Truyện Ngắn & Phóng Sự

Chuyện Dài Đời Lính

Sau thời gian dài cay đắng và bất hạnh trong các trại tù cộng sản, cũng như "vạn sự khởi đầu nan" khi làm lại cuộc đời ở một đất nước xa lạ, đến nay mọi việc


 

MX Mai Văn Tấn

Sau thời gian dài cay đắng và bất hạnh trong các trại tù cộng sản, cũng như "vạn sự khởi đầu nan" khi làm lại cuộc đời ở một đất nước xa lạ, đến nay mọi việc tương đối ổn định. Thời gian thư thả tôi được hân hạnh đi dự đại hội Mũ Xanh miền Nam Cali năm 2008, gặp lại các chiến hữu trong lòng tràn đầy kỷ niệm của một thời quá khứ xa xưa, tâm tư vụt hiện lên thật rõ nét hình ảnh oai hùng qua bộ đồ sóng biển. Mặc dù đa số Mũ Xanh đầu đã bạc và sức khỏe đã hao mòn theo năm tháng. Những vị chỉ huy cao cấp còn lại của binh chủng như các đại bàng Tango, Sài Gòn, Đồ Sơn, Bắc Ninh, Cao Bằng... đã qua tuổi thất thập cổ lai hy nhưng đầu óc còn minh mẫn và sáng suốt là điều đáng mừng và cũng rất hiếm hoi của người Việt chúng ta.

"Thân bách chiến có ngờ đâu mình nhỉ,
Trời tha phương lưu lạc đã bạc đầu"
(Thơ Trạch Gầm)

Tôi được anh bạn Nguyễn Trung Việt cùng khóa và cùng đơn vị MX đón ở phi trường đưa về khách sạn, vừa check in đã được Đại bàng Bắc Ninh đến thăm vì quá lâu không gặp lại mặc dù vẫn thường xuyên thăm hỏi. Đâu biết được là lần sau cùng tôi gặp lại người chỉ huy mà tôi hằng quý mến, cũng như cùng ở tù trong trại tù CS thời gian quá lâu. Thật không ai biết được ngày mai như thế nào, tiếp đến pháo thủ "Trường Can" đến thăm hỏi cùng nói chuyện rất vui vẻ.

Điều đó gây cho tôi nhiều cảm động liên tưởng đến tình huynh đệ chi binh rất cao quý mà các đại bàng đã dành cho. Nhận thấy còn dịp gặp lại là điều hạnh phúc, bởi thế tôi không bao giờ quên những người vì anh em tổ chức những buổi gặp gở hàng năm. Không còn được bao nhiêu lần nửa, rồi muốn gặp lại không phải chuyện dể. Mổi năm số người ra đi càng ngày càng nhiều vì luật sanh lão bịnh tử không ai tránh được. Khi được dịp gặp lại nhau, đừng câu nệ hay vì người nào đó không thích tìm cách thối thoát không dự là một điều thiệt thòi cho chính mình.

Cam Ranh cũng đến khách sạn thăm tôi, người từ Iowa đến, và bây giờ anh đang gánh vác Tổng Hội Trưởng TQLC, mà tôi nghỉ chắc gánh vác cho đến khi không còn gánh vác nổi, chứ làm gì có ai chịu thay thế. Điều thực tế nói ra chắc chỉ có Cam Ranh không đồng ý.

Đến giờ nầy nhiều người đã ra đi miền miên viễn, muốn gặp lại nhau cũng không còn cơ hội. Bởi thế khi có dịp và có điều kiện nên gặp lại nhau, để trong lòng khỏi hối tiếc, ân hận. Gặp lại nhau tay bắt mặt mừng và cảm thấy hạnh phúc cho những người may mắn còn mạnh khoẻ cũng như tiếc thương những người đã ra đi vĩnh viễn.

Trong lúc chuyện trò, nhắc lại quãng đời quân ngũ đã qua, lúc vui vẻ, mọi người cởi mở, tôi vui miệng nói với đại bàng Bắc Ninh, thời gian chiến cuộc "Mùa Hè Đỏ Lửa", đại bàng di tản chiến thuật hơi nhiều. Lần đầu bàn giao LĐ258/TQLC tại Cùa (quận Hương Hóa Quảng Trị) Đại bàng di tản chiến thuật đến căn cứ Ái Tử (căn cứ của BTL SĐ3BB đã di chuyển vào BCH/Tiểu khu Quảng Trị) được LĐ258 tiếp đón LĐ147 nghỉ dưỡng quân tái trang bị các đơn vị trực thuộc. Chưa được bao lâu lại trở lại thay BCH LĐ258 tại căn cứ Aí Tử sau khi LĐ258 chiến thắng trận Phượng Hoàng và ngăn chận địch ở tuyến Đông Hà, vài tuần sau đại bàng lại di tản chiến thuật về tuyến Mỹ Chánh.

