Thân Hữu Tiếp Tay...
Chưa được giải phóng sau ngày "giải phóng"
Dù ngày 30 tháng Tư hôm thứ Ba tuần rồi – đánh dấu một biến cố lịch sử của VN – đã qua, nhưng những “dư âm” của thời điểm ấy xem chừng như hãy còn đậm nét trên nhiều trang blog, nhất là liên quan đến hậu quả mà dân tộc và quê hương VN phải gánh chịu – tới nay đã là 38 năm rồi – kể từ sau cái ngày gọi là “giải phóng” ấy.
Vị đắng tháng Tư
Qua bài “Tháng tư và Hòa Giải”, blogger Trần Khải nêu lên “câu hỏi mà “bên thắng cuộc” chưa bao giờ trả lời – hay không thể trả lời – là tại sao từ ngày gọi là “giải phóng” cho tới giờ đã 38 năm, người dân Việt vẫn chưa thực sự có tự do, dân chủ, nhân quyền ? GS Trần Khải nhận xét:
Cuộc chiến ý thức hệ tại Việt Nam đã kết thúc 38 năm. Trang sử chiến tranh trôi qua, trang sử trả thù và trấn áp khởi đầu. Tháng tư đã trở thành một dấu mốc để ghi dấu về một chuyển biến lớn, khi đất nước thống nhất xong, là một bức màn sắt buông phủ trên cả nước. Đó là những gì đã làm cho tháng tư trở thành một vị đắng, không chỉ đối với hàng trăm ngàn người bị đẩy vào các trại tù cải tạo nhiều năm, đối với hàng triệu người bị đẩy lên vùng kinh tế mới hiu hắt với chục ký gạo và cuốc xẻng, đối với nhiều thế hệ trẻ em Miền Nam bị kỳ thị giáo dục, đối với hàng trăm ngàn người thoát được qua những chuyến vượt biên đường biển và đường bộ…và bây giờ, ngay cả khi căm thù đã lắng xuống đối với nhiều người, câu hỏi chưa trả lời được từ phía người thắng cuộc là tại sao cuộc chiến này không đem lại tự do, dân chủ và nhân quyền sau gần 4 thập niên hòa bình ?
Blogger Ngô Minh nghĩ đến đất nước từ sau biến cố 30 tháng Tư 1975 đến nay đã 38 năm “thống nhất” nhưng thực tế cho thấy lòng người “chưa về một mối”, mà vẫn tồn tại hai thành phần là người “phe của cách mạng”, tức “phe thắng cuộc” và người mà bên thắng cuộc gọi là “phe nguỵ quân nguỵ quyền”. Sự phân biệt, kỳ thị như vậy, theo blogger Ngô Minh, khiến người dân không khỏi cho rằng nhà nước này là nhà nước của những người cách mạng, không phải là nhà nước của dân, nghĩa là “Nhà nước của một nửa”. Blogger Ngô Minh dẫn chứng:
Từ sau năm 1975 đến nay, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau đó là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã thi hành chính sách bắt những người có chức vụ trong chính quyền Sài Gòn và sĩ quan quân lực Sài Gòn, sĩ quan an ninh, tâm lý chiến đi “cải tạo” ở các trại tập trung. Thực chất là đi tù. Cải tạo lâu đến nỗi nhiều người vợ ở nhà lấy chồng khác. Khi ra khỏi trại thành kẻ lạc loài. Rồi chính sách cải tạo công thương nghiệp làm cho nhiều người điêu đứng phải vượt biên…Giả sử có một chính sách nhân đạo, hòa giải từ đầu thì đã không có chuyện hành trăm ngàn người vượt biên bỏ xác trên đại đương, gây nên một mối hận lớn trong xã hội, vì thế Nhà nước không phải của họ, mà nhà nước là của những người cách mạng.
Qua bài “38 năm – Nhà nước của một nửa”, blogger Ngô Minh “ phải nới thẳng rằng, 38 năm qua, Nhà nước cầm quyền đã không có được một chính sách xã hội thích đáng để hàn gắn vết thương lòng của dân tộc, tạo nên sự hòa họp, hòa giải dân tộc, mà nhiều khi còn làm cho tình trạng bất hòa tăng lên”.
