CHÚNG TA THỬ ĐI TÌM SỰ THẬT XEM SAO
Báo chí CS và Bảo Tàng Viện Hà Nội đưa ra lịch sử bức ảnh như sau:
Cô dân quân Hà Thị Nhiên lúc đó đã lọt vào ống kính của nghệ sĩ nhiếp ảnh Quang Văn một cách tình cờ. Sau khi đoạt giải quốc tế, bức ảnh "Sự trừng phạt đích đáng" đã được nhiều khán giả trong nước và quốc tế sưu tầm. Bà Nhiên kể: "Tôi kéo một mảnh vỡ của máy bay Mỹ từ bờ biển về trụ sở UBND xã và không hay biết ông ấy (Nghệ sỹ nhiếp ảnh Văn Quang) chụp từ lúc nào. Mấy năm sau, khi bức ảnh được công bố rộng rãi, đưa đi trưng bày cả trong nước lẫn quốc tế thì tôi mới biết cô dân quân trong ảnh đó chính là mình".
Chiếc máy bay F4 được Mỹ mang sang Việt Nam trong thập niên 60 có tên là "McDonnell Douglas F-4 Phantom II", (RF-4B) máy bay 2 ghế nghồi, 2 động cơ, trang bị hỏa tiễn "không đối không" và "không đối địa" và nhiều loại bom với trong tải là 8,400 kg.
Hồ sơ lưu trử Quân Sự của Bộ Quốc Phòng Chính Phủ Hoa Kỳ cho biết là không có chiếc F4 nào rơi ở NAM ĐỊNH vào ngày 15/1/1966.
Những sự kiện xảy ra trong năm 1966 như sau :
Chiếc F4 đầu tiên bay từ Đà Nẵng, ngày 3/11/1966 để làm nhiệm vụ không ảnh và vẫn còn Y NGUYÊN cho tới năm 1970.
"On 26 April 1966 an F-4C from the 480th Tactical Fighter Squadron scored the first aerial victory by a U.S. aircrew over a North Vietnamese MiG-21"
"Ngày 26 tháng tư 1966 một chiếc F-4C từ các máy bay chiến đấu chiến thuật thuộc phi đội 480 đã ghi bàn thắng trên không đầu tiên của một phi công Mỹ bắn hạ một chiếc MiG-21 của Bắc Việt"
"Ngày 5 tháng 10 năm 1966 một máy bay chiến đấu F-4C thuộc phi đội 8 chiến thuật đã trở thành máy bay phản lực bị mất đầu tiên của Mỹ , bị bắn rơi bằng tên lửa "không-đối-không" bởi một chiếc MiG-21"
Nhìn trong hình chụp chỉ là một CÁNH máy bay được cô du kích Hà Thị Nhiên kéo đi đây chắc chắn là một chiếc CÁNH GIẢ, sơn lại cho giống cánh máy bay F4 dùng để tuyên truyền.
Bà dân quân Hà Thị Nhiên giờ đây được gọi là "bác Nhiên sữa đậu", hiện đang bán sữa đậu nành, đậu hoa ở góc phố Lê Hồng Phong. Được báo chí phỏng vấn, bà Nhiên trả lời:
"Tôi cũng chỉ là một dân quân bình thường như rất nhiều chị em ở Hải Thịnh, "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". May mắn cho tôi là được anh Quang Văn chụp ảnh. Bức ảnh đó là biểu tượng của dân quân Hải Thịnh chứ riêng gì cá nhân mình. Hơn nữa, chiến công đầu thuộc về những người trên mâm pháo", bà Nhiên tâm sự.
Bs. Nguyễn Thùy Trang