Kinh Đời
Chuyện Đánh Vợ - Vũ Linh
Tại sao cái xứ thần tiên này tự nhiên đổ đốn, trở thành giống như mấy xứ chậm tiến, coi phụ nữ như bao cát tập quyền Anh như vậy?
...hy vọng vào Tòa Bạch Ốc làm tất cả mọi chuyện khác trở thành... chuyện nhỏ...
Truyền thông Mỹ mấy tuần qua bất ngờ nóng bỏng về những tin các cầu thủ thể thao Mỹ bạo hành đánh vợ. Tại sao cái xứ thần tiên này tự nhiên đổ đốn, trở thành giống như mấy xứ chậm tiến, coi phụ nữ như bao cát tập quyền Anh như vậy?
Truyền thông làm rầm rộ về chuyện anh cầu thủ football nổi tiếng Ray Riceđánh vợ. Một khúc phim quay trong thang máy cho thấy anh này cãi nhau với vợ từ khi bước vào thang máy, tiếp tục cãi trong thang máy, rồi dơ tay đấm vào mặt vợ khiến chị này té nhủi vào thành thang máy, tiếp tục bồi thêm một cú đấm trời giáng khiến chị vợ xỉu tại chỗ. Khi thang máy ngừng, anh lôi cái thân không hồn của vợ ra khỏi thang máy, bồi thêm vài cú đá nữa, rồi bỏ đi như không có chuyện gì xẩy ra.
Khúc phim gây chấn động dư luận. Bắt buộc Tổng Hội football Mỹ NFL treo giò anh Rice vô hạn định, và đội banh Baltimore Ravens sa thải, hủy hợp đồng với anh.
Sau vụ anh Rice, truyền thông bắt đầu khui ra thêm vài anh cầu thủ nữa cũng phạm tội đánh vợ hay đánh con một cách tàn bạo, như Greg Hardy của đội banh North Carolina Panthers đánh cô đào rồi hăm dọa giết, Adrian Petersoncủa Minnesota Vikings hành hung đứa con mới 4 tuổi, Jonathan Dwyer củaArizona Cardinals đánh cả vợ lẫn đứa con mới một tuổi rưỡi chỉ vì vợ từ chối không cho “quan hệ”. Công luận thắc mắc sao chuyện bạo hành trong gia đình các cầu thủ bất thình lình xẩy ra nhiều như vậy?
Nhìn kỹ lại vấn đề, sự thật không phải là chuyện “bất thình lình”. Bạo hành trong gia đình tất nhiên đã có từ hồi nào đến giờ, nhưng cho đến nay không ai để ý mấy, hay có để ý thì cũng chưa trở thành một vấn đề “thời thượng”, chưa trở thành một chuyện “phải đạo chính trị” đối với truyền thông và dư luận Mỹ, và do đó, chưa trở thành câu chuyện thời sự đáng nói.
Chuyện đánh vợ là chuyện bình thường của những dân... chậm tiến trên khắp thế giới, từ Á Châu qua tới Phi Châu, Nam Mỹ. Nhất là tại Á Châu.
Tại Đại Hàn, người ta coi phim tình cảm Hàn Quốc thấy mấy anh kép Hàn Quốc bảnh bao, lịch sự, nhã nhặn, cười tươi bao nhiêu, thì ngoài đời, mấy ông chồng Hàn Quốc lại thô bạo với vợ bấy nhiêu. Không biết bao nhiêu phụ nữ Việt bị bán qua Hàn Quốc đã là nạn nhân của mấy đòn Tae Kwan Đô. Những phụ nữ Việt bị bán qua Trung Cộng hay Đài Loan cũng có một số bị chung số phận như vậy.
Bên Phi Châu, tình trạng cũng tương tự vậy thôi.
Trong các xứ Hồi Giáo thì tình trạng còn thê thảm hơn nhiều. Mấy đức lang quân có quyền có tới 4 bà vợ chính thức, chưa kể mấy bà “phi tần”, nhưng mấy bà chỉ cần liếc một anh đàn ông khác là đã bị cả họ ném đá đến chết.
Riêng tại Việt Nam, trên báo chí, nhan nhản những tin chồng hành hung vợ, ngay cả khi vợ có thai cũng khó thoát nạn. Các đức lang quân đi làm ra sớm, hẹn bạn bè đi nhậu trước khi về nhà, say xỉn về đến nhà là hạch hỏi vợ đủ chuyện, không vừa ý là thượng tay hạ chân, biểu diễn uy quyền của chồng ngay.
Ngoài bắc, chuyện đánh vợ con còn thường xuyên và tàn bạo hơn trong nam nhiều. Có lẽ do truyền thống bạo lực trong chế độ độc tài công an trị, mấy ông chồng đều được đảng huấn luyện kỹ về việc dùng bạo lực chống thực dân, rồi chống đế quốc, rồi chống phản động quen rồi, nên về nhà cũng vẫn còn cái máu hung hãn đó.
Hiện tượng chồng đánh vợ hay ngay cả nạt nộ vợ, cũng chỉ phản ánh một sự ấm ức trong lòng, bị đè nén ở sở làm bởi ông xếp khó chịu, hay bị mặc cảm thua kém vợ về chuyện gì đó, nên đổ cơn giận hay sự ấm ức lên một người dĩ nhiên là yếu đuối hơn mình. Hay chỉ là những hành động muốn biểu diễn oai phong lẫm liệt cho xứng danh tu mi nam tử, nhưng sự thật trái lại, phơi bầy một thái độ hèn yếu, chỉ giỏi hiếp đáp người yếu hơn mình.
