Kinh Đời
Có phải lịch sử xoay vần?
Chưa khi nào chuyện thời sự Việt Nam lại dồn dập bằng lúc này. Từ cung đình cho tới chợ búa, từ con cá Formosa cho tới con ghệ của bí thư Thanh Hóa.
Chưa khi nào chuyện thời sự Việt Nam lại dồn dập bằng lúc này. Từ cung đình cho tới chợ búa, từ con cá Formosa cho tới con ghệ của bí thư Thanh Hóa. Từ kẻ đào tẩu Trịnh Xuân Thanh cho tới tội phạm chính trị lớn nhất lịch sử nước ta là nhóm đương quyền.
Chưa khi nào chuyện thời sự Việt Nam lại dồn dập bằng lúc này. Từ cung đình cho tới chợ búa, từ con cá Formosa cho tới con ghệ của bí thư Thanh Hóa. Từ kẻ đào tẩu Trịnh Xuân Thanh cho tới tội phạm chính trị lớn nhất lịch sử nước ta là nhóm đương quyền.
Nhưng cái mà người dân có “nhiễm sắc thể dân trí thấp” quan tâm nhất là
những gì chung quanh nhà họ chứ không phải chốn hậu cung thâm nghiêm đầy
mùi phân bắc.
Chuyện quan trọng nhất là thực phẩm bẩn, là cá chết, là người chết bó
chiếu, là phiên tòa xử người nông dân nổi dậy Cấn Thị Thêu.
Phản ứng của hầu hết các bà nội trợ trong hiện tình thực phẩm hôm nay là
không biết đâu là sạch đâu là bẩn. Người thì bảo mua cá vạch mang, kẻ
lại khuyên mua rau phải xem rau có bị rầy ăn hay không, nếu có là sạch
nếu xanh chong là nhuộm thuốc hay ít ra cũng phun trừ sâu đầy lên đấy
rồi.
Những mò mẫm ấy của người dân là bức tranh toàn cảnh hiện nay trên khắp
các chợ thành phố. Hàng trăm cơ quan dính líu tới an toàn thực phẩm hình
như cán bộ còn đang theo học các khóa tại chức về cách nhận diện thực
phẩm bẩn chứ khoan nói về phương pháp đối phó.
Trong khi chờ đợi giải pháp hầu như tất cả mọi gia đình đành phải như
nhau: ăn và chờ ngày vào nhà thương thử nghiệm về một chứng ung thư nào
đó.
Ngay cả ung thư là căn bệnh đáng sợ nhất thì người dân cũng đã quen dần.
Ngày nào mà lại không có tin một thân nhân nào đó của mình hay hàng xóm
láng giểng vừa phát hiện ung thư? Gia đình nào cũng vậy, lâu dần rổi
quen và sống chung với niềm ám ảnh ấy như sống chung với lũ.
Từ ám ảnh ung thư tới ám ảnh về sự nghèo đói không giới hạn. Nghèo đến
bó chiếu đem chôn thì chỉ có Việt Nam mới còn trong khi cả thế giới đã
tận diệt hình ảnh này từ thế kỷ trước.
Tấm ảnh người đàn bà chết được quấn chiếu và chở trên một chiếc xe ôm
xuất hiện trên trang Facebook đã gây căm phẫn và xót xa đến độ có người
đã khóc, có người tự hỏi lỗi để cho người dân như vậy là do ai, và nhìn
quanh nhìn quất người ta không thấy câu trả lời nào cho thích hợp với
tấm ảnh gây sốt trên mạng này.
Bó chiếu tưởng đâu đã trở thành câu chuyện ngụ ngôn bỗng dưng sống lại
trong đời sống thực của người dân. Bó chiếu không còn độc quyền cho
phong kiến thực dân nữa mà nó đang hiện diện ngay trong chế độ này, một
chế độ luôn tự hào rằng đã tận diệt thực dân phong kiến.
Có người đề nghị làm hẳn tượng đài cho cái thân thể bó trong chiếu kia
thay vì tượng đài ông Hồ Chí Minh hay bà mẹ anh hùng nào đó.
