Thân Hữu Tiếp Tay...
"Cô Hằng Mỹ Thạnh" - Trần Văn Giang.
Ở xã Mỹ Thạnh [tên tưởng tượng] quận Thủ Thừa, tỉnh Long An, cô Hằng là đầu đề của hầu hết các câu chuyện của người dân sống trong xã. Họ bàn luận về gia đình và cuộc đời của cô trong bữa cơm gia đình vào buổi chiều, trong lúc nghỉ cầy ngồi ăn cơm trưa giữa ruộng, trong lúc gặp gỡ tình cờ trên chuyến xe ngựa ra quận. Cuộc đời cô Hằng dường như là một phần cuộc đời của những người dân chất phác lam lũ ở xã Mỹ Thạnh xa xôi và nghèo nàn này.
Vào lúc cô Hằng đã bốn mươi tuổi, cô nhìn chỉ trạc ba mươi. Có lẽ vì cô không phải làm công việc lao động đồng áng, vất vả nắng sớm mưa chiều như mọi người trong xã. Gương mặt có vẻ lạnh lùng với làn da trắng xám vì cô hay đau ốm và thiếu nắng. Tóc của cô dài, thả xuôi trông sơ xác. Y phục của cô là loại vải đắt tiền nhưng vì được may theo lối nửa quê nửa tỉnh nên nhìn không thuận mắt. Phong cách của cô như là một cái gạch nối giữa những người dân cầy chất phác quê mùa và những người tỉnh thành lòe loẹt lanh lợi. Hai cái đáng chú ý nhất ở cô Hằng là cặp mắt và giọng nói của cô. Mắt cô sáng một cách lạ lùng. Nó là cánh cửa của nhiều sự bí ẩn. Giọng nói của cô chậm mà sang sảng như tiếng chuông ngân có thể làm trẻ con khi nghe giọng cô khóc thét lên vì sợ hãi.
2.
Đời sống của cô có vẻ thanh đạm nhưng gia đình cô thuộc vào hàng giàu có nhất của xã Mỹ Thạnh: gia đình có làm chủ đa số các ruộng, đất và vườn cây ăn trái trong xã. Căn nhà cô đang ở, một ngôi nhà năm gian với mái ngói màu xám tro, một cái giếng nước có máy bơm bằng tay và hàng rào cây thấp dầy vây bọc chung quanh. Căn nhà này được sửa chữa lần chót hình như đã 15 hay 16 năm rồi, vào lúc mẹ cô còn sống. Căn nhà cô bây giờ nhìn giống như một cái cổ thành rêu phong nằm bất động giữa đám ruộng lúa xanh rì xao xác và giữa các căn nhà mái lá xám xịt buồn tẻ. Đa số dân trong xã đều là thợ cầy thuê, thợ làm vườn trên đất của gia đình cô. Gia đình cô không hẳn là rộng lượng nhưng rất sòng phẳng. Nhiều gia đình trong xã đã cầy thuê trên đất của gia đình cô từ nhiều thế hệ. Mọi người kể cả các viên chức của hội đồng xã Mỹ Thạnh đối xử với gia đình cô, và riêng với cô một cách đặc biệt. Chuyện đó cũng không có gì lạ, vì gia đình cô đã đóng góp tài chính rất nhiều cho các sinh hoạt phát triển của xã so với sự đóng góp của tất cả những gia đình khác.
Lúc còn là thiếu nữ mới lớn, cô được bố mẹ, là ông bà Hai Thiều, gởi lên học nội trú ở Mỹ Tho. Nhưng phần vì cô bị bệnh đau phổi, cho nên bụi bặm và sự chật chội của thành phố không hợp với sức khỏe của cô; phần vì sau khi mẹ cô mất, Ông Hai Thiều không quán xuyến nổi việc cai quản ruộng vườn, thợ cày cho nên cô xếp khăn gói và sách vở trở về xã Mỹ Thạnh sống với bố cô luôn kể từ đó. Mọi người dân trong xã không thể mường tượng được đời sống thật sự của gia đình cô sau cái hàng rào dầy và những cánh cửa luôn luôn khép kín như thế nào. Người quản gia độc nhất của gia đình cô là bác Tám, vợ bác cũng đã mất lâu rồi, một người rất ít nói, hàng ngày cứ cặm cụi lo toan việc cắt xén cây cỏ bên trong khuôn viên của nhà cô và lo việc chợ búa, nấu nướng cho hai cha con của cô.