Đại bàng Bắc Ninh tâm sự: (tâm sự sau cùng của Bắc Ninh)
Em đâu có biết anh vừa di tản từ Cùa nghỉ dưỡng quân, đáng lẽ thay LĐ258 phải là LĐ369 với quân số, tinh thần đầu đủ và đã nghỉ dưỡng quân lâu, nhưng trái lại, anh lại được lệnh thay thế LĐ258 tại căn cứ Ái Tử. Thời gian này căn cứ Ái Tử bị pháo kích rất nặng và chính xác đến nỗi đạn nổ trên nắp hầm trung tâm hành quân và chung quanh, hằng ngày, hàng ngàn quả đạn, tất cả antene máy truyền tin và dây điện đều đứt, trong hầm trung tâm hành quân tối phải dùng pin PRC25 để đốt sáng. Đã đến lúc BCH/LĐ phải di tản ra ngoài QL1 để làm việc với các đơn vị. Các đơn vị bên ngoài bị áp lực địch rất nặng nề vì không còn lực lượng bạn yểm trợ. Cuối cùng không còn cách nào khác phải di tản chiến thuật về tuyến Mỹ chánh vì cuộc chiến xảy ra quá dữ dội và áp lực địch nặng nề. Qua các trận chiến lớn như Đầm Dơi, Phụng Dư, Hạ Lào, Mùa Hè Đỏ Lửa, anh chưa bao giờ bị thương lần nào. Mạng anh lớn lắm đó.

Cam Ranh thêm ý kiến:
Đại bàng biết không, lúc tôi còn làm ban 3/LĐ147, anh Hoàng Đôn Tuấn Ban 2/LĐ có nói Đại bàng có phước tướng, thể hiện qua chân mày dài, và khi ngủ hơi thở rất nhẹ nhàng!!!.

Nghe chuyện đời lính của Đại Bàng Bắc Ninh và Đồ Sơn kể lại tôi mới nghiệm một sự trùng hợp rất là hy hữu mà cá nhân tôi nghĩ trong quân đội cũng thật hiếm hoi và độc nhất vô nhị, hai vị sát cánh thời gian dài trong quân ngũ và cùng trùng hợp thời gian phục vụ. Đại Bàng Đồ Sơn và Bắc Ninh giữ cấp trung đội trưởng và đại đội trưởng cùng thời gian, cùng đơn vị.

Năm 1963 chiến thắng Đầm Dơi, cả hai cùng cấp bậc trung uý đại đội trưởng được ân thưởng Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa với TT Ngô Đình Diệm, BQHC rất là hiếm có ở cấp bậc trung uý.

Năm 1965, chiến thắng Phụng Dư cả hai với cấp bậc đại uý đại đội trưởng được ân thưởng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu. Đối với quân đội, đệ Tứ Đẳng cấp cho đại uý cũng hiếm hoi trong thời gian đầu của nền Đệ 2 CH với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Năm 1972 cả hai Đại Bàng lại đều Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng, Đại Bàng Bắc Ninh Lữ Đoàn 147, Đại Bàng Đồ Sơn LĐ258, cả hai LĐ làm nỗ lực chính của Sư Đoàn tấn công Cổ Thành Quảng Trị, cứ điểm phòng thủ sau cùng của CSBV. Mỗi LĐ một nửa mục tiêu vào giai đoạn dứt điểm, đã chiếm lại Thị Xã Quảng Trị và Cổ Thành Đinh Công Tráng ngày 15/9/1972. Chiến thắng này hai ông được ân thưởng Đệ Tam Đẳng BQHC kèm ADBT với nhành dương liễu, một huy chương cao quí dành cho cấp Đại tá. Do hai đại bàng đã được ân thưởng Đệ Tứ Đẳng từ 1965 cộng thêm chiến công tái chiếm Cổ Thành QT mới đủ điều kiện được ân thưởng.

Cả hai vị được thăng cấp thiếu tá, trung tá, đại tá cùng một năm, nhận chức vụ tiểu đoàn trưởng, lữ Đoàn trưởng cùng một năm. Điều khác biệt ĐB Bắc Ninh không bao giờ bị thương, trái lại ĐB Đồ Sơn lãnh đạn đến 4 lần. ĐB Bắc Ninh bị tù cộng sản 13 năm trái lại ĐB Đồ Sơn may mắn thoát khỏi tù tội đến bến bờ tự do năm 1975. Cả hai đều sống mạnh khỏe trên đất nước tự do cho đến ngày hôm nay. Một câu chuyện lính điển hình trong binh chủng có sự trùng hợp kỳ lạ theo tôi nghĩ rất hiếm xảy ra lần thứ hai. Cả hai vị đều có duyên gắn bó với binh chủng cho đến ngày 30/4/75. Đối với Binh Chủng MX, sống hùng sống mạnh nhưng không sống dai cũng là thường. Bởi thế tình bạn với tình chiến hữu lâu năm khó có lý do gì mất đi được.

