Tham Khảo
Chuyện gì đang xảy ra ở Việt Nam?
Lê Phan
2-4-2016
Hồi tôi còn đi học đại học, trong ngành chính trị học có một số các nhà chuyên môn được gọi là “Kremlinologists,” tức là những người chuyên nghiên cứu không phải về điện Kremlin mà về chính trị nội bộ của Liên Xô.
Đây thực sự là một ngành nghiên cứu rất quan trọng vào thời đó, và những nhà Kremlinologist tài giỏi là những người có thể tìm thấy những mấu chốt của nội tình Liên Xô qua những chỉ dấu bên ngoài. Họ chăm chú xem chỗ đứng của các lãnh đạo vào những ngày lễ lạc, xem ai còn ai mất, để tìm hiểu ai đang là kẻ thắng người bại trong nền chính trị tối đen của Liên Bang Xô Viết thời đó.
Nhưng chế độ Liên Xô đã chết. Những chế độ tự nhận mình là Cộng Sản hay “xã hội chủ nghĩa” ngày nay chỉ là những chế độ độc tài nếu không phải của một cá nhân thì là của một nhóm nhỏ. Hơn thế, ngoại trừ Trung Cộng, mà ngày càng trở thành một chế độ độc tài chuyên chế của ông Tập Cận Bình, những chế độ Cộng Sản khác không còn quan trọng nữa và không ai để ý nghiên cứu về các chế độ này nữa.
Tôi cũng không phải là một người được huấn luyện để nghiên cứu về một chế độ độc tài như các chuyên gia Kremlinologists hồi nào, nhưng có điều như Shakespeare đã nói “Something is rotten in the state of Denmark,” có một cái gì rất xấu đang xảy ra ở Việt Nam.
Trước hết là màn bi hài kịch về cuộc tranh quyền giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng.
Cho đến đầu năm 2015, khi Hội Nghị Trung Ương 10 của Đại Hội 11 kết thúc thì người thắng thế là ông Dũng. Trung Ương 10 là lúc mà ông Trọng đã tìm cách “lật đổ” ông Dũng lần đầu, và lần đó ông Trọng đã thảm bại. Khi đưa ra màn để cho các thành viên Trung Ương Đảng “bỏ phiếu tín nhiệm” các thành viên Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư, ông Trọng nghĩ có thể chứng minh là ông Dũng không được sự tín nhiệm của các “đồng chí” và do đó phải bị ép từ chức. Nhưng kết quả là ông Dũng đạt số phiếu tín nhiệm cao nhất (một điều mà trong lời chia tay, ông Dũng còn mỉa mai nhắc lại).
Lúc đó những thầy bàn cho rằng sở dĩ ông Dũng thắng vì ông đã “dọn đường,” mua chuộc, thả đàn em và dụ dỗ tất cả các tổng giám đốc của các công ty quốc doanh, một số các tỉnh ủy, nhất là các tỉnh ủy miền Nam, khiến cho khi bỏ phiếu những nhân vật này bỏ phiếu cho ông Dũng.
Và từ đó đã có nhiều đồn đãi là ông Dũng đang chuẩn bị để lên thay thế ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư. Có nhiều người còn nói đến việc nếu cần ông Dũng sẽ loại bỏ đảng luôn để thành một ông Vladimir Putin thứ nhì.
Trong khi đó, trong những ngày cuối của năm 2015, lần đầu tiên trong lịch sử đảng Cộng Sản Việt Nam, cuộc tranh giành quyền lực trong đảng lộ diện. Với sự có mặt của Internet, hai phe tha hồ bôi nhọ cho nhau. Cũng trong thời gian này nhiều “đơn tố cáo” được đưa ra tấn công vào gia đình ông Dũng, nhất là sui gia của ông Dũng, bố chồng của cô Nguyễn Thanh Phượng là ông Nguyễn Bá Bang. Có những lời dèm pha nói là ông Bang không phải chỉ là một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một nhân viên của CIA. Cô Phượng thì bị tố cáo là đã có quốc tịch Hoa Kỳ. Điều một nhà quan sát chỉ ra trên đài VOA là phe ông Trọng tấn công và phe ông Dũng chỉ chống đỡ.
Nhưng mọi sự vẫn chưa ngã ngũ cho đến Hội Nghị Trung Ương 13 mà mục đích chính là quyết định nhân sự cho những năm sắp tới. Hội Nghị Trung Ương này nghe đâu rất gay cấn và theo tường thuật của Ban Việt Ngữ Đài BBC thì hội nghị bế mạc hôm 21 tháng 12 vẫn còn có tranh luận gay go là ai trong số bốn ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng có thể được tái cử tại Đại hội Đảng. Nói cách khác, một hội nghị được tổ chức để bàn về nhân sự không đồng ý nổi. Thông cáo của hội nghị nói là Trung Ương Đảng đã “giao bộ chính trị tiếp tục chuẩn bị nhân sự trường hợp đặc biệt là ủy viên Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Khóa 11 quá tuổi, tái cử, để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt của đảng và nhà nước, trình Hội Nghị Trung Ương 14 xem xét quyết định.”
Hội Nghị Trung Ương 14 diễn ra trong một bầu không khí còn căng thẳng hơn nữa. Blog Bà Đầm Xòe, một trong những blog thuộc phe có vẻ thân ông Dũng đã có một bài tường thuật gọi là sự thật về Hội Nghị Trung Ương 14 theo đó bảo “Nguyễn Phú Trọng thua phiếu Nguyễn Tấn Dũng trong việc đề cử tổng bí thư.” Theo blog này, mà không ai biết đúng hay không, thì cuối cùng trung ương bỏ phiếu cho ông Dũng 160 trên 173 trong khi ông Trọng chỉ có 46 trên 173. Đó là lúc theo blogger “Tổng bí thư Nguyên Phú Trọng đã yêu cầu phải thực hiện Quyết Định 244 mà theo đó, ứng viên không được Bộ Chính Trị đề cử thì buộc phải xin rút.” Và một lần nữa, “trung ương lại bỏ phiếu về việc ứng cử viên Nguyễn Tấn Dũng có được rút hay không và kết quả là 158/173 không đồng ý việc ứng cử viên Nguyễn Tấn Dũng được rút khỏi danh sách đề cử ứng viên vị trí tổng bí thư khóa 12.”
Chuyện “thâm cung bí sử” của đảng Cộng Sản thì không ai có thể kiểm chứng được, nhưng thông cáo chính thức của hội nghị viết “Với tinh thần dân chủ, trách nhiệm, thể hiện sự đoàn kết nhất trí cao, Ban Chấp Hành Trung Ương đã thảo luận kỹ, thông qua dự thảo báo cáo công tác nhân sự Ban Chấp Hành Trung Ương Khóa XII trình đại hội; thống nhất cao bằng hình thức bỏ phiếu kín đề cử nhân sự chức danh tổng bí thư Ban Chấp Hành Trung Ương Khóa XII; đề cử chức danh chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, chủ tịch Quốc Hội nhiệm kỳ 2016 – 2021 để Ban Chấp Hành Trung Ương Khóa XII xem xét, giới thiệu Quốc Hội khóa XIV quyết định theo quy định của pháp luật. Hoàn tất công tác chuẩn bị nhân sự trình đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của đảng xem xét, quyết định. “Nói cách khác trao việc quyết định cho đại hội đảng.”
Và đến Đại Hội Đảng 12 thì ông Trọng toàn thắng. Ông Dũng “nghỉ hưu chính sách” và ông Trọng sẽ làm tổng bí thư tạm một năm rồi sẽ bầu lại. Chuyện gì xảy ra giữa Hội Nghị Trung Ương 14 và Đại Hội Đảng thì không ai biết nhưng khi ra đại hội thì có vẻ ông Dũng đã thua.
Nhưng chưa hết, sau đại hội nhưng ông Dũng vẫn còn là thủ tướng. Và vì thế khi vào hai ngày 15 và 16 tháng 2 năm 2016, khi Tổng Thống Barack Obama mời các lãnh tụ của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (Asean) đến dự hội nghị thượng đỉnh ở Sunnylands, đại diện cho Việt Nam là ông Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài gặp gỡ chính thức, ông Obama và ông Dũng có một cuộc gặp riêng.
Trước cuộc họp, có tin đồn trong nước là ông Dũng không chịu đi bởi theo một số nhà bình luận, đi thì ông phải theo lập trường của bộ chính trị và không được quyền ăn nói gì khác cả. Nhưng sau cùng ông Dũng đã đi, và đã gặp Tổng Thống Obama.
Chưa hết, đến kỳ họp cuối cùng của Quốc Hội khóa 13, ông Trọng tung ra một màn ngoạn mục nữa, cho Quốc Hội cũ miễn nhiệm luôn các chức vụ chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội và chọn luôn các chức vụ mà chính thông cáo của đảng Cộng Sản Việt Nam về Hội Nghị Trung Ương 13 viết “đề cử chức danh chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, chủ tịch Quốc Hội nhiệm kỳ 2016 – 2021 để Ban Chấp Hành Trung Ương Khóa XII xem xét, giới thiệu Quốc Hội khóa XIV quyết định theo quy định của pháp luật.”
Những lời bàn tán nói là ông Trọng không muốn ông Dũng sẽ lại là người đón tiếp Tổng Thống Barack Obama khi ông dự trù đến Việt Nam vào tháng 5 tới đây, bởi lúc đó Quốc Hội Khóa 14 chưa có để bầu lên người thay thế ông Dũng.
Cuộc ẩu đả giữa ông Dũng và ông Trọng như vậy là kết thúc. Ông Dũng không hiểu vì sao “khinh địch” đến thế hay là vì lý do nào nữa mà để bị ông Trọng hạ đo ván.
Chuyện lạ ở Việt Nam tuy vậy chưa hết. Trong khi đang tiếp tục “thủ tục” để hạ ông Dũng, hôm Chủ Nhật, 27 tháng 3, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh đã long trọng tiếp đón Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng Thường Vạn Toàn. Cuộc gặp gỡ này thân thiện quá đến nỗi bản tin tiếng Việt của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ viết: “Bộ trưởng Quốc Phòng Việt-Trung ‘tay bắt, mặt mừng.’ Đặc biệt hai ông còn ‘nhất trí’ rằng ‘quân đội hai nước phải kiềm chế, kiểm soát tốt tình hình, không đe dọa sử dụng vũ lực, không để xảy ra xung đột, cùng giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác và lợi ích của hai nước, khu vực và thế giới.’”
Rồi ngày hôm sau, trên báo chí nhà nước, Thứ Trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh nói đến “Việt-Trung xây dựng một quan hệ Quốc Phòng thực chất” và để chứng minh ông nói “Ví dụ chúng ta chủ động mời tàu Hải Quân Trung Quốc thăm các cảng Việt Nam, trong đó có cảng quốc tế Cam Ranh vừa khánh thành tháng 3 năm 2016, hưởng các dịch vụ ở đó giống như các nước khác.”
Một chuyên gia quân sự chuyên nghiên cứu về Việt Nam đã nhận xét đó là một sự chuyển hướng đặc biệt nhanh vì từ lâu nay, Hà Nội vẫn có ý muốn mở Cam Ranh để mời quốc tế nhưng trong “quốc tế” đó thường không thấy nhắc đến Trung Cộng.
Một nhà bình luận về chính trị Việt Nam thì giải thích là tốt nhất có thể nói hành động này của phe ông Trọng là lại một hình thức “đi giây” nữa của đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng nếu đó là cái thế “đi giây” của ông Trọng thì cái thế đó bây giờ không hiệu nghiệm nữa.
Trong suốt thời gian của cuộc Chiến Tranh Lạnh, chính sách đó rất thành công, vì cái thế tay đôi giữa hai quốc gia muốn dành quyền độc tôn trong các chế độ Cộng Sản và cái thế tay ba với Hoa Kỳ khiến Hà Nội dễ lợi dụng. Nhưng ngày nay, cái thế đó không còn nữa.
Lê Phan
2-4-2016
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chuyện gì đang xảy ra ở Việt Nam?
Lê Phan
2-4-2016
Hồi tôi còn đi học đại học, trong ngành chính trị học có một số các nhà chuyên môn được gọi là “Kremlinologists,” tức là những người chuyên nghiên cứu không phải về điện Kremlin mà về chính trị nội bộ của Liên Xô.
Đây thực sự là một ngành nghiên cứu rất quan trọng vào thời đó, và những nhà Kremlinologist tài giỏi là những người có thể tìm thấy những mấu chốt của nội tình Liên Xô qua những chỉ dấu bên ngoài. Họ chăm chú xem chỗ đứng của các lãnh đạo vào những ngày lễ lạc, xem ai còn ai mất, để tìm hiểu ai đang là kẻ thắng người bại trong nền chính trị tối đen của Liên Bang Xô Viết thời đó.
Nhưng chế độ Liên Xô đã chết. Những chế độ tự nhận mình là Cộng Sản hay “xã hội chủ nghĩa” ngày nay chỉ là những chế độ độc tài nếu không phải của một cá nhân thì là của một nhóm nhỏ. Hơn thế, ngoại trừ Trung Cộng, mà ngày càng trở thành một chế độ độc tài chuyên chế của ông Tập Cận Bình, những chế độ Cộng Sản khác không còn quan trọng nữa và không ai để ý nghiên cứu về các chế độ này nữa.
Tôi cũng không phải là một người được huấn luyện để nghiên cứu về một chế độ độc tài như các chuyên gia Kremlinologists hồi nào, nhưng có điều như Shakespeare đã nói “Something is rotten in the state of Denmark,” có một cái gì rất xấu đang xảy ra ở Việt Nam.
Trước hết là màn bi hài kịch về cuộc tranh quyền giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng.
Cho đến đầu năm 2015, khi Hội Nghị Trung Ương 10 của Đại Hội 11 kết thúc thì người thắng thế là ông Dũng. Trung Ương 10 là lúc mà ông Trọng đã tìm cách “lật đổ” ông Dũng lần đầu, và lần đó ông Trọng đã thảm bại. Khi đưa ra màn để cho các thành viên Trung Ương Đảng “bỏ phiếu tín nhiệm” các thành viên Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư, ông Trọng nghĩ có thể chứng minh là ông Dũng không được sự tín nhiệm của các “đồng chí” và do đó phải bị ép từ chức. Nhưng kết quả là ông Dũng đạt số phiếu tín nhiệm cao nhất (một điều mà trong lời chia tay, ông Dũng còn mỉa mai nhắc lại).
Lúc đó những thầy bàn cho rằng sở dĩ ông Dũng thắng vì ông đã “dọn đường,” mua chuộc, thả đàn em và dụ dỗ tất cả các tổng giám đốc của các công ty quốc doanh, một số các tỉnh ủy, nhất là các tỉnh ủy miền Nam, khiến cho khi bỏ phiếu những nhân vật này bỏ phiếu cho ông Dũng.
Và từ đó đã có nhiều đồn đãi là ông Dũng đang chuẩn bị để lên thay thế ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư. Có nhiều người còn nói đến việc nếu cần ông Dũng sẽ loại bỏ đảng luôn để thành một ông Vladimir Putin thứ nhì.
Trong khi đó, trong những ngày cuối của năm 2015, lần đầu tiên trong lịch sử đảng Cộng Sản Việt Nam, cuộc tranh giành quyền lực trong đảng lộ diện. Với sự có mặt của Internet, hai phe tha hồ bôi nhọ cho nhau. Cũng trong thời gian này nhiều “đơn tố cáo” được đưa ra tấn công vào gia đình ông Dũng, nhất là sui gia của ông Dũng, bố chồng của cô Nguyễn Thanh Phượng là ông Nguyễn Bá Bang. Có những lời dèm pha nói là ông Bang không phải chỉ là một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một nhân viên của CIA. Cô Phượng thì bị tố cáo là đã có quốc tịch Hoa Kỳ. Điều một nhà quan sát chỉ ra trên đài VOA là phe ông Trọng tấn công và phe ông Dũng chỉ chống đỡ.
Nhưng mọi sự vẫn chưa ngã ngũ cho đến Hội Nghị Trung Ương 13 mà mục đích chính là quyết định nhân sự cho những năm sắp tới. Hội Nghị Trung Ương này nghe đâu rất gay cấn và theo tường thuật của Ban Việt Ngữ Đài BBC thì hội nghị bế mạc hôm 21 tháng 12 vẫn còn có tranh luận gay go là ai trong số bốn ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng có thể được tái cử tại Đại hội Đảng. Nói cách khác, một hội nghị được tổ chức để bàn về nhân sự không đồng ý nổi. Thông cáo của hội nghị nói là Trung Ương Đảng đã “giao bộ chính trị tiếp tục chuẩn bị nhân sự trường hợp đặc biệt là ủy viên Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Khóa 11 quá tuổi, tái cử, để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt của đảng và nhà nước, trình Hội Nghị Trung Ương 14 xem xét quyết định.”
Hội Nghị Trung Ương 14 diễn ra trong một bầu không khí còn căng thẳng hơn nữa. Blog Bà Đầm Xòe, một trong những blog thuộc phe có vẻ thân ông Dũng đã có một bài tường thuật gọi là sự thật về Hội Nghị Trung Ương 14 theo đó bảo “Nguyễn Phú Trọng thua phiếu Nguyễn Tấn Dũng trong việc đề cử tổng bí thư.” Theo blog này, mà không ai biết đúng hay không, thì cuối cùng trung ương bỏ phiếu cho ông Dũng 160 trên 173 trong khi ông Trọng chỉ có 46 trên 173. Đó là lúc theo blogger “Tổng bí thư Nguyên Phú Trọng đã yêu cầu phải thực hiện Quyết Định 244 mà theo đó, ứng viên không được Bộ Chính Trị đề cử thì buộc phải xin rút.” Và một lần nữa, “trung ương lại bỏ phiếu về việc ứng cử viên Nguyễn Tấn Dũng có được rút hay không và kết quả là 158/173 không đồng ý việc ứng cử viên Nguyễn Tấn Dũng được rút khỏi danh sách đề cử ứng viên vị trí tổng bí thư khóa 12.”
Chuyện “thâm cung bí sử” của đảng Cộng Sản thì không ai có thể kiểm chứng được, nhưng thông cáo chính thức của hội nghị viết “Với tinh thần dân chủ, trách nhiệm, thể hiện sự đoàn kết nhất trí cao, Ban Chấp Hành Trung Ương đã thảo luận kỹ, thông qua dự thảo báo cáo công tác nhân sự Ban Chấp Hành Trung Ương Khóa XII trình đại hội; thống nhất cao bằng hình thức bỏ phiếu kín đề cử nhân sự chức danh tổng bí thư Ban Chấp Hành Trung Ương Khóa XII; đề cử chức danh chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, chủ tịch Quốc Hội nhiệm kỳ 2016 – 2021 để Ban Chấp Hành Trung Ương Khóa XII xem xét, giới thiệu Quốc Hội khóa XIV quyết định theo quy định của pháp luật. Hoàn tất công tác chuẩn bị nhân sự trình đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của đảng xem xét, quyết định. “Nói cách khác trao việc quyết định cho đại hội đảng.”
Và đến Đại Hội Đảng 12 thì ông Trọng toàn thắng. Ông Dũng “nghỉ hưu chính sách” và ông Trọng sẽ làm tổng bí thư tạm một năm rồi sẽ bầu lại. Chuyện gì xảy ra giữa Hội Nghị Trung Ương 14 và Đại Hội Đảng thì không ai biết nhưng khi ra đại hội thì có vẻ ông Dũng đã thua.
Nhưng chưa hết, sau đại hội nhưng ông Dũng vẫn còn là thủ tướng. Và vì thế khi vào hai ngày 15 và 16 tháng 2 năm 2016, khi Tổng Thống Barack Obama mời các lãnh tụ của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (Asean) đến dự hội nghị thượng đỉnh ở Sunnylands, đại diện cho Việt Nam là ông Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài gặp gỡ chính thức, ông Obama và ông Dũng có một cuộc gặp riêng.
Trước cuộc họp, có tin đồn trong nước là ông Dũng không chịu đi bởi theo một số nhà bình luận, đi thì ông phải theo lập trường của bộ chính trị và không được quyền ăn nói gì khác cả. Nhưng sau cùng ông Dũng đã đi, và đã gặp Tổng Thống Obama.
Chưa hết, đến kỳ họp cuối cùng của Quốc Hội khóa 13, ông Trọng tung ra một màn ngoạn mục nữa, cho Quốc Hội cũ miễn nhiệm luôn các chức vụ chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội và chọn luôn các chức vụ mà chính thông cáo của đảng Cộng Sản Việt Nam về Hội Nghị Trung Ương 13 viết “đề cử chức danh chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, chủ tịch Quốc Hội nhiệm kỳ 2016 – 2021 để Ban Chấp Hành Trung Ương Khóa XII xem xét, giới thiệu Quốc Hội khóa XIV quyết định theo quy định của pháp luật.”
Những lời bàn tán nói là ông Trọng không muốn ông Dũng sẽ lại là người đón tiếp Tổng Thống Barack Obama khi ông dự trù đến Việt Nam vào tháng 5 tới đây, bởi lúc đó Quốc Hội Khóa 14 chưa có để bầu lên người thay thế ông Dũng.
Cuộc ẩu đả giữa ông Dũng và ông Trọng như vậy là kết thúc. Ông Dũng không hiểu vì sao “khinh địch” đến thế hay là vì lý do nào nữa mà để bị ông Trọng hạ đo ván.
Chuyện lạ ở Việt Nam tuy vậy chưa hết. Trong khi đang tiếp tục “thủ tục” để hạ ông Dũng, hôm Chủ Nhật, 27 tháng 3, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh đã long trọng tiếp đón Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng Thường Vạn Toàn. Cuộc gặp gỡ này thân thiện quá đến nỗi bản tin tiếng Việt của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ viết: “Bộ trưởng Quốc Phòng Việt-Trung ‘tay bắt, mặt mừng.’ Đặc biệt hai ông còn ‘nhất trí’ rằng ‘quân đội hai nước phải kiềm chế, kiểm soát tốt tình hình, không đe dọa sử dụng vũ lực, không để xảy ra xung đột, cùng giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác và lợi ích của hai nước, khu vực và thế giới.’”
Rồi ngày hôm sau, trên báo chí nhà nước, Thứ Trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh nói đến “Việt-Trung xây dựng một quan hệ Quốc Phòng thực chất” và để chứng minh ông nói “Ví dụ chúng ta chủ động mời tàu Hải Quân Trung Quốc thăm các cảng Việt Nam, trong đó có cảng quốc tế Cam Ranh vừa khánh thành tháng 3 năm 2016, hưởng các dịch vụ ở đó giống như các nước khác.”
Một chuyên gia quân sự chuyên nghiên cứu về Việt Nam đã nhận xét đó là một sự chuyển hướng đặc biệt nhanh vì từ lâu nay, Hà Nội vẫn có ý muốn mở Cam Ranh để mời quốc tế nhưng trong “quốc tế” đó thường không thấy nhắc đến Trung Cộng.
Một nhà bình luận về chính trị Việt Nam thì giải thích là tốt nhất có thể nói hành động này của phe ông Trọng là lại một hình thức “đi giây” nữa của đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng nếu đó là cái thế “đi giây” của ông Trọng thì cái thế đó bây giờ không hiệu nghiệm nữa.
Trong suốt thời gian của cuộc Chiến Tranh Lạnh, chính sách đó rất thành công, vì cái thế tay đôi giữa hai quốc gia muốn dành quyền độc tôn trong các chế độ Cộng Sản và cái thế tay ba với Hoa Kỳ khiến Hà Nội dễ lợi dụng. Nhưng ngày nay, cái thế đó không còn nữa.
Lê Phan
2-4-2016