn tài phiệt nên họ lãnh đòn thù của lãnh tụ. Ngày nay, họ thần phục
Putin, như người tiếp nối sự nghiệp Stalin.
Và lịch sử lại được viết lại, với Stalin ở vào vị trí được trọng vọng. Nước
Nga đang vùng dậy đẩy lui thế lực Tây phương và nếu có nhen nhóm không khí Chiến
tranh lạnh thì cũng tốt thôi!
Trong khi đó, truyền thông Tây phương hồ hởi khi có tin là chuyến xe cứu
trợ của cơ quan Hồng thập tự được phép vào Ukraine. Rồi thị trường cổ phiếu tăng
vọt khi có lời tiết lộ về một cuộc hòa đàm cho Ukraine....
Khi theo dõi tin tức về các thị trường tài chánh, người viết bèn nhớ lại
những vụ xét lại trong lịch sử. Mà rùng mình.
***
Bài viết này khởi sự với giọt nước mắt họ Hồ trước khi đảng ta phát
động cuộc Cải cách Ruộng đất đẫm máu – theo chỉ thị của Trung Quốc. Nói đến bốn
dòng thác của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc gia cực đoan
và chủ nghĩa phát xít thì cũng là cách mô tả Trung Quốc thời nay. Y như Mao Trạch
Đông, Stalin vẫn có vị trí chói lọi trong tâm khảm của nhiều nhà lãnh đạo Bắc
Kinh.
Bao giờ Hà Nội mới tự giải ảo?