Thân Hữu Tiếp Tay...
Có làm sao người ta mới nhắc tên ? - Mai Tú Ân
( HNPD ) Nhân chuyện dư luận Việt Nam, trong đó có nhiều
Ông
thủ tướng Lý Hiển Long là một người dám nói, nói thẳng và nói lên một
sự thật mà ai cũng biết nhưng mấy ai dám nói. Vậy thì Việt Nam có gì
phải nhảy dựng lên khi thế giới nhắc đến tên mình và hành động của mình
đúng như bản chất sự thật của nó, và làm gì như đỉa phải vôi khi cùng
nhảy dựng lên là các anh chị đấu tranh dở người ở Việt Nam bỗng nhiên
động lòng tự ái khi bị nhắc đúng tên mình ?
Mai Tú Ân ( HNPD )
( HNPD )
Nhân chuyện dư luận Việt Nam, trong đó có nhiều những nhà đấu tranh dân
chủ bỗng nhiên nhảy dựng lên ồn ào phản đối lời phát biểu của ông thủ
tướng Sinhgapor Lý Hiển Long nói rằng Việt Nam đã xâm lược Cămpuchia vào
năm 1979 khi đưa quân vào lật đổ chế độ diệt chủng Ponpot và lập nên
một chế độ do ông Hunsen cầm quyền cho đến tận ngày nay.
Bỏ
qua những câu chữ quen quen là Mẹ hát con khen hay, phía Ta nói tốt
phía Mình thì chuyện ủng hộ hay phản đối một vấn đề quá ư là lớn lao,
quá ư là nhạy cảm cũng như quá ư là động chạm đến mọi đối tượng có liên
quan thì những việc bênh vực nhau như vậy là chuyện bình thường, chẳng
có gì lạ lẫm nhất là khi nó lại là luận điệu chính thống của các quốc
gia CS vốn không đáng tin.
Nhưng
việc phát ngôn gây dư luận vừa rồi của ông thủ tướng Sinhgapor về việc
Việt Nam xâm lăng Camphuchia lại làm người ta lạ lẫm khi thấy có nhiều
nhà này nhà nọ, vốn là những nhà đấu tranh dân chủ, đòi công bằng sự
thật bao năm nay thì bỗng nhiên lại lên tiếng phản đối ý kiến đó của ông
TT Singapor và cũng là một dịp hiếm hoi họ cùng đứng về phía chính
quyền Việt Nam trong vấn đề trên. Ồn ào tranh cãi đã vô tình đẩy một vấn
đề đã ngã ngũ rõ ràng bao năm nay trở lại tình trạng mờ mờ, ảo ảo giữa
thật, giả, trắng đen như trước.
Lịch
sử luôn vận động theo một qui tắc bất biến là phải dựa theo sự thật và
phải là sự thật trước tiên. Mọi diễn tiến đều theo một qui luật không
thay đổi, đấy là qui luật của sự thật lịch sử. Mọi sự thay đổi lớn nhỏ,
dẫn dắt và thêm bớt sự thật lịch sử đều là sự phá hại căn bản mục đích
của lịch sử. Đó là sự thật. Không thể nhân danh ai, nhân danh cái gì để
biện luận cho một hành động sai trái nào hết, cũng không thể lấy sinh
mạng vô tội của người dân và của các chiến sĩ hy sinh ở Biên Giới Tây
Nam để biện luận hoặc chạy tội của những người lãnh đạo Việt Nam trong
việc xâm lược Campuchia vì như thế là tội ác. Và nếu không nhận chân ra
những sai lầm của mình trong quá khứ, chối bỏ hay không thừa nhận nó để
rút ra những bài học nhớ đời thì chẳng mấy lúc những cái sai ấy sẽ trở
lại với chính mình trong hiện tại lẫn tương lai, nặng nề và đau đớn hơn
nhiều....
Và
sự thật của vụ Việt Nam đưa quân vào xâm lược Campuchia năm 1979 cũng
đã rõ ràng là xâm lăng rồi, có gì mà phải bàn cãi nữa. Khi chúng ta đáp
trả những hành động giết người, phá rối vùng Biên Giới Tây Nam của bè
lúc Ponpot bằng những hành động quân sự tương xứng thì không có gì để
nói cả. Thế nhưng vì những mưu đồ đen tối nào đó chúng ta lại đưa quân
sang chiếm gọn đất nước đó và không chịu rút quân về thì hẳn là chúng ta
đang tự làm khó mình và từ một nạn nhân chúng ta đã dần trở thành một
kẻ thủ ác, đồng loã với cái xấu bằng một một hành động xấu hơn. Nhất là
trong trường hợp của một nước lớn và tiềm lực quân sự hơn hẳn như Việt
Nam so với anh yếu mà cứ đòi ra gió như anh Khơme Đỏ ?
