Kinh Đời
Có một thời liêm sỉ
*Đừng viện dẫn đến xứ người xa xôi, mà hãy biết rằng tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975, người dân VN mình biết trọng liêm sỉ! Vì sao?
Tôi nhớ trên một tờ báo nội địa của nước VN xã hội chủ nghĩa có đăng bài “Sân bay Kansai của Nhật chưa bao giờ làm mất một chiếc túi của hành khách”. Một số bạn đọc bèn chắt lưỡi bình phẩm: “Vì họ là người Nhật, họ có lòng tự trọng”; hoặc nhún vai than thở: “Thêm 100 năm nữa chưa chắc gì mình như họ”… Đọc, thấy đau điếng.
Đau, vì các bạn thiếu thông tin về ngay chính nước VN của mình, nói rõ hơn, ký ức về miền Nam VN trước khi “giải phóng” đã bị xóa trắng dưới chính sách cai trị hiện nay.
Có lẽ những bạn đọc ấy còn trẻ, sinh trưởng sau năm 1975, hoặc nếu lớn tuổi hơn thì sống tại miền Bắc VN trước năm 1975. Chúng ta không cần phải là…người Nhật, mà là người Việt mình cũng đủ để hãnh diện – bởi vì đã có một thời dĩ vãng chưa đến nỗi quá xa, người Việt sống liêm sỉ!
Ở miền Nam VN trước 1975, tại phi trường không bao giờ xảy ra cảnh hành lý của hành khách bị rạch, bị trộm mất! Tư cách của người Việt mình đàng hoàng, tử tế khiến cho người Nhật, người Hàn lúc bấy giờ đều cảm mến, nể trọng.
Nghĩ mà đau xót khi nhìn vào hiện trạng trước mắt…
Để giải thích, có một số ý kiến cho rằng những tệ lậu xảy ra (trong đó có việc rạch túi, làm mất túi hành khách tại phi trường) là “mặt trái của kinh tế thị trường”. Giải thích như vậy là hời hợt lắm, là bậy, là trật lất! Miền Nam VN trước 1975 cũng kinh tế thị trường mà đạo đức xã hội có tệ hại như hiện nay đâu?
Trước 1975, ở miền Nam, người Việt luôn được dặn dò, nhắc nhở hãy lấy DANH DỰ, LIÊM SỈ làm “tiêu chí” hàng đầu. Sau 1975, danh dự và liêm sỉ bị “xếp xó”, và được thay bằng quan điểm chính trị làm “tiêu chí” hàng đầu. Vì vậy, xã hội mới đổ đốn, ban đầu đổ đốn một ít, rồi dần dà, tích tụ trở thành hỗn loạn như hiện nay!
Vì sao lại nói như vậy? Phải chăng là phủ nhận vai trò của quan điểm chính trị?
Để làm rõ, tôi xin dẫn ví dụ: trong hai người có quan điểm chính trị rất ư “hợp thời”, hoặc có cùng một quan điểm chính trị đi nữa thì có người nên kết giao bằng hữu, có người không nên kết thân – bởi vì trong đối nhân xử thế, trong quan hệ xã hội thì trên hết/trước hết phải xét nhân cách tốt/xấu (trọng danh dự, liêm sỉ, hay mất tư cách, vô liêm sỉ).
Như vậy, DANH DỰ, LIÊM SỈ PHẢI LÀ ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU TRONG GIÁO DỤC; phải “thành nhân”, phải sống cho ra con người. Mọi “cải cách” liên tục trong giáo dục đều hỏng và sẽ còn hỏng nếu quan điểm chính trị còn đội lên đầu học sinh trong trường học! Chỉ khi nào giáo dục nhân cách là hàng đầu thì mới mong có sự thay đổi mà thôi.
Nếu sống không ra con người thì mọi quan điểm chính trị trở thành vô tích sự, hoặc gây tai họa.
Mới hơn 40 năm trôi qua thôi mà đã sa sút kinh khủng!