Sự bí hiểm về gia đình cô Hằng Mỹ Thạnh bắt đầu được bàn tán nhiều hơn sau khi có Hằng thông báo cho hội đồng xã biết là ông Hai Thiều, bố của cô, bị bệnh chết đã ba ngày rồi. Xác còn để nằm trong nhà. Sau ba ngày với cái thời tiết nóng ẩm của vùng ruộng lúa Tiền Giang, xác đã bắt đầu phát ra mùi hôi. Sau khi xúc tiến việc chôn cất cho bố của cô Hằng, một vài uỷ viên của hội đồng xã đưa ra ý định yêu cầu ủy ban an ninh quận xuống điều tra cái nghi vấn về việc cô Hằng để xác chết trong nhà ba ngày sau mới khai báo. Nhưng ý kiến này bị hội đồng xã gạt bỏ vì thứ nhất gia đình cô đã góp rất nhiều cho sinh hoạt tài chánh của xã và hơn thế nữa, như theo ý kiến của ông chủ tịch xã, cô Hằng chỉ còn một người bố, người thân yêu duy nhất của cô trong gia đình. Nếu cô ra khai báo, cô sợ là xã sẽ đến lấy xác bố của cô đem chôn, thì cô sẽ không còn một người thân thiết nào khác ở gần. Có lẽ đó là lý do mà cô để xác chết ông Hai Thiều nằm trong nhà cho đến khi mùi hôi phát ra đến mức không chụi được nữa mới đi khai báo!
Ngay sau khi ông Hai Thiều mất đi, là người thừa tự duy nhất còn lại của gia đình, cô trực tiếp đứng ra nắm giữ và cai quản tất cả cái tài sản mà gia đình cô để lại. Người ta nhận thấy cô Hằng vốn dĩ đã nói ít, nay lại nói càng ít hơn. Cô trở thành khó tính, hạch sách và cau có. Vào lúc ông Hai Thiều mất, cô đã trên ba mươi tuổi, vẫn còn độc thân. Dân xã Mỹ Thạnh không hề thấy bóng dáng một người đàn ông nào ra vào cái nhà năm gian ngói xám đó, ngoại trừ người quản gia già trung thành. Các thợ cầy thấy cô, sợ ra mặt, tìm mọi cách để tránh né gập cô nếu họ thấy cô đi đến từ đằng xa. Nói chi đến chuyện các trai làng độc thân quê mùa, vụng về, ít học nào dám bén mảng lại gần làm quen tán tỉnh cô.
3.
Mười năm kế tiếp trôi qua một cách lặng lẽ, bình thản. Cô Hằng nhìn không thấy thay đổi bao nhiêu. Vẫn mái tóc đen dài sơ xác, vẫn làn da mặt trắng xám, vẫn giọng nói sang sảng và cặp mắt to buồn, bí ẩn.
Rồi đột nhiên cái bầu không khí yên lặng buồn ngủ của xã Mỹ Thạnh trở thành huyên náo, bụi bặm một cách khác lạ ! Chính quyền tỉnh đã quyết định mở một con đường nhựa nối quận Châu Thành, Tân An đi xuyên qua quận Thủ Thừa [xã Mỹ Thạnh] để nối với quân Đức Huệ sát biên giới Việt-Miên. Xe vận tải lớn chở gạch, đá, đất, nhựa đường và thợ làm đường tới tấp ra vào địa phận xã. Đám thợ làm đường phần lớn là dân ba trợn trên tỉnh. Họ ăn nói thô lỗ, chửi thề tục tằn và nham nhở chọc ghẹo các cô gái quê mùa chất phác của Xã.
Công ty làm đường dựng một cái lều gần sát cổng nhà năm gian của cô Hằng để làm trạm chỉ huy lưu động điều hành công việc làm đường. Trong đám cai thợ có anh Quang, được thợ làm đường gọi là Quang “thẹo,” nổi bật nhất. Nếu bỏ qua vết thẹo trên mặt, anh Quang với cái đầu chải dầu bóng một nửa nhìn giống một công tử miệt vườn bảnh trai như kép hát Thành Được, một nửa nhìn giống một tên “ma cô.” Nếu kể thêm vết thẹo trên mặt, vóc dáng to lớn vạm vỡ và mấy cái xâm hình rồng rắn trên hai cánh tay rám nắng, anh Quang thẹo có cái tướng mạo của một tên anh chị du đãng, dữ dằn, bậm trợn, tàn nhẫn. Sau những tiếng quát nửa như ra lệnh nửa như đe dọa của anh, dám thợ tuân lịnh thi hành răm rắp như trong quân đội.