Chúng
ta đương nhiên là có quyền tự vệ, có quyền trừng trị kẻ gây hấn Ponpot
bằng cách đưa quân sang đánh nhưng sau đó thì phải rút quân về nước ngay
hoặc có một lộ trình rút quân một cách rõ ràng, mau chóng và không thể
xuyên tạc được chứ nhất định không thể ở lại được. Vấn đề nước lớn, nước
nhỏ, hay xâm phạm chủ quyền hoặc di chứng lịch sử phức tạp trước đó
luôn là những vấn đề nhạy cảm mà ai cũng có thể lợi dụng được nếu có ý
đồ xấu.
Dứt
khoát là phải rút quân về sau khi đã trừng trị bọn gây hấn thì mới
chứng tỏ sự trong sáng của hành động đưa quân qua chiếm đóng nước láng
giềng nhỏ bé hơn.
Không
thể vì lý do vì nước láng giềng tấn công gây hấn ở biên giới rồi thì
đưa quân sang, lập nên một chính quyền bù nhìn và hỗ trợ cho chính quyền
mới đó thì đều được gọi một cách đích danh là bành trướng, bá quyền.
Việt Nam đang là một nạn nhân thì bỗng trở thành kẻ xâm lược và bị thế
giới tẩy chay. Vì Việt Nam đâu có quyền tự đứng ra làm một thứ sen đầm
quốc tế để có thể phân xử hay trừng phạt ai...
Còn
có các tổ chức quốc tế, LHQ...có đủ năng lực, quyền hành đứng ra phân
xử mọi tranh chấp giữa các quốc gia. Và thời đại mới sau khi Liên Xô sụp
đổ đã chỉ ra rõ ràng cộng đồng quốc tế cương quyết chống lại mọi sự xâm
lược, lấn chiếm đất đai giữa các nước cũng như chống lại mọi hình thức
nước lớn nuốt nước bé nào. Sau đó là các sự kiện như Liên Xô thừa nhận
sai lầm và phải rút khỏi Apganistan 1989. Iraq bị cộng đồng quốc tế dùng
vũ lực trục xuất khỏi Côet 1991 sau khi xâm lược nước này. Việc Việt
Nam phải rút khỏi Campuchia cũng trên cơ sở áp lực quốc tế đã chứng tỏ
rằng, một quốc gia dù hùng mạnh đến đâu thì cũng không thể xâm chiếm một
quốc gia dù nhỏ bé cỡ nào. Dù dưới danh nghĩa nào, hay với tên gọi là
gì thì thời đại các chính sách cá lớn nuốt cá bé, chính sách pháo hạm đã
qua rồi, vĩnh viễn qua rồi...
Mai Tú Ân ( HNPD )
Có làm sao người ta mới nhắc tên ? - Mai Tú Ân
( HNPD ) Nhân chuyện dư luận Việt Nam, trong đó có nhiều
( HNPD )
Nhân chuyện dư luận Việt Nam, trong đó có nhiều những nhà đấu tranh dân
chủ bỗng nhiên nhảy dựng lên ồn ào phản đối lời phát biểu của ông thủ
tướng Sinhgapor Lý Hiển Long nói rằng Việt Nam đã xâm lược Cămpuchia vào
năm 1979 khi đưa quân vào lật đổ chế độ diệt chủng Ponpot và lập nên
một chế độ do ông Hunsen cầm quyền cho đến tận ngày nay.
Bỏ
qua những câu chữ quen quen là Mẹ hát con khen hay, phía Ta nói tốt
phía Mình thì chuyện ủng hộ hay phản đối một vấn đề quá ư là lớn lao,
quá ư là nhạy cảm cũng như quá ư là động chạm đến mọi đối tượng có liên
quan thì những việc bênh vực nhau như vậy là chuyện bình thường, chẳng
có gì lạ lẫm nhất là khi nó lại là luận điệu chính thống của các quốc
gia CS vốn không đáng tin.
Nhưng
việc phát ngôn gây dư luận vừa rồi của ông thủ tướng Sinhgapor về việc
Việt Nam xâm lăng Camphuchia lại làm người ta lạ lẫm khi thấy có nhiều
nhà này nhà nọ, vốn là những nhà đấu tranh dân chủ, đòi công bằng sự
thật bao năm nay thì bỗng nhiên lại lên tiếng phản đối ý kiến đó của ông
TT Singapor và cũng là một dịp hiếm hoi họ cùng đứng về phía chính
quyền Việt Nam trong vấn đề trên. Ồn ào tranh cãi đã vô tình đẩy một vấn
đề đã ngã ngũ rõ ràng bao năm nay trở lại tình trạng mờ mờ, ảo ảo giữa
thật, giả, trắng đen như trước.
