Trang lá cải
Chuyện Nghỉ Tết Âm Lịch Của Việt Nam và Nhật Bản
1. Người Nhật đổi Tết Âm sang Tết Dương
Vào năm thứ sáu triều đại của Thiên hoàng Minh Trị, tức năm 1873, ngài ra sắc chỉ đổi Âm lịch sang dùng Dương lịch, tỉnh lược tất cả những ngày lễ lạc và quy định việc ăn tết vào ngày 1 tháng 1. Những ngày lễ sóc vọng trong tôn giáo nhất thiết chuyển sang Dương lịch. Việc này giúp nhịp độ sản xuất trùng khớp với các thị trường phương Tây, chính phủ tiết kiệm được ngân khoản lớn trong việc trả lương công chức. Và hơn hết, thoát khỏi bóng ma Hán hóa phủ trùm lên dân tộc.
Khi điều này được thi hành, đã gặp phản ứng cực kỳ dữ dội từ nhiều giới trong nước. Giới tăng sĩ Phật giáo, khi gặp việc bỏ lịch cũ, song song với việc lập Thần đạo là Quốc giáo, cho phép các giáo sĩ Tây phương được hoạt động, tách bạch thần xã và chùa… đã hô hào “pháp nạn”, và xách động dân chúng gây bạo loạn cực điểm, cả nước nghiêng ngửa.
Bên cạnh đó, những người thủ cựu cũng cho rằng làm vậy là mất bản sắc dân tộc, là trái lẽ trời đất khi ăn tết trước khi tết diễn ra, rất nhiều người chống đối và sẵn sàng đổ máu hoặc tự sát để bày tỏ sự phản kháng của mình.
Chưa hết, những kẻ cơ hội còn ủng hộ Mạc phủ thừa cơ dấy loạn, đất nước cực kỳ nguy cấp.
Những phản kháng và trấn áp cuối cùng rồi cũng qua. Và ngày hôm nay quốc dân Nhật vẫn vui vẻ ăn tết, nhưng sản lượng quốc dân thì thuộc tốp đầu của thế giới. Không còn bị con ma Hán hóa bao phủ nữa. Những kẻ chống đối ngày xưa đều đã chết, chứ nếu không thì họ cũng phải cúi đầu hổ thẹn vì cái nhìn thiển cận của mình.
Cách đây không lâu tại Việt Nam, một người có tư tưởng tiến bộ là giáo sư Võ Tòng Xuân đề nghị bỏ tết Ta và ăn tết Tây, liền nhận được vô vàn gạch đá từ báo chí và đám đông. Thậm chí có comment trên báo còn thách thức “mày thích thì qua Tây mà sống, còn người Việt chúng tao thì chỉ biết tết Âm lịch!”.
Chính tôi, khi đó cũng nghĩ: tại sao phải bỏ, nghỉ càng nhiều càng sướng chớ sao?
2. Người Việt lạm dụng Tết chứ kỳ thực không yêu văn hóa dân tộc
Nhưng rồi khi ra làm ăn, tôi mới thấy hậu quả của việc nghỉ tết quá nhiều đó như thế nào. Tết Âm lịch cùng với tâm thức “tháng giêng là tháng ăn chơi” góp phần với chủ mưu là bọn cộng sản làm cho đất nước trì trệ và lạc hậu như hôm nay. Mỗi năm trây ì một tháng, mười hai năm thì chậm lụt một năm. Đời người được mấy lần như vậy? Nghỉ sướng là sướng những kẻ lười! Những người khoái nghỉ tết dài, là những người chỉ biết đi làm công và chưa bao giờ trưởng thành.
Có người còn nói rằng Âm lịch là lịch nông nghiệp, nghỉ theo mùa màng, tôi cho rằng đó là điều nhảm nhí. Thứ nhất, những người nông dân nào biết áp dụng âm lịch với hai mươi bốn tiết khí, quan sát nhị thập bát tú, coi điềm tinh tượng rồi đối chiếu với lịch Can Chi, để tính ra việc cày cấy… có lẽ đã chết sạch bách. Người ta chỉ dùng âm lịch vào nông nghiệp theo quán tính. Ngày nào thì gieo hạt cho dưa chín ngay tết, ngày nào thì xuống giống cho không bị gặp con nước… Mà những điều này, thực sự là dễ dàng đối chiếu trên Dương lịch. Chính giáo sư Võ Tòng Xuân cũng là một bậc minh sư về nông nghiệp đấy thôi.
