Kinh Đời
Cổ nhân giảng: “Người ‘trung’ ngay chính, ‘bất trung’ thì tà tâm.” Vậy thế nào là ‘trung’ và ‘bất trung’? ( Như Bác Hồ là luôn có Tà Tâm )
trithucvn.net
Cổ nhân giảng: "Người 'trung' ngay chính, 'bất trung' thì tà tâm." Vậy thế nào là 'trung' và 'bất trung'?
Thời cổ đại, “trung hiếu” là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá phẩm đức của một người. Cổ nhân cho rằng, người tràn ngập tư tâm, tà niệm thì tất sẽ bất trung, người trung thành thì tất sẽ ngay chính. “Trung” là tiêu chuẩn đầu tiên để kết giao và là tiêu chuẩn để bậc hiền nhân dùng người.
Trong cuốn “Trung kinh” viết: “Duy Thiên giám nhân, thiện ác tất ứng. Thiện mạc đại vu tác trung, ác mạc đại vu bất trung. Trung tắc phúc lộc chí yên, bất trung tắc hình phạt gia yên.” Ý tứ rằng, Trời giám xét người làm điều thiện ác ắt có báo ứng. “Trung” là thiện lớn nhất, “bất trung” là ác lớn nhất, người “trung” thì phúc lộc đến, người “bất trung” thì phải chịu trừng phạt. Nếu có thể làm được đến hết cái thiện, cái đẹp của lòng trung, làm được đến mức cực độ của “trung” thì khiến lòng người hướng thiện. “Trung kinh” vô cùng đề cao tầm quan trọng của “trung”.
Vậy, thế nào là “trung”?
Trong “Thuyết văn giải tự” viết: “Trung, kính dã, tận tâm viết trung”, ý nói rằng “trung” cũng là “kính”, tận tâm tận lực làm hết bổn phận của bản thân thì cũng được coi là “trung”.
Trong tiếng Hán, chữ “Trung” (“忠”, trung thành) được cấu thành bởi chữ “Trung” (“中”, giữa, trung tâm) và chữ “Tâm” (“心”, lòng). Trong đó, chữ “Khẩu” (“口”)” trong chữ “Trung” (“中”) được chia thành hai phần bằng nhau, ý nói rằng, khi làm việc phải công minh, trung lập, vô tư, không nghiêng lệch, thiên vị.
Ngoài ra, chữ “khẩu” (“中”) được một nét sổ dọc xuyên thấu thẳng đứng ở giữa, ý nói rằng lời nói ra phải nhất quán, trước sau như một. Nghĩa rộng hơn chính là lời nói ra phải tích đức, không nói dối, nói lời xằng bậy, gian trá, lời nói phải ngay thẳng chính trực, không thiên vị.
Bên dưới của chữ “Trung” (“中”) là chữ “Tâm” (“心”) chính là muốn nói rằng, làm người trong tâm phải luôn khắc sâu ghi nhớ lý niệm trung thành, chính trực, vô tư không vụ lợi.
“Trung” còn bao gồm ý nghĩa: Tứ thuần, tứ chính, tứ bất khuy. Trong đó, “Tứ thuần” chính là trung thành (tận tâm tận lực), trung thực (đáng tin cậy), trung hậu, trung tâm. “Tứ chính” là khẩu chính (miệng nói lời ngay chính), tâm chính (tấm lòng ngay chính, đoan trang), thân chính (sinh mệnh ngay chính) và hành chính (hành vi, làm việc ngay chính). “Tứ bất khuy” là trên không phụ Trời, dưới không phụ Đất, trong lòng không hổ thẹn với lương tâm, bên ngoài không phụ người khác.
“Trung” trên thực tế còn là thể hiện của đạo đức và sự tôn nghiêm (danh dự). Giữa người với người có sự chân thành, tín nhiệm mà không bị những điều bất chính bên ngoài quấy nhiễu thì có thể chống lại được thù địch. Ngoài ra, có thể hết lòng tin theo như lúc ban đầu cũng được gọi là “Trung”.
“Trung” phải theo đạo
Khổng Tử viết: “Người quân tử lấy ‘trung tín’ làm chủ”. Trong “Luận ngữ ‧ bát dật” viết: Lỗ Định Công hỏi Khổng Tử: “Vua sai khiến bề tôi, bề tôi phục vụ (thờ) Vua, như thế nào?” Khổng Tử đáp: “Vua phải dựa vào yêu cầu của ‘lễ’ để sai khiến bề tôi, bề tôi phải lấy ‘trung’ để phục vụ Vua.” (trung thành, hết lòng).
Ý tứ rằng, Vua phải làm tròn bổn phận của Vua, sai khiến bề tôi phải theo “lễ”. Bề tôi phục vụ Vua phải lấy “trung”. “Trung” ở đây không phải là “ngu trung”, cũng không phải chỉ đơn giản là sự trung thành của bề tôi đối với Vua, càng không phải là bề tôi trung thành một cách vô nguyên tắc đối với Vua.
Trong “Tả truyện” viết rằng: “Thượng tư lợi dân, trung dã”, người mà đặt lợi ích của dân lên trên thì được xưng là người “trung”. “Lâm hoạn bất vong quốc, trung dã”, lâm vào hoạn nạn nhưng không quên đất nước thì cũng được gọi là người “trung”.
Trong “Tuân tử. quân tử” viết: “Trung giả, đôn thận thử giả dã”, người thành thật và cẩn thận thì được xưng là người “trung”.
Theo tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử thì người “trung” phải là người có nhân có nghĩa, có lòng yêu thương người khác, có trước có sau.
Có thể thấy rằng, người “trung” trước hết phải là người hiểu đạo, luân lý làm người. Người “trung” không trung thành một cách mù quáng mà phải phân biệt rõ thiện ác, đúng sai mà theo.
“Trung thần” phải dám nói lời can gián Vua
Ngụy Trưng là một nhà chính trị và sử học thời đầu nhà Đường. Ông rất ít khi tuân theo lời nói của Hoàng thượng, là người có gan nói thẳng can gián vua. Có những lúc Hoàng thượng không thích nghe những lời ấy liền giả vờ ngủ một cách mơ mơ màng màng.
Một lần, Ngụy Trưng khiến Hoàng thượng tức giận. Hoàng thượng đến hậu cung gặp Trưởng tôn Hoàng hậu, nói: “Tên Ngụy Trưng này luôn gây khó dễ cho ta. Sớm muộn gì ta cũng sẽ tìm cớ trừng phạt hắn.”
Trưởng tôn Hoàng hậu nghe xong, lập tức thay lễ phục khi vào chầu vua, hành lễ trước Hoàng thượng. Hoàng thượng thấy vậy liền nói: “Hoàng hậu hành xử như thế là vì sao?”
Hoàng hậu vừa nghiêm túc vừa ôn hòa, nói: “Nô tì có việc khởi tấu Hoàng thượng vạn tuế!”
Hoàng thượng đáp: “Chuẩn tấu!”
Trưởng tôn Hoàng hậu nói: “Chỉ có vị minh quân lúc nào cũng lo lắng cho muôn dân thiên hạ, làm việc công bằng và thánh minh như Hoàng thượng mới có được trung thần dám nói như Ngụy Trưng. Đây còn là may mắn của quốc gia, cái phúc của dân chúng. Quốc gia mới có thể bách nghiệp hưng thịnh, quốc thái dân an.”
Những lời nói của Hoàng hậu thực sự khiến Hoàng thượng cảm động và hiểu ra. Khi Ngụy Trưng mất, Hoàng thượng vô cùng đau lòng, ba ngày không ăn uống. Chúng đại thần đều khuyên nhủ Hoàng thượng đừng quá bi thương.
Nhưng Hoàng thượng nói: “Ngụy Trưng là tấm gương của Trẫm. Ông ta luôn chỉ ra chỗ thiếu sót của trẫm. Mặc dù văn võ bá quan trong triều đều đông đảo, nhưng người có gan dám nói ra những thiếu sót của trẫm thì duy chỉ có Ngụy Trưng mà thôi.”
Quả thực, đây đúng là đã đạt đến nguyên tắc: Vua ngay chính, thần trung thành. Cha hiền từ con hiếu thảo, anh nhường em cung kính, chồng thanh sạch vợ tài đức. (Theo tiêu chuẩn của người xưa, chồng thanh sạch nghĩa là không có thói quen xấu, như ăn uống chơi bời, không quan hệ bất chính, không cờ bạc.)
Từ xưa đến nay, người trung chính, nhân nghĩa thì được người người kính trọng. Kẻ đại gian, phản nghịch thì bị người người lên án, khinh bỉ. Cho nên, “trung” không chỉ là tiêu chuẩn mà còn là đạo đức tốt đẹp mà con người cần tu dưỡng.