Ngẫm ra cũng có lý lắm, vì tượng đài là biểu tượng của thời đại, ông Hồ
là một biểu tượng chiến thắng, là vinh quang, là có công với đất nước.
Vậy thì tượng đài cho người bó chiếu cũng sẽ là biểu trưng tuyệt vời cho
cái mà ông Hồ từng lên án. Nếu không có tượng đài bó chiếu lấy gì minh
họa cho điều mà ông Hồ hết lòng tranh đấu?
Tượng đài bó chiếu một lần nữa sẽ nhắc cho người Việt nhớ mình có một
lãnh tụ tài năng và yêu nước thương dân như thế. Cái thân thể nằm trong
manh chiếu kia dù ở thời gian nào cũng sẽ là hình ảnh tuyệt vời khắc họa
lại sự tàn ác của chế độ thực dân phong kiến ngày xưa để từ đó người ta
càng yêu mến bác hơn nữa, đặc biệt trong lúc vật lộn với thực phẩm bẩn
để sống còn.
Người chết không thể ngồi dậy để nói tên tôi là Lò Thị Phanh, 42 tuổi,
nguyên quán bản Ít B, xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La chết ngày
14 tháng 9 năm 2016.
Còn người sống khi nhìn tượng đài này thì tự động hiểu rằng đây là biều
tượng của một thời mà Pháp lẫn Nhật dày xéo nước ta, một thời mà các chế
độ phong kiến đã làm cho người dân bị vùi xuống hàng sâu bọ để kẻ cầm
quyền hưởng thụ vinh hoa phú quý.
Bó chiếu lên tượng đài …nằm không chừng sẽ được thế giới lũ lượt kéo đến
học tập để làm tài liệu về Việt Nam, nơi từng có một thời tuyên chiến
với thực dân phong kiến như thế.
Chiếu chẳng những có công dụng bó người chết mà nó còn theo chân người
dân oan trong các lần chờ đợi gửi đơn khiếu nại tới chính quyền các cấp.
Họ trải chiếu ra ngồi túm tụm với nhau nhìn về một phía, phía có tên là
tuyệt vọng hãi hùng.
Trong thế giới phẳng hiện nay, chuyện dân oan Hà Nội hay thành phố Hồ
Chí Minh kéo nhau đi đòi công lý đã trở nên phổ biến qua các trang mạng
xã hội. Họ đi tới đâu chiếu theo họ tới đó. Mới hôm qua hàng trăm ngàn
người đã chứng kiến dân oan Dương Nội chống lại nhà cầm quyền như thế
nào và chiếu cũng có mặt cùng với dân oan.
Và trong những người chứng kiến ấy có tôi cùng vài người bạn, khi vô
tình xem live trên Facebook cảnh tượng hàng trăm dân oan đến trước khu
vực gần tòa án Quận Đống Đa để bảo vệ cho một người dân oan khác đang bị
tòa xét xử: Bà Cấn Thị Thêu.
Không biết diễn tả thế nào mới lột được vở bi kịch đang diễn ra trong
thời đại rực rỡ Hồ Chí Minh này. Họ là những người nông dân sống không
xa Hà Nội bao nhiêu, từ 5 giờ sáng đã lũ lượt kéo nhau về nơi xét xử bà
Cấn Thị Thêu, một người luôn đứng phía trước họ trong mọi cuộc biểu tình
đòi công lý cho người dân mất đất.
Cấn Thị Thêu là cái tên thân yêu của họ, bà đại diện cho lớp người không
những cùng khổ mà còn bị bất công chà đạp. Cấn Thị Thêu hiện nay là
hình ảnh của người đàn bà nổi tiếng khác: Aung San Suu Kyi. Không phải ở
trí thông minh, nghị lực sắc sảo hay gia thế nổi tiếng và từng đoạt
Nobel hòa bình, nhưng Cấn Thị Thêu được người nông dân Dương Nội khẳng
định bằng thái độ của họ: sống chết gì cũng đứng phía sau bà Thêu.
Bời bà Cấn Thị Thêu là niềm tin sắt đá của họ. Cũng giống như người dân từng có thời kỳ gửi niềm tin sắt đá vào ông Hồ Chí Minh.
Và bởi họ tin vào bà Thêu như thế nên bà mới bị bắt và khởi tố với một tội danh không khác thời kỳ Cải cách ruộng đất.
Người nông dân Việt Nam không cần biết ai là Aung San Suu Kyi, họ một
lòng với bà Thêu vì biết bà cũng là nạn nhân như họ. Cũng xót xa khi
nhìn thấy từng vuông đất trên mảnh ruộng thân yêu của gia đình bị chế độ
ngấm ngầm chia sớt cho các con hạm đất. Người dân oan ở các nơi khác,
kể cả miền Nam, không nệ đường xá xa xôi vạ vật tại Hà Nội để đồng hành
cùng với bà. Đó là sự thật và nhà nước do sợ sự thật nên đã tống bà vào
tù.
Chế độ quân phiệt Miến Điện cũng do sợ hãi bà Aung San Suu Kyi nên tống
bà vào tù cùng hàng chục năm quản chế, nhưng càng nhốt, càng bưng bít
thì quốc tế càng chú ý và người dân càng kính trọng bà hơn.
Lịch sử đang lập lại với trường hợp của Cấn Thị Thêu.
Lịch sử đang lập lại với manh chiếu bó thân xác người đàn bà bất hạnh Lò Thị Phanh.
Lịch sử đang chứng kiến sự phân hóa rõ ràng từng ngày trong hậu cung của
Đảng và lịch sử thúc đẩy tiến trình thay đổi của nó bằng những căn bệnh
ung thư, kể cả ung thư ý nghĩ của hơn bốn triệu đảng viên khi hội chứng
bỏ và tố cáo đảng ngày một nhiều hơn.
Đến lúc ấy ai cấm một bà Cấn Thị Thêu được người dân Dương Nội phá ngục tôn vinh bà như cách mạng Pháp 1789?
Cánh Cò
(Blog RFA)
Bàn ra tán vào (1)
Dan N
Bai viet hay!!
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Có phải lịch sử xoay vần?
Chưa khi nào chuyện thời sự Việt Nam lại dồn dập bằng lúc này. Từ cung đình cho tới chợ búa, từ con cá Formosa cho tới con ghệ của bí thư Thanh Hóa.
Chưa khi nào chuyện thời sự Việt Nam lại dồn dập bằng lúc này. Từ cung đình cho tới chợ búa, từ con cá Formosa cho tới con ghệ của bí thư Thanh Hóa. Từ kẻ đào tẩu Trịnh Xuân Thanh cho tới tội phạm chính trị lớn nhất lịch sử nước ta là nhóm đương quyền.
Nhưng cái mà người dân có “nhiễm sắc thể dân trí thấp” quan tâm nhất là
những gì chung quanh nhà họ chứ không phải chốn hậu cung thâm nghiêm đầy
mùi phân bắc.
Chuyện quan trọng nhất là thực phẩm bẩn, là cá chết, là người chết bó
chiếu, là phiên tòa xử người nông dân nổi dậy Cấn Thị Thêu.
Phản ứng của hầu hết các bà nội trợ trong hiện tình thực phẩm hôm nay là
không biết đâu là sạch đâu là bẩn. Người thì bảo mua cá vạch mang, kẻ
lại khuyên mua rau phải xem rau có bị rầy ăn hay không, nếu có là sạch
nếu xanh chong là nhuộm thuốc hay ít ra cũng phun trừ sâu đầy lên đấy
rồi.
Những mò mẫm ấy của người dân là bức tranh toàn cảnh hiện nay trên khắp
các chợ thành phố. Hàng trăm cơ quan dính líu tới an toàn thực phẩm hình
như cán bộ còn đang theo học các khóa tại chức về cách nhận diện thực
phẩm bẩn chứ khoan nói về phương pháp đối phó.
Trong khi chờ đợi giải pháp hầu như tất cả mọi gia đình đành phải như
nhau: ăn và chờ ngày vào nhà thương thử nghiệm về một chứng ung thư nào
đó.
Ngay cả ung thư là căn bệnh đáng sợ nhất thì người dân cũng đã quen dần.
Ngày nào mà lại không có tin một thân nhân nào đó của mình hay hàng xóm
láng giểng vừa phát hiện ung thư? Gia đình nào cũng vậy, lâu dần rổi
quen và sống chung với niềm ám ảnh ấy như sống chung với lũ.
Từ ám ảnh ung thư tới ám ảnh về sự nghèo đói không giới hạn. Nghèo đến
bó chiếu đem chôn thì chỉ có Việt Nam mới còn trong khi cả thế giới đã
tận diệt hình ảnh này từ thế kỷ trước.
Tấm ảnh người đàn bà chết được quấn chiếu và chở trên một chiếc xe ôm
xuất hiện trên trang Facebook đã gây căm phẫn và xót xa đến độ có người
đã khóc, có người tự hỏi lỗi để cho người dân như vậy là do ai, và nhìn
quanh nhìn quất người ta không thấy câu trả lời nào cho thích hợp với
tấm ảnh gây sốt trên mạng này.
Bó chiếu tưởng đâu đã trở thành câu chuyện ngụ ngôn bỗng dưng sống lại
trong đời sống thực của người dân. Bó chiếu không còn độc quyền cho
phong kiến thực dân nữa mà nó đang hiện diện ngay trong chế độ này, một
chế độ luôn tự hào rằng đã tận diệt thực dân phong kiến.
Có người đề nghị làm hẳn tượng đài cho cái thân thể bó trong chiếu kia
thay vì tượng đài ông Hồ Chí Minh hay bà mẹ anh hùng nào đó.
Ngẫm ra cũng có lý lắm, vì tượng đài là biểu tượng của thời đại, ông Hồ
là một biểu tượng chiến thắng, là vinh quang, là có công với đất nước.
Vậy thì tượng đài cho người bó chiếu cũng sẽ là biểu trưng tuyệt vời cho
cái mà ông Hồ từng lên án. Nếu không có tượng đài bó chiếu lấy gì minh
họa cho điều mà ông Hồ hết lòng tranh đấu?
Tượng đài bó chiếu một lần nữa sẽ nhắc cho người Việt nhớ mình có một
lãnh tụ tài năng và yêu nước thương dân như thế. Cái thân thể nằm trong
manh chiếu kia dù ở thời gian nào cũng sẽ là hình ảnh tuyệt vời khắc họa
lại sự tàn ác của chế độ thực dân phong kiến ngày xưa để từ đó người ta
càng yêu mến bác hơn nữa, đặc biệt trong lúc vật lộn với thực phẩm bẩn
để sống còn.
Người chết không thể ngồi dậy để nói tên tôi là Lò Thị Phanh, 42 tuổi,
nguyên quán bản Ít B, xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La chết ngày
14 tháng 9 năm 2016.
Còn người sống khi nhìn tượng đài này thì tự động hiểu rằng đây là biều
tượng của một thời mà Pháp lẫn Nhật dày xéo nước ta, một thời mà các chế
độ phong kiến đã làm cho người dân bị vùi xuống hàng sâu bọ để kẻ cầm
quyền hưởng thụ vinh hoa phú quý.
Bó chiếu lên tượng đài …nằm không chừng sẽ được thế giới lũ lượt kéo đến
học tập để làm tài liệu về Việt Nam, nơi từng có một thời tuyên chiến
với thực dân phong kiến như thế.
Chiếu chẳng những có công dụng bó người chết mà nó còn theo chân người
dân oan trong các lần chờ đợi gửi đơn khiếu nại tới chính quyền các cấp.
Họ trải chiếu ra ngồi túm tụm với nhau nhìn về một phía, phía có tên là
tuyệt vọng hãi hùng.
Trong thế giới phẳng hiện nay, chuyện dân oan Hà Nội hay thành phố Hồ
Chí Minh kéo nhau đi đòi công lý đã trở nên phổ biến qua các trang mạng
xã hội. Họ đi tới đâu chiếu theo họ tới đó. Mới hôm qua hàng trăm ngàn
người đã chứng kiến dân oan Dương Nội chống lại nhà cầm quyền như thế
nào và chiếu cũng có mặt cùng với dân oan.
Và trong những người chứng kiến ấy có tôi cùng vài người bạn, khi vô
tình xem live trên Facebook cảnh tượng hàng trăm dân oan đến trước khu
vực gần tòa án Quận Đống Đa để bảo vệ cho một người dân oan khác đang bị
tòa xét xử: Bà Cấn Thị Thêu.
Không biết diễn tả thế nào mới lột được vở bi kịch đang diễn ra trong
thời đại rực rỡ Hồ Chí Minh này. Họ là những người nông dân sống không
xa Hà Nội bao nhiêu, từ 5 giờ sáng đã lũ lượt kéo nhau về nơi xét xử bà
Cấn Thị Thêu, một người luôn đứng phía trước họ trong mọi cuộc biểu tình
đòi công lý cho người dân mất đất.
Cấn Thị Thêu là cái tên thân yêu của họ, bà đại diện cho lớp người không
những cùng khổ mà còn bị bất công chà đạp. Cấn Thị Thêu hiện nay là
hình ảnh của người đàn bà nổi tiếng khác: Aung San Suu Kyi. Không phải ở
trí thông minh, nghị lực sắc sảo hay gia thế nổi tiếng và từng đoạt
Nobel hòa bình, nhưng Cấn Thị Thêu được người nông dân Dương Nội khẳng
định bằng thái độ của họ: sống chết gì cũng đứng phía sau bà Thêu.
Bời bà Cấn Thị Thêu là niềm tin sắt đá của họ. Cũng giống như người dân từng có thời kỳ gửi niềm tin sắt đá vào ông Hồ Chí Minh.
Và bởi họ tin vào bà Thêu như thế nên bà mới bị bắt và khởi tố với một tội danh không khác thời kỳ Cải cách ruộng đất.
Người nông dân Việt Nam không cần biết ai là Aung San Suu Kyi, họ một
lòng với bà Thêu vì biết bà cũng là nạn nhân như họ. Cũng xót xa khi
nhìn thấy từng vuông đất trên mảnh ruộng thân yêu của gia đình bị chế độ
ngấm ngầm chia sớt cho các con hạm đất. Người dân oan ở các nơi khác,
kể cả miền Nam, không nệ đường xá xa xôi vạ vật tại Hà Nội để đồng hành
cùng với bà. Đó là sự thật và nhà nước do sợ sự thật nên đã tống bà vào
tù.
Chế độ quân phiệt Miến Điện cũng do sợ hãi bà Aung San Suu Kyi nên tống
bà vào tù cùng hàng chục năm quản chế, nhưng càng nhốt, càng bưng bít
thì quốc tế càng chú ý và người dân càng kính trọng bà hơn.
Lịch sử đang lập lại với trường hợp của Cấn Thị Thêu.
Lịch sử đang lập lại với manh chiếu bó thân xác người đàn bà bất hạnh Lò Thị Phanh.
Lịch sử đang chứng kiến sự phân hóa rõ ràng từng ngày trong hậu cung của
Đảng và lịch sử thúc đẩy tiến trình thay đổi của nó bằng những căn bệnh
ung thư, kể cả ung thư ý nghĩ của hơn bốn triệu đảng viên khi hội chứng
bỏ và tố cáo đảng ngày một nhiều hơn.
Đến lúc ấy ai cấm một bà Cấn Thị Thêu được người dân Dương Nội phá ngục tôn vinh bà như cách mạng Pháp 1789?
Cánh Cò
(Blog RFA)