Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Chuyện quê nhà - Việt Nhân
(HNPĐ)
Xứ xã nghĩa chuyện thâu tóm bất động sản, cùng đất đai hôm nay của
người TQ, đã được xem đươc là chuyện thường ở huyện! Cuối năm 2018, công
ty nghiên cứu thị trường CBRE, công bố thống kê về khách hàng mua nhà
tại thành Hồ, trong chín tháng đầu năm 2018 tỉ lệ khách mua TQ đạt 31%,
nếu tính cả người mua là Hong Kong và Đài Loan, tỷ lệ này lên tới 44%.
trong khi người Việt chỉ đạt 24%. (Dân Trí 11/12/2018).
Do
nhà nước xã nghĩa nói rằng không bán cho người nước ngoài, mà để được
làm chủ đất, người TQ đã thuê người đứng tên mua giùm, đây là cách mà
thoạt đầu là do người dân huyện Kỳ Anh (Nghệ Tĩnh), từ hai mươi năm
trước dùng để mua đất cho người TQ. Hình thức này nay đã lan ra đều khắp
từ bắc chí nam, những mảnh đất có diện tích khoảng 1.000-2.000 m2 với
giá thành khoảng 1-2 tỉ tiền Hồ, chuyện mua bán dễ như mua cái bánh.
Một
vụ mua bán ở xã Cửa Cạn, Phú Quốc, Kiên Giang bị đổ bể, cho thấy người
TQ thuê người Việt đứng tên lô đất rộng đến 23 héc ta, trị giá khoảng
13,8 tỉ tiền Hồ, những chuyện mua bán như vậy, chính nhà nước xã nghĩa
cũng đã phải buộc lên tiếng khi bị dư luận đặt vấn đề, như cơ quan quản
lý đất đai quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng đã thừa nhận có 246 lô đất ven
biển Đà Nẵng bị người TQ núp bóng thu gom (NLĐO 16/12/2016).
Nhà
nước tham nhũng, quan đỏ ăn dơ và người dân hám lợi, mà chuyện đất đai
hiện nay qua tay người TQ làm chủ là chuyện rất tự nhiên, và có thể nói
diễn ra công khai không chút e ngại. Ngay đất tại ba đặc khu Vân Đồn,
Bắc Phong Vân, Phú Quốc, người TQ nay bằng mọi cách đã làm chủ hầu hết,
mà không cần đợi đến lúc cuốc hội xã nghĩa ban hành luật đặc khu… Cho
nên chuyện không lạ, dân mạng đã ném đá khi tay bộ trưởng tài nguyên môi
trường (trần hồng hà), trước cái gọi là cuốc hội xã nghĩa hắn khẳng
định: Chính phủ chỉ đạo các cơ quan kiểm tra, qua đó chúng tôi chưa phát hiện người nước ngoài mua đất (sic).
Dân
mạng gọi tay bộ trưởng này là một tên vừa điếc vừa đui, hắn giả đui
điếc để không nhìn không nghe, những cái xảy ra trên khắp nước hàng chục
năm. Và cho là hắn dở, đã giả đui điếc nhưng sao không giả câm luôn cho
được việc, nên chửi: Thằng này bị mù đui lại điếc đặc, phải chi nó
được thêm cái bệnh câm, thì đỡ cho thiên hạ biết mấy, để không rác tai
với những câu nói có thành không của nó.
Chẳng
có tay vịt cộng nào đui điếc cả, chúng rặt một phường bán nước, nên
chúng phải đui điếc trước những gì có hại cho đất nước, chỉ nói những gì
có lợi cho chủ. Tên tài môi này trước đây, trong lúc vụ cá miền Trung
chết trắng biển, và Formosa Hà Tĩnh cũng đã chịu nhận là nguyên nhân gây
nên thảm họa, với $500 triệu bồi thường. Thì cũng hắn cùng đám cán đỏ
Quảng Trị đã xuống tắm ở bãi biển Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị), và bày
trò ăn uống hải sản cho báo chí chụp hình! (VNExpress 22/08/2016)
Tên ma đầu diễn tuồng biển sạch để cứu Formosa, dân mạng cũng đã chửi chuyện nó tắm và ăn cá: Trấn an dư luận, bằng cách ngồi nhai cá và cởi quần lao xuống biển, là hành động ngu quá mức cần thiết. Thấy ra
chửi vậy cũng có chút gì đó sai, chúng khôn đấy chứ, nhưng là cái khôn
của loài Hán nô, nên chúng phải làm thế, phái nói thế thì chủ (Hán) mới
nuôi, ngay Trọng Lú cũng đã được Formosa cho ăn no đấy thôi, ăn một lúc
năm mươi ký vàng ròng thì hỏi rằng ngu ở chỗ nào?
