Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Chuyện ít biết về nữ phi công liều mình sẵn sàng đối mặt với máy bay không tặc vụ 11/9
Một điều đặc biệt nữa là, vũ khí để nữ phi công “hạ” máy bay không tặc chỉ là một chiến đấu cơ F-16 hoàn toàn không có đạn dược cất cánh từ căn cứ không quân Andrews.
Chuyện ít biết về nữ phi công liều mình sẵn sàng đối mặt với máy bay không tặc vụ 11/9
Nữ phi công Heather Lucky Penny chính là một trong hai người được giao nhiệm vụ cảm tử, lái máy bay chiến đấu F-16 để hạ máy bay chở khách bị không tặc khống chế hôm 11/9/2001 đang tiến về Washington thực hiện âm mưu tấn công khủng bố.
Nữ phi công Heather Lucky Penny. (Ảnh: Washington Post)
Ngày 11/9/2001 khi Đại tá Không quân Mỹ Marc Sasseville nghe tin tức đầu tiên về việc một máy bay lao vào tháp của Trung tâm thương mại thế giới ở Washington, ông cũng như hàng triệu người khác nghĩ rằng đó chỉ là một tai nạn. Nhưng đến khi nghe vụ máy bay thứ 2 lao vào tòa tháp khac, ông và các đồng sự của mình ở Phi đội chiến đấu 121 trong đó có nữ Trung úy Heather Lucky Penny đã lập tức được lệnh hành động.
Penny chính là nữ phi công đã lái một trong 2 chiến đấu cơ khi đó làm nhiệm vụ “cảm tử” để hạ máy bay mang số hiệu 93 của hàng hàng không United Airlines, chiếc máy bay thứ tư bị không tặc khống chế để thực hiện các vụ tấn công liều chết trên không ở Mỹ.
Cô cho biết, cô và đồng sự của cô không có nhiều thời gian chuẩn bị cho nhiệm vụ cảm tử này bởi đó là lúc họ nhận được thông tin máy bay thứ 4 bị không tặc khống chế đang tiến về Washington sau khi chiếc thứ 3 tấn công vào Lầu Năm Góc.
Đại tá Sasseville, người lái chiếc F-16 thứ hai làm nhiệm vụ cảm tử này, cũng chia sẻ: “Khi đó chúng tôi không biết máy bay United Airlines sẽ nhắm vào mục tiêu nào. Chỉ biết rằng nó đang nhằm vào một nơi mà nó không nên nhắm vào. Và dù đó là Nhà Trắng, tòa nhà quốc hội hay Đài tưởng niệm quốc gia thì đó cũng sẽ là thảm họa”.
Một điều đặc biệt nữa là, vũ khí để nữ phi công “hạ” máy bay không tặc chỉ là một chiến đấu cơ F-16 hoàn toàn không có đạn dược cất cánh từ căn cứ không quân Andrews. Điều này bởi lẽ họ không có đủ thời gian cho việc trang bị vũ khí. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, không có máy bay nào được vũ trang và sẵn sàng chiến đấu.
Penny kể lại nhiệm vụ mà khi đó cô được giao: “Chúng tôi sẽ không bắn hạ nó (máy bay United Airlines). Chúng tôi sẽ phải đâm vào máy bay đó. Và tôi phải trở thành một phi công cảm tử”.
Đại tá Sasseville nói: “Tôi sẽ nhắm vào buồng lái”, còn Penny nói: “Tôi sẽ đâm vào đuôi máy bay”.
Penny là phi công nữ đầu tiên của Phi đội chiến đấu số 121 của Không lực vệ binh quốc gia. Thời điểm đó, cô vừa hoàn thành khóa huấn luyện chiến đấu được 2 tuần tại căn cứ vẫn còn được trang bị đạn giả.
Sau những bước chuẩn bị nhanh chóng, 2 máy bay F-16 cảm tử đã cất cánh khỏi sân bay Andrews, bay lượn vòng ở Washington. Ở thời điểm trên không đó, Đại tá Sasseville đã thay đổi chiến lược, thay vì tấn công vào đuôi hay buồng lái của chiếc máy bay không tặc, họ quyết định sẽ đâm vào cánh của máy bay.
Hiện trường vụ máy bay bị không tặc khống chế rơi ở Shanksville, tieu bang Pennsylvania ngày 11/9/2001. (Ảnh: AP)
Tuy nhiên, sau đó, Trung úy Penny và Đại tá Sasseville nhận được thông tin rằng các hành khách trên chuyến bay mang số hiệu 93 này đã đưa ra những tính toán tương tự và cho máy bay lao xuống một cánh đồng ở Shanksville, tieu bang Pennsylvania. Penny chia sẻ, cô cho rằng chính những hành khách trên chuyến bay mới là những người hùng, những người đã làm nhiệm vụ cảm tử để bảo vệ không phận quốc gia.
“Tôi đã nghĩ rằng đó là lần cuối cùng tôi cất cánh”, nữ phi công được giao nhiệm vụ cảm tử kể lại.
Được biết, sau thảm họa 11/9, Penny tiếp tục cống hiến cho quân đội Mỹ ở Iraq và là phi công bán thời gian cho Không lực Vệ binh quốc gia.
Hoang Pham chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Chuyện ít biết về nữ phi công liều mình sẵn sàng đối mặt với máy bay không tặc vụ 11/9
Một điều đặc biệt nữa là, vũ khí để nữ phi công “hạ” máy bay không tặc chỉ là một chiến đấu cơ F-16 hoàn toàn không có đạn dược cất cánh từ căn cứ không quân Andrews.
Chuyện ít biết về nữ phi công liều mình sẵn sàng đối mặt với máy bay không tặc vụ 11/9
Nữ phi công Heather Lucky Penny chính là một trong hai người được giao nhiệm vụ cảm tử, lái máy bay chiến đấu F-16 để hạ máy bay chở khách bị không tặc khống chế hôm 11/9/2001 đang tiến về Washington thực hiện âm mưu tấn công khủng bố.
Nữ phi công Heather Lucky Penny. (Ảnh: Washington Post)
Ngày 11/9/2001 khi Đại tá Không quân Mỹ Marc Sasseville nghe tin tức đầu tiên về việc một máy bay lao vào tháp của Trung tâm thương mại thế giới ở Washington, ông cũng như hàng triệu người khác nghĩ rằng đó chỉ là một tai nạn. Nhưng đến khi nghe vụ máy bay thứ 2 lao vào tòa tháp khac, ông và các đồng sự của mình ở Phi đội chiến đấu 121 trong đó có nữ Trung úy Heather Lucky Penny đã lập tức được lệnh hành động.
Penny chính là nữ phi công đã lái một trong 2 chiến đấu cơ khi đó làm nhiệm vụ “cảm tử” để hạ máy bay mang số hiệu 93 của hàng hàng không United Airlines, chiếc máy bay thứ tư bị không tặc khống chế để thực hiện các vụ tấn công liều chết trên không ở Mỹ.
Cô cho biết, cô và đồng sự của cô không có nhiều thời gian chuẩn bị cho nhiệm vụ cảm tử này bởi đó là lúc họ nhận được thông tin máy bay thứ 4 bị không tặc khống chế đang tiến về Washington sau khi chiếc thứ 3 tấn công vào Lầu Năm Góc.
Đại tá Sasseville, người lái chiếc F-16 thứ hai làm nhiệm vụ cảm tử này, cũng chia sẻ: “Khi đó chúng tôi không biết máy bay United Airlines sẽ nhắm vào mục tiêu nào. Chỉ biết rằng nó đang nhằm vào một nơi mà nó không nên nhắm vào. Và dù đó là Nhà Trắng, tòa nhà quốc hội hay Đài tưởng niệm quốc gia thì đó cũng sẽ là thảm họa”.
Một điều đặc biệt nữa là, vũ khí để nữ phi công “hạ” máy bay không tặc chỉ là một chiến đấu cơ F-16 hoàn toàn không có đạn dược cất cánh từ căn cứ không quân Andrews. Điều này bởi lẽ họ không có đủ thời gian cho việc trang bị vũ khí. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, không có máy bay nào được vũ trang và sẵn sàng chiến đấu.
Penny kể lại nhiệm vụ mà khi đó cô được giao: “Chúng tôi sẽ không bắn hạ nó (máy bay United Airlines). Chúng tôi sẽ phải đâm vào máy bay đó. Và tôi phải trở thành một phi công cảm tử”.
Đại tá Sasseville nói: “Tôi sẽ nhắm vào buồng lái”, còn Penny nói: “Tôi sẽ đâm vào đuôi máy bay”.
Penny là phi công nữ đầu tiên của Phi đội chiến đấu số 121 của Không lực vệ binh quốc gia. Thời điểm đó, cô vừa hoàn thành khóa huấn luyện chiến đấu được 2 tuần tại căn cứ vẫn còn được trang bị đạn giả.
Sau những bước chuẩn bị nhanh chóng, 2 máy bay F-16 cảm tử đã cất cánh khỏi sân bay Andrews, bay lượn vòng ở Washington. Ở thời điểm trên không đó, Đại tá Sasseville đã thay đổi chiến lược, thay vì tấn công vào đuôi hay buồng lái của chiếc máy bay không tặc, họ quyết định sẽ đâm vào cánh của máy bay.
Hiện trường vụ máy bay bị không tặc khống chế rơi ở Shanksville, tieu bang Pennsylvania ngày 11/9/2001. (Ảnh: AP)
Tuy nhiên, sau đó, Trung úy Penny và Đại tá Sasseville nhận được thông tin rằng các hành khách trên chuyến bay mang số hiệu 93 này đã đưa ra những tính toán tương tự và cho máy bay lao xuống một cánh đồng ở Shanksville, tieu bang Pennsylvania. Penny chia sẻ, cô cho rằng chính những hành khách trên chuyến bay mới là những người hùng, những người đã làm nhiệm vụ cảm tử để bảo vệ không phận quốc gia.
“Tôi đã nghĩ rằng đó là lần cuối cùng tôi cất cánh”, nữ phi công được giao nhiệm vụ cảm tử kể lại.
Được biết, sau thảm họa 11/9, Penny tiếp tục cống hiến cho quân đội Mỹ ở Iraq và là phi công bán thời gian cho Không lực Vệ binh quốc gia.
Hoang Pham chuyen