Theo từ những chuyện bàn tán của đám thợ làm đường, người dân trong xã được biết anh Quang thẹo thực sự là một tên anh chị du đãng đã hoàn lương. Trước đây anh kết bè kết đảng với đám thanh niên vô lại trên tỉnh phá chợ, phá làng, phá xóm. Suốt ngày chỉ nhậu nhẹt, gây gỗ và sinh sự ẩu đả. Cũng tin đồn cho biết trong một lần nhóm du đãng của anh đụng độ với một nhóm du đãng khác trên tỉnh, anh có đâm chết một người; đồng thời anh cũng bị chém một nhát dao trên mặt. Một vết thẹo dài 2 phân tây chạy từ một bên sống mũi ra gò má bên phải làm cho anh có cái biệt hiệu Quang “thẹo” từ đó. Anh ở tù vài năm, nhờ gia đình chạy chọt tiền bạc cho nên được tha ra sớm hơn thời gian tù mà tòa án đã xử. Vả lại, người bị anh giết cũng là du đãng, nên chính quyền tỉnh có vẻ đối xử nhẹ tay với anh. Sau khi ra khỏi tù, anh đã đi làm thợ đóng giầy một thời gian. Cho đến khi chương trình làm đường xuyên tỉnh được khởi sự, công ty thiết lập đường xá sai người đến tuyển mộ anh ngay tại tiệm đóng giầy mà anh đang làm. Có lẽ cái bản án giết người của anh đã được xem như một cái bằng tốt nghiệp trường chuyên môn và cái vóc dáng dữ dằn của anh đã làm anh là một ứng viên rất giá trị không thể thiếu được trong ban điều hành của công ty làm đường trong công việc điều khiển đám thợ phần lớn là du đãng vườn, du đãng đường hẻm và cướp cạn vô trách nhiệm. Nghe nói công ty đã trả anh một số lương rất hậu mà anh từ chối không nổi.
4.
Vì nhà cô Hằng có giếng nước và máy bơm cho nên thợ làm đường thường hay xin vào khuôn viên nhà cô Hằng để xin nước uống, rửa tay chân hay rửa dụng cụ.
Một thời gian sau, người dân xã Mỹ Thạnh rất ngạc nhiên khi thấy một sự thay đổi không thể tưởng tượng được. Đó là cảnh cô Hằng nắm tay anh Quang thẹo đi dung giăng dung dẻ trên các con đường mòn trong xã! Cô Hằng và anh Quang cũng nhiều lần nắm tay nhau đi ra chợ xã mua rượu, thịt, rau mắm. Căn nhà âm u của cô bỗng nhiên thấy có nhiều ánh đèn sáng vào buổi tối. Hình như cô Hằng có mở tiệc tùng ăn uống và người ta thấy có bóng dáng anh Quang thẹo ra vào căn nhà năm gian ngói xám của cô thường xuyên vào buổi tối sau giờ làm việc.
Các
thợ cầy còn nhận thấy là cô Hằng bắt đầu có trang điểm phấn son trên
mặt. Da mặt cô đã bớt xám và mái tóc của cô đã được chải chuốt gọn ghẽ
hơn. Thêm nữa là tính tình của cô đã thay đổi hẳn. Cô Hằng có vẻ hòa nhã
và khoan dung hơn đối với họ hơn. Đôi khi cô còn gởi tặng họ quà cáp
mỗi khi gia đình họ có chuyện vui hoặc chuyện buồn. Dân Xã Mỹ Thạnh đồn
với nhau là Cô Hằng đã yêu anh Quang thẹo. Đã có lần chính cô Hằng đã
buột miệng khoe với đám thợ cầy là cô sắp lấy chồng. Quả thực tình yêu
và chỉ có tình yêu mới cải hoá được con người một cách toàn diện và mau
chóng như vậy!
5.
Năm tháng sau, con đường nhựa chạy qua xã Mỹ Thạnh đã được hoàn tất. Đám thợ làm đường đang lục đục, hì hục di chuyển các xe cộ và dụng cụ ra khỏi địa phận xã. Căn lều điều hành cũng được hạ xuống và cuộn lại. Chỉ trong 3 ngày sau, dân xã Mỹ Thạnh không còn thấy bóng dáng một anh thợ làm đường nào cả. Sự bình thản và yên lặng đã trở lại với đời sống của dân xã Mỹ Thạnh.
Nhưng cái thiếu xót lớn lao nhất trong tâm trí của dân xã Mỹ Thạnh là sự “nắm tay” của cô Hằng và anh Quang thẹo đi bộ trên đường lộ hoặc ở chợ Xã. Người ta không thấy anh Quang thẹo trở lại để thăm cô Hằng, nói chi đến chuyện cưới cô Hằng. Cô Hằng lại trở nên ít nói, cau có, khó khăn như ngày nào! Dáng người cô có vẻ gầy gò hơn và mệt mỏi hơn lúc con đường nhựa của xã được khởi sự.
Chỉ trong vòng một vài tháng sau đó cái mái tóc đen sơ xác của cô biến thành bạc trắng. Căn nhà năm gian ngói xám đã mất hẳn ánh đèn vào buổi tối. Cái bóng tối ảm đạm đã trở lại bao phủ cuộc đời của cô qua nhiều năm sau đó.
6.
Khoảng ba năm sau, trong một ngày trở trời, mưa gió bất thường, ông Tám người quản gia trung thành của gia đình cô Hằng đột nhiên xuất hiện tại trụ sở hội đồng Xã và báo cáo với hội đồng Xã là cô Hằng đã qua đời tối hôm qua. Ngay sau khi khai báo, ông Tám quản gia đi mất tăm không để lại dấu vết gì cả. Hội đồng Xã cố gắng tìm cách liên lạc với ông Tám, nhưng không thể nào tìm ông Tám ở đâu nữa!
Dầu sao đi nữa, cô Hằng đã chết và đã có người thông báo cho Xã. Vì cô Hằng là người thừa tự duy nhất còn lại của gia đình ông Hai Thiều và không có thân nhân gần nào để lo lắng việc chôn cất cho nên hội đồng Xã không có cách nào khác hơn là phải lập một ủy ban để lo liệu việc chôn cất cho cô Hằng.
Vào giữa trưa ngày hôm sau, ba người của “Ban Chôn Cất” đi vào căn nhà năm gian ngói xám. Ở đây có sự lạnh lẽo kỳ lạ tỏa ra làm mọi người phải nổi da gà và đi sát với nhau cho yên tâm hơn. Cánh cửa chính của căn phòng ngủ lớn được mở ra và nó phất lên một lớp bụi dầy. Căn phòng có thoang thoảng mùi nước hoa rẻ tiền hòa lẫn với mùi đất ẩm. Căn phòng ngủ đã được trang trí một cách vụng về như là phòng của cô dâu mới về nhà chồng. Vài tấm màn màu hồng trên các khung cửa đã phai nhạt, một vài cây nến có trạm khắc hình trái tim và hoa hồng còn để trên kệ. Trên cái bàn phấn cũ kỹ sát cái giường ngủ lớn, người ta thấy một ít nữ trang của phụ nữ, một cái kẹp tóc, một cái đồng hồ đeo tay đàn ông, một hộp thuốc cạo râu và dao cạo râu.
Dưới
đất, ngay phía dưới bàn phấn, có một đôi giày da đàn ông và một đôi vớ
có dính vết đất dơ vất ở bên cạnh. Nhờ vài tia sáng mặt trời chiếu xuyên
qua những khe cửa sổ đóng chặt, người ta thấy xác cô Hằng nằm xích qua
một bên của cái giường ngủ lớn chứ không nằm ở giữa. Hai bàn tay cô đan
lại với nhau và để trên bụng. Miệng có há mở nửa chừng như muốn nói thêm
một vài lời nhưng tử thần không cho phép. Ở bên cạnh cô, trên giường,
mọi người đều kinh hoàng nhìn thấy một thi thể đã mục nát chỉ còn lại
xương trắng lồng bên trong một cái áo thun trắng đã đổi thành màu đất và
một cái quần cụt màu "khaki." Cái sọ người với hố mắt sâu hoắm
đè trên cái gối hoa và để lại một vết trũng trên đó. Cũng trên vành gối
hoa này, một vài dúm tóc đen ngắn nằm rải rác. Bộ xương nằm bình thản,
thẳng thắn như đang ngủ một giấc ngủ ngon dài, không muốn thức dậy.
7.
Theo sự điều tra của ủy ban an ninh Quận sau đó, bộ xương của xác chết và các vật dụng đàn ông trong phòng ngủ của cô Hằng là của anh Quang thẹo. Thật là bẽ bang! Cô Hằng, trong suốt cuộc đời của cô, chưa hề yêu ai bao giờ; ngoài cái tình thương cha con mà cô đã mất đi lâu rồi. Trong một hoàn cảnh thật ngang trái, cô đã gặp và yêu anh Quang thẹo một cách say đắm, chân tình. Sau khi bố cô chết, và hội đồng Xã lấy xác bố của cô ra khỏi nhà, cô tìm thấy ở anh Quang thẹo một cái tình yêu duy nhất và cái hy vọng cuối cùng của cuộc đời cô.
Có lẽ, sau khi anh chàng Quang thẹo quyết định không lấy cô, mà muốn tiếp tục đi theo toán thợ làm đường để xây dựng đoạn đường mới ở xứ khác. Anh Quang thẹo có thể sẽ lại gặp và kết tình với phụ nữ ở xứ khác giống như trường hợp anh đã gặp cô ở xã Mỹ Thạnh này. Cô đã xếp đặt, mời anh Quang thẹo dự một bữa tiệc rượu cuối cùng với cô trước khi hai người chia tay nhau. Trong bữa tiệc rượu say sưa này cô đã đầu độc anh Quang thẹo bằng thuốc giết chuột để anh Quang thẹo mãi mãi ở lại làm người yêu của cô. Trong suốt ba năm, kể từ khi cô đầu độc anh Quang thẹo cho đến ngày cô trút hơi thở cuối cùng, mỗi đêm cô Hằng đã nằm bên cạnh cái xác chết của người yêu muôn thuở nầy.
Hôm nay, cô Hằng Mỹ Thạnh đã thật sự ra đi để được gặp lại người mà cô thật lòng yêu dấu. Cô sẽ lại được nắm lại bàn tay thân mến ngày nào; sẽ được mãi mãi ở bên cạnh người yêu, không còn cái gì có thể làm xa lìa được nữa.
“Làm sao giết được người trong mộng?