Lịch
sử luôn vận động theo một qui tắc bất biến là phải dựa theo sự thật và
phải là sự thật trước tiên. Mọi diễn tiến đều theo một qui luật không
thay đổi, đấy là qui luật của sự thật lịch sử. Mọi sự thay đổi lớn nhỏ,
dẫn dắt và thêm bớt sự thật lịch sử đều là sự phá hại căn bản mục đích
của lịch sử. Đó là sự thật. Không thể nhân danh ai, nhân danh cái gì để
biện luận cho một hành động sai trái nào hết, cũng không thể lấy sinh
mạng vô tội của người dân và của các chiến sĩ hy sinh ở Biên Giới Tây
Nam để biện luận hoặc chạy tội của những người lãnh đạo Việt Nam trong
việc xâm lược Campuchia vì như thế là tội ác. Và nếu không nhận chân ra
những sai lầm của mình trong quá khứ, chối bỏ hay không thừa nhận nó để
rút ra những bài học nhớ đời thì chẳng mấy lúc những cái sai ấy sẽ trở
lại với chính mình trong hiện tại lẫn tương lai, nặng nề và đau đớn hơn
nhiều....
Và
sự thật của vụ Việt Nam đưa quân vào xâm lược Campuchia năm 1979 cũng
đã rõ ràng là xâm lăng rồi, có gì mà phải bàn cãi nữa. Khi chúng ta đáp
trả những hành động giết người, phá rối vùng Biên Giới Tây Nam của bè
lúc Ponpot bằng những hành động quân sự tương xứng thì không có gì để
nói cả. Thế nhưng vì những mưu đồ đen tối nào đó chúng ta lại đưa quân
sang chiếm gọn đất nước đó và không chịu rút quân về thì hẳn là chúng ta
đang tự làm khó mình và từ một nạn nhân chúng ta đã dần trở thành một
kẻ thủ ác, đồng loã với cái xấu bằng một một hành động xấu hơn. Nhất là
trong trường hợp của một nước lớn và tiềm lực quân sự hơn hẳn như Việt
Nam so với anh yếu mà cứ đòi ra gió như anh Khơme Đỏ ?
Chúng
ta đương nhiên là có quyền tự vệ, có quyền trừng trị kẻ gây hấn Ponpot
bằng cách đưa quân sang đánh nhưng sau đó thì phải rút quân về nước ngay
hoặc có một lộ trình rút quân một cách rõ ràng, mau chóng và không thể
xuyên tạc được chứ nhất định không thể ở lại được. Vấn đề nước lớn, nước
nhỏ, hay xâm phạm chủ quyền hoặc di chứng lịch sử phức tạp trước đó
luôn là những vấn đề nhạy cảm mà ai cũng có thể lợi dụng được nếu có ý
đồ xấu.
Dứt
khoát là phải rút quân về sau khi đã trừng trị bọn gây hấn thì mới
chứng tỏ sự trong sáng của hành động đưa quân qua chiếm đóng nước láng
giềng nhỏ bé hơn.
Không
thể vì lý do vì nước láng giềng tấn công gây hấn ở biên giới rồi thì
đưa quân sang, lập nên một chính quyền bù nhìn và hỗ trợ cho chính quyền
mới đó thì đều được gọi một cách đích danh là bành trướng, bá quyền.
Việt Nam đang là một nạn nhân thì bỗng trở thành kẻ xâm lược và bị thế
giới tẩy chay. Vì Việt Nam đâu có quyền tự đứng ra làm một thứ sen đầm
quốc tế để có thể phân xử hay trừng phạt ai...
Còn
có các tổ chức quốc tế, LHQ...có đủ năng lực, quyền hành đứng ra phân
xử mọi tranh chấp giữa các quốc gia. Và thời đại mới sau khi Liên Xô sụp
đổ đã chỉ ra rõ ràng cộng đồng quốc tế cương quyết chống lại mọi sự xâm
lược, lấn chiếm đất đai giữa các nước cũng như chống lại mọi hình thức
nước lớn nuốt nước bé nào. Sau đó là các sự kiện như Liên Xô thừa nhận
sai lầm và phải rút khỏi Apganistan 1989. Iraq bị cộng đồng quốc tế dùng
vũ lực trục xuất khỏi Côet 1991 sau khi xâm lược nước này. Việc Việt
Nam phải rút khỏi Campuchia cũng trên cơ sở áp lực quốc tế đã chứng tỏ
rằng, một quốc gia dù hùng mạnh đến đâu thì cũng không thể xâm chiếm một
quốc gia dù nhỏ bé cỡ nào. Dù dưới danh nghĩa nào, hay với tên gọi là
gì thì thời đại các chính sách cá lớn nuốt cá bé, chính sách pháo hạm đã
qua rồi, vĩnh viễn qua rồi...
Mai Tú Ân ( HNPD )