Tham Khảo
Chủ nghĩa tư bản 'giúp chính quyền CS'
"Các nước đã tự do hóa nền kinh tế không nhất thiết là sẽ tự do hóa về chính trị, nhất là khi các điều kiện chính trị ngược chiều với thay đổi. Điều này gợi ý rằng dân chủ và chủ nghĩa cộng sản không thể song hành."
Cuba sẽ chẳng tự do hóa chính trị?
Viết về chuyến thăm Cuba của Tổng thống Barack Obama, tác giả Brahma Chellaney cho rằng ví dụ của Trung Quốc và Việt Nam cho thấy chủ nghĩa tư bản đang giúp cho các hệ thống cộng sản tồn tại.
Bài "Will Cuba’s path lead to authoritarian capitalism?" đăng trên báo Nhật Bản (31/03/2016) đặt câu hỏi liệu Cuba có nhờ mở cửa kinh tế mà sẽ tiến tới nền dân chủ hay không.
Theo tác giả, các ví dụ từ châu Á cho thấy chuyển biến tại Cuba sẽ chưa hẳn là như vậy, và sẽ khác Nepal và Myanmar.
Lý do chính là chủ nghĩa tư bản đang biến các hệ thống cộng sản thành thể chế do các nhóm tập trung tiền và quyền kiểm soát.
Các nhóm 'oligarchy' này biết sử dụng kinh tế và công nghệ để duy trì quyền lực độc đoán.
Bài viết nhắc đến Đại hội 12 vừa qua của Đảng Cộng sản Việt Nam và chuyện đảng này bầu lại TBT Nguyễn Phú Trọng sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thất bại.
Ý thức hệ cộng sản đã hết hấp dẫn nhưng vẫn là phản đề với dân chủ, vì nó tập trung quyền lực vào thiểu số
Cho rằng "đàn áp chính trị vẫn tiếp tục tại Việt Nam" mặc dù Việt Nam đã tham gia Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương, TPP, do Hoa Kỳ dẫn đầu, Brahma Chellaney viết:
"Hóa ra là chủ nghĩa tư bản đang làm mạnh thêm năng lực của nhà nước cộng sản sử dụng công nghệ và các nguồn lực một cách hiệu quả hơn để tăng trấn áp nội bộ và kiểm soát thông tin."
Kiểm soát quyền lực kiểu mới
Nhắc đến ám ảnh của Trung Quốc về 'ổn định' (weiwen - vị ổn) và quyết định siết chặt dòng thông tin từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền, tác giả cho rằng cả Việt Nam và Lào đều theo mô hình đó.
Bài báo cho rằng Việt Nam học từ mô hình 'kiểm soát chính trị' của TQ
"Các nước đã tự do hóa nền kinh tế không nhất thiết là sẽ tự do hóa về chính trị, nhất là khi các điều kiện chính trị ngược chiều với thay đổi. Điều này gợi ý rằng dân chủ và chủ nghĩa cộng sản không thể song hành."
"Nhưng ý thức hệ cộng sản dù đã mất hết sức hấp dẫn vẫn là phản đề với dân chủ, vì nó chủ trương tập trung quyền lực vào thiểu số."
Nhắc đến các nhóm tập quyền [báo chí Việt Nam gọi là 'nhóm lợi ích], Brahma Chellaney gọi đây là hiện tượng đang lên mà không cần đến ý thức hệ cộng sản nữa.
"Các nhóm này có phương tiện mới để giữ quyền chính trị, gồm cả cách dùng gia tộc, mạng quan hệ, sự tham nhũng và cách giành giật chức vụ thô bạo."
Đồng tiền tư bản đang giúp cho hệ thống cộng sản
Nhìn rộng hơn, tác giả cho rằng chủ nghĩa cộng sản chưa bao giờ là đối trọng khả tín với nền dân chủ tự do nhưng nay chủ nghĩa tư bản độc đoán đóng được vai trò đó.
Trung Quốc và câu chuyện 'thành công' (success story) đang đem lại sự khích lệ cho các thể chế độc đoán.
Vì thế, Brahma Chellaney tin rằng người Mỹ không nên quá lạc quan rằng quá trình mở cửa của Cuba sẽ dẫn đến con đường như Myanmar.
"Tin rằng sự nồng ấm do Obama nêu sáng kiến với Cuba sẽ giúp đẩy cánh cửa về chính trị thì chẳng khác nào ta không học được bài học gì từ sai lầm mà Hoa Kỳ đã làm khi Tổng thống Richard Nixon thăm Bắc Kinh năm 1972."