Văn hóa dân tộc không phải nằm ở mấy ngày nghỉ tết, mà là ở tinh thần của con người. Ta dễ dàng thấy một người Nhật không bao giờ chen lấn, dù có chết đến đít cũng xếp hàng, ta gọi đó là văn hóa Nhật. Ta thấy một người Mỹ sẵn sàng xả thân vì lẽ công bằng mà chẳng lo hại đến mình, ta gọi là văn hóa cao bồi Mỹ. Ta thấy một người Việt nghỉ tết Âm lịch và gọi đó là văn hóa Việt ư? Tôi không cho là vậy! Ở miền Tây nam bộ, nhất là ở Long An, người ta ăn tết vào những ngày cuối tháng chạp, rồi đầu tháng giêng người ta ra đồng thu hoạch lúa đông xuân, làm quần quật, có chết ai đâu?
3. Nhưng làm cách nào?
Trăm mấy năm trước, ngài Thiên hoàng của Nhật làm được việc đổi lịch, vì ngài có viễn kiến và sức mạnh hùng hậu, có thể bêu đầu những kẻ chống đối. Ngày nay, xã hội cần sự đa nguyên để phát triển, bỉ thử mà đảng cộng có ra lệnh đổi tết cũng chẳng thể thành công.
Quốc dân còn nhiều người u mê, lại quá nhiều kẻ tung hô văn hóa Hán, nhiều kẻ chây lười nhưng viện lẽ yêu dân tộc. Chỉ có thể thay đổi theo chiều ngang. Những người tiến bộ, thay đổi trong cộng đồng nhỏ xung quanh mình. Một khi số đông mà hiểu được giá trị của việc chuyển từ tết Ta sang tết Tây, đổi Âm lịch sang Dương lịch, thì việc đổi tết chẳng cần ai nói cũng diễn ra.
Hai Le
http://www.cafekubua.com/2017/01/02/chuyen-nghi-tet-lich-cua-viet-nam-va-nhat-ban/
Bàn ra tán vào (0)
Chuyện Nghỉ Tết Âm Lịch Của Việt Nam và Nhật Bản
1. Người Nhật đổi Tết Âm sang Tết Dương
Vào năm thứ sáu triều đại của Thiên hoàng Minh Trị, tức năm 1873, ngài ra sắc chỉ đổi Âm lịch sang dùng Dương lịch, tỉnh lược tất cả những ngày lễ lạc và quy định việc ăn tết vào ngày 1 tháng 1. Những ngày lễ sóc vọng trong tôn giáo nhất thiết chuyển sang Dương lịch. Việc này giúp nhịp độ sản xuất trùng khớp với các thị trường phương Tây, chính phủ tiết kiệm được ngân khoản lớn trong việc trả lương công chức. Và hơn hết, thoát khỏi bóng ma Hán hóa phủ trùm lên dân tộc.
Khi điều này được thi hành, đã gặp phản ứng cực kỳ dữ dội từ nhiều giới trong nước. Giới tăng sĩ Phật giáo, khi gặp việc bỏ lịch cũ, song song với việc lập Thần đạo là Quốc giáo, cho phép các giáo sĩ Tây phương được hoạt động, tách bạch thần xã và chùa… đã hô hào “pháp nạn”, và xách động dân chúng gây bạo loạn cực điểm, cả nước nghiêng ngửa.
Bên cạnh đó, những người thủ cựu cũng cho rằng làm vậy là mất bản sắc dân tộc, là trái lẽ trời đất khi ăn tết trước khi tết diễn ra, rất nhiều người chống đối và sẵn sàng đổ máu hoặc tự sát để bày tỏ sự phản kháng của mình.
Chưa hết, những kẻ cơ hội còn ủng hộ Mạc phủ thừa cơ dấy loạn, đất nước cực kỳ nguy cấp.
Những phản kháng và trấn áp cuối cùng rồi cũng qua. Và ngày hôm nay quốc dân Nhật vẫn vui vẻ ăn tết, nhưng sản lượng quốc dân thì thuộc tốp đầu của thế giới. Không còn bị con ma Hán hóa bao phủ nữa. Những kẻ chống đối ngày xưa đều đã chết, chứ nếu không thì họ cũng phải cúi đầu hổ thẹn vì cái nhìn thiển cận của mình.
Cách đây không lâu tại Việt Nam, một người có tư tưởng tiến bộ là giáo sư Võ Tòng Xuân đề nghị bỏ tết Ta và ăn tết Tây, liền nhận được vô vàn gạch đá từ báo chí và đám đông. Thậm chí có comment trên báo còn thách thức “mày thích thì qua Tây mà sống, còn người Việt chúng tao thì chỉ biết tết Âm lịch!”.
Chính tôi, khi đó cũng nghĩ: tại sao phải bỏ, nghỉ càng nhiều càng sướng chớ sao?
2. Người Việt lạm dụng Tết chứ kỳ thực không yêu văn hóa dân tộc
Nhưng rồi khi ra làm ăn, tôi mới thấy hậu quả của việc nghỉ tết quá nhiều đó như thế nào. Tết Âm lịch cùng với tâm thức “tháng giêng là tháng ăn chơi” góp phần với chủ mưu là bọn cộng sản làm cho đất nước trì trệ và lạc hậu như hôm nay. Mỗi năm trây ì một tháng, mười hai năm thì chậm lụt một năm. Đời người được mấy lần như vậy? Nghỉ sướng là sướng những kẻ lười! Những người khoái nghỉ tết dài, là những người chỉ biết đi làm công và chưa bao giờ trưởng thành.
Có người còn nói rằng Âm lịch là lịch nông nghiệp, nghỉ theo mùa màng, tôi cho rằng đó là điều nhảm nhí. Thứ nhất, những người nông dân nào biết áp dụng âm lịch với hai mươi bốn tiết khí, quan sát nhị thập bát tú, coi điềm tinh tượng rồi đối chiếu với lịch Can Chi, để tính ra việc cày cấy… có lẽ đã chết sạch bách. Người ta chỉ dùng âm lịch vào nông nghiệp theo quán tính. Ngày nào thì gieo hạt cho dưa chín ngay tết, ngày nào thì xuống giống cho không bị gặp con nước… Mà những điều này, thực sự là dễ dàng đối chiếu trên Dương lịch. Chính giáo sư Võ Tòng Xuân cũng là một bậc minh sư về nông nghiệp đấy thôi.
Văn hóa dân tộc không phải nằm ở mấy ngày nghỉ tết, mà là ở tinh thần của con người. Ta dễ dàng thấy một người Nhật không bao giờ chen lấn, dù có chết đến đít cũng xếp hàng, ta gọi đó là văn hóa Nhật. Ta thấy một người Mỹ sẵn sàng xả thân vì lẽ công bằng mà chẳng lo hại đến mình, ta gọi là văn hóa cao bồi Mỹ. Ta thấy một người Việt nghỉ tết Âm lịch và gọi đó là văn hóa Việt ư? Tôi không cho là vậy! Ở miền Tây nam bộ, nhất là ở Long An, người ta ăn tết vào những ngày cuối tháng chạp, rồi đầu tháng giêng người ta ra đồng thu hoạch lúa đông xuân, làm quần quật, có chết ai đâu?
3. Nhưng làm cách nào?
Trăm mấy năm trước, ngài Thiên hoàng của Nhật làm được việc đổi lịch, vì ngài có viễn kiến và sức mạnh hùng hậu, có thể bêu đầu những kẻ chống đối. Ngày nay, xã hội cần sự đa nguyên để phát triển, bỉ thử mà đảng cộng có ra lệnh đổi tết cũng chẳng thể thành công.
Quốc dân còn nhiều người u mê, lại quá nhiều kẻ tung hô văn hóa Hán, nhiều kẻ chây lười nhưng viện lẽ yêu dân tộc. Chỉ có thể thay đổi theo chiều ngang. Những người tiến bộ, thay đổi trong cộng đồng nhỏ xung quanh mình. Một khi số đông mà hiểu được giá trị của việc chuyển từ tết Ta sang tết Tây, đổi Âm lịch sang Dương lịch, thì việc đổi tết chẳng cần ai nói cũng diễn ra.
Hai Le
http://www.cafekubua.com/2017/01/02/chuyen-nghi-tet-lich-cua-viet-nam-va-nhat-ban/