Văn Học & Nghệ Thuật
Cõi Riêng Trần Kiêu Bạt
Trước năm 1975 tôi chưa hề gặp Trần Kiêu Bạt , chỉ biết tên nhau qua thơ văn đăng rải rác trên các tạp chí văn nghệ tại Sàigòn.
Cuối tháng 10 năm 1993 gia đình tôi qua Mỹ theo diện H.O. Hà Thúc Sinh đưa Trần Kiêu Bạt đến thăm tôi. Đó lần đầu tiên tôi và Bạt gặp mặt nhau. Nhà hai bạn gần nhau, cách một con đường ở thành phố Alhambra, nhà tôi thì ở El Monte thuộc quận Los Angeles cách nhau 15 phút lái xe. Từ đó cứ mỗi cuối tuần, nửa tháng hoặc có tiệc vui 3 gia đình bọn tôi họp mặt, bạn bè con cái vui vẻ càng ngày càng thắt chặt thêm tình thân. Khề khà bên ly rượu 3 đứa tôi bàn chuyện thế sự, nhắc chuyện quê nhà, chuyện bạn bè người mất người còn, kẻ lưu lạc xứ người. Những lúc như vậy Phạm Nhã Dự, Trần Phù Thế ở các tiểu bang khác xa tận miền Đông Hoa Kỳ cũng thường gọi điện thoại góp chuyện.
Trần Kiêu Bạt ngâm thơ rất hay, giọng sang sảng cuốn hút người nghe. Khi ngà ngà say yêu cầu mãi anh mới ngâm vài bài thơ đắc ý của bạn. Hành Phương Nam, một tuyệt tác của nhà thơ Nguyễn Bính được bạn ngâm nhiều nhất:
…Đôi ta lưu lạc phương Nam này
Trải mấy mùa qua én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Mà ta với người buồn vậy thay
Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu
Mà không uống cạn mà không say
Lời thề buổi ấy cầu Tư mã
Mà áo khinh cừu không ai may…
“Mà ta với người buồn vậy thay”. Bạn vừa ngâm vừa nghẹn ngào rơi nước mắt, ngâm xong uống cạn ly bia, ôm đầu gục mặt khóc. Nỗi lòng của bạn, của tôi, của những người tị nạn sống trên đất tạm dung này đều như nhau. Niềm đau của cả một dân tộc. “Vui là vui gượng kẻo mà”. Vui chỉ thoáng qua còn buồn thì vạn cổ. “Lời thề buổi ấy cầu Tư mã”.Biết đâu...
Trần Kiêu Bạt tính bộc trực, hào sảng, phóng khoáng, dám sống chết với bạn bè. Hà Thúc Sinh thì bệnh hoạn triền miên vì hậu quả của những tháng năm trong trại cải tạo ,hai khớp xương háng mục rệu được tháp lại bằng hai thanh inox. Anh em văn nghệ tặng anh biệt hiệu là “trung tâm y tế toàn khoa”. Mỗi lần trái gió trở trời, bệnh nặng hay nhẹ, Hà Thúc Sinh ới lên một tiếng là Trần Kiêu Bạt đến cạo gió, đấm lưng, bóp tay chân…Vợ tôi vốn ốm yếu, nhỏ con, cân nặng chưa đầy 80 pound, qua Mỹ mấy ngày đã lao vào may vá, làm mỗi ngày trên 14 giờ, có khi còn thức trắng đêm. Một vài lần bị xỉu ngay trên bàn máy may. Nhà không có ai, các con đi học, tôi lo sợ cuống cuồng gần như tuyệt vọng, chính Trần Kiêu Bạt đã chạy đến chở vợ tôi đi nhà thương cấp cứu.
Không những chỉ với gia đình tôi, gia đình Hà Thúc Sinh mà với tất cả mọi người, quen thân hay sơ, nếu cần bạn tôi có mặt ngay, giúp đỡ tận tình, kể cả tiền bạc. Bạn thường tâm sự với tôi: “mình qua Mỹ trắng tay, nay thêm một lần trắng tay nữa thì có sao đâu”. Con người của Trần Kiêu Bạt là như thế. Tấm lòng nhân hậu của bạn tôi thể hiện qua sự chí thành, chí tình với tha nhân. Cung cách sống ấy khó có ai bì được. Hà Thúc Sinh thường giục chúng tôi in thơ. Trần Kiêu Bạt ậm ừ cho qua chuyện. Làm sao in thơ được hở bạn hiền? …Thân tàn sức kiệt, lo chuyện cơm áo chưa xong thì đầu óc đâu nghĩ đến văn chương chữ nghĩa.. Tôi có làm một số bài thơ, học thuộc và dấu trong đầu. Thơ Tù. Thơ Đời. Thơ cho vợ con, bè bạn. Thơ cho tôi nhìn lại tôi, nghiền ngẫm về người, về đời, về một thời khốn nhục đã qua:
Đã lâu rồi ba không làm thơ nữa
bởi vì ba không nhìn thấy ba đâu
là chiếc bóng bên trời hiu quạnh
ba dật dờ như xác lá nổi trôi
Trong cuộc sống ba không là gì cả
trong gia đình ba là kẻ mộng du
nhìn bốn phía thấy mặt trời mọc khắp
nhưng mặt trời đâu phải của riêng ba
Con đừng hỏi tại sao ba im lặng
có điều gì đáng để nói đâu con
ba đã uống đắng cay trong men rượu
giết đời ba và giết cả đời con
Tình thân, sự gắn bó giữa 3 gia đình tưởng không thể rời xa. Vậy mà sau đó Hà Thúc Sinh bỏ Cali qua Charlotte với Vũ Uyên Giang, Trần Kiêu Bạt sang Arizona. Mỗi lần ra đi đều có tiệc tiễn đưa. Tửu lượng Trần Kiêu Bạt vào hạng cừ khôi, bạn chấp tôi một bạn hai chai bia, Hà Thúc Sinh thì nhấp nháp cầm chừng. Tivi mới mua. Tủ lạnh mới mua. Sopha mới mua…hai bạn năn nỉ giao cho tôi giữ dùm gọi là để nhớ nhau. Làm sao tôi có thể nhận được? Gần 40 năm thân nhau như anh em ruột thịt, vừa là bạn văn nghệ vừa là tình chiến hữu, tôi nghèo, bạn nghèo, song chúng ta bao giờ cũng bảo vệ cho đến hơi thở cuối cùng danh dự của người lính, khí tiết của kẻ sĩ.
Xa nhau chúng tôi vẫn thường xuyên nhận được tin nhau. Một hôm, vào khoảng 4 giờ sáng điện thoại reo vang, bên kia đầu giây Phạm Nhã Dự báo tin động trời: ”Trần Kiêu Bạt chết rồi mày biết không, mày có biết không?”. Tôi không tin ở tai mình, hỏi gặn: ”mày nói gì, nói lớn lên, Trần Kiêu Bạt làm sao, làm sao?”. Đúng rồi, bạn tôi, nhà thơ tốt bụng ấy đã chết năm 2005 trong một tai nạn xe cộ vào lúc nửa đêm. Tôi chết điếng người, tự nhiên mệt muốn tắt thở.
Hà Thúc Sinh lúc đó bệnh nặng, tôi xe cộ không có, lại quá gấp rút nên không có mặt tiễn bạn đến nơi an nghỉ cuối cùng, đành phải gởi vòng hoa phúng điếu.
Năm sau, vợ chồng tôi đi Arizona mang chút quà mừng 2 cháu Đường Thi, Đường Vân ra trường, thắp nén hương, đọc bài thơ khóc Trần Kiêu Bạt và đặt bài thơ trên bàn thờ bạn cùng bài thơ của Trần Phù Thế.
Hơn 3 năm nay, kể từ ngày bạn xa người xa đời, hình ảnh bạn vẫn còn ẩn hiện trong tâm trí tôi và sẽ còn mãi mãi… Tấm lòng nhân hậu của bạn. Cách thế sống của bạn. Tôi không tin là bạn đã vĩnh viễn ra đi mà bạn đang rong chơi một nơi nào đó an nhiên và thơ mộng hơn: Cõi Riêng Trần Kiêu Bạt
Trước năm 1975 tôi chưa hề gặp Trần Kiêu Bạt , chỉ biết tên nhau qua thơ văn đăng rải rác trên các tạp chí văn nghệ tại Sàigòn. Bạn quân cảnh Cần Thơ, tôi lính trận đóng quân ở tiền đồn heo hút quận Tánh Linh, Bình Tuy, giáp ranh tỉnh Lâm Đồng. Năm 1972, nhà xuất bản Khai Phá của nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm ấn hành tập thơ Vườn Dĩ Vãng của tôi, có giới thiệu in thơ của Trần Kiêu Bạt. Chờ mãi không thấy, có lẽ bạn tôi đang bận coi tù ở Côn Đảo, cách xa đất liền nên không tiện liên lạc để xúc tiến công việc như dự định.
Cuối tháng 10 năm 1993 gia đình tôi qua Mỹ theo diện H.O. Hà Thúc Sinh đưa Trần Kiêu Bạt đến thăm tôi. Đó lần đầu tiên tôi và Bạt gặp mặt nhau. Nhà hai bạn gần nhau, cách một con đường ở thành phố Alhambra, nhà tôi thì ở El Monte thuộc quận Los Angeles cách nhau 15 phút lái xe. Từ đó cứ mỗi cuối tuần, nửa tháng hoặc có tiệc vui 3 gia đình bọn tôi họp mặt, bạn bè con cái vui vẻ càng ngày càng thắt chặt thêm tình thân. Khề khà bên ly rượu 3 đứa tôi bàn chuyện thế sự, nhắc chuyện quê nhà, chuyện bạn bè người mất người còn, kẻ lưu lạc xứ người. Những lúc như vậy Phạm Nhã Dự, Trần Phù Thế ở các tiểu bang khác xa tận miền Đông Hoa Kỳ cũng thường gọi điện thoại góp chuyện.