"Những mùa Xuân ngày cũ đã nhạt nhòa
Nhưng anh vẫn chắc chiu trên từng trang ký ức"
(Thơ Hoài Linh Phương)

Đại hội Mũ Xanh 2008, tôi có điều rất may mắn là được gặp lại 2 vị niên trưởng trong binh chủng và chắc chắn hai vị này lần đầu tiên đi dự đại hội.
Người thứ nhất là NT Minh Châu (cựu quận trưởng Dĩ An). Nhìn anh trên xe lăn với sự cố gắng vượt bực cùng sự giúp đở của hiền thê và các chiến hửu mũ xanh đã đến đại hội. Với tinh thần huynh đệ chi binh rất cao và luôn luôn mỉm cười với mọi người với niềm vui hiếm hoi qua bao thăng trầm của đất nước. Điều này đã nói lên cuộc đời mỗi người chúng ta đã dính liền vào một giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc, chúng ta khó có thể quên. Ký ức nằm sâu trong tiềm thức của mỗi người, dịp nào đó sẽ bùng lên mạnh mẽ gợi lại hình ảnh oai hùng của thời quá khứ rất xa xôi cũng như sự đau thương tột cùng mọi người đã gánh chịu. Nhưng tôi chỉ một lần gặp độc nhất, vì điều kiện sức khoẻ và hiền thê không còn nửa nên rất khó đi lần thứ hai.

Người thứ hai là ĐB Đồ Sơn (cựu LĐT/LĐ258). Trải qua gần 10 năm sống quanh quẩn không ra khỏi tiểu bang Cali để săn sóc hiển thê bị bệnh Alzheimer, biệt lập với thế giới bên ngoài. Đến nay người vợ hiền năm xưa "đã ra đi miền miên viễn" trước ngày đại hội gần 6 tháng. Giờ thì ĐB thảnh thơi và tinh thần vui vẻ về dự đại hội để gặp lại chiến hửu cũ, kể lại chiến trường xưa ở thời quá khứ rất khó quên. ĐB Đồ Sơn rất vui vẻ vì được nhiều an ủi khi quá nhiều huynh đệ, chiến hửu thăm hỏi và chụp hình lưu niệm. Tôi nghĩ đó là niềm vui rất lớn đối với Đồ Sơn, mọi người đã dành cho ông nhiều tình cảm đáng quí và đáng trân trọng. Ước mong ông có còn đủ sức khoẻ để đi tiếp những đại hội khác nữa.

"Đã hiến dâng cuộc đời cho đất Tổ
Đẹp làm sao, ôi một giấc miên trường"
(Thơ Vi Vân)

Đại hội 2008 rất đông chiến hửu Mũ Xanh về tham dự, theo sự nhận xét của, tôi khoảng 150 Mũ Xanh. Những anh chàng Cọp Biển già mà tôi thấy có: NT Trần Văn Hiển, Tô văn Cấp, Trần Vệ, Huỳnh Văn Phú, Phạm Cang, Niên Đệ Kiều Công Cự, Vàng Huy Liễu, Giang Văn Nhân, Nguyễn Đình Ninh, Phạm Thực, Hùng...(không nhớ hết được, xin tha thứ) đều vui vẻ hân hoan trong ngày đại hội. Trần Vệ lúc nào cũng bận rộn với hạnh phúc đưa con gái đi lãnh học bổng. Lão ngoan đồng Huỳnh Văn Phú bắt tay từ người này đến người kia và kể chuyện tếu, Tô văn Cấp bận rộn trong ban tổ chức, Phạm Thực lo sắp xếp để vợ ngâm thơ...

Bên cạnh những bộ quân phục sóng biển, có những chiến hửu mang đầy đủ dây biểu chương, cấp bậc cầu vai, huy chương, bảng tên, huy hiệu, phù hiệu đơn vị...như Thiếu tá Lâm Tài Thạnh, Thiếu Tá Phan Công Tôn, Đại Uý Nguyễn Phục Hưng, Trung Sĩ nhất Lý Khải Bình, nhờ các anh mà đại hội đã tạo được một không khí hào hùng của ngày nào. Ngoài ra các Young Marines TTN/TQLC cũng không kém cái hào hùng của bậc cha chú, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp ở tương lai.

Gánh nặng và hậu quả tàn phá ghê gớm của chiến tranh khó mà dùng lời để diễn tả sự tác hại khủng khiếp đó. Mọi gian lao khổ cực ta phải chịu đựng vượt qua sức tưởng tượng. Nhìn lại chặn đường gian nan đó không khỏi lắc đầu ngao ngán như vừa trút bỏ gánh nặng trên vai và thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc. Mọi người giờ đây nghĩ lại đời lính của mình như một kỷ niệm khó quên. Trong kỷ niệm đó tư tưởng phục vụ quốc gia dân tộc nỗi bật lên qua những bước chân gian lao chúng ta gánh chịu như một bổn phận cũng như nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn đất nước và bảo vệ an ninh cho đồng bào.

