Di Sản Hồ Chí Minh
Chuyển đổi sang dân chủ : Trường hợp Ấn Độ
VRNs (05.03.2015) – Hà Nội – Câu đố kéo dài của nền dân chủ Ấn Độ
Tuyệt đại đa số nhà nước ở châu Á và châu Phi mà đã nổi lên từ mảnh vụn của các đế chế thuộc địa Âu châu đã thất bại để tiến hành chuyển đổi có kết quả sang sự cai trị dân chủ. Chủ nghĩa độc đoán, dù quân sự hay dân sự, đã mau chóng thay thế nhà nước thuộc địa. Một số ít nhà nước khác nổi lên từ sự cai trị thuộc địa Anh đã tiến hành thành công một sự chuyển đổi sang dân chủ. Tuy vậy, hầu hết các nước này đã là nạn nhân của những cám dỗ độc đoán từ lúc hình thành. Kinh nghiệm dân chủ của Ấn Độ đã là độc nhất. Ngoài một giai đoạn 20 tháng giữa 1975 và 1977, khi Thủ tướng Indira Gandhi tuyên bố một “tình trạng khẩn cấp” và đã treo các quyền dân sự và các quyền tự do cá nhân, nền dân chủ ở Ấn Độ đã không chỉ sống sót, mà quả thực đã phát triển mạnh. Ngày nay, dù bất ổn về chính trị, Ấn Độ ở trong quá trình mở rộng quyền bầu cử và củng cố nền dân chủ.1
Hiến pháp Ấn Độ bảo đảm, và hành pháp và tư pháp, ở mức độ lớn, giữ gìn các quyền tự do dân sự và chính trị nhất định. (Phải thú nhận, một số trong các quyền này đã bị cắt bớt đột ngột khi nhà nước đã cảm thấy những đe dọa đáng kể đối với an ninh quốc gia.)2 Nước này cũng tổ chức các cuộc bầu cử đều đặn tại các mức địa phương, bang, và toàn quốc. Hầu hết các nhà bình luận cho rằng tuyệt đại đa số các cuộc bầu cử này là không bị ép buộc hay phi pháp. Khi các trường hợp cá biệt thuộc hai loại này được bới ra bởi một nền báo chí tự do rõ rệt, thì Ủy ban Bầu cử hủy bỏ các kết quả và yêu cầu các cuộc bầu cử mới. Các chính phủ được dân bầu, sau khi mất sự ủy nhiệm của mình, đã trao lại quyền lực một cách hòa bình cho các đối thủ thắng cử. Đáng chú ý nhất, quân đội Ấn Độ hùng mạnh vẫn phi chính trị một cách nổi bật. Nó đã bày tỏ ít hơn sự quan tâm ít ỏi đến việc cai trị đất nước.
Tất nhiên, nền dân chủ Ấn Độ có những thiếu sót của nó: sự tham nhũng chính trị tràn lan đã lây nhiễm đoàn thể chính trị. Ngày nay, một cựu thủ tướng Narasimha Rao, vẫn đứng ở chỗ bị cáo bị tố giác về một loạt các giao dịch bất hợp pháp. Laloo Prasad Yadav, một cựu thủ hiến của bang lạc hậu nhất về kinh tế của Ấn Độ, bang Bihar, bây giờ tạm được tự do sau khi bị buộc tội cướp bóc ngân khố trong một kế hoạch cỏ khô cho gia súc do nhà nước quản lý. Số đông các nhà lập pháp được bầu trong bang đông dân nhất của Ấn Độ, bang Uttar Pradesh, có lai lịch phạm tội hay có những điều tra phạm tội chưa xử chống lại họ.
Một chiều khác của chính trị Ấn Độ là nhơ nhuốc ngang thế. Từ đầu các năm 1980, nhiều chính trị gia Ấn Độ đã dựa vào condotierri (lính đánh thuê tư nhân) để thi hành trát của họ chống lại các cử tri ngoan cố hoặc để hăm dọa các đối thủ chính trị. Trong một cố gắng để lôi kéo sự chú ý đến mối quan hệ chính trị gia-tội phạm ngày càng tăng này chính phủ Rao đã ủy thác một nghiên cứu để đánh giá quy mô và tầm quan trọng của nó. Một cựu công chức có phẩm chất không thể chê trách được, N. N. Vohra, đã được giao nhiệm vụ này. Mặc dù các tạp chí và báo Ấn Độ khác nhau đã đăng các trích dẫn từ nó, Báo cáo của Ủy ban Vohra vẫn còn phải được công bố.
Một vấn đề có quan hệ liên quan đến sự mất tính liêm khiết và tính trung lập của các bộ phận đáng kể của lực lượng cảnh sát ở Ấn Độ. Vào một số dịp trong những năm gần đây, các lực lượng cảnh sát quốc gia, đặc biệt ở các bang Uttar Pradesh, Bihar, và Maharashtra, đã hoàn toàn thất bại để chặn bạo lực bè phái. Còn tồi hơn, trong tháng Mười Hai 1992, cảnh sát địa phương đã chứng tỏ là các khán giả thụ động khi một đám đông Hindu gắn với Đảng Bharatiya Janata (BJP) sô-vanh hiếu chiến đã phá hủy nhà thờ hồi giáo Babri ở Uttar Pradesh.3 Muộn hơn, khi các cuộc náo loạn tôn giáo xảy ra sau đó ở một số thành phố Ấn Độ, đặc biệt ở Bombay (Mumbai bây giờ), cảnh sát đã ngầm cộng tác với các kẻ gây rối Hindu tấn công các cộng đồng Muslim.
Tuy nhiên, những thiếu sót này chắc không làm xói mòn cơ bản đặc tính dân chủ của Ấn Độ. Chính thể Ấn Độ có đủ các cơ chế tự sửa chữa để đảm bảo tính liên tục của các chuẩn mực và thói quen dân chủ giữa hành động chính trị phi pháp và sự gây gổ. Thí dụ, nhiều định chế chính trị trần trụi trong các năm 1970 và 1980 đang lấy lại tính vững chãi của chúng. Bộ máy tư pháp ngày càng năng động của Ấn Độ đang thử phục hồi sự liêm chính và hiệu quả nào đó cho đủ loại định chế.4 Thí dụ, chủ yếu nhờ sự sẵn lòng của Tòa án Tối cao hoan nghênh sự kiện tụng công ích mà Narasimha Rao vẫn dưới sự điều tra về các cáo buộc tham nhũng. Ủy ban Bầu cử một thời ngái ngủ bây giờ đã nổi lên như một cơ quan kiểm soát hùng mạnh. Ngoài ra, từ 1992, đối mặt với sự phê phán quốc tế và trong nước đáng kể về tính thô bạo của phản ứng của nó đối với sự nổi loạn ở Kashmir, chính phủ đã lập ra Ủy ban Quyền Con người Quốc gia (NHRC).5 Thẩm phán Jaganath Mishra, một quan tòa đã về hưu của Tòa án Tối cao Ấn Độ, đã được cử làm người đứng đầu NHRC. Ban đầu hầu hết các nhà hoạt động nhân quyền đã gạt bỏ sự thành lập của nó chỉ như một cử chỉ tượng trưng được nghĩ ra để làm chệch hướng sự phê phán gay gắt hồ sơ nhân quyền của chính phủ. Thế mà, ngược với những mong đợi này, NHRC đã có được một mức độ tự trị tổ chức. Tuy vẫn thận trọng trong việc công khai quở trách chính phủ về các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, nó đã cho thấy các dấu hiệu của tính độc lập ngày càng tăng.
Đồng thời, xã hội dân sự ở Ấn Độ trở nên ngày càng mạnh hơn. Báo chí Ấn Độ, mà từ lâu đã can đảm, bây giờ đã trở thành một nguồn ghê gớm của tính giải trình chính trị. Một trạng thái quá dư thừa của các tổ chức phi chính phủ cấp cơ sở tranh cãi thường lệ với hành pháp về hàng loạt vấn đề. Cuối cùng, các lực của tự do hóa kinh tế, mà đã được tháo xích ngay sau một khủng hoảng tài khóa năm 1991, cũng đã thu hẹp phạm vi của sự hối lộ chính quyền và sự tham nhũng. Các doanh nhân không còn phải van xin và đút lót các quan chức và các bộ trưởng hoặc để vượt qua được một mê cung Byzantine của các quy định để tham gia vào các ngành mới, mở rộng công suất nhà máy, hay đặt vị trí các nhà máy mới.6
Tìm kiếm những sự Giải thích
Các nhân tố nào giải thích hình thức này của “chủ nghĩa ngoại lệ” Ấn Độ? Những câu trả lời mà các nhà khoa học xã hội khác nhau đã cung cấp giỏi nhất là không thỏa đáng, còn thường bị sai lầm. Một học giả xuất sắc về chính trị Ấn Độ, Myron Weiner, đã cho rằng nền dân chủ ở Ấn Độ “có tính giám hộ,” 7 Theo quan điểm của ông, dân chủ đã được truyền lại cho Ấn Độ như phần của di sản thuộc địa Anh. Lý lẽ này không phải là hoàn toàn không có giá trị.8 Tuy vậy, nó không cung cấp một sự giải thích thỏa đáng. Pakistan, tất nhiên, đã có được độc lập chính xác cùng thời. Thế mà sự chuyển đổi của quốc gia đó sang dân chủ vẫn là một công việc đang xúc tiến.9
Một học giả xuất sắc về xã hội học so sánh, Barrington Moore, cũng đã thử đưa ra một sự giải thích cho chuyển đổi sang dân chủ của Ấn Độ. Tuy vậy, việc đọc cẩn thận công trình của Moore tiết lộ rằng lý lẽ mà ông đưa ra là nhiều hơn về sự thất bại của Ấn Độ để hiện đại hóa hơn là một sự mô tả con đường của Ấn Độ đến dân chủ. Được gói gọn trong lý lẽ của ông là nhiều mệnh đề được làm tư liệu tốt có quan hệ với cấu trúc của phong trào dân tộc chủ nghĩa mà đã tạo thuận lợi cho chuyển đổi sang dân chủ. Thí dụ, Moore công nhận rõ ràng vai trò cốt yếu của Mohandas Gandhi trong biến đổi cấu trúc tổ chức của tổ chức dân tộc chủ nghĩa chính, Đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ (Quốc Đại). Một cách cụ thể, đóng góp của Gandhi cốt ở việc biến đổi một đảng ôn hòa điển hình nhất, được Anh hóa và của tầng lớp trung lưu lớp trên thành một tổ chức với một cơ sở chính trị quần chúng.10 Trong theo đuổi mục đích này, Gandhi đã huy động thành công những người bị tước quyền bầu cử và nghèo thông qua việc chấp nhận chiến thuật bất tuân dân sự quần chúng. Một tình tiết như vậy đã gồm cuộc Diễu hành Muối, nơi ông đã dẫn hàng ngàn người Ấn Độ nghèo và mù chữ để phá rối độc quyền làm muối của chính phủ thuộc địa Anh.
Judith M. Brown, một sử gia về Ấn Độ đương đại, cung cấp một tường thuật bao quát về nguồn gốc của nền dân chủ Ấn Độ.11 Từ chuyện kể của bà là có thể để lượm lặt các mệnh đề chung nhất định mà đóng góp cho một sự giải thích chuyển đổi sang dân chủ của Ấn Độ. Bà dẫn ba tập hợp liên quan đến nhau của các nhân tố: kinh nghiệm dài của sự làm việc dưới các cấu trúc dân chủ Anh, vai trò của Nehru trong nuôi dưỡng tranh luận bên trong đảng Quốc Đại, và những cam kết ý thức hệ của một mảng các chính trị gia Ấn Độ để tạo ra một nhà nước dân chủ. Lý lẽ của bà phần lớn là chính xác và có sức thuyết phục. Tuy vậy, bà không định rõ nhân tố nào trong các nhân tố này tỏ ra là có ý nghĩa nhất. Hơn nữa, tất cả tập quán Anh ở Ấn Độ hầu như không thể được cho là dân chủ. Thí dụ, Đại hội (Quốc Đại) đã từ chối tham gia vào cố gắng chiến tranh do sự thất bại của Anh để tham vấn ban lãnh đạo của nó trước khi đẩy Ấn Độ [vào]. Để đáp lại sự không sẵn lòng của Đại hội để ủng hộ Anh trong cuộc chiến đấu chống lại các cường quốc phe Trục các nhà chức trách thuộc địa đã tống giam nhiều người trong ban lãnh đạo Đại hội. Đồng thời, họ đã cho phép Liên đoàn Muslim, một đảng về cơ bản bè phái dưới sự giám hộ của Mohammed Ali Jinnah, hoạt động tùy ý.12
Sunil Khilnani, một nhà khoa học chính trị gốc Ấn Độ, trong một công trình gần đây về chính trị Ấn Độ sau độc lập, cung cấp một tường thuật nữa về chuyển đổi thành công của Ấn Độ sang dân chủ. Ông dứt khoát cho rằng nền dân chủ ở Ấn Độ là kết quả của chẳng phải các truyền thống Ấn Độ có gốc rễ sâu xa, cũng không của di sản của chủ nghĩa thuộc địa Anh. Thay vào đó, ông cho rằng nền dân chủ ở Ấn Độ đã nảy sinh từ các lựa chọn elite dứt khoát.13 Một mảng cốt yếu của elite dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ đã chấp nhận các chuẩn mực và các thói quen dân chủ và đã truyền các thứ này vào cơ thể của chính thể Ấn Độ. Rồi sau đó, một trong các kiến trúc sư chính của nền dân chủ Ấn Độ, Thủ tướng Nehru, hầu như kẻ cả đã dựa vào di sản của phong trào dân tộc chủ nghĩa. Phân tích của Khilnani là cơ bản đúng đắn. Tuy vậy, trong tập sách mỏng của mình ông không giải thích các cấu trúc trước độc lập, các cơ chế, và các lực lượng xã hội mà đã đưa Ấn Độ đến dân chủ trong thời đại sau độc lập.
Gốc rễ của Thói quen Dân chủ
Để giải thích thành công của sự chuyển đổi sang dân chủ của Ấn Độ từ sự cai trị tựa-độc đoán Anh cần phải xem xét cẩn thận ý thức hệ, tổ chức, và cấu trúc của phong trào dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ. Tôi sẽ test tất cả bốn mệnh đề cốt yếu của Dankwart Rustow mà đưa một nhà nước đến một chuyển đổi dân chủ: việc rèn đúc một ý thức thống nhất dân tộc, sự tồn tại của xung đột ăn sâu, sự chấp nhận có ý thức các quy tắc dân chủ, và “sự làm quen” của cử tri và ban lãnh đạo với các chuẩn mực và thói quen dân chủ.14 Tất cả bốn điều kiện này đã tồn tại ở mức độ khác nhau trong bối cảnh dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ.
Rèn sự Thống nhất Quốc gia
Các đại diện được Anh hóa của tầng lớp trung lưu trên những người đã lập ra Quốc dân Đại hội Ấn Độ năm 1885 đã không ấp ủ các quan niệm rõ rệt về chủ quyền nhân dân và quyền bầu cử dân chủ rộng rãi. Thay vào đó nó đã là một tổ chức cải lương chủ nghĩa điển hình nhất theo đuổi các mục tiêu để cải thiện. Mục tiêu chính của nó đã là thiết lập triển vọng hạn chế nào đó của sự tự quản, không thách thức tính chính đáng của sự cai trị Anh ở Ấn Độ. Quốc dân Đại hội Ấn Độ đã duy trì chương trình nghị sự cải lương chủ nghĩa của nó đến đầu các năm 1920. Trong thập niên này, dưới ảnh hưởng chính của Mohandas Gandhi, tổ chức đã trải qua một sự biến đổi căn bản. Đóng góp phi thường của Gandhi cho sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ nằm ở sự biến hóa mà ông đã gây ra trong cấu trúc, tổ chức, và đảng viên của Đại hội. Dưới sự giám hộ của ông Đại hội đã chấp nhận nguyên tắc “purna Swaraj,” hay độc lập đầy đủ.15 Quan trọng hơn, Gandhi đã dân chủ hóa thành công Đảng Quốc Đại. Thông qua sự chấp nhận của ông về các phong trào bất tuân dân sự có cơ sở quần cúng ông đã chính trị hóa những mảng lớn của nông dân và những người bị tước quyền sở hữu của Ấn Độ. Vào đầu các năm 1930 Đại hội phần lớn đã bỏ rơi định hướng tinh hoa của nó và đã bắt đầu bén rễ sâu vào đất Ấn Độ.
Gandhi đã dân chủ hóa thành công cơ quan chính của phong trào dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ. Tuy vậy, nhiệm vụ rèn ý thức quốc gia đã rơi lên vai của một trong những người thay thế thân cận nhất và có năng lực nhất của ông, Jawaharal Nehru, người mà việc đóng góp cho việc rèn một tầm nhìn về sự thống nhất quốc gia đơn giản không thể được đánh giá quá cao. Theo nhiều cách, thông qua các bài viết và bài nói phong phú của mình Nehru đã trình bày thành công một quá khứ có thể dùng được cho Ấn Độ. Sự nổi lên của Ấn Độ như một nhà nước, ông đã tranh luận, ngược với việc chép sử thuộc địa Anh, đã không là một chức năng của chủ nghĩa thực dân Anh. Thay vào đó, một thực thể văn minh đã đến trước chủ nghĩa thực dân Anh rất lâu và đã có một ý thức sâu, cơ bản về sự thống nhất. Ông đã vận dụng lý lẽ của mình với sức mạnh đáng kể để gom lại cái phải là sự tập trung lớn nhất của sự đa dạng con người bên trong một không gian địa lý cố định. Nếu đã không có thể chứng minh rằng Ấn Độ đã có sự thống nhất bên trong và cơ bản nào đó, thì chính thể Ấn Độ trước độc lập đã có thể dễ dàng chia rẽ thành các mảnh sắc tộc, tôn giáo, và ngôn ngữ. Về mặt này, Nehru và các nhà dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ khác đã đối mặt với một thách thức then chốt. Họ đã phải chống lại nhiều sự chép sử thuộc địa Anh mà đã tìm cách mô tả Ấn Độ như một thực thể bị phân mảnh điển hình nhất gồm các dân tộc nguyên thủy.16 Còn tồi tệ hơn, chính sách thực dân Anh đã phản ánh các niềm tin như vậy. Thí dụ, nhờ những sự cầu khẩn của các lãnh tụ nào đó của các cộng đồng Muslim Ấn Độ, người Anh trong một bước ban đầu đến sự cai quản dân chủ đã ban các khu bầu cử riêng cho những người Muslim và Hindu dưới sự bảo hộ của các Cải cách Minto-Morley năm 1909. Việc tạo ra các khu bầu cử này đã giúp định hình một bản sắc Muslim khu biệt, toàn quốc và đã cung cấp một cơ sở cấu trúc cho chủ nghĩa ly khai Muslim muộn hơn.17
Để chiến đấu với cách nhìn thực dân về sự không thống nhất Ấn Độ, một cách tự giác Nehru đã thử tạo ra một viễn cảnh thay thế về di sản trước thực dân của Ấn Độ mà nhấn mạnh đến sự thống nhất và sự liên tục. Để đạt mục đích này, Nehru đã viết dồi dào và có sức thuyết phục về sự thống nhất căn bản của Ấn Độ bất chấp sự tồn tại của sự đa dạng phổ biến về sắc tộc, ngôn ngữ, và khu vực. Một mẫu của output phi thường của ông sẽ là đủ:
Loại nào đó của giấc mơ về sự thống nhất đã choán tâm trí của Ấn Độ từ buổi đầu của nền ăn minh. Sự thống nhất đó đã không được hiểu như cái gì đó được áp đặt từ bên ngoài, một sự tiêu chuẩn hóa của những cái bề ngoài thậm chí những đức tin. Nó đã là cái gì đó sâu hơn và, trong vòng các con chiên, sự khoan dung rộng rãi nhất của đức tin và tập quán đã được thực hành và mọi sự đa dạng được thừa nhận và thậm chí được khuyến khích. 18
Thế nhưng Nehru đã đủ tinh khôn để nhận ra rằng việc rèn ý thức này về sự thống nhất quốc gia đã không thể được hoàn thành thông qua việc tạo ra một huyền thoại dân tộc chủ nghĩa đơn thuần Ông cũng đã chẳng thể hy vọng để hợp nhất các nhóm sắc tộc tôn giáo khác hẳn nhau thông qua sự ép buộc hay uy tín cá nhân. Ông đã nhận ra rõ rằng cách duy nhất Ấn Độ có thể được cai trị hữu hiệu đã là thông qua hình thức nào đó của một sự sắp đặt dân chủ. Chỉ chừng nào các khu vực và các nhóm khác hẳn nhau đồng ý về khung khổ chính trị chung nào đó với các quy tắc trung lập thì nhà nước mới có thể rèn một sự thống nhất quốc gia. Cơ chế mà cung cấp vũ đài này đã là nền dân chủ khai phóng, nghị viện.
Công cụ then chốt trong sự truy tìm một trật tự dân chủ ở Ấn Độ sau độc lập đã là sự phát triển của đảng Quốc Đại. Khi độc lập đến gần đảng đã xây dựng thành công một cơ sở chính trị quần chúng và đã tìm cách, dẫu không hoàn hảo đến đâu, để đại diện cho tất cả những người Ấn Độ bất kể sự liên kết tôn giáo, sự trung thành khu vực, hay cơ sở sắc tộc. Phải thú nhận, nó đã không hoàn toàn thành công trong thu hút các mảng quan trọng của thiểu số lớn nhất của Ấn Độ, những người Muslim.19 Chủ nghĩa dân tộc Muslim, dưới sự lãnh đạo của Mohammed Ali Jinnah, trong khi đã chống lại sự cai trị Anh, đã ngày càng có định hướng ly khai. Trong vài năm cuối trước sự độc lập của hai nhà nước, các triển vọng của sự hợp tác giữa Liên đoàn Muslim và Quốc Đại đã biến mất.
Cũng cần nhấn mạnh rằng một mảng của dân cư Hindu đa số, tuy đã kịch liệt phản đối sự cai trị Anh, tuy vậy đã vẫn ở ngoài ranh giới của Quốc Đại. Phần này của dân cư đã ít chú ý đến quan điểm thế tục của Quốc Đại. Thay vào đó một tầm nhìn của chủ nghĩa dân tộc Hindu sắc tộc đã cổ vũ những người Hindu sô vanh hiếu chiến, những người đã sợ sự xâm nhập của tập tục văn hóa Anh và phương Tây và đã tìm cách để thực hiện một chính thể Hindu cổ xưa (và phần nhiều tưởng tượng) mà họ cho rằng đã tồn tại một thời. Do đó, họ đã tìm nơi nương tựa trong Đảng Hindu Mahasabha.20
Bất chấp những hạn chế này, Quốc Đại đã tỏ ra khá bao hàm về sự tính toán khác, nó đã bao gồm các đảng viên thuộc những niềm tin chính trị khác nhau nhiều. Một mảng của đảng đã cam kết chắc chắn với tự do kinh doanh trong khi các mảng khác lại tự nhận lòng trung thành của họ với dạng nào đó của chủ nghĩa xã hội. Đội ngũ cao cấp của Quốc Đại cũng đã chứng tỏ các thiên hướng ý thức hệ khác nhau này. Sardar Vallabhbhai Patel, người đã trở thành Bộ trưởng Nội Vụ đầu tiên của Ấn Độ, đã thể hiện yếu tố ủng hộ kinh doanh bên trong Quốc Đại. Mặt khác, Nehru đã đại diện cho những người tán thành một biến thể của chủ nghĩa xã hội Fabian Anh.21 Sức mạnh của Quốc Đại cốt ở khả năng của nó để dung nạp các khuynh hướng ý thức hệ khác nhau rõ rệt này của các đảng viên của nó. Thực tế, đảng đã trở thành một tổ chức bảo trợ (umbrella organization).22
Nhóm duy nhất mà đã không tham gia tích cực vào phong trào dân tộc chủ nghĩa đã là những kẻ thống trị của trên 500 “tiểu vương quốc.” Trên thực tế, nhiều trong số họ đã sợ sự ra đi của Hoàng gia Anh. Tuy quỵ lụy trước Hoàng gia, các nhà cai trị này đã hưởng quyền rộng rãi trong quản lý công việc của họ. Một số trong các nhà cai trị này đã là những người nhân từ và nhìn xa trông rộng. Những người khác đã chuyên quyền, tàn ác, và đã làm ít hay chẳng làm gì để cải thiện đời sống của các thần dân của họ. Quả thực ứng xử của nhiều người đã giống chân dung Marx vẽ về các bạo quân phương Đông. Bất chấp các khuynh hướng của họ, tuy vậy, tất cả họ đã nhận ra rằng dưới sự sắp đặt chính trị mới ở New Delhi họ sẽ nhanh chóng mất quyền lực và bổng lộc của họ. Những mối lo âu của họ đã hầu như không phải không có căn cứ. Trong vòng vài năm sau độc lập chính phủ Quốc Đại mới ở New Delhi đã tước mất quyền lực của họ, đã thay đổi ranh giới của các tiểu quốc của họ, và đã hấp thu các thần dân của họ vào nhóm dân Ấn Độ lớn hơn.23
Sự Tồn tại của Xung đột Ăn sâu
Theo Rustow, điều kiện thứ hai mà đưa một chế độ đến dân chủ là sự tồn tại của xung đột ăn sâu. Trong trường hợp Ấn Độ xung đột ăn sâu đã chủ yếu là giữa các lực lượng của sự cai trị đế quốc Anh và phong trào dân tộc chủ nghĩa. Quả thực, hình thức này của xung đột ăn sâu kết đôi với ý thức hệ dung nạp của Quốc Đại đã đem lại sức mạnh đáng kể cho việc tạo ra một phong trào dân tộc chủ nghĩa dân chủ.
Thách thức đầu tiên đối với sự hiện diện nước ngoài và đặc biệt sự hiện diện Anh tại Ấn Độ đã đến trong năm 1857 trong lúc hoàng hôn của đế chế Mughal. Cuộc khởi nghĩa chống lại Công ty Đông Ấn, kẻ báo trước sự kiểm soát đế quốc Anh, đã liên kết những người Hindu và Muslim lại trong thời gian ngắn.24 Những người Anh đã xoay xở để đàn áp cuộc nổi dậy một cách nhanh chóng, dù tàn bạo. Thời khắc này, trong khi rõ ràng là một phản ứng chống lại sự xâm nhập của tập tục, tập quán, và các thói quen nước ngoài, không thể được đặc trưng một cách công bằng như sự bắt đầu của phong trào dân tộc chủ nghĩa. Tuy vậy, nó đã đánh dấu thách thức ban đầu đối với việc tiếp nhận các tập quán nước ngoài vào xã hội Ấn Độ. Một phong trào chính thức hơn nhấn mạnh các tư tưởng về chính phủ tự-quản và sự đại diện chính trị đã nổi lên gần cuối thế kỷ thứ mười chín.
Với cái giá phải trả không thể tránh được của sự quá đơn giản hóa nào đó, có thể phác họa ba pha của sự phản đối sự cai trị đế quốc Anh. Pha ban đầu đã bắt đầu vào cuối thế kỷ thứ mười chín. Trong pha này, các đòi hỏi dân tộc chủ nghĩa đã cực kỳ hạn chế về phạm vi và cơ bản là cải lương chủ nghĩa. Chúng đã không tìm cách lật đổ sự cai trị Anh mà đã tìm một mức độ hạn chế của chế độ tự quản. Pha thứ hai đã nổi lên mà trong đó bùng nổ hoạt động khủng bố cùng với các đòi hỏi cải cách hiến pháp.25 Pha này đã kéo dài từ phần đầu của thế kỷ hai mươi đến cuối các năm 1920. Pha thứ ba đã nổi lên vào cuối các năm 1920. Dưới ảnh hưởng của Mohandas Gandhi, phong trào dân tộc chủ nghĩa, bất chấp những sự khác nhau về chiến thuật và chiến lược, đã tìm kiếm không gì hơn sự độc lập hoàn toàn.
Sự Chấp nhận có Ý thức các Quy tắc Dân chủ
Dưới sự bảo hộ của đảng Quốc Đại đủ loại quan điểm và lập trường đã có thể tranh cãi với nhau. Trong quá trình, các đảng viên được hòa mình vào các chuẩn mực của tranh luận và đàm luận nghị viện. Quan trọng nhất, họ đã học tầm quan trọng của sự thỏa hiệp chính trị và việc đồn phiếu cho nhau. W. H. Morris-Jones, một nhà phân tích lâu đời về chính trị Ấn Độ đã sắc sảo cho rằng
Thành viên (Quốc dân) Đại hội đã quen khi đó để gắn bó với nhau trong một tổ chức mà nhiều lợi ích thường xuyên được nghĩ là cần nhiều sự hòa giải và sự điều chỉnh lẫn nhau. Đại hội, nói cách khác, đã quen thực hiện trong mức độ nào đó công việc của một quốc hội quốc gia nơi các quan điểm bất đồng và các sự quan tâm gặp nhau để xác định một đường lối chính sách có thể chấp nhận được nói chung.26
Nhiều trong những sự phát triển này đã xảy ra ngay sau Bộ luật Chính phủ Ấn Độ năm 1935 mà đã chuẩn bị cho sự đại diện hạn chế. Một cách cụ thể, bộ luật đã dẫn đến việc thành lập các cơ quan lập pháp tỉnh dựa trên quyền đi bầu hạn chế. Theo sau các cuộc bầu cử 1937, được tổ chức dưới các điều khoản của Bộ luật Chính phủ Ấn Độ năm 1935, (Quốc dân) Đại hội đã chuyển từ vai trò kích động của nó sang vai trò của đảng nghị viện tập trung vào sự đại diện và cai quản. Đại hội, mà đã thắng áp đảo trong các cuộc bầu cử 1937, đã cai trị cho đến sự nổ ra của Chiến tranh Thế giới Hai. Việc người Anh không tham vấn Quốc Đại trước khi đẩy Ấn Độ đến cố gắng chiến tranh đã dẫn đến sự từ chức của toàn bộ chính phủ Quốc Đại. Rồi sau đó, vào cuối Chiến tranh Thế giới Hai, và theo sau các cuộc bầu cử tháng Giêng 1946, Quốc Đại đã lên nắm quyền vào tháng Chín 1946. Sớm hơn trong năm, các nhà chức trách Anh, trong một cố gắng cuối cùng nhằm để lại một Ấn Độ thống nhất, đã đề xuất Kế hoạch Sứ mệnh Nội các. Kế hoạch này dự tính việc thành lập một hệ thống liên bang ba tầng với sự tự trị đáng kể cho các vùng khác nhau trong nước. Chỉ quốc phòng, ngoại giao, và giao thông sẽ là lĩnh vực dành cho chính phủ quốc gia ở New Delhi. Vì các lý do khác nhau, cả Quốc Đại lẫn Liên Đoàn, sau sự chấp nhận ban đầu và có điều kiện của họ, cuối cùng chọn để bác bỏ Kế hoạch Sứ mệnh Nội các.27
Một phần của Kế hoạch Sứ mệnh Nội các, tuy vậy, đã dẫn đến việc thành lập Quốc hội Lập hiến. Nhiệm vụ của Quốc hội này đã là viết một hiến pháp cho Ấn Độ sau độc lập. Liên Đoàn Muslim, đưa ra sự giải thích tồi nhất có thể về một nhận xét sơ suất của Nehru, chọn đứng ngoài quá trình dựng khung hiến pháp.28 Rồi sau đó, Nehru và Quốc Đại đã đề nghị thuyết phục Liên Đoàn gia nhập Quốc hội Lập hiến nhưng không có kết quả gì mấy. Các cố gắng cuối cùng của người Anh để rèn sự thống nhất nào đó giữa Quốc Đại và Liên Đoàn đã thất bại.
Cuối cùng, các lãnh đạo Quốc Đại đã chuyển sự chú ý của họ sang nhiệm vụ làm hiến pháp. Những người định khung chính của hiến pháp, với một ngoại lệ, đã có lai lịch hết sức danh giá. Bốn trong số họ, Maulana Abul Kalam Azad, Pandit Jawaharlal Nehru, Dr. Rajendra Prasad, và Sardar Vallabhbhai Patel, tuy đại diện các tính khí và lập trường ý thức hệ khác nhau, đã đều là các đảng viên tích cực của Quốc Đại. Một cá nhân khác, Dr. Ambedkar, một Harijan (một tiện dân), cũng đã đóng một vai trò cốt yếu trong hình thành lập trường của hiến pháp về các quyền thiểu số. Nhờ uy tín của họ mà họ đã tạo thành một văn kiện đặt ra các điều khoản của sự đàm luận dân chủ và đại diện ở Ấn Độ. Như Granville Austin, người Mỹ có thẩm quyền cao nhất về Hiến pháp Ấn Độ, đã viết:
Biết về đặc tính của hệ thống chính trị chắc như đá nguyên khối ở các nước khác, người ta đã có thể cho rằng một đảng quần chúng ở Ấn Độ sẽ là cứng nhắc và hẹp hòi trong quan điểm và rằng ban lãnh đạo hùng mạnh của nó sẽ bắt người bất đồng ý kiến im lặng và hạn chế việc hoạch định chính sách và ra quyết định vào tay của vài người được lựa chọn. Ở Ấn Độ điều ngược lại đã đúng. Đảng viên của Quốc Đại trong Quốc hội Lập hiến và bên ngoài đã giữ các quan điểm xã hội, kinh tế và chính trị trải từ phản động đến cách mạng, và họ đã không do dự để bảy tỏ chúng. Các lãnh đạo của Quốc hội, những người đã đóng cùng vai trò trong Quốc Đại và trong Chính phủ Liên bang, đã là các anh hùng dân tộc và đã có quyền lực không giới hạn; thế mà việc ra quyết định trong Quốc hội đã là dân chủ. Hiến pháp Ấn Độ bày tỏ ý chí của nhiều người hơn là nhu cầu của số ít [nhấn mạnh thêm vào].
Hiến pháp mà họ đã tạo ra và được Ấn Độ chấp nhận năm 1950 đã có một số đặc tính nổi bật mà phân biệt nó với các cấu trúc của sự cai trị thực dân Anh. Giữa các vấn đề khác, nó đã đảm bảo các quyền cơ bản nhất định, kể cả quyền đối với sở hữu tư, quyền tự do tôn gáo, hội họp, đi lại, và lập hội. Đồng thời, nó cung cấp cho các thiểu số những bảo đảm để bảo vệ ngôn ngữ, chữ viết, và văn hóa của họ. Hiến pháp cũng đã hủy bỏ đẳng cấp tiện dân; sự phân biệt đối xử trên cơ sở tôn giáo, chủng tộc, đẳng cấp, giới và nơi sinh; và đặt lao động cưỡng bức ra ngoài vòng pháp luật. Nó cũng khẳng định chủ quyền của quốc hội và ban cho Tòa án Tối cao quyền giám sát tư pháp (judicial review)*. Đến lượt, nó đã cung cấp các cơ chế khác nhau mà theo đó các công dân có thể có khả năng đề nghị Tòa án Tối cao và các tòa án thấp hơn để thực thi các quyền căn bản. Ở mức khác, nó đã tạo ra một chính thể tựa-liên bang, với các quyền đáng kể, đặc biệt các quyền có quan hệ với các vấn đề tài khóa, được trao cho chính phủ trung ương. Có lẽ có ý nghĩa nhất từ lập trường của sự tham gia dân chủ, nó đã đảm bảo quyền bầu cử phỏ quát của người lớn.
Ngoài các quyền căn bản mà nó đã long trọng nghi nhận, hiến pháp cũng đã có một lời nói đầu quan trọng, Các Nguyên tắc Chỉ dẫn của Chính sách Nhà nước. Các nguyên tắc này, mà là nonjusticiable (không bị thuộc quyền xét xử), hô hào nhà nước đảm bảo rằng các công dân của nó có phương tiện sinh kế thích hợp, rằng các nguồn lực kinh tế của đất nước được khai thác để thúc đẩy lợi ích chung, rằng sức khỏe của công nhân không bị gây nguy hiểm và rằng nhà nước sẽ làm mọi nỗ lực để cải thiện tiêu chuẩn sống của công dân.
Sự “Tập làm quen” của Lãnh đạo và toàn bộ Cử tri với các Chuẩn mực Dân chủ
Điều kiện thứ tư và cuối cùng của Rustow, “sự tập làm quen” của ban lãnh đạo và toàn bộ cử tri với các chuẩn mực và thói quen dân chủ, cũng đã đóng một vai trò then chốt trong bảo đảm sự chuyển đổi sang dân chủ của Ấn Độ. Một tình tiết cá biệt có tính biểu tượng. Trong tháng Tám 1945, khi độc lập đến gần, ban lãnh đạo Quốc Đại đã đối mặt với một thế lưỡng nan quan trọng. Các thành viên nào đó của Quân đội Anh Ấn đào ngũ sang phía Nhật đã thành lập Quân đội Quốc gia Ấn Độ (INA) dưới sự lãnh đạo của một lãnh tụ Quốc Đại bất mãn, nhà dân tộc chủ nghĩa Bengali, Subhas Chandra Bose.29 Tiếp sau thất bại của Nhật ở Đông Nam Á, các lực lượng Anh hoặc đã giết hay đã bắt giữ đa số INA trong nhà hát Miến điện.
Các nhà chức trách Anh đã quyết định rằng họ sẽ truy tố đội ngũ cấp cao đã bị bắt của INA. Quyết định của người Anh để xử những cá nhân này vì tội phản quốc đã gây ra tình cảm dân tộc chủ nghĩa đáng kể. Một số đảng viên tích cực của Quốc Đại, kể cả Ngài Tej Bahadur Sapru, Aruna Asaf Ali, và Jawaharlal Nehru, đã tập hợp lại để bảo vệ những người này. Cuối cùng, họ hoặc đã được tha bổng hay các sắc lệnh Phó vương đã treo các bản án của họ. Ý nghĩa lớn hơn của các phiên tòa INA cho tương lai của nền dân chủ Ấn Độ nằm ở nơi khác.
Trong việc bảo vệ những người này, Nehru đã ủng hộ quyền của họ để cầm vũ khí chống lại một cường quốc thực dân, áp bức. Ông đã cho rằng họ đã hành động với độ cao nhất của các động cơ. Tuy vậy, sau khi kết thúc các phiên xử và với sự bắt đầu mạnh mẽ của độc lập, ông đã dứt khoát từ chối phục hồi họ vào Quân đội Ấn Độ. Bỏ các động cơ sang một bên, Nehru cho rằng họ đã vi phạm lời thề nhậm chức và đã trở nên bị chính trị hóa. Do đó, họ đã có thể gieo sự bất hòa bên trong đội ngũ quân đội. Bằng việc từ chối phục hồi ban lãnh đạo INA vào Quân đội Ấn Độ, Nehru đã nhanh chóng thiết lập quyền uy tối cao của quyền lực dân sự đối với quân đội. Bất cứ tham vọng Bonapartist nào được nuôi dưỡng bởi các thành viên của các lực lượng vũ trang thực sự đã bị dập tắt.
Tầm quan trọng của tình tiết này cho chuyển đổi sang dân chủ của Ấn Độ không thể được phóng đại. Nehru và các đồng sự của ông đã nhận ra tầm quan trọng nổi bật của việc thiết lập quyền uy dân sự tối cao đối với quân đội trong bất kể trật tự dân chủ nào.30 Bản năng của Nehru đã tỏ ra đúng đắn một cách phi thường. Ở Pakistan hàng xóm, quyền lực dân sự ngày càng phụ thuộc vào quân đội cho việc duy trì trật tự công sau độc lập. Khi vai trò của quân đội trong xã hội được mở rộng và các định chế dân sự đã tỏ ra yếu, các lực lượng vũ trang đã lấy được quyền lực ngày càng tăng. Trong năm 1958 quân đội Pakistan đã tiến hành một cuộc đảo chính. Từ đó Pakistan đã trải qua những giai đoạn dài của sự cai trị quân sự độc đoán được ngắt quãng bởi các bước ngắn, thất thường đến dân chủ.31 Nhiều di sản dân tộc chủ nghĩa, đặc biệt các chuẩn mực thể chế và các thói quen, đã suy tàn ở Ấn Độ trong các năm 1970. Nhưng một tiêu chuẩn, sự kiểm soát dân sự vững chắc đối với quân đội, bất chấp nhiều thách thức, đã sống sót không bị tổn thương, Không giống trong phần lớn thế giới đang phát triển các lực lượng vũ trang Ấn Độ vẫn phi chính trị khác thường. Trong các năm gần đây, ngay cả một gợi ý về mở rộng vai trò của quân đội trong cai quản đã gây ra những sự quở trách gay gắt và những cảnh cáo nghiêm khắc từ bộ trưởng quốc phòng.
Trong các năm đầu của cộng hòa Ấn Độ, Nehru lại đã đóng một vai trò sống còn trong xã hội hóa các đại diện được bầu của Ấn Độ trong quốc hội để tiếp thu các chuẩn mực dân chủ. Lịch sử trước độc lập của Quốc Đại đã nhấn mạnh sự tranh luận, thảo luận, và sự thỏa hiệp. Trước lâu sự độc lập, nhờ cấu tạo xã hội và ý thức hệ đa dạng của nó, Quốc Đại đã hoạt động như một quốc hội thu nhỏ. Do đó, các chuẩn mực về cách cư xử nghị viện đã hầu như không phải lạ đối với tuyệt đại đa số các đại diện được bầu của Ấn Độ. Sự tồn tại của truyền thống này đã làm cho nhiệm vụ dễ hơn đáng kể. Tuy nhiên, Nehru đã hiếm khi bỏ lỡ cơ hội để thuyết phục, hăm dọa, và phỉnh phờ các đồng nghiệp nghị viện của ông, hành động rất giống một thầy giáo truyền đạt các bài học giáo dục công dân cho các học trò của mình.32
Cuối cùng, sự sắp đặt hiến pháp do elite Ấn Độ tạo ra đã giúp toàn bộ cử tri “tập làm quen” với các chuẩn mực và các nguyên tắc dân chủ. Hiến pháp do các thành viên Quốc hội Lập hiến soạn đã kiên quyết duy trì nguyên tắc quyền bầu cử phổ quát thành niên. Sự mở rộng quyền bầu cử ngay từ đầu đã có tác động, chí ít về mặt ý niệm, ban quyền bỏ phiếu cho tất cả cử tri thành niên của Ấn Độ. Một loạt các cuộc bầu cử ở các mức đại phương, vùng và quốc gia mà trong đó các bộ phận ngày càng tăng của cử tri đủ tư cách đã làm cho những người Ấn Độ, bất kể địa vị của họ trong đời sống, nhận ra tầm quan trọng của quyền đi bầu thành niên.
Hiểm họa và Hứa hẹn: Nền Dân chủ Ấn Độ đến gần Thời đại Hoàng kim
Nền dân chủ Ấn Độ đứng ở đâu ngày nay? Hầu như là một khẳng định tầm thường rằng các định chế chính trị của Ấn Độ đã suy tàn từ đầu các năm 1970. Một số nhà khoa học xã hội lo âu về “khủng hoảng của tính có thể cai trị được” của Ấn Độ.33 Các nguồn của sự suy tàn như vậy thường được truy nguyên đến các chính sách dân túy của Indira Gandhi. Trong những cố gắng để củng cố quyền lực cá nhân của bà, lý lẽ tiếp tục, bà đã phá vỡ một cách có hệ thống mọi định chế mà cha bà, Jawaharlal Nehru, đã nuôi dưỡng cẩn thận đến vậy. Bà đã làm xói mòn nền dân chủ nội bộ trong đảng Quốc Đại bằng việc bà không tổ chức các cuộc bầu cử trong đảng. Bà đã làm xói mòn sự độc lập tư pháp và đã chính trị hóa bộ máy quan liêu trung ương. Bà đã tranh cử cuộc bầu cử quốc gia năm 1971 với khẩu hiệu garibi hatao (nghĩa đen là, “xóa nghèo”). Thậm chí các cuộc bầu cử quốc gia dưới sự lãnh đạo của bà đã phần lớn trở thành các lễ nghi trưng cầu dân ý. Bà đã phải viện đến một loạt các khẩu hiệu và chính sách dân túy được nghĩ ra để né tránh những sự kiểm tra và kiềm chế. Trong một cử chỉ dân túy khác, bà đã quốc hữu hóa ngành ngân hàng. Thế mà một trong những sản phẩm phụ không chủ tâm của các khẩu hiệu và chính sách dân túy của bà đã là một sự tăng đột ngột trong huy động chính trị. Được nhử bởi các lời hứa để thay đổi trật tự xã hội hiện tồn, một dãy các nhóm cho đến nay bị tước quyền bỏ phiếu đã tìm cách tham gia vào đấu trường chính trị. Hơn nữa, những sự tăng lên thất thường về các mức biết đọc biết chữ, sự phơi ra với media đại chúng, và thói quen tham gia trong các hoạt động bầu cử đa dạng đã mở rộng những đòi hỏi chính trị vượt quá năng lực của các định chế chính trị của Ấn Độ.
Tuy vậy, một mình Indira Gandhi không thể bị chịu trách nhiệm vì sự sa sút của các định chế chính trị của Ấn Độ. Một mớ nhân tố cấu trúc khác cũng đã góp phần vào sự suy tàn định chế. Các nhân tố này đã bao gồm cơ sở cử tri co lại của Đảng Quốc Đại, sự tham gia đồng thời của các nhóm xã hội mới vào chính trị Ấn Độ, và sự vỡ ra từng mảnh của sở cử tri dọc theo các tuyến sắc tộc tôn giáo, khu vực, và giai cấp. Nhiều người tham gia mới vào đấu trường chính trị cũng đã làm xói mòn các chuẩn mực và thủ tục dân chủ. Một số trong các đảng này, nhất là hai đảng cộng sản, Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI) thân Soviet và Đảng Cộng sản Ấn Độ (Marxist) (CPI/M) thân Trung Quốc, đã công khai không thừa nhận các chuẩn mực nghị viện và các thủ tục nghị viện.34 Còn tồi hơn, chúng đã cổ vũ các cuộc ngừng làm việc, các cuộc đình công có tổ chức và đã chính trị hóa các lực lượng cảnh sát ở các bang mà họ cai trị. Ở bang Tây Bengal, trong đầu các năm 1970, ngoài sự nổi lên của một chính phủ Mặt trận Thống nhất do Cộng sản chi phối, một phong trào du lích Maoist mới vào nghề đã phát triển ở quận biên cương Naxalbari. Tổ chức này – Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist-Leninist, hay CPI (M-L), được biết phổ biến như Naxalites – đã nhận được sự viện trợ cả vật chất và ý thức hệ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đảng CPI (M-L), không giống hai đảng cộng sản khác, đã không hề giả vờ khinh rẻ các định chế dân chủ. 35
Các đảng chính trị khác như Jana Sangh dân tộc chủ nghĩa cực đoan, tiền bối của Đảng Bharatiya Janata (BJP) ngày nay, đã tìm cách huy động dọc theo các tuyến đẳng cấp và sắc tộc tôn giáo, đặc biệt hấp dẫn đối với các đẳng cấp Brahmin và Bania. Sự huy động như vậy đã góp phần đáng kể vào sự bất ổn chính trị và bạo lực sắc tộc tôn giáo lan rộng. Trong các năm muộn hơn, đảng BJP đã lợi dụng đáng kể những thiếu sót của việc thực hành chủ nghĩa thế thục Ấn Độ để kích động tình cảm hận thù sắc tộc tôn giáo.36 Thí dụ, trong năm 1986 Tòa án Tối cao Ấn Độ đã chọn để cấp cho một phụ nữ Muslim bản địa tiền cấp dưỡng cho vợ vi phạm luật cá nhân Muslim. Thủ tướng, Rajiv Gandhi, sợ mất các phiếu Muslim, đã chọn để lật ngược quyết định về mặt lập pháp và ban cho những người Muslim một sự sắp đặt riêng biệt. Đảng BJP ngay lập tức đã chuyển sang công kích, tấn công chính phủ Quốc Đại vì việc thực hành “chủ nghĩa thế tục giả” và “nuông chiều” các thiểu số.
Tương lai chứa đựng gì cho nền dân chủ của Ấn Độ? Hãy để những thiếu sót của nền dân chủ Ấn Độ sang một bên, có ít nghi ngờ rằng hầu hết ban lãnh đạo chính trị và toàn bộ cử tri của Ấn Độ đã trở nên “quen” với các chuẩn mực và thói quen dân chủ. Ngay từ 1977, khi Indira Gandhi chấm dứt “trạng thái khẩn cấp” và tuyên bố các cuộc bầu cử, những người nghèo và người mù chữ đã đuổi bà khỏi chức vụ. Quyết định của họ để đuổi Indira Gandhi và Quốc Đại ra đã chứng minh một cách vang dội sự hiểu của họ về sức mạnh của lá phiếu. Ngày nay, cho dù số đáng kể các chính trị gia Ấn Độ là gian manh và dễ mua chuộc, họ phải xử sự bên trong giới hạn của các chuẩn mực và quy tắc dân chủ hoặc có cơ phải chịu một số phận tương tự. Do đó, tuy những sự vi phạm và tan vỡ của các chuẩn mực và các nguyên tắc này có xảy ra, cấu trúc của một chính thể dân chủ vẫn không thể nghi ngờ được.
Tính thống nhất quốc gia của Ấn Độ thì sao? Các tường thuật báo chí về các phong trào chủ trương ly khai ở những phần khác nhau của đất nước và các truyện về bạo lực sắc tộc tôn giáo đẫm máu thường xuyên gợi ý rằng Ấn Độ sắp sụp đổ. Thế mà mọi tiên đoán bi thảm này đã đều chứng tỏ là sai. Nhà nước Ấn Độ đã cùng một lúc vượt qua nhiều khủng hoảng và đã không sụp đổ. Nó sử dụng quyền lực cưỡng bức to lớn, mà nó có thể sử dụng để tạo ra trật tự nếu không phải phép tắc. Ngoài ra, bất chấp sự tồn tại của các lực ly tâm ở các phần khác nhau của đất nước, một mức cao của sự hội nhập kinh tế và xã hội đã đạt được ở Ấn Độ. Trên hết, các cấu trúc chính trị dân chủ, dù bị tổn thương, cung cấp các lối ra quan trọng cho việc xả đủ loại mối bất bình. Do đó, những so sánh với số phận của các nhà nước đa sắc tộc khác như Liên Xô và Nam Tư trước kia, là gây ác cảm và có tính bút chiến.
Sự lạc quan này về tương lai của nền dân chủ mặc dù có ít nhất hai vấn đề mà báo trước điềm gở cho tương lai dân chủ của Ấn Độ: sự suy sụp của các định chế chính trị ở Ấn Độ và sự tăng lên của sự nóng bỏng sắc tộc tôn giáo.37 Thế mà có một số cơ chế định chế và các lực lượng xã hội bù lại mà sẽ đặt các giới hạn lên hai xu hướng phá hủy dần này.
Hiển nhiên, một số định chế chính trị ở Ấn Độ là yếu ớt. Tuy vậy, các định chế khác đã được phục hồi lại một cách thành công. Hơn nữa, như đã chỉ rõ ở trước, các định chế mới đã được tạo ra để giải quyết các nhu cầu cấp bách nổi lên. Do đó, bức tranh về sự suy tàn định chế hầu như không thể được vẽ trong các màu giống nhau, Trong các phần của Ấn Độ, đặc biệt tại phần lớn Bihar và Uttar Pradesh, nhà nước không thể thực hiện những chức năng cơ bản nhất của nó. Nó không thỏa mãn tiêu chuẩn Weberian về chiếm hữu một độc quyền về sử dụng hợp pháp bạo lực. Hoặc diễn đạt theo ngôn ngữ Marxian, nhà nước quả thực đã tiêu vong nhưng không hoàn toàn theo cách mà Marx đã định nói. Còn các phần đáng kể khác của Ấn Độ được quản lý khá tốt và cũng thịnh vượng về kinh tế. Chừng nào sự cân bằng định chế tổng thể vẫn ủng hộ một nhà nước trung lập ôn hòa khi đối lại các yếu tố và lực lượng xã hội hư hỏng, thì nền dân chủ ở Ấn Độ sẽ sống sót.
Mối đe dọa thức tỉnh lại đức tin Hindu đối với nền dân chủ Ấn Độ thì sao? Đảng BJP, mà đã làm mũi nhọn dẫn đầu phong trào này, đã trở thành một lực lượng ghê gớm trong chính trị Ấn Độ trong các năm 1980 và 1990 sau khi đã ở bên lề của chính thể trong bốn thập kỷ. Đảng BJP không nghi ngờ gì sẽ tiếp tục vẫn là một người chơi đáng kể trong chính trường Ấn Độ. Tuy vậy, mối đe dọa của nó đối với phong cảnh thế tục của Ấn Độ có thể đã được phóng đại. Ấn Độ vẫn có các lực lượng bù lại để ngăn chặn BJP khỏi việc thực hiện tuyên ngôn chống thế tục của nó. Quả thực, tiếp sau sự sụp đổ ban đầu của chính phủ liên minh Mặt trận Thống nhất trong năm 1997 đảng BJP đã đưa ra một cố gắng có phối hợp để lập một chính phủ quốc gia. Làm nó mất tinh thần, nó đã thất bại thảm hại để kết nạp bất kể đảng chính trị đáng kể nào để tham gia vào nỗ lực này. Phải thú nhận, sự không sẵn lòng của hầu hết các đảng chính trị để tham gia với BJP có thể đã không xuất phát từ các động cơ tinh khôi nhất. Rất có khả năng, các lãnh tụ của chúng đã sợ điều sỉ nhục kết thân với một đảng không được bầu với một quan điểm chống thế tục rành rành. Quan trọng hơn, một khi đang cầm quyền, và đối mặt với nhiệm vụ thực sự cai trị đất nước, ban lãnh đạo BJP đã nhanh chóng buộc phải làm dịu lập trường của nó về đủ loại vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại. Các đảng đối lập có thể thường xuyên vận dụng quả tạ sắt phá dỡ.
Với sự sụp đổ của chính phủ Mặt trận Thống nhất do Janata Dal lãnh đạo các cuộc bầu cử quốc gia mới đã xảy ra trong tháng Hai 1998. Trong các cuộc bầu cử này, BJP đã nổi lên như đảng lớn nhất trong quốc hội và đã được yêu cầu lập chính phủ. Nó đã xoay xở thành công để ráp lại vụng về một liên minh lôi cuốn sự ủng hộ của một loạt các đảng nhỏ và khu vực. Cấu trúc của liên minh linh tinh này, mà đại diện các lợi ích khác nhau, đã ngăn cản BJP khỏi theo đuổi một số mục tiêu cực đoan hơn trong chương trình nghị sự của nó kể cả việc thông qua một bộ luật dân sự đồng đều hay xây dựng một thánh đường tại Ayodhya.
Sự tồn tại của các lực lượng xã hội lớn hơn sẽ cũng hoạt động như những ràng buộc quan trọng lên việc BJP theo đuổi một số mục tiêu ý thức hệ của nó. Đặc biệt, sự huy động các thiểu số của Ấn Độ cũng như các đẳng cấp thấp hơn của nó đặt các giới hạn xã hội quan trọng lên định hướng đẳng cấp cao hơn và chống thế thục của BJP.38 Vì vậy, hình thức này của sự tranh cãi sẽ buộc các nhà lý luận của BJP phải chấp nhận các chính sách thực dụng để duy trì sự yên bình xã hội và thu được sự ủng hộ cử tri. Dù thách thức chống thế tục đối với nền dân chủ Ấn Độ không thể được gạt bỏ vẫn còn quá sớm để viết văn bia mộ của nó.*
Sumit Ganguly
—–
CHÚ THÍCH
Tác giả ghi nhận với lòng biết ơn những phê phán và gợi ý của Jyotirindra Das Gupta, Robert L. Hardgrave, Jr., Pratap Mehta, Traci Nagle, và Jack Snyder.
1. Về một thảo luận chín chắn xem Pratap Bhanu Mehta, ‘‘India’s Disordered Democracy,’’ Pacific Affairs 64:4 (Winter 1991 – 92), pp. 536 – 548.
2. Sự không đếm xỉa đến các quyền tự do dân sự và quyền con người đã đặc biệt nổi bật khi đấu tranh chống các cuộc nổi dậy ở đông bắc Ấn Độ, Punjab, và gần đây nhất ở Kashmir.
3. Những kẻ cuồng tín Hindu đã tấn công và phá hủy mosque (nhà thờ Hồi giáo) ở thị xã Ayodhya, Uttar Pradesh, vì lý do được cho là nó được xây dựng trên đống đổ nát của một đền Hindu hiến dâng cho nơi sinh của Vua Rama, một thành viên quan trọng của các vị thần Hindu. Những kẻ cuồng tín Hindu cho rằng hoàng đế Mughal là Babur đã phá hủy đền. Về một thảo luận về vấn đề này xem S. Gopal, ed., Anatomy of a Confrontation: The Ram Janmabhoomi-Babri Masjid Issue (New Delhi: Viking Penguin, 1991).
4. Về sự suy tàn của các định chế chính trị ở Ấn Độ xem Paul R. Brass, The Politics of India Since Independence (Cambridge: Cambridge University Press, 1994); về một thảo luận có sắc thái xem Jyotirindra Das Gupta, ‘‘Democratic Becoming and Combined Development,’’ trong Larry Diamond, Juan J. Linz, and Seymour Martin Lipset, eds. Democracy in Developing Countries: Asia (Boulder: Lynne Rienner, 1989)
5. Về một thảo luận về chiến lược và chiến thuật Ấn Độ trong đàn áp sự nổi dậy Kashmir xem S˘umit Ganguly, The Crisis in Kashmir: Portents of War, Hopes of Peace (Cambridge and Washington, D.C.: Cambridge University Press and the Woodrow Wilson Center Press, 1997).
6. Jagdish Bhagwati, India in Transition: Freeing the Economy (Oxford: Clarendon Press, 1993).
7. Myron Weiner and Samuel Huntington, Understanding Political Development (Boston: Little, Brown, 1987), p. 33.
8. Xem thí dụ công trình tiên phong của Eric Stokes, The English Utilitarians and India (Delhi: Oxford University Press, 1959).
9. Allen McGrath, The Destruction of Democracy in Pakistan (Karachi: Oxford University Press, 1996).
10. Barrington Moor, The Social Origins of Dictatorship and Democracy: Lord and Peasant in the Making of the Modern World (Boston: Beacon Press, 1966), p. 372.
11. Judith Brown, Modern India: The Origins of an Asian Democracy (Oxford: Oxford University Press, 1994), pp. 378 – 79.
12. Xem thí dụ Stanley Wolpert, Jinnah of Pakistan (New York: Oxford University Press, 1984).
13. Sunil Khilnani, The Idea of India (New York: Farrar, Straus and Giroux, 1997), p. 34.
14. Dankwart A. Rustow, “Transitions to Democracy: Toward a Dynamic Model,’’Comparative Politics 2:3 (April 1970), pp. 337 – 63.
15. Bipan Chandra, Mridula Mukherjee, Aditya Mukherjee, K.N. Panikkar and Sucheta Mahajan, India’s Struggle for Independence (New Delhi: Viking Penguin, 1988), pp. 266 – 69.
16. Sunil Khilnani, ‘‘India’s Democratic Career,’’ trong John Dunn, ed., Democracy: The Unfinished Journey, 508 BC to AD 1993 (Oxford: Oxford University Press, 1994), p. 193.
17. Peter Hardy, The Muslims of British India (Cambridge: Cambridge University Press, 1972).
18. Jawaharlal Nehru, The Discovery of India (New Delhi: Jawaharlal Nehru Memorial Fund, 1995), p. 62.
19. Nhiều nhân tố giải thích sự thất bại của Quốc Đại để đưa các bộ phận đáng kể của những người Muslim vào dưới sự bảo hộ của nó. Hầu hết các lãnh tụ cấp cao của Quốc Đại đã là những người theo thuyết thế tục vững vàng. Tuy vậy, trong việc nó tìm kiếm lợi thế bầu cử, trong nhiều dịp Quốc Đại đã phải về bè với các thân hào địa phương. Phẩm chất thế tục của các satrap (phó vương) này là không thỏa đáng. Vì vậy, nhiều người Muslim đã sợ sự thống trị Hindu tiếp sau sự cai trị Anh. Về điểm này xem Hardy, Muslims of British India.
20. Về nghiên cứu toàn diện nhất về các nguồn gốc và sự tiến hóa của chủ nghĩa dân tộc Hindu xem Christophe Jaffrelot, The Hindu Nationalist Movement in India (New Delhi: Viking Penguin, 1996). Xem cả Bruce Graham, Hindu Nationalism and Indian Politics (Cambridge: Cambridge University Press, 1990).
21. Claude Markovits, Indian Business and Nationalist Politics, 1931 – 1939 (Cambridge: Cambridge University Press, 1985), pp. 102 – 109.
22. Rajni Kothari, ‘‘The Congress ‘System’ in India,’’ Asian Survey 4:2 (December 1964), pp. 1161 – 73.
23. Trong giai đoạn của sự cai trị thực dân Anh đã có hai loại bang trong Đế chế Anh Ấn. Một loại đã được cai trị trực tiếp từ Whitehall (Phòng Trắng ở Delhi) và tạo thành Ấn Độ thuộc Anh. Loại thứ hai đã gồm các “tiểu vương quốc,” danh nghĩa độc lập nhưng các nhà cai trị của chúng đã thề trung thành với Hoàng gia Anh. Khi độc lập đã đến gần chính sách Anh đối với những bang độc lập danh nghĩa này giỏi nhất đã là mơ hồ. Lord Mountbatten, phó vương cuối cùng, đã ủng hộ sự hợp nhất chúng với hoặc Ấn Độ hay Pakistan dựa vào thành phần tôn giáo và vị trí địa lý của chúng. Các quan chức Anh khác, như Sir Conrad Corfield, cố vấn chính trị của Mountbatten, lại đã cổ vũ nhiều tiểu vương quốc tìm sự độc lập. Không ngạc nhiên, các nhà dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ đã kiên quyết chống lại bất cứ kế hoạch nào như vậy. Theo quan điểm của họ sự độc lập của các tiểu vương quốc sẽ chẳng khác gì là Balkan hóa Ấn Độ. Về điểm này xem công trình tuyệt vời của Ian Copland, The Princes of India in the Endgame of Empire, 1917 – 1947 (Cambridge: Cambridge University Press, 1997).
24. Về phần các khía cạnh đa dạng về các nguyên nhân của cuộc nổi dậy xem Ainslie T. Embree, ed., India in 1857: The Revolt against Foreign Rule (New Delhi: Chanakya Publications, 1987).
25. Về vai trò của khủng bố chính trị, đặc biệt ở bang Bengal, xem Bipan Chandra et al., India’s Struggle for Independence, pp. 142 – 45. Về sự biến đổi của đảng Quốc Đại trong ba thập niên đầu của thế kỷ thứ hai mươi xem Gopal Krishna, ‘‘The Development of the Indian National Congress as a Mass Organization, 1918 – 1923,’’ Journal of Asian Studies 25 (May 1966), pp. 413 – 30.
26. W. H. Morris-Jones, The Government and Politics of India (London: Eothen Press, 1987), p. 35.
27. Liên Đoàn (Muslim) ban đầu cũng chọn tảy chay Chính phủ Lâm thời. Sự từ chối của nó để tham gia chính phủ đã bắt nguồn từ sự bất mãn của nó vì không được trao số bộ ngang nhau trong Chính phủ Lâm thời. Khi nó cuối cùng đã tham gia chính phủ nó đã chứng tỏ phần lớn là lực lượng phá rối chủ định nhiều hơn đến việc làm xói mòn các sáng kiến của Quốc Đại hơn là giải quyết các nhiệm vụ vất vả về hành chính và cai quản. Đối mặt với sự không khoan nhượng lẫn nhau của Quốc Đại và Liên Đoàn người Anh chọn chuyển quyền lực cho hai thực thể tách biệt nhau, Ấn Độ và Pakistan. Về điểm này xem thảo luận trong Chandra et al., India’s Struggle for Independence, pp. 492 – 95.
28. Về điểm này xem thảo luận tuyệt vời trong Granville Austin, The Indian Constitution: The Cornerstone of a Nation (Oxford: Clarendon Press, 1966), pp. 6 –9.
29. Stephen P. Cohen, The Indian Army (Berkeley: University of California Press, 1971).
30. Sumit Ganguly, ‘‘From the Defense of the Nation to Aid to the Civil,’’ Journal of Asian and African Affairs 26:1 – 2 (1991), pp. 11 – 25.
31. Hasan Askari Rizvi, The Military and Politics in Pakistan (Lahore: Progressive Publishers, 1986). Also see Saeed Shafqat, Civil Military Relations in Pakistan: From Zulfikar Ali Bhutto to Benazir Bhutto (Boulder: Westview Press, 1997).
32. Michael Brecher, Nehru: A Political Biography (Boston: Beacon Press, 1959).
33. Tuyên bố kinh điển về mối quan hệ giữa sự huy động chính trị và sự suy tàn định chế là Samuel Hunttington, Political Orders in Changing Societies (New Haven: Yale University Press, 1968). Về nột áp dụng luận đề của Huntington vào bối cảnh Ấn Độ xem Atul Kohli, Democracy and Discontent: India’s Crisis of Governability (New York: Cambridge University Press, 1990).
34. Về một thảo luận về các lực lượng và các xu hướng này xem Francine Frankel, India’s Political Economy, 1947 – 1977: The Gradual Revolution (Princeton: Princeton University Press, 1978).
35. Marcus Franda, Radical Politics in West Bengal (Cambridge: MIT Press, 1971).
36. Về một thảo luận về các vấn đề này xem Sumit Ganguly, ‘‘Ethno-Religious Conflict in South Asia,’’ Survival 35:2 (Summer 1993), pp. 88 – 109.
37. Về sự tăng lên của sự hăng hái sắc tộc tôn giáo Hindu xem Peter Van der Veer, Religious Nationalism: Hindus and Muslims in India (New Delhi: Oxford University Press, 1996). Xem cả David Ludden, ed., Making India Hindu: Religion, Community, and the Politics of Democracy in India (Delhi: Oxford University Press, 1996).
38. Taufiq Subhan, ‘‘India’s diversity seen as checking BJP’s growth,’’ India Abroad, July 3, 1998, p. 2.
Biên tập: Lisa Anderson
Dịch: Nguyễn Quang A
Thuộc tủ sách SOS2)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Chuyển đổi sang dân chủ : Trường hợp Ấn Độ
VRNs (05.03.2015) – Hà Nội – Câu đố kéo dài của nền dân chủ Ấn Độ
Tuyệt đại đa số nhà nước ở châu Á và châu Phi mà đã nổi lên từ mảnh vụn của các đế chế thuộc địa Âu châu đã thất bại để tiến hành chuyển đổi có kết quả sang sự cai trị dân chủ. Chủ nghĩa độc đoán, dù quân sự hay dân sự, đã mau chóng thay thế nhà nước thuộc địa. Một số ít nhà nước khác nổi lên từ sự cai trị thuộc địa Anh đã tiến hành thành công một sự chuyển đổi sang dân chủ. Tuy vậy, hầu hết các nước này đã là nạn nhân của những cám dỗ độc đoán từ lúc hình thành. Kinh nghiệm dân chủ của Ấn Độ đã là độc nhất. Ngoài một giai đoạn 20 tháng giữa 1975 và 1977, khi Thủ tướng Indira Gandhi tuyên bố một “tình trạng khẩn cấp” và đã treo các quyền dân sự và các quyền tự do cá nhân, nền dân chủ ở Ấn Độ đã không chỉ sống sót, mà quả thực đã phát triển mạnh. Ngày nay, dù bất ổn về chính trị, Ấn Độ ở trong quá trình mở rộng quyền bầu cử và củng cố nền dân chủ.1
Hiến pháp Ấn Độ bảo đảm, và hành pháp và tư pháp, ở mức độ lớn, giữ gìn các quyền tự do dân sự và chính trị nhất định. (Phải thú nhận, một số trong các quyền này đã bị cắt bớt đột ngột khi nhà nước đã cảm thấy những đe dọa đáng kể đối với an ninh quốc gia.)2 Nước này cũng tổ chức các cuộc bầu cử đều đặn tại các mức địa phương, bang, và toàn quốc. Hầu hết các nhà bình luận cho rằng tuyệt đại đa số các cuộc bầu cử này là không bị ép buộc hay phi pháp. Khi các trường hợp cá biệt thuộc hai loại này được bới ra bởi một nền báo chí tự do rõ rệt, thì Ủy ban Bầu cử hủy bỏ các kết quả và yêu cầu các cuộc bầu cử mới. Các chính phủ được dân bầu, sau khi mất sự ủy nhiệm của mình, đã trao lại quyền lực một cách hòa bình cho các đối thủ thắng cử. Đáng chú ý nhất, quân đội Ấn Độ hùng mạnh vẫn phi chính trị một cách nổi bật. Nó đã bày tỏ ít hơn sự quan tâm ít ỏi đến việc cai trị đất nước.
Tất nhiên, nền dân chủ Ấn Độ có những thiếu sót của nó: sự tham nhũng chính trị tràn lan đã lây nhiễm đoàn thể chính trị. Ngày nay, một cựu thủ tướng Narasimha Rao, vẫn đứng ở chỗ bị cáo bị tố giác về một loạt các giao dịch bất hợp pháp. Laloo Prasad Yadav, một cựu thủ hiến của bang lạc hậu nhất về kinh tế của Ấn Độ, bang Bihar, bây giờ tạm được tự do sau khi bị buộc tội cướp bóc ngân khố trong một kế hoạch cỏ khô cho gia súc do nhà nước quản lý. Số đông các nhà lập pháp được bầu trong bang đông dân nhất của Ấn Độ, bang Uttar Pradesh, có lai lịch phạm tội hay có những điều tra phạm tội chưa xử chống lại họ.
Một chiều khác của chính trị Ấn Độ là nhơ nhuốc ngang thế. Từ đầu các năm 1980, nhiều chính trị gia Ấn Độ đã dựa vào condotierri (lính đánh thuê tư nhân) để thi hành trát của họ chống lại các cử tri ngoan cố hoặc để hăm dọa các đối thủ chính trị. Trong một cố gắng để lôi kéo sự chú ý đến mối quan hệ chính trị gia-tội phạm ngày càng tăng này chính phủ Rao đã ủy thác một nghiên cứu để đánh giá quy mô và tầm quan trọng của nó. Một cựu công chức có phẩm chất không thể chê trách được, N. N. Vohra, đã được giao nhiệm vụ này. Mặc dù các tạp chí và báo Ấn Độ khác nhau đã đăng các trích dẫn từ nó, Báo cáo của Ủy ban Vohra vẫn còn phải được công bố.
Một vấn đề có quan hệ liên quan đến sự mất tính liêm khiết và tính trung lập của các bộ phận đáng kể của lực lượng cảnh sát ở Ấn Độ. Vào một số dịp trong những năm gần đây, các lực lượng cảnh sát quốc gia, đặc biệt ở các bang Uttar Pradesh, Bihar, và Maharashtra, đã hoàn toàn thất bại để chặn bạo lực bè phái. Còn tồi hơn, trong tháng Mười Hai 1992, cảnh sát địa phương đã chứng tỏ là các khán giả thụ động khi một đám đông Hindu gắn với Đảng Bharatiya Janata (BJP) sô-vanh hiếu chiến đã phá hủy nhà thờ hồi giáo Babri ở Uttar Pradesh.3 Muộn hơn, khi các cuộc náo loạn tôn giáo xảy ra sau đó ở một số thành phố Ấn Độ, đặc biệt ở Bombay (Mumbai bây giờ), cảnh sát đã ngầm cộng tác với các kẻ gây rối Hindu tấn công các cộng đồng Muslim.
Tuy nhiên, những thiếu sót này chắc không làm xói mòn cơ bản đặc tính dân chủ của Ấn Độ. Chính thể Ấn Độ có đủ các cơ chế tự sửa chữa để đảm bảo tính liên tục của các chuẩn mực và thói quen dân chủ giữa hành động chính trị phi pháp và sự gây gổ. Thí dụ, nhiều định chế chính trị trần trụi trong các năm 1970 và 1980 đang lấy lại tính vững chãi của chúng. Bộ máy tư pháp ngày càng năng động của Ấn Độ đang thử phục hồi sự liêm chính và hiệu quả nào đó cho đủ loại định chế.4 Thí dụ, chủ yếu nhờ sự sẵn lòng của Tòa án Tối cao hoan nghênh sự kiện tụng công ích mà Narasimha Rao vẫn dưới sự điều tra về các cáo buộc tham nhũng. Ủy ban Bầu cử một thời ngái ngủ bây giờ đã nổi lên như một cơ quan kiểm soát hùng mạnh. Ngoài ra, từ 1992, đối mặt với sự phê phán quốc tế và trong nước đáng kể về tính thô bạo của phản ứng của nó đối với sự nổi loạn ở Kashmir, chính phủ đã lập ra Ủy ban Quyền Con người Quốc gia (NHRC).5 Thẩm phán Jaganath Mishra, một quan tòa đã về hưu của Tòa án Tối cao Ấn Độ, đã được cử làm người đứng đầu NHRC. Ban đầu hầu hết các nhà hoạt động nhân quyền đã gạt bỏ sự thành lập của nó chỉ như một cử chỉ tượng trưng được nghĩ ra để làm chệch hướng sự phê phán gay gắt hồ sơ nhân quyền của chính phủ. Thế mà, ngược với những mong đợi này, NHRC đã có được một mức độ tự trị tổ chức. Tuy vẫn thận trọng trong việc công khai quở trách chính phủ về các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, nó đã cho thấy các dấu hiệu của tính độc lập ngày càng tăng.
Đồng thời, xã hội dân sự ở Ấn Độ trở nên ngày càng mạnh hơn. Báo chí Ấn Độ, mà từ lâu đã can đảm, bây giờ đã trở thành một nguồn ghê gớm của tính giải trình chính trị. Một trạng thái quá dư thừa của các tổ chức phi chính phủ cấp cơ sở tranh cãi thường lệ với hành pháp về hàng loạt vấn đề. Cuối cùng, các lực của tự do hóa kinh tế, mà đã được tháo xích ngay sau một khủng hoảng tài khóa năm 1991, cũng đã thu hẹp phạm vi của sự hối lộ chính quyền và sự tham nhũng. Các doanh nhân không còn phải van xin và đút lót các quan chức và các bộ trưởng hoặc để vượt qua được một mê cung Byzantine của các quy định để tham gia vào các ngành mới, mở rộng công suất nhà máy, hay đặt vị trí các nhà máy mới.6
Tìm kiếm những sự Giải thích
Các nhân tố nào giải thích hình thức này của “chủ nghĩa ngoại lệ” Ấn Độ? Những câu trả lời mà các nhà khoa học xã hội khác nhau đã cung cấp giỏi nhất là không thỏa đáng, còn thường bị sai lầm. Một học giả xuất sắc về chính trị Ấn Độ, Myron Weiner, đã cho rằng nền dân chủ ở Ấn Độ “có tính giám hộ,” 7 Theo quan điểm của ông, dân chủ đã được truyền lại cho Ấn Độ như phần của di sản thuộc địa Anh. Lý lẽ này không phải là hoàn toàn không có giá trị.8 Tuy vậy, nó không cung cấp một sự giải thích thỏa đáng. Pakistan, tất nhiên, đã có được độc lập chính xác cùng thời. Thế mà sự chuyển đổi của quốc gia đó sang dân chủ vẫn là một công việc đang xúc tiến.9
Một học giả xuất sắc về xã hội học so sánh, Barrington Moore, cũng đã thử đưa ra một sự giải thích cho chuyển đổi sang dân chủ của Ấn Độ. Tuy vậy, việc đọc cẩn thận công trình của Moore tiết lộ rằng lý lẽ mà ông đưa ra là nhiều hơn về sự thất bại của Ấn Độ để hiện đại hóa hơn là một sự mô tả con đường của Ấn Độ đến dân chủ. Được gói gọn trong lý lẽ của ông là nhiều mệnh đề được làm tư liệu tốt có quan hệ với cấu trúc của phong trào dân tộc chủ nghĩa mà đã tạo thuận lợi cho chuyển đổi sang dân chủ. Thí dụ, Moore công nhận rõ ràng vai trò cốt yếu của Mohandas Gandhi trong biến đổi cấu trúc tổ chức của tổ chức dân tộc chủ nghĩa chính, Đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ (Quốc Đại). Một cách cụ thể, đóng góp của Gandhi cốt ở việc biến đổi một đảng ôn hòa điển hình nhất, được Anh hóa và của tầng lớp trung lưu lớp trên thành một tổ chức với một cơ sở chính trị quần chúng.10 Trong theo đuổi mục đích này, Gandhi đã huy động thành công những người bị tước quyền bầu cử và nghèo thông qua việc chấp nhận chiến thuật bất tuân dân sự quần chúng. Một tình tiết như vậy đã gồm cuộc Diễu hành Muối, nơi ông đã dẫn hàng ngàn người Ấn Độ nghèo và mù chữ để phá rối độc quyền làm muối của chính phủ thuộc địa Anh.
Judith M. Brown, một sử gia về Ấn Độ đương đại, cung cấp một tường thuật bao quát về nguồn gốc của nền dân chủ Ấn Độ.11 Từ chuyện kể của bà là có thể để lượm lặt các mệnh đề chung nhất định mà đóng góp cho một sự giải thích chuyển đổi sang dân chủ của Ấn Độ. Bà dẫn ba tập hợp liên quan đến nhau của các nhân tố: kinh nghiệm dài của sự làm việc dưới các cấu trúc dân chủ Anh, vai trò của Nehru trong nuôi dưỡng tranh luận bên trong đảng Quốc Đại, và những cam kết ý thức hệ của một mảng các chính trị gia Ấn Độ để tạo ra một nhà nước dân chủ. Lý lẽ của bà phần lớn là chính xác và có sức thuyết phục. Tuy vậy, bà không định rõ nhân tố nào trong các nhân tố này tỏ ra là có ý nghĩa nhất. Hơn nữa, tất cả tập quán Anh ở Ấn Độ hầu như không thể được cho là dân chủ. Thí dụ, Đại hội (Quốc Đại) đã từ chối tham gia vào cố gắng chiến tranh do sự thất bại của Anh để tham vấn ban lãnh đạo của nó trước khi đẩy Ấn Độ [vào]. Để đáp lại sự không sẵn lòng của Đại hội để ủng hộ Anh trong cuộc chiến đấu chống lại các cường quốc phe Trục các nhà chức trách thuộc địa đã tống giam nhiều người trong ban lãnh đạo Đại hội. Đồng thời, họ đã cho phép Liên đoàn Muslim, một đảng về cơ bản bè phái dưới sự giám hộ của Mohammed Ali Jinnah, hoạt động tùy ý.12
Sunil Khilnani, một nhà khoa học chính trị gốc Ấn Độ, trong một công trình gần đây về chính trị Ấn Độ sau độc lập, cung cấp một tường thuật nữa về chuyển đổi thành công của Ấn Độ sang dân chủ. Ông dứt khoát cho rằng nền dân chủ ở Ấn Độ là kết quả của chẳng phải các truyền thống Ấn Độ có gốc rễ sâu xa, cũng không của di sản của chủ nghĩa thuộc địa Anh. Thay vào đó, ông cho rằng nền dân chủ ở Ấn Độ đã nảy sinh từ các lựa chọn elite dứt khoát.13 Một mảng cốt yếu của elite dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ đã chấp nhận các chuẩn mực và các thói quen dân chủ và đã truyền các thứ này vào cơ thể của chính thể Ấn Độ. Rồi sau đó, một trong các kiến trúc sư chính của nền dân chủ Ấn Độ, Thủ tướng Nehru, hầu như kẻ cả đã dựa vào di sản của phong trào dân tộc chủ nghĩa. Phân tích của Khilnani là cơ bản đúng đắn. Tuy vậy, trong tập sách mỏng của mình ông không giải thích các cấu trúc trước độc lập, các cơ chế, và các lực lượng xã hội mà đã đưa Ấn Độ đến dân chủ trong thời đại sau độc lập.
Gốc rễ của Thói quen Dân chủ
Để giải thích thành công của sự chuyển đổi sang dân chủ của Ấn Độ từ sự cai trị tựa-độc đoán Anh cần phải xem xét cẩn thận ý thức hệ, tổ chức, và cấu trúc của phong trào dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ. Tôi sẽ test tất cả bốn mệnh đề cốt yếu của Dankwart Rustow mà đưa một nhà nước đến một chuyển đổi dân chủ: việc rèn đúc một ý thức thống nhất dân tộc, sự tồn tại của xung đột ăn sâu, sự chấp nhận có ý thức các quy tắc dân chủ, và “sự làm quen” của cử tri và ban lãnh đạo với các chuẩn mực và thói quen dân chủ.14 Tất cả bốn điều kiện này đã tồn tại ở mức độ khác nhau trong bối cảnh dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ.
Rèn sự Thống nhất Quốc gia
Các đại diện được Anh hóa của tầng lớp trung lưu trên những người đã lập ra Quốc dân Đại hội Ấn Độ năm 1885 đã không ấp ủ các quan niệm rõ rệt về chủ quyền nhân dân và quyền bầu cử dân chủ rộng rãi. Thay vào đó nó đã là một tổ chức cải lương chủ nghĩa điển hình nhất theo đuổi các mục tiêu để cải thiện. Mục tiêu chính của nó đã là thiết lập triển vọng hạn chế nào đó của sự tự quản, không thách thức tính chính đáng của sự cai trị Anh ở Ấn Độ. Quốc dân Đại hội Ấn Độ đã duy trì chương trình nghị sự cải lương chủ nghĩa của nó đến đầu các năm 1920. Trong thập niên này, dưới ảnh hưởng chính của Mohandas Gandhi, tổ chức đã trải qua một sự biến đổi căn bản. Đóng góp phi thường của Gandhi cho sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ nằm ở sự biến hóa mà ông đã gây ra trong cấu trúc, tổ chức, và đảng viên của Đại hội. Dưới sự giám hộ của ông Đại hội đã chấp nhận nguyên tắc “purna Swaraj,” hay độc lập đầy đủ.15 Quan trọng hơn, Gandhi đã dân chủ hóa thành công Đảng Quốc Đại. Thông qua sự chấp nhận của ông về các phong trào bất tuân dân sự có cơ sở quần cúng ông đã chính trị hóa những mảng lớn của nông dân và những người bị tước quyền sở hữu của Ấn Độ. Vào đầu các năm 1930 Đại hội phần lớn đã bỏ rơi định hướng tinh hoa của nó và đã bắt đầu bén rễ sâu vào đất Ấn Độ.
Gandhi đã dân chủ hóa thành công cơ quan chính của phong trào dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ. Tuy vậy, nhiệm vụ rèn ý thức quốc gia đã rơi lên vai của một trong những người thay thế thân cận nhất và có năng lực nhất của ông, Jawaharal Nehru, người mà việc đóng góp cho việc rèn một tầm nhìn về sự thống nhất quốc gia đơn giản không thể được đánh giá quá cao. Theo nhiều cách, thông qua các bài viết và bài nói phong phú của mình Nehru đã trình bày thành công một quá khứ có thể dùng được cho Ấn Độ. Sự nổi lên của Ấn Độ như một nhà nước, ông đã tranh luận, ngược với việc chép sử thuộc địa Anh, đã không là một chức năng của chủ nghĩa thực dân Anh. Thay vào đó, một thực thể văn minh đã đến trước chủ nghĩa thực dân Anh rất lâu và đã có một ý thức sâu, cơ bản về sự thống nhất. Ông đã vận dụng lý lẽ của mình với sức mạnh đáng kể để gom lại cái phải là sự tập trung lớn nhất của sự đa dạng con người bên trong một không gian địa lý cố định. Nếu đã không có thể chứng minh rằng Ấn Độ đã có sự thống nhất bên trong và cơ bản nào đó, thì chính thể Ấn Độ trước độc lập đã có thể dễ dàng chia rẽ thành các mảnh sắc tộc, tôn giáo, và ngôn ngữ. Về mặt này, Nehru và các nhà dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ khác đã đối mặt với một thách thức then chốt. Họ đã phải chống lại nhiều sự chép sử thuộc địa Anh mà đã tìm cách mô tả Ấn Độ như một thực thể bị phân mảnh điển hình nhất gồm các dân tộc nguyên thủy.16 Còn tồi tệ hơn, chính sách thực dân Anh đã phản ánh các niềm tin như vậy. Thí dụ, nhờ những sự cầu khẩn của các lãnh tụ nào đó của các cộng đồng Muslim Ấn Độ, người Anh trong một bước ban đầu đến sự cai quản dân chủ đã ban các khu bầu cử riêng cho những người Muslim và Hindu dưới sự bảo hộ của các Cải cách Minto-Morley năm 1909. Việc tạo ra các khu bầu cử này đã giúp định hình một bản sắc Muslim khu biệt, toàn quốc và đã cung cấp một cơ sở cấu trúc cho chủ nghĩa ly khai Muslim muộn hơn.17
Để chiến đấu với cách nhìn thực dân về sự không thống nhất Ấn Độ, một cách tự giác Nehru đã thử tạo ra một viễn cảnh thay thế về di sản trước thực dân của Ấn Độ mà nhấn mạnh đến sự thống nhất và sự liên tục. Để đạt mục đích này, Nehru đã viết dồi dào và có sức thuyết phục về sự thống nhất căn bản của Ấn Độ bất chấp sự tồn tại của sự đa dạng phổ biến về sắc tộc, ngôn ngữ, và khu vực. Một mẫu của output phi thường của ông sẽ là đủ:
Loại nào đó của giấc mơ về sự thống nhất đã choán tâm trí của Ấn Độ từ buổi đầu của nền ăn minh. Sự thống nhất đó đã không được hiểu như cái gì đó được áp đặt từ bên ngoài, một sự tiêu chuẩn hóa của những cái bề ngoài thậm chí những đức tin. Nó đã là cái gì đó sâu hơn và, trong vòng các con chiên, sự khoan dung rộng rãi nhất của đức tin và tập quán đã được thực hành và mọi sự đa dạng được thừa nhận và thậm chí được khuyến khích. 18
Thế nhưng Nehru đã đủ tinh khôn để nhận ra rằng việc rèn ý thức này về sự thống nhất quốc gia đã không thể được hoàn thành thông qua việc tạo ra một huyền thoại dân tộc chủ nghĩa đơn thuần Ông cũng đã chẳng thể hy vọng để hợp nhất các nhóm sắc tộc tôn giáo khác hẳn nhau thông qua sự ép buộc hay uy tín cá nhân. Ông đã nhận ra rõ rằng cách duy nhất Ấn Độ có thể được cai trị hữu hiệu đã là thông qua hình thức nào đó của một sự sắp đặt dân chủ. Chỉ chừng nào các khu vực và các nhóm khác hẳn nhau đồng ý về khung khổ chính trị chung nào đó với các quy tắc trung lập thì nhà nước mới có thể rèn một sự thống nhất quốc gia. Cơ chế mà cung cấp vũ đài này đã là nền dân chủ khai phóng, nghị viện.
Công cụ then chốt trong sự truy tìm một trật tự dân chủ ở Ấn Độ sau độc lập đã là sự phát triển của đảng Quốc Đại. Khi độc lập đến gần đảng đã xây dựng thành công một cơ sở chính trị quần chúng và đã tìm cách, dẫu không hoàn hảo đến đâu, để đại diện cho tất cả những người Ấn Độ bất kể sự liên kết tôn giáo, sự trung thành khu vực, hay cơ sở sắc tộc. Phải thú nhận, nó đã không hoàn toàn thành công trong thu hút các mảng quan trọng của thiểu số lớn nhất của Ấn Độ, những người Muslim.19 Chủ nghĩa dân tộc Muslim, dưới sự lãnh đạo của Mohammed Ali Jinnah, trong khi đã chống lại sự cai trị Anh, đã ngày càng có định hướng ly khai. Trong vài năm cuối trước sự độc lập của hai nhà nước, các triển vọng của sự hợp tác giữa Liên đoàn Muslim và Quốc Đại đã biến mất.
Cũng cần nhấn mạnh rằng một mảng của dân cư Hindu đa số, tuy đã kịch liệt phản đối sự cai trị Anh, tuy vậy đã vẫn ở ngoài ranh giới của Quốc Đại. Phần này của dân cư đã ít chú ý đến quan điểm thế tục của Quốc Đại. Thay vào đó một tầm nhìn của chủ nghĩa dân tộc Hindu sắc tộc đã cổ vũ những người Hindu sô vanh hiếu chiến, những người đã sợ sự xâm nhập của tập tục văn hóa Anh và phương Tây và đã tìm cách để thực hiện một chính thể Hindu cổ xưa (và phần nhiều tưởng tượng) mà họ cho rằng đã tồn tại một thời. Do đó, họ đã tìm nơi nương tựa trong Đảng Hindu Mahasabha.20
Bất chấp những hạn chế này, Quốc Đại đã tỏ ra khá bao hàm về sự tính toán khác, nó đã bao gồm các đảng viên thuộc những niềm tin chính trị khác nhau nhiều. Một mảng của đảng đã cam kết chắc chắn với tự do kinh doanh trong khi các mảng khác lại tự nhận lòng trung thành của họ với dạng nào đó của chủ nghĩa xã hội. Đội ngũ cao cấp của Quốc Đại cũng đã chứng tỏ các thiên hướng ý thức hệ khác nhau này. Sardar Vallabhbhai Patel, người đã trở thành Bộ trưởng Nội Vụ đầu tiên của Ấn Độ, đã thể hiện yếu tố ủng hộ kinh doanh bên trong Quốc Đại. Mặt khác, Nehru đã đại diện cho những người tán thành một biến thể của chủ nghĩa xã hội Fabian Anh.21 Sức mạnh của Quốc Đại cốt ở khả năng của nó để dung nạp các khuynh hướng ý thức hệ khác nhau rõ rệt này của các đảng viên của nó. Thực tế, đảng đã trở thành một tổ chức bảo trợ (umbrella organization).22
Nhóm duy nhất mà đã không tham gia tích cực vào phong trào dân tộc chủ nghĩa đã là những kẻ thống trị của trên 500 “tiểu vương quốc.” Trên thực tế, nhiều trong số họ đã sợ sự ra đi của Hoàng gia Anh. Tuy quỵ lụy trước Hoàng gia, các nhà cai trị này đã hưởng quyền rộng rãi trong quản lý công việc của họ. Một số trong các nhà cai trị này đã là những người nhân từ và nhìn xa trông rộng. Những người khác đã chuyên quyền, tàn ác, và đã làm ít hay chẳng làm gì để cải thiện đời sống của các thần dân của họ. Quả thực ứng xử của nhiều người đã giống chân dung Marx vẽ về các bạo quân phương Đông. Bất chấp các khuynh hướng của họ, tuy vậy, tất cả họ đã nhận ra rằng dưới sự sắp đặt chính trị mới ở New Delhi họ sẽ nhanh chóng mất quyền lực và bổng lộc của họ. Những mối lo âu của họ đã hầu như không phải không có căn cứ. Trong vòng vài năm sau độc lập chính phủ Quốc Đại mới ở New Delhi đã tước mất quyền lực của họ, đã thay đổi ranh giới của các tiểu quốc của họ, và đã hấp thu các thần dân của họ vào nhóm dân Ấn Độ lớn hơn.23
Sự Tồn tại của Xung đột Ăn sâu
Theo Rustow, điều kiện thứ hai mà đưa một chế độ đến dân chủ là sự tồn tại của xung đột ăn sâu. Trong trường hợp Ấn Độ xung đột ăn sâu đã chủ yếu là giữa các lực lượng của sự cai trị đế quốc Anh và phong trào dân tộc chủ nghĩa. Quả thực, hình thức này của xung đột ăn sâu kết đôi với ý thức hệ dung nạp của Quốc Đại đã đem lại sức mạnh đáng kể cho việc tạo ra một phong trào dân tộc chủ nghĩa dân chủ.
Thách thức đầu tiên đối với sự hiện diện nước ngoài và đặc biệt sự hiện diện Anh tại Ấn Độ đã đến trong năm 1857 trong lúc hoàng hôn của đế chế Mughal. Cuộc khởi nghĩa chống lại Công ty Đông Ấn, kẻ báo trước sự kiểm soát đế quốc Anh, đã liên kết những người Hindu và Muslim lại trong thời gian ngắn.24 Những người Anh đã xoay xở để đàn áp cuộc nổi dậy một cách nhanh chóng, dù tàn bạo. Thời khắc này, trong khi rõ ràng là một phản ứng chống lại sự xâm nhập của tập tục, tập quán, và các thói quen nước ngoài, không thể được đặc trưng một cách công bằng như sự bắt đầu của phong trào dân tộc chủ nghĩa. Tuy vậy, nó đã đánh dấu thách thức ban đầu đối với việc tiếp nhận các tập quán nước ngoài vào xã hội Ấn Độ. Một phong trào chính thức hơn nhấn mạnh các tư tưởng về chính phủ tự-quản và sự đại diện chính trị đã nổi lên gần cuối thế kỷ thứ mười chín.
Với cái giá phải trả không thể tránh được của sự quá đơn giản hóa nào đó, có thể phác họa ba pha của sự phản đối sự cai trị đế quốc Anh. Pha ban đầu đã bắt đầu vào cuối thế kỷ thứ mười chín. Trong pha này, các đòi hỏi dân tộc chủ nghĩa đã cực kỳ hạn chế về phạm vi và cơ bản là cải lương chủ nghĩa. Chúng đã không tìm cách lật đổ sự cai trị Anh mà đã tìm một mức độ hạn chế của chế độ tự quản. Pha thứ hai đã nổi lên mà trong đó bùng nổ hoạt động khủng bố cùng với các đòi hỏi cải cách hiến pháp.25 Pha này đã kéo dài từ phần đầu của thế kỷ hai mươi đến cuối các năm 1920. Pha thứ ba đã nổi lên vào cuối các năm 1920. Dưới ảnh hưởng của Mohandas Gandhi, phong trào dân tộc chủ nghĩa, bất chấp những sự khác nhau về chiến thuật và chiến lược, đã tìm kiếm không gì hơn sự độc lập hoàn toàn.
Sự Chấp nhận có Ý thức các Quy tắc Dân chủ
Dưới sự bảo hộ của đảng Quốc Đại đủ loại quan điểm và lập trường đã có thể tranh cãi với nhau. Trong quá trình, các đảng viên được hòa mình vào các chuẩn mực của tranh luận và đàm luận nghị viện. Quan trọng nhất, họ đã học tầm quan trọng của sự thỏa hiệp chính trị và việc đồn phiếu cho nhau. W. H. Morris-Jones, một nhà phân tích lâu đời về chính trị Ấn Độ đã sắc sảo cho rằng
Thành viên (Quốc dân) Đại hội đã quen khi đó để gắn bó với nhau trong một tổ chức mà nhiều lợi ích thường xuyên được nghĩ là cần nhiều sự hòa giải và sự điều chỉnh lẫn nhau. Đại hội, nói cách khác, đã quen thực hiện trong mức độ nào đó công việc của một quốc hội quốc gia nơi các quan điểm bất đồng và các sự quan tâm gặp nhau để xác định một đường lối chính sách có thể chấp nhận được nói chung.26
Nhiều trong những sự phát triển này đã xảy ra ngay sau Bộ luật Chính phủ Ấn Độ năm 1935 mà đã chuẩn bị cho sự đại diện hạn chế. Một cách cụ thể, bộ luật đã dẫn đến việc thành lập các cơ quan lập pháp tỉnh dựa trên quyền đi bầu hạn chế. Theo sau các cuộc bầu cử 1937, được tổ chức dưới các điều khoản của Bộ luật Chính phủ Ấn Độ năm 1935, (Quốc dân) Đại hội đã chuyển từ vai trò kích động của nó sang vai trò của đảng nghị viện tập trung vào sự đại diện và cai quản. Đại hội, mà đã thắng áp đảo trong các cuộc bầu cử 1937, đã cai trị cho đến sự nổ ra của Chiến tranh Thế giới Hai. Việc người Anh không tham vấn Quốc Đại trước khi đẩy Ấn Độ đến cố gắng chiến tranh đã dẫn đến sự từ chức của toàn bộ chính phủ Quốc Đại. Rồi sau đó, vào cuối Chiến tranh Thế giới Hai, và theo sau các cuộc bầu cử tháng Giêng 1946, Quốc Đại đã lên nắm quyền vào tháng Chín 1946. Sớm hơn trong năm, các nhà chức trách Anh, trong một cố gắng cuối cùng nhằm để lại một Ấn Độ thống nhất, đã đề xuất Kế hoạch Sứ mệnh Nội các. Kế hoạch này dự tính việc thành lập một hệ thống liên bang ba tầng với sự tự trị đáng kể cho các vùng khác nhau trong nước. Chỉ quốc phòng, ngoại giao, và giao thông sẽ là lĩnh vực dành cho chính phủ quốc gia ở New Delhi. Vì các lý do khác nhau, cả Quốc Đại lẫn Liên Đoàn, sau sự chấp nhận ban đầu và có điều kiện của họ, cuối cùng chọn để bác bỏ Kế hoạch Sứ mệnh Nội các.27
Một phần của Kế hoạch Sứ mệnh Nội các, tuy vậy, đã dẫn đến việc thành lập Quốc hội Lập hiến. Nhiệm vụ của Quốc hội này đã là viết một hiến pháp cho Ấn Độ sau độc lập. Liên Đoàn Muslim, đưa ra sự giải thích tồi nhất có thể về một nhận xét sơ suất của Nehru, chọn đứng ngoài quá trình dựng khung hiến pháp.28 Rồi sau đó, Nehru và Quốc Đại đã đề nghị thuyết phục Liên Đoàn gia nhập Quốc hội Lập hiến nhưng không có kết quả gì mấy. Các cố gắng cuối cùng của người Anh để rèn sự thống nhất nào đó giữa Quốc Đại và Liên Đoàn đã thất bại.
Cuối cùng, các lãnh đạo Quốc Đại đã chuyển sự chú ý của họ sang nhiệm vụ làm hiến pháp. Những người định khung chính của hiến pháp, với một ngoại lệ, đã có lai lịch hết sức danh giá. Bốn trong số họ, Maulana Abul Kalam Azad, Pandit Jawaharlal Nehru, Dr. Rajendra Prasad, và Sardar Vallabhbhai Patel, tuy đại diện các tính khí và lập trường ý thức hệ khác nhau, đã đều là các đảng viên tích cực của Quốc Đại. Một cá nhân khác, Dr. Ambedkar, một Harijan (một tiện dân), cũng đã đóng một vai trò cốt yếu trong hình thành lập trường của hiến pháp về các quyền thiểu số. Nhờ uy tín của họ mà họ đã tạo thành một văn kiện đặt ra các điều khoản của sự đàm luận dân chủ và đại diện ở Ấn Độ. Như Granville Austin, người Mỹ có thẩm quyền cao nhất về Hiến pháp Ấn Độ, đã viết:
Biết về đặc tính của hệ thống chính trị chắc như đá nguyên khối ở các nước khác, người ta đã có thể cho rằng một đảng quần chúng ở Ấn Độ sẽ là cứng nhắc và hẹp hòi trong quan điểm và rằng ban lãnh đạo hùng mạnh của nó sẽ bắt người bất đồng ý kiến im lặng và hạn chế việc hoạch định chính sách và ra quyết định vào tay của vài người được lựa chọn. Ở Ấn Độ điều ngược lại đã đúng. Đảng viên của Quốc Đại trong Quốc hội Lập hiến và bên ngoài đã giữ các quan điểm xã hội, kinh tế và chính trị trải từ phản động đến cách mạng, và họ đã không do dự để bảy tỏ chúng. Các lãnh đạo của Quốc hội, những người đã đóng cùng vai trò trong Quốc Đại và trong Chính phủ Liên bang, đã là các anh hùng dân tộc và đã có quyền lực không giới hạn; thế mà việc ra quyết định trong Quốc hội đã là dân chủ. Hiến pháp Ấn Độ bày tỏ ý chí của nhiều người hơn là nhu cầu của số ít [nhấn mạnh thêm vào].
Hiến pháp mà họ đã tạo ra và được Ấn Độ chấp nhận năm 1950 đã có một số đặc tính nổi bật mà phân biệt nó với các cấu trúc của sự cai trị thực dân Anh. Giữa các vấn đề khác, nó đã đảm bảo các quyền cơ bản nhất định, kể cả quyền đối với sở hữu tư, quyền tự do tôn gáo, hội họp, đi lại, và lập hội. Đồng thời, nó cung cấp cho các thiểu số những bảo đảm để bảo vệ ngôn ngữ, chữ viết, và văn hóa của họ. Hiến pháp cũng đã hủy bỏ đẳng cấp tiện dân; sự phân biệt đối xử trên cơ sở tôn giáo, chủng tộc, đẳng cấp, giới và nơi sinh; và đặt lao động cưỡng bức ra ngoài vòng pháp luật. Nó cũng khẳng định chủ quyền của quốc hội và ban cho Tòa án Tối cao quyền giám sát tư pháp (judicial review)*. Đến lượt, nó đã cung cấp các cơ chế khác nhau mà theo đó các công dân có thể có khả năng đề nghị Tòa án Tối cao và các tòa án thấp hơn để thực thi các quyền căn bản. Ở mức khác, nó đã tạo ra một chính thể tựa-liên bang, với các quyền đáng kể, đặc biệt các quyền có quan hệ với các vấn đề tài khóa, được trao cho chính phủ trung ương. Có lẽ có ý nghĩa nhất từ lập trường của sự tham gia dân chủ, nó đã đảm bảo quyền bầu cử phỏ quát của người lớn.
Ngoài các quyền căn bản mà nó đã long trọng nghi nhận, hiến pháp cũng đã có một lời nói đầu quan trọng, Các Nguyên tắc Chỉ dẫn của Chính sách Nhà nước. Các nguyên tắc này, mà là nonjusticiable (không bị thuộc quyền xét xử), hô hào nhà nước đảm bảo rằng các công dân của nó có phương tiện sinh kế thích hợp, rằng các nguồn lực kinh tế của đất nước được khai thác để thúc đẩy lợi ích chung, rằng sức khỏe của công nhân không bị gây nguy hiểm và rằng nhà nước sẽ làm mọi nỗ lực để cải thiện tiêu chuẩn sống của công dân.
Sự “Tập làm quen” của Lãnh đạo và toàn bộ Cử tri với các Chuẩn mực Dân chủ
Điều kiện thứ tư và cuối cùng của Rustow, “sự tập làm quen” của ban lãnh đạo và toàn bộ cử tri với các chuẩn mực và thói quen dân chủ, cũng đã đóng một vai trò then chốt trong bảo đảm sự chuyển đổi sang dân chủ của Ấn Độ. Một tình tiết cá biệt có tính biểu tượng. Trong tháng Tám 1945, khi độc lập đến gần, ban lãnh đạo Quốc Đại đã đối mặt với một thế lưỡng nan quan trọng. Các thành viên nào đó của Quân đội Anh Ấn đào ngũ sang phía Nhật đã thành lập Quân đội Quốc gia Ấn Độ (INA) dưới sự lãnh đạo của một lãnh tụ Quốc Đại bất mãn, nhà dân tộc chủ nghĩa Bengali, Subhas Chandra Bose.29 Tiếp sau thất bại của Nhật ở Đông Nam Á, các lực lượng Anh hoặc đã giết hay đã bắt giữ đa số INA trong nhà hát Miến điện.
Các nhà chức trách Anh đã quyết định rằng họ sẽ truy tố đội ngũ cấp cao đã bị bắt của INA. Quyết định của người Anh để xử những cá nhân này vì tội phản quốc đã gây ra tình cảm dân tộc chủ nghĩa đáng kể. Một số đảng viên tích cực của Quốc Đại, kể cả Ngài Tej Bahadur Sapru, Aruna Asaf Ali, và Jawaharlal Nehru, đã tập hợp lại để bảo vệ những người này. Cuối cùng, họ hoặc đã được tha bổng hay các sắc lệnh Phó vương đã treo các bản án của họ. Ý nghĩa lớn hơn của các phiên tòa INA cho tương lai của nền dân chủ Ấn Độ nằm ở nơi khác.
Trong việc bảo vệ những người này, Nehru đã ủng hộ quyền của họ để cầm vũ khí chống lại một cường quốc thực dân, áp bức. Ông đã cho rằng họ đã hành động với độ cao nhất của các động cơ. Tuy vậy, sau khi kết thúc các phiên xử và với sự bắt đầu mạnh mẽ của độc lập, ông đã dứt khoát từ chối phục hồi họ vào Quân đội Ấn Độ. Bỏ các động cơ sang một bên, Nehru cho rằng họ đã vi phạm lời thề nhậm chức và đã trở nên bị chính trị hóa. Do đó, họ đã có thể gieo sự bất hòa bên trong đội ngũ quân đội. Bằng việc từ chối phục hồi ban lãnh đạo INA vào Quân đội Ấn Độ, Nehru đã nhanh chóng thiết lập quyền uy tối cao của quyền lực dân sự đối với quân đội. Bất cứ tham vọng Bonapartist nào được nuôi dưỡng bởi các thành viên của các lực lượng vũ trang thực sự đã bị dập tắt.
Tầm quan trọng của tình tiết này cho chuyển đổi sang dân chủ của Ấn Độ không thể được phóng đại. Nehru và các đồng sự của ông đã nhận ra tầm quan trọng nổi bật của việc thiết lập quyền uy dân sự tối cao đối với quân đội trong bất kể trật tự dân chủ nào.30 Bản năng của Nehru đã tỏ ra đúng đắn một cách phi thường. Ở Pakistan hàng xóm, quyền lực dân sự ngày càng phụ thuộc vào quân đội cho việc duy trì trật tự công sau độc lập. Khi vai trò của quân đội trong xã hội được mở rộng và các định chế dân sự đã tỏ ra yếu, các lực lượng vũ trang đã lấy được quyền lực ngày càng tăng. Trong năm 1958 quân đội Pakistan đã tiến hành một cuộc đảo chính. Từ đó Pakistan đã trải qua những giai đoạn dài của sự cai trị quân sự độc đoán được ngắt quãng bởi các bước ngắn, thất thường đến dân chủ.31 Nhiều di sản dân tộc chủ nghĩa, đặc biệt các chuẩn mực thể chế và các thói quen, đã suy tàn ở Ấn Độ trong các năm 1970. Nhưng một tiêu chuẩn, sự kiểm soát dân sự vững chắc đối với quân đội, bất chấp nhiều thách thức, đã sống sót không bị tổn thương, Không giống trong phần lớn thế giới đang phát triển các lực lượng vũ trang Ấn Độ vẫn phi chính trị khác thường. Trong các năm gần đây, ngay cả một gợi ý về mở rộng vai trò của quân đội trong cai quản đã gây ra những sự quở trách gay gắt và những cảnh cáo nghiêm khắc từ bộ trưởng quốc phòng.
Trong các năm đầu của cộng hòa Ấn Độ, Nehru lại đã đóng một vai trò sống còn trong xã hội hóa các đại diện được bầu của Ấn Độ trong quốc hội để tiếp thu các chuẩn mực dân chủ. Lịch sử trước độc lập của Quốc Đại đã nhấn mạnh sự tranh luận, thảo luận, và sự thỏa hiệp. Trước lâu sự độc lập, nhờ cấu tạo xã hội và ý thức hệ đa dạng của nó, Quốc Đại đã hoạt động như một quốc hội thu nhỏ. Do đó, các chuẩn mực về cách cư xử nghị viện đã hầu như không phải lạ đối với tuyệt đại đa số các đại diện được bầu của Ấn Độ. Sự tồn tại của truyền thống này đã làm cho nhiệm vụ dễ hơn đáng kể. Tuy nhiên, Nehru đã hiếm khi bỏ lỡ cơ hội để thuyết phục, hăm dọa, và phỉnh phờ các đồng nghiệp nghị viện của ông, hành động rất giống một thầy giáo truyền đạt các bài học giáo dục công dân cho các học trò của mình.32
Cuối cùng, sự sắp đặt hiến pháp do elite Ấn Độ tạo ra đã giúp toàn bộ cử tri “tập làm quen” với các chuẩn mực và các nguyên tắc dân chủ. Hiến pháp do các thành viên Quốc hội Lập hiến soạn đã kiên quyết duy trì nguyên tắc quyền bầu cử phổ quát thành niên. Sự mở rộng quyền bầu cử ngay từ đầu đã có tác động, chí ít về mặt ý niệm, ban quyền bỏ phiếu cho tất cả cử tri thành niên của Ấn Độ. Một loạt các cuộc bầu cử ở các mức đại phương, vùng và quốc gia mà trong đó các bộ phận ngày càng tăng của cử tri đủ tư cách đã làm cho những người Ấn Độ, bất kể địa vị của họ trong đời sống, nhận ra tầm quan trọng của quyền đi bầu thành niên.
Hiểm họa và Hứa hẹn: Nền Dân chủ Ấn Độ đến gần Thời đại Hoàng kim
Nền dân chủ Ấn Độ đứng ở đâu ngày nay? Hầu như là một khẳng định tầm thường rằng các định chế chính trị của Ấn Độ đã suy tàn từ đầu các năm 1970. Một số nhà khoa học xã hội lo âu về “khủng hoảng của tính có thể cai trị được” của Ấn Độ.33 Các nguồn của sự suy tàn như vậy thường được truy nguyên đến các chính sách dân túy của Indira Gandhi. Trong những cố gắng để củng cố quyền lực cá nhân của bà, lý lẽ tiếp tục, bà đã phá vỡ một cách có hệ thống mọi định chế mà cha bà, Jawaharlal Nehru, đã nuôi dưỡng cẩn thận đến vậy. Bà đã làm xói mòn nền dân chủ nội bộ trong đảng Quốc Đại bằng việc bà không tổ chức các cuộc bầu cử trong đảng. Bà đã làm xói mòn sự độc lập tư pháp và đã chính trị hóa bộ máy quan liêu trung ương. Bà đã tranh cử cuộc bầu cử quốc gia năm 1971 với khẩu hiệu garibi hatao (nghĩa đen là, “xóa nghèo”). Thậm chí các cuộc bầu cử quốc gia dưới sự lãnh đạo của bà đã phần lớn trở thành các lễ nghi trưng cầu dân ý. Bà đã phải viện đến một loạt các khẩu hiệu và chính sách dân túy được nghĩ ra để né tránh những sự kiểm tra và kiềm chế. Trong một cử chỉ dân túy khác, bà đã quốc hữu hóa ngành ngân hàng. Thế mà một trong những sản phẩm phụ không chủ tâm của các khẩu hiệu và chính sách dân túy của bà đã là một sự tăng đột ngột trong huy động chính trị. Được nhử bởi các lời hứa để thay đổi trật tự xã hội hiện tồn, một dãy các nhóm cho đến nay bị tước quyền bỏ phiếu đã tìm cách tham gia vào đấu trường chính trị. Hơn nữa, những sự tăng lên thất thường về các mức biết đọc biết chữ, sự phơi ra với media đại chúng, và thói quen tham gia trong các hoạt động bầu cử đa dạng đã mở rộng những đòi hỏi chính trị vượt quá năng lực của các định chế chính trị của Ấn Độ.
Tuy vậy, một mình Indira Gandhi không thể bị chịu trách nhiệm vì sự sa sút của các định chế chính trị của Ấn Độ. Một mớ nhân tố cấu trúc khác cũng đã góp phần vào sự suy tàn định chế. Các nhân tố này đã bao gồm cơ sở cử tri co lại của Đảng Quốc Đại, sự tham gia đồng thời của các nhóm xã hội mới vào chính trị Ấn Độ, và sự vỡ ra từng mảnh của sở cử tri dọc theo các tuyến sắc tộc tôn giáo, khu vực, và giai cấp. Nhiều người tham gia mới vào đấu trường chính trị cũng đã làm xói mòn các chuẩn mực và thủ tục dân chủ. Một số trong các đảng này, nhất là hai đảng cộng sản, Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI) thân Soviet và Đảng Cộng sản Ấn Độ (Marxist) (CPI/M) thân Trung Quốc, đã công khai không thừa nhận các chuẩn mực nghị viện và các thủ tục nghị viện.34 Còn tồi hơn, chúng đã cổ vũ các cuộc ngừng làm việc, các cuộc đình công có tổ chức và đã chính trị hóa các lực lượng cảnh sát ở các bang mà họ cai trị. Ở bang Tây Bengal, trong đầu các năm 1970, ngoài sự nổi lên của một chính phủ Mặt trận Thống nhất do Cộng sản chi phối, một phong trào du lích Maoist mới vào nghề đã phát triển ở quận biên cương Naxalbari. Tổ chức này – Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist-Leninist, hay CPI (M-L), được biết phổ biến như Naxalites – đã nhận được sự viện trợ cả vật chất và ý thức hệ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đảng CPI (M-L), không giống hai đảng cộng sản khác, đã không hề giả vờ khinh rẻ các định chế dân chủ. 35
Các đảng chính trị khác như Jana Sangh dân tộc chủ nghĩa cực đoan, tiền bối của Đảng Bharatiya Janata (BJP) ngày nay, đã tìm cách huy động dọc theo các tuyến đẳng cấp và sắc tộc tôn giáo, đặc biệt hấp dẫn đối với các đẳng cấp Brahmin và Bania. Sự huy động như vậy đã góp phần đáng kể vào sự bất ổn chính trị và bạo lực sắc tộc tôn giáo lan rộng. Trong các năm muộn hơn, đảng BJP đã lợi dụng đáng kể những thiếu sót của việc thực hành chủ nghĩa thế thục Ấn Độ để kích động tình cảm hận thù sắc tộc tôn giáo.36 Thí dụ, trong năm 1986 Tòa án Tối cao Ấn Độ đã chọn để cấp cho một phụ nữ Muslim bản địa tiền cấp dưỡng cho vợ vi phạm luật cá nhân Muslim. Thủ tướng, Rajiv Gandhi, sợ mất các phiếu Muslim, đã chọn để lật ngược quyết định về mặt lập pháp và ban cho những người Muslim một sự sắp đặt riêng biệt. Đảng BJP ngay lập tức đã chuyển sang công kích, tấn công chính phủ Quốc Đại vì việc thực hành “chủ nghĩa thế tục giả” và “nuông chiều” các thiểu số.
Tương lai chứa đựng gì cho nền dân chủ của Ấn Độ? Hãy để những thiếu sót của nền dân chủ Ấn Độ sang một bên, có ít nghi ngờ rằng hầu hết ban lãnh đạo chính trị và toàn bộ cử tri của Ấn Độ đã trở nên “quen” với các chuẩn mực và thói quen dân chủ. Ngay từ 1977, khi Indira Gandhi chấm dứt “trạng thái khẩn cấp” và tuyên bố các cuộc bầu cử, những người nghèo và người mù chữ đã đuổi bà khỏi chức vụ. Quyết định của họ để đuổi Indira Gandhi và Quốc Đại ra đã chứng minh một cách vang dội sự hiểu của họ về sức mạnh của lá phiếu. Ngày nay, cho dù số đáng kể các chính trị gia Ấn Độ là gian manh và dễ mua chuộc, họ phải xử sự bên trong giới hạn của các chuẩn mực và quy tắc dân chủ hoặc có cơ phải chịu một số phận tương tự. Do đó, tuy những sự vi phạm và tan vỡ của các chuẩn mực và các nguyên tắc này có xảy ra, cấu trúc của một chính thể dân chủ vẫn không thể nghi ngờ được.
Tính thống nhất quốc gia của Ấn Độ thì sao? Các tường thuật báo chí về các phong trào chủ trương ly khai ở những phần khác nhau của đất nước và các truyện về bạo lực sắc tộc tôn giáo đẫm máu thường xuyên gợi ý rằng Ấn Độ sắp sụp đổ. Thế mà mọi tiên đoán bi thảm này đã đều chứng tỏ là sai. Nhà nước Ấn Độ đã cùng một lúc vượt qua nhiều khủng hoảng và đã không sụp đổ. Nó sử dụng quyền lực cưỡng bức to lớn, mà nó có thể sử dụng để tạo ra trật tự nếu không phải phép tắc. Ngoài ra, bất chấp sự tồn tại của các lực ly tâm ở các phần khác nhau của đất nước, một mức cao của sự hội nhập kinh tế và xã hội đã đạt được ở Ấn Độ. Trên hết, các cấu trúc chính trị dân chủ, dù bị tổn thương, cung cấp các lối ra quan trọng cho việc xả đủ loại mối bất bình. Do đó, những so sánh với số phận của các nhà nước đa sắc tộc khác như Liên Xô và Nam Tư trước kia, là gây ác cảm và có tính bút chiến.
Sự lạc quan này về tương lai của nền dân chủ mặc dù có ít nhất hai vấn đề mà báo trước điềm gở cho tương lai dân chủ của Ấn Độ: sự suy sụp của các định chế chính trị ở Ấn Độ và sự tăng lên của sự nóng bỏng sắc tộc tôn giáo.37 Thế mà có một số cơ chế định chế và các lực lượng xã hội bù lại mà sẽ đặt các giới hạn lên hai xu hướng phá hủy dần này.
Hiển nhiên, một số định chế chính trị ở Ấn Độ là yếu ớt. Tuy vậy, các định chế khác đã được phục hồi lại một cách thành công. Hơn nữa, như đã chỉ rõ ở trước, các định chế mới đã được tạo ra để giải quyết các nhu cầu cấp bách nổi lên. Do đó, bức tranh về sự suy tàn định chế hầu như không thể được vẽ trong các màu giống nhau, Trong các phần của Ấn Độ, đặc biệt tại phần lớn Bihar và Uttar Pradesh, nhà nước không thể thực hiện những chức năng cơ bản nhất của nó. Nó không thỏa mãn tiêu chuẩn Weberian về chiếm hữu một độc quyền về sử dụng hợp pháp bạo lực. Hoặc diễn đạt theo ngôn ngữ Marxian, nhà nước quả thực đã tiêu vong nhưng không hoàn toàn theo cách mà Marx đã định nói. Còn các phần đáng kể khác của Ấn Độ được quản lý khá tốt và cũng thịnh vượng về kinh tế. Chừng nào sự cân bằng định chế tổng thể vẫn ủng hộ một nhà nước trung lập ôn hòa khi đối lại các yếu tố và lực lượng xã hội hư hỏng, thì nền dân chủ ở Ấn Độ sẽ sống sót.
Mối đe dọa thức tỉnh lại đức tin Hindu đối với nền dân chủ Ấn Độ thì sao? Đảng BJP, mà đã làm mũi nhọn dẫn đầu phong trào này, đã trở thành một lực lượng ghê gớm trong chính trị Ấn Độ trong các năm 1980 và 1990 sau khi đã ở bên lề của chính thể trong bốn thập kỷ. Đảng BJP không nghi ngờ gì sẽ tiếp tục vẫn là một người chơi đáng kể trong chính trường Ấn Độ. Tuy vậy, mối đe dọa của nó đối với phong cảnh thế tục của Ấn Độ có thể đã được phóng đại. Ấn Độ vẫn có các lực lượng bù lại để ngăn chặn BJP khỏi việc thực hiện tuyên ngôn chống thế tục của nó. Quả thực, tiếp sau sự sụp đổ ban đầu của chính phủ liên minh Mặt trận Thống nhất trong năm 1997 đảng BJP đã đưa ra một cố gắng có phối hợp để lập một chính phủ quốc gia. Làm nó mất tinh thần, nó đã thất bại thảm hại để kết nạp bất kể đảng chính trị đáng kể nào để tham gia vào nỗ lực này. Phải thú nhận, sự không sẵn lòng của hầu hết các đảng chính trị để tham gia với BJP có thể đã không xuất phát từ các động cơ tinh khôi nhất. Rất có khả năng, các lãnh tụ của chúng đã sợ điều sỉ nhục kết thân với một đảng không được bầu với một quan điểm chống thế tục rành rành. Quan trọng hơn, một khi đang cầm quyền, và đối mặt với nhiệm vụ thực sự cai trị đất nước, ban lãnh đạo BJP đã nhanh chóng buộc phải làm dịu lập trường của nó về đủ loại vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại. Các đảng đối lập có thể thường xuyên vận dụng quả tạ sắt phá dỡ.
Với sự sụp đổ của chính phủ Mặt trận Thống nhất do Janata Dal lãnh đạo các cuộc bầu cử quốc gia mới đã xảy ra trong tháng Hai 1998. Trong các cuộc bầu cử này, BJP đã nổi lên như đảng lớn nhất trong quốc hội và đã được yêu cầu lập chính phủ. Nó đã xoay xở thành công để ráp lại vụng về một liên minh lôi cuốn sự ủng hộ của một loạt các đảng nhỏ và khu vực. Cấu trúc của liên minh linh tinh này, mà đại diện các lợi ích khác nhau, đã ngăn cản BJP khỏi theo đuổi một số mục tiêu cực đoan hơn trong chương trình nghị sự của nó kể cả việc thông qua một bộ luật dân sự đồng đều hay xây dựng một thánh đường tại Ayodhya.
Sự tồn tại của các lực lượng xã hội lớn hơn sẽ cũng hoạt động như những ràng buộc quan trọng lên việc BJP theo đuổi một số mục tiêu ý thức hệ của nó. Đặc biệt, sự huy động các thiểu số của Ấn Độ cũng như các đẳng cấp thấp hơn của nó đặt các giới hạn xã hội quan trọng lên định hướng đẳng cấp cao hơn và chống thế thục của BJP.38 Vì vậy, hình thức này của sự tranh cãi sẽ buộc các nhà lý luận của BJP phải chấp nhận các chính sách thực dụng để duy trì sự yên bình xã hội và thu được sự ủng hộ cử tri. Dù thách thức chống thế tục đối với nền dân chủ Ấn Độ không thể được gạt bỏ vẫn còn quá sớm để viết văn bia mộ của nó.*
Sumit Ganguly
—–
CHÚ THÍCH
Tác giả ghi nhận với lòng biết ơn những phê phán và gợi ý của Jyotirindra Das Gupta, Robert L. Hardgrave, Jr., Pratap Mehta, Traci Nagle, và Jack Snyder.
1. Về một thảo luận chín chắn xem Pratap Bhanu Mehta, ‘‘India’s Disordered Democracy,’’ Pacific Affairs 64:4 (Winter 1991 – 92), pp. 536 – 548.
2. Sự không đếm xỉa đến các quyền tự do dân sự và quyền con người đã đặc biệt nổi bật khi đấu tranh chống các cuộc nổi dậy ở đông bắc Ấn Độ, Punjab, và gần đây nhất ở Kashmir.
3. Những kẻ cuồng tín Hindu đã tấn công và phá hủy mosque (nhà thờ Hồi giáo) ở thị xã Ayodhya, Uttar Pradesh, vì lý do được cho là nó được xây dựng trên đống đổ nát của một đền Hindu hiến dâng cho nơi sinh của Vua Rama, một thành viên quan trọng của các vị thần Hindu. Những kẻ cuồng tín Hindu cho rằng hoàng đế Mughal là Babur đã phá hủy đền. Về một thảo luận về vấn đề này xem S. Gopal, ed., Anatomy of a Confrontation: The Ram Janmabhoomi-Babri Masjid Issue (New Delhi: Viking Penguin, 1991).
4. Về sự suy tàn của các định chế chính trị ở Ấn Độ xem Paul R. Brass, The Politics of India Since Independence (Cambridge: Cambridge University Press, 1994); về một thảo luận có sắc thái xem Jyotirindra Das Gupta, ‘‘Democratic Becoming and Combined Development,’’ trong Larry Diamond, Juan J. Linz, and Seymour Martin Lipset, eds. Democracy in Developing Countries: Asia (Boulder: Lynne Rienner, 1989)
5. Về một thảo luận về chiến lược và chiến thuật Ấn Độ trong đàn áp sự nổi dậy Kashmir xem S˘umit Ganguly, The Crisis in Kashmir: Portents of War, Hopes of Peace (Cambridge and Washington, D.C.: Cambridge University Press and the Woodrow Wilson Center Press, 1997).
6. Jagdish Bhagwati, India in Transition: Freeing the Economy (Oxford: Clarendon Press, 1993).
7. Myron Weiner and Samuel Huntington, Understanding Political Development (Boston: Little, Brown, 1987), p. 33.
8. Xem thí dụ công trình tiên phong của Eric Stokes, The English Utilitarians and India (Delhi: Oxford University Press, 1959).
9. Allen McGrath, The Destruction of Democracy in Pakistan (Karachi: Oxford University Press, 1996).
10. Barrington Moor, The Social Origins of Dictatorship and Democracy: Lord and Peasant in the Making of the Modern World (Boston: Beacon Press, 1966), p. 372.
11. Judith Brown, Modern India: The Origins of an Asian Democracy (Oxford: Oxford University Press, 1994), pp. 378 – 79.
12. Xem thí dụ Stanley Wolpert, Jinnah of Pakistan (New York: Oxford University Press, 1984).
13. Sunil Khilnani, The Idea of India (New York: Farrar, Straus and Giroux, 1997), p. 34.
14. Dankwart A. Rustow, “Transitions to Democracy: Toward a Dynamic Model,’’Comparative Politics 2:3 (April 1970), pp. 337 – 63.
15. Bipan Chandra, Mridula Mukherjee, Aditya Mukherjee, K.N. Panikkar and Sucheta Mahajan, India’s Struggle for Independence (New Delhi: Viking Penguin, 1988), pp. 266 – 69.
16. Sunil Khilnani, ‘‘India’s Democratic Career,’’ trong John Dunn, ed., Democracy: The Unfinished Journey, 508 BC to AD 1993 (Oxford: Oxford University Press, 1994), p. 193.
17. Peter Hardy, The Muslims of British India (Cambridge: Cambridge University Press, 1972).
18. Jawaharlal Nehru, The Discovery of India (New Delhi: Jawaharlal Nehru Memorial Fund, 1995), p. 62.
19. Nhiều nhân tố giải thích sự thất bại của Quốc Đại để đưa các bộ phận đáng kể của những người Muslim vào dưới sự bảo hộ của nó. Hầu hết các lãnh tụ cấp cao của Quốc Đại đã là những người theo thuyết thế tục vững vàng. Tuy vậy, trong việc nó tìm kiếm lợi thế bầu cử, trong nhiều dịp Quốc Đại đã phải về bè với các thân hào địa phương. Phẩm chất thế tục của các satrap (phó vương) này là không thỏa đáng. Vì vậy, nhiều người Muslim đã sợ sự thống trị Hindu tiếp sau sự cai trị Anh. Về điểm này xem Hardy, Muslims of British India.
20. Về nghiên cứu toàn diện nhất về các nguồn gốc và sự tiến hóa của chủ nghĩa dân tộc Hindu xem Christophe Jaffrelot, The Hindu Nationalist Movement in India (New Delhi: Viking Penguin, 1996). Xem cả Bruce Graham, Hindu Nationalism and Indian Politics (Cambridge: Cambridge University Press, 1990).
21. Claude Markovits, Indian Business and Nationalist Politics, 1931 – 1939 (Cambridge: Cambridge University Press, 1985), pp. 102 – 109.
22. Rajni Kothari, ‘‘The Congress ‘System’ in India,’’ Asian Survey 4:2 (December 1964), pp. 1161 – 73.
23. Trong giai đoạn của sự cai trị thực dân Anh đã có hai loại bang trong Đế chế Anh Ấn. Một loại đã được cai trị trực tiếp từ Whitehall (Phòng Trắng ở Delhi) và tạo thành Ấn Độ thuộc Anh. Loại thứ hai đã gồm các “tiểu vương quốc,” danh nghĩa độc lập nhưng các nhà cai trị của chúng đã thề trung thành với Hoàng gia Anh. Khi độc lập đã đến gần chính sách Anh đối với những bang độc lập danh nghĩa này giỏi nhất đã là mơ hồ. Lord Mountbatten, phó vương cuối cùng, đã ủng hộ sự hợp nhất chúng với hoặc Ấn Độ hay Pakistan dựa vào thành phần tôn giáo và vị trí địa lý của chúng. Các quan chức Anh khác, như Sir Conrad Corfield, cố vấn chính trị của Mountbatten, lại đã cổ vũ nhiều tiểu vương quốc tìm sự độc lập. Không ngạc nhiên, các nhà dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ đã kiên quyết chống lại bất cứ kế hoạch nào như vậy. Theo quan điểm của họ sự độc lập của các tiểu vương quốc sẽ chẳng khác gì là Balkan hóa Ấn Độ. Về điểm này xem công trình tuyệt vời của Ian Copland, The Princes of India in the Endgame of Empire, 1917 – 1947 (Cambridge: Cambridge University Press, 1997).
24. Về phần các khía cạnh đa dạng về các nguyên nhân của cuộc nổi dậy xem Ainslie T. Embree, ed., India in 1857: The Revolt against Foreign Rule (New Delhi: Chanakya Publications, 1987).
25. Về vai trò của khủng bố chính trị, đặc biệt ở bang Bengal, xem Bipan Chandra et al., India’s Struggle for Independence, pp. 142 – 45. Về sự biến đổi của đảng Quốc Đại trong ba thập niên đầu của thế kỷ thứ hai mươi xem Gopal Krishna, ‘‘The Development of the Indian National Congress as a Mass Organization, 1918 – 1923,’’ Journal of Asian Studies 25 (May 1966), pp. 413 – 30.
26. W. H. Morris-Jones, The Government and Politics of India (London: Eothen Press, 1987), p. 35.
27. Liên Đoàn (Muslim) ban đầu cũng chọn tảy chay Chính phủ Lâm thời. Sự từ chối của nó để tham gia chính phủ đã bắt nguồn từ sự bất mãn của nó vì không được trao số bộ ngang nhau trong Chính phủ Lâm thời. Khi nó cuối cùng đã tham gia chính phủ nó đã chứng tỏ phần lớn là lực lượng phá rối chủ định nhiều hơn đến việc làm xói mòn các sáng kiến của Quốc Đại hơn là giải quyết các nhiệm vụ vất vả về hành chính và cai quản. Đối mặt với sự không khoan nhượng lẫn nhau của Quốc Đại và Liên Đoàn người Anh chọn chuyển quyền lực cho hai thực thể tách biệt nhau, Ấn Độ và Pakistan. Về điểm này xem thảo luận trong Chandra et al., India’s Struggle for Independence, pp. 492 – 95.
28. Về điểm này xem thảo luận tuyệt vời trong Granville Austin, The Indian Constitution: The Cornerstone of a Nation (Oxford: Clarendon Press, 1966), pp. 6 –9.
29. Stephen P. Cohen, The Indian Army (Berkeley: University of California Press, 1971).
30. Sumit Ganguly, ‘‘From the Defense of the Nation to Aid to the Civil,’’ Journal of Asian and African Affairs 26:1 – 2 (1991), pp. 11 – 25.
31. Hasan Askari Rizvi, The Military and Politics in Pakistan (Lahore: Progressive Publishers, 1986). Also see Saeed Shafqat, Civil Military Relations in Pakistan: From Zulfikar Ali Bhutto to Benazir Bhutto (Boulder: Westview Press, 1997).
32. Michael Brecher, Nehru: A Political Biography (Boston: Beacon Press, 1959).
33. Tuyên bố kinh điển về mối quan hệ giữa sự huy động chính trị và sự suy tàn định chế là Samuel Hunttington, Political Orders in Changing Societies (New Haven: Yale University Press, 1968). Về nột áp dụng luận đề của Huntington vào bối cảnh Ấn Độ xem Atul Kohli, Democracy and Discontent: India’s Crisis of Governability (New York: Cambridge University Press, 1990).
34. Về một thảo luận về các lực lượng và các xu hướng này xem Francine Frankel, India’s Political Economy, 1947 – 1977: The Gradual Revolution (Princeton: Princeton University Press, 1978).
35. Marcus Franda, Radical Politics in West Bengal (Cambridge: MIT Press, 1971).
36. Về một thảo luận về các vấn đề này xem Sumit Ganguly, ‘‘Ethno-Religious Conflict in South Asia,’’ Survival 35:2 (Summer 1993), pp. 88 – 109.
37. Về sự tăng lên của sự hăng hái sắc tộc tôn giáo Hindu xem Peter Van der Veer, Religious Nationalism: Hindus and Muslims in India (New Delhi: Oxford University Press, 1996). Xem cả David Ludden, ed., Making India Hindu: Religion, Community, and the Politics of Democracy in India (Delhi: Oxford University Press, 1996).
38. Taufiq Subhan, ‘‘India’s diversity seen as checking BJP’s growth,’’ India Abroad, July 3, 1998, p. 2.
Biên tập: Lisa Anderson
Dịch: Nguyễn Quang A
Thuộc tủ sách SOS2)