Những bà vợ Việt Nam trong nước hiện nay có lẽ là những người vợ chịu khổ cực, hy sinh lớn nhất. Cũng đi làm đầu tắp mặt tối, có khi làm nhiều hơn chồng, về nhà lại phải lo cho con cái, có khi phải lo cho cả bố mẹ mình và bố mẹ chồng luôn, rồi cơm nước, rồi dọn dẹp nhà cửa, rồi giặt giũ, thở không ra hơi, đến khi ông chồng tối say xỉn về đến nhà hạch hỏi chuyện cơm nước rồi giường gối mà không cung ứng đầy đủ là sẽ ăn đòn mệt nghỉ. Lương ít hơn lương chồng nhưng phải lo trang trải đủ thứ, nhà cửa, chợ buá, con cái,... Trong khi lương chồng là lương dành riêng cho các ông trời con đi ăn nhậu với bạn bè, mát-xa, bao em út, cấm đụng tới. Vậy mà xểnh ra là vẫn bị ăn đòn ngay.
Có lần tôi đã hỏi một người ở Việt Nam “thế sao mấy bà đó không kêu cảnh sát khi bị đánh?”. Câu trả lời: chính mấy ông cảnh sát còn đánh vợ tàn bạo hơn dân thường nữa, kêu cái gì?
Chuyện đánh con thì lại còn thường xuyên hơn nữa.
Văn hoá Á Đông là bố mẹ sanh con ra là có toàn quyền sinh sát trên đứa con đó. Nhân danh cái lý lẽ “dạy con cho nó nên người”, trẻ con Việt Nam hay Á Đông nói chung bị đánh thập tử nhất sinh là chuyện bình thường. Đã vậy lại còn bị cấm cãi, cấm khóc luôn. Đọc báo Việt Nam ngày nào mà không có tin trẻ con bị đánh mới là lạ.
Bạo lực trong gia đình là chuyện quá bình thường trong các xứ chậm tiến. Nhưng tại sao lại cũng có ở Mỹ nữa?
Trong những ngày đầu mới di tản, sống chung với cả mấy chục gia đình tỵ nạn khác trong khu chung cư tạm, kẻ viết này đã chứng kiến cảnh một vài ông chồng túm tóc đánh bà vợ túi bụi mà cả xóm chỉ đứng nhìn, nhiều người có vẻ lo lắng, nhưng cũng nhiều người khác lấy làm thú vị, như coi xi-nê-ma phim hành động. Sau đó có người gọi cảnh sát đến thì cảnh sát cũng chỉ can hai bên ra, rồi khuyên nhủ hai người nên bình tĩnh nói chuyện lại. Chẳng ai bị bắt, bị phạt gì. Thái độ “bình tĩnh” của cảnh sát chứng minh rõ ràng chuyện đánh vợ đối với cảnh sát cũng khá bình thường ở xứ Mỹ, chẳng là cái tội gì ghê gớm khiến mấy ông chồng phải bị bắt nhốt hay ra tòa gì. Đó là bài học đầu tiên tôi nhận được khi mới di tản qua xứ văn minh này.
Sau này thì tôi biết thêm là tại mấy bà vợ không chịu thưa mấy ông chồng, chứ nếu khiếu nại thì ông chồng có thể bị ra toà phạt gì đó, nặng nhẹ tùy trường hợp.
Chuyện bạo hành trẻ con ở Mỹ dĩ nhiên là có, nhưng ta nên thận trọng. Ở cái xứ nhiều chuyện quái lạ này, đánh một phát vào đít một đứa trẻ cũng có thể bị thưa ra tòa về tội hành hung con nít. Ôm một đứa bé hôn hít vì thấy kháu khỉnh cũng có thể bị thưa vì sách nhiễu tình dục.
Dù sao thì trên thực tế, trong chuyện bạo hành trong gia đình, trẻ con tương đối được bảo vệ kỹ hơn phụ nữ.
Cái văn hóa Mỹ là văn hoá cao bồi, văn hóa bạo lực. Môn thể thao quốc gia gọi là football của Mỹ cũng như các môn đô vật -wrestling, hay quyền Anh -boxing, hay khúc cầu –hockey, đều là những môn thể thao tàn bạo nhất, cầu thủ bị thương nặng là chuyện cơm bữa, có khi bị liệt cả người suốt đời luôn, hay chết cũng có.
Mấy ông cầu thủ thể thao Mỹ được huấn luyện phải dùng vũ lực tối đa, phản ứng bằng sức càng mạnh càng tốt. Trong tình trạng đó, mấy ông này về nhà khi lên cơn thịnh nộ mà không quơ tay đánh vợ con mới là chuyện khó tin.
Ta có thể tin chắc tình trạng bạo hành với vợ con đầy rẫy tại Mỹ, nhất là trong giới dân nghèo hay ít học, da đen hay da nâu hay da vàng hay da trắng cũng vậy. Vấn đề là cho đến bây giờ, chưa có nổi đình nổi đám thôi.
Thà muộn còn hơn không, bây giờ nổi đình nổi đám, cũng giúp cho thiên hạ chú tâm đến một thực trạng đã có từ lâu mà chưa ai nghĩ đến chuyện “phải làm một cái gì”.
Một lý do quan trọng tại sao thiên hạ không chú tâm là do chính các nạn nhân vì lý do này, lý do nọ, không muốn làm cho to chuyện. Trong câu chuyện anh cầu thủ Rice đánh vợ đến xiủ trong thang máy, ngay sau khi báo chí làm om sòm câu chuyện thì chính bà vợ này đã họp báo, chỉ trích truyền thông đã làm to chuyện một khó khăn nội bộ gia đình của bà ấy. Lại còn xác nhận vẫn yêu tha thiết ông chồng vũ phu, rồi yêu cầu truyền thông đừng bàn nữa, để gia đình bà ấy được yên. Ngay sau đó, ông chồng ngang nhiên tuyên bố anh ta “cần phải cứng rắn để bảo vệ hạnh phúc gia đình”.
Có thể cô vợ thương chồng và sợ mất chồng thật. Cũng có thể cô vợ sợ mất “nồi cơm” vì nghĩ đến cái lương cả chục triệu đô của anh chồng. Đó là gia đình này chưa có con. Có những gia đình có con, bà vợ sợ ảnh hưởng đến con cái khi gia đình tan nát nên cũng đành cắn răng chịu đòn vì con cái.
Ở đây, vấn đề đi ra ngoài chuyện pháp luật, cũng ra ngoài cái lý bình thường. Mỗi gia đình mỗi hoàn cảnh thành ra cũng khó nói, khó xen vào can thiệp.
Câu chuyện bạo lực trong gia đình cũng không khác gì mấy câu chuyện các ông chồng lem nhem. Phản ứng của mấy bà, tức là mấy nạn nhân, cũng không có gì là đồng nhất. Bình thường người ta sẽ phải thấy mấy nạn nhân vùng lên chống lại ông chồng, kêu gọi thiên hạ thông cảm, đứng về phe họ để hỗ trợ cho “cuộc chiến nội bộ” bảo vệ hạnh phúc gia đình của họ. Nhưng không thiếu gì trường hợp các bà nạn nhân lại tìm cách bao che, bênh vực chồng vì lý do này, lý do khác.
Trường hợp tiêu biểu, rõ ràng nhất chính là trường hợp hai ông bà Clinton. Khi Thống Đốc Bill Clinton ra tranh cử tổng thống năm 1991, bị khui ra đã lem nhem với một bà xồn xồn. Chỉ cần một tiếng nói của bà Hillary là cuộc tranh cử hạ màn ngay, nhưng bà Hillary nắm tay chồng lên truyền hình bào chữa cho chồng thoát nạn, đắc cử tổng thống. Mấy năm sau, TT Clinton lại bị khui ra chuyện lem nhem với cô Monica. Cũng chỉ cần một tiếng nói của bà vợ là ông chồng sẽ mất chức ngay lập tức. Cho dù quốc hội không đàn hạch TT Clinton thì áp lực dư luận quần chúng sẽ không tha thứ cho ông tổng thống bê bối, làm nhục quốc thể và hại gia đình. Và TT Clinton sẽ không có cách nào khác hơn là từ chức.
Nhưng rồi bà vợ nạn nhân lại là người đầu tiên và cũng là tiếng nói mạnh nhất lên tiếng bênh vực chồng. Trên danh nghiã thì dĩ nhiên là để bảo vệ gia đình, bảo vệ con gái duy nhất. Nhưng trên thực tế, ai cũng thấy đó là những tính toán chính trị lộ liễu nhất.
Không ai có thể tưởng tượng một phụ nữ mạnh tiếng như bà Hillary lại có thể đóng vai hiền thê, khép nép đứng sau lưng ông chồng, kêu gọi mọi người hãy thông cảm cho vài phút yếu lòng của một người đàn ông bình thường như trăm ngàn người đàn ông khác, đã bị ma quỷ cám dỗ. Cái lỗi là lỗi của ma quỷ cám dỗ, cho dù con ma quỷ đó chỉ là một cô con nít xấp xỉ tuổi con mình. Ông chồng già của bà chỉ là nạn nhân đáng thương và đáng tha thứ. Nhất là khi con ma quỷ đó lại là một thứ bẫy trong một âm mưu cực hữu vĩ đại –vast right wing conspiracy- để hại ông chồng của bà.
Điều bà Hillary không nói ra nhưng ai cũng hiểu là ông chồng nếu không đắc cử tổng thống hay mất job tổng thống thì tương lai của chính bà cũng sẽ đen tối hơn đêm ba mươi. Thành ra đành cắn răng để bảo vệ chồng bây giờ và bảo vệ tương lai chính trị của chính mình sau này. Cái hy vọng vào Tòa Bạch Ốc làm tất cả mọi chuyện khác trở thành... chuyện nhỏ, mọi cay đắng đều có thể nuốt trôi.
Trong câu chuyện của anh cầu thủ Rice đánh vợ cũng như của TT Clinton lem nhem, việc các bà vợ tiếp tục hậu thuẫn, đứng sau lưng chồng, có thể hiểu được nếu nhìn vào bối cảnh và những lợi lộc cá nhân. Họ là nạn nhân và họ chấp nhận làm nạn nhân thì người ngoài khó có thể làm gì khác hơn, khó có thể giúp gì được họ.
