Truyện Ngắn & Phóng Sự
Chuyện hai Người Tù gặp lại
Sau cái ngày của Tháng Tư Ðen năm 1975, anh em đồng đội của chúng tôi bị gãy súng, vì bị bức tử một cách oan nghiệt. Bị tan hàng rã ngũ, bị bạn thù trở mặt. Tưởng không còn sống để gặp nhau nữa, như những bạn bè đã hy sinh trước và sau cuộc chiến Việt Nam
Còn hoàn cảnh của chúng tôi khi gặp lại nhau cũng đau thương không ít, tại nơi các trại tù cải tạo tập trung của CSVN trên đất Bắc. Như trại tù Sơn La, Nghĩa Lộ ở Hoàng Liên Sơn. Trại tù Hà Tây của tỉnh Hà Sơn Bình Trại tù Nam Hà của tỉnh Hà Nam Ninh. Hoặc trại tù Tân Kỳ, Thanh Phong Thanh Hóa. Trại tù Tiên Lãnh ở miền Trung. Trại tù Z30D, Long Khánh ở miền Nam. Nếu đem kể tên hết trại tù do Cộng sản dựng ra sau cái ngày 30/4/75, làm sao mà kể cho hết. Ngày đó, CSVN đã xây nhà tù mọc lên như nấm, khắp mọi nơi trên toàn cõi Việt Nam… Cũng vì thế mà nhà văn Nga lưu vong Solzhenitzyn đã phát biểu, khi miền Nam lọt vào tay Cộng sản: “ Toàn thể Việt Nam sẽ thành trại tập trung”. Nhà văn này có nhiều kinh nghiệm đối với Cộng sản không riêng gì CSVN.
Dù trong vòng lao lý, dù có tan hàng rã ngũ, nhưng trong lòng mỗi người anh em đồng đội, đồng ngũ vẫn giữ một lòng son sắt, gắn bó với tình nghĩa huynh đệ chi binh như thuở nào. Dù bất cứ trong tình huống bi đát đến đâu vẫn tình nghĩa một lòng và tưởng nhớ mến thương nhau… Cũng do tình nghĩa cao quý như thế nên chúng tôi còn tìm gặp lại nhau.
Như trường hợp của tôi và anh Nguyễn Sơn, tức nhà thơ Thy Lan Thảo, gặp lại nhau hôm nay. Chúng tôi đã từng gặp nhau trong trại tù Hà Tây, Hà Sơn Bình và trại tù Nam Hà, Hà Nam Ninh, Bắc Việt Nam. Chúng tôi bị giam giữ ở trại Hà Tây cũng khá lâu, tính ra trong vòng 4 năm. Kể từ năm 1979, sau khi CSVN bị Trung cộng dạy cho bài học thứ nhất, tức đánh CSVN có không gian và thời gian, tức chỉ đánh 6 tỉnh phía Bắc nằm giáp sát biên giới Hoa Việt và thời gian 3 tháng, mục đích lấy lại những gì Trung cộng viện trợ cho CSVN. Do đó CSVN phải di tản tù cải tạo từ miền rừng sâu núi thẩm Hoàng Liên Sơn, đem về giam giữ tại các trại tù trong vùng đồng bằng sông Hồng. Cũng vì đó tôi và Sơn mới có dịp gặp nhau một thời gian ở Hà Tây và Nam Hà.
Vào tháng ba năm 1983, tù cải tạo ở trại Hà Tây bị chuyển về trại tù Nam Hà. Sơn và tôi cũng bị chuyển về giam ở trại tù Nam Hà một thời gian. Rồi Sơn cũng được thả về ngày 29 tháng 6 năm 1983. Còn tôi vẫn còn bị giam tiếp đến 11 tháng giêng năm 1986 mới được phóng thích, cũng từ nơi nhà tù Nam Hà này.
Giờ này, Sơn và tôi cũng may mắn được gặp lại với nỗi niềm nửa mừng nửa tủi. Tôi hình dung lại những năm tháng ở trại tù Hà Tây. Nhất là khi thấy những người bạn trẻ như Sơn, khiến lòng tôi cảm mến và quí trọng. Cảm mến cái tác phong anh hùng, đầy sĩ khí qua hình dáng của những người lính trẻ trong QLVNCH. Mặc dù, còn rất trẻ, bị tù đày, nhưng tinh thần rất vững chắc. Do cái hào khí oai hùng của người lính miền Nam được giáo dục tốt, được tôi luyện kỹ như thép súng. Tương tự như tinh thần bất khuất đầy khí tiết, un đúc trong huyết quản của từng người lính VNCH, đã vì lý tưởng Tư Do, vì Tổ quốc Việt Nam, và vì miền Nam thân yêu, đã thể hiện một cách rạng ngời, qua tấm gương trung liệt của những vị anh hùng miền Nam, như Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hồ ngọc Cẩn… Dù có bị bức tử, dù có bị tù đày như thế, nhưng tinh thần và khí tiết của người lính miền Nam vẫn còn bất cứ trong tình huống nào.
Nhớ lại ngày ở tù về, trở lại đất miền Nam, Sơn về quê quán ở đất Gò Công. Còn tôi khi trở về phải tạm trú ở Sài Gòn. Cả hai chúng tôi, cũng như một số tù cải tạo khác, được CSVN thả về, phải làm “Phó thường dân Nam Bộ” một thời gian khá lâu do bị quản chế, mới được trao trả “quyền công dân”, nhưng cũng cảm thấy khó sống! Kể ra lúc đó, ai muốn làm công dân của một nước theo chế độ Cộng sản như Việt Nam cũng khó lắm thay! Cũng do thù hận, kỳ thị vì tư tưởng ý thức hệ vẫn còn. Ðồng thời cũng do cái tư tưỏng ngạo mạn công thần xem đồng bào mình như cỏ rác. Bởi thế, nên buộc lòng chúng tôi đành cam phải bỏ xứ mà ra đi. Nên Sơn đã viết cho một người bạn của Sơn những dòng như sau đây:
Giặc thả tao về bơ vơ tay trắng.
(Viết cho thằng bạn, thơ Thy Lan Thảo)
Chúng tôi ngỡ không bao giờ có dịp gặp lại nhau, đời con người mấy ai học được chữ ngờ. Thế mà, chúng tôi cũng còn cái may mắn hơn một số bạn bè ở lại. Chúng tôi gặp lại nhau do một sự tình cờ, nơi quê lạ xứ người. Ôi đời con người chuyện ly tan, ly xứ, hoặc tương phùng tái ngộ, tôi tin là do định mệnh, hoặc do cái duyên tiền định đã an bài. Hồi tưởng lại, biết làm sao kể hết. những đớn đau xa cách bất hạnh, do lo sợ và tù đày, từng xảy ra hàng ngày, cho cuộc đời của con người, tức con người Việt Nam, phải sống và cam chịu dưới chế độ bạo tàn của CSVN.
Lần này, tôi gặp lại Sơn trên đất tạm dung, với niềm đau thất thổ ly hương và cùng nhau kể lại những ngày đau tủi của quá khứ tù đày. Chúng tôi gặp nhau qua “Chút Tình Chút Ý”. Chúng tôi gặp nhau qua Thi phẩm của Nguyễn Sơn xuất bản ở Hoa Kỳ năm 2005. Qua điện thoại gọi nhau, Sơn cũng nhắc lại một thời quá khứ bị lưu đày nơi trại tù Hà Tây và Nam Hà. Tôi hình dung nhớ lại Sơn còn có biệt danh biệt hiệu do bạn bè đặt cho lúc trong tù, là Sơn Mỏng. Vì Sơn có thân hình mảnh mai, ốm yếu, nhưng trẻ trung vui tính và đẹp trai, nên bè bạn ai cũng rất mến Sơn.
Chút tình Chút ý.
Cũng từ lâu, tôi có nghe nhà báo Việt Hùng, chủ nhiệm tạp chí Phương Ðông ở Boston, Massachusetts, có gọi nhắc tôi, nhà thơ Thy Lan Thảo có ý muốn gặp. Cũng may mắn tôi có số điện thoại của nhà thơ, nên đã gọi thăm, mới biết ra Thy Lan Thảo là Nguyễn Sơn, là người bạn trẻ, là một trong số những người lính trẻ của QLVNCH, từng bị CSVN giam giữ chung cùng trại tù Hà Tây với tôi năm nào.
Ôi! may mắn thay! Nỗi vui mừng làm sao kể xiết. Có biết bao là kỷ niệm vui buồn được nhắc lại, kể lại trong những ngày bị tù đày trên quê hương mình. Tôi ngỡ như là trong giấc mộng chiêm bao. Vì từ lâu, tưởng chừng đời chúng tôi như đã chết rồi. Cũng may, sau những năm lưu đày tủi hận, chúng tôi còn sống sót đến hôm nay, lại gặp nhau trên xứ người, để cùng kể cho nhau nghe những chuyện buồn của một thời quá khứ.
Thy Lan Thảo cũng có gửi tặng tôi quyển thơ có tựa đề “Chút tình chút ý” với những dòng chữ do tự tay tác giả viết tặng “Ðể kỷ niệm những ngày tháng ở trại tù Hà Tây và Nam Hà”.
Tôi nhận được tập thơ “Chút tình chút ý”, tôi chợt có cảm nghĩ, mình cũng nên ghi lại đôi dòng về người bạn trẻ từng là đồng đội, đồng cảnh năm xưa, mà mãi cho đến giờ này vẫn còn giữ được tình nghĩa huynh đệ chi binh trong lòng. Ngoài ra, còn chan chứa những nỗi niềm thất thổ ly hương do cái tình đồng đội, đồng hương, đồng nghiệp do cùng làm thơ làm văn, ghi lại những nỗi niềm thương tiếc của một thời qua ở quê nhà.
Ðược biết rõ thêm, Thy Lan Thảo sinh quán ở làng Tân Niên Trung, tỉnh Gò Công. Là con út trong một gia đình giáo chức thời VNCH. Nói đến Gò Công, đối với tôi không có gì xa lạ. Do tôi có một thời gian, từng làm Công tác Bình định Xây dựng trong khu vực tỉnh Gò Gông, gần khu Cầu Nổi. Có lúc tái thiết cầu Cần Ðước, Cầu Ông Thìn trên đường từ Chợ Lợn đi Cần Giuộc xuống Gò Công. Như vậy, Thy Lan Thảo cũng là người cùng quê với nữ Ca sĩ Phương Dung, từng nổi danh với lời ái mộ của bà con thường gọi là “Con nhạn trắng Gò Công”.
Gò Công cũng là vùng đất của lịch sử miền Nam, vùng đất của những vị anh hùng dân tộc như Võ Tánh, Trương Ðịnh. Của những bậc nữ lưu danh tiếng như Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, và Nam Phương Hoàng Hậu. Gò Công từng nổi tiếng là vùng đất của địa linh nhân kiệt.
Nói đến Gò Công là vùng đất mà tôi từng lưu lại những công tác xây dựng như tái tạo các cầu đường trong vùng. Những kỷ niệm cùng đồng bào trong vùng Cần Giuộc, Cần Ðước, Hoà Ðồng, Hòa Tân, Hòa Lạc. Nhất là vùng Cần Ðước với hương vị mặn mà của các món đặc sản ở vùng này, như gạo Nàng Hương chợ Ðào, cùng mắm còng trộn với thơm Bến Lức, hòa lẫn với tình nghĩa đồng bào và quê hương ngày đó thật là thắm thiết mặn nồng...
Khi gặp Sơn và biết Sơn là dân Gò Công, tôi có cảm tình quí mến Sơn như đã có “Chút tình chút ý” với Gò Công ngày nào. Ðược gặp Sơn, qua những dòng thơ Thy Lan Thảo đã viết, dù là trong mơ, dù là bị thất thổ ly hương, nhưng trong tiềm thức, trong tư tưởng vẫn một lòng hoài vọng về hướng quê nhà nơi đất Gò Công.
Quê hương ngàn dậm lòng ghi khắc.
(Nỗi nhớ trong mơ, thơ Thy Lan Thảo)
hoặc:
Chị ơi đất lạ lòng cô quạnh.
(Lòng vẫn không nguôi, thơ Thy Lan Thảo)
Khi đọc thơ Thy Lan Thảo, thấy nhà thơ tuy trẻ, tuy làm lính xa nhà, tuy bị tù đày khổ sai biệt xứ, nhưng trong lòng vẫn luôn luôn gắn bó với gia đình, do lòng hiếu đạo, đã thương nhớ từng cọng rau tấc đất, cùng với những giây phút êm đềm thắm thiết đậm đà của tình mẹ cha, nơi quê cha đất tổ, qua những câu trong bài “Rau càng cua” như:
Ðất Hà Tây rau càng cua chẳng có.
Hoặc khi biết lũ giặc chuyển tù ra đất Bắc, lòng như tuyệt vọng:
Chuyển tù ra Bắc như đời ta hết.
(Rau càng cua, thơ Thy Lan Thảo)
Sau ngày 30/4/75, nhớ lại những ngày đầu vào trại tù ở miền Nam trước khi bị đưa ra Bắc:
Ta ở đây dù chỉ một năm.
(Về thăm lại Mỹ Phước Tây, thơ Thy Lan Thảo)
Rồi cờ gãy tao lưu đày ra Bắc.
(Viết cho thằng bạn, thơ Thy Lan Thảo)
Và cuộc đời bị lưu đày của nhà thơ cứ tiếp diễn trên đất Bắc Việt Nam:
Từng trại tù - Tết chầm chậm trôi qua.
Mày vượt biên giã từ lũ quỷ.
(Viết cho thằng em, thơ Thy Lan Thảo)
...
Nhớ lúc chuyển trại, đến trại tù Nam Hà:
(Ðá dựng Nam Hà, thơ Thy Lan Thảo)
Cảnh lưu đày này cứ ngỡ sẽ mục gông trong nhà tù khám lạnh, nhưng cũng may, nhờ thời thế xoay vần, thời cuộc biến đổi, giặc Cộng cùng đường hết lối. Do kinh tế kiệt quệ và bị kẻ thù bao vây phong tỏa cấm vận, buộc lòng chúng phải thả tù ra cứu đảng để mong được sống còn. Cũng nhờ thế mà mạng của tù cải tạo còn, nếu không thì cũng toi mạng với chủ trương của CSVN “Trước sau như một” tức “Trước nhốt sau giam”, “Ở mãi không về” hoặc “Kiên trì cải tạo và cải tạo lâu dài” và “Rượt đuổi người đi và cầm tù người ở lại”… Tất cả những câu, những khẩu hiệu đểu giả này là những ngón sở trường sở đoản của CSVN.
Sau 8 năm ra tù, trở về Gò Công nhớ lại bạn bè:
Bạn cùng khóa bao nhiêu thằng nằm xuống.
(Nghĩ về bạn, thơ Thy Lan Thảo)
Ðọc thơ Thy Lan Thảo với những dòng thơ trích dẫn như trên ta mới thấy được cái nỗi đau của những người tù cải tạo bị Cộng sản trả thù một cách hèn hạ. Nỗi đau nhục này khó lòng mà hàn gắn, khó mà quên đi một cách dễ dàng, Vì nó đã trở thành một nỗi đau chung của dân tộc, của lịch sử. Nó đã trở thành những kỷ niệm khó bôi xóa hết trong lòng. Ðó là những kỷ niệm khó quên, đối với đời người, với những người tù cải tạo, bởi thế:
Ðừng trách tại sao nhắc hoài kỷ niệm.
(Nghĩ về bạn, thơ Thy Lan Thảo)
Những kỷ niệm đau buồn trong cuộc đời bất hạnh của những người tù cải tạo là những niềm đau sâu đậm đã trở thành một vết hằn sâu trong tim óc của từng người, từng nạn nhân của Cộng sản. Do đó, thơ Thy Lan Thảo cũng đã nói lên được nỗi đau chung của thời đại, của thời thất thổ lưu vong của chúng ta.
Những ai chưa từng là nạn nhân của cảnh tù đày của Cộng sản, đọc thơ Thy Lan Thảo trong thi tập “Chút ý chút tình”, cũng hiểu được cái nỗi đau của tác giả, từng là người tù cải tạo tập trung trong trại tù Cộng sản, khi bị lưu đày trên đất Bắc.
Tao đi dưới sắc cờ (đỏ CS) tanh máu.
(Tấm lòng gửi bạn, thơ Thy Lan Thảo)
Thy Lan Thảo làm thơ và có lúc cũng mượn rượu để giải sầu, để giải bày cái đau cái hận sau cái ngày bị tan hàng rã ngũ. Mục đích nói lên cái nỗi đau chung, cái nỗi đau oan nghiệt của người lính sau ngày tàn cuộc chiến bị Cộng sản trả thù và ngược đãi.
Rượu đế Gò Công trong sùi bọt.
(Viết cho thằng em, thơ Thy Lan Thảo)
Trong phạm vi nhỏ hẹp của bài viết này, khi đọc thơ Thy Lan Thảo, tôi chỉ cố gắng chủ yếu muốn tập trung vào những nỗi đau nỗi nhục của thân phận của người lính bị gãy súng, bị làm thân chiến bại, bị tù đày khổ sai biệt xứ do người Cộng sản trả thù sau cuộc chiến Việt Nam. Chưa nói đến, chưa kể đến những nỗi lòng tha thiết với tình cảm, tình yêu thơ mộng, với mái tóc, với vành môi khoé mắt, mà Thy Lan Thảo cũng từng đã viết qua thơ trong thi phẩm “Chút ý Chút tình” như:
Không son phấn vẫn ý thơ tròn nụ.
(Ngọt nụ Xuân đời, thơ Thy Lan Thảo)
Do đó người viết chỉ kể riêng rẽ về chuyện tù đày. Giờ này nhớ lại có biết bao kỷ niệm trong lao tù giữa nhà thơ và tôi, cùng anh em đồng đội từng là chiến hữu trong QLVNCH. Tôi nhớ khi tôi gặp Nguyễn Sơn là người tù năm xưa, tức nhà thơ Thy Lan Thảo hôm nay, xuyên qua những dòng thơ chan chứa nặng tình nặng ý. Thy Lan Thảo đã gói ghém trọn vẹn những nỗi lòng, nỗi nhớ, nỗi đau của nhà thơ đem trang trải hết trên những dòng thơ mang nặng “Chút ý chút tình”. Nên tôi đọc thơ Thy Lan Thảo như cảm thông thấy có mình ở trong đó.
Thy Lan Thảo cũng thể hiện cho người đọc thơ thấy tấm lòng của người con chí hiếu, nguời anh, người em có nghĩa tình. Kể cả cái tình nghĩa cao quý với bạn bè bằng hữu, dù trong mọi tình huống, hoặc cảnh ngộ của một khoảng đời, từ lúc ở quê nhà hay ra Hải ngoại tạm dung.
Thy Lan Thảo là nhà thơ người miền Nam, cũng đã vận dụng khéo léo qua cách dùng từ miền Nam trong những bài thơ của anh, cũng tạo nên những cái duyên dáng, tự nhiên, đáng mến, như “Ai đong nấy uống”, “dập bầm”, “Bụng phình chưa”, “Khều chân”.v.v... Nói tóm lại những dòng thơ Thy Lan Thảo cũng phong phú tình cảm cùng âm điệu nhẹ nhàng qua những sáng tác đã thể hiện trong thi tập “Chút ý chút tình”. Tất cả cũng đã tạo nên những ý và tứ thơ rất hợp với tâm tình của một người mặc áo lính làm thơ. Mục đích để nói lên tâm sự, để kể chuyên của đời mình, hoà lẫn với nỗi đau chung của bằng hữu và của quê hương …
Nhân khi viết vội những dòng lưu niệm này, tôi cũng cảm thấy vui vui, khi gặp lại người bạn trẻ năm xưa, một trong số những người lính trẻ của VNCH, từng là tù cải tạo bị giam giữ chung nhau ở trại tù Hà Tây và Nam Hà. Nguyễn Sơn ơi! Hồi tưởng lại những năm tháng tù đày, khổ sai biệt xứ, đói khát và tủi nhục, nhưng chúng ta còn sống sót đến ngày nay, để gặp nhau lần này, cũng là phúc đức của Ông bà Tổ tiên ban cho nhiều lắm rồi! Xin cảm ơn Thượng Ðế! Xin cảm ơn những người bạn đã chết để cho chúng ta còn sống đến hôm nay! Nỗi vui này biết làm sao kể hết, nói sao cho trọn, cho đầy.
Tôi cũng cảm ơn nhà thơ Thy Lan Thảo đã gửi tặng tôi Thi tập này, để cùng nhớ lại những ngày đau tủi bị tù đày khổ sai biệt xứ trên quê hương mình. Cũng là dịp để “Ôn cố tri tân” trước cái thảm cảnh người mình, sỉ nhục hành hạ đánh đập mình. Trước cảnh dối trá bằng những thủ đoạn nói lời giả nhân giả nghĩa, để đánh lừa mình và dối gạt đồng bào mình như hiện nay. Ðồng thời cũng là dịp nhớ lại thời gian bị lưu đày khổ sai trên đất Bắc Việt Nam. Coi như là một bài học cho thế hệ con em chúng ta biết qua, mục đích để rút kinh nghiệm, một kinh nghiệm xương máu và nước mắt của cha anh từng gánh chịu dưới chế độ bạo ngược của đảng Cộng sản Việt Nam.
Chuyện hai Người Tù gặp lại
Phạm Thành Tính
Phạm Thành Tính
Sau cái ngày của Tháng Tư Ðen năm 1975, anh em đồng đội của chúng tôi bị gãy súng, vì bị bức tử một cách oan nghiệt. Bị tan hàng rã ngũ, bị bạn thù trở mặt. Tưởng không còn sống để gặp nhau nữa, như những bạn bè đã hy sinh trước và sau cuộc chiến Việt Nam. Nhưng cũng đau thương không ít cho những người còn sống sót. Do một số lớn bị tù đày, một số trốn bỏ đi tìm tự do, có người bỏ thây bỏ mạng trên đường vượt biên, vượt biển hoặc trong nhà tù Cộng sản. Kể ra cũng có nhiều cái nghiệt ngã không ngờ, mang đầy tủi nhục và cay đắng. Như tình cảnh của người còn sống bị kẹt lại, thì bị vào tù ngục, còn người chết thì bị quật mồ quật mả, xóa sạch và san bằng Nghĩa trang.
Còn hoàn cảnh của chúng tôi khi gặp lại nhau cũng đau thương không ít, tại nơi các trại tù cải tạo tập trung của CSVN trên đất Bắc. Như trại tù Sơn La, Nghĩa Lộ ở Hoàng Liên Sơn. Trại tù Hà Tây của tỉnh Hà Sơn Bình Trại tù Nam Hà của tỉnh Hà Nam Ninh. Hoặc trại tù Tân Kỳ, Thanh Phong Thanh Hóa. Trại tù Tiên Lãnh ở miền Trung. Trại tù Z30D, Long Khánh ở miền Nam. Nếu đem kể tên hết trại tù do Cộng sản dựng ra sau cái ngày 30/4/75, làm sao mà kể cho hết. Ngày đó, CSVN đã xây nhà tù mọc lên như nấm, khắp mọi nơi trên toàn cõi Việt Nam… Cũng vì thế mà nhà văn Nga lưu vong Solzhenitzyn đã phát biểu, khi miền Nam lọt vào tay Cộng sản: “ Toàn thể Việt Nam sẽ thành trại tập trung”. Nhà văn này có nhiều kinh nghiệm đối với Cộng sản không riêng gì CSVN.
Dù trong vòng lao lý, dù có tan hàng rã ngũ, nhưng trong lòng mỗi người anh em đồng đội, đồng ngũ vẫn giữ một lòng son sắt, gắn bó với tình nghĩa huynh đệ chi binh như thuở nào. Dù bất cứ trong tình huống bi đát đến đâu vẫn tình nghĩa một lòng và tưởng nhớ mến thương nhau… Cũng do tình nghĩa cao quý như thế nên chúng tôi còn tìm gặp lại nhau.
Như trường hợp của tôi và anh Nguyễn Sơn, tức nhà thơ Thy Lan Thảo, gặp lại nhau hôm nay. Chúng tôi đã từng gặp nhau trong trại tù Hà Tây, Hà Sơn Bình và trại tù Nam Hà, Hà Nam Ninh, Bắc Việt Nam. Chúng tôi bị giam giữ ở trại Hà Tây cũng khá lâu, tính ra trong vòng 4 năm. Kể từ năm 1979, sau khi CSVN bị Trung cộng dạy cho bài học thứ nhất, tức đánh CSVN có không gian và thời gian, tức chỉ đánh 6 tỉnh phía Bắc nằm giáp sát biên giới Hoa Việt và thời gian 3 tháng, mục đích lấy lại những gì Trung cộng viện trợ cho CSVN. Do đó CSVN phải di tản tù cải tạo từ miền rừng sâu núi thẩm Hoàng Liên Sơn, đem về giam giữ tại các trại tù trong vùng đồng bằng sông Hồng. Cũng vì đó tôi và Sơn mới có dịp gặp nhau một thời gian ở Hà Tây và Nam Hà.
Vào tháng ba năm 1983, tù cải tạo ở trại Hà Tây bị chuyển về trại tù Nam Hà. Sơn và tôi cũng bị chuyển về giam ở trại tù Nam Hà một thời gian. Rồi Sơn cũng được thả về ngày 29 tháng 6 năm 1983. Còn tôi vẫn còn bị giam tiếp đến 11 tháng giêng năm 1986 mới được phóng thích, cũng từ nơi nhà tù Nam Hà này.
Giờ này, Sơn và tôi cũng may mắn được gặp lại với nỗi niềm nửa mừng nửa tủi. Tôi hình dung lại những năm tháng ở trại tù Hà Tây. Nhất là khi thấy những người bạn trẻ như Sơn, khiến lòng tôi cảm mến và quí trọng. Cảm mến cái tác phong anh hùng, đầy sĩ khí qua hình dáng của những người lính trẻ trong QLVNCH. Mặc dù, còn rất trẻ, bị tù đày, nhưng tinh thần rất vững chắc. Do cái hào khí oai hùng của người lính miền Nam được giáo dục tốt, được tôi luyện kỹ như thép súng. Tương tự như tinh thần bất khuất đầy khí tiết, un đúc trong huyết quản của từng người lính VNCH, đã vì lý tưởng Tư Do, vì Tổ quốc Việt Nam, và vì miền Nam thân yêu, đã thể hiện một cách rạng ngời, qua tấm gương trung liệt của những vị anh hùng miền Nam, như Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hồ ngọc Cẩn… Dù có bị bức tử, dù có bị tù đày như thế, nhưng tinh thần và khí tiết của người lính miền Nam vẫn còn bất cứ trong tình huống nào.
Nhớ lại ngày ở tù về, trở lại đất miền Nam, Sơn về quê quán ở đất Gò Công. Còn tôi khi trở về phải tạm trú ở Sài Gòn. Cả hai chúng tôi, cũng như một số tù cải tạo khác, được CSVN thả về, phải làm “Phó thường dân Nam Bộ” một thời gian khá lâu do bị quản chế, mới được trao trả “quyền công dân”, nhưng cũng cảm thấy khó sống! Kể ra lúc đó, ai muốn làm công dân của một nước theo chế độ Cộng sản như Việt Nam cũng khó lắm thay! Cũng do thù hận, kỳ thị vì tư tưởng ý thức hệ vẫn còn. Ðồng thời cũng do cái tư tưỏng ngạo mạn công thần xem đồng bào mình như cỏ rác. Bởi thế, nên buộc lòng chúng tôi đành cam phải bỏ xứ mà ra đi. Nên Sơn đã viết cho một người bạn của Sơn những dòng như sau đây:
Giặc thả tao về bơ vơ tay trắng.
Mẹ chị cưu mang an ủi bước đời.
Mày chạy xe Lam hằng ngày kiếm sống.
Bạn bè cùng khổ gặp lại cũng vui.
…
Uống với tao cạn ly này để nhớ.
Uống với tao cạn ly này để nhớ.
Ðã một thời bằng hữu sống bên nhau.
Mai mốt tao đi điều tao lo sợ.
Sống ly hương rất tủi nhục nghẹn ngào.
Rựơu Gò Công ai đong nấy uống.
Tao mời mầy bởi biết khó tương phùng.
(Viết cho thằng bạn, thơ Thy Lan Thảo)
Chúng tôi ngỡ không bao giờ có dịp gặp lại nhau, đời con người mấy ai học được chữ ngờ. Thế mà, chúng tôi cũng còn cái may mắn hơn một số bạn bè ở lại. Chúng tôi gặp lại nhau do một sự tình cờ, nơi quê lạ xứ người. Ôi đời con người chuyện ly tan, ly xứ, hoặc tương phùng tái ngộ, tôi tin là do định mệnh, hoặc do cái duyên tiền định đã an bài. Hồi tưởng lại, biết làm sao kể hết. những đớn đau xa cách bất hạnh, do lo sợ và tù đày, từng xảy ra hàng ngày, cho cuộc đời của con người, tức con người Việt Nam, phải sống và cam chịu dưới chế độ bạo tàn của CSVN.
Lần này, tôi gặp lại Sơn trên đất tạm dung, với niềm đau thất thổ ly hương và cùng nhau kể lại những ngày đau tủi của quá khứ tù đày. Chúng tôi gặp nhau qua “Chút Tình Chút Ý”. Chúng tôi gặp nhau qua Thi phẩm của Nguyễn Sơn xuất bản ở Hoa Kỳ năm 2005. Qua điện thoại gọi nhau, Sơn cũng nhắc lại một thời quá khứ bị lưu đày nơi trại tù Hà Tây và Nam Hà. Tôi hình dung nhớ lại Sơn còn có biệt danh biệt hiệu do bạn bè đặt cho lúc trong tù, là Sơn Mỏng. Vì Sơn có thân hình mảnh mai, ốm yếu, nhưng trẻ trung vui tính và đẹp trai, nên bè bạn ai cũng rất mến Sơn.
Chút tình Chút ý.
Cũng từ lâu, tôi có nghe nhà báo Việt Hùng, chủ nhiệm tạp chí Phương Ðông ở Boston, Massachusetts, có gọi nhắc tôi, nhà thơ Thy Lan Thảo có ý muốn gặp. Cũng may mắn tôi có số điện thoại của nhà thơ, nên đã gọi thăm, mới biết ra Thy Lan Thảo là Nguyễn Sơn, là người bạn trẻ, là một trong số những người lính trẻ của QLVNCH, từng bị CSVN giam giữ chung cùng trại tù Hà Tây với tôi năm nào.
Ôi! may mắn thay! Nỗi vui mừng làm sao kể xiết. Có biết bao là kỷ niệm vui buồn được nhắc lại, kể lại trong những ngày bị tù đày trên quê hương mình. Tôi ngỡ như là trong giấc mộng chiêm bao. Vì từ lâu, tưởng chừng đời chúng tôi như đã chết rồi. Cũng may, sau những năm lưu đày tủi hận, chúng tôi còn sống sót đến hôm nay, lại gặp nhau trên xứ người, để cùng kể cho nhau nghe những chuyện buồn của một thời quá khứ.
Thy Lan Thảo cũng có gửi tặng tôi quyển thơ có tựa đề “Chút tình chút ý” với những dòng chữ do tự tay tác giả viết tặng “Ðể kỷ niệm những ngày tháng ở trại tù Hà Tây và Nam Hà”.
Tôi nhận được tập thơ “Chút tình chút ý”, tôi chợt có cảm nghĩ, mình cũng nên ghi lại đôi dòng về người bạn trẻ từng là đồng đội, đồng cảnh năm xưa, mà mãi cho đến giờ này vẫn còn giữ được tình nghĩa huynh đệ chi binh trong lòng. Ngoài ra, còn chan chứa những nỗi niềm thất thổ ly hương do cái tình đồng đội, đồng hương, đồng nghiệp do cùng làm thơ làm văn, ghi lại những nỗi niềm thương tiếc của một thời qua ở quê nhà.
Ðược biết rõ thêm, Thy Lan Thảo sinh quán ở làng Tân Niên Trung, tỉnh Gò Công. Là con út trong một gia đình giáo chức thời VNCH. Nói đến Gò Công, đối với tôi không có gì xa lạ. Do tôi có một thời gian, từng làm Công tác Bình định Xây dựng trong khu vực tỉnh Gò Gông, gần khu Cầu Nổi. Có lúc tái thiết cầu Cần Ðước, Cầu Ông Thìn trên đường từ Chợ Lợn đi Cần Giuộc xuống Gò Công. Như vậy, Thy Lan Thảo cũng là người cùng quê với nữ Ca sĩ Phương Dung, từng nổi danh với lời ái mộ của bà con thường gọi là “Con nhạn trắng Gò Công”.
Gò Công cũng là vùng đất của lịch sử miền Nam, vùng đất của những vị anh hùng dân tộc như Võ Tánh, Trương Ðịnh. Của những bậc nữ lưu danh tiếng như Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, và Nam Phương Hoàng Hậu. Gò Công từng nổi tiếng là vùng đất của địa linh nhân kiệt.
Nói đến Gò Công là vùng đất mà tôi từng lưu lại những công tác xây dựng như tái tạo các cầu đường trong vùng. Những kỷ niệm cùng đồng bào trong vùng Cần Giuộc, Cần Ðước, Hoà Ðồng, Hòa Tân, Hòa Lạc. Nhất là vùng Cần Ðước với hương vị mặn mà của các món đặc sản ở vùng này, như gạo Nàng Hương chợ Ðào, cùng mắm còng trộn với thơm Bến Lức, hòa lẫn với tình nghĩa đồng bào và quê hương ngày đó thật là thắm thiết mặn nồng...
Khi gặp Sơn và biết Sơn là dân Gò Công, tôi có cảm tình quí mến Sơn như đã có “Chút tình chút ý” với Gò Công ngày nào. Ðược gặp Sơn, qua những dòng thơ Thy Lan Thảo đã viết, dù là trong mơ, dù là bị thất thổ ly hương, nhưng trong tiềm thức, trong tư tưởng vẫn một lòng hoài vọng về hướng quê nhà nơi đất Gò Công.
Quê hương ngàn dậm lòng ghi khắc.
Hai chữ Gò Công - âm thật êm.
(Nỗi nhớ trong mơ, thơ Thy Lan Thảo)
hoặc:
Chị ơi đất lạ lòng cô quạnh.
Em nhớ Gò Công, nén thở dài.
(Lòng vẫn không nguôi, thơ Thy Lan Thảo)
Khi đọc thơ Thy Lan Thảo, thấy nhà thơ tuy trẻ, tuy làm lính xa nhà, tuy bị tù đày khổ sai biệt xứ, nhưng trong lòng vẫn luôn luôn gắn bó với gia đình, do lòng hiếu đạo, đã thương nhớ từng cọng rau tấc đất, cùng với những giây phút êm đềm thắm thiết đậm đà của tình mẹ cha, nơi quê cha đất tổ, qua những câu trong bài “Rau càng cua” như:
Ðất Hà Tây rau càng cua chẳng có.
Nằm mơ thấy mẹ cắp rổ hái rau.
Chợt thức giấc nghe như mình nghẹt thở.
Mẹ thương con - ôi lai láng rạt rào.
…
Dĩa rau càng cua rưới thêm dầu giấm.
Dĩa rau càng cua rưới thêm dầu giấm.
Nước tương dầm với ớt vậy mà ngon.
Mẹ với ba ảnh hình con ghi đậm.
Nước mắt quê hương trong dạ héo mòn!
Hoặc khi biết lũ giặc chuyển tù ra đất Bắc, lòng như tuyệt vọng:
Chuyển tù ra Bắc như đời ta hết.
Mẹ tuổi già đâu thể đến thăm con.
Hai năm trong Nam mẹ gắng thăm tìm.
Sáu năm đất Bắc mẹ thương mỏi mòn...
(Rau càng cua, thơ Thy Lan Thảo)
Sau ngày 30/4/75, nhớ lại những ngày đầu vào trại tù ở miền Nam trước khi bị đưa ra Bắc:
Ta ở đây dù chỉ một năm.
Mỹ Phước Tây triền miên cực khổ.
Ta nghe đầy lời chửi của bọn coi tù.
Lũ côn đồ có trái tim bằng đất...
(Về thăm lại Mỹ Phước Tây, thơ Thy Lan Thảo)
Rồi cờ gãy tao lưu đày ra Bắc.
Mấy lần đau tường rũ xác thiên thu.
Trong tuổi thanh xuân nhọc nhằn héo hắt.
Nhớ lời cổ nhân: “Nhất nhật tại tù”
(Viết cho thằng bạn, thơ Thy Lan Thảo)
Và cuộc đời bị lưu đày của nhà thơ cứ tiếp diễn trên đất Bắc Việt Nam:
Từng trại tù - Tết chầm chậm trôi qua.
Xuân Hà Tây - bụng đói mắt nở hoa.
Tường chớn chở kẽm gai rào mấy lớp.
Chiến hữu xưa gượng cười quên tiếng khóc.
Mắt đỏ nhìn thăm thẳm hướng trời Nam.
Dù biết bị lưu đày trong tuyệt vọng,
Nhưng tình nghĩa xưa mãi mãi vẫn còn.
Mày hơn năm năm trại Kiến Hòa.
Tao trại Hà Tây chuyển Nam Hà
Mày vượt biên giã từ lũ quỷ.
Cùng đường tao cam chịu xót xa.
(Viết cho thằng em, thơ Thy Lan Thảo)
...
Nhớ lúc chuyển trại, đến trại tù Nam Hà:
Ðất đá Nam Hà bước máu loang.
Trừng trừng mắt gửi sắc hao mòn.
Phía sau chút khói hoàng hôn đó.
Là gửi tấm lòng với nước non.
Nằm trong hỗn trận đành yên chịu.
Rừng núi Nam Hà ngăn lối đi…
(Ðá dựng Nam Hà, thơ Thy Lan Thảo)
Cảnh lưu đày này cứ ngỡ sẽ mục gông trong nhà tù khám lạnh, nhưng cũng may, nhờ thời thế xoay vần, thời cuộc biến đổi, giặc Cộng cùng đường hết lối. Do kinh tế kiệt quệ và bị kẻ thù bao vây phong tỏa cấm vận, buộc lòng chúng phải thả tù ra cứu đảng để mong được sống còn. Cũng nhờ thế mà mạng của tù cải tạo còn, nếu không thì cũng toi mạng với chủ trương của CSVN “Trước sau như một” tức “Trước nhốt sau giam”, “Ở mãi không về” hoặc “Kiên trì cải tạo và cải tạo lâu dài” và “Rượt đuổi người đi và cầm tù người ở lại”… Tất cả những câu, những khẩu hiệu đểu giả này là những ngón sở trường sở đoản của CSVN.
Sau 8 năm ra tù, trở về Gò Công nhớ lại bạn bè:
Bạn cùng khóa bao nhiêu thằng nằm xuống.
Bao nhiêu thằng oan ngục chịu tù gông.
Sau ngục tù tao trở về hết muốn.
Sống ươn hèn - thà vùi xác biển Ðông.
(Nghĩ về bạn, thơ Thy Lan Thảo)
Ðọc thơ Thy Lan Thảo với những dòng thơ trích dẫn như trên ta mới thấy được cái nỗi đau của những người tù cải tạo bị Cộng sản trả thù một cách hèn hạ. Nỗi đau nhục này khó lòng mà hàn gắn, khó mà quên đi một cách dễ dàng, Vì nó đã trở thành một nỗi đau chung của dân tộc, của lịch sử. Nó đã trở thành những kỷ niệm khó bôi xóa hết trong lòng. Ðó là những kỷ niệm khó quên, đối với đời người, với những người tù cải tạo, bởi thế:
Ðừng trách tại sao nhắc hoài kỷ niệm.
Bởi lòng ta kỷ niệm quý hơn vàng.
(Nghĩ về bạn, thơ Thy Lan Thảo)
Những kỷ niệm đau buồn trong cuộc đời bất hạnh của những người tù cải tạo là những niềm đau sâu đậm đã trở thành một vết hằn sâu trong tim óc của từng người, từng nạn nhân của Cộng sản. Do đó, thơ Thy Lan Thảo cũng đã nói lên được nỗi đau chung của thời đại, của thời thất thổ lưu vong của chúng ta.
Những ai chưa từng là nạn nhân của cảnh tù đày của Cộng sản, đọc thơ Thy Lan Thảo trong thi tập “Chút ý chút tình”, cũng hiểu được cái nỗi đau của tác giả, từng là người tù cải tạo tập trung trong trại tù Cộng sản, khi bị lưu đày trên đất Bắc.
Tao đi dưới sắc cờ (đỏ CS) tanh máu.
Chiến bại thân hèn nhục khổ sai.
Tám năm sống kiếp tù “Cải tạo”
Oan khuất đời ta nhục đọa đày.
(Tấm lòng gửi bạn, thơ Thy Lan Thảo)
Thy Lan Thảo làm thơ và có lúc cũng mượn rượu để giải sầu, để giải bày cái đau cái hận sau cái ngày bị tan hàng rã ngũ. Mục đích nói lên cái nỗi đau chung, cái nỗi đau oan nghiệt của người lính sau ngày tàn cuộc chiến bị Cộng sản trả thù và ngược đãi.
Rượu đế Gò Công trong sùi bọt.
Nhậu để quên tuổi thuở dập bầm.
(Viết cho thằng em, thơ Thy Lan Thảo)
Trong phạm vi nhỏ hẹp của bài viết này, khi đọc thơ Thy Lan Thảo, tôi chỉ cố gắng chủ yếu muốn tập trung vào những nỗi đau nỗi nhục của thân phận của người lính bị gãy súng, bị làm thân chiến bại, bị tù đày khổ sai biệt xứ do người Cộng sản trả thù sau cuộc chiến Việt Nam. Chưa nói đến, chưa kể đến những nỗi lòng tha thiết với tình cảm, tình yêu thơ mộng, với mái tóc, với vành môi khoé mắt, mà Thy Lan Thảo cũng từng đã viết qua thơ trong thi phẩm “Chút ý Chút tình” như:
Không son phấn vẫn ý thơ tròn nụ.
Mái tóc ngày xưa, mái tóc bây giờ.
Bạn bè em bốn phương trời lữ thứ.
Em ngoan hiền mắt vẫn đẹp vẫn mơ.
(Ngọt nụ Xuân đời, thơ Thy Lan Thảo)
Do đó người viết chỉ kể riêng rẽ về chuyện tù đày. Giờ này nhớ lại có biết bao kỷ niệm trong lao tù giữa nhà thơ và tôi, cùng anh em đồng đội từng là chiến hữu trong QLVNCH. Tôi nhớ khi tôi gặp Nguyễn Sơn là người tù năm xưa, tức nhà thơ Thy Lan Thảo hôm nay, xuyên qua những dòng thơ chan chứa nặng tình nặng ý. Thy Lan Thảo đã gói ghém trọn vẹn những nỗi lòng, nỗi nhớ, nỗi đau của nhà thơ đem trang trải hết trên những dòng thơ mang nặng “Chút ý chút tình”. Nên tôi đọc thơ Thy Lan Thảo như cảm thông thấy có mình ở trong đó.
Thy Lan Thảo cũng thể hiện cho người đọc thơ thấy tấm lòng của người con chí hiếu, nguời anh, người em có nghĩa tình. Kể cả cái tình nghĩa cao quý với bạn bè bằng hữu, dù trong mọi tình huống, hoặc cảnh ngộ của một khoảng đời, từ lúc ở quê nhà hay ra Hải ngoại tạm dung.
Thy Lan Thảo là nhà thơ người miền Nam, cũng đã vận dụng khéo léo qua cách dùng từ miền Nam trong những bài thơ của anh, cũng tạo nên những cái duyên dáng, tự nhiên, đáng mến, như “Ai đong nấy uống”, “dập bầm”, “Bụng phình chưa”, “Khều chân”.v.v... Nói tóm lại những dòng thơ Thy Lan Thảo cũng phong phú tình cảm cùng âm điệu nhẹ nhàng qua những sáng tác đã thể hiện trong thi tập “Chút ý chút tình”. Tất cả cũng đã tạo nên những ý và tứ thơ rất hợp với tâm tình của một người mặc áo lính làm thơ. Mục đích để nói lên tâm sự, để kể chuyên của đời mình, hoà lẫn với nỗi đau chung của bằng hữu và của quê hương …
Nhân khi viết vội những dòng lưu niệm này, tôi cũng cảm thấy vui vui, khi gặp lại người bạn trẻ năm xưa, một trong số những người lính trẻ của VNCH, từng là tù cải tạo bị giam giữ chung nhau ở trại tù Hà Tây và Nam Hà. Nguyễn Sơn ơi! Hồi tưởng lại những năm tháng tù đày, khổ sai biệt xứ, đói khát và tủi nhục, nhưng chúng ta còn sống sót đến ngày nay, để gặp nhau lần này, cũng là phúc đức của Ông bà Tổ tiên ban cho nhiều lắm rồi! Xin cảm ơn Thượng Ðế! Xin cảm ơn những người bạn đã chết để cho chúng ta còn sống đến hôm nay! Nỗi vui này biết làm sao kể hết, nói sao cho trọn, cho đầy.
Tôi cũng cảm ơn nhà thơ Thy Lan Thảo đã gửi tặng tôi Thi tập này, để cùng nhớ lại những ngày đau tủi bị tù đày khổ sai biệt xứ trên quê hương mình. Cũng là dịp để “Ôn cố tri tân” trước cái thảm cảnh người mình, sỉ nhục hành hạ đánh đập mình. Trước cảnh dối trá bằng những thủ đoạn nói lời giả nhân giả nghĩa, để đánh lừa mình và dối gạt đồng bào mình như hiện nay. Ðồng thời cũng là dịp nhớ lại thời gian bị lưu đày khổ sai trên đất Bắc Việt Nam. Coi như là một bài học cho thế hệ con em chúng ta biết qua, mục đích để rút kinh nghiệm, một kinh nghiệm xương máu và nước mắt của cha anh từng gánh chịu dưới chế độ bạo ngược của đảng Cộng sản Việt Nam.
Phạm Thành Tính
QuynhMai Post
Chuyện hai Người Tù gặp lại
Sau cái ngày của Tháng Tư Ðen năm 1975, anh em đồng đội của chúng tôi bị gãy súng, vì bị bức tử một cách oan nghiệt. Bị tan hàng rã ngũ, bị bạn thù trở mặt. Tưởng không còn sống để gặp nhau nữa, như những bạn bè đã hy sinh trước và sau cuộc chiến Việt Nam
Chuyện hai Người Tù gặp lại
Phạm Thành Tính
Phạm Thành Tính
Sau cái ngày của Tháng Tư Ðen năm 1975, anh em đồng đội của chúng tôi bị gãy súng, vì bị bức tử một cách oan nghiệt. Bị tan hàng rã ngũ, bị bạn thù trở mặt. Tưởng không còn sống để gặp nhau nữa, như những bạn bè đã hy sinh trước và sau cuộc chiến Việt Nam. Nhưng cũng đau thương không ít cho những người còn sống sót. Do một số lớn bị tù đày, một số trốn bỏ đi tìm tự do, có người bỏ thây bỏ mạng trên đường vượt biên, vượt biển hoặc trong nhà tù Cộng sản. Kể ra cũng có nhiều cái nghiệt ngã không ngờ, mang đầy tủi nhục và cay đắng. Như tình cảnh của người còn sống bị kẹt lại, thì bị vào tù ngục, còn người chết thì bị quật mồ quật mả, xóa sạch và san bằng Nghĩa trang.
Còn hoàn cảnh của chúng tôi khi gặp lại nhau cũng đau thương không ít, tại nơi các trại tù cải tạo tập trung của CSVN trên đất Bắc. Như trại tù Sơn La, Nghĩa Lộ ở Hoàng Liên Sơn. Trại tù Hà Tây của tỉnh Hà Sơn Bình Trại tù Nam Hà của tỉnh Hà Nam Ninh. Hoặc trại tù Tân Kỳ, Thanh Phong Thanh Hóa. Trại tù Tiên Lãnh ở miền Trung. Trại tù Z30D, Long Khánh ở miền Nam. Nếu đem kể tên hết trại tù do Cộng sản dựng ra sau cái ngày 30/4/75, làm sao mà kể cho hết. Ngày đó, CSVN đã xây nhà tù mọc lên như nấm, khắp mọi nơi trên toàn cõi Việt Nam… Cũng vì thế mà nhà văn Nga lưu vong Solzhenitzyn đã phát biểu, khi miền Nam lọt vào tay Cộng sản: “ Toàn thể Việt Nam sẽ thành trại tập trung”. Nhà văn này có nhiều kinh nghiệm đối với Cộng sản không riêng gì CSVN.
Dù trong vòng lao lý, dù có tan hàng rã ngũ, nhưng trong lòng mỗi người anh em đồng đội, đồng ngũ vẫn giữ một lòng son sắt, gắn bó với tình nghĩa huynh đệ chi binh như thuở nào. Dù bất cứ trong tình huống bi đát đến đâu vẫn tình nghĩa một lòng và tưởng nhớ mến thương nhau… Cũng do tình nghĩa cao quý như thế nên chúng tôi còn tìm gặp lại nhau.
Như trường hợp của tôi và anh Nguyễn Sơn, tức nhà thơ Thy Lan Thảo, gặp lại nhau hôm nay. Chúng tôi đã từng gặp nhau trong trại tù Hà Tây, Hà Sơn Bình và trại tù Nam Hà, Hà Nam Ninh, Bắc Việt Nam. Chúng tôi bị giam giữ ở trại Hà Tây cũng khá lâu, tính ra trong vòng 4 năm. Kể từ năm 1979, sau khi CSVN bị Trung cộng dạy cho bài học thứ nhất, tức đánh CSVN có không gian và thời gian, tức chỉ đánh 6 tỉnh phía Bắc nằm giáp sát biên giới Hoa Việt và thời gian 3 tháng, mục đích lấy lại những gì Trung cộng viện trợ cho CSVN. Do đó CSVN phải di tản tù cải tạo từ miền rừng sâu núi thẩm Hoàng Liên Sơn, đem về giam giữ tại các trại tù trong vùng đồng bằng sông Hồng. Cũng vì đó tôi và Sơn mới có dịp gặp nhau một thời gian ở Hà Tây và Nam Hà.
Vào tháng ba năm 1983, tù cải tạo ở trại Hà Tây bị chuyển về trại tù Nam Hà. Sơn và tôi cũng bị chuyển về giam ở trại tù Nam Hà một thời gian. Rồi Sơn cũng được thả về ngày 29 tháng 6 năm 1983. Còn tôi vẫn còn bị giam tiếp đến 11 tháng giêng năm 1986 mới được phóng thích, cũng từ nơi nhà tù Nam Hà này.
Giờ này, Sơn và tôi cũng may mắn được gặp lại với nỗi niềm nửa mừng nửa tủi. Tôi hình dung lại những năm tháng ở trại tù Hà Tây. Nhất là khi thấy những người bạn trẻ như Sơn, khiến lòng tôi cảm mến và quí trọng. Cảm mến cái tác phong anh hùng, đầy sĩ khí qua hình dáng của những người lính trẻ trong QLVNCH. Mặc dù, còn rất trẻ, bị tù đày, nhưng tinh thần rất vững chắc. Do cái hào khí oai hùng của người lính miền Nam được giáo dục tốt, được tôi luyện kỹ như thép súng. Tương tự như tinh thần bất khuất đầy khí tiết, un đúc trong huyết quản của từng người lính VNCH, đã vì lý tưởng Tư Do, vì Tổ quốc Việt Nam, và vì miền Nam thân yêu, đã thể hiện một cách rạng ngời, qua tấm gương trung liệt của những vị anh hùng miền Nam, như Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hồ ngọc Cẩn… Dù có bị bức tử, dù có bị tù đày như thế, nhưng tinh thần và khí tiết của người lính miền Nam vẫn còn bất cứ trong tình huống nào.
Nhớ lại ngày ở tù về, trở lại đất miền Nam, Sơn về quê quán ở đất Gò Công. Còn tôi khi trở về phải tạm trú ở Sài Gòn. Cả hai chúng tôi, cũng như một số tù cải tạo khác, được CSVN thả về, phải làm “Phó thường dân Nam Bộ” một thời gian khá lâu do bị quản chế, mới được trao trả “quyền công dân”, nhưng cũng cảm thấy khó sống! Kể ra lúc đó, ai muốn làm công dân của một nước theo chế độ Cộng sản như Việt Nam cũng khó lắm thay! Cũng do thù hận, kỳ thị vì tư tưởng ý thức hệ vẫn còn. Ðồng thời cũng do cái tư tưỏng ngạo mạn công thần xem đồng bào mình như cỏ rác. Bởi thế, nên buộc lòng chúng tôi đành cam phải bỏ xứ mà ra đi. Nên Sơn đã viết cho một người bạn của Sơn những dòng như sau đây:
Giặc thả tao về bơ vơ tay trắng.
Mẹ chị cưu mang an ủi bước đời.
Mày chạy xe Lam hằng ngày kiếm sống.
Bạn bè cùng khổ gặp lại cũng vui.
…
Uống với tao cạn ly này để nhớ.
Uống với tao cạn ly này để nhớ.
Ðã một thời bằng hữu sống bên nhau.
Mai mốt tao đi điều tao lo sợ.
Sống ly hương rất tủi nhục nghẹn ngào.
Rựơu Gò Công ai đong nấy uống.
Tao mời mầy bởi biết khó tương phùng.
(Viết cho thằng bạn, thơ Thy Lan Thảo)
Chúng tôi ngỡ không bao giờ có dịp gặp lại nhau, đời con người mấy ai học được chữ ngờ. Thế mà, chúng tôi cũng còn cái may mắn hơn một số bạn bè ở lại. Chúng tôi gặp lại nhau do một sự tình cờ, nơi quê lạ xứ người. Ôi đời con người chuyện ly tan, ly xứ, hoặc tương phùng tái ngộ, tôi tin là do định mệnh, hoặc do cái duyên tiền định đã an bài. Hồi tưởng lại, biết làm sao kể hết. những đớn đau xa cách bất hạnh, do lo sợ và tù đày, từng xảy ra hàng ngày, cho cuộc đời của con người, tức con người Việt Nam, phải sống và cam chịu dưới chế độ bạo tàn của CSVN.
Lần này, tôi gặp lại Sơn trên đất tạm dung, với niềm đau thất thổ ly hương và cùng nhau kể lại những ngày đau tủi của quá khứ tù đày. Chúng tôi gặp nhau qua “Chút Tình Chút Ý”. Chúng tôi gặp nhau qua Thi phẩm của Nguyễn Sơn xuất bản ở Hoa Kỳ năm 2005. Qua điện thoại gọi nhau, Sơn cũng nhắc lại một thời quá khứ bị lưu đày nơi trại tù Hà Tây và Nam Hà. Tôi hình dung nhớ lại Sơn còn có biệt danh biệt hiệu do bạn bè đặt cho lúc trong tù, là Sơn Mỏng. Vì Sơn có thân hình mảnh mai, ốm yếu, nhưng trẻ trung vui tính và đẹp trai, nên bè bạn ai cũng rất mến Sơn.
Chút tình Chút ý.
Cũng từ lâu, tôi có nghe nhà báo Việt Hùng, chủ nhiệm tạp chí Phương Ðông ở Boston, Massachusetts, có gọi nhắc tôi, nhà thơ Thy Lan Thảo có ý muốn gặp. Cũng may mắn tôi có số điện thoại của nhà thơ, nên đã gọi thăm, mới biết ra Thy Lan Thảo là Nguyễn Sơn, là người bạn trẻ, là một trong số những người lính trẻ của QLVNCH, từng bị CSVN giam giữ chung cùng trại tù Hà Tây với tôi năm nào.
Ôi! may mắn thay! Nỗi vui mừng làm sao kể xiết. Có biết bao là kỷ niệm vui buồn được nhắc lại, kể lại trong những ngày bị tù đày trên quê hương mình. Tôi ngỡ như là trong giấc mộng chiêm bao. Vì từ lâu, tưởng chừng đời chúng tôi như đã chết rồi. Cũng may, sau những năm lưu đày tủi hận, chúng tôi còn sống sót đến hôm nay, lại gặp nhau trên xứ người, để cùng kể cho nhau nghe những chuyện buồn của một thời quá khứ.
Thy Lan Thảo cũng có gửi tặng tôi quyển thơ có tựa đề “Chút tình chút ý” với những dòng chữ do tự tay tác giả viết tặng “Ðể kỷ niệm những ngày tháng ở trại tù Hà Tây và Nam Hà”.
Tôi nhận được tập thơ “Chút tình chút ý”, tôi chợt có cảm nghĩ, mình cũng nên ghi lại đôi dòng về người bạn trẻ từng là đồng đội, đồng cảnh năm xưa, mà mãi cho đến giờ này vẫn còn giữ được tình nghĩa huynh đệ chi binh trong lòng. Ngoài ra, còn chan chứa những nỗi niềm thất thổ ly hương do cái tình đồng đội, đồng hương, đồng nghiệp do cùng làm thơ làm văn, ghi lại những nỗi niềm thương tiếc của một thời qua ở quê nhà.
Ðược biết rõ thêm, Thy Lan Thảo sinh quán ở làng Tân Niên Trung, tỉnh Gò Công. Là con út trong một gia đình giáo chức thời VNCH. Nói đến Gò Công, đối với tôi không có gì xa lạ. Do tôi có một thời gian, từng làm Công tác Bình định Xây dựng trong khu vực tỉnh Gò Gông, gần khu Cầu Nổi. Có lúc tái thiết cầu Cần Ðước, Cầu Ông Thìn trên đường từ Chợ Lợn đi Cần Giuộc xuống Gò Công. Như vậy, Thy Lan Thảo cũng là người cùng quê với nữ Ca sĩ Phương Dung, từng nổi danh với lời ái mộ của bà con thường gọi là “Con nhạn trắng Gò Công”.
Gò Công cũng là vùng đất của lịch sử miền Nam, vùng đất của những vị anh hùng dân tộc như Võ Tánh, Trương Ðịnh. Của những bậc nữ lưu danh tiếng như Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, và Nam Phương Hoàng Hậu. Gò Công từng nổi tiếng là vùng đất của địa linh nhân kiệt.
Nói đến Gò Công là vùng đất mà tôi từng lưu lại những công tác xây dựng như tái tạo các cầu đường trong vùng. Những kỷ niệm cùng đồng bào trong vùng Cần Giuộc, Cần Ðước, Hoà Ðồng, Hòa Tân, Hòa Lạc. Nhất là vùng Cần Ðước với hương vị mặn mà của các món đặc sản ở vùng này, như gạo Nàng Hương chợ Ðào, cùng mắm còng trộn với thơm Bến Lức, hòa lẫn với tình nghĩa đồng bào và quê hương ngày đó thật là thắm thiết mặn nồng...
Khi gặp Sơn và biết Sơn là dân Gò Công, tôi có cảm tình quí mến Sơn như đã có “Chút tình chút ý” với Gò Công ngày nào. Ðược gặp Sơn, qua những dòng thơ Thy Lan Thảo đã viết, dù là trong mơ, dù là bị thất thổ ly hương, nhưng trong tiềm thức, trong tư tưởng vẫn một lòng hoài vọng về hướng quê nhà nơi đất Gò Công.
Quê hương ngàn dậm lòng ghi khắc.
Hai chữ Gò Công - âm thật êm.
(Nỗi nhớ trong mơ, thơ Thy Lan Thảo)
hoặc:
Chị ơi đất lạ lòng cô quạnh.
Em nhớ Gò Công, nén thở dài.
(Lòng vẫn không nguôi, thơ Thy Lan Thảo)
Khi đọc thơ Thy Lan Thảo, thấy nhà thơ tuy trẻ, tuy làm lính xa nhà, tuy bị tù đày khổ sai biệt xứ, nhưng trong lòng vẫn luôn luôn gắn bó với gia đình, do lòng hiếu đạo, đã thương nhớ từng cọng rau tấc đất, cùng với những giây phút êm đềm thắm thiết đậm đà của tình mẹ cha, nơi quê cha đất tổ, qua những câu trong bài “Rau càng cua” như:
Ðất Hà Tây rau càng cua chẳng có.
Nằm mơ thấy mẹ cắp rổ hái rau.
Chợt thức giấc nghe như mình nghẹt thở.
Mẹ thương con - ôi lai láng rạt rào.
…
Dĩa rau càng cua rưới thêm dầu giấm.
Dĩa rau càng cua rưới thêm dầu giấm.
Nước tương dầm với ớt vậy mà ngon.
Mẹ với ba ảnh hình con ghi đậm.
Nước mắt quê hương trong dạ héo mòn!
Hoặc khi biết lũ giặc chuyển tù ra đất Bắc, lòng như tuyệt vọng:
Chuyển tù ra Bắc như đời ta hết.
Mẹ tuổi già đâu thể đến thăm con.
Hai năm trong Nam mẹ gắng thăm tìm.
Sáu năm đất Bắc mẹ thương mỏi mòn...
(Rau càng cua, thơ Thy Lan Thảo)
Sau ngày 30/4/75, nhớ lại những ngày đầu vào trại tù ở miền Nam trước khi bị đưa ra Bắc:
Ta ở đây dù chỉ một năm.
Mỹ Phước Tây triền miên cực khổ.
Ta nghe đầy lời chửi của bọn coi tù.
Lũ côn đồ có trái tim bằng đất...
(Về thăm lại Mỹ Phước Tây, thơ Thy Lan Thảo)
Rồi cờ gãy tao lưu đày ra Bắc.
Mấy lần đau tường rũ xác thiên thu.
Trong tuổi thanh xuân nhọc nhằn héo hắt.
Nhớ lời cổ nhân: “Nhất nhật tại tù”
(Viết cho thằng bạn, thơ Thy Lan Thảo)
Và cuộc đời bị lưu đày của nhà thơ cứ tiếp diễn trên đất Bắc Việt Nam:
Từng trại tù - Tết chầm chậm trôi qua.
Xuân Hà Tây - bụng đói mắt nở hoa.
Tường chớn chở kẽm gai rào mấy lớp.
Chiến hữu xưa gượng cười quên tiếng khóc.
Mắt đỏ nhìn thăm thẳm hướng trời Nam.
Dù biết bị lưu đày trong tuyệt vọng,
Nhưng tình nghĩa xưa mãi mãi vẫn còn.
Mày hơn năm năm trại Kiến Hòa.
Tao trại Hà Tây chuyển Nam Hà
Mày vượt biên giã từ lũ quỷ.
Cùng đường tao cam chịu xót xa.
(Viết cho thằng em, thơ Thy Lan Thảo)
...
Nhớ lúc chuyển trại, đến trại tù Nam Hà:
Ðất đá Nam Hà bước máu loang.
Trừng trừng mắt gửi sắc hao mòn.
Phía sau chút khói hoàng hôn đó.
Là gửi tấm lòng với nước non.
Nằm trong hỗn trận đành yên chịu.
Rừng núi Nam Hà ngăn lối đi…
(Ðá dựng Nam Hà, thơ Thy Lan Thảo)
Cảnh lưu đày này cứ ngỡ sẽ mục gông trong nhà tù khám lạnh, nhưng cũng may, nhờ thời thế xoay vần, thời cuộc biến đổi, giặc Cộng cùng đường hết lối. Do kinh tế kiệt quệ và bị kẻ thù bao vây phong tỏa cấm vận, buộc lòng chúng phải thả tù ra cứu đảng để mong được sống còn. Cũng nhờ thế mà mạng của tù cải tạo còn, nếu không thì cũng toi mạng với chủ trương của CSVN “Trước sau như một” tức “Trước nhốt sau giam”, “Ở mãi không về” hoặc “Kiên trì cải tạo và cải tạo lâu dài” và “Rượt đuổi người đi và cầm tù người ở lại”… Tất cả những câu, những khẩu hiệu đểu giả này là những ngón sở trường sở đoản của CSVN.
Sau 8 năm ra tù, trở về Gò Công nhớ lại bạn bè:
Bạn cùng khóa bao nhiêu thằng nằm xuống.
Bao nhiêu thằng oan ngục chịu tù gông.
Sau ngục tù tao trở về hết muốn.
Sống ươn hèn - thà vùi xác biển Ðông.
(Nghĩ về bạn, thơ Thy Lan Thảo)
Ðọc thơ Thy Lan Thảo với những dòng thơ trích dẫn như trên ta mới thấy được cái nỗi đau của những người tù cải tạo bị Cộng sản trả thù một cách hèn hạ. Nỗi đau nhục này khó lòng mà hàn gắn, khó mà quên đi một cách dễ dàng, Vì nó đã trở thành một nỗi đau chung của dân tộc, của lịch sử. Nó đã trở thành những kỷ niệm khó bôi xóa hết trong lòng. Ðó là những kỷ niệm khó quên, đối với đời người, với những người tù cải tạo, bởi thế:
Ðừng trách tại sao nhắc hoài kỷ niệm.
Bởi lòng ta kỷ niệm quý hơn vàng.
(Nghĩ về bạn, thơ Thy Lan Thảo)
Những kỷ niệm đau buồn trong cuộc đời bất hạnh của những người tù cải tạo là những niềm đau sâu đậm đã trở thành một vết hằn sâu trong tim óc của từng người, từng nạn nhân của Cộng sản. Do đó, thơ Thy Lan Thảo cũng đã nói lên được nỗi đau chung của thời đại, của thời thất thổ lưu vong của chúng ta.
Những ai chưa từng là nạn nhân của cảnh tù đày của Cộng sản, đọc thơ Thy Lan Thảo trong thi tập “Chút ý chút tình”, cũng hiểu được cái nỗi đau của tác giả, từng là người tù cải tạo tập trung trong trại tù Cộng sản, khi bị lưu đày trên đất Bắc.
Tao đi dưới sắc cờ (đỏ CS) tanh máu.
Chiến bại thân hèn nhục khổ sai.
Tám năm sống kiếp tù “Cải tạo”
Oan khuất đời ta nhục đọa đày.
(Tấm lòng gửi bạn, thơ Thy Lan Thảo)
Thy Lan Thảo làm thơ và có lúc cũng mượn rượu để giải sầu, để giải bày cái đau cái hận sau cái ngày bị tan hàng rã ngũ. Mục đích nói lên cái nỗi đau chung, cái nỗi đau oan nghiệt của người lính sau ngày tàn cuộc chiến bị Cộng sản trả thù và ngược đãi.
Rượu đế Gò Công trong sùi bọt.
Nhậu để quên tuổi thuở dập bầm.
(Viết cho thằng em, thơ Thy Lan Thảo)
Trong phạm vi nhỏ hẹp của bài viết này, khi đọc thơ Thy Lan Thảo, tôi chỉ cố gắng chủ yếu muốn tập trung vào những nỗi đau nỗi nhục của thân phận của người lính bị gãy súng, bị làm thân chiến bại, bị tù đày khổ sai biệt xứ do người Cộng sản trả thù sau cuộc chiến Việt Nam. Chưa nói đến, chưa kể đến những nỗi lòng tha thiết với tình cảm, tình yêu thơ mộng, với mái tóc, với vành môi khoé mắt, mà Thy Lan Thảo cũng từng đã viết qua thơ trong thi phẩm “Chút ý Chút tình” như:
Không son phấn vẫn ý thơ tròn nụ.
Mái tóc ngày xưa, mái tóc bây giờ.
Bạn bè em bốn phương trời lữ thứ.
Em ngoan hiền mắt vẫn đẹp vẫn mơ.
(Ngọt nụ Xuân đời, thơ Thy Lan Thảo)
Do đó người viết chỉ kể riêng rẽ về chuyện tù đày. Giờ này nhớ lại có biết bao kỷ niệm trong lao tù giữa nhà thơ và tôi, cùng anh em đồng đội từng là chiến hữu trong QLVNCH. Tôi nhớ khi tôi gặp Nguyễn Sơn là người tù năm xưa, tức nhà thơ Thy Lan Thảo hôm nay, xuyên qua những dòng thơ chan chứa nặng tình nặng ý. Thy Lan Thảo đã gói ghém trọn vẹn những nỗi lòng, nỗi nhớ, nỗi đau của nhà thơ đem trang trải hết trên những dòng thơ mang nặng “Chút ý chút tình”. Nên tôi đọc thơ Thy Lan Thảo như cảm thông thấy có mình ở trong đó.
Thy Lan Thảo cũng thể hiện cho người đọc thơ thấy tấm lòng của người con chí hiếu, nguời anh, người em có nghĩa tình. Kể cả cái tình nghĩa cao quý với bạn bè bằng hữu, dù trong mọi tình huống, hoặc cảnh ngộ của một khoảng đời, từ lúc ở quê nhà hay ra Hải ngoại tạm dung.
Thy Lan Thảo là nhà thơ người miền Nam, cũng đã vận dụng khéo léo qua cách dùng từ miền Nam trong những bài thơ của anh, cũng tạo nên những cái duyên dáng, tự nhiên, đáng mến, như “Ai đong nấy uống”, “dập bầm”, “Bụng phình chưa”, “Khều chân”.v.v... Nói tóm lại những dòng thơ Thy Lan Thảo cũng phong phú tình cảm cùng âm điệu nhẹ nhàng qua những sáng tác đã thể hiện trong thi tập “Chút ý chút tình”. Tất cả cũng đã tạo nên những ý và tứ thơ rất hợp với tâm tình của một người mặc áo lính làm thơ. Mục đích để nói lên tâm sự, để kể chuyên của đời mình, hoà lẫn với nỗi đau chung của bằng hữu và của quê hương …
Nhân khi viết vội những dòng lưu niệm này, tôi cũng cảm thấy vui vui, khi gặp lại người bạn trẻ năm xưa, một trong số những người lính trẻ của VNCH, từng là tù cải tạo bị giam giữ chung nhau ở trại tù Hà Tây và Nam Hà. Nguyễn Sơn ơi! Hồi tưởng lại những năm tháng tù đày, khổ sai biệt xứ, đói khát và tủi nhục, nhưng chúng ta còn sống sót đến ngày nay, để gặp nhau lần này, cũng là phúc đức của Ông bà Tổ tiên ban cho nhiều lắm rồi! Xin cảm ơn Thượng Ðế! Xin cảm ơn những người bạn đã chết để cho chúng ta còn sống đến hôm nay! Nỗi vui này biết làm sao kể hết, nói sao cho trọn, cho đầy.
Tôi cũng cảm ơn nhà thơ Thy Lan Thảo đã gửi tặng tôi Thi tập này, để cùng nhớ lại những ngày đau tủi bị tù đày khổ sai biệt xứ trên quê hương mình. Cũng là dịp để “Ôn cố tri tân” trước cái thảm cảnh người mình, sỉ nhục hành hạ đánh đập mình. Trước cảnh dối trá bằng những thủ đoạn nói lời giả nhân giả nghĩa, để đánh lừa mình và dối gạt đồng bào mình như hiện nay. Ðồng thời cũng là dịp nhớ lại thời gian bị lưu đày khổ sai trên đất Bắc Việt Nam. Coi như là một bài học cho thế hệ con em chúng ta biết qua, mục đích để rút kinh nghiệm, một kinh nghiệm xương máu và nước mắt của cha anh từng gánh chịu dưới chế độ bạo ngược của đảng Cộng sản Việt Nam.
Phạm Thành Tính
QuynhMai Post