Trang lá cải
Chuyện luyện gà chọi
(Mừng xuân Đinh Đậu) - Trong cuốn Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc – Trần Lê Nhân (có bán ở nhiều nhà sách) có chuyện về luyện gà chọi (gà đá).
(Mừng xuân Đinh Đậu) - Trong cuốn Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc – Trần Lê Nhân (có bán ở nhiều nhà sách) có chuyện về luyện gà chọi (gà đá). Tuy nói là luyện gà, nhưng thâm ý là nói về chuyện đối nhân xử thế của người đời, phê phán những kẻ lúc nào cũng hùng hùng hổ hổ, muốn làm cha thiên hạ. Trong khi bản thân mình chưa chắc đã ra chi.
Tem gà Việt Nam (ảnh minh họa)
Dưới đây là nguyên văn chuyện trích từ sách, và lời bàn của tác giả.
Nuôi gà chọi
Vua Tuyên Vương sai Kỷ Sảnh nuôi một con gà chọi.
Được mười hôm, vua hỏi: ”Gà đã đem chọi được chưa ?”
Kỷ Sảnh trả lời: “Chưa được. Gà hăng lắm, chưa thấy gà khác đã muốn chọi rồi”.
Cách mười hôm, vua hỏi: ”Gà đã đem chọi được chưa ?”
Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được. Gà còn hăng, mới thấy bóng gà khác đã muốn chọi rồi”.
Cách mười hôm, vua lại hỏi: ”Gà đã đem chọi được chưa?”
Kỷ Sảnh thưa: “Được rồi. Gà bây giờ cho nghe thấy tiếng gà khác cũng không cho vào đâu. Trông thì tựa như gà gỗ, mà thực thì đủ các ngón hay. Gà khác coi thấy cũng đủ sợ, phải lùi chạy”.
...
Lời bàn:
1. Chưa thấy gà khác đã muốn chọi, thế là tức khí hão, chớ vị tất chọi mà đã được.
2. Trông thấy bóng gà khác đã muốn chọi, thế là cậy khỏe, chớ vị tất chọi mà đã được.
3. Trông thấy gà khác đã muốn chọi, thế là còn hiếu thắng, chớ vị tất chọi mà đã được.
4. Chỉ đến lúc mất hết tất cả tức khí, cậy khỏe, hiếu thắng, luyện đã được hình toàn thần toàn đủ hết cả ngón hay, mà trông bề ngoài cứ trơ như gỗ là lúc ấy mới chọi được, có khi không phải đợi chọi, gà khác ngó thấy cũng đủ sợ mà trốn chạy rồi. Thế mới hay những bậc thánh hiền chỉ thu cái tài vào khuôn phép, nên cái khí vào tâm thần, chỉ cốt trong mình cho đầy đủ, không có ý gì cạnh tranh với ai, mà thiên hạ hồ dễ đã có người cạnh tranh nổi. Chớ những kẻ chỉ vụ bề ngoài, chăm chăm danh lợi, có tranh giành mới lấy làm vui lòng, có tham lam mới thấy làm mãn nguyện, là những hạng tầm thường, có khi hại đến thân và vẫn tự cho là phải.
.......
Lời bàn thêm của Bình luận án Blog:
1. Gà chọi hay, có được thần khí oai dũng cũng phải qua rèn luyện, tu tập, có thầy hướng dẫn. Ấy là lẽ thường phải thế. Không thầy đố mày làm nên.
2. Là con người, trong đối nhân xử thế cũng nên như con gà nói ở trên vậy. Nếu thực sự hay, thì không cần phải hô hào, gầm rú, áp đặt thiên hạ - vừa lòi cái dốt, mà chẳng ai nghe, lại bị khinh khi.
3. Lại càng tệ hơn, nếu tự biến mình thành một con gà chọi xứ người, để cho lũ ngoại bang nó huấn luyện, nhồi sọ, rồi về khoe mẽ, bắt nạt lũ gà nhà lam lũ. Người ta không phải giống gà chọi như mình, làm sao mà dám chọi? Hử?
4. Than ôi, gà nào, dù là gà chọi, dù tu luyện môn phái nước ngoài, rồi thì cuối cùng cũng toi. Làm sao sống được đời đời kiếp kiếp? Có chi mà hùng hùng, hổ hổ, cứ tưởng mình là chúa thiên hạ.
Chuyện luyện gà chọi
(Mừng xuân Đinh Đậu) - Trong cuốn Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc – Trần Lê Nhân (có bán ở nhiều nhà sách) có chuyện về luyện gà chọi (gà đá). Tuy nói là luyện gà, nhưng thâm ý là nói về chuyện đối nhân xử thế của người đời, phê phán những kẻ lúc nào cũng hùng hùng hổ hổ, muốn làm cha thiên hạ. Trong khi bản thân mình chưa chắc đã ra chi.
Tem gà Việt Nam (ảnh minh họa)
Dưới đây là nguyên văn chuyện trích từ sách, và lời bàn của tác giả.
Nuôi gà chọi
Vua Tuyên Vương sai Kỷ Sảnh nuôi một con gà chọi.
Được mười hôm, vua hỏi: ”Gà đã đem chọi được chưa ?”
Kỷ Sảnh trả lời: “Chưa được. Gà hăng lắm, chưa thấy gà khác đã muốn chọi rồi”.
Cách mười hôm, vua hỏi: ”Gà đã đem chọi được chưa ?”
Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được. Gà còn hăng, mới thấy bóng gà khác đã muốn chọi rồi”.
Cách mười hôm, vua lại hỏi: ”Gà đã đem chọi được chưa?”
Kỷ Sảnh thưa: “Được rồi. Gà bây giờ cho nghe thấy tiếng gà khác cũng không cho vào đâu. Trông thì tựa như gà gỗ, mà thực thì đủ các ngón hay. Gà khác coi thấy cũng đủ sợ, phải lùi chạy”.
...
Lời bàn:
1. Chưa thấy gà khác đã muốn chọi, thế là tức khí hão, chớ vị tất chọi mà đã được.
2. Trông thấy bóng gà khác đã muốn chọi, thế là cậy khỏe, chớ vị tất chọi mà đã được.
3. Trông thấy gà khác đã muốn chọi, thế là còn hiếu thắng, chớ vị tất chọi mà đã được.
4. Chỉ đến lúc mất hết tất cả tức khí, cậy khỏe, hiếu thắng, luyện đã được hình toàn thần toàn đủ hết cả ngón hay, mà trông bề ngoài cứ trơ như gỗ là lúc ấy mới chọi được, có khi không phải đợi chọi, gà khác ngó thấy cũng đủ sợ mà trốn chạy rồi. Thế mới hay những bậc thánh hiền chỉ thu cái tài vào khuôn phép, nên cái khí vào tâm thần, chỉ cốt trong mình cho đầy đủ, không có ý gì cạnh tranh với ai, mà thiên hạ hồ dễ đã có người cạnh tranh nổi. Chớ những kẻ chỉ vụ bề ngoài, chăm chăm danh lợi, có tranh giành mới lấy làm vui lòng, có tham lam mới thấy làm mãn nguyện, là những hạng tầm thường, có khi hại đến thân và vẫn tự cho là phải.
.......
Lời bàn thêm của Bình luận án Blog:
1. Gà chọi hay, có được thần khí oai dũng cũng phải qua rèn luyện, tu tập, có thầy hướng dẫn. Ấy là lẽ thường phải thế. Không thầy đố mày làm nên.
2. Là con người, trong đối nhân xử thế cũng nên như con gà nói ở trên vậy. Nếu thực sự hay, thì không cần phải hô hào, gầm rú, áp đặt thiên hạ - vừa lòi cái dốt, mà chẳng ai nghe, lại bị khinh khi.
3. Lại càng tệ hơn, nếu tự biến mình thành một con gà chọi xứ người, để cho lũ ngoại bang nó huấn luyện, nhồi sọ, rồi về khoe mẽ, bắt nạt lũ gà nhà lam lũ. Người ta không phải giống gà chọi như mình, làm sao mà dám chọi? Hử?
4. Than ôi, gà nào, dù là gà chọi, dù tu luyện môn phái nước ngoài, rồi thì cuối cùng cũng toi. Làm sao sống được đời đời kiếp kiếp? Có chi mà hùng hùng, hổ hổ, cứ tưởng mình là chúa thiên hạ.
Bàn ra tán vào (0)
Chuyện luyện gà chọi
(Mừng xuân Đinh Đậu) - Trong cuốn Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc – Trần Lê Nhân (có bán ở nhiều nhà sách) có chuyện về luyện gà chọi (gà đá).
Chuyện luyện gà chọi
(Mừng xuân Đinh Đậu) - Trong cuốn Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc – Trần Lê Nhân (có bán ở nhiều nhà sách) có chuyện về luyện gà chọi (gà đá). Tuy nói là luyện gà, nhưng thâm ý là nói về chuyện đối nhân xử thế của người đời, phê phán những kẻ lúc nào cũng hùng hùng hổ hổ, muốn làm cha thiên hạ. Trong khi bản thân mình chưa chắc đã ra chi.
Tem gà Việt Nam (ảnh minh họa)
Dưới đây là nguyên văn chuyện trích từ sách, và lời bàn của tác giả.
Nuôi gà chọi
Vua Tuyên Vương sai Kỷ Sảnh nuôi một con gà chọi.
Được mười hôm, vua hỏi: ”Gà đã đem chọi được chưa ?”
Kỷ Sảnh trả lời: “Chưa được. Gà hăng lắm, chưa thấy gà khác đã muốn chọi rồi”.
Cách mười hôm, vua hỏi: ”Gà đã đem chọi được chưa ?”
Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được. Gà còn hăng, mới thấy bóng gà khác đã muốn chọi rồi”.
Cách mười hôm, vua lại hỏi: ”Gà đã đem chọi được chưa?”
Kỷ Sảnh thưa: “Được rồi. Gà bây giờ cho nghe thấy tiếng gà khác cũng không cho vào đâu. Trông thì tựa như gà gỗ, mà thực thì đủ các ngón hay. Gà khác coi thấy cũng đủ sợ, phải lùi chạy”.
...
Lời bàn:
1. Chưa thấy gà khác đã muốn chọi, thế là tức khí hão, chớ vị tất chọi mà đã được.
2. Trông thấy bóng gà khác đã muốn chọi, thế là cậy khỏe, chớ vị tất chọi mà đã được.
3. Trông thấy gà khác đã muốn chọi, thế là còn hiếu thắng, chớ vị tất chọi mà đã được.
4. Chỉ đến lúc mất hết tất cả tức khí, cậy khỏe, hiếu thắng, luyện đã được hình toàn thần toàn đủ hết cả ngón hay, mà trông bề ngoài cứ trơ như gỗ là lúc ấy mới chọi được, có khi không phải đợi chọi, gà khác ngó thấy cũng đủ sợ mà trốn chạy rồi. Thế mới hay những bậc thánh hiền chỉ thu cái tài vào khuôn phép, nên cái khí vào tâm thần, chỉ cốt trong mình cho đầy đủ, không có ý gì cạnh tranh với ai, mà thiên hạ hồ dễ đã có người cạnh tranh nổi. Chớ những kẻ chỉ vụ bề ngoài, chăm chăm danh lợi, có tranh giành mới lấy làm vui lòng, có tham lam mới thấy làm mãn nguyện, là những hạng tầm thường, có khi hại đến thân và vẫn tự cho là phải.
.......
Lời bàn thêm của Bình luận án Blog:
1. Gà chọi hay, có được thần khí oai dũng cũng phải qua rèn luyện, tu tập, có thầy hướng dẫn. Ấy là lẽ thường phải thế. Không thầy đố mày làm nên.
2. Là con người, trong đối nhân xử thế cũng nên như con gà nói ở trên vậy. Nếu thực sự hay, thì không cần phải hô hào, gầm rú, áp đặt thiên hạ - vừa lòi cái dốt, mà chẳng ai nghe, lại bị khinh khi.
3. Lại càng tệ hơn, nếu tự biến mình thành một con gà chọi xứ người, để cho lũ ngoại bang nó huấn luyện, nhồi sọ, rồi về khoe mẽ, bắt nạt lũ gà nhà lam lũ. Người ta không phải giống gà chọi như mình, làm sao mà dám chọi? Hử?
4. Than ôi, gà nào, dù là gà chọi, dù tu luyện môn phái nước ngoài, rồi thì cuối cùng cũng toi. Làm sao sống được đời đời kiếp kiếp? Có chi mà hùng hùng, hổ hổ, cứ tưởng mình là chúa thiên hạ.