Đó là những thái độ có thể giải thích được. Nhưng cái thái độ không kém lạ lùng, nhưng khó chấp nhận hơn là thái độ của các hội phụ nữ, chính danh là có mục đích giúp đỡ hay bênh vực quyền lợi phụ nữ.
Trong cả hai trường hợp của anh Rice và TT Clinton, các hội phụ nữ ồn ào của Mỹ lạ lùng thay hoàn toàn im hơi lặng tiếng.
Tại sao lại có chuyện lạ vậy? Câu trả lời khá giản dị: vì cả hai trường hợp đều khá tế nhị trên phương diện chính trị.
Anh Rice, và cả mấy anh cầu thủ khác đang bị lần lượt khui ra vì tội đánh vợ đánh con, đều là dân da đen. Tình trạng xung khắc da màu vẫn còn là vấn đề lớn của nước Mỹ, nhất là sau vụ rối loạn vừa qua tại Saint Louis. Bây giờ không phải là lúc mấy bà da trắng trong các hội phụ nữ xúm lại kết án mấy ông da đen, cho dù nạn nhân các vụ đánh đập là các phụ nữ da đen, nhất là khi các bà ấy lại lớn tiếng bênh chồng đã đánh mình.
Trường hợp TT Clinton thì cũng... há miệng mắc quai. Từ trước đến giờ các hội phụ nữ cấp tiến này vẫn hung hăng hô hào cổ võ cho đảng Dân Chủ là đảng họ cho là bênh vực quyền lợi phụ nữ, bây giờ đứng ra chỉ trích ông tổng thống Dân Chủ thì... khó ăn nói lắm. Nếu như ông tổng thống đó là đảng Cộng Hoà thì có lẽ đã bị đòi tru di tam tộc rồi.
Thế mới nói những cái hội bảo vệ phụ nữ rất ồn ào của Mỹ không phải lúc nào cũng hăng hái tích cực bảo vệ quyền lợi phụ nữ đâu. Cũng tùy trường hợp và hoàn cảnh chính trị thôi.
Câu chuyện đáng nói nữa trong vụ anh Rice đánh vợ là quan điểm của bà Hillary. Cho đến nay, vẫn chưa ai nghe phản ứng của bà như thế nào. Đây là một món quà quá tốt, một dịp để bà lớn tiếng bênh vực phụ nữ, bảo vệ phụ nữ khỏi bị mấy ông chồng vũ phu đánh đập đàn bà, kiếm phiếu cử tri phụ nữ. Nhưng sao chưa thấy bà lên tiếng gì? Một đề tài tranh cử quá hấp dẫn mà. Hay là lại sợ đụng chạm mấy đức lang quân da đen? Giữa cử tri phụ nữ và cử tri da đen, lựa bên nào?
Ở đây, ta thấy một chuyện lý thú mới xẩy ra. Trong khi bà Hillary im lặng, thì PTT Biden tham dự một hội nghị phụ nữ đã lớn tiếng chỉ trích chuyện bạo hành và lợi dụng phụ nữ. Rồi ông ca tụng cựu TNS Cộng Hòa Bob Packwood là người bị tố lem nhem sách nhiễu tình dục với cả chục bà, nhưng đã đủ ý thức trách nhiệm để từ chức. Đây là một mũi tên bắn hai con chim. Vừa bênh vực phụ nữ, vừa đá giò lái TT Clinton là người nổi tiếng vì lem nhem tứ tung, đến độ bị đàn hạch trong vụ Monica, mà vẫn ngoan cố không từ chức. Kim Dung có một thế chưởng gọi là “cách sơn đả ngưu”. PTT Biden có thế võ “cách sơn đả... Hillary”. Truyền thông phe ta cố lái vấn đề, cho đây cũng chỉ là chuyện nói hớ thường tình của ông phó thôi.
Cách đây một tuần, bà Hillary tham dự một bữa tiệc họp mặt quan trọng của đảng Dân Chủ tại Iowa, là tiểu bang có bầu sơ bộ tổng thống đầu tiên. Bà được cả chục ngàn người tung hô như thần thánh, một nửa số đó là phụ nữ.
Dĩ nhiên không ai đặt vấn đề sao trước đây bà bênh chồng lem nhem, sỉ vả một cô gái non dạ nạn nhân bị chồng bà lợi dụng, cũng không ai hỏi sao bà không lên tiếng bênh vực bà vợ của cầu thủ đá banh bị đánh tới xiủ. Phải chăng đó là những thái độ đúng đắn của một người tự cho mình mang trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, đáng được tung hô như thần thánh?
Nước Mỹ văn minh tiến bộ nhất thế giới, ai cũng biết. Dù vậy, phụ nữ ở Mỹ vẫn còn nhiều vấn đề lớn như đã nêu trên, chưa kể chuyện mức lương không tương xứng với nam giới. Bà Hillary, coi như 90% sẽ ra tranh cử, đã hứa hẹn rất nhiều với phụ nữ và có rất nhiều hy vọng thắng vì những hứa hẹn đó. Vấn đề là bà sẽ làm được gì, hay cũng sẽ như TT Obama đã từng là hy vọng lớn cho dân da màu, nhưng cuối cùng đã chẳng giải quyết được gì. (21-09-14)
Vũ LinhKiều Giang chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Chuyện Đánh Vợ - Vũ Linh
Tại sao cái xứ thần tiên này tự nhiên đổ đốn, trở thành giống như mấy xứ chậm tiến, coi phụ nữ như bao cát tập quyền Anh như vậy?