Nay dân Việt dù có là mù chăng nữa, thì cũng thấy được đất nước dân tộc đang trong cơn lũ cuốn. Mỗ tôi mang
phận tha hương, như mọi người nên vẫn luôn đau đáu trông về quê nhà,
cái tuổi về chiều nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, lại càng mãnh liệt và
thấm đậm hơn… Nhớ từng góc phố từng con đường, hình ảnh cũ của quê nhà
trong ký ức, là những hồn ma cũ réo gọi không ngơi, là niềm đau vật vã
vào những lúc nữa đêm thức giấc. Đó là cái thường tình của con người, là
niềm thôi thúc của lá tìm về cội!
Thiết
tha nhớ vùng đất Nam nắng ấm hiền hòa, không chỉ thuở hạnh phúc êm đềm
niên thiếu, mà cả thời gian rày đây mai đó của người lính ngược xuôi… Từ
ngày đất nước đổi chủ tháng Tư, đến cuối một chín chín ba lúc tuổi đã
quá hơn nửa đời người, cũng bởi cái xéo xắt của đứa tiểu nhân trong vai
kẻ thắng, mà quê hương đã không còn là nơi dung thân, chỉ đầy những đắng
cay tủi nhục, nên lại thêm một lần biệt xứ. Có ra đi trong tiếc nuối,
mới thấy không dễ buông bỏ, và biết sẽ khó có ngày quay lại, mà một lần
cuối muốn nhìn lại tất cả … Có nơi nhìn lại được nhưng có nơi không, và
Nha Trang là không!
Hôm nay trên mạng có một tấm ảnh về Nha Trang, và xin lấy nó để minh họa cho câu chuyện kỳ này, nơi đó năm mươi năm trước, đó là chốn quen vẫn thường ngồi nghe sóng biển của những đôi trai gái yêu nhau. Phạm Duy cũng thế trong ‘Nha trang ngày về’, một mình trên bãi cát mà nhớ đến một tình yêu đã không còn:
Nha Trang biển đầy, tình yêu không có đây
Tôi như là con ốc, bơ vơ nằm trên cát
Chui sâu vào thân xác lưu đầy
Dã tràng ơi! Sao lấp cho vơi sầu này? (PD)
Xa
rồi cả một đại dương, nghe thèm được một lần ‘Nha trang ngày về’, nhưng
biết có được như mong ước, tuy Nha Trang ngày về với tôi, chỉ đơn giản
là tìm về quê hương của kẻ đã bao năm lưu lạc. Nha Trang hôm nay, thành
phố du lịch này khách Âu đã dần không đến, người Nga chỉ một ít, và
người Tầu là chính, tiếng nói cùng chữ viết tượng hình đặc thù TQ bao
trùm lấy thành phố, đây đã là lãnh địa riêng của họ, từ con người đến
cảnh vật.
Những
đồng tiền Yuan mặc nhiên lưu hành chính thức trong giao tiếp, nói lên
đây là đất Tầu, dân Nam đứng bên lề trên chính quê hương mình, ngay cả
chính quyền địa phương, các cơ sở nhà nước không khó để thấy chúng đang
phục vụ cho ai? Còn câu hỏi người Tầu có đã làm chủ thành phố biển đẹp
vào hàng thế giới này chưa, không ai trả lời, nhưng cả một nhà nước
thuộc Tầu, thì đặt câu hỏi đó e là thừa, hàng chữ tiếng Trung ‘hướng về
trung quốc’, lẫn tiếng Việt ‘khu vực dành riêng cho người TQ’ trên tấm
pa-nô đã nói lên tất cả.
Nha
Trang trong tôi những gì còn nhớ, là hình ảnh những năm tháng trước bảy
lăm, mà giờ đây vẫn thoảng gặp trên internet những tấm ảnh đen trắng
xưa, một bạn già tại Nha Trang đã cho đó là cái may, bởi vẫn còn giữ
được trong ký ức, một thành phố cát trắng biển xanh tĩnh lặng ngày nào…
Anh nói Nha Trang hôm nay không biết gọi như thế nào cho đúng, bởi nó là
‘thành quả’ của sự pha trộn giữa đám ba-ke 75, quện cùng lũ Tầu Mao
cộng, vô văn hóa ngông nghênh.