Để trả thù duyên kiếp phũ phàng? ”
(Hàn Mặc Tử - “Lang Thang”)
Trần Văn Giang ( HNPĐ )
(Phóng tác theo truyện “A Rose for Emily” của William Faulkner)
"Cô Hằng Mỹ Thạnh" - Trần Văn Giang.
Ở xã Mỹ Thạnh [tên tưởng tượng] quận Thủ Thừa, tỉnh Long An, cô Hằng là đầu đề của hầu hết các câu chuyện của người dân sống trong xã. Họ bàn luận về gia đình và cuộc đời của cô trong bữa cơm gia đình vào buổi chiều, trong lúc nghỉ cầy ngồi ăn cơm trưa giữa ruộng, trong lúc gặp gỡ tình cờ trên chuyến xe ngựa ra quận. Cuộc đời cô Hằng dường như là một phần cuộc đời của những người dân chất phác lam lũ ở xã Mỹ Thạnh xa xôi và nghèo nàn này.
Vào lúc cô Hằng đã bốn mươi tuổi, cô nhìn chỉ trạc ba mươi. Có lẽ vì cô không phải làm công việc lao động đồng áng, vất vả nắng sớm mưa chiều như mọi người trong xã. Gương mặt có vẻ lạnh lùng với làn da trắng xám vì cô hay đau ốm và thiếu nắng. Tóc của cô dài, thả xuôi trông sơ xác. Y phục của cô là loại vải đắt tiền nhưng vì được may theo lối nửa quê nửa tỉnh nên nhìn không thuận mắt. Phong cách của cô như là một cái gạch nối giữa những người dân cầy chất phác quê mùa và những người tỉnh thành lòe loẹt lanh lợi. Hai cái đáng chú ý nhất ở cô Hằng là cặp mắt và giọng nói của cô. Mắt cô sáng một cách lạ lùng. Nó là cánh cửa của nhiều sự bí ẩn. Giọng nói của cô chậm mà sang sảng như tiếng chuông ngân có thể làm trẻ con khi nghe giọng cô khóc thét lên vì sợ hãi.
2.
Đời sống của cô có vẻ thanh đạm nhưng gia đình cô thuộc vào hàng giàu có nhất của xã Mỹ Thạnh: gia đình có làm chủ đa số các ruộng, đất và vườn cây ăn trái trong xã. Căn nhà cô đang ở, một ngôi nhà năm gian với mái ngói màu xám tro, một cái giếng nước có máy bơm bằng tay và hàng rào cây thấp dầy vây bọc chung quanh. Căn nhà này được sửa chữa lần chót hình như đã 15 hay 16 năm rồi, vào lúc mẹ cô còn sống. Căn nhà cô bây giờ nhìn giống như một cái cổ thành rêu phong nằm bất động giữa đám ruộng lúa xanh rì xao xác và giữa các căn nhà mái lá xám xịt buồn tẻ. Đa số dân trong xã đều là thợ cầy thuê, thợ làm vườn trên đất của gia đình cô. Gia đình cô không hẳn là rộng lượng nhưng rất sòng phẳng. Nhiều gia đình trong xã đã cầy thuê trên đất của gia đình cô từ nhiều thế hệ. Mọi người kể cả các viên chức của hội đồng xã Mỹ Thạnh đối xử với gia đình cô, và riêng với cô một cách đặc biệt. Chuyện đó cũng không có gì lạ, vì gia đình cô đã đóng góp tài chính rất nhiều cho các sinh hoạt phát triển của xã so với sự đóng góp của tất cả những gia đình khác.
Lúc còn là thiếu nữ mới lớn, cô được bố mẹ, là ông bà Hai Thiều, gởi lên học nội trú ở Mỹ Tho. Nhưng phần vì cô bị bệnh đau phổi, cho nên bụi bặm và sự chật chội của thành phố không hợp với sức khỏe của cô; phần vì sau khi mẹ cô mất, Ông Hai Thiều không quán xuyến nổi việc cai quản ruộng vườn, thợ cày cho nên cô xếp khăn gói và sách vở trở về xã Mỹ Thạnh sống với bố cô luôn kể từ đó. Mọi người dân trong xã không thể mường tượng được đời sống thật sự của gia đình cô sau cái hàng rào dầy và những cánh cửa luôn luôn khép kín như thế nào. Người quản gia độc nhất của gia đình cô là bác Tám, vợ bác cũng đã mất lâu rồi, một người rất ít nói, hàng ngày cứ cặm cụi lo toan việc cắt xén cây cỏ bên trong khuôn viên của nhà cô và lo việc chợ búa, nấu nướng cho hai cha con của cô.
