Kinh Đời
Cố đô Lampang
Lang thang trên những con phố rộng lớn ở trung tâm Lampang, bất cứ đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh chú gà trống: trên những chậu kiểng trồng cây hay trụ đèn dọc lề đường... Những trụ đèn thấp hơn thường làm bằng gốm tráng men hình cây tre, bên trên cũng có con gà trống men trắng muốt.
Lampang là thành phố hiếm hoi ở Thái Lan vẫn còn tồn tại xe ngựa, phương tiện đi lại chủ yếu dành cho khách du lịch. |
Đi khoảng 30 km ra ngoài thành phố, du khách sẽ đến trung tâm bảo tồn voi Thái Lan thuộc Viện Quốc gia voi với vé vào cửa khoảng 80 baht (hơn 50.000 đồng). Từ năm 1969, đây là nơi chuyên thuần hóa voi rừng để làm phương tiện vận chuyển trong ngành công nghiệp khai thác gỗ. Đến năm 1992, trung tâm này mới chính thức thành lập.
Tại đây còn có khu vực điều trị và nghỉ dưỡng cho những con voi già, bị thương hoặc bệnh cùng bộ phận huấn luyện nghề quản tượng. Đến đây bạn không thể bỏ lỡ màn trình diễn đầy ấn tượng và đặc sắc của các chú voi. Mở màn là một khúc dạo nhạc được phát ra từ tiếng kêu nhưng rất thanh của voi. Chúng sẽ quỳ xuống và hất vòi lên để chào khán giả. Hấp dẫn không kém là tiết mục đá bóng với màn ghi bàn của những chú voi, trong khi đó một chú khác đứng trước khung thành sẽ dùng vòi và đầu để cố gắng hất trái bóng ra.
Chứng kiến những tác phẩm “nghệ thuật hội họa” của voi dùng chính vòi của mình mới cảm nhận được hết sự diệu kỳ này. |
Tạm rời xa những tràng cười sảng khoái với đàn voi, bạn sẽ hòa mình vào không gian yên bình và cổ kính của thành phố Lampang. Với dân số không đông lắm, Lampang là thành phố không có chợ đêm và ít khách du lịch phương Tây. Nhưng đâu đó vẫn là những ngôi nhà cổ bằng gỗ nâu theo phong cách Trung Hoa với những chiếc lồng đèn đỏ treo trước cửa nhà. Người dân nơi đây rất bình dị và có vẻ thảnh thơi, họ không tất bật như ở các thành phố lớn khác của Thái Lan.
Từ thế kỷ thứ 7, Lampang là một phần của Vương quốc cổ Dvaravati. Đến thế kỷ 11, Lampang bị đế chế Khmer chiếm đóng nhưng từ thế kỷ 16 đến 18 lại nằm dưới sự cai trị của Myanmar, bởi thế những công trình kiến trúc chùa chiền nơi đây hầu như đều mang dáng dấp kiến trúc của đất nước làng giềng, đặc biệt là kiến trúc chùa chiền.
Phrathat Lampang Luang là một trong những ngôi chùa thiêng liêng và nổi tiếng bậc nhất tại Lampang. Chùa nằm trên cao với cảnh quan đồi núi thanh bình, thơ mộng. Điểm nhấn của chùa là tháp lớn được bọc vàng nằm trong khu trung tâm. Xung quanh tháp lớn có nhiều tượng Phật nhỏ được bố trí bốn phía, dưới những mái ngói cong vút là dãy chuông bằng đồng thi thoảng vang tiếng ngân mỗi khi có cơn gió nhẹ thổi qua.
Selina Nguyễn (theo lonelyplanet)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Cố đô Lampang
Lang thang trên những con phố rộng lớn ở trung tâm Lampang, bất cứ đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh chú gà trống: trên những chậu kiểng trồng cây hay trụ đèn dọc lề đường... Những trụ đèn thấp hơn thường làm bằng gốm tráng men hình cây tre, bên trên cũng có con gà trống men trắng muốt.
Lampang là thành phố hiếm hoi ở Thái Lan vẫn còn tồn tại xe ngựa, phương tiện đi lại chủ yếu dành cho khách du lịch. |
Đi khoảng 30 km ra ngoài thành phố, du khách sẽ đến trung tâm bảo tồn voi Thái Lan thuộc Viện Quốc gia voi với vé vào cửa khoảng 80 baht (hơn 50.000 đồng). Từ năm 1969, đây là nơi chuyên thuần hóa voi rừng để làm phương tiện vận chuyển trong ngành công nghiệp khai thác gỗ. Đến năm 1992, trung tâm này mới chính thức thành lập.
Tại đây còn có khu vực điều trị và nghỉ dưỡng cho những con voi già, bị thương hoặc bệnh cùng bộ phận huấn luyện nghề quản tượng. Đến đây bạn không thể bỏ lỡ màn trình diễn đầy ấn tượng và đặc sắc của các chú voi. Mở màn là một khúc dạo nhạc được phát ra từ tiếng kêu nhưng rất thanh của voi. Chúng sẽ quỳ xuống và hất vòi lên để chào khán giả. Hấp dẫn không kém là tiết mục đá bóng với màn ghi bàn của những chú voi, trong khi đó một chú khác đứng trước khung thành sẽ dùng vòi và đầu để cố gắng hất trái bóng ra.
Chứng kiến những tác phẩm “nghệ thuật hội họa” của voi dùng chính vòi của mình mới cảm nhận được hết sự diệu kỳ này. |
Tạm rời xa những tràng cười sảng khoái với đàn voi, bạn sẽ hòa mình vào không gian yên bình và cổ kính của thành phố Lampang. Với dân số không đông lắm, Lampang là thành phố không có chợ đêm và ít khách du lịch phương Tây. Nhưng đâu đó vẫn là những ngôi nhà cổ bằng gỗ nâu theo phong cách Trung Hoa với những chiếc lồng đèn đỏ treo trước cửa nhà. Người dân nơi đây rất bình dị và có vẻ thảnh thơi, họ không tất bật như ở các thành phố lớn khác của Thái Lan.
Từ thế kỷ thứ 7, Lampang là một phần của Vương quốc cổ Dvaravati. Đến thế kỷ 11, Lampang bị đế chế Khmer chiếm đóng nhưng từ thế kỷ 16 đến 18 lại nằm dưới sự cai trị của Myanmar, bởi thế những công trình kiến trúc chùa chiền nơi đây hầu như đều mang dáng dấp kiến trúc của đất nước làng giềng, đặc biệt là kiến trúc chùa chiền.
Phrathat Lampang Luang là một trong những ngôi chùa thiêng liêng và nổi tiếng bậc nhất tại Lampang. Chùa nằm trên cao với cảnh quan đồi núi thanh bình, thơ mộng. Điểm nhấn của chùa là tháp lớn được bọc vàng nằm trong khu trung tâm. Xung quanh tháp lớn có nhiều tượng Phật nhỏ được bố trí bốn phía, dưới những mái ngói cong vút là dãy chuông bằng đồng thi thoảng vang tiếng ngân mỗi khi có cơn gió nhẹ thổi qua.
Selina Nguyễn (theo lonelyplanet)