An Hòa (dịch và t/h)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Cổ nhân giảng: “Người ‘trung’ ngay chính, ‘bất trung’ thì tà tâm.” Vậy thế nào là ‘trung’ và ‘bất trung’? ( Như Bác Hồ là luôn có Tà Tâm )
trithucvn.net
Cổ nhân giảng: "Người 'trung' ngay chính, 'bất trung' thì tà tâm." Vậy thế nào là 'trung' và 'bất trung'?
Thời cổ đại, “trung hiếu” là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá phẩm đức của một người. Cổ nhân cho rằng, người tràn ngập tư tâm, tà niệm thì tất sẽ bất trung, người trung thành thì tất sẽ ngay chính. “Trung” là tiêu chuẩn đầu tiên để kết giao và là tiêu chuẩn để bậc hiền nhân dùng người.
Trong cuốn “Trung kinh” viết: “Duy Thiên giám nhân, thiện ác tất ứng. Thiện mạc đại vu tác trung, ác mạc đại vu bất trung. Trung tắc phúc lộc chí yên, bất trung tắc hình phạt gia yên.” Ý tứ rằng, Trời giám xét người làm điều thiện ác ắt có báo ứng. “Trung” là thiện lớn nhất, “bất trung” là ác lớn nhất, người “trung” thì phúc lộc đến, người “bất trung” thì phải chịu trừng phạt. Nếu có thể làm được đến hết cái thiện, cái đẹp của lòng trung, làm được đến mức cực độ của “trung” thì khiến lòng người hướng thiện. “Trung kinh” vô cùng đề cao tầm quan trọng của “trung”.
Vậy, thế nào là “trung”?
Trong “Thuyết văn giải tự” viết: “Trung, kính dã, tận tâm viết trung”, ý nói rằng “trung” cũng là “kính”, tận tâm tận lực làm hết bổn phận của bản thân thì cũng được coi là “trung”.
Trong tiếng Hán, chữ “Trung” (“忠”, trung thành) được cấu thành bởi chữ “Trung” (“中”, giữa, trung tâm) và chữ “Tâm” (“心”, lòng). Trong đó, chữ “Khẩu” (“口”)” trong chữ “Trung” (“中”) được chia thành hai phần bằng nhau, ý nói rằng, khi làm việc phải công minh, trung lập, vô tư, không nghiêng lệch, thiên vị.
Ngoài ra, chữ “khẩu” (“中”) được một nét sổ dọc xuyên thấu thẳng đứng ở giữa, ý nói rằng lời nói ra phải nhất quán, trước sau như một. Nghĩa rộng hơn chính là lời nói ra phải tích đức, không nói dối, nói lời xằng bậy, gian trá, lời nói phải ngay thẳng chính trực, không thiên vị.
Bên dưới của chữ “Trung” (“中”) là chữ “Tâm” (“心”) chính là muốn nói rằng, làm người trong tâm phải luôn khắc sâu ghi nhớ lý niệm trung thành, chính trực, vô tư không vụ lợi.
“Trung” còn bao gồm ý nghĩa: Tứ thuần, tứ chính, tứ bất khuy. Trong đó, “Tứ thuần” chính là trung thành (tận tâm tận lực), trung thực (đáng tin cậy), trung hậu, trung tâm. “Tứ chính” là khẩu chính (miệng nói lời ngay chính), tâm chính (tấm lòng ngay chính, đoan trang), thân chính (sinh mệnh ngay chính) và hành chính (hành vi, làm việc ngay chính). “Tứ bất khuy” là trên không phụ Trời, dưới không phụ Đất, trong lòng không hổ thẹn với lương tâm, bên ngoài không phụ người khác.
“Trung” trên thực tế còn là thể hiện của đạo đức và sự tôn nghiêm (danh dự). Giữa người với người có sự chân thành, tín nhiệm mà không bị những điều bất chính bên ngoài quấy nhiễu thì có thể chống lại được thù địch. Ngoài ra, có thể hết lòng tin theo như lúc ban đầu cũng được gọi là “Trung”.
“Trung” phải theo đạo
Khổng Tử viết: “Người quân tử lấy ‘trung tín’ làm chủ”. Trong “Luận ngữ ‧ bát dật” viết: Lỗ Định Công hỏi Khổng Tử: “Vua sai khiến bề tôi, bề tôi phục vụ (thờ) Vua, như thế nào?” Khổng Tử đáp: “Vua phải dựa vào yêu cầu của ‘lễ’ để sai khiến bề tôi, bề tôi phải lấy ‘trung’ để phục vụ Vua.” (trung thành, hết lòng).
Ý tứ rằng, Vua phải làm tròn bổn phận của Vua, sai khiến bề tôi phải theo “lễ”. Bề tôi phục vụ Vua phải lấy “trung”. “Trung” ở đây không phải là “ngu trung”, cũng không phải chỉ đơn giản là sự trung thành của bề tôi đối với Vua, càng không phải là bề tôi trung thành một cách vô nguyên tắc đối với Vua.
Trong “Tả truyện” viết rằng: “Thượng tư lợi dân, trung dã”, người mà đặt lợi ích của dân lên trên thì được xưng là người “trung”. “Lâm hoạn bất vong quốc, trung dã”, lâm vào hoạn nạn nhưng không quên đất nước thì cũng được gọi là người “trung”.
Trong “Tuân tử. quân tử” viết: “Trung giả, đôn thận thử giả dã”, người thành thật và cẩn thận thì được xưng là người “trung”.
Theo tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử thì người “trung” phải là người có nhân có nghĩa, có lòng yêu thương người khác, có trước có sau.
Có thể thấy rằng, người “trung” trước hết phải là người hiểu đạo, luân lý làm người. Người “trung” không trung thành một cách mù quáng mà phải phân biệt rõ thiện ác, đúng sai mà theo.
“Trung thần” phải dám nói lời can gián Vua
Ngụy Trưng là một nhà chính trị và sử học thời đầu nhà Đường. Ông rất ít khi tuân theo lời nói của Hoàng thượng, là người có gan nói thẳng can gián vua. Có những lúc Hoàng thượng không thích nghe những lời ấy liền giả vờ ngủ một cách mơ mơ màng màng.
Một lần, Ngụy Trưng khiến Hoàng thượng tức giận. Hoàng thượng đến hậu cung gặp Trưởng tôn Hoàng hậu, nói: “Tên Ngụy Trưng này luôn gây khó dễ cho ta. Sớm muộn gì ta cũng sẽ tìm cớ trừng phạt hắn.”
Trưởng tôn Hoàng hậu nghe xong, lập tức thay lễ phục khi vào chầu vua, hành lễ trước Hoàng thượng. Hoàng thượng thấy vậy liền nói: “Hoàng hậu hành xử như thế là vì sao?”
Hoàng hậu vừa nghiêm túc vừa ôn hòa, nói: “Nô tì có việc khởi tấu Hoàng thượng vạn tuế!”
Hoàng thượng đáp: “Chuẩn tấu!”
Trưởng tôn Hoàng hậu nói: “Chỉ có vị minh quân lúc nào cũng lo lắng cho muôn dân thiên hạ, làm việc công bằng và thánh minh như Hoàng thượng mới có được trung thần dám nói như Ngụy Trưng. Đây còn là may mắn của quốc gia, cái phúc của dân chúng. Quốc gia mới có thể bách nghiệp hưng thịnh, quốc thái dân an.”
Những lời nói của Hoàng hậu thực sự khiến Hoàng thượng cảm động và hiểu ra. Khi Ngụy Trưng mất, Hoàng thượng vô cùng đau lòng, ba ngày không ăn uống. Chúng đại thần đều khuyên nhủ Hoàng thượng đừng quá bi thương.
Nhưng Hoàng thượng nói: “Ngụy Trưng là tấm gương của Trẫm. Ông ta luôn chỉ ra chỗ thiếu sót của trẫm. Mặc dù văn võ bá quan trong triều đều đông đảo, nhưng người có gan dám nói ra những thiếu sót của trẫm thì duy chỉ có Ngụy Trưng mà thôi.”
Quả thực, đây đúng là đã đạt đến nguyên tắc: Vua ngay chính, thần trung thành. Cha hiền từ con hiếu thảo, anh nhường em cung kính, chồng thanh sạch vợ tài đức. (Theo tiêu chuẩn của người xưa, chồng thanh sạch nghĩa là không có thói quen xấu, như ăn uống chơi bời, không quan hệ bất chính, không cờ bạc.)
Từ xưa đến nay, người trung chính, nhân nghĩa thì được người người kính trọng. Kẻ đại gian, phản nghịch thì bị người người lên án, khinh bỉ. Cho nên, “trung” không chỉ là tiêu chuẩn mà còn là đạo đức tốt đẹp mà con người cần tu dưỡng.
An Hòa (dịch và t/h)