Văn Học & Nghệ Thuật
Có Nghĩa Là Giáp Không Đáng Ca Ngợi : Phim ca ngợi Tướng Giáp hủy chiếu 'vì ế'
Một bộ phim được thực hiện để ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhà nước Việt Nam đầu tư đến 21 tỷ đồng đã phải ngưng chiếu vì không bán được vé.
Bộ phim 'Sống cùng lịch sử' của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân có nội dung nói về ba thanh niên trẻ tình cờ 'mơ thấy' mình hóa thân thành những công binh kéo pháo, đào hầm của quân đội Bắc Việt trong cuộc chiến 56 ngày đêm, theo báo điện tử VnExpress.
Tuy nhiên, tại Hà Nội, hai rạp phim duy nhất công chiếu phim này từ hôm 2/9 là Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và rạp Kim Đồng đã phải hủy các buổi chiếu vì "số lượng khán giả tới xem chỉ từ 2 đến 3 người", báo này cho biết thêm.
BBC Tiếng Việt đã liên hệ với đạo diễn Nguyễn Thanh Vân hôm 19/09, tuy nhiên ông nói chưa tiện trả lời trong thời điểm này, do cảm thấy "khá mệt mỏi".
Khi BBC yêu cầu được nói chuyện với nhà sản xuất hoặc phát ngôn viên đại diện, đạo diễn cho biết đoàn làm phim đã "tản mát" mỗi người một nơi, "rất khó gọi".
Trong một bài viết hồi tháng 6, báo Nhân Dân cho biết 'Sống cùng lịch sử' có đoàn làm phim thường trực 92 người, lúc cao điểm lên đến gần 300 người, được quay tại Hòa Bình, bản Then, dãy núi Tà Phì Láng, Phìn Hồ, và các địa điểm lịch sử khác ở thành phố Điện Biên.
Bộ phim có những cảnh tái hiện lại "những cái chết xả thân anh dũng của Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn" dù không nêu rõ tên các nhân vật này, báo này cho biết.
Cũng theo Nhân Dân, trong phim còn có cảnh "ba bạn trẻ hòa vào dòng người xếp hàng đi qua quảng trường Lăng Bác để đến ngôi nhà 30 Hoàng Diệu viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Báo này cho biết cảnh viếng tướng Giáp là "một cảnh quay thực tế" hôm 10/10 năm ngoái và "toàn bộ các cảnh khóc là diễn viên khóc thật sự, nhập vai đến mức quên mình đang diễn".
Nguyên nhân thất bại?
VnExpress hôm 19/9 dẫn lời đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cho biết nhóm làm phim của ông đã liên lạc với các rạp nhà nước và tư nhân, nhưng "không phải rạp tư nhân nào cũng đồng ý" trình chiếu bộ phim do e ngại về "bài toán kinh doanh".
Ông cũng cho biết đợt chiếu vừa qua là để mừng lễ 2/9 chứ không phải phát hành quy mô toàn quốc.
Bên cạnh đó, VnExpress cũng cho biết đại diện của một số nhà phát hành và hệ thống rạp lớn tại Hà Nội và TP HCM đều khẳng định không nhận được bất kỳ lời đề nghị hợp tác phát hành, quảng bá hay đề xuất trình chiếu nào từ phía đoàn phim của đạo diễn Thanh Vân.
Trang Facebook quảng bá bộ phim tính đến ngày 19/9 chỉ có 102 lượt thích (likes).
Trong phần bình luận trên các báo mạng lớn trong nước, nhiều độc giả nói họ không được biết về bộ phim này cho đến khi tin về quyết định hủy chiếu được loan tải.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến trên mạng xã hội cũng nêu những lý do khác khiến họ không tiếp đón bộ phim theo như mong đợi của nhà sản xuất.
Bình luận được nhiều lượt thích nhất của độc giả nick Louis H-Navy trên trang Facebook của VnExpress viết:
"Người ta đâu có làm phim, người ta chỉ cố rút được càng nhiều tiền thuế càng tốt. Sau đó Đảng và Nhà Nước rút kinh nghiệm, Quốc Hội phê và tự phê, sau cùng dân ta tự hào đang sống trong thiên đường Xã hội Chủ nghĩa! Thế thôi."
Một nick với tên Bảo Minh chia sẻ trên Facebook: "Vấn đề không nằm ở chỗ phim nhà nước hay tư nhân sản xuất mà là: làm phim về lịch sử nếu ko trung thực với lịch sử thì sẽ tiếp tục thất bại và khán giả hờ hững."
Nick Facebook Đào Tuấn thì viết: "21 tỷ đồng tiền ông cụ được dùng để làm phim “Sống cùng lịch sử”, và đây là tiền thuế của dân ... Cả một tuần không một người dân nào đến mua dù chỉ một vé".