Nguồn Facebook Viet Quan
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Có một thời liêm sỉ
*Đừng viện dẫn đến xứ người xa xôi, mà hãy biết rằng tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975, người dân VN mình biết trọng liêm sỉ! Vì sao?
Tôi nhớ trên một tờ báo nội địa của nước VN xã hội chủ nghĩa có đăng bài “Sân bay Kansai của Nhật chưa bao giờ làm mất một chiếc túi của hành khách”. Một số bạn đọc bèn chắt lưỡi bình phẩm: “Vì họ là người Nhật, họ có lòng tự trọng”; hoặc nhún vai than thở: “Thêm 100 năm nữa chưa chắc gì mình như họ”… Đọc, thấy đau điếng.
Đau, vì các bạn thiếu thông tin về ngay chính nước VN của mình, nói rõ hơn, ký ức về miền Nam VN trước khi “giải phóng” đã bị xóa trắng dưới chính sách cai trị hiện nay.
Có lẽ những bạn đọc ấy còn trẻ, sinh trưởng sau năm 1975, hoặc nếu lớn tuổi hơn thì sống tại miền Bắc VN trước năm 1975. Chúng ta không cần phải là…người Nhật, mà là người Việt mình cũng đủ để hãnh diện – bởi vì đã có một thời dĩ vãng chưa đến nỗi quá xa, người Việt sống liêm sỉ!
Ở miền Nam VN trước 1975, tại phi trường không bao giờ xảy ra cảnh hành lý của hành khách bị rạch, bị trộm mất! Tư cách của người Việt mình đàng hoàng, tử tế khiến cho người Nhật, người Hàn lúc bấy giờ đều cảm mến, nể trọng.
Nghĩ mà đau xót khi nhìn vào hiện trạng trước mắt…
Để giải thích, có một số ý kiến cho rằng những tệ lậu xảy ra (trong đó có việc rạch túi, làm mất túi hành khách tại phi trường) là “mặt trái của kinh tế thị trường”. Giải thích như vậy là hời hợt lắm, là bậy, là trật lất! Miền Nam VN trước 1975 cũng kinh tế thị trường mà đạo đức xã hội có tệ hại như hiện nay đâu?
Trước 1975, ở miền Nam, người Việt luôn được dặn dò, nhắc nhở hãy lấy DANH DỰ, LIÊM SỈ làm “tiêu chí” hàng đầu. Sau 1975, danh dự và liêm sỉ bị “xếp xó”, và được thay bằng quan điểm chính trị làm “tiêu chí” hàng đầu. Vì vậy, xã hội mới đổ đốn, ban đầu đổ đốn một ít, rồi dần dà, tích tụ trở thành hỗn loạn như hiện nay!
Vì sao lại nói như vậy? Phải chăng là phủ nhận vai trò của quan điểm chính trị?
Để làm rõ, tôi xin dẫn ví dụ: trong hai người có quan điểm chính trị rất ư “hợp thời”, hoặc có cùng một quan điểm chính trị đi nữa thì có người nên kết giao bằng hữu, có người không nên kết thân – bởi vì trong đối nhân xử thế, trong quan hệ xã hội thì trên hết/trước hết phải xét nhân cách tốt/xấu (trọng danh dự, liêm sỉ, hay mất tư cách, vô liêm sỉ).
Như vậy, DANH DỰ, LIÊM SỈ PHẢI LÀ ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU TRONG GIÁO DỤC; phải “thành nhân”, phải sống cho ra con người. Mọi “cải cách” liên tục trong giáo dục đều hỏng và sẽ còn hỏng nếu quan điểm chính trị còn đội lên đầu học sinh trong trường học! Chỉ khi nào giáo dục nhân cách là hàng đầu thì mới mong có sự thay đổi mà thôi.
Nếu sống không ra con người thì mọi quan điểm chính trị trở thành vô tích sự, hoặc gây tai họa.
Mới hơn 40 năm trôi qua thôi mà đã sa sút kinh khủng!
Nguồn Facebook Viet Quan