Việt Nhân ( HNPD )
Chuyện quê nhà - Việt Nhân
(HNPĐ)
Xứ xã nghĩa chuyện thâu tóm bất động sản, cùng đất đai hôm nay của
người TQ, đã được xem đươc là chuyện thường ở huyện! Cuối năm 2018, công
ty nghiên cứu thị trường CBRE, công bố thống kê về khách hàng mua nhà
tại thành Hồ, trong chín tháng đầu năm 2018 tỉ lệ khách mua TQ đạt 31%,
nếu tính cả người mua là Hong Kong và Đài Loan, tỷ lệ này lên tới 44%.
trong khi người Việt chỉ đạt 24%. (Dân Trí 11/12/2018).
Do
nhà nước xã nghĩa nói rằng không bán cho người nước ngoài, mà để được
làm chủ đất, người TQ đã thuê người đứng tên mua giùm, đây là cách mà
thoạt đầu là do người dân huyện Kỳ Anh (Nghệ Tĩnh), từ hai mươi năm
trước dùng để mua đất cho người TQ. Hình thức này nay đã lan ra đều khắp
từ bắc chí nam, những mảnh đất có diện tích khoảng 1.000-2.000 m2 với
giá thành khoảng 1-2 tỉ tiền Hồ, chuyện mua bán dễ như mua cái bánh.
Một
vụ mua bán ở xã Cửa Cạn, Phú Quốc, Kiên Giang bị đổ bể, cho thấy người
TQ thuê người Việt đứng tên lô đất rộng đến 23 héc ta, trị giá khoảng
13,8 tỉ tiền Hồ, những chuyện mua bán như vậy, chính nhà nước xã nghĩa
cũng đã phải buộc lên tiếng khi bị dư luận đặt vấn đề, như cơ quan quản
lý đất đai quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng đã thừa nhận có 246 lô đất ven
biển Đà Nẵng bị người TQ núp bóng thu gom (NLĐO 16/12/2016).
Nhà
nước tham nhũng, quan đỏ ăn dơ và người dân hám lợi, mà chuyện đất đai
hiện nay qua tay người TQ làm chủ là chuyện rất tự nhiên, và có thể nói
diễn ra công khai không chút e ngại. Ngay đất tại ba đặc khu Vân Đồn,
Bắc Phong Vân, Phú Quốc, người TQ nay bằng mọi cách đã làm chủ hầu hết,
mà không cần đợi đến lúc cuốc hội xã nghĩa ban hành luật đặc khu… Cho
nên chuyện không lạ, dân mạng đã ném đá khi tay bộ trưởng tài nguyên môi
trường (trần hồng hà), trước cái gọi là cuốc hội xã nghĩa hắn khẳng
định: Chính phủ chỉ đạo các cơ quan kiểm tra, qua đó chúng tôi chưa phát hiện người nước ngoài mua đất (sic).
Dân
mạng gọi tay bộ trưởng này là một tên vừa điếc vừa đui, hắn giả đui
điếc để không nhìn không nghe, những cái xảy ra trên khắp nước hàng chục
năm. Và cho là hắn dở, đã giả đui điếc nhưng sao không giả câm luôn cho
được việc, nên chửi: Thằng này bị mù đui lại điếc đặc, phải chi nó
được thêm cái bệnh câm, thì đỡ cho thiên hạ biết mấy, để không rác tai
với những câu nói có thành không của nó.
Chẳng
có tay vịt cộng nào đui điếc cả, chúng rặt một phường bán nước, nên
chúng phải đui điếc trước những gì có hại cho đất nước, chỉ nói những gì
có lợi cho chủ. Tên tài môi này trước đây, trong lúc vụ cá miền Trung
chết trắng biển, và Formosa Hà Tĩnh cũng đã chịu nhận là nguyên nhân gây
nên thảm họa, với $500 triệu bồi thường. Thì cũng hắn cùng đám cán đỏ
Quảng Trị đã xuống tắm ở bãi biển Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị), và bày
trò ăn uống hải sản cho báo chí chụp hình! (VNExpress 22/08/2016)
Tên ma đầu diễn tuồng biển sạch để cứu Formosa, dân mạng cũng đã chửi chuyện nó tắm và ăn cá: Trấn an dư luận, bằng cách ngồi nhai cá và cởi quần lao xuống biển, là hành động ngu quá mức cần thiết. Thấy ra
chửi vậy cũng có chút gì đó sai, chúng khôn đấy chứ, nhưng là cái khôn
của loài Hán nô, nên chúng phải làm thế, phái nói thế thì chủ (Hán) mới
nuôi, ngay Trọng Lú cũng đã được Formosa cho ăn no đấy thôi, ăn một lúc
năm mươi ký vàng ròng thì hỏi rằng ngu ở chỗ nào?
Nay dân Việt dù có là mù chăng nữa, thì cũng thấy được đất nước dân tộc đang trong cơn lũ cuốn. Mỗ tôi mang
phận tha hương, như mọi người nên vẫn luôn đau đáu trông về quê nhà,
cái tuổi về chiều nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, lại càng mãnh liệt và
thấm đậm hơn… Nhớ từng góc phố từng con đường, hình ảnh cũ của quê nhà
trong ký ức, là những hồn ma cũ réo gọi không ngơi, là niềm đau vật vã
vào những lúc nữa đêm thức giấc. Đó là cái thường tình của con người, là
niềm thôi thúc của lá tìm về cội!
Thiết
tha nhớ vùng đất Nam nắng ấm hiền hòa, không chỉ thuở hạnh phúc êm đềm
niên thiếu, mà cả thời gian rày đây mai đó của người lính ngược xuôi… Từ
ngày đất nước đổi chủ tháng Tư, đến cuối một chín chín ba lúc tuổi đã
quá hơn nửa đời người, cũng bởi cái xéo xắt của đứa tiểu nhân trong vai
kẻ thắng, mà quê hương đã không còn là nơi dung thân, chỉ đầy những đắng
cay tủi nhục, nên lại thêm một lần biệt xứ. Có ra đi trong tiếc nuối,
mới thấy không dễ buông bỏ, và biết sẽ khó có ngày quay lại, mà một lần
cuối muốn nhìn lại tất cả … Có nơi nhìn lại được nhưng có nơi không, và
Nha Trang là không!
Hôm nay trên mạng có một tấm ảnh về Nha Trang, và xin lấy nó để minh họa cho câu chuyện kỳ này, nơi đó năm mươi năm trước, đó là chốn quen vẫn thường ngồi nghe sóng biển của những đôi trai gái yêu nhau. Phạm Duy cũng thế trong ‘Nha trang ngày về’, một mình trên bãi cát mà nhớ đến một tình yêu đã không còn:
Nha Trang biển đầy, tình yêu không có đây
Tôi như là con ốc, bơ vơ nằm trên cát
Chui sâu vào thân xác lưu đầy
Dã tràng ơi! Sao lấp cho vơi sầu này? (PD)
Xa
rồi cả một đại dương, nghe thèm được một lần ‘Nha trang ngày về’, nhưng
biết có được như mong ước, tuy Nha Trang ngày về với tôi, chỉ đơn giản
là tìm về quê hương của kẻ đã bao năm lưu lạc. Nha Trang hôm nay, thành
phố du lịch này khách Âu đã dần không đến, người Nga chỉ một ít, và
người Tầu là chính, tiếng nói cùng chữ viết tượng hình đặc thù TQ bao
trùm lấy thành phố, đây đã là lãnh địa riêng của họ, từ con người đến
cảnh vật.
Những
đồng tiền Yuan mặc nhiên lưu hành chính thức trong giao tiếp, nói lên
đây là đất Tầu, dân Nam đứng bên lề trên chính quê hương mình, ngay cả
chính quyền địa phương, các cơ sở nhà nước không khó để thấy chúng đang
phục vụ cho ai? Còn câu hỏi người Tầu có đã làm chủ thành phố biển đẹp
vào hàng thế giới này chưa, không ai trả lời, nhưng cả một nhà nước
thuộc Tầu, thì đặt câu hỏi đó e là thừa, hàng chữ tiếng Trung ‘hướng về
trung quốc’, lẫn tiếng Việt ‘khu vực dành riêng cho người TQ’ trên tấm
pa-nô đã nói lên tất cả.
Nha
Trang trong tôi những gì còn nhớ, là hình ảnh những năm tháng trước bảy
lăm, mà giờ đây vẫn thoảng gặp trên internet những tấm ảnh đen trắng
xưa, một bạn già tại Nha Trang đã cho đó là cái may, bởi vẫn còn giữ
được trong ký ức, một thành phố cát trắng biển xanh tĩnh lặng ngày nào…
Anh nói Nha Trang hôm nay không biết gọi như thế nào cho đúng, bởi nó là
‘thành quả’ của sự pha trộn giữa đám ba-ke 75, quện cùng lũ Tầu Mao
cộng, vô văn hóa ngông nghênh.
Việt Nhân ( HNPD )