Sự bí hiểm về gia đình cô Hằng Mỹ Thạnh bắt đầu được bàn tán nhiều hơn sau khi có Hằng thông báo cho hội đồng xã biết là ông Hai Thiều, bố của cô, bị bệnh chết đã ba ngày rồi. Xác còn để nằm trong nhà. Sau ba ngày với cái thời tiết nóng ẩm của vùng ruộng lúa Tiền Giang, xác đã bắt đầu phát ra mùi hôi. Sau khi xúc tiến việc chôn cất cho bố của cô Hằng, một vài uỷ viên của hội đồng xã đưa ra ý định yêu cầu ủy ban an ninh quận xuống điều tra cái nghi vấn về việc cô Hằng để xác chết trong nhà ba ngày sau mới khai báo. Nhưng ý kiến này bị hội đồng xã gạt bỏ vì thứ nhất gia đình cô đã góp rất nhiều cho sinh hoạt tài chánh của xã và hơn thế nữa, như theo ý kiến của ông chủ tịch xã, cô Hằng chỉ còn một người bố, người thân yêu duy nhất của cô trong gia đình. Nếu cô ra khai báo, cô sợ là xã sẽ đến lấy xác bố của cô đem chôn, thì cô sẽ không còn một người thân thiết nào khác ở gần. Có lẽ đó là lý do mà cô để xác chết ông Hai Thiều nằm trong nhà cho đến khi mùi hôi phát ra đến mức không chụi được nữa mới đi khai báo!
Ngay sau khi ông Hai Thiều mất đi, là người thừa tự duy nhất còn lại của gia đình, cô trực tiếp đứng ra nắm giữ và cai quản tất cả cái tài sản mà gia đình cô để lại. Người ta nhận thấy cô Hằng vốn dĩ đã nói ít, nay lại nói càng ít hơn. Cô trở thành khó tính, hạch sách và cau có. Vào lúc ông Hai Thiều mất, cô đã trên ba mươi tuổi, vẫn còn độc thân. Dân xã Mỹ Thạnh không hề thấy bóng dáng một người đàn ông nào ra vào cái nhà năm gian ngói xám đó, ngoại trừ người quản gia già trung thành. Các thợ cầy thấy cô, sợ ra mặt, tìm mọi cách để tránh né gập cô nếu họ thấy cô đi đến từ đằng xa. Nói chi đến chuyện các trai làng độc thân quê mùa, vụng về, ít học nào dám bén mảng lại gần làm quen tán tỉnh cô.
3.
Mười năm kế tiếp trôi qua một cách lặng lẽ, bình thản. Cô Hằng nhìn không thấy thay đổi bao nhiêu. Vẫn mái tóc đen dài sơ xác, vẫn làn da mặt trắng xám, vẫn giọng nói sang sảng và cặp mắt to buồn, bí ẩn.
Rồi đột nhiên cái bầu không khí yên lặng buồn ngủ của xã Mỹ Thạnh trở thành huyên náo, bụi bặm một cách khác lạ ! Chính quyền tỉnh đã quyết định mở một con đường nhựa nối quận Châu Thành, Tân An đi xuyên qua quận Thủ Thừa [xã Mỹ Thạnh] để nối với quân Đức Huệ sát biên giới Việt-Miên. Xe vận tải lớn chở gạch, đá, đất, nhựa đường và thợ làm đường tới tấp ra vào địa phận xã. Đám thợ làm đường phần lớn là dân ba trợn trên tỉnh. Họ ăn nói thô lỗ, chửi thề tục tằn và nham nhở chọc ghẹo các cô gái quê mùa chất phác của Xã.
Công ty làm đường dựng một cái lều gần sát cổng nhà năm gian của cô Hằng để làm trạm chỉ huy lưu động điều hành công việc làm đường. Trong đám cai thợ có anh Quang, được thợ làm đường gọi là Quang “thẹo,” nổi bật nhất. Nếu bỏ qua vết thẹo trên mặt, anh Quang với cái đầu chải dầu bóng một nửa nhìn giống một công tử miệt vườn bảnh trai như kép hát Thành Được, một nửa nhìn giống một tên “ma cô.” Nếu kể thêm vết thẹo trên mặt, vóc dáng to lớn vạm vỡ và mấy cái xâm hình rồng rắn trên hai cánh tay rám nắng, anh Quang thẹo có cái tướng mạo của một tên anh chị du đãng, dữ dằn, bậm trợn, tàn nhẫn. Sau những tiếng quát nửa như ra lệnh nửa như đe dọa của anh, dám thợ tuân lịnh thi hành răm rắp như trong quân đội.
Theo từ những chuyện bàn tán của đám thợ làm đường, người dân trong xã được biết anh Quang thẹo thực sự là một tên anh chị du đãng đã hoàn lương. Trước đây anh kết bè kết đảng với đám thanh niên vô lại trên tỉnh phá chợ, phá làng, phá xóm. Suốt ngày chỉ nhậu nhẹt, gây gỗ và sinh sự ẩu đả. Cũng tin đồn cho biết trong một lần nhóm du đãng của anh đụng độ với một nhóm du đãng khác trên tỉnh, anh có đâm chết một người; đồng thời anh cũng bị chém một nhát dao trên mặt. Một vết thẹo dài 2 phân tây chạy từ một bên sống mũi ra gò má bên phải làm cho anh có cái biệt hiệu Quang “thẹo” từ đó. Anh ở tù vài năm, nhờ gia đình chạy chọt tiền bạc cho nên được tha ra sớm hơn thời gian tù mà tòa án đã xử. Vả lại, người bị anh giết cũng là du đãng, nên chính quyền tỉnh có vẻ đối xử nhẹ tay với anh. Sau khi ra khỏi tù, anh đã đi làm thợ đóng giầy một thời gian. Cho đến khi chương trình làm đường xuyên tỉnh được khởi sự, công ty thiết lập đường xá sai người đến tuyển mộ anh ngay tại tiệm đóng giầy mà anh đang làm. Có lẽ cái bản án giết người của anh đã được xem như một cái bằng tốt nghiệp trường chuyên môn và cái vóc dáng dữ dằn của anh đã làm anh là một ứng viên rất giá trị không thể thiếu được trong ban điều hành của công ty làm đường trong công việc điều khiển đám thợ phần lớn là du đãng vườn, du đãng đường hẻm và cướp cạn vô trách nhiệm. Nghe nói công ty đã trả anh một số lương rất hậu mà anh từ chối không nổi.
4.
Vì nhà cô Hằng có giếng nước và máy bơm cho nên thợ làm đường thường hay xin vào khuôn viên nhà cô Hằng để xin nước uống, rửa tay chân hay rửa dụng cụ.
Một thời gian sau, người dân xã Mỹ Thạnh rất ngạc nhiên khi thấy một sự thay đổi không thể tưởng tượng được. Đó là cảnh cô Hằng nắm tay anh Quang thẹo đi dung giăng dung dẻ trên các con đường mòn trong xã! Cô Hằng và anh Quang cũng nhiều lần nắm tay nhau đi ra chợ xã mua rượu, thịt, rau mắm. Căn nhà âm u của cô bỗng nhiên thấy có nhiều ánh đèn sáng vào buổi tối. Hình như cô Hằng có mở tiệc tùng ăn uống và người ta thấy có bóng dáng anh Quang thẹo ra vào căn nhà năm gian ngói xám của cô thường xuyên vào buổi tối sau giờ làm việc.
Các
thợ cầy còn nhận thấy là cô Hằng bắt đầu có trang điểm phấn son trên
mặt. Da mặt cô đã bớt xám và mái tóc của cô đã được chải chuốt gọn ghẽ
hơn. Thêm nữa là tính tình của cô đã thay đổi hẳn. Cô Hằng có vẻ hòa nhã
và khoan dung hơn đối với họ hơn. Đôi khi cô còn gởi tặng họ quà cáp
mỗi khi gia đình họ có chuyện vui hoặc chuyện buồn. Dân Xã Mỹ Thạnh đồn
với nhau là Cô Hằng đã yêu anh Quang thẹo. Đã có lần chính cô Hằng đã
buột miệng khoe với đám thợ cầy là cô sắp lấy chồng. Quả thực tình yêu
và chỉ có tình yêu mới cải hoá được con người một cách toàn diện và mau
chóng như vậy!
5.
Năm tháng sau, con đường nhựa chạy qua xã Mỹ Thạnh đã được hoàn tất. Đám thợ làm đường đang lục đục, hì hục di chuyển các xe cộ và dụng cụ ra khỏi địa phận xã. Căn lều điều hành cũng được hạ xuống và cuộn lại. Chỉ trong 3 ngày sau, dân xã Mỹ Thạnh không còn thấy bóng dáng một anh thợ làm đường nào cả. Sự bình thản và yên lặng đã trở lại với đời sống của dân xã Mỹ Thạnh.
Nhưng cái thiếu xót lớn lao nhất trong tâm trí của dân xã Mỹ Thạnh là sự “nắm tay” của cô Hằng và anh Quang thẹo đi bộ trên đường lộ hoặc ở chợ Xã. Người ta không thấy anh Quang thẹo trở lại để thăm cô Hằng, nói chi đến chuyện cưới cô Hằng. Cô Hằng lại trở nên ít nói, cau có, khó khăn như ngày nào! Dáng người cô có vẻ gầy gò hơn và mệt mỏi hơn lúc con đường nhựa của xã được khởi sự.
Chỉ trong vòng một vài tháng sau đó cái mái tóc đen sơ xác của cô biến thành bạc trắng. Căn nhà năm gian ngói xám đã mất hẳn ánh đèn vào buổi tối. Cái bóng tối ảm đạm đã trở lại bao phủ cuộc đời của cô qua nhiều năm sau đó.
6.
Khoảng ba năm sau, trong một ngày trở trời, mưa gió bất thường, ông Tám người quản gia trung thành của gia đình cô Hằng đột nhiên xuất hiện tại trụ sở hội đồng Xã và báo cáo với hội đồng Xã là cô Hằng đã qua đời tối hôm qua. Ngay sau khi khai báo, ông Tám quản gia đi mất tăm không để lại dấu vết gì cả. Hội đồng Xã cố gắng tìm cách liên lạc với ông Tám, nhưng không thể nào tìm ông Tám ở đâu nữa!
Dầu sao đi nữa, cô Hằng đã chết và đã có người thông báo cho Xã. Vì cô Hằng là người thừa tự duy nhất còn lại của gia đình ông Hai Thiều và không có thân nhân gần nào để lo lắng việc chôn cất cho nên hội đồng Xã không có cách nào khác hơn là phải lập một ủy ban để lo liệu việc chôn cất cho cô Hằng.
Vào giữa trưa ngày hôm sau, ba người của “Ban Chôn Cất” đi vào căn nhà năm gian ngói xám. Ở đây có sự lạnh lẽo kỳ lạ tỏa ra làm mọi người phải nổi da gà và đi sát với nhau cho yên tâm hơn. Cánh cửa chính của căn phòng ngủ lớn được mở ra và nó phất lên một lớp bụi dầy. Căn phòng có thoang thoảng mùi nước hoa rẻ tiền hòa lẫn với mùi đất ẩm. Căn phòng ngủ đã được trang trí một cách vụng về như là phòng của cô dâu mới về nhà chồng. Vài tấm màn màu hồng trên các khung cửa đã phai nhạt, một vài cây nến có trạm khắc hình trái tim và hoa hồng còn để trên kệ. Trên cái bàn phấn cũ kỹ sát cái giường ngủ lớn, người ta thấy một ít nữ trang của phụ nữ, một cái kẹp tóc, một cái đồng hồ đeo tay đàn ông, một hộp thuốc cạo râu và dao cạo râu.
Dưới
đất, ngay phía dưới bàn phấn, có một đôi giày da đàn ông và một đôi vớ
có dính vết đất dơ vất ở bên cạnh. Nhờ vài tia sáng mặt trời chiếu xuyên
qua những khe cửa sổ đóng chặt, người ta thấy xác cô Hằng nằm xích qua
một bên của cái giường ngủ lớn chứ không nằm ở giữa. Hai bàn tay cô đan
lại với nhau và để trên bụng. Miệng có há mở nửa chừng như muốn nói thêm
một vài lời nhưng tử thần không cho phép. Ở bên cạnh cô, trên giường,
mọi người đều kinh hoàng nhìn thấy một thi thể đã mục nát chỉ còn lại
xương trắng lồng bên trong một cái áo thun trắng đã đổi thành màu đất và
một cái quần cụt màu "khaki." Cái sọ người với hố mắt sâu hoắm
đè trên cái gối hoa và để lại một vết trũng trên đó. Cũng trên vành gối
hoa này, một vài dúm tóc đen ngắn nằm rải rác. Bộ xương nằm bình thản,
thẳng thắn như đang ngủ một giấc ngủ ngon dài, không muốn thức dậy.
7.
Theo sự điều tra của ủy ban an ninh Quận sau đó, bộ xương của xác chết và các vật dụng đàn ông trong phòng ngủ của cô Hằng là của anh Quang thẹo. Thật là bẽ bang! Cô Hằng, trong suốt cuộc đời của cô, chưa hề yêu ai bao giờ; ngoài cái tình thương cha con mà cô đã mất đi lâu rồi. Trong một hoàn cảnh thật ngang trái, cô đã gặp và yêu anh Quang thẹo một cách say đắm, chân tình. Sau khi bố cô chết, và hội đồng Xã lấy xác bố của cô ra khỏi nhà, cô tìm thấy ở anh Quang thẹo một cái tình yêu duy nhất và cái hy vọng cuối cùng của cuộc đời cô.
Có lẽ, sau khi anh chàng Quang thẹo quyết định không lấy cô, mà muốn tiếp tục đi theo toán thợ làm đường để xây dựng đoạn đường mới ở xứ khác. Anh Quang thẹo có thể sẽ lại gặp và kết tình với phụ nữ ở xứ khác giống như trường hợp anh đã gặp cô ở xã Mỹ Thạnh này. Cô đã xếp đặt, mời anh Quang thẹo dự một bữa tiệc rượu cuối cùng với cô trước khi hai người chia tay nhau. Trong bữa tiệc rượu say sưa này cô đã đầu độc anh Quang thẹo bằng thuốc giết chuột để anh Quang thẹo mãi mãi ở lại làm người yêu của cô. Trong suốt ba năm, kể từ khi cô đầu độc anh Quang thẹo cho đến ngày cô trút hơi thở cuối cùng, mỗi đêm cô Hằng đã nằm bên cạnh cái xác chết của người yêu muôn thuở nầy.
Hôm nay, cô Hằng Mỹ Thạnh đã thật sự ra đi để được gặp lại người mà cô thật lòng yêu dấu. Cô sẽ lại được nắm lại bàn tay thân mến ngày nào; sẽ được mãi mãi ở bên cạnh người yêu, không còn cái gì có thể làm xa lìa được nữa.
“Làm sao giết được người trong mộng?
Để trả thù duyên kiếp phũ phàng? ”
(Hàn Mặc Tử - “Lang Thang”)