Nhân Vật
Chuyện gia đình tang thương của cụ Vương Hồng Sển
Tiếng là làm dâu cụ Vương Hồng Sển, danh gia vọng tộc mà tôi chẳng nhận được một cái gì.
“Tôi lấy anh Vương Hồng Bảo năm 1979, có ba đứa con. Chúng là tài sản lớn nhất của tôi”. Chị Liên con dâu cụ Vương Hồng Sển mở đầu câu chuyện kể về đời làm dâu gian truân của mình như thế. Ngoảnh lại, thấy bố chồng, chồng mình đều đã ở nơi chín suối. Cuộc đời vàng son như trong Hồng Lâu Mộng…”.Ngày xưa lá ngọc cành vàngVương Hồng Bảo, chồng chị Liên, mất năm 1998 trong tù. Các con chị Liên đã lớn. Chị nói: “Ngày trước tôi rất sợ chết vì lo các con mồ côi cha, mồ côi mẹ. Nay các con tôi đều đã trưởng thành, tôi nhắm mắt cũng được rồi… Tiếng là làm dâu cụ Vương Hồng Sển, danh gia vọng tộc mà tôi chẳng nhận được một cái gì. Hộ khẩu tôi cũng chẳng có ở nhà này. Nhưng thực lòng tôi không tiếc”.Chị Võ Ngọc Liên (sinh năm 1951) và anh Vương Hồng Bảo cùng học trường Tây, quen nhau từ nhỏ. Lớn lên, chị lập gia đình với một bác sĩ người Pháp, có một đứa con, rồi ông bác sĩ mất. Còn anh Bảo, chính chị đã làm mai mối anh Bảo cho người bạn gái gốc Ấn Độ rất đẹp. Họ có hai con, mất một con. Năm 1978, người vợ Ấn này đưa đứa con gái đi khỏi Việt Nam. Chị Liên và anh Bảo, người góa chồng, người không có vợ, về sống với nhau (năm 1979).Khi đó họ cùng làm trong một hãng phim của nhà nước CSVN. Anh làm kế toán, chị làm chuyên viên hóa trang. Chị về làm dâu cụ Vương Hồng Sển, bước vào tòa nhà cổ lừng lẫy danh tiếng tại đường Nguyễn Thiện Thuật Gia Định với hàng ngàn món đồ cổ quý giá. Nhưng chị không có hộ khẩu trong gia đình dù đã sinh ba đứa cháu nội cho cụ Vương.Chiếc bình cổ quý giá đời Tống có miệng cẩn vàng ròng.Chị nhớ lại: “Lúc đó cây cối um tùm. Nhà cửa thâm u. Khi tôi sanh cháu nội cho ông, ông nói với má tôi: “Con Liên nó trúng số độc đắc”. Có lần, ông chỉ những món đồ cổ quý giá cho tôi coi. Ông nói: “Con ơi, món này 30 cây, món kia 200 cây…”. Ông sợ rằng khi ông chết, tôi không biết giá trị của chúng, sẽ làm tiêu tán tài sản nên dặn dò như vậy”.Chị Liên kể tiếp: “Cụ Vương có ba đời vợ. Nửa đời mới có được một con trai là anh Bảo trong khi người Hoa rất quý con trai. Bây giờ tôi sanh cháu nội, cụ mừng lạ thường”.Làm dâu nhà cụ Vương Hồng Sển – một nhà sử học danh tiếng, một nhà văn hóa đã viết trên 20 cuốn sách, một người chơi đồ cổ nổi tiếng hạng nhất Sài Gòn, một biểu tượng của văn hóa miền Nam – quả không phải chuyện dễ dàng. Chị cho biết, khi có khách đến chơi, khách cỡ nào thì đứng ở ngoài cửa nói chuyện, khách cỡ nào thì được mời vào bàn trà ở phía bên trong, khách cỡ nào được mời đến cái bàn ở bên trong nữa, phía trước bàn thờ, khách cỡ nào thì được mời vô phòng khách…, tất cả những việc đó cụ Vương đã quy định rõ ràng, mọi người phải theo.“Tôi là một chứng nhân sống trong ngôi nhà danh tiếng ấy – chị Liên nói – Ông cụ sống rất giản dị. Mẹ chồng tôi là bà Năm Sa Đéc cũng góp phần gây dựng nên sự nghiệp, nhưng sự thực bà cụ chưa được hưởng gì”.Tiếng là làm dâu nhưng chị Liên chẳng có gì: “Cái xe hơi riêng tôi cũng không có. Đi học lái xe, ông cụ sợ gây tai nạn. Học bơi thì cụ sợ tôi chết đuối. Học đàn thì cụ bảo: Mày đàn như đứa mù vậy”.Chị làm dâu 10 năm (1979-1989), lương chuyên viên hóa trang ở hãng phim được bỏ vào túi xài riêng. “Mỗi tháng ông cụ phát tiền chợ, tiền mua 1 tạ gạo, tiền đóng học phí của ba cháu nội, tiền đổ rác, tiền công người giúp việc, tiền lương người quản gia, tiền bà cụ ăn sáng, tiền cho hai vợ chồng tôi ăn sáng…, tất cả mọi thứ tiền đều do cụ đích thân phân phát”.“Vì cuộc sống quá an bình, chẳng phải lo nghĩ gì nên tôi không hề giành giật với ai. Khi chồng tôi có nhân tình, tôi bèn bỏ về nhà cha mẹ ở gần chợ Bến Thành”. Chị ra đi, buồn bã lắm, để lại ba đứa con ở ngôi nhà cổ. Chị bảo chồng: “Giữa hai người đàn bà anh phải chọn một. Có họ thì không có tôi, có tôi thì không có họ”. Nhưng anh không thể “chọn” được bởi vì còn vướng mắc tiền bạc rất lớn với người đó.Ngôi nhà cổ của cụ Vương Hồng Sển ở Gia Định.Chuyện nợ nầnKhi chị Liên và anh Vương Hồng Bảo còn làm trong hãng phim, cuộc sống rất yên bình. Rồi hãng phim giải thể, anh Bảo xin vào làm trong Công ty Vàng bạc & Đá quý. Vốn là một nhân viên kế toán, anh thấy công ty lời rất lớn, nhất là lại kết hợp việc làm ăn với bên Trung Quốc thì lời không biết bao nhiêu mà kể. Anh bèn bỏ Công ty Vàng bạc & Đá quý, ra mở tiệm vàng riêng và thường sang Trung Quốc giao dịch. Anh Bảo – kể cả chị Liên – học chương trình Pháp từ nhỏ nên rất giỏi tiếng Pháp và tiếng quan thoại. Đó là những ngày tháng vô cùng quan trọng đã quyết định cuộc đời của vợ chồng anh Bảo. Anh là “tay mơ”, không thể chống chọi với những tay sừng sỏ ở bên Trung Quốc, nên sau một thời gian buôn bán, anh bị lừa gần hết tiền.Chị Liên kể: “Chồng tôi đem 300 cây vàng đi mở cửa tiệm và buôn bán vàng bạc & đá quý với bên Trung Quốc. Ít lâu sau, chỉ còn lại khoảng 20 cây. Ảnh bảo: “Em sang Trung Quốc đòi tiền giùm anh đi”. Tôi nói: “Em là phụ nữ, có biết gì đâu mà đòi. Người ta đã cố tình lừa đảo, em qua bển chúng giết em, em sợ lắm”. Vậy là thôi, ảnh cũng không đi, vậy là mất tiêu gần 300 cây vàng lúc đó cực lớn”.Những thất bại trong chuyện làm ăn khiến anh Bảo rất buồn. Anh tiếc của nên kết hợp với cô nhân tình tên là Phạm Thị Hồng, một người rất ghê gớm, tìm cách lừa đảo nhiều người khác để… làm giàu và anh Bảo lấy lại của cải đã bị bên Trung Quốc lừa gạt.Chị Liên kể: “Tôi mất tất cả. Chồng và cô Hồng nhân tình của chồng vào tù với án chung thân. Anh chết trong tù (1998). Có người nói anh buồn quá nên tự tử mà chết. Ba chồng tôi cũng mất trước đó 2 năm (1996). Gia đình bỗng chốc tiêu tan. Trước khi mất, phần vì giận anh Bảo làm mất thanh danh của mình, phần vì sợ không ai cáng đáng nổi cơ nghiệp nên cụ lập di chúc tặng ngôi nhà cùng toàn bộ các đồ cổ có giá trị không biết bao nhiêu mà kể cho nhà nước. Khi cụ mất là cán bộ văn hóa và công an đến kiểm kê ngay. Tôi từ nhà ba má tôi ở gần chợ Bến Thành trở lại ngôi nhà này để chăm sóc ba đứa con còn nhỏ dại, lần hồi kiếm sống, chạy ăn từng bữa với khoản nợ nần không biết lấy gì mà trả theo lịnh của tòa án do chồng tôi ở trong tù để lại cho gia đình. Giả thử nếu cụ còn sống và không hiến toàn bộ cổ vật kể cả ngôi nhà cổ cho nhà nước, đem bán để trả thì cũng đỡ hơn… ”.Chuyện ngôi nhà cổ hiện nayChị Võ Ngọc Liên kể tiếp: “Giờ tôi thường đi nhà thờ mỗi ngày. Đứa con gái lớn của tôi cứ 5 giờ chiều là mở cửa hàng bán ốc. Ban ngày, chúng tôi cho thuê mặt bằng để họ bán cơm bình dân, mỗi ngày thu 60 ngàn đồng cho mướn, lấy tiền đong gạo”.Theo di chúc của cụ Vương Hồng Sển, ngôi nhà cổ được hiến cho nhà nước làm nơi trưng bày các cổ vật của cụ và lập một cái quỹ văn hóa mang tên Vương Hồng Sển. Các cổ vật đã được đưa vào Viện Bảo tàng cất giữ. Nhưng chuyện bàn giao ngôi nhà cho nhà nước để tôn tạo làm di tích thì không hề đơn giản.Chị Liên xót xa: “Căn nhà này danh tiếng bao nhiêu thì càng đau khổ bấy nhiêu. Phải chi cụ có một ngôi nhà bình thường không chừng lại sướng” .Ba cháu nội cụ Vương Hồng Sển, con của chị Liên, cháu lớn nhất tên Vương Hồng Liên Hương (sinh năm 1983), ở nhà bán ốc. Hai em trai là Vương Hồng Bảo Thành, Vương Hồng Bảo Minh đang đi làm ở các công ty với đồng lương ít ỏi.Việc giải quyết nhà cửa cho con cháu của cụ Vương Hồng Sển vẫn chưa đến đâu. Các cơ quan chức năng muốn đền bù, đưa gia đình ra khỏi di tích để tu sửa, tôn tạo. Nhưng qua thời gian dài, chưa tìm được phương cách nào.Ngôi nhà cổ xuống cấp, hư hại nghiêm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiều người chung sống trong căn nhà, “Khi mưa, trong nhà dột chẳng kém ngoài trời”. Phần nhà cơi nới ra cũng hư hỏng nhiều.Vương Hồng Liên Hương nói với các phóng viên: “Chúng tôi muốn bình yên. Tôi muốn sống ở đây. Giờ biết sống nơi nào. Các em của tôi cũng đã lớn.Tôi muốn yên tâm bán ốc để sống. Tôi cũng đã ngoài ba mươi tuổi rồi, có chồng, có con rồi. Nhà này giờ không còn gì hết, chỉ còn cái xác thôi, mà cũng không được xây dựng, sửa chữa gì cả”.Ngôi nhà cổ đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố từ năm 2003. Đến giờ, trông nó chẳng khác gì một phế tích mà các con cháu sinh sống trong đó đang chật vật với nắng mưa.Anh Nam, Phòng Di sản văn hóa, Sở VHTTDL TPHCM cho biết: “Thành phố đã theo di chúc của cụ Vương Hồng Sển, xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với di tích, nhưng chưa thực hiện được việc quản lý vì người nhà của cụ vẫn còn sống ở đó”. Anh cho biết: “Nhiều lần nhà nước đã cấp nhà cho chị Liên Hương và các em, nhưng gia đình chưa đồng ý, kể cả cấp nhà mặt tiền ở đường Vạn Kiếp với giá 8 tỷ đồng”.Theo bản án tuyên với Vương Hồng Bảo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, tòa yêu cầu bồi thường cho những người bị hại là 5 tỷ 350 triệu đồng; 101, 5 lượng vàng và 46.700 đô la Mỹ (thời điểm trước năm 1996).Anh Nam cho biết: “Năm 2005 chị Vương Hồng Liên Hương đã khởi kiện, đòi thành phố chia di sản do quyền thừa kế của chị và các em. Nhưng năm 2010 tòa đã bác yêu cầu của chị Hương. Chúng tôi phải chờ phúc thẩm rồi mới thực hiện dự án tu bổ tôn tạo di tích được”.Chị Liên nói: “Đầu óc tôi rối bung như mớ bòng bong. Chúng tôi muốn có đời sống ổn định, ví dụ mở một trung tâm ngoại ngữ mang tên Vương Hồng Sển chẳng hạn. Bán ốc hoài thế này cực cho các cháu quá!”.Đoàn DựVS chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Chuyện gia đình tang thương của cụ Vương Hồng Sển
Tiếng là làm dâu cụ Vương Hồng Sển, danh gia vọng tộc mà tôi chẳng nhận được một cái gì.
“Tôi lấy anh Vương Hồng Bảo năm 1979, có ba đứa con. Chúng là tài sản lớn nhất của tôi”. Chị Liên con dâu cụ Vương Hồng Sển mở đầu câu chuyện kể về đời làm dâu gian truân của mình như thế. Ngoảnh lại, thấy bố chồng, chồng mình đều đã ở nơi chín suối. Cuộc đời vàng son như trong Hồng Lâu Mộng…”.Ngày xưa lá ngọc cành vàngVương Hồng Bảo, chồng chị Liên, mất năm 1998 trong tù. Các con chị Liên đã lớn. Chị nói: “Ngày trước tôi rất sợ chết vì lo các con mồ côi cha, mồ côi mẹ. Nay các con tôi đều đã trưởng thành, tôi nhắm mắt cũng được rồi… Tiếng là làm dâu cụ Vương Hồng Sển, danh gia vọng tộc mà tôi chẳng nhận được một cái gì. Hộ khẩu tôi cũng chẳng có ở nhà này. Nhưng thực lòng tôi không tiếc”.Chị Võ Ngọc Liên (sinh năm 1951) và anh Vương Hồng Bảo cùng học trường Tây, quen nhau từ nhỏ. Lớn lên, chị lập gia đình với một bác sĩ người Pháp, có một đứa con, rồi ông bác sĩ mất. Còn anh Bảo, chính chị đã làm mai mối anh Bảo cho người bạn gái gốc Ấn Độ rất đẹp. Họ có hai con, mất một con. Năm 1978, người vợ Ấn này đưa đứa con gái đi khỏi Việt Nam. Chị Liên và anh Bảo, người góa chồng, người không có vợ, về sống với nhau (năm 1979).Khi đó họ cùng làm trong một hãng phim của nhà nước CSVN. Anh làm kế toán, chị làm chuyên viên hóa trang. Chị về làm dâu cụ Vương Hồng Sển, bước vào tòa nhà cổ lừng lẫy danh tiếng tại đường Nguyễn Thiện Thuật Gia Định với hàng ngàn món đồ cổ quý giá. Nhưng chị không có hộ khẩu trong gia đình dù đã sinh ba đứa cháu nội cho cụ Vương.Chiếc bình cổ quý giá đời Tống có miệng cẩn vàng ròng.Chị nhớ lại: “Lúc đó cây cối um tùm. Nhà cửa thâm u. Khi tôi sanh cháu nội cho ông, ông nói với má tôi: “Con Liên nó trúng số độc đắc”. Có lần, ông chỉ những món đồ cổ quý giá cho tôi coi. Ông nói: “Con ơi, món này 30 cây, món kia 200 cây…”. Ông sợ rằng khi ông chết, tôi không biết giá trị của chúng, sẽ làm tiêu tán tài sản nên dặn dò như vậy”.Chị Liên kể tiếp: “Cụ Vương có ba đời vợ. Nửa đời mới có được một con trai là anh Bảo trong khi người Hoa rất quý con trai. Bây giờ tôi sanh cháu nội, cụ mừng lạ thường”.Làm dâu nhà cụ Vương Hồng Sển – một nhà sử học danh tiếng, một nhà văn hóa đã viết trên 20 cuốn sách, một người chơi đồ cổ nổi tiếng hạng nhất Sài Gòn, một biểu tượng của văn hóa miền Nam – quả không phải chuyện dễ dàng. Chị cho biết, khi có khách đến chơi, khách cỡ nào thì đứng ở ngoài cửa nói chuyện, khách cỡ nào thì được mời vào bàn trà ở phía bên trong, khách cỡ nào được mời đến cái bàn ở bên trong nữa, phía trước bàn thờ, khách cỡ nào thì được mời vô phòng khách…, tất cả những việc đó cụ Vương đã quy định rõ ràng, mọi người phải theo.“Tôi là một chứng nhân sống trong ngôi nhà danh tiếng ấy – chị Liên nói – Ông cụ sống rất giản dị. Mẹ chồng tôi là bà Năm Sa Đéc cũng góp phần gây dựng nên sự nghiệp, nhưng sự thực bà cụ chưa được hưởng gì”.Tiếng là làm dâu nhưng chị Liên chẳng có gì: “Cái xe hơi riêng tôi cũng không có. Đi học lái xe, ông cụ sợ gây tai nạn. Học bơi thì cụ sợ tôi chết đuối. Học đàn thì cụ bảo: Mày đàn như đứa mù vậy”.Chị làm dâu 10 năm (1979-1989), lương chuyên viên hóa trang ở hãng phim được bỏ vào túi xài riêng. “Mỗi tháng ông cụ phát tiền chợ, tiền mua 1 tạ gạo, tiền đóng học phí của ba cháu nội, tiền đổ rác, tiền công người giúp việc, tiền lương người quản gia, tiền bà cụ ăn sáng, tiền cho hai vợ chồng tôi ăn sáng…, tất cả mọi thứ tiền đều do cụ đích thân phân phát”.“Vì cuộc sống quá an bình, chẳng phải lo nghĩ gì nên tôi không hề giành giật với ai. Khi chồng tôi có nhân tình, tôi bèn bỏ về nhà cha mẹ ở gần chợ Bến Thành”. Chị ra đi, buồn bã lắm, để lại ba đứa con ở ngôi nhà cổ. Chị bảo chồng: “Giữa hai người đàn bà anh phải chọn một. Có họ thì không có tôi, có tôi thì không có họ”. Nhưng anh không thể “chọn” được bởi vì còn vướng mắc tiền bạc rất lớn với người đó.Ngôi nhà cổ của cụ Vương Hồng Sển ở Gia Định.Chuyện nợ nầnKhi chị Liên và anh Vương Hồng Bảo còn làm trong hãng phim, cuộc sống rất yên bình. Rồi hãng phim giải thể, anh Bảo xin vào làm trong Công ty Vàng bạc & Đá quý. Vốn là một nhân viên kế toán, anh thấy công ty lời rất lớn, nhất là lại kết hợp việc làm ăn với bên Trung Quốc thì lời không biết bao nhiêu mà kể. Anh bèn bỏ Công ty Vàng bạc & Đá quý, ra mở tiệm vàng riêng và thường sang Trung Quốc giao dịch. Anh Bảo – kể cả chị Liên – học chương trình Pháp từ nhỏ nên rất giỏi tiếng Pháp và tiếng quan thoại. Đó là những ngày tháng vô cùng quan trọng đã quyết định cuộc đời của vợ chồng anh Bảo. Anh là “tay mơ”, không thể chống chọi với những tay sừng sỏ ở bên Trung Quốc, nên sau một thời gian buôn bán, anh bị lừa gần hết tiền.Chị Liên kể: “Chồng tôi đem 300 cây vàng đi mở cửa tiệm và buôn bán vàng bạc & đá quý với bên Trung Quốc. Ít lâu sau, chỉ còn lại khoảng 20 cây. Ảnh bảo: “Em sang Trung Quốc đòi tiền giùm anh đi”. Tôi nói: “Em là phụ nữ, có biết gì đâu mà đòi. Người ta đã cố tình lừa đảo, em qua bển chúng giết em, em sợ lắm”. Vậy là thôi, ảnh cũng không đi, vậy là mất tiêu gần 300 cây vàng lúc đó cực lớn”.Những thất bại trong chuyện làm ăn khiến anh Bảo rất buồn. Anh tiếc của nên kết hợp với cô nhân tình tên là Phạm Thị Hồng, một người rất ghê gớm, tìm cách lừa đảo nhiều người khác để… làm giàu và anh Bảo lấy lại của cải đã bị bên Trung Quốc lừa gạt.Chị Liên kể: “Tôi mất tất cả. Chồng và cô Hồng nhân tình của chồng vào tù với án chung thân. Anh chết trong tù (1998). Có người nói anh buồn quá nên tự tử mà chết. Ba chồng tôi cũng mất trước đó 2 năm (1996). Gia đình bỗng chốc tiêu tan. Trước khi mất, phần vì giận anh Bảo làm mất thanh danh của mình, phần vì sợ không ai cáng đáng nổi cơ nghiệp nên cụ lập di chúc tặng ngôi nhà cùng toàn bộ các đồ cổ có giá trị không biết bao nhiêu mà kể cho nhà nước. Khi cụ mất là cán bộ văn hóa và công an đến kiểm kê ngay. Tôi từ nhà ba má tôi ở gần chợ Bến Thành trở lại ngôi nhà này để chăm sóc ba đứa con còn nhỏ dại, lần hồi kiếm sống, chạy ăn từng bữa với khoản nợ nần không biết lấy gì mà trả theo lịnh của tòa án do chồng tôi ở trong tù để lại cho gia đình. Giả thử nếu cụ còn sống và không hiến toàn bộ cổ vật kể cả ngôi nhà cổ cho nhà nước, đem bán để trả thì cũng đỡ hơn… ”.Chuyện ngôi nhà cổ hiện nayChị Võ Ngọc Liên kể tiếp: “Giờ tôi thường đi nhà thờ mỗi ngày. Đứa con gái lớn của tôi cứ 5 giờ chiều là mở cửa hàng bán ốc. Ban ngày, chúng tôi cho thuê mặt bằng để họ bán cơm bình dân, mỗi ngày thu 60 ngàn đồng cho mướn, lấy tiền đong gạo”.Theo di chúc của cụ Vương Hồng Sển, ngôi nhà cổ được hiến cho nhà nước làm nơi trưng bày các cổ vật của cụ và lập một cái quỹ văn hóa mang tên Vương Hồng Sển. Các cổ vật đã được đưa vào Viện Bảo tàng cất giữ. Nhưng chuyện bàn giao ngôi nhà cho nhà nước để tôn tạo làm di tích thì không hề đơn giản.Chị Liên xót xa: “Căn nhà này danh tiếng bao nhiêu thì càng đau khổ bấy nhiêu. Phải chi cụ có một ngôi nhà bình thường không chừng lại sướng” .Ba cháu nội cụ Vương Hồng Sển, con của chị Liên, cháu lớn nhất tên Vương Hồng Liên Hương (sinh năm 1983), ở nhà bán ốc. Hai em trai là Vương Hồng Bảo Thành, Vương Hồng Bảo Minh đang đi làm ở các công ty với đồng lương ít ỏi.Việc giải quyết nhà cửa cho con cháu của cụ Vương Hồng Sển vẫn chưa đến đâu. Các cơ quan chức năng muốn đền bù, đưa gia đình ra khỏi di tích để tu sửa, tôn tạo. Nhưng qua thời gian dài, chưa tìm được phương cách nào.Ngôi nhà cổ xuống cấp, hư hại nghiêm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiều người chung sống trong căn nhà, “Khi mưa, trong nhà dột chẳng kém ngoài trời”. Phần nhà cơi nới ra cũng hư hỏng nhiều.Vương Hồng Liên Hương nói với các phóng viên: “Chúng tôi muốn bình yên. Tôi muốn sống ở đây. Giờ biết sống nơi nào. Các em của tôi cũng đã lớn.Tôi muốn yên tâm bán ốc để sống. Tôi cũng đã ngoài ba mươi tuổi rồi, có chồng, có con rồi. Nhà này giờ không còn gì hết, chỉ còn cái xác thôi, mà cũng không được xây dựng, sửa chữa gì cả”.Ngôi nhà cổ đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố từ năm 2003. Đến giờ, trông nó chẳng khác gì một phế tích mà các con cháu sinh sống trong đó đang chật vật với nắng mưa.Anh Nam, Phòng Di sản văn hóa, Sở VHTTDL TPHCM cho biết: “Thành phố đã theo di chúc của cụ Vương Hồng Sển, xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với di tích, nhưng chưa thực hiện được việc quản lý vì người nhà của cụ vẫn còn sống ở đó”. Anh cho biết: “Nhiều lần nhà nước đã cấp nhà cho chị Liên Hương và các em, nhưng gia đình chưa đồng ý, kể cả cấp nhà mặt tiền ở đường Vạn Kiếp với giá 8 tỷ đồng”.Theo bản án tuyên với Vương Hồng Bảo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, tòa yêu cầu bồi thường cho những người bị hại là 5 tỷ 350 triệu đồng; 101, 5 lượng vàng và 46.700 đô la Mỹ (thời điểm trước năm 1996).Anh Nam cho biết: “Năm 2005 chị Vương Hồng Liên Hương đã khởi kiện, đòi thành phố chia di sản do quyền thừa kế của chị và các em. Nhưng năm 2010 tòa đã bác yêu cầu của chị Hương. Chúng tôi phải chờ phúc thẩm rồi mới thực hiện dự án tu bổ tôn tạo di tích được”.Chị Liên nói: “Đầu óc tôi rối bung như mớ bòng bong. Chúng tôi muốn có đời sống ổn định, ví dụ mở một trung tâm ngoại ngữ mang tên Vương Hồng Sển chẳng hạn. Bán ốc hoài thế này cực cho các cháu quá!”.Đoàn DựVS chuyển