Bàn ra tán vào (0)
Có Nghĩa Là Giáp Không Đáng Ca Ngợi : Phim ca ngợi Tướng Giáp hủy chiếu 'vì ế'
Một bộ phim được thực hiện để ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhà nước Việt Nam đầu tư đến 21 tỷ đồng đã phải ngưng chiếu vì không bán được vé.
Bộ phim 'Sống cùng lịch sử' của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân có nội dung nói về ba thanh niên trẻ tình cờ 'mơ thấy' mình hóa thân thành những công binh kéo pháo, đào hầm của quân đội Bắc Việt trong cuộc chiến 56 ngày đêm, theo báo điện tử VnExpress.
Tuy nhiên, tại Hà Nội, hai rạp phim duy nhất công chiếu phim này từ hôm 2/9 là Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và rạp Kim Đồng đã phải hủy các buổi chiếu vì "số lượng khán giả tới xem chỉ từ 2 đến 3 người", báo này cho biết thêm.
BBC Tiếng Việt đã liên hệ với đạo diễn Nguyễn Thanh Vân hôm 19/09, tuy nhiên ông nói chưa tiện trả lời trong thời điểm này, do cảm thấy "khá mệt mỏi".
Khi BBC yêu cầu được nói chuyện với nhà sản xuất hoặc phát ngôn viên đại diện, đạo diễn cho biết đoàn làm phim đã "tản mát" mỗi người một nơi, "rất khó gọi".
Trong một bài viết hồi tháng 6, báo Nhân Dân cho biết 'Sống cùng lịch sử' có đoàn làm phim thường trực 92 người, lúc cao điểm lên đến gần 300 người, được quay tại Hòa Bình, bản Then, dãy núi Tà Phì Láng, Phìn Hồ, và các địa điểm lịch sử khác ở thành phố Điện Biên.
Bộ phim có những cảnh tái hiện lại "những cái chết xả thân anh dũng của Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn" dù không nêu rõ tên các nhân vật này, báo này cho biết.
Cũng theo Nhân Dân, trong phim còn có cảnh "ba bạn trẻ hòa vào dòng người xếp hàng đi qua quảng trường Lăng Bác để đến ngôi nhà 30 Hoàng Diệu viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Báo này cho biết cảnh viếng tướng Giáp là "một cảnh quay thực tế" hôm 10/10 năm ngoái và "toàn bộ các cảnh khóc là diễn viên khóc thật sự, nhập vai đến mức quên mình đang diễn".
Nguyên nhân thất bại?
VnExpress hôm 19/9 dẫn lời đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cho biết nhóm làm phim của ông đã liên lạc với các rạp nhà nước và tư nhân, nhưng "không phải rạp tư nhân nào cũng đồng ý" trình chiếu bộ phim do e ngại về "bài toán kinh doanh".
Ông cũng cho biết đợt chiếu vừa qua là để mừng lễ 2/9 chứ không phải phát hành quy mô toàn quốc.
Bên cạnh đó, VnExpress cũng cho biết đại diện của một số nhà phát hành và hệ thống rạp lớn tại Hà Nội và TP HCM đều khẳng định không nhận được bất kỳ lời đề nghị hợp tác phát hành, quảng bá hay đề xuất trình chiếu nào từ phía đoàn phim của đạo diễn Thanh Vân.
Trang Facebook quảng bá bộ phim tính đến ngày 19/9 chỉ có 102 lượt thích (likes).
Trong phần bình luận trên các báo mạng lớn trong nước, nhiều độc giả nói họ không được biết về bộ phim này cho đến khi tin về quyết định hủy chiếu được loan tải.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến trên mạng xã hội cũng nêu những lý do khác khiến họ không tiếp đón bộ phim theo như mong đợi của nhà sản xuất.
Bình luận được nhiều lượt thích nhất của độc giả nick Louis H-Navy trên trang Facebook của VnExpress viết:
"Người ta đâu có làm phim, người ta chỉ cố rút được càng nhiều tiền thuế càng tốt. Sau đó Đảng và Nhà Nước rút kinh nghiệm, Quốc Hội phê và tự phê, sau cùng dân ta tự hào đang sống trong thiên đường Xã hội Chủ nghĩa! Thế thôi."
Một nick với tên Bảo Minh chia sẻ trên Facebook: "Vấn đề không nằm ở chỗ phim nhà nước hay tư nhân sản xuất mà là: làm phim về lịch sử nếu ko trung thực với lịch sử thì sẽ tiếp tục thất bại và khán giả hờ hững."
Nick Facebook Đào Tuấn thì viết: "21 tỷ đồng tiền ông cụ được dùng để làm phim “Sống cùng lịch sử”, và đây là tiền thuế của dân ... Cả một tuần không một người dân nào đến mua dù chỉ một vé".