Quảng đời còn lại của chúng ta là tình chiến hữu, tình thương đơn vị, ngày hôm nay số người còn sống sót tưởng nhớ những người đã hy sinh trên bước quân hành với mình. Nhìn lại những thân thể không trọn vẹn còn lại ở chiến trường xưa như vết hằn in sâu vào tâm tư mọi người chúng ta và khi nhìn lại những tấm thân tàn tật đó chúng ta bồi hồi xúc động và cảm nhận chính mình phải có bổn phận đối với những người kém may mắn đó. Những chiến hửu sống sót trôi dạt khắp Năm Châu tâm tư hướng về nhau trong ngày đại hội được tổ chức hàng năm để thăm hỏi sức khỏe, xem ai còn ai mất. Người còn lại ngậm ngùi thương tiếc người ra đi và lòng dâng lên nỗi buồn, ưu tư, trầm mặc đợi ngày ra đi của chính mình.

“Người lính già đã ngả nón cúi đầu
Tay siết chặt hết ôm sầu vong quốc”

Cuộc chiến vừa qua chúng ta đã mắc nhiều khuyết điểm. Ngày 30/4/75 là ngày chúng ta nhớ mãi thân phận chúng ta cũng như dân tộc VN quá nhiều đau khổ và chết thảm không bút mực nào tả xiết.

Đến ngày hôm nay chúng ta đã vượt qua sự thống khổ và vẫn giữ được tinh thần huynh đệ đáng quý, đáng trân trọng duy trì đến ngày chúng ta nhắm mắt xuôi tay. Hằng năm gặp lại nhau để ôn lại kỹ niệm xa xưa và hàn huyên tâm sự, tương kính lẫn nhau cũng như nhắc nhở nhau bổn phận đối với TPB còn đang đau khổ và bị khinh miệt sống ngoài lề xã hội ở quê nhà.

Cho đến nay, tấm lòng mọi chiến hữu đã trãi rộng bằng những sự đóng góp hầu làm dịu lại sự đau khổ mà các TPB gánh chịu. Hằng năm cứ vào cuối Đông, tất cả tất bật đón năm mới, không khỏi chạnh lòng nghỉ đến các chiến hữu năm xưa. Những người nằm xuống thân phận đã được ổn định, trái lại những người mất đi phần thân thể sống lây lất bên ngoài xã hội, hậu quả cuộc chiến dây dưa không biết bao giờ mới thật sự giải quyết.
Nhớ đến 80 triệu đồng bào ruột thịt còn đang đau khổ với sự độc tài đảng trị của đảng cộng sản VN. Tưởng nhớ đến hàng ngàn người chết thảm vì hai chữ Tự Do nói chung và những chiến hữu Mũ Xanh đã hy sinh nói riêng.

"Xuân đã mất bao giờ Xuân trở lại
Cho mọi người viễn xứ hưởng niềm vui
Ba mươi ba năm vượt khỏi tay rồi
Sẽ có lại khi quê hương bừng sáng"
(Thơ An Châu)

Đại hội nào được tổ chức đều do sự góp công sức của hội TQLC địa phương nhận lãnh trách nhiệm cùng với những người tình nguyện tạo dịp để các chiến hửu gặp nhau. Dĩ nhiên đại hội nào thì cũng khó có thể tránh các khuyết điểm, nhưng đó chỉ là những nét không đáng kể. Đối với cá nhân tôi rất trân trọng các cố gắng của hội TQLC trách nhiệm tổ chức. Lần lượt các hội địa phương luân phiên tổ chức tiếp nối, là những cố gắng đề anh em có dịp gặp lại nhau. Những khuyết điểm nếu có chính là cần sự đóng góp của những người về tham dự tự giải quyết để đại hội được hoàn hảo hơn, thành công hơn.

Riêng tôi nghĩ chắc chẳng ai phàn nàn hay giận hờn gì trong tuổi xế chiều gặp được nhau là điều đáng quý, nói lời đẹp đẽ là điều đáng khuyến khích. Mọi khuyết điểm ta nên nhìn nhau mĩm cười thông cảm, coi như đó là một sự an ủi cho những người tự nguyện gánh vác công việc hộ các chiến hửu vậy.

Đến năm nay 2013, hội TQLC Nam Cali, một lần nửa gánh lấy trách nhiệm tổ chức đại hội, nếu không có gì trở ngại, mọi người nên tham dự coi như một biểu tượng ủng hộ sự cố gắng của những người gánh vác công việc chung. Đông đủ anh em tham dự là niểm an ủi lớn lao cho ban tổ chức.

Tôi nghỉ chúng ta không còn nhiều dịp để gặp lại nhau, nếu có dịp chúng ta nên cố gắng tham dự. Những gì không vui trong quá khứ nếu có nên bỏ qua đễ tinh thần được thoải mái với chính mình khi tuổi về chiều, mong lắm thay. Thực tế, đường đời không bao giờ bằng phẳng cả.

Sinh Tồn chuyển
 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyện Dài Đời Lính

Sau thời gian dài cay đắng và bất hạnh trong các trại tù cộng sản, cũng như "vạn sự khởi đầu nan" khi làm lại cuộc đời ở một đất nước xa lạ, đến nay mọi việc


 

MX Mai Văn Tấn

Sau thời gian dài cay đắng và bất hạnh trong các trại tù cộng sản, cũng như "vạn sự khởi đầu nan" khi làm lại cuộc đời ở một đất nước xa lạ, đến nay mọi việc tương đối ổn định. Thời gian thư thả tôi được hân hạnh đi dự đại hội Mũ Xanh miền Nam Cali năm 2008, gặp lại các chiến hữu trong lòng tràn đầy kỷ niệm của một thời quá khứ xa xưa, tâm tư vụt hiện lên thật rõ nét hình ảnh oai hùng qua bộ đồ sóng biển. Mặc dù đa số Mũ Xanh đầu đã bạc và sức khỏe đã hao mòn theo năm tháng. Những vị chỉ huy cao cấp còn lại của binh chủng như các đại bàng Tango, Sài Gòn, Đồ Sơn, Bắc Ninh, Cao Bằng... đã qua tuổi thất thập cổ lai hy nhưng đầu óc còn minh mẫn và sáng suốt là điều đáng mừng và cũng rất hiếm hoi của người Việt chúng ta.

"Thân bách chiến có ngờ đâu mình nhỉ,
Trời tha phương lưu lạc đã bạc đầu"
(Thơ Trạch Gầm)

Tôi được anh bạn Nguyễn Trung Việt cùng khóa và cùng đơn vị MX đón ở phi trường đưa về khách sạn, vừa check in đã được Đại bàng Bắc Ninh đến thăm vì quá lâu không gặp lại mặc dù vẫn thường xuyên thăm hỏi. Đâu biết được là lần sau cùng tôi gặp lại người chỉ huy mà tôi hằng quý mến, cũng như cùng ở tù trong trại tù CS thời gian quá lâu. Thật không ai biết được ngày mai như thế nào, tiếp đến pháo thủ "Trường Can" đến thăm hỏi cùng nói chuyện rất vui vẻ.

Điều đó gây cho tôi nhiều cảm động liên tưởng đến tình huynh đệ chi binh rất cao quý mà các đại bàng đã dành cho. Nhận thấy còn dịp gặp lại là điều hạnh phúc, bởi thế tôi không bao giờ quên những người vì anh em tổ chức những buổi gặp gở hàng năm. Không còn được bao nhiêu lần nửa, rồi muốn gặp lại không phải chuyện dể. Mổi năm số người ra đi càng ngày càng nhiều vì luật sanh lão bịnh tử không ai tránh được. Khi được dịp gặp lại nhau, đừng câu nệ hay vì người nào đó không thích tìm cách thối thoát không dự là một điều thiệt thòi cho chính mình.

Cam Ranh cũng đến khách sạn thăm tôi, người từ Iowa đến, và bây giờ anh đang gánh vác Tổng Hội Trưởng TQLC, mà tôi nghỉ chắc gánh vác cho đến khi không còn gánh vác nổi, chứ làm gì có ai chịu thay thế. Điều thực tế nói ra chắc chỉ có Cam Ranh không đồng ý.

Đến giờ nầy nhiều người đã ra đi miền miên viễn, muốn gặp lại nhau cũng không còn cơ hội. Bởi thế khi có dịp và có điều kiện nên gặp lại nhau, để trong lòng khỏi hối tiếc, ân hận. Gặp lại nhau tay bắt mặt mừng và cảm thấy hạnh phúc cho những người may mắn còn mạnh khoẻ cũng như tiếc thương những người đã ra đi vĩnh viễn.

Trong lúc chuyện trò, nhắc lại quãng đời quân ngũ đã qua, lúc vui vẻ, mọi người cởi mở, tôi vui miệng nói với đại bàng Bắc Ninh, thời gian chiến cuộc "Mùa Hè Đỏ Lửa", đại bàng di tản chiến thuật hơi nhiều. Lần đầu bàn giao LĐ258/TQLC tại Cùa (quận Hương Hóa Quảng Trị) Đại bàng di tản chiến thuật đến căn cứ Ái Tử (căn cứ của BTL SĐ3BB đã di chuyển vào BCH/Tiểu khu Quảng Trị) được LĐ258 tiếp đón LĐ147 nghỉ dưỡng quân tái trang bị các đơn vị trực thuộc. Chưa được bao lâu lại trở lại thay BCH LĐ258 tại căn cứ Aí Tử sau khi LĐ258 chiến thắng trận Phượng Hoàng và ngăn chận địch ở tuyến Đông Hà, vài tuần sau đại bàng lại di tản chiến thuật về tuyến Mỹ Chánh.

Đại bàng Bắc Ninh tâm sự: (tâm sự sau cùng của Bắc Ninh)
Em đâu có biết anh vừa di tản từ Cùa nghỉ dưỡng quân, đáng lẽ thay LĐ258 phải là LĐ369 với quân số, tinh thần đầu đủ và đã nghỉ dưỡng quân lâu, nhưng trái lại, anh lại được lệnh thay thế LĐ258 tại căn cứ Ái Tử. Thời gian này căn cứ Ái Tử bị pháo kích rất nặng và chính xác đến nỗi đạn nổ trên nắp hầm trung tâm hành quân và chung quanh, hằng ngày, hàng ngàn quả đạn, tất cả antene máy truyền tin và dây điện đều đứt, trong hầm trung tâm hành quân tối phải dùng pin PRC25 để đốt sáng. Đã đến lúc BCH/LĐ phải di tản ra ngoài QL1 để làm việc với các đơn vị. Các đơn vị bên ngoài bị áp lực địch rất nặng nề vì không còn lực lượng bạn yểm trợ. Cuối cùng không còn cách nào khác phải di tản chiến thuật về tuyến Mỹ chánh vì cuộc chiến xảy ra quá dữ dội và áp lực địch nặng nề. Qua các trận chiến lớn như Đầm Dơi, Phụng Dư, Hạ Lào, Mùa Hè Đỏ Lửa, anh chưa bao giờ bị thương lần nào. Mạng anh lớn lắm đó.

Cam Ranh thêm ý kiến:
Đại bàng biết không, lúc tôi còn làm ban 3/LĐ147, anh Hoàng Đôn Tuấn Ban 2/LĐ có nói Đại bàng có phước tướng, thể hiện qua chân mày dài, và khi ngủ hơi thở rất nhẹ nhàng!!!.

Nghe chuyện đời lính của Đại Bàng Bắc Ninh và Đồ Sơn kể lại tôi mới nghiệm một sự trùng hợp rất là hy hữu mà cá nhân tôi nghĩ trong quân đội cũng thật hiếm hoi và độc nhất vô nhị, hai vị sát cánh thời gian dài trong quân ngũ và cùng trùng hợp thời gian phục vụ. Đại Bàng Đồ Sơn và Bắc Ninh giữ cấp trung đội trưởng và đại đội trưởng cùng thời gian, cùng đơn vị.

Năm 1963 chiến thắng Đầm Dơi, cả hai cùng cấp bậc trung uý đại đội trưởng được ân thưởng Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa với TT Ngô Đình Diệm, BQHC rất là hiếm có ở cấp bậc trung uý.

Năm 1965, chiến thắng Phụng Dư cả hai với cấp bậc đại uý đại đội trưởng được ân thưởng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu. Đối với quân đội, đệ Tứ Đẳng cấp cho đại uý cũng hiếm hoi trong thời gian đầu của nền Đệ 2 CH với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Năm 1972 cả hai Đại Bàng lại đều Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng, Đại Bàng Bắc Ninh Lữ Đoàn 147, Đại Bàng Đồ Sơn LĐ258, cả hai LĐ làm nỗ lực chính của Sư Đoàn tấn công Cổ Thành Quảng Trị, cứ điểm phòng thủ sau cùng của CSBV. Mỗi LĐ một nửa mục tiêu vào giai đoạn dứt điểm, đã chiếm lại Thị Xã Quảng Trị và Cổ Thành Đinh Công Tráng ngày 15/9/1972. Chiến thắng này hai ông được ân thưởng Đệ Tam Đẳng BQHC kèm ADBT với nhành dương liễu, một huy chương cao quí dành cho cấp Đại tá. Do hai đại bàng đã được ân thưởng Đệ Tứ Đẳng từ 1965 cộng thêm chiến công tái chiếm Cổ Thành QT mới đủ điều kiện được ân thưởng.

Cả hai vị được thăng cấp thiếu tá, trung tá, đại tá cùng một năm, nhận chức vụ tiểu đoàn trưởng, lữ Đoàn trưởng cùng một năm. Điều khác biệt ĐB Bắc Ninh không bao giờ bị thương, trái lại ĐB Đồ Sơn lãnh đạn đến 4 lần. ĐB Bắc Ninh bị tù cộng sản 13 năm trái lại ĐB Đồ Sơn may mắn thoát khỏi tù tội đến bến bờ tự do năm 1975. Cả hai đều sống mạnh khỏe trên đất nước tự do cho đến ngày hôm nay. Một câu chuyện lính điển hình trong binh chủng có sự trùng hợp kỳ lạ theo tôi nghĩ rất hiếm xảy ra lần thứ hai. Cả hai vị đều có duyên gắn bó với binh chủng cho đến ngày 30/4/75. Đối với Binh Chủng MX, sống hùng sống mạnh nhưng không sống dai cũng là thường. Bởi thế tình bạn với tình chiến hữu lâu năm khó có lý do gì mất đi được.

"Những mùa Xuân ngày cũ đã nhạt nhòa
Nhưng anh vẫn chắc chiu trên từng trang ký ức"
(Thơ Hoài Linh Phương)

Đại hội Mũ Xanh 2008, tôi có điều rất may mắn là được gặp lại 2 vị niên trưởng trong binh chủng và chắc chắn hai vị này lần đầu tiên đi dự đại hội.
Người thứ nhất là NT Minh Châu (cựu quận trưởng Dĩ An). Nhìn anh trên xe lăn với sự cố gắng vượt bực cùng sự giúp đở của hiền thê và các chiến hửu mũ xanh đã đến đại hội. Với tinh thần huynh đệ chi binh rất cao và luôn luôn mỉm cười với mọi người với niềm vui hiếm hoi qua bao thăng trầm của đất nước. Điều này đã nói lên cuộc đời mỗi người chúng ta đã dính liền vào một giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc, chúng ta khó có thể quên. Ký ức nằm sâu trong tiềm thức của mỗi người, dịp nào đó sẽ bùng lên mạnh mẽ gợi lại hình ảnh oai hùng của thời quá khứ rất xa xôi cũng như sự đau thương tột cùng mọi người đã gánh chịu. Nhưng tôi chỉ một lần gặp độc nhất, vì điều kiện sức khoẻ và hiền thê không còn nửa nên rất khó đi lần thứ hai.

Người thứ hai là ĐB Đồ Sơn (cựu LĐT/LĐ258). Trải qua gần 10 năm sống quanh quẩn không ra khỏi tiểu bang Cali để săn sóc hiển thê bị bệnh Alzheimer, biệt lập với thế giới bên ngoài. Đến nay người vợ hiền năm xưa "đã ra đi miền miên viễn" trước ngày đại hội gần 6 tháng. Giờ thì ĐB thảnh thơi và tinh thần vui vẻ về dự đại hội để gặp lại chiến hửu cũ, kể lại chiến trường xưa ở thời quá khứ rất khó quên. ĐB Đồ Sơn rất vui vẻ vì được nhiều an ủi khi quá nhiều huynh đệ, chiến hửu thăm hỏi và chụp hình lưu niệm. Tôi nghĩ đó là niềm vui rất lớn đối với Đồ Sơn, mọi người đã dành cho ông nhiều tình cảm đáng quí và đáng trân trọng. Ước mong ông có còn đủ sức khoẻ để đi tiếp những đại hội khác nữa.

"Đã hiến dâng cuộc đời cho đất Tổ
Đẹp làm sao, ôi một giấc miên trường"
(Thơ Vi Vân)

Đại hội 2008 rất đông chiến hửu Mũ Xanh về tham dự, theo sự nhận xét của, tôi khoảng 150 Mũ Xanh. Những anh chàng Cọp Biển già mà tôi thấy có: NT Trần Văn Hiển, Tô văn Cấp, Trần Vệ, Huỳnh Văn Phú, Phạm Cang, Niên Đệ Kiều Công Cự, Vàng Huy Liễu, Giang Văn Nhân, Nguyễn Đình Ninh, Phạm Thực, Hùng...(không nhớ hết được, xin tha thứ) đều vui vẻ hân hoan trong ngày đại hội. Trần Vệ lúc nào cũng bận rộn với hạnh phúc đưa con gái đi lãnh học bổng. Lão ngoan đồng Huỳnh Văn Phú bắt tay từ người này đến người kia và kể chuyện tếu, Tô văn Cấp bận rộn trong ban tổ chức, Phạm Thực lo sắp xếp để vợ ngâm thơ...

Bên cạnh những bộ quân phục sóng biển, có những chiến hửu mang đầy đủ dây biểu chương, cấp bậc cầu vai, huy chương, bảng tên, huy hiệu, phù hiệu đơn vị...như Thiếu tá Lâm Tài Thạnh, Thiếu Tá Phan Công Tôn, Đại Uý Nguyễn Phục Hưng, Trung Sĩ nhất Lý Khải Bình, nhờ các anh mà đại hội đã tạo được một không khí hào hùng của ngày nào. Ngoài ra các Young Marines TTN/TQLC cũng không kém cái hào hùng của bậc cha chú, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp ở tương lai.

Gánh nặng và hậu quả tàn phá ghê gớm của chiến tranh khó mà dùng lời để diễn tả sự tác hại khủng khiếp đó. Mọi gian lao khổ cực ta phải chịu đựng vượt qua sức tưởng tượng. Nhìn lại chặn đường gian nan đó không khỏi lắc đầu ngao ngán như vừa trút bỏ gánh nặng trên vai và thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc. Mọi người giờ đây nghĩ lại đời lính của mình như một kỷ niệm khó quên. Trong kỷ niệm đó tư tưởng phục vụ quốc gia dân tộc nỗi bật lên qua những bước chân gian lao chúng ta gánh chịu như một bổn phận cũng như nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn đất nước và bảo vệ an ninh cho đồng bào.