Theo blogger Phương Bích thì “Thực ra sau chiến tranh, không phải tất cả người Việt ở 2 phía đều căm thù nhau. Nếu không có chuyện phân biệt kẻ thắng người thua, không có chuyện “trừng phạt” dẫn đến thảm cảnh hàng triệu người Việt Nam phải rời bỏ quê hương, gây nên oán thù suốt mấy chục năm qua làm chia rẽ lòng người, thì nước Việt ta biết đâu sẽ lớn mạnh chả kém gì nước Nhật, hay Mỹ?”. Blogger Phương Bích tin tưởng mạnh mẽ rằng “chả có thế lực thù địch nào bên ngoài nguy hiểm bằng chính sự tha hoá ở bên trong đang làm mục ruỗng đất nước VN”.
Liệu có thể hàn gắn?
Blogger Quách Hoàng Lân đã trỗi lên một “Đoản khúc buồn 30/4”, nêu lên nghi vấn rằng “Liệu chúng ta có thể hàn gắn được vết thương chiến tranh đã hằn sâu trong tâm hồn của người dân ở hai bên chiến tuyến ?”.
Theo blogger Quách Hoàng Lân thì sau cái ngày thống nhất đất nước - ngày mà “Bên thắng cuộc” gọi là “giải phóng” - đến nay đã 38 năm, “vết thương tâm hồn đó làm mưng mủ và làm đau nhói tim ta !”. Giữa lúc “bên thắng cuộc” tiếp tục “chè chén linh đình” để kỷ niệm cái ngày “giải phóng” ấy trong nỗi “quốc hạn” của “bên thua cuộc”, tác giả Quách Hoàng Lân của “Đoản khúc buồn 30/4” thắc mắc rằng liệu “ có thể hàn gắn được vết thương đó không khi mà cứ đến ngày này, bên chiến tuyến này vẫn linh đình kỷ niệm ‘chiến thắng’ một cách ngạo mạn, còn bên chiến tuyến kia lại ôm sầu của một ngày ‘quốc hận’ ?”.
Vẫn theo tác giả thì để hoà giải dân tộc, cần một sự “dũng cảm và quyết đoán của cả hai phía”, mà nhất là từ phía CS đang cầm quyền; họ “cần phải dũng cảm thừa nhận một cách thành thực rằng họ đã thắng trong chiến tranh nhưng đã thất bại trong hòa bình, trong điều hành đất nước. Và họ cần phải hòa giải chân thành bằng cách chia sẻ hay nhường lại quyền điều hành đất nước cho những người có tài năng và tâm huyết, bất kể đó là người thuộc chiến tuyến hay đảng phái nào”.
Lên tiếng với Đài ACTD, blogger Bùi Tín, cựu Đại tá quân đội Nhân dân VN cụ ngụ tại Paris, Pháp Quốc, bày tỏ thất vọng “ngay sau những ngày đầu vì không có được những hòa giải và hòa hợp”. Và ông “không tin Bộ Chính trị hiện nay nghĩ đến hòa giải và hòa hợp”. Nhà báo Bùi Tín cho biết:
Phải thay đổi, có khi phải thay lãnh đạo thì mới có thể có tư duy mới để mà thực hiện hòa giải hòa hợp đã lỡ mất đến 38 năm…Hiện nay còn có những người bị tù 38 năm rồi vẫn còn trong tù, tôi nghĩ phải thả họ ra và nhân đó phải trả lại tự do cho tất cả anh chị em đấu tranh cho dân chủ. Từ anh Cù Huy Hà Vũ cho đến nhà báo Điếu Cày và một số anh em gần đây bị tuyên án. Phải trả tự do cho tất cả. Đó là biểu hiện của hòa hợp hòa giải. Thế nhưng tôi thấy lãnh đạo hiện nay đã quá sức của họ. Bây giờ họ tham nhũng quá rồi cho nên họ không muốn nhả ra nữa. Họ không muốn trả lại những gì họ đã lấy của nhân dân. Họ đã ăn cắp, ăn cướp đất đai tiền bạc của nhân dân cho nên họ không nghĩ tới hòa hợp hòa giải được nữa, đã quá muộn rồi.
Theo blogger Hahien thì sau gần 4 thập niên gọi là “giải phóng miền Nam”, chuyện hoà giải và hoà hợp thực sự vẫn chưa đến với dân tộc VN. Qua bài “ Nhân bàn về hoà giải dân tộc- Xin đừng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược!”, blogger Hahien nêu lên câu hỏi thẳng thừng rằng “ Bên chịu trách nhiệm chính ấy là ai nếu không phải là bên nắm được chính quyền trong phạm vi cả nước trong suốt 38 năm qua ?”.
Tác giả khẳng định “một điều không thể bàn cãi là một khi bên nào được đặt vào vị thế lãnh đạo nhà nước, tạm gọi là ‘bên thắng trận’, thì mọi điều hay dở, mọi thành công hay thất bại của quốc gia đều phải được quy trước hết vào trách nhiệm điều hành quốc gia của bên đó”. Blogger Hahien lưu ý:
Có thể nói rằng Nhà nước Việt Nam hiện tại vẫn chưa hoàn thành trách nhiệm chính của mình trước dân tộc khi hòa giải thực sự vẫn còn chưa đến với người Việt Nam, khi mà “38 năm nay mình vẫn nói là thống nhất đất nước” mà vẫn “chưa thống nhất được lòng người”, như chính lời của ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn thừa nhận.
Blogger Trần Khải nhận xét rằng “hoà giải, đối thoại…là ước mơ đẹp nhất có thể có trên đời này”, nhưng “than ôi, ngay với những người chết trong cuộc chiến đang nằm lặng lẽ ở Nghĩa Trang Biên Hoà cũng không được bình yên” thì nói chi đến chuyện “bên thắng cuộc” có thiện chí hoà hợp, hoà giải với người sống – là những người, theo lời GS Trần Khải, “có thể có ý kiến, có suy nghĩ và có khả năng tranh biện”. GS Trần Khải không quên nhắc tới những tấm bia đá được Văn Khố Thuyền Nhân VN trụ sở tại Úc thuyết phục chính quyền Indonesia và Malaysia cho thiết lập trên đảo Galang và Pulau Bidong chỉ để tưởng niệm hằng trăm ngàn thuyền nhân VN trên đường vượt biển tìm tự do đã không may nằm lại vĩnh viễn ở biển cả, rừng sâu hay tại ngay bến bờ tự do mà họ vừa đặt chấn đến; cũng như để bày tỏ lòng tri ân đối với hai chính quyền sở tại này đã cho thuyền nhân tá túc một thời gian trước khi họ đi định cư ở nước thứ ba, thì Hà Nội lại áp lực Indonesia và Malaysia “đập vỡ tan tành…thì nói làm gì tới hoà giải thật tâm”. GS Trần Khải khẳng định:
Hòa giải, đối thoại... đơn giản nhất là, chính phủ Hà Nội phải trả tự do cho những người tù bất đồng chính kiến. Và khi muốn đối thoại thực sự, cũng phải là đối thoại với đồng bào, trong đó, những người bất đồng chính kiến là một thành phần bất phân ly của dân tộc.
Thanh Quang, phóng viên RFA
Chưa được giải phóng sau ngày "giải phóng"
Dù ngày 30 tháng Tư hôm thứ Ba tuần rồi – đánh dấu một biến cố lịch sử của VN – đã qua, nhưng những “dư âm” của thời điểm ấy xem chừng như hãy còn đậm nét trên nhiều trang blog, nhất là liên quan đến hậu quả mà dân tộc và quê hương VN phải gánh chịu – tới nay đã là 38 năm rồi – kể từ sau cái ngày gọi là “giải phóng” ấy.
Vị đắng tháng Tư
Qua bài “Tháng tư và Hòa Giải”, blogger Trần Khải nêu lên “câu hỏi mà “bên thắng cuộc” chưa bao giờ trả lời – hay không thể trả lời – là tại sao từ ngày gọi là “giải phóng” cho tới giờ đã 38 năm, người dân Việt vẫn chưa thực sự có tự do, dân chủ, nhân quyền ? GS Trần Khải nhận xét:
Cuộc chiến ý thức hệ tại Việt Nam đã kết thúc 38 năm. Trang sử chiến tranh trôi qua, trang sử trả thù và trấn áp khởi đầu. Tháng tư đã trở thành một dấu mốc để ghi dấu về một chuyển biến lớn, khi đất nước thống nhất xong, là một bức màn sắt buông phủ trên cả nước. Đó là những gì đã làm cho tháng tư trở thành một vị đắng, không chỉ đối với hàng trăm ngàn người bị đẩy vào các trại tù cải tạo nhiều năm, đối với hàng triệu người bị đẩy lên vùng kinh tế mới hiu hắt với chục ký gạo và cuốc xẻng, đối với nhiều thế hệ trẻ em Miền Nam bị kỳ thị giáo dục, đối với hàng trăm ngàn người thoát được qua những chuyến vượt biên đường biển và đường bộ…và bây giờ, ngay cả khi căm thù đã lắng xuống đối với nhiều người, câu hỏi chưa trả lời được từ phía người thắng cuộc là tại sao cuộc chiến này không đem lại tự do, dân chủ và nhân quyền sau gần 4 thập niên hòa bình ?
Blogger Ngô Minh nghĩ đến đất nước từ sau biến cố 30 tháng Tư 1975 đến nay đã 38 năm “thống nhất” nhưng thực tế cho thấy lòng người “chưa về một mối”, mà vẫn tồn tại hai thành phần là người “phe của cách mạng”, tức “phe thắng cuộc” và người mà bên thắng cuộc gọi là “phe nguỵ quân nguỵ quyền”. Sự phân biệt, kỳ thị như vậy, theo blogger Ngô Minh, khiến người dân không khỏi cho rằng nhà nước này là nhà nước của những người cách mạng, không phải là nhà nước của dân, nghĩa là “Nhà nước của một nửa”. Blogger Ngô Minh dẫn chứng:
Từ sau năm 1975 đến nay, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau đó là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã thi hành chính sách bắt những người có chức vụ trong chính quyền Sài Gòn và sĩ quan quân lực Sài Gòn, sĩ quan an ninh, tâm lý chiến đi “cải tạo” ở các trại tập trung. Thực chất là đi tù. Cải tạo lâu đến nỗi nhiều người vợ ở nhà lấy chồng khác. Khi ra khỏi trại thành kẻ lạc loài. Rồi chính sách cải tạo công thương nghiệp làm cho nhiều người điêu đứng phải vượt biên…Giả sử có một chính sách nhân đạo, hòa giải từ đầu thì đã không có chuyện hành trăm ngàn người vượt biên bỏ xác trên đại đương, gây nên một mối hận lớn trong xã hội, vì thế Nhà nước không phải của họ, mà nhà nước là của những người cách mạng.
Qua bài “38 năm – Nhà nước của một nửa”, blogger Ngô Minh “ phải nới thẳng rằng, 38 năm qua, Nhà nước cầm quyền đã không có được một chính sách xã hội thích đáng để hàn gắn vết thương lòng của dân tộc, tạo nên sự hòa họp, hòa giải dân tộc, mà nhiều khi còn làm cho tình trạng bất hòa tăng lên”.
Theo blogger Phương Bích thì “Thực ra sau chiến tranh, không phải tất cả người Việt ở 2 phía đều căm thù nhau. Nếu không có chuyện phân biệt kẻ thắng người thua, không có chuyện “trừng phạt” dẫn đến thảm cảnh hàng triệu người Việt Nam phải rời bỏ quê hương, gây nên oán thù suốt mấy chục năm qua làm chia rẽ lòng người, thì nước Việt ta biết đâu sẽ lớn mạnh chả kém gì nước Nhật, hay Mỹ?”. Blogger Phương Bích tin tưởng mạnh mẽ rằng “chả có thế lực thù địch nào bên ngoài nguy hiểm bằng chính sự tha hoá ở bên trong đang làm mục ruỗng đất nước VN”.
Liệu có thể hàn gắn?
Blogger Quách Hoàng Lân đã trỗi lên một “Đoản khúc buồn 30/4”, nêu lên nghi vấn rằng “Liệu chúng ta có thể hàn gắn được vết thương chiến tranh đã hằn sâu trong tâm hồn của người dân ở hai bên chiến tuyến ?”.
Theo blogger Quách Hoàng Lân thì sau cái ngày thống nhất đất nước - ngày mà “Bên thắng cuộc” gọi là “giải phóng” - đến nay đã 38 năm, “vết thương tâm hồn đó làm mưng mủ và làm đau nhói tim ta !”. Giữa lúc “bên thắng cuộc” tiếp tục “chè chén linh đình” để kỷ niệm cái ngày “giải phóng” ấy trong nỗi “quốc hạn” của “bên thua cuộc”, tác giả Quách Hoàng Lân của “Đoản khúc buồn 30/4” thắc mắc rằng liệu “ có thể hàn gắn được vết thương đó không khi mà cứ đến ngày này, bên chiến tuyến này vẫn linh đình kỷ niệm ‘chiến thắng’ một cách ngạo mạn, còn bên chiến tuyến kia lại ôm sầu của một ngày ‘quốc hận’ ?”.
Vẫn theo tác giả thì để hoà giải dân tộc, cần một sự “dũng cảm và quyết đoán của cả hai phía”, mà nhất là từ phía CS đang cầm quyền; họ “cần phải dũng cảm thừa nhận một cách thành thực rằng họ đã thắng trong chiến tranh nhưng đã thất bại trong hòa bình, trong điều hành đất nước. Và họ cần phải hòa giải chân thành bằng cách chia sẻ hay nhường lại quyền điều hành đất nước cho những người có tài năng và tâm huyết, bất kể đó là người thuộc chiến tuyến hay đảng phái nào”.
Lên tiếng với Đài ACTD, blogger Bùi Tín, cựu Đại tá quân đội Nhân dân VN cụ ngụ tại Paris, Pháp Quốc, bày tỏ thất vọng “ngay sau những ngày đầu vì không có được những hòa giải và hòa hợp”. Và ông “không tin Bộ Chính trị hiện nay nghĩ đến hòa giải và hòa hợp”. Nhà báo Bùi Tín cho biết:
Phải thay đổi, có khi phải thay lãnh đạo thì mới có thể có tư duy mới để mà thực hiện hòa giải hòa hợp đã lỡ mất đến 38 năm…Hiện nay còn có những người bị tù 38 năm rồi vẫn còn trong tù, tôi nghĩ phải thả họ ra và nhân đó phải trả lại tự do cho tất cả anh chị em đấu tranh cho dân chủ. Từ anh Cù Huy Hà Vũ cho đến nhà báo Điếu Cày và một số anh em gần đây bị tuyên án. Phải trả tự do cho tất cả. Đó là biểu hiện của hòa hợp hòa giải. Thế nhưng tôi thấy lãnh đạo hiện nay đã quá sức của họ. Bây giờ họ tham nhũng quá rồi cho nên họ không muốn nhả ra nữa. Họ không muốn trả lại những gì họ đã lấy của nhân dân. Họ đã ăn cắp, ăn cướp đất đai tiền bạc của nhân dân cho nên họ không nghĩ tới hòa hợp hòa giải được nữa, đã quá muộn rồi.
Theo blogger Hahien thì sau gần 4 thập niên gọi là “giải phóng miền Nam”, chuyện hoà giải và hoà hợp thực sự vẫn chưa đến với dân tộc VN. Qua bài “ Nhân bàn về hoà giải dân tộc- Xin đừng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược!”, blogger Hahien nêu lên câu hỏi thẳng thừng rằng “ Bên chịu trách nhiệm chính ấy là ai nếu không phải là bên nắm được chính quyền trong phạm vi cả nước trong suốt 38 năm qua ?”.
Tác giả khẳng định “một điều không thể bàn cãi là một khi bên nào được đặt vào vị thế lãnh đạo nhà nước, tạm gọi là ‘bên thắng trận’, thì mọi điều hay dở, mọi thành công hay thất bại của quốc gia đều phải được quy trước hết vào trách nhiệm điều hành quốc gia của bên đó”. Blogger Hahien lưu ý:
Có thể nói rằng Nhà nước Việt Nam hiện tại vẫn chưa hoàn thành trách nhiệm chính của mình trước dân tộc khi hòa giải thực sự vẫn còn chưa đến với người Việt Nam, khi mà “38 năm nay mình vẫn nói là thống nhất đất nước” mà vẫn “chưa thống nhất được lòng người”, như chính lời của ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn thừa nhận.
Blogger Trần Khải nhận xét rằng “hoà giải, đối thoại…là ước mơ đẹp nhất có thể có trên đời này”, nhưng “than ôi, ngay với những người chết trong cuộc chiến đang nằm lặng lẽ ở Nghĩa Trang Biên Hoà cũng không được bình yên” thì nói chi đến chuyện “bên thắng cuộc” có thiện chí hoà hợp, hoà giải với người sống – là những người, theo lời GS Trần Khải, “có thể có ý kiến, có suy nghĩ và có khả năng tranh biện”. GS Trần Khải không quên nhắc tới những tấm bia đá được Văn Khố Thuyền Nhân VN trụ sở tại Úc thuyết phục chính quyền Indonesia và Malaysia cho thiết lập trên đảo Galang và Pulau Bidong chỉ để tưởng niệm hằng trăm ngàn thuyền nhân VN trên đường vượt biển tìm tự do đã không may nằm lại vĩnh viễn ở biển cả, rừng sâu hay tại ngay bến bờ tự do mà họ vừa đặt chấn đến; cũng như để bày tỏ lòng tri ân đối với hai chính quyền sở tại này đã cho thuyền nhân tá túc một thời gian trước khi họ đi định cư ở nước thứ ba, thì Hà Nội lại áp lực Indonesia và Malaysia “đập vỡ tan tành…thì nói làm gì tới hoà giải thật tâm”. GS Trần Khải khẳng định:
Hòa giải, đối thoại... đơn giản nhất là, chính phủ Hà Nội phải trả tự do cho những người tù bất đồng chính kiến. Và khi muốn đối thoại thực sự, cũng phải là đối thoại với đồng bào, trong đó, những người bất đồng chính kiến là một thành phần bất phân ly của dân tộc.
Thanh Quang, phóng viên RFA