(BBC)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chủ nghĩa tư bản 'giúp chính quyền CS'
"Các nước đã tự do hóa nền kinh tế không nhất thiết là sẽ tự do hóa về chính trị, nhất là khi các điều kiện chính trị ngược chiều với thay đổi. Điều này gợi ý rằng dân chủ và chủ nghĩa cộng sản không thể song hành."
Cuba sẽ chẳng tự do hóa chính trị?
Viết về chuyến thăm Cuba của Tổng thống Barack Obama, tác giả Brahma Chellaney cho rằng ví dụ của Trung Quốc và Việt Nam cho thấy chủ nghĩa tư bản đang giúp cho các hệ thống cộng sản tồn tại.
Bài "Will Cuba’s path lead to authoritarian capitalism?" đăng trên báo Nhật Bản (31/03/2016) đặt câu hỏi liệu Cuba có nhờ mở cửa kinh tế mà sẽ tiến tới nền dân chủ hay không.
Theo tác giả, các ví dụ từ châu Á cho thấy chuyển biến tại Cuba sẽ chưa hẳn là như vậy, và sẽ khác Nepal và Myanmar.
Lý do chính là chủ nghĩa tư bản đang biến các hệ thống cộng sản thành thể chế do các nhóm tập trung tiền và quyền kiểm soát.
Các nhóm 'oligarchy' này biết sử dụng kinh tế và công nghệ để duy trì quyền lực độc đoán.
Bài viết nhắc đến Đại hội 12 vừa qua của Đảng Cộng sản Việt Nam và chuyện đảng này bầu lại TBT Nguyễn Phú Trọng sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thất bại.
Ý thức hệ cộng sản đã hết hấp dẫn nhưng vẫn là phản đề với dân chủ, vì nó tập trung quyền lực vào thiểu số
Cho rằng "đàn áp chính trị vẫn tiếp tục tại Việt Nam" mặc dù Việt Nam đã tham gia Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương, TPP, do Hoa Kỳ dẫn đầu, Brahma Chellaney viết:
"Hóa ra là chủ nghĩa tư bản đang làm mạnh thêm năng lực của nhà nước cộng sản sử dụng công nghệ và các nguồn lực một cách hiệu quả hơn để tăng trấn áp nội bộ và kiểm soát thông tin."
Kiểm soát quyền lực kiểu mới
Nhắc đến ám ảnh của Trung Quốc về 'ổn định' (weiwen - vị ổn) và quyết định siết chặt dòng thông tin từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền, tác giả cho rằng cả Việt Nam và Lào đều theo mô hình đó.
Bài báo cho rằng Việt Nam học từ mô hình 'kiểm soát chính trị' của TQ
"Các nước đã tự do hóa nền kinh tế không nhất thiết là sẽ tự do hóa về chính trị, nhất là khi các điều kiện chính trị ngược chiều với thay đổi. Điều này gợi ý rằng dân chủ và chủ nghĩa cộng sản không thể song hành."
"Nhưng ý thức hệ cộng sản dù đã mất hết sức hấp dẫn vẫn là phản đề với dân chủ, vì nó chủ trương tập trung quyền lực vào thiểu số."
Nhắc đến các nhóm tập quyền [báo chí Việt Nam gọi là 'nhóm lợi ích], Brahma Chellaney gọi đây là hiện tượng đang lên mà không cần đến ý thức hệ cộng sản nữa.
"Các nhóm này có phương tiện mới để giữ quyền chính trị, gồm cả cách dùng gia tộc, mạng quan hệ, sự tham nhũng và cách giành giật chức vụ thô bạo."
Đồng tiền tư bản đang giúp cho hệ thống cộng sản
Nhìn rộng hơn, tác giả cho rằng chủ nghĩa cộng sản chưa bao giờ là đối trọng khả tín với nền dân chủ tự do nhưng nay chủ nghĩa tư bản độc đoán đóng được vai trò đó.
Trung Quốc và câu chuyện 'thành công' (success story) đang đem lại sự khích lệ cho các thể chế độc đoán.
Vì thế, Brahma Chellaney tin rằng người Mỹ không nên quá lạc quan rằng quá trình mở cửa của Cuba sẽ dẫn đến con đường như Myanmar.
"Tin rằng sự nồng ấm do Obama nêu sáng kiến với Cuba sẽ giúp đẩy cánh cửa về chính trị thì chẳng khác nào ta không học được bài học gì từ sai lầm mà Hoa Kỳ đã làm khi Tổng thống Richard Nixon thăm Bắc Kinh năm 1972."
(BBC)