Quảng đời còn lại của chúng ta là tình chiến hữu, tình thương đơn vị, ngày hôm nay số người còn sống sót tưởng nhớ những người đã hy sinh trên bước quân hành với mình. Nhìn lại những thân thể không trọn vẹn còn lại ở chiến trường xưa như vết hằn in sâu vào tâm tư mọi người chúng ta và khi nhìn lại những tấm thân tàn tật đó chúng ta bồi hồi xúc động và cảm nhận chính mình phải có bổn phận đối với những người kém may mắn đó. Những chiến hửu sống sót trôi dạt khắp Năm Châu tâm tư hướng về nhau trong ngày đại hội được tổ chức hàng năm để thăm hỏi sức khỏe, xem ai còn ai mất. Người còn lại ngậm ngùi thương tiếc người ra đi và lòng dâng lên nỗi buồn, ưu tư, trầm mặc đợi ngày ra đi của chính mình.

“Người lính già đã ngả nón cúi đầu
Tay siết chặt hết ôm sầu vong quốc”

Cuộc chiến vừa qua chúng ta đã mắc nhiều khuyết điểm. Ngày 30/4/75 là ngày chúng ta nhớ mãi thân phận chúng ta cũng như dân tộc VN quá nhiều đau khổ và chết thảm không bút mực nào tả xiết.

Đến ngày hôm nay chúng ta đã vượt qua sự thống khổ và vẫn giữ được tinh thần huynh đệ đáng quý, đáng trân trọng duy trì đến ngày chúng ta nhắm mắt xuôi tay. Hằng năm gặp lại nhau để ôn lại kỹ niệm xa xưa và hàn huyên tâm sự, tương kính lẫn nhau cũng như nhắc nhở nhau bổn phận đối với TPB còn đang đau khổ và bị khinh miệt sống ngoài lề xã hội ở quê nhà.

Cho đến nay, tấm lòng mọi chiến hữu đã trãi rộng bằng những sự đóng góp hầu làm dịu lại sự đau khổ mà các TPB gánh chịu. Hằng năm cứ vào cuối Đông, tất cả tất bật đón năm mới, không khỏi chạnh lòng nghỉ đến các chiến hữu năm xưa. Những người nằm xuống thân phận đã được ổn định, trái lại những người mất đi phần thân thể sống lây lất bên ngoài xã hội, hậu quả cuộc chiến dây dưa không biết bao giờ mới thật sự giải quyết.
Nhớ đến 80 triệu đồng bào ruột thịt còn đang đau khổ với sự độc tài đảng trị của đảng cộng sản VN. Tưởng nhớ đến hàng ngàn người chết thảm vì hai chữ Tự Do nói chung và những chiến hữu Mũ Xanh đã hy sinh nói riêng.

"Xuân đã mất bao giờ Xuân trở lại
Cho mọi người viễn xứ hưởng niềm vui
Ba mươi ba năm vượt khỏi tay rồi
Sẽ có lại khi quê hương bừng sáng"
(Thơ An Châu)

Đại hội nào được tổ chức đều do sự góp công sức của hội TQLC địa phương nhận lãnh trách nhiệm cùng với những người tình nguyện tạo dịp để các chiến hửu gặp nhau. Dĩ nhiên đại hội nào thì cũng khó có thể tránh các khuyết điểm, nhưng đó chỉ là những nét không đáng kể. Đối với cá nhân tôi rất trân trọng các cố gắng của hội TQLC trách nhiệm tổ chức. Lần lượt các hội địa phương luân phiên tổ chức tiếp nối, là những cố gắng đề anh em có dịp gặp lại nhau. Những khuyết điểm nếu có chính là cần sự đóng góp của những người về tham dự tự giải quyết để đại hội được hoàn hảo hơn, thành công hơn.

Riêng tôi nghĩ chắc chẳng ai phàn nàn hay giận hờn gì trong tuổi xế chiều gặp được nhau là điều đáng quý, nói lời đẹp đẽ là điều đáng khuyến khích. Mọi khuyết điểm ta nên nhìn nhau mĩm cười thông cảm, coi như đó là một sự an ủi cho những người tự nguyện gánh vác công việc hộ các chiến hửu vậy.

Đến năm nay 2013, hội TQLC Nam Cali, một lần nửa gánh lấy trách nhiệm tổ chức đại hội, nếu không có gì trở ngại, mọi người nên tham dự coi như một biểu tượng ủng hộ sự cố gắng của những người gánh vác công việc chung. Đông đủ anh em tham dự là niểm an ủi lớn lao cho ban tổ chức.

Tôi nghỉ chúng ta không còn nhiều dịp để gặp lại nhau, nếu có dịp chúng ta nên cố gắng tham dự. Những gì không vui trong quá khứ nếu có nên bỏ qua đễ tinh thần được thoải mái với chính mình khi tuổi về chiều, mong lắm thay. Thực tế, đường đời không bao giờ bằng phẳng cả.

Sinh Tồn chuyển
 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm