Tham Khảo

Chuyện gì đang xẩy ra?- Lữ Giang

Bản tin của hãng thông tấn Reuters đánh đi từ Manila ngày 22.1.2013 cho biết “Philippines yêu cầu một toà án quốc tế (an international tribunal) can thiệp vào cuộc tranh chấp từ lâu đời với Trung Quốc

Bản tin của hãng thông tấn Reuters đánh đi từ Manila ngày 22.1.2013 cho biết “Philippines yêu cầu một toà án quốc tế (an international tribunal) can thiệp vào cuộc tranh chấp từ lâu đời với Trung Quốc về khu vực Biển Nam Trung Quốc và nói rằng những đòi hỏi của Bắc Kinh là không có căn cứ (invalid).” Nếu chỉ đọc những bản tin này, rất khó biết chắc được chuyện gì đang xẩy ra. Phải vào website của Bộ Ngoại Giao Philippines mới biết chính xác được. Điều đáng ngạc nhiên là các chuyên gia ở trong nước lần này đã phản ứng nhanh và chính xác hơn các cơ quan thông tin Việt ngữ ở hải ngoại.

 

ĐƯA RA TOÀN ÁN QUỐC TẾ?
Sau khi xem các tài liệu của Bộ Ngoại Giao Philippines công bố, chúng ta thấy quốc gia này không đưa Trung Quốc ra toà án quốc tế như các bản tin đã loan. Tuyên bố ngày 22.1.2013 của Bộ Ngoại Giao Phi nói rất rõ:
“Chiều nay, Philippines đã thực hiện các bước đưa Trung Quốc ra trước một Tòa Án Trọng Tài theo quy định tại Điều 287 và Phụ lục VII của Công Ước LHQ về Luật Biển (Công Ước) năm 1982 để đạt được một giải pháp hòa bình và lâu bền cho tranh chấp Biển Tây Philippine.
Ở đoạn sau, chúng ta sẽ thấy toà án trọng tài hoàn toàn khác với tòa án quốc tế.
Vì phải đối phó thường trực với Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, Hà Nội đã cho thành lập một đội ngũ chuyên viên về quốc tế công pháp được đào tạo ở Mỹ, Pháp cũng như trong nước, nên họ đã nắm bắt những vấn đề xẩy ra về Biển Đông rất nhanh. Hôm 1.2.2013, các chuyên gia của Hà Nội đã cho công bố những bài phân tích về thủ tục tố tụng mà Phi đã lựa chọn, những triển vọng sẽ đạt tới, sự khác biệt giữa trường hợp của Philippines và Việt Nam, v.v.
Người Việt hải ngoại cũng có nhiều chuyên gia rất giỏi về quốc tế công pháp và luật biển, họ đang là giáo sư về quốc tế công pháp trong các đại học hay chuyên gia của các tổ chức về luật biển, nhưng một số người đã nói với chúng tôi rằng giữa sự “xác tín” của người Việt chống cộng về chủ quyền ở Biển Đông và các quy định của luật pháp quốc tế có nhiều điểm rất khác biệt, nếu viết đúng theo luật quốc tế có thể bị chụp ngay cái mũ tay sản cộng sản hay tay sai Trung Quốc, nên tốt hơn cả là “đừng dây với hủi”.
Tuy nhiên, có rất nhiều người Việt chống cộng đang đòi đưa Trung Quốc ra toà án quốc tế, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long ở đại học Maine, Hoa Kỳ, chúng ta cũng phải tìm hiểu xem Phi đang làm gì và Việt Nam có thể đi theo con đường của Phi không?
SỰ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT BIỂN LHQ
Trước khi trình bày các thủ tục tố tụng mà chính phủ Phi đang tiến hành, chúng tôi xin nói qua các quy định về giải quyết các tranh chấp trong Công Ước LHQ về Luật Biển 1982. Đây là những quy định khá phức tạp, chúng tôi chỉ trình bày những khái niệm căn bản.
Vấn đề giải quyết các tranh chấp liên hệ đến Luật Biển được quy định ở Phần XV, Mục V, từ điều 279 đến 299 của Công Ước.
Từ điều 279 đến 285 quy định các nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình. Khi nào các phương thức này đã được tận dụng mà không giải quyết được, vấn đề mới được đưa ra trước các cơ quan tài phán.
Các thủ tục tranh tụng trước các cơ quan tài phán được quy định từ điều 286 đến 299.
Theo điều 287, khoản 1, của Công Ước, một quốc gia hội viên có quyền tự do lựa chọn một hay nhiều phương thức (means) sau đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công Ước:
1.- Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea) được thành lập theo Phụ lục VII đính theo Công Ước;
2.- Toà Án Quốc Tế (International Court of Justice);
3.- Một tòa trọng tài (an arbitral tribunal) được thành lập theo Phụ lục VII đính theo Công Ước.
4.- Một tòa trọng tài đặc biệt (a special arbitral tribunal) được thành lập theo Phụ lục VIII đính theo Công Ước để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được qui định rõ trong đó.
CON DƯỜNG PHI LỰA CHỌN
Như đã nói trên, Luật Biển đòi hỏi trước khi đưa một vụ tranh chấp ra trước các cơ quan tài phán, cần phải dùng các phương thức hòa bình để giải quyết. Chỉ khi nào không còn có thể giải quyết bằng phương thức hoà bình mới có thể dùng các phương thức tố tụng.
1.- Cơ quan tài phán được lựa chọn
Trong tuyên bố hôm 22.1.2013, Ngoại trưởng Albert del Rosario xác định:. “Philippines đã sử dụng gần như cạn kiệt mọi con đường chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp biển đảo với Trung Quốc”, do đó nước ông phải đưa nội vụ ra trước một tòa án trọng tài LHQ. Ông nói: “Chúng tôi hy vọng các thủ tục tố tụng về trọng tài (arbitral proceedings) này sẽ đem lại cho cuộc tranh chấp một giải pháp lâu dài.”
Trước cũng như sau khi Luật Biển 1982 có hiệu lực, nhiều quốc gia đã đưa các vụ tranh chấp về chủ quyền theo Luật Biển ra trước Toà Án Quốc Tế ở  The Hague, như vụ kiện giữa Pháp và Anh về hai quần đảo Minquiers và Ecrehous chẳng hạn, tại sao Phi không kiện trước toà này mà đưa nội vụ ra trước một toà trọng tài?
Tại vì thủ tục đưa ra trước tòa án quốc tế khá phức tạp. Ví dụ muốn được Tòa Án Quốc Tế tại The Hague xét xử, các bên tranh tụng phải cam kết sẽ thi hành phán quyết của tòa. Vậy nếu Trung Quốc không cam kết, tòa sẽ không xét xử. Vì thế Phi đã chọn tòa án trọng tài.
Về toà án trọng tài, nhiều quốc gia đã đưa các vụ tranh chấp về về Luật Biển ra trước Toà Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration) tại The Hague ở Hoà Lan.
Chúng tôi đã sưu tập được 13 phán quyết của tòa này liên quan đến Luật Biển. Đây là những án lệ quan trọng cần được tham khảo trước khi khởi động một vụ tranh tụng về luật biển.
2.- Phi xin phân xử về chuyện gì?
Bộ Ngoại Giao Phi cho rằng vùng biển nằm trong đường 9-đoạn mà Trung Quốc tuyên bố là vùng biển của Trung Quốc, trong thực tế bao gồm toàn bộ Biển Tây Philippines. Vì thế để bảo vệ lãnh thổ quốc gia của Philippines và lĩnh vực hàng hải, Philippines yêu cầu tòa trọng tài:
- Tuyên bố rằng các quyền của Trung Quốc liên quan đến khu vực hàng hải ở biển Nam Trung Quốc, cũng giống như các quyền của Philippines, là những gì được thiết lập bởi Công Ước LHQ về Luật Biển, và bao gồm các quyền của mình về Lãnh Hải và Vùng Tiếp Giáp theo Phần II của Công Ước LHQ về Luật Biển, về một Vùng Đặc Quyền Kinh Tế theo Phần V, và một thềm lục địa theo Phần VI;
- Tuyên bố rằng các yêu sách của Trung Quốc về hàng hải ở Biển Nam Trung Quốc dựa trên cái gọi là đường chín đoạn là trái với Công Ước LHQ về Luật Biển và không căn cứ;
- Yêu cầu Trung Quốc đưa ra luật pháp quốc nội của mình phù hợp với các nghĩa vụ của mình theo Công Ước LHQ về Luật Biển, và
- Yêu cầu Trung Quốc từ bỏ các hoạt động vi phạm các quyền của Philippines trong lĩnh vực hàng hải tại Biển Tây Philippines.
Tòa cũng sẽ xác định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và chủ quyền về một số cấu trúc địa chất trên Biển Đông vốn là những đảo đá hay bãi cạn lúc chìm lúc nổi… mà Trung Quốc đã chiếm đóng, v.v.
SẼ THẮNG HAY THUA?
Điều cần lưu ý là yêu sách chính trị và luật pháp quốc tế có khi không gióng nhau. Người Việt có thể đứng ở quãng trường Ba Đình hay khu phố Bolsa để hô lớn “Nam Quan của ta”, “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”…, nhưng căn cứ vào luật pháp quốc tế, tòa án trọng tài hay tòa án quốc tế có khi đưa ra các phán quyết không phù hợi với các yêu sách này. Khi được hỏi triển vọng của vụ tranh tụng sẽ như thế nào, Bộ Ngoại Giao Phi nói:
“Chúng tôi tin rằng chúng tôi có một vụ tranh tụng rất tốt theo quy định của pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, trong bất kỳ tố quyền pháp lý nào, có nhiều yếu tố khác nhau để xem xét. Điều quan trọng hơn là chúng ta có thể đưa ra vụ tranh tụng của chúng tôi chống lại Trung Quốc và bảo vệ những lợi ích quốc gia và lĩnh vực hàng hải của chúng tôi trước một tòa án quốc tế độc lập. Chúng tôi hy vọng luật pháp quốc tế là rất bình đẳng.”
NHỮNG KHÓ KHĂN TRƯỚC MẮT
Các vụ kiện Trung Quốc ra trước tòa án trọng tài hay tòa án quốc tế sẽ gặp nhiều khó khăn hơn một số người đã tưởng. Ở đây chúng tôi chỉ nêu lên một vài thí dụ cụ thể.
1.- Khó khăn về các bảo lưu của Trung Quốc
Điều quan trọng trước tiên cần phải lưu ý khi tranh tụng với một quốc gia về Luật Biển là những dự phòng hay bảo lưu (reserves) của quốc gia đó khi tham gia vào Công Ước LHQ. Khảo sát tập san số 62 năm 2006 của LHQ, chúng ta thấy Trung Quốc có đưa ra một lời tuyên bố ngày 25.8.2006 dựa theo điều 298 của Công Ước như sau:
"Trung Quốc không chấp nhận bất cứ thủ tục nào quy định ở Mục 2, Phần XV của Công ước liên quan đến tất cả các loại tranh chấp được quy chiếu vào khoản 1 (a) (b) (c), điều 298 của Công ước"
Khoản 1 (a) (b) (c), điều 298 của Công Ước cho phép các quốc gia không áp dụng thủ tục bắt buộc nói trên vào (1) các tranh chấp về việc giải thích hay áp dụng các Điều 15, 74 và 83 của Công Ước liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển hoặc tranh chấp liên quan đến vịnh lịch sử hay danh nghĩa lịch sử, (2) các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự hay (3) các tranh chấp liên quan đến việc nghiên cứu khoa học biển và đánh bắt hải sản, v.v.
2.- Vấn đề “vùng biền lịch sử”
Khi đưa ra đường lưỡi bò, Trung Quốc nói rằng vùng biển nằm trong đường lưỡi bò là “vùng biển lịch sử” (historic water) của Trung Quốc. Chúng tôi đã có dịp trình bày về “vùng biển lịch sử” và dựa trên nhiều yếu tố để kết luận rằng “vùng biển lịch sử” không được Công Ước 1982 công nhận. Nhưng Trung Quốc đã đưa ra dự phòng hay bảo lưu (reserves) nói trên, tuyên bố họ không công nhận việc đưa ra trước các cơ quan tài phán những tranh chấp liên quan đến vịnh lịch sử hay danh nghĩa lịch sử.
3.- Trung Quốc không tham gia tranh tụng
Để trả lời thông báo đơn kiện của Philippines, ngày 23.1.2013 phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng quan điểm từ lâu của Trung Quốc là vấn đề chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo san hô ở Biển Nam Trung Quốc là không thể tranh cãi được và những tranh chấp phải được giải quyết song phương. Nói cách khác Trung Quốc đã từ chối tham gia tranh tụng, mặc dầu chưa đưa ra các luận cứ đề phản bác thẩm quyền của toà án trọng tài.
Công Ước dự liệu trong trường hợp này tòa có thể xử khuyết tịch. Vì thế, Bộ Ngoại Giao Phi nói rằng Phi vẫn theo đuổi vụ tranh tụng như Công Ước đã quy định. Nhưng vấn đề thi hành bản án sẽ rất khó khăn, vì Trung Quốc là một nước lớn.
Không thể đưa Trung Quốc ra trước Hội Đồng Bảo An LHQ, vì nơi đây Trung Quốc có quyền phủ quyết. Chỉ có thể đưa Trung Quốc ra trước Đại Hội Đồng LHQ. Nhưng nghị quyết của Đại Hội Đồng chỉ có giá trị như một lời khuyến cáo.
VỤ ÁN SẼ KÉO DÀI NHIỀU NĂM
Tiến trình của vụ án sẽ kéo dài nhiều năm. Một ví dụ cụ thể là vụ án Guyana chống Suriname. Guyana và Suriname là hai quốc gia nhỏ ở Nam Mỹ nằm sát nhau đều quay ra hướng Đại Tây Dương. Hai bên tranh chấp nhau liên tục về đường ranh giới trên biển giữa hai nước. Ngày 2.6.2000, nước Suriname đã cho tàu hải giám có trang bị vũ khí bắt buộc hãng khai thác dầu CGX của Canada phải ra khỏi vùng mà Suriname cho là thuộc chủ quyền của nước này
Ngày 24.2.2004 Guyana tống đạt thông báo đưa Sumarine ra tòa án trọng tài thành lập theo Công Ước LHQ về Luật Biển xin xác định ranh giới vùng biển giữa hai nước. Tuy đây là một vụ án khá đơn giản, nhưng cuộc tranh luận giữa hai bên rất gay cấn và kéo dài. Ngày 17.9.2007 Toà Án Trọng Tài Thường Trực ở The Hague mới ra phán quyết có kèm theo bản đồ ấn định rõ ranh giới biển giữa hai nước với kết quả là Guyana thắng.
Vụ án giữa Phi và Trung Quốc phức tạp hơn nhiều, nên các chuyên gia tin rằng cuộc tranh luận nếu xẩy ra, nó sẽ kéo dài ít nhất là 5 năm.
VIỆT NAM SẼ LÀM GÌ?
Vì những vấn đề đang tranh chấp giữ Trung Quốc và Phi cũng là những vấn đề đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, nên Việt Nam có thể tham gia tranh tụng. Nhưng Việt Nam cần phải tính toán kỹ, vì sự tham gia của Việt Nam có thể làm cho vụ án thêm phức tạp. Tốt hơn cả là để cho toà trọng tài ra phán quyết về gía trị pháp lý và lịch sử của đường lưỡi bò 9 đoạn mà Trung Quốc đã vẽ ra, Việt Nam sẽ căn cứ vào đó quyết định đường hướng tranh tụng của mình. Như vậy phần thắng sẽ nhiều hơn
Ngày 7.2.2013

Lữ Giang

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyện gì đang xẩy ra?- Lữ Giang

Bản tin của hãng thông tấn Reuters đánh đi từ Manila ngày 22.1.2013 cho biết “Philippines yêu cầu một toà án quốc tế (an international tribunal) can thiệp vào cuộc tranh chấp từ lâu đời với Trung Quốc

Bản tin của hãng thông tấn Reuters đánh đi từ Manila ngày 22.1.2013 cho biết “Philippines yêu cầu một toà án quốc tế (an international tribunal) can thiệp vào cuộc tranh chấp từ lâu đời với Trung Quốc về khu vực Biển Nam Trung Quốc và nói rằng những đòi hỏi của Bắc Kinh là không có căn cứ (invalid).” Nếu chỉ đọc những bản tin này, rất khó biết chắc được chuyện gì đang xẩy ra. Phải vào website của Bộ Ngoại Giao Philippines mới biết chính xác được. Điều đáng ngạc nhiên là các chuyên gia ở trong nước lần này đã phản ứng nhanh và chính xác hơn các cơ quan thông tin Việt ngữ ở hải ngoại.

 

ĐƯA RA TOÀN ÁN QUỐC TẾ?
Sau khi xem các tài liệu của Bộ Ngoại Giao Philippines công bố, chúng ta thấy quốc gia này không đưa Trung Quốc ra toà án quốc tế như các bản tin đã loan. Tuyên bố ngày 22.1.2013 của Bộ Ngoại Giao Phi nói rất rõ:
“Chiều nay, Philippines đã thực hiện các bước đưa Trung Quốc ra trước một Tòa Án Trọng Tài theo quy định tại Điều 287 và Phụ lục VII của Công Ước LHQ về Luật Biển (Công Ước) năm 1982 để đạt được một giải pháp hòa bình và lâu bền cho tranh chấp Biển Tây Philippine.
Ở đoạn sau, chúng ta sẽ thấy toà án trọng tài hoàn toàn khác với tòa án quốc tế.
Vì phải đối phó thường trực với Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, Hà Nội đã cho thành lập một đội ngũ chuyên viên về quốc tế công pháp được đào tạo ở Mỹ, Pháp cũng như trong nước, nên họ đã nắm bắt những vấn đề xẩy ra về Biển Đông rất nhanh. Hôm 1.2.2013, các chuyên gia của Hà Nội đã cho công bố những bài phân tích về thủ tục tố tụng mà Phi đã lựa chọn, những triển vọng sẽ đạt tới, sự khác biệt giữa trường hợp của Philippines và Việt Nam, v.v.
Người Việt hải ngoại cũng có nhiều chuyên gia rất giỏi về quốc tế công pháp và luật biển, họ đang là giáo sư về quốc tế công pháp trong các đại học hay chuyên gia của các tổ chức về luật biển, nhưng một số người đã nói với chúng tôi rằng giữa sự “xác tín” của người Việt chống cộng về chủ quyền ở Biển Đông và các quy định của luật pháp quốc tế có nhiều điểm rất khác biệt, nếu viết đúng theo luật quốc tế có thể bị chụp ngay cái mũ tay sản cộng sản hay tay sai Trung Quốc, nên tốt hơn cả là “đừng dây với hủi”.
Tuy nhiên, có rất nhiều người Việt chống cộng đang đòi đưa Trung Quốc ra toà án quốc tế, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long ở đại học Maine, Hoa Kỳ, chúng ta cũng phải tìm hiểu xem Phi đang làm gì và Việt Nam có thể đi theo con đường của Phi không?
SỰ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT BIỂN LHQ
Trước khi trình bày các thủ tục tố tụng mà chính phủ Phi đang tiến hành, chúng tôi xin nói qua các quy định về giải quyết các tranh chấp trong Công Ước LHQ về Luật Biển 1982. Đây là những quy định khá phức tạp, chúng tôi chỉ trình bày những khái niệm căn bản.
Vấn đề giải quyết các tranh chấp liên hệ đến Luật Biển được quy định ở Phần XV, Mục V, từ điều 279 đến 299 của Công Ước.
Từ điều 279 đến 285 quy định các nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình. Khi nào các phương thức này đã được tận dụng mà không giải quyết được, vấn đề mới được đưa ra trước các cơ quan tài phán.
Các thủ tục tranh tụng trước các cơ quan tài phán được quy định từ điều 286 đến 299.
Theo điều 287, khoản 1, của Công Ước, một quốc gia hội viên có quyền tự do lựa chọn một hay nhiều phương thức (means) sau đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công Ước:
1.- Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea) được thành lập theo Phụ lục VII đính theo Công Ước;
2.- Toà Án Quốc Tế (International Court of Justice);
3.- Một tòa trọng tài (an arbitral tribunal) được thành lập theo Phụ lục VII đính theo Công Ước.
4.- Một tòa trọng tài đặc biệt (a special arbitral tribunal) được thành lập theo Phụ lục VIII đính theo Công Ước để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được qui định rõ trong đó.
CON DƯỜNG PHI LỰA CHỌN
Như đã nói trên, Luật Biển đòi hỏi trước khi đưa một vụ tranh chấp ra trước các cơ quan tài phán, cần phải dùng các phương thức hòa bình để giải quyết. Chỉ khi nào không còn có thể giải quyết bằng phương thức hoà bình mới có thể dùng các phương thức tố tụng.
1.- Cơ quan tài phán được lựa chọn
Trong tuyên bố hôm 22.1.2013, Ngoại trưởng Albert del Rosario xác định:. “Philippines đã sử dụng gần như cạn kiệt mọi con đường chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp biển đảo với Trung Quốc”, do đó nước ông phải đưa nội vụ ra trước một tòa án trọng tài LHQ. Ông nói: “Chúng tôi hy vọng các thủ tục tố tụng về trọng tài (arbitral proceedings) này sẽ đem lại cho cuộc tranh chấp một giải pháp lâu dài.”
Trước cũng như sau khi Luật Biển 1982 có hiệu lực, nhiều quốc gia đã đưa các vụ tranh chấp về chủ quyền theo Luật Biển ra trước Toà Án Quốc Tế ở  The Hague, như vụ kiện giữa Pháp và Anh về hai quần đảo Minquiers và Ecrehous chẳng hạn, tại sao Phi không kiện trước toà này mà đưa nội vụ ra trước một toà trọng tài?
Tại vì thủ tục đưa ra trước tòa án quốc tế khá phức tạp. Ví dụ muốn được Tòa Án Quốc Tế tại The Hague xét xử, các bên tranh tụng phải cam kết sẽ thi hành phán quyết của tòa. Vậy nếu Trung Quốc không cam kết, tòa sẽ không xét xử. Vì thế Phi đã chọn tòa án trọng tài.
Về toà án trọng tài, nhiều quốc gia đã đưa các vụ tranh chấp về về Luật Biển ra trước Toà Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration) tại The Hague ở Hoà Lan.
Chúng tôi đã sưu tập được 13 phán quyết của tòa này liên quan đến Luật Biển. Đây là những án lệ quan trọng cần được tham khảo trước khi khởi động một vụ tranh tụng về luật biển.
2.- Phi xin phân xử về chuyện gì?
Bộ Ngoại Giao Phi cho rằng vùng biển nằm trong đường 9-đoạn mà Trung Quốc tuyên bố là vùng biển của Trung Quốc, trong thực tế bao gồm toàn bộ Biển Tây Philippines. Vì thế để bảo vệ lãnh thổ quốc gia của Philippines và lĩnh vực hàng hải, Philippines yêu cầu tòa trọng tài:
- Tuyên bố rằng các quyền của Trung Quốc liên quan đến khu vực hàng hải ở biển Nam Trung Quốc, cũng giống như các quyền của Philippines, là những gì được thiết lập bởi Công Ước LHQ về Luật Biển, và bao gồm các quyền của mình về Lãnh Hải và Vùng Tiếp Giáp theo Phần II của Công Ước LHQ về Luật Biển, về một Vùng Đặc Quyền Kinh Tế theo Phần V, và một thềm lục địa theo Phần VI;
- Tuyên bố rằng các yêu sách của Trung Quốc về hàng hải ở Biển Nam Trung Quốc dựa trên cái gọi là đường chín đoạn là trái với Công Ước LHQ về Luật Biển và không căn cứ;
- Yêu cầu Trung Quốc đưa ra luật pháp quốc nội của mình phù hợp với các nghĩa vụ của mình theo Công Ước LHQ về Luật Biển, và
- Yêu cầu Trung Quốc từ bỏ các hoạt động vi phạm các quyền của Philippines trong lĩnh vực hàng hải tại Biển Tây Philippines.
Tòa cũng sẽ xác định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và chủ quyền về một số cấu trúc địa chất trên Biển Đông vốn là những đảo đá hay bãi cạn lúc chìm lúc nổi… mà Trung Quốc đã chiếm đóng, v.v.
SẼ THẮNG HAY THUA?
Điều cần lưu ý là yêu sách chính trị và luật pháp quốc tế có khi không gióng nhau. Người Việt có thể đứng ở quãng trường Ba Đình hay khu phố Bolsa để hô lớn “Nam Quan của ta”, “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”…, nhưng căn cứ vào luật pháp quốc tế, tòa án trọng tài hay tòa án quốc tế có khi đưa ra các phán quyết không phù hợi với các yêu sách này. Khi được hỏi triển vọng của vụ tranh tụng sẽ như thế nào, Bộ Ngoại Giao Phi nói:
“Chúng tôi tin rằng chúng tôi có một vụ tranh tụng rất tốt theo quy định của pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, trong bất kỳ tố quyền pháp lý nào, có nhiều yếu tố khác nhau để xem xét. Điều quan trọng hơn là chúng ta có thể đưa ra vụ tranh tụng của chúng tôi chống lại Trung Quốc và bảo vệ những lợi ích quốc gia và lĩnh vực hàng hải của chúng tôi trước một tòa án quốc tế độc lập. Chúng tôi hy vọng luật pháp quốc tế là rất bình đẳng.”
NHỮNG KHÓ KHĂN TRƯỚC MẮT
Các vụ kiện Trung Quốc ra trước tòa án trọng tài hay tòa án quốc tế sẽ gặp nhiều khó khăn hơn một số người đã tưởng. Ở đây chúng tôi chỉ nêu lên một vài thí dụ cụ thể.
1.- Khó khăn về các bảo lưu của Trung Quốc
Điều quan trọng trước tiên cần phải lưu ý khi tranh tụng với một quốc gia về Luật Biển là những dự phòng hay bảo lưu (reserves) của quốc gia đó khi tham gia vào Công Ước LHQ. Khảo sát tập san số 62 năm 2006 của LHQ, chúng ta thấy Trung Quốc có đưa ra một lời tuyên bố ngày 25.8.2006 dựa theo điều 298 của Công Ước như sau:
"Trung Quốc không chấp nhận bất cứ thủ tục nào quy định ở Mục 2, Phần XV của Công ước liên quan đến tất cả các loại tranh chấp được quy chiếu vào khoản 1 (a) (b) (c), điều 298 của Công ước"
Khoản 1 (a) (b) (c), điều 298 của Công Ước cho phép các quốc gia không áp dụng thủ tục bắt buộc nói trên vào (1) các tranh chấp về việc giải thích hay áp dụng các Điều 15, 74 và 83 của Công Ước liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển hoặc tranh chấp liên quan đến vịnh lịch sử hay danh nghĩa lịch sử, (2) các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự hay (3) các tranh chấp liên quan đến việc nghiên cứu khoa học biển và đánh bắt hải sản, v.v.
2.- Vấn đề “vùng biền lịch sử”
Khi đưa ra đường lưỡi bò, Trung Quốc nói rằng vùng biển nằm trong đường lưỡi bò là “vùng biển lịch sử” (historic water) của Trung Quốc. Chúng tôi đã có dịp trình bày về “vùng biển lịch sử” và dựa trên nhiều yếu tố để kết luận rằng “vùng biển lịch sử” không được Công Ước 1982 công nhận. Nhưng Trung Quốc đã đưa ra dự phòng hay bảo lưu (reserves) nói trên, tuyên bố họ không công nhận việc đưa ra trước các cơ quan tài phán những tranh chấp liên quan đến vịnh lịch sử hay danh nghĩa lịch sử.
3.- Trung Quốc không tham gia tranh tụng
Để trả lời thông báo đơn kiện của Philippines, ngày 23.1.2013 phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng quan điểm từ lâu của Trung Quốc là vấn đề chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo san hô ở Biển Nam Trung Quốc là không thể tranh cãi được và những tranh chấp phải được giải quyết song phương. Nói cách khác Trung Quốc đã từ chối tham gia tranh tụng, mặc dầu chưa đưa ra các luận cứ đề phản bác thẩm quyền của toà án trọng tài.
Công Ước dự liệu trong trường hợp này tòa có thể xử khuyết tịch. Vì thế, Bộ Ngoại Giao Phi nói rằng Phi vẫn theo đuổi vụ tranh tụng như Công Ước đã quy định. Nhưng vấn đề thi hành bản án sẽ rất khó khăn, vì Trung Quốc là một nước lớn.
Không thể đưa Trung Quốc ra trước Hội Đồng Bảo An LHQ, vì nơi đây Trung Quốc có quyền phủ quyết. Chỉ có thể đưa Trung Quốc ra trước Đại Hội Đồng LHQ. Nhưng nghị quyết của Đại Hội Đồng chỉ có giá trị như một lời khuyến cáo.
VỤ ÁN SẼ KÉO DÀI NHIỀU NĂM
Tiến trình của vụ án sẽ kéo dài nhiều năm. Một ví dụ cụ thể là vụ án Guyana chống Suriname. Guyana và Suriname là hai quốc gia nhỏ ở Nam Mỹ nằm sát nhau đều quay ra hướng Đại Tây Dương. Hai bên tranh chấp nhau liên tục về đường ranh giới trên biển giữa hai nước. Ngày 2.6.2000, nước Suriname đã cho tàu hải giám có trang bị vũ khí bắt buộc hãng khai thác dầu CGX của Canada phải ra khỏi vùng mà Suriname cho là thuộc chủ quyền của nước này
Ngày 24.2.2004 Guyana tống đạt thông báo đưa Sumarine ra tòa án trọng tài thành lập theo Công Ước LHQ về Luật Biển xin xác định ranh giới vùng biển giữa hai nước. Tuy đây là một vụ án khá đơn giản, nhưng cuộc tranh luận giữa hai bên rất gay cấn và kéo dài. Ngày 17.9.2007 Toà Án Trọng Tài Thường Trực ở The Hague mới ra phán quyết có kèm theo bản đồ ấn định rõ ranh giới biển giữa hai nước với kết quả là Guyana thắng.
Vụ án giữa Phi và Trung Quốc phức tạp hơn nhiều, nên các chuyên gia tin rằng cuộc tranh luận nếu xẩy ra, nó sẽ kéo dài ít nhất là 5 năm.
VIỆT NAM SẼ LÀM GÌ?
Vì những vấn đề đang tranh chấp giữ Trung Quốc và Phi cũng là những vấn đề đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, nên Việt Nam có thể tham gia tranh tụng. Nhưng Việt Nam cần phải tính toán kỹ, vì sự tham gia của Việt Nam có thể làm cho vụ án thêm phức tạp. Tốt hơn cả là để cho toà trọng tài ra phán quyết về gía trị pháp lý và lịch sử của đường lưỡi bò 9 đoạn mà Trung Quốc đã vẽ ra, Việt Nam sẽ căn cứ vào đó quyết định đường hướng tranh tụng của mình. Như vậy phần thắng sẽ nhiều hơn
Ngày 7.2.2013

Lữ Giang

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm