Thân Hữu Tiếp Tay...
Cõi Người, Cõi Rừng...
Đời người dài tới bao nhiêu năm? Trung bình có thể là 60 năm, hay 70 năm? Thực ra, trong những cơ may, kiếp người có thể kéo dài được, nhưng dân tộc mình đã từng có nhiều triệu người chết khi còn tuổi thanh niên.
Cõi Người, Cõi Rừng...
Đời người dài tới bao nhiêu năm? Trung bình có thể là 60 năm, hay 70 năm? Thực ra, trong những cơ may, kiếp người có thể kéo dài được, nhưng dân tộc mình đã từng có nhiều triệu người chết khi còn tuổi thanh niên.
Trong thời chiến, đã có rất nhiều những chàng trai hy sinh khi chưa từng biết tới tình yêu trai gái. Gần như tất cả mọi người Việt Nam trên 60 tuổi hiện nay đều từng có một người bạn cùng lớp đã chết trong cuộc chiến vừa qua.
Có những trận đánh dữ dội tới mức trước khi ra trận đã tiên đoán được là mười phần sẽ chết bảy, còn ba. Đó không chỉ là câu sấm thời cổ, nhưng còn là hiện thực trong nhiều trận chiến năm xưa.
Một lần, nhà văn Giao Chỉ trong một bài viết năm 2008, tưạ đề "Ngày Quân Lực 43 Năm Sau: Chết Trận Đồng Xoài," đã nhớ về trận Đồng Xoài năm 1965 có đoạn như sau:
"Trong bộ sưu tầm của Viện Bảo Tàng Việt Nam, tờ báo Life số ra ngày 2/7/1965 in tràn ngập hình ảnh trận Đồng Xoài. Ký giả Hoa Kỳ kể lại là cứ mỗi 10 giây là có một người ngã xuống. Ngày đầu tiên hai ngàn chiến binh Việt Cộng tràn ngập vị trí của 400 binh sĩ quận Đôn Luân. Riêng các cố vấn Hoa Kỳ tổng cộng có 21 người ghi nhận là tổn thất.. Trang quân sử của Wikipedia ghi rõ có 7 chiến binh Hoa Kỳ tử trận, 15 bị thương và 13 mất tích. Đây là con số cố vấn tổn thất nhiều nhất một lần của riêng năm 1965. Sau ba ngày kịch chiến, Việt Cộng rút đi và bắt đầu tuyên truyền trận Đồng Xoài là chiến thắng mở đầu cho cuộc tấn công mùa thu 1965. Trung đoàn 272 của cộng sản được đặt tên danh dự là trung đoàn Đồng Xoài. Sự thật đây cũng là một lần hiếm có, khi lực lượng du kích đã đủ lớn mạnh tổ chức cấp sư đoàn, tấn công và ở lại chiến đấu với các đơn vị ưu tú của VNCH. Đây cũng là lần đầu tiên mà quân số tổn thất cả hai bên tương đương. Mỗi bên đã thương vong cả ngàn người, bên địch đã đem được xác của họ khi đoạn chiến. Phía ta tử vong nằm la liệt tại Đồng Xoài gồm cả dân chúng lẫn chiến binh và gia đình. Hầu hết các đơn vị đều có đại diện hy sinh tại Đồng Xoài. Bộ binh, Địa phương quân, Nghĩa quân, Lực lượng đặc biệt, Biệt Động quân và Nhảy dù. Riêng Biệt động quân lãnh được vinh dự giải tỏa chi khu Đôn Luân và có hình ảnh đăng báo quốc tế."(hết trích)
Chiến tranh đáng sợ là như thế...
Chỉ cần nhớ lại cũng đủ sợ.
Theo một bản khảo sát phổ biến cuối tháng 7-2013 của tổ chức Iraq and Afghanistan Veterans of America (IAVA -- Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Từng Tham Chiến ở Iraq và Afghanistan) cho biết rằng khủng hoảng tâm lý vẫn đè nặng trên các cựu chiến binh trở về: trung bình có 22 cựu chiến binh Mỹ tự sát mỗi ngày, ghi theo thống kê của Bộ Cựu Chiến BInh Hoa Kỳ.
Bộ này cũng nói là có từ 11% tới 20% cựu chiến binh Mỹ từ Iraq và Afghanistan bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn - căng thẳng - hậu chấn (post-traumatic stress disorder).
Những con số này có thể cho chúng ta một ước lượng nhắm chừng đối với những người đã từng sống trong thời Cuộc Chiến Việt Nam, dù không thể biết chính xác nhưng hẳn là tổn thương tâm lý cũng nhiều tới mức đánh sợ như thế.
Bởi vậy, một trường hợp mới còn cho thấy khủng hoảng thần kinh bi thảm: chứng kiến cảnh bi thảm của chiến tranh, và rồi chạy vào rừng sống suốt “40 năm sống kiếp “người rừng”...”
Báo Người Lao Động hôm Thứ Năm 8-8-2013 kể về trường hợp này, trích như sau:
“Quá hoảng loạn trước cái chết đột ngột của 2 con và mẹ già khi bom đạn dội trúng nhà, người đàn ông ẵm đứa con 1 tuổi của mình lao vào rừng sâu sống cách biệt với thế giới bên ngoài suốt 40 năm nay...
Sáng 8-8, chuyện đưa 2 cha con “người rừng” sau 40 năm sống tách biệt với cộng đồng về làng khiến cả huyện nghèo miền núi Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi xôn xao. Hàng ngàn người hiếu kỳ không khỏi sững sờ trước dung mạo của cha con họ.
Chỉ còn bập bẹ được vài tiếng Kor
Trước đó, chiều 7-8, sau hơn 4 giờ lội bộ vào rừng sâu, lực lượng chức năng xã Trà Phong, huyện Tây Trà đã đưa ông Hồ Văn Thanh (82 tuổi) và con ruột là anh Hồ Văn Lang (41 tuổi, người dân tộc Kor) sống biệt lập ở rừng sâu về với cộng đồng.
Theo nhiều người dân địa phương, cách nay 40 năm, ông Thanh sống ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh. Sau khi căn nhà của ông bị trúng bom làm 2 con và người mẹ thiệt mạng tại chỗ, ông Thanh hoảng sợ ẵm anh Hồ Văn Lang, lúc đó mới 1 tuổi, lao thẳng vào rừng sâu. Từ đó, cha con ông không quay về làng.
Cách nay vài ngày, người dân đi rẫy phát hiện cha con ông Thanh đi lang thang ở bìa rừng nên đã báo lực lượng chức năng địa phương. Khi lực lượng chức năng tiếp cận, cha con “người rừng” rất sợ hãi. Trên người họ chỉ mặc chiếc khố bằng vỏ cây. Nơi ở của 2 cha con họ là một chòi lá nhỏ trông như tổ chim, được chống đỡ bằng những cây lồ ô trên lưng chừng một cây to cách mặt đất khoảng 5 m. Muốn lên được chòi lá này phải đi qua một chiếc cầu nối làm bằng những thân tre. Cạnh đó còn có thang dây được tết lại bằng mây...”(hết trích)
Từ bỏ cõi người, để sống cõi người rừng? Suốt 4 thập niên, hai cha con người Kor này đã làm như thế.
Tới mức độ, theo báo Người Lao Động, “Cả 2 cha con “người rừng” chỉ còn bập bẹ được vài tiếng Kor.”
Sợ cõi người tới như thế sao? Đúng vậy, cõi người giết nhau kinh hoàng quá.
Những trận như Đồng Xoài cứ mỗi 10 giây đồng hồ là có một người ngã xuống.
Những trận như Iraq và Afghanistan với binh hùng tướng mạnh như quân lực Hoa Kỳ vẫn còn bị ám ảnh, bị khủng hoảng tâm lý tới mức 22 cựu chiến binh Mỹ tự tử mỗi ngày.
Chiến tranh đáng sợ là vậy. Khi nào có thể được, hãy khởi tâm từ bi để cùng nhau gìn giữ cõi người cho đẹp hơn – và chắc chắn là phảỉ ra sức làm cho “cõi người” đẹp hơn “cõi người rừng.”
Và chỉ khi bất đắc dĩ, mới phải động binh. Để cho cả nước tránh rơi vào hoàn cảnh một Tây Tạng thứ nhì. Lúc đó mới học theo gương Vua Quang Trung để:
“Đánh cho để dài tóc;
Đánh cho để đen răng;
Đánh cho nó chích luân bất phản;
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn;
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ...”
Còn thì phải biết sợ, phảỉ biết gìn giữ cõi người cho đẹp hơn, phải biết trân trọng cho cõi người tử tế hơn. Để sẽ không còn một ai phải chạy trốn cõi người như hai cha con “người rừng” kia vậy.
Trong thời chiến, đã có rất nhiều những chàng trai hy sinh khi chưa từng biết tới tình yêu trai gái. Gần như tất cả mọi người Việt Nam trên 60 tuổi hiện nay đều từng có một người bạn cùng lớp đã chết trong cuộc chiến vừa qua.
Có những trận đánh dữ dội tới mức trước khi ra trận đã tiên đoán được là mười phần sẽ chết bảy, còn ba. Đó không chỉ là câu sấm thời cổ, nhưng còn là hiện thực trong nhiều trận chiến năm xưa.
Một lần, nhà văn Giao Chỉ trong một bài viết năm 2008, tưạ đề "Ngày Quân Lực 43 Năm Sau: Chết Trận Đồng Xoài," đã nhớ về trận Đồng Xoài năm 1965 có đoạn như sau:
"Trong bộ sưu tầm của Viện Bảo Tàng Việt Nam, tờ báo Life số ra ngày 2/7/1965 in tràn ngập hình ảnh trận Đồng Xoài. Ký giả Hoa Kỳ kể lại là cứ mỗi 10 giây là có một người ngã xuống. Ngày đầu tiên hai ngàn chiến binh Việt Cộng tràn ngập vị trí của 400 binh sĩ quận Đôn Luân. Riêng các cố vấn Hoa Kỳ tổng cộng có 21 người ghi nhận là tổn thất.. Trang quân sử của Wikipedia ghi rõ có 7 chiến binh Hoa Kỳ tử trận, 15 bị thương và 13 mất tích. Đây là con số cố vấn tổn thất nhiều nhất một lần của riêng năm 1965. Sau ba ngày kịch chiến, Việt Cộng rút đi và bắt đầu tuyên truyền trận Đồng Xoài là chiến thắng mở đầu cho cuộc tấn công mùa thu 1965. Trung đoàn 272 của cộng sản được đặt tên danh dự là trung đoàn Đồng Xoài. Sự thật đây cũng là một lần hiếm có, khi lực lượng du kích đã đủ lớn mạnh tổ chức cấp sư đoàn, tấn công và ở lại chiến đấu với các đơn vị ưu tú của VNCH. Đây cũng là lần đầu tiên mà quân số tổn thất cả hai bên tương đương. Mỗi bên đã thương vong cả ngàn người, bên địch đã đem được xác của họ khi đoạn chiến. Phía ta tử vong nằm la liệt tại Đồng Xoài gồm cả dân chúng lẫn chiến binh và gia đình. Hầu hết các đơn vị đều có đại diện hy sinh tại Đồng Xoài. Bộ binh, Địa phương quân, Nghĩa quân, Lực lượng đặc biệt, Biệt Động quân và Nhảy dù. Riêng Biệt động quân lãnh được vinh dự giải tỏa chi khu Đôn Luân và có hình ảnh đăng báo quốc tế."(hết trích)
Chiến tranh đáng sợ là như thế...
Chỉ cần nhớ lại cũng đủ sợ.
Theo một bản khảo sát phổ biến cuối tháng 7-2013 của tổ chức Iraq and Afghanistan Veterans of America (IAVA -- Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Từng Tham Chiến ở Iraq và Afghanistan) cho biết rằng khủng hoảng tâm lý vẫn đè nặng trên các cựu chiến binh trở về: trung bình có 22 cựu chiến binh Mỹ tự sát mỗi ngày, ghi theo thống kê của Bộ Cựu Chiến BInh Hoa Kỳ.
Bộ này cũng nói là có từ 11% tới 20% cựu chiến binh Mỹ từ Iraq và Afghanistan bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn - căng thẳng - hậu chấn (post-traumatic stress disorder).
Những con số này có thể cho chúng ta một ước lượng nhắm chừng đối với những người đã từng sống trong thời Cuộc Chiến Việt Nam, dù không thể biết chính xác nhưng hẳn là tổn thương tâm lý cũng nhiều tới mức đánh sợ như thế.
Bởi vậy, một trường hợp mới còn cho thấy khủng hoảng thần kinh bi thảm: chứng kiến cảnh bi thảm của chiến tranh, và rồi chạy vào rừng sống suốt “40 năm sống kiếp “người rừng”...”
Báo Người Lao Động hôm Thứ Năm 8-8-2013 kể về trường hợp này, trích như sau:
“Quá hoảng loạn trước cái chết đột ngột của 2 con và mẹ già khi bom đạn dội trúng nhà, người đàn ông ẵm đứa con 1 tuổi của mình lao vào rừng sâu sống cách biệt với thế giới bên ngoài suốt 40 năm nay...
Sáng 8-8, chuyện đưa 2 cha con “người rừng” sau 40 năm sống tách biệt với cộng đồng về làng khiến cả huyện nghèo miền núi Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi xôn xao. Hàng ngàn người hiếu kỳ không khỏi sững sờ trước dung mạo của cha con họ.
Chỉ còn bập bẹ được vài tiếng Kor
Trước đó, chiều 7-8, sau hơn 4 giờ lội bộ vào rừng sâu, lực lượng chức năng xã Trà Phong, huyện Tây Trà đã đưa ông Hồ Văn Thanh (82 tuổi) và con ruột là anh Hồ Văn Lang (41 tuổi, người dân tộc Kor) sống biệt lập ở rừng sâu về với cộng đồng.
Theo nhiều người dân địa phương, cách nay 40 năm, ông Thanh sống ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh. Sau khi căn nhà của ông bị trúng bom làm 2 con và người mẹ thiệt mạng tại chỗ, ông Thanh hoảng sợ ẵm anh Hồ Văn Lang, lúc đó mới 1 tuổi, lao thẳng vào rừng sâu. Từ đó, cha con ông không quay về làng.
Cách nay vài ngày, người dân đi rẫy phát hiện cha con ông Thanh đi lang thang ở bìa rừng nên đã báo lực lượng chức năng địa phương. Khi lực lượng chức năng tiếp cận, cha con “người rừng” rất sợ hãi. Trên người họ chỉ mặc chiếc khố bằng vỏ cây. Nơi ở của 2 cha con họ là một chòi lá nhỏ trông như tổ chim, được chống đỡ bằng những cây lồ ô trên lưng chừng một cây to cách mặt đất khoảng 5 m. Muốn lên được chòi lá này phải đi qua một chiếc cầu nối làm bằng những thân tre. Cạnh đó còn có thang dây được tết lại bằng mây...”(hết trích)
Từ bỏ cõi người, để sống cõi người rừng? Suốt 4 thập niên, hai cha con người Kor này đã làm như thế.
Tới mức độ, theo báo Người Lao Động, “Cả 2 cha con “người rừng” chỉ còn bập bẹ được vài tiếng Kor.”
Sợ cõi người tới như thế sao? Đúng vậy, cõi người giết nhau kinh hoàng quá.
Những trận như Đồng Xoài cứ mỗi 10 giây đồng hồ là có một người ngã xuống.
Những trận như Iraq và Afghanistan với binh hùng tướng mạnh như quân lực Hoa Kỳ vẫn còn bị ám ảnh, bị khủng hoảng tâm lý tới mức 22 cựu chiến binh Mỹ tự tử mỗi ngày.
Chiến tranh đáng sợ là vậy. Khi nào có thể được, hãy khởi tâm từ bi để cùng nhau gìn giữ cõi người cho đẹp hơn – và chắc chắn là phảỉ ra sức làm cho “cõi người” đẹp hơn “cõi người rừng.”
Và chỉ khi bất đắc dĩ, mới phải động binh. Để cho cả nước tránh rơi vào hoàn cảnh một Tây Tạng thứ nhì. Lúc đó mới học theo gương Vua Quang Trung để:
“Đánh cho để dài tóc;
Đánh cho để đen răng;
Đánh cho nó chích luân bất phản;
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn;
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ...”
Còn thì phải biết sợ, phảỉ biết gìn giữ cõi người cho đẹp hơn, phải biết trân trọng cho cõi người tử tế hơn. Để sẽ không còn một ai phải chạy trốn cõi người như hai cha con “người rừng” kia vậy.
KaLua Chuyen
Cõi Người, Cõi Rừng...
Đời người dài tới bao nhiêu năm? Trung bình có thể là 60 năm, hay 70 năm? Thực ra, trong những cơ may, kiếp người có thể kéo dài được, nhưng dân tộc mình đã từng có nhiều triệu người chết khi còn tuổi thanh niên.
Cõi Người, Cõi Rừng...
Đời người dài tới bao nhiêu năm? Trung bình có thể là 60 năm, hay 70 năm? Thực ra, trong những cơ may, kiếp người có thể kéo dài được, nhưng dân tộc mình đã từng có nhiều triệu người chết khi còn tuổi thanh niên.
Trong thời chiến, đã có rất nhiều những chàng trai hy sinh khi chưa từng biết tới tình yêu trai gái. Gần như tất cả mọi người Việt Nam trên 60 tuổi hiện nay đều từng có một người bạn cùng lớp đã chết trong cuộc chiến vừa qua.
Có những trận đánh dữ dội tới mức trước khi ra trận đã tiên đoán được là mười phần sẽ chết bảy, còn ba. Đó không chỉ là câu sấm thời cổ, nhưng còn là hiện thực trong nhiều trận chiến năm xưa.
Một lần, nhà văn Giao Chỉ trong một bài viết năm 2008, tưạ đề "Ngày Quân Lực 43 Năm Sau: Chết Trận Đồng Xoài," đã nhớ về trận Đồng Xoài năm 1965 có đoạn như sau:
"Trong bộ sưu tầm của Viện Bảo Tàng Việt Nam, tờ báo Life số ra ngày 2/7/1965 in tràn ngập hình ảnh trận Đồng Xoài. Ký giả Hoa Kỳ kể lại là cứ mỗi 10 giây là có một người ngã xuống. Ngày đầu tiên hai ngàn chiến binh Việt Cộng tràn ngập vị trí của 400 binh sĩ quận Đôn Luân. Riêng các cố vấn Hoa Kỳ tổng cộng có 21 người ghi nhận là tổn thất.. Trang quân sử của Wikipedia ghi rõ có 7 chiến binh Hoa Kỳ tử trận, 15 bị thương và 13 mất tích. Đây là con số cố vấn tổn thất nhiều nhất một lần của riêng năm 1965. Sau ba ngày kịch chiến, Việt Cộng rút đi và bắt đầu tuyên truyền trận Đồng Xoài là chiến thắng mở đầu cho cuộc tấn công mùa thu 1965. Trung đoàn 272 của cộng sản được đặt tên danh dự là trung đoàn Đồng Xoài. Sự thật đây cũng là một lần hiếm có, khi lực lượng du kích đã đủ lớn mạnh tổ chức cấp sư đoàn, tấn công và ở lại chiến đấu với các đơn vị ưu tú của VNCH. Đây cũng là lần đầu tiên mà quân số tổn thất cả hai bên tương đương. Mỗi bên đã thương vong cả ngàn người, bên địch đã đem được xác của họ khi đoạn chiến. Phía ta tử vong nằm la liệt tại Đồng Xoài gồm cả dân chúng lẫn chiến binh và gia đình. Hầu hết các đơn vị đều có đại diện hy sinh tại Đồng Xoài. Bộ binh, Địa phương quân, Nghĩa quân, Lực lượng đặc biệt, Biệt Động quân và Nhảy dù. Riêng Biệt động quân lãnh được vinh dự giải tỏa chi khu Đôn Luân và có hình ảnh đăng báo quốc tế."(hết trích)
Chiến tranh đáng sợ là như thế...
Chỉ cần nhớ lại cũng đủ sợ.
Theo một bản khảo sát phổ biến cuối tháng 7-2013 của tổ chức Iraq and Afghanistan Veterans of America (IAVA -- Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Từng Tham Chiến ở Iraq và Afghanistan) cho biết rằng khủng hoảng tâm lý vẫn đè nặng trên các cựu chiến binh trở về: trung bình có 22 cựu chiến binh Mỹ tự sát mỗi ngày, ghi theo thống kê của Bộ Cựu Chiến BInh Hoa Kỳ.
Bộ này cũng nói là có từ 11% tới 20% cựu chiến binh Mỹ từ Iraq và Afghanistan bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn - căng thẳng - hậu chấn (post-traumatic stress disorder).
Những con số này có thể cho chúng ta một ước lượng nhắm chừng đối với những người đã từng sống trong thời Cuộc Chiến Việt Nam, dù không thể biết chính xác nhưng hẳn là tổn thương tâm lý cũng nhiều tới mức đánh sợ như thế.
Bởi vậy, một trường hợp mới còn cho thấy khủng hoảng thần kinh bi thảm: chứng kiến cảnh bi thảm của chiến tranh, và rồi chạy vào rừng sống suốt “40 năm sống kiếp “người rừng”...”
Báo Người Lao Động hôm Thứ Năm 8-8-2013 kể về trường hợp này, trích như sau:
“Quá hoảng loạn trước cái chết đột ngột của 2 con và mẹ già khi bom đạn dội trúng nhà, người đàn ông ẵm đứa con 1 tuổi của mình lao vào rừng sâu sống cách biệt với thế giới bên ngoài suốt 40 năm nay...
Sáng 8-8, chuyện đưa 2 cha con “người rừng” sau 40 năm sống tách biệt với cộng đồng về làng khiến cả huyện nghèo miền núi Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi xôn xao. Hàng ngàn người hiếu kỳ không khỏi sững sờ trước dung mạo của cha con họ.
Chỉ còn bập bẹ được vài tiếng Kor
Trước đó, chiều 7-8, sau hơn 4 giờ lội bộ vào rừng sâu, lực lượng chức năng xã Trà Phong, huyện Tây Trà đã đưa ông Hồ Văn Thanh (82 tuổi) và con ruột là anh Hồ Văn Lang (41 tuổi, người dân tộc Kor) sống biệt lập ở rừng sâu về với cộng đồng.
Theo nhiều người dân địa phương, cách nay 40 năm, ông Thanh sống ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh. Sau khi căn nhà của ông bị trúng bom làm 2 con và người mẹ thiệt mạng tại chỗ, ông Thanh hoảng sợ ẵm anh Hồ Văn Lang, lúc đó mới 1 tuổi, lao thẳng vào rừng sâu. Từ đó, cha con ông không quay về làng.
Cách nay vài ngày, người dân đi rẫy phát hiện cha con ông Thanh đi lang thang ở bìa rừng nên đã báo lực lượng chức năng địa phương. Khi lực lượng chức năng tiếp cận, cha con “người rừng” rất sợ hãi. Trên người họ chỉ mặc chiếc khố bằng vỏ cây. Nơi ở của 2 cha con họ là một chòi lá nhỏ trông như tổ chim, được chống đỡ bằng những cây lồ ô trên lưng chừng một cây to cách mặt đất khoảng 5 m. Muốn lên được chòi lá này phải đi qua một chiếc cầu nối làm bằng những thân tre. Cạnh đó còn có thang dây được tết lại bằng mây...”(hết trích)
Từ bỏ cõi người, để sống cõi người rừng? Suốt 4 thập niên, hai cha con người Kor này đã làm như thế.
Tới mức độ, theo báo Người Lao Động, “Cả 2 cha con “người rừng” chỉ còn bập bẹ được vài tiếng Kor.”
Sợ cõi người tới như thế sao? Đúng vậy, cõi người giết nhau kinh hoàng quá.
Những trận như Đồng Xoài cứ mỗi 10 giây đồng hồ là có một người ngã xuống.
Những trận như Iraq và Afghanistan với binh hùng tướng mạnh như quân lực Hoa Kỳ vẫn còn bị ám ảnh, bị khủng hoảng tâm lý tới mức 22 cựu chiến binh Mỹ tự tử mỗi ngày.
Chiến tranh đáng sợ là vậy. Khi nào có thể được, hãy khởi tâm từ bi để cùng nhau gìn giữ cõi người cho đẹp hơn – và chắc chắn là phảỉ ra sức làm cho “cõi người” đẹp hơn “cõi người rừng.”
Và chỉ khi bất đắc dĩ, mới phải động binh. Để cho cả nước tránh rơi vào hoàn cảnh một Tây Tạng thứ nhì. Lúc đó mới học theo gương Vua Quang Trung để:
“Đánh cho để dài tóc;
Đánh cho để đen răng;
Đánh cho nó chích luân bất phản;
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn;
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ...”
Còn thì phải biết sợ, phảỉ biết gìn giữ cõi người cho đẹp hơn, phải biết trân trọng cho cõi người tử tế hơn. Để sẽ không còn một ai phải chạy trốn cõi người như hai cha con “người rừng” kia vậy.
Trong thời chiến, đã có rất nhiều những chàng trai hy sinh khi chưa từng biết tới tình yêu trai gái. Gần như tất cả mọi người Việt Nam trên 60 tuổi hiện nay đều từng có một người bạn cùng lớp đã chết trong cuộc chiến vừa qua.
Có những trận đánh dữ dội tới mức trước khi ra trận đã tiên đoán được là mười phần sẽ chết bảy, còn ba. Đó không chỉ là câu sấm thời cổ, nhưng còn là hiện thực trong nhiều trận chiến năm xưa.
Một lần, nhà văn Giao Chỉ trong một bài viết năm 2008, tưạ đề "Ngày Quân Lực 43 Năm Sau: Chết Trận Đồng Xoài," đã nhớ về trận Đồng Xoài năm 1965 có đoạn như sau:
"Trong bộ sưu tầm của Viện Bảo Tàng Việt Nam, tờ báo Life số ra ngày 2/7/1965 in tràn ngập hình ảnh trận Đồng Xoài. Ký giả Hoa Kỳ kể lại là cứ mỗi 10 giây là có một người ngã xuống. Ngày đầu tiên hai ngàn chiến binh Việt Cộng tràn ngập vị trí của 400 binh sĩ quận Đôn Luân. Riêng các cố vấn Hoa Kỳ tổng cộng có 21 người ghi nhận là tổn thất.. Trang quân sử của Wikipedia ghi rõ có 7 chiến binh Hoa Kỳ tử trận, 15 bị thương và 13 mất tích. Đây là con số cố vấn tổn thất nhiều nhất một lần của riêng năm 1965. Sau ba ngày kịch chiến, Việt Cộng rút đi và bắt đầu tuyên truyền trận Đồng Xoài là chiến thắng mở đầu cho cuộc tấn công mùa thu 1965. Trung đoàn 272 của cộng sản được đặt tên danh dự là trung đoàn Đồng Xoài. Sự thật đây cũng là một lần hiếm có, khi lực lượng du kích đã đủ lớn mạnh tổ chức cấp sư đoàn, tấn công và ở lại chiến đấu với các đơn vị ưu tú của VNCH. Đây cũng là lần đầu tiên mà quân số tổn thất cả hai bên tương đương. Mỗi bên đã thương vong cả ngàn người, bên địch đã đem được xác của họ khi đoạn chiến. Phía ta tử vong nằm la liệt tại Đồng Xoài gồm cả dân chúng lẫn chiến binh và gia đình. Hầu hết các đơn vị đều có đại diện hy sinh tại Đồng Xoài. Bộ binh, Địa phương quân, Nghĩa quân, Lực lượng đặc biệt, Biệt Động quân và Nhảy dù. Riêng Biệt động quân lãnh được vinh dự giải tỏa chi khu Đôn Luân và có hình ảnh đăng báo quốc tế."(hết trích)
Chiến tranh đáng sợ là như thế...
Chỉ cần nhớ lại cũng đủ sợ.
Theo một bản khảo sát phổ biến cuối tháng 7-2013 của tổ chức Iraq and Afghanistan Veterans of America (IAVA -- Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Từng Tham Chiến ở Iraq và Afghanistan) cho biết rằng khủng hoảng tâm lý vẫn đè nặng trên các cựu chiến binh trở về: trung bình có 22 cựu chiến binh Mỹ tự sát mỗi ngày, ghi theo thống kê của Bộ Cựu Chiến BInh Hoa Kỳ.
Bộ này cũng nói là có từ 11% tới 20% cựu chiến binh Mỹ từ Iraq và Afghanistan bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn - căng thẳng - hậu chấn (post-traumatic stress disorder).
Những con số này có thể cho chúng ta một ước lượng nhắm chừng đối với những người đã từng sống trong thời Cuộc Chiến Việt Nam, dù không thể biết chính xác nhưng hẳn là tổn thương tâm lý cũng nhiều tới mức đánh sợ như thế.
Bởi vậy, một trường hợp mới còn cho thấy khủng hoảng thần kinh bi thảm: chứng kiến cảnh bi thảm của chiến tranh, và rồi chạy vào rừng sống suốt “40 năm sống kiếp “người rừng”...”
Báo Người Lao Động hôm Thứ Năm 8-8-2013 kể về trường hợp này, trích như sau:
“Quá hoảng loạn trước cái chết đột ngột của 2 con và mẹ già khi bom đạn dội trúng nhà, người đàn ông ẵm đứa con 1 tuổi của mình lao vào rừng sâu sống cách biệt với thế giới bên ngoài suốt 40 năm nay...
Sáng 8-8, chuyện đưa 2 cha con “người rừng” sau 40 năm sống tách biệt với cộng đồng về làng khiến cả huyện nghèo miền núi Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi xôn xao. Hàng ngàn người hiếu kỳ không khỏi sững sờ trước dung mạo của cha con họ.
Chỉ còn bập bẹ được vài tiếng Kor
Trước đó, chiều 7-8, sau hơn 4 giờ lội bộ vào rừng sâu, lực lượng chức năng xã Trà Phong, huyện Tây Trà đã đưa ông Hồ Văn Thanh (82 tuổi) và con ruột là anh Hồ Văn Lang (41 tuổi, người dân tộc Kor) sống biệt lập ở rừng sâu về với cộng đồng.
Theo nhiều người dân địa phương, cách nay 40 năm, ông Thanh sống ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh. Sau khi căn nhà của ông bị trúng bom làm 2 con và người mẹ thiệt mạng tại chỗ, ông Thanh hoảng sợ ẵm anh Hồ Văn Lang, lúc đó mới 1 tuổi, lao thẳng vào rừng sâu. Từ đó, cha con ông không quay về làng.
Cách nay vài ngày, người dân đi rẫy phát hiện cha con ông Thanh đi lang thang ở bìa rừng nên đã báo lực lượng chức năng địa phương. Khi lực lượng chức năng tiếp cận, cha con “người rừng” rất sợ hãi. Trên người họ chỉ mặc chiếc khố bằng vỏ cây. Nơi ở của 2 cha con họ là một chòi lá nhỏ trông như tổ chim, được chống đỡ bằng những cây lồ ô trên lưng chừng một cây to cách mặt đất khoảng 5 m. Muốn lên được chòi lá này phải đi qua một chiếc cầu nối làm bằng những thân tre. Cạnh đó còn có thang dây được tết lại bằng mây...”(hết trích)
Từ bỏ cõi người, để sống cõi người rừng? Suốt 4 thập niên, hai cha con người Kor này đã làm như thế.
Tới mức độ, theo báo Người Lao Động, “Cả 2 cha con “người rừng” chỉ còn bập bẹ được vài tiếng Kor.”
Sợ cõi người tới như thế sao? Đúng vậy, cõi người giết nhau kinh hoàng quá.
Những trận như Đồng Xoài cứ mỗi 10 giây đồng hồ là có một người ngã xuống.
Những trận như Iraq và Afghanistan với binh hùng tướng mạnh như quân lực Hoa Kỳ vẫn còn bị ám ảnh, bị khủng hoảng tâm lý tới mức 22 cựu chiến binh Mỹ tự tử mỗi ngày.
Chiến tranh đáng sợ là vậy. Khi nào có thể được, hãy khởi tâm từ bi để cùng nhau gìn giữ cõi người cho đẹp hơn – và chắc chắn là phảỉ ra sức làm cho “cõi người” đẹp hơn “cõi người rừng.”
Và chỉ khi bất đắc dĩ, mới phải động binh. Để cho cả nước tránh rơi vào hoàn cảnh một Tây Tạng thứ nhì. Lúc đó mới học theo gương Vua Quang Trung để:
“Đánh cho để dài tóc;
Đánh cho để đen răng;
Đánh cho nó chích luân bất phản;
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn;
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ...”
Còn thì phải biết sợ, phảỉ biết gìn giữ cõi người cho đẹp hơn, phải biết trân trọng cho cõi người tử tế hơn. Để sẽ không còn một ai phải chạy trốn cõi người như hai cha con “người rừng” kia vậy.
KaLua Chuyen