...hy vọng vào Tòa Bạch Ốc làm tất cả mọi chuyện khác trở thành... chuyện nhỏ...
Truyền thông Mỹ mấy tuần qua bất ngờ nóng bỏng về những tin các cầu thủ thể thao Mỹ bạo hành đánh vợ. Tại sao cái xứ thần tiên này tự nhiên đổ đốn, trở thành giống như mấy xứ chậm tiến, coi phụ nữ như bao cát tập quyền Anh như vậy?
Truyền thông làm rầm rộ về chuyện anh cầu thủ football nổi tiếng Ray Riceđánh vợ. Một khúc phim quay trong thang máy cho thấy anh này cãi nhau với vợ từ khi bước vào thang máy, tiếp tục cãi trong thang máy, rồi dơ tay đấm vào mặt vợ khiến chị này té nhủi vào thành thang máy, tiếp tục bồi thêm một cú đấm trời giáng khiến chị vợ xỉu tại chỗ. Khi thang máy ngừng, anh lôi cái thân không hồn của vợ ra khỏi thang máy, bồi thêm vài cú đá nữa, rồi bỏ đi như không có chuyện gì xẩy ra.
Khúc phim gây chấn động dư luận. Bắt buộc Tổng Hội football Mỹ NFL treo giò anh Rice vô hạn định, và đội banh Baltimore Ravens sa thải, hủy hợp đồng với anh.
Sau vụ anh Rice, truyền thông bắt đầu khui ra thêm vài anh cầu thủ nữa cũng phạm tội đánh vợ hay đánh con một cách tàn bạo, như Greg Hardy của đội banh North Carolina Panthers đánh cô đào rồi hăm dọa giết, Adrian Petersoncủa Minnesota Vikings hành hung đứa con mới 4 tuổi, Jonathan Dwyer củaArizona Cardinals đánh cả vợ lẫn đứa con mới một tuổi rưỡi chỉ vì vợ từ chối không cho “quan hệ”. Công luận thắc mắc sao chuyện bạo hành trong gia đình các cầu thủ bất thình lình xẩy ra nhiều như vậy?
Nhìn kỹ lại vấn đề, sự thật không phải là chuyện “bất thình lình”. Bạo hành trong gia đình tất nhiên đã có từ hồi nào đến giờ, nhưng cho đến nay không ai để ý mấy, hay có để ý thì cũng chưa trở thành một vấn đề “thời thượng”, chưa trở thành một chuyện “phải đạo chính trị” đối với truyền thông và dư luận Mỹ, và do đó, chưa trở thành câu chuyện thời sự đáng nói.
Chuyện đánh vợ là chuyện bình thường của những dân... chậm tiến trên khắp thế giới, từ Á Châu qua tới Phi Châu, Nam Mỹ. Nhất là tại Á Châu.
Tại Đại Hàn, người ta coi phim tình cảm Hàn Quốc thấy mấy anh kép Hàn Quốc bảnh bao, lịch sự, nhã nhặn, cười tươi bao nhiêu, thì ngoài đời, mấy ông chồng Hàn Quốc lại thô bạo với vợ bấy nhiêu. Không biết bao nhiêu phụ nữ Việt bị bán qua Hàn Quốc đã là nạn nhân của mấy đòn Tae Kwan Đô. Những phụ nữ Việt bị bán qua Trung Cộng hay Đài Loan cũng có một số bị chung số phận như vậy.
Bên Phi Châu, tình trạng cũng tương tự vậy thôi.
Trong các xứ Hồi Giáo thì tình trạng còn thê thảm hơn nhiều. Mấy đức lang quân có quyền có tới 4 bà vợ chính thức, chưa kể mấy bà “phi tần”, nhưng mấy bà chỉ cần liếc một anh đàn ông khác là đã bị cả họ ném đá đến chết.
Riêng tại Việt Nam, trên báo chí, nhan nhản những tin chồng hành hung vợ, ngay cả khi vợ có thai cũng khó thoát nạn. Các đức lang quân đi làm ra sớm, hẹn bạn bè đi nhậu trước khi về nhà, say xỉn về đến nhà là hạch hỏi vợ đủ chuyện, không vừa ý là thượng tay hạ chân, biểu diễn uy quyền của chồng ngay.
Ngoài bắc, chuyện đánh vợ con còn thường xuyên và tàn bạo hơn trong nam nhiều. Có lẽ do truyền thống bạo lực trong chế độ độc tài công an trị, mấy ông chồng đều được đảng huấn luyện kỹ về việc dùng bạo lực chống thực dân, rồi chống đế quốc, rồi chống phản động quen rồi, nên về nhà cũng vẫn còn cái máu hung hãn đó.
Hiện tượng chồng đánh vợ hay ngay cả nạt nộ vợ, cũng chỉ phản ánh một sự ấm ức trong lòng, bị đè nén ở sở làm bởi ông xếp khó chịu, hay bị mặc cảm thua kém vợ về chuyện gì đó, nên đổ cơn giận hay sự ấm ức lên một người dĩ nhiên là yếu đuối hơn mình. Hay chỉ là những hành động muốn biểu diễn oai phong lẫm liệt cho xứng danh tu mi nam tử, nhưng sự thật trái lại, phơi bầy một thái độ hèn yếu, chỉ giỏi hiếp đáp người yếu hơn mình.
Những bà vợ Việt Nam trong nước hiện nay có lẽ là những người vợ chịu khổ cực, hy sinh lớn nhất. Cũng đi làm đầu tắp mặt tối, có khi làm nhiều hơn chồng, về nhà lại phải lo cho con cái, có khi phải lo cho cả bố mẹ mình và bố mẹ chồng luôn, rồi cơm nước, rồi dọn dẹp nhà cửa, rồi giặt giũ, thở không ra hơi, đến khi ông chồng tối say xỉn về đến nhà hạch hỏi chuyện cơm nước rồi giường gối mà không cung ứng đầy đủ là sẽ ăn đòn mệt nghỉ. Lương ít hơn lương chồng nhưng phải lo trang trải đủ thứ, nhà cửa, chợ buá, con cái,... Trong khi lương chồng là lương dành riêng cho các ông trời con đi ăn nhậu với bạn bè, mát-xa, bao em út, cấm đụng tới. Vậy mà xểnh ra là vẫn bị ăn đòn ngay.
Có lần tôi đã hỏi một người ở Việt Nam “thế sao mấy bà đó không kêu cảnh sát khi bị đánh?”. Câu trả lời: chính mấy ông cảnh sát còn đánh vợ tàn bạo hơn dân thường nữa, kêu cái gì?
Chuyện đánh con thì lại còn thường xuyên hơn nữa.
Văn hoá Á Đông là bố mẹ sanh con ra là có toàn quyền sinh sát trên đứa con đó. Nhân danh cái lý lẽ “dạy con cho nó nên người”, trẻ con Việt Nam hay Á Đông nói chung bị đánh thập tử nhất sinh là chuyện bình thường. Đã vậy lại còn bị cấm cãi, cấm khóc luôn. Đọc báo Việt Nam ngày nào mà không có tin trẻ con bị đánh mới là lạ.
Bạo lực trong gia đình là chuyện quá bình thường trong các xứ chậm tiến. Nhưng tại sao lại cũng có ở Mỹ nữa?
Trong những ngày đầu mới di tản, sống chung với cả mấy chục gia đình tỵ nạn khác trong khu chung cư tạm, kẻ viết này đã chứng kiến cảnh một vài ông chồng túm tóc đánh bà vợ túi bụi mà cả xóm chỉ đứng nhìn, nhiều người có vẻ lo lắng, nhưng cũng nhiều người khác lấy làm thú vị, như coi xi-nê-ma phim hành động. Sau đó có người gọi cảnh sát đến thì cảnh sát cũng chỉ can hai bên ra, rồi khuyên nhủ hai người nên bình tĩnh nói chuyện lại. Chẳng ai bị bắt, bị phạt gì. Thái độ “bình tĩnh” của cảnh sát chứng minh rõ ràng chuyện đánh vợ đối với cảnh sát cũng khá bình thường ở xứ Mỹ, chẳng là cái tội gì ghê gớm khiến mấy ông chồng phải bị bắt nhốt hay ra tòa gì. Đó là bài học đầu tiên tôi nhận được khi mới di tản qua xứ văn minh này.
Sau này thì tôi biết thêm là tại mấy bà vợ không chịu thưa mấy ông chồng, chứ nếu khiếu nại thì ông chồng có thể bị ra toà phạt gì đó, nặng nhẹ tùy trường hợp.
Chuyện bạo hành trẻ con ở Mỹ dĩ nhiên là có, nhưng ta nên thận trọng. Ở cái xứ nhiều chuyện quái lạ này, đánh một phát vào đít một đứa trẻ cũng có thể bị thưa ra tòa về tội hành hung con nít. Ôm một đứa bé hôn hít vì thấy kháu khỉnh cũng có thể bị thưa vì sách nhiễu tình dục.
Dù sao thì trên thực tế, trong chuyện bạo hành trong gia đình, trẻ con tương đối được bảo vệ kỹ hơn phụ nữ.
Cái văn hóa Mỹ là văn hoá cao bồi, văn hóa bạo lực. Môn thể thao quốc gia gọi là football của Mỹ cũng như các môn đô vật -wrestling, hay quyền Anh -boxing, hay khúc cầu –hockey, đều là những môn thể thao tàn bạo nhất, cầu thủ bị thương nặng là chuyện cơm bữa, có khi bị liệt cả người suốt đời luôn, hay chết cũng có.
Mấy ông cầu thủ thể thao Mỹ được huấn luyện phải dùng vũ lực tối đa, phản ứng bằng sức càng mạnh càng tốt. Trong tình trạng đó, mấy ông này về nhà khi lên cơn thịnh nộ mà không quơ tay đánh vợ con mới là chuyện khó tin.
Ta có thể tin chắc tình trạng bạo hành với vợ con đầy rẫy tại Mỹ, nhất là trong giới dân nghèo hay ít học, da đen hay da nâu hay da vàng hay da trắng cũng vậy. Vấn đề là cho đến bây giờ, chưa có nổi đình nổi đám thôi.
Thà muộn còn hơn không, bây giờ nổi đình nổi đám, cũng giúp cho thiên hạ chú tâm đến một thực trạng đã có từ lâu mà chưa ai nghĩ đến chuyện “phải làm một cái gì”.
Một lý do quan trọng tại sao thiên hạ không chú tâm là do chính các nạn nhân vì lý do này, lý do nọ, không muốn làm cho to chuyện. Trong câu chuyện anh cầu thủ Rice đánh vợ đến xiủ trong thang máy, ngay sau khi báo chí làm om sòm câu chuyện thì chính bà vợ này đã họp báo, chỉ trích truyền thông đã làm to chuyện một khó khăn nội bộ gia đình của bà ấy. Lại còn xác nhận vẫn yêu tha thiết ông chồng vũ phu, rồi yêu cầu truyền thông đừng bàn nữa, để gia đình bà ấy được yên. Ngay sau đó, ông chồng ngang nhiên tuyên bố anh ta “cần phải cứng rắn để bảo vệ hạnh phúc gia đình”.
Có thể cô vợ thương chồng và sợ mất chồng thật. Cũng có thể cô vợ sợ mất “nồi cơm” vì nghĩ đến cái lương cả chục triệu đô của anh chồng. Đó là gia đình này chưa có con. Có những gia đình có con, bà vợ sợ ảnh hưởng đến con cái khi gia đình tan nát nên cũng đành cắn răng chịu đòn vì con cái.
Ở đây, vấn đề đi ra ngoài chuyện pháp luật, cũng ra ngoài cái lý bình thường. Mỗi gia đình mỗi hoàn cảnh thành ra cũng khó nói, khó xen vào can thiệp.
Câu chuyện bạo lực trong gia đình cũng không khác gì mấy câu chuyện các ông chồng lem nhem. Phản ứng của mấy bà, tức là mấy nạn nhân, cũng không có gì là đồng nhất. Bình thường người ta sẽ phải thấy mấy nạn nhân vùng lên chống lại ông chồng, kêu gọi thiên hạ thông cảm, đứng về phe họ để hỗ trợ cho “cuộc chiến nội bộ” bảo vệ hạnh phúc gia đình của họ. Nhưng không thiếu gì trường hợp các bà nạn nhân lại tìm cách bao che, bênh vực chồng vì lý do này, lý do khác.
Trường hợp tiêu biểu, rõ ràng nhất chính là trường hợp hai ông bà Clinton. Khi Thống Đốc Bill Clinton ra tranh cử tổng thống năm 1991, bị khui ra đã lem nhem với một bà xồn xồn. Chỉ cần một tiếng nói của bà Hillary là cuộc tranh cử hạ màn ngay, nhưng bà Hillary nắm tay chồng lên truyền hình bào chữa cho chồng thoát nạn, đắc cử tổng thống. Mấy năm sau, TT Clinton lại bị khui ra chuyện lem nhem với cô Monica. Cũng chỉ cần một tiếng nói của bà vợ là ông chồng sẽ mất chức ngay lập tức. Cho dù quốc hội không đàn hạch TT Clinton thì áp lực dư luận quần chúng sẽ không tha thứ cho ông tổng thống bê bối, làm nhục quốc thể và hại gia đình. Và TT Clinton sẽ không có cách nào khác hơn là từ chức.
Nhưng rồi bà vợ nạn nhân lại là người đầu tiên và cũng là tiếng nói mạnh nhất lên tiếng bênh vực chồng. Trên danh nghiã thì dĩ nhiên là để bảo vệ gia đình, bảo vệ con gái duy nhất. Nhưng trên thực tế, ai cũng thấy đó là những tính toán chính trị lộ liễu nhất.
Không ai có thể tưởng tượng một phụ nữ mạnh tiếng như bà Hillary lại có thể đóng vai hiền thê, khép nép đứng sau lưng ông chồng, kêu gọi mọi người hãy thông cảm cho vài phút yếu lòng của một người đàn ông bình thường như trăm ngàn người đàn ông khác, đã bị ma quỷ cám dỗ. Cái lỗi là lỗi của ma quỷ cám dỗ, cho dù con ma quỷ đó chỉ là một cô con nít xấp xỉ tuổi con mình. Ông chồng già của bà chỉ là nạn nhân đáng thương và đáng tha thứ. Nhất là khi con ma quỷ đó lại là một thứ bẫy trong một âm mưu cực hữu vĩ đại –vast right wing conspiracy- để hại ông chồng của bà.
Điều bà Hillary không nói ra nhưng ai cũng hiểu là ông chồng nếu không đắc cử tổng thống hay mất job tổng thống thì tương lai của chính bà cũng sẽ đen tối hơn đêm ba mươi. Thành ra đành cắn răng để bảo vệ chồng bây giờ và bảo vệ tương lai chính trị của chính mình sau này. Cái hy vọng vào Tòa Bạch Ốc làm tất cả mọi chuyện khác trở thành... chuyện nhỏ, mọi cay đắng đều có thể nuốt trôi.
Trong câu chuyện của anh cầu thủ Rice đánh vợ cũng như của TT Clinton lem nhem, việc các bà vợ tiếp tục hậu thuẫn, đứng sau lưng chồng, có thể hiểu được nếu nhìn vào bối cảnh và những lợi lộc cá nhân. Họ là nạn nhân và họ chấp nhận làm nạn nhân thì người ngoài khó có thể làm gì khác hơn, khó có thể giúp gì được họ.
Đó là những thái độ có thể giải thích được. Nhưng cái thái độ không kém lạ lùng, nhưng khó chấp nhận hơn là thái độ của các hội phụ nữ, chính danh là có mục đích giúp đỡ hay bênh vực quyền lợi phụ nữ.
Trong cả hai trường hợp của anh Rice và TT Clinton, các hội phụ nữ ồn ào của Mỹ lạ lùng thay hoàn toàn im hơi lặng tiếng.
Tại sao lại có chuyện lạ vậy? Câu trả lời khá giản dị: vì cả hai trường hợp đều khá tế nhị trên phương diện chính trị.
Anh Rice, và cả mấy anh cầu thủ khác đang bị lần lượt khui ra vì tội đánh vợ đánh con, đều là dân da đen. Tình trạng xung khắc da màu vẫn còn là vấn đề lớn của nước Mỹ, nhất là sau vụ rối loạn vừa qua tại Saint Louis. Bây giờ không phải là lúc mấy bà da trắng trong các hội phụ nữ xúm lại kết án mấy ông da đen, cho dù nạn nhân các vụ đánh đập là các phụ nữ da đen, nhất là khi các bà ấy lại lớn tiếng bênh chồng đã đánh mình.
Trường hợp TT Clinton thì cũng... há miệng mắc quai. Từ trước đến giờ các hội phụ nữ cấp tiến này vẫn hung hăng hô hào cổ võ cho đảng Dân Chủ là đảng họ cho là bênh vực quyền lợi phụ nữ, bây giờ đứng ra chỉ trích ông tổng thống Dân Chủ thì... khó ăn nói lắm. Nếu như ông tổng thống đó là đảng Cộng Hoà thì có lẽ đã bị đòi tru di tam tộc rồi.
Thế mới nói những cái hội bảo vệ phụ nữ rất ồn ào của Mỹ không phải lúc nào cũng hăng hái tích cực bảo vệ quyền lợi phụ nữ đâu. Cũng tùy trường hợp và hoàn cảnh chính trị thôi.
Câu chuyện đáng nói nữa trong vụ anh Rice đánh vợ là quan điểm của bà Hillary. Cho đến nay, vẫn chưa ai nghe phản ứng của bà như thế nào. Đây là một món quà quá tốt, một dịp để bà lớn tiếng bênh vực phụ nữ, bảo vệ phụ nữ khỏi bị mấy ông chồng vũ phu đánh đập đàn bà, kiếm phiếu cử tri phụ nữ. Nhưng sao chưa thấy bà lên tiếng gì? Một đề tài tranh cử quá hấp dẫn mà. Hay là lại sợ đụng chạm mấy đức lang quân da đen? Giữa cử tri phụ nữ và cử tri da đen, lựa bên nào?
Ở đây, ta thấy một chuyện lý thú mới xẩy ra. Trong khi bà Hillary im lặng, thì PTT Biden tham dự một hội nghị phụ nữ đã lớn tiếng chỉ trích chuyện bạo hành và lợi dụng phụ nữ. Rồi ông ca tụng cựu TNS Cộng Hòa Bob Packwood là người bị tố lem nhem sách nhiễu tình dục với cả chục bà, nhưng đã đủ ý thức trách nhiệm để từ chức. Đây là một mũi tên bắn hai con chim. Vừa bênh vực phụ nữ, vừa đá giò lái TT Clinton là người nổi tiếng vì lem nhem tứ tung, đến độ bị đàn hạch trong vụ Monica, mà vẫn ngoan cố không từ chức. Kim Dung có một thế chưởng gọi là “cách sơn đả ngưu”. PTT Biden có thế võ “cách sơn đả... Hillary”. Truyền thông phe ta cố lái vấn đề, cho đây cũng chỉ là chuyện nói hớ thường tình của ông phó thôi.
Cách đây một tuần, bà Hillary tham dự một bữa tiệc họp mặt quan trọng của đảng Dân Chủ tại Iowa, là tiểu bang có bầu sơ bộ tổng thống đầu tiên. Bà được cả chục ngàn người tung hô như thần thánh, một nửa số đó là phụ nữ.
Dĩ nhiên không ai đặt vấn đề sao trước đây bà bênh chồng lem nhem, sỉ vả một cô gái non dạ nạn nhân bị chồng bà lợi dụng, cũng không ai hỏi sao bà không lên tiếng bênh vực bà vợ của cầu thủ đá banh bị đánh tới xiủ. Phải chăng đó là những thái độ đúng đắn của một người tự cho mình mang trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, đáng được tung hô như thần thánh?
Nước Mỹ văn minh tiến bộ nhất thế giới, ai cũng biết. Dù vậy, phụ nữ ở Mỹ vẫn còn nhiều vấn đề lớn như đã nêu trên, chưa kể chuyện mức lương không tương xứng với nam giới. Bà Hillary, coi như 90% sẽ ra tranh cử, đã hứa hẹn rất nhiều với phụ nữ và có rất nhiều hy vọng thắng vì những hứa hẹn đó. Vấn đề là bà sẽ làm được gì, hay cũng sẽ như TT Obama đã từng là hy vọng lớn cho dân da màu, nhưng cuối cùng đã chẳng giải quyết được gì. (21-09-14)
Vũ LinhKiều Giang chuyển