Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Chủ nghĩa tư bản với bản sắc Trung Quốc: Từ chủ nghĩa xã hội tới chủ nghĩa tư bản
Khi nền kinh tế tư bản Trung Quốc tạo thành một liên minh với chế độ đỏ, nó tạo thành một hệ thống kinh tế và chính trị độc nhất mà không thể được gọi là xã hội chủ nghĩa mà cũng không thể gọi là tư bản dân chủ.
Một góc nhìn toàn cục nhà máy thép Kiến An thuộc Tập đoàn Thủ Cương ngày 20 tháng 1, 2016, tại Đường Sơn, Trung Quốc. (Xiaolu Chu/Getty Images)
Một góc nhìn toàn cục nhà máy thép Kiến An thuộc Tập đoàn Thủ Cương ngày 20 tháng 1, 2016, tại Đường Sơn, Trung Quốc. (Xiaolu Chu/Getty Images)
Khi nền kinh tế tư bản Trung Quốc tạo thành một liên minh với chế độ đỏ,
nó tạo thành một hệ thống kinh tế và chính trị độc nhất mà không thể
được gọi là xã hội chủ nghĩa mà cũng không thể gọi là tư bản dân chủ.
Tôi gọi nó là chủ nghĩa tư bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tôi tạo ra
thuật ngữ này để nói đến hệ thống kinh tế tư bản dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng hệ thống tư
bản để tăng cường chế độ độc tài của mình, đây là điểm mấu chốt của mô
hình Trung Quốc.
Mục tiêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quá khứ là tiêu diệt tư bản.
Chủ nghĩa Mao Trung Quốc hoàn toàn loại bỏ sở hữu tư nhân, và phần lớn
tài sản vốn liếng bị tước đoạt khỏi tay người dân. Vào thời điểm đó, bên
cạnh đặc quyền về chính trị, giới tinh hoa lãnh đạo của Đảng cộng sản
Trung Quốc và “thế hệ Đỏ thứ 2” không sở hữu hay thừa kế bất kỳ doanh
nghiệp hay tài sản nào từ thế hệ đi trước.
Nhưng bắt đầu từ thời kỳ của Đặng Tiểu Bình, chế độ Cộng sản Trung Quốc
và hệ thống kinh tế tư bản bắt tay nhau. Đảng Cộng sản Trung Quốc không
chỉ cho phép sự phát triển của kinh tế tư bản mà tầng lớp lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng tự mình trở thành những nhà tư bản giàu có
và quyền lực nhất.
Cheng Xiaonong (Ảnh cung cấp bởi Đài Truyền hình Tân Đường Nhân) |
Điều đó không phải là một phát hiện mới khi nhìn nhận rằng các quốc gia
Cộng sản sớm hay muộn cũng sẽ trở lại thành quốc gia tư bản. Năm 1988,
một hội thảo thảo luận về cải cách Chủ nghĩa xã hội đã được tổ chức ở
Viên – Áo. Một nhà kinh tế từ quốc gia Cộng sản Hungary đã có một tuyên
bố gây sốc ở hội thảo. Ông phát biểu rằng cái gọi là Chủ nghĩa xã hội
không có gì hơn là một quá trình chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản sang chủ
nghĩa tư bản. Theo ông, Chủ nghĩa xã hội có đời sống ngắn ngủi và các
quốc gia đã chuyển từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội sẽ sớm trở
lại thành tư bản. Một năm sau đó, quan điểm của nhà kinh tế người
Hungary này đã được khẳng định bởi sự tan rã của Liên bang Xô Viết và
khối Cộng sản Đông Âu.
Phải chăng điều này có nghĩa là nền kinh tế có sự gắn kết mật thiết giữa
doanh nhân và chính phủ là cách duy nhất để cải cách các quốc gia Xã
hội Chủ nghĩa? Mô hình Trung Quốc là không thể tránh khỏi? Sau nhiều năm
nghiên cứu về sự chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội, tôi khám phá ra rằng
có ít nhất ba con đường để trở lại tư bản từ xã hội chủ nghĩa, và Trung
Quốc đã chọn con đường tồi tệ nhất.
Các con đường chuyển đổi từ xã hội chủ nghĩa sang tư bản
Khi một quốc gia cộng sản nói lời tạm biệt với mô hình xã hội chủ nghĩa
Stalin, nó dấn mình vào con đường của sự chuyển đổi thể chế. Cái gọi là
sự chuyển đổi là muốn nói tới việc tự do hóa và tái cấu trúc hệ thống
kinh tế, nó bao gồm thay thế sở hữu tập thể bằng tư nhân hóa và thay thế
nền kinh tế kế hoạch hóa bằng kinh tế định hướng thị trường, đồng thời
là sự chuyển đổi chính trị trong vấn đề dân chủ hóa. Từ năm 1989 đến
nay, các chế độ Cộng sản trên thế giới, trừ Bắc Triều Tiên, đã hoàn
thành quá trình chuyển đổi hay đang trong quá trình chuyển đổi. Nhìn lại
các con đường chuyển đổi, chúng ta có thể nhận thấy sự chuyển đổi kinh
tế là tương đối dễ dàng và sự chuyển đổi chính trị diễn ra khó khăn hơn.
Vào thập niên 80, Trung Quốc là một trong những nước tiên phong về
chuyển đổi kinh tế. Kinh tế và xã hội Trung Quốc giờ đây tụt hậu về phía
sau do từ chối dân chủ.
Trong tất cả các quốc gia Cộng sản, một khi quá trính chuyển đổi bắt đầu
diễn ra, tầng lớp cộng sản lãnh đạo cố gắng sử dụng quyền lực để ăn
chặn người dân. Tuy nhiên, tình huống này không phải là không thể tránh
khỏi. Cho đến nay, nhìn chung có ba mô hình của quá trình chuyển đổi về
kinh tế và xã hội của các quốc gia trước đây từng là xã hội chủ nghĩa.
Mô hình của Trung Âu
Đầu tiên là mô hình Trung Âu bao gồm Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Czech và
Slovakia. Quá trình chuyển đổi chính trị ở ba quốc gia này được chi phối
bới tầng lớp trí thức đối lập, sự tham gia vào kinh tế của tầng lớp
cộng sản bị ngăn chặn. Lập trường chính yếu của tầng lớp tri thức đối
lập là không chia sẻ quyền lực hay thỏa hiệp với bất kỳ ai từ tầng lớp
cộng sản, thay vì thế họ xóa bỏ tàn tích của Văn hóa Đảng càng nhiều
càng tốt.
Trong con mắt của người dân ở Trung Âu, Chế độ Cộng sản đơn thuần chỉ là
những con rối của Liên bang Xô Viết mà nên được loại bỏ. Kết quả là,
tầng lớp cộng sản ở Trung Âu không thể làm những gì họ muốn trong quá
trình chuyển đổi, họ đối mặt với áp lực xã hội rất lớn. Họ không thể
thao túng nghị viện hay làm giàu thông qua quá trình tư nhân hóa. Do đó,
tầng lớp cộng sản hầu như không được hưởng lợi từ quá trình tái cấu
trúc. Vị thế kinh tế chính trị của xấp xỉ 1/3 tầng lớp cộng sản đã rớt
xuống, với khoảng một nửa phải về hưu sớm.
Một vài học giả Hoa Kỳ gọi mô hình chuyển đổi ở Trung Âu là “tạo ra chủ
nghĩa tư bản mà không có các nhà tư bản”. Lập luận này là ý nhị, nó có
nghĩa là “mà không có các nhà tư bản đỏ”. Những nhà tư bản cũ đã bị loại
bỏ trong thời kỳ cộng sản. Nếu có rất nhiều người giàu mới nổi lên
trong một thời gian ngắn sau quá trình tái cấu trúc, thì phần lớn họ là
tầng lớp cộng sản. Nói tóm lại, mô hình Trung Âu là tái xây dựng chủ
nghĩa tư bản mà không có tầng lớp cộng sản. Mô hình chuyển đổi này là
bền vững. Nó tạm biệt chế độ cộng sản theo cách một đi không trở lại.
Tiểu thương buôn bán quýt người Nga tại một ngôi chợ nằm trên khu vực biên giới Nga – Abkhanzian bên ngoài thị trấn Sochi của Nga ngày 19 tháng 12 năm 2006. (Denis Sinyakov/AFP/Ảnh trên Getty Images) |
Mô hình của Nga
Con đường thứ hai là mô hình của Nga nơi mà tầng lớp cộng sản trước đây
trở thành các nhà dân chủ. Họ có được lợi ích từ quá trình chuyển đổi và
kiếm được rất nhiều tiền. Đồng thời, người dân cũng là một phần của quá
trình tư nhân hóa và có thể có tài sản riêng.
Đây là con đường đặc trưng cho “Tầng lớp tinh hoa cũ khoác trên mình mô
hình xã hội mới”. So sánh với mô hình Trung Âu, mô hình của Nga là “chủ
nghĩa tư bản thân hữu”. Tầng lớp tinh hoa mới bao gồm chủ yếu là các
quan chức cũ. Đây cũng là một kiểu của chủ nghĩa tư bản có sự gắn kết
mật thiết giữa doanh nhân và chính phủ. Không giống như mô hình của
Trung Quốc, thành viên của tầng lớp tinh hoa mới chuyển đổi từ cơ chế cũ
không còn là thành viên của Đảng cộng sản. Trong mô hình của Nga, hệ
thống dân chủ có thể dễ dàng bị thao túng bởi tầng lớp tinh hoa cũ, mặc
dù không hoàn toàn trở lại thành cộng sản. Do vậy mô hình mới mang theo
dấu ấn nặng nề của hệ thống cũ.
Mô hình Trung Quốc
Con đường thứ 3 là mô hình của Trung Quốc. Đặc tính chủ yếu của nó là:
Đảng Cộng sản Trung Quốc từ bỏ hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa được
tạo ra 30 năm đầu trong thời kỳ của Mao Trạch Đông, như là sỡ hữu toàn
diện của nhà nước và kinh tế kế hoạch hóa. Nhưng nó dùng chủ nghĩa tư
bản của Đảng cộng sản để tăng cường hệ thống độc tài được dựng lên bởi
Mao.
Tầng lớp đỏ và người thân của họ là những người có khả năng làm giàu cao
nhất, và họ bảo vệ đặc quyền của mình bằng quyền lực chính trị. Thân
nhân của tầng lớp cấp cao đã thu lợi lớn trong khi quốc gia hứng chịu
nạn tham nhũng nghiêm trọng trong quá trình tư nhân hóa.
Tham nhũng chính trị dẫn đến một điều không thể tránh khỏi là bất bình
đẳng xã hội. Khi thịnh vượng và cơ hội nằm hoàn toàn trong sự điều khiển
của tầng lớp trên của xã hội, phần lớn tầng lớp dưới chắc chắn sẽ trở
nên căm giận với tầng lớp tinh hoa, quan chức và những người giàu có.
Tác giả: Cheng Xiaonong | Dịch giả: Hoàng Anh
Tiến sĩ Cheng Xiaonong là một học giả về chính trị và kinh tế
của Trung Quốc tại New Jersey. Ông tốt nghiệp Đại học Nhân Dân – nơi ông
lấy được bằng thạc sĩ kinh tế học, và Đại học Princeton – nơi ông lấy
bằng tiến sĩ ngành xã hội học. Ở Trung Quốc, ông Cheng là một nhà nghiên
cứu chính sách và trợ lý của cựu Lãnh đạo Đảng Triệu Tử Dương, khi ông
Triệu là Tổng bí thư. Ông Cheng từng là học giả thỉnh giảng tại Đại học
Gottingen và Princeton, và ông từng là tổng biên tập của tạp chí nghiên
cứu Trung Quốc hiện đại. Các bài bình luận và chuyên mục của ông thường
xuyên xuất hiện trên truyền thông tiếng Hoa hải ngoại.
(Việt Đại Kỷ Nguyên)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Chủ nghĩa tư bản với bản sắc Trung Quốc: Từ chủ nghĩa xã hội tới chủ nghĩa tư bản
Khi nền kinh tế tư bản Trung Quốc tạo thành một liên minh với chế độ đỏ, nó tạo thành một hệ thống kinh tế và chính trị độc nhất mà không thể được gọi là xã hội chủ nghĩa mà cũng không thể gọi là tư bản dân chủ.
Một
góc nhìn toàn cục nhà máy thép Kiến An thuộc Tập đoàn Thủ Cương ngày 20
tháng 1, 2016, tại Đường Sơn, Trung Quốc. (Xiaolu Chu/Getty Images)
Khi nền kinh tế tư bản Trung Quốc tạo thành một liên minh với chế độ đỏ,
nó tạo thành một hệ thống kinh tế và chính trị độc nhất mà không thể
được gọi là xã hội chủ nghĩa mà cũng không thể gọi là tư bản dân chủ.
Tôi gọi nó là chủ nghĩa tư bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tôi tạo ra
thuật ngữ này để nói đến hệ thống kinh tế tư bản dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng hệ thống tư
bản để tăng cường chế độ độc tài của mình, đây là điểm mấu chốt của mô
hình Trung Quốc.
Mục tiêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quá khứ là tiêu diệt tư bản.
Chủ nghĩa Mao Trung Quốc hoàn toàn loại bỏ sở hữu tư nhân, và phần lớn
tài sản vốn liếng bị tước đoạt khỏi tay người dân. Vào thời điểm đó, bên
cạnh đặc quyền về chính trị, giới tinh hoa lãnh đạo của Đảng cộng sản
Trung Quốc và “thế hệ Đỏ thứ 2” không sở hữu hay thừa kế bất kỳ doanh
nghiệp hay tài sản nào từ thế hệ đi trước.
Nhưng bắt đầu từ thời kỳ của Đặng Tiểu Bình, chế độ Cộng sản Trung Quốc
và hệ thống kinh tế tư bản bắt tay nhau. Đảng Cộng sản Trung Quốc không
chỉ cho phép sự phát triển của kinh tế tư bản mà tầng lớp lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng tự mình trở thành những nhà tư bản giàu có
và quyền lực nhất.
Cheng Xiaonong (Ảnh cung cấp bởi Đài Truyền hình Tân Đường Nhân) |
Điều đó không phải là một phát hiện mới khi nhìn nhận rằng các quốc gia
Cộng sản sớm hay muộn cũng sẽ trở lại thành quốc gia tư bản. Năm 1988,
một hội thảo thảo luận về cải cách Chủ nghĩa xã hội đã được tổ chức ở
Viên – Áo. Một nhà kinh tế từ quốc gia Cộng sản Hungary đã có một tuyên
bố gây sốc ở hội thảo. Ông phát biểu rằng cái gọi là Chủ nghĩa xã hội
không có gì hơn là một quá trình chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản sang chủ
nghĩa tư bản. Theo ông, Chủ nghĩa xã hội có đời sống ngắn ngủi và các
quốc gia đã chuyển từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội sẽ sớm trở
lại thành tư bản. Một năm sau đó, quan điểm của nhà kinh tế người
Hungary này đã được khẳng định bởi sự tan rã của Liên bang Xô Viết và
khối Cộng sản Đông Âu.
Phải chăng điều này có nghĩa là nền kinh tế có sự gắn kết mật thiết giữa
doanh nhân và chính phủ là cách duy nhất để cải cách các quốc gia Xã
hội Chủ nghĩa? Mô hình Trung Quốc là không thể tránh khỏi? Sau nhiều năm
nghiên cứu về sự chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội, tôi khám phá ra rằng
có ít nhất ba con đường để trở lại tư bản từ xã hội chủ nghĩa, và Trung
Quốc đã chọn con đường tồi tệ nhất.
Các con đường chuyển đổi từ xã hội chủ nghĩa sang tư bản
Khi một quốc gia cộng sản nói lời tạm biệt với mô hình xã hội chủ nghĩa
Stalin, nó dấn mình vào con đường của sự chuyển đổi thể chế. Cái gọi là
sự chuyển đổi là muốn nói tới việc tự do hóa và tái cấu trúc hệ thống
kinh tế, nó bao gồm thay thế sở hữu tập thể bằng tư nhân hóa và thay thế
nền kinh tế kế hoạch hóa bằng kinh tế định hướng thị trường, đồng thời
là sự chuyển đổi chính trị trong vấn đề dân chủ hóa. Từ năm 1989 đến
nay, các chế độ Cộng sản trên thế giới, trừ Bắc Triều Tiên, đã hoàn
thành quá trình chuyển đổi hay đang trong quá trình chuyển đổi. Nhìn lại
các con đường chuyển đổi, chúng ta có thể nhận thấy sự chuyển đổi kinh
tế là tương đối dễ dàng và sự chuyển đổi chính trị diễn ra khó khăn hơn.
Vào thập niên 80, Trung Quốc là một trong những nước tiên phong về
chuyển đổi kinh tế. Kinh tế và xã hội Trung Quốc giờ đây tụt hậu về phía
sau do từ chối dân chủ.
Trong tất cả các quốc gia Cộng sản, một khi quá trính chuyển đổi bắt đầu
diễn ra, tầng lớp cộng sản lãnh đạo cố gắng sử dụng quyền lực để ăn
chặn người dân. Tuy nhiên, tình huống này không phải là không thể tránh
khỏi. Cho đến nay, nhìn chung có ba mô hình của quá trình chuyển đổi về
kinh tế và xã hội của các quốc gia trước đây từng là xã hội chủ nghĩa.
Mô hình của Trung Âu
Đầu tiên là mô hình Trung Âu bao gồm Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Czech và
Slovakia. Quá trình chuyển đổi chính trị ở ba quốc gia này được chi phối
bới tầng lớp trí thức đối lập, sự tham gia vào kinh tế của tầng lớp
cộng sản bị ngăn chặn. Lập trường chính yếu của tầng lớp tri thức đối
lập là không chia sẻ quyền lực hay thỏa hiệp với bất kỳ ai từ tầng lớp
cộng sản, thay vì thế họ xóa bỏ tàn tích của Văn hóa Đảng càng nhiều
càng tốt.
Trong con mắt của người dân ở Trung Âu, Chế độ Cộng sản đơn thuần chỉ là
những con rối của Liên bang Xô Viết mà nên được loại bỏ. Kết quả là,
tầng lớp cộng sản ở Trung Âu không thể làm những gì họ muốn trong quá
trình chuyển đổi, họ đối mặt với áp lực xã hội rất lớn. Họ không thể
thao túng nghị viện hay làm giàu thông qua quá trình tư nhân hóa. Do đó,
tầng lớp cộng sản hầu như không được hưởng lợi từ quá trình tái cấu
trúc. Vị thế kinh tế chính trị của xấp xỉ 1/3 tầng lớp cộng sản đã rớt
xuống, với khoảng một nửa phải về hưu sớm.
Một vài học giả Hoa Kỳ gọi mô hình chuyển đổi ở Trung Âu là “tạo ra chủ
nghĩa tư bản mà không có các nhà tư bản”. Lập luận này là ý nhị, nó có
nghĩa là “mà không có các nhà tư bản đỏ”. Những nhà tư bản cũ đã bị loại
bỏ trong thời kỳ cộng sản. Nếu có rất nhiều người giàu mới nổi lên
trong một thời gian ngắn sau quá trình tái cấu trúc, thì phần lớn họ là
tầng lớp cộng sản. Nói tóm lại, mô hình Trung Âu là tái xây dựng chủ
nghĩa tư bản mà không có tầng lớp cộng sản. Mô hình chuyển đổi này là
bền vững. Nó tạm biệt chế độ cộng sản theo cách một đi không trở lại.
Tiểu thương buôn bán quýt người Nga tại một ngôi chợ nằm trên khu vực biên giới Nga – Abkhanzian bên ngoài thị trấn Sochi của Nga ngày 19 tháng 12 năm 2006. (Denis Sinyakov/AFP/Ảnh trên Getty Images) |
Mô hình của Nga
Con đường thứ hai là mô hình của Nga nơi mà tầng lớp cộng sản trước đây
trở thành các nhà dân chủ. Họ có được lợi ích từ quá trình chuyển đổi và
kiếm được rất nhiều tiền. Đồng thời, người dân cũng là một phần của quá
trình tư nhân hóa và có thể có tài sản riêng.
Đây là con đường đặc trưng cho “Tầng lớp tinh hoa cũ khoác trên mình mô
hình xã hội mới”. So sánh với mô hình Trung Âu, mô hình của Nga là “chủ
nghĩa tư bản thân hữu”. Tầng lớp tinh hoa mới bao gồm chủ yếu là các
quan chức cũ. Đây cũng là một kiểu của chủ nghĩa tư bản có sự gắn kết
mật thiết giữa doanh nhân và chính phủ. Không giống như mô hình của
Trung Quốc, thành viên của tầng lớp tinh hoa mới chuyển đổi từ cơ chế cũ
không còn là thành viên của Đảng cộng sản. Trong mô hình của Nga, hệ
thống dân chủ có thể dễ dàng bị thao túng bởi tầng lớp tinh hoa cũ, mặc
dù không hoàn toàn trở lại thành cộng sản. Do vậy mô hình mới mang theo
dấu ấn nặng nề của hệ thống cũ.
Mô hình Trung Quốc
Con đường thứ 3 là mô hình của Trung Quốc. Đặc tính chủ yếu của nó là:
Đảng Cộng sản Trung Quốc từ bỏ hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa được
tạo ra 30 năm đầu trong thời kỳ của Mao Trạch Đông, như là sỡ hữu toàn
diện của nhà nước và kinh tế kế hoạch hóa. Nhưng nó dùng chủ nghĩa tư
bản của Đảng cộng sản để tăng cường hệ thống độc tài được dựng lên bởi
Mao.
Tầng lớp đỏ và người thân của họ là những người có khả năng làm giàu cao
nhất, và họ bảo vệ đặc quyền của mình bằng quyền lực chính trị. Thân
nhân của tầng lớp cấp cao đã thu lợi lớn trong khi quốc gia hứng chịu
nạn tham nhũng nghiêm trọng trong quá trình tư nhân hóa.
Tham nhũng chính trị dẫn đến một điều không thể tránh khỏi là bất bình
đẳng xã hội. Khi thịnh vượng và cơ hội nằm hoàn toàn trong sự điều khiển
của tầng lớp trên của xã hội, phần lớn tầng lớp dưới chắc chắn sẽ trở
nên căm giận với tầng lớp tinh hoa, quan chức và những người giàu có.
Tác giả: Cheng Xiaonong | Dịch giả: Hoàng Anh
Tiến sĩ Cheng Xiaonong là một học giả về chính trị và kinh tế
của Trung Quốc tại New Jersey. Ông tốt nghiệp Đại học Nhân Dân – nơi ông
lấy được bằng thạc sĩ kinh tế học, và Đại học Princeton – nơi ông lấy
bằng tiến sĩ ngành xã hội học. Ở Trung Quốc, ông Cheng là một nhà nghiên
cứu chính sách và trợ lý của cựu Lãnh đạo Đảng Triệu Tử Dương, khi ông
Triệu là Tổng bí thư. Ông Cheng từng là học giả thỉnh giảng tại Đại học
Gottingen và Princeton, và ông từng là tổng biên tập của tạp chí nghiên
cứu Trung Quốc hiện đại. Các bài bình luận và chuyên mục của ông thường
xuyên xuất hiện trên truyền thông tiếng Hoa hải ngoại.
(Việt Đại Kỷ Nguyên)