Trần Kiêu Bạt ngâm thơ rất hay, giọng sang sảng cuốn hút người nghe. Khi ngà ngà say yêu cầu mãi anh mới ngâm vài bài thơ đắc ý của bạn. Hành Phương Nam, một tuyệt tác của nhà thơ Nguyễn Bính được bạn ngâm nhiều nhất:
…Đôi ta lưu lạc phương Nam này
Trải mấy mùa qua én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Mà ta với người buồn vậy thay
Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu
Mà không uống cạn mà không say
Lời thề buổi ấy cầu Tư mã
Mà áo khinh cừu không ai may…
“Mà ta với người buồn vậy thay”. Bạn vừa ngâm vừa nghẹn ngào rơi nước mắt, ngâm xong uống cạn ly bia, ôm đầu gục mặt khóc. Nỗi lòng của bạn, của tôi, của những người tị nạn sống trên đất tạm dung này đều như nhau. Niềm đau của cả một dân tộc. “Vui là vui gượng kẻo mà”. Vui chỉ thoáng qua còn buồn thì vạn cổ. “Lời thề buổi ấy cầu Tư mã”.Biết đâu...
Trần Kiêu Bạt tính bộc trực, hào sảng, phóng khoáng, dám sống chết với bạn bè. Hà Thúc Sinh thì bệnh hoạn triền miên vì hậu quả của những tháng năm trong trại cải tạo ,hai khớp xương háng mục rệu được tháp lại bằng hai thanh inox. Anh em văn nghệ tặng anh biệt hiệu là “trung tâm y tế toàn khoa”. Mỗi lần trái gió trở trời, bệnh nặng hay nhẹ, Hà Thúc Sinh ới lên một tiếng là Trần Kiêu Bạt đến cạo gió, đấm lưng, bóp tay chân…Vợ tôi vốn ốm yếu, nhỏ con, cân nặng chưa đầy 80 pound, qua Mỹ mấy ngày đã lao vào may vá, làm mỗi ngày trên 14 giờ, có khi còn thức trắng đêm. Một vài lần bị xỉu ngay trên bàn máy may. Nhà không có ai, các con đi học, tôi lo sợ cuống cuồng gần như tuyệt vọng, chính Trần Kiêu Bạt đã chạy đến chở vợ tôi đi nhà thương cấp cứu.
Không những chỉ với gia đình tôi, gia đình Hà Thúc Sinh mà với tất cả mọi người, quen thân hay sơ, nếu cần bạn tôi có mặt ngay, giúp đỡ tận tình, kể cả tiền bạc. Bạn thường tâm sự với tôi: “mình qua Mỹ trắng tay, nay thêm một lần trắng tay nữa thì có sao đâu”. Con người của Trần Kiêu Bạt là như thế. Tấm lòng nhân hậu của bạn tôi thể hiện qua sự chí thành, chí tình với tha nhân. Cung cách sống ấy khó có ai bì được. Hà Thúc Sinh thường giục chúng tôi in thơ. Trần Kiêu Bạt ậm ừ cho qua chuyện. Làm sao in thơ được hở bạn hiền? …Thân tàn sức kiệt, lo chuyện cơm áo chưa xong thì đầu óc đâu nghĩ đến văn chương chữ nghĩa.. Tôi có làm một số bài thơ, học thuộc và dấu trong đầu. Thơ Tù. Thơ Đời. Thơ cho vợ con, bè bạn. Thơ cho tôi nhìn lại tôi, nghiền ngẫm về người, về đời, về một thời khốn nhục đã qua:
Đã lâu rồi ba không làm thơ nữa
bởi vì ba không nhìn thấy ba đâu
là chiếc bóng bên trời hiu quạnh
ba dật dờ như xác lá nổi trôi
Trong cuộc sống ba không là gì cả
trong gia đình ba là kẻ mộng du
nhìn bốn phía thấy mặt trời mọc khắp
nhưng mặt trời đâu phải của riêng ba
Con đừng hỏi tại sao ba im lặng
có điều gì đáng để nói đâu con
ba đã uống đắng cay trong men rượu
giết đời ba và giết cả đời con
Tình thân, sự gắn bó giữa 3 gia đình tưởng không thể rời xa. Vậy mà sau đó Hà Thúc Sinh bỏ Cali qua Charlotte với Vũ Uyên Giang, Trần Kiêu Bạt sang Arizona. Mỗi lần ra đi đều có tiệc tiễn đưa. Tửu lượng Trần Kiêu Bạt vào hạng cừ khôi, bạn chấp tôi một bạn hai chai bia, Hà Thúc Sinh thì nhấp nháp cầm chừng. Tivi mới mua. Tủ lạnh mới mua. Sopha mới mua…hai bạn năn nỉ giao cho tôi giữ dùm gọi là để nhớ nhau. Làm sao tôi có thể nhận được? Gần 40 năm thân nhau như anh em ruột thịt, vừa là bạn văn nghệ vừa là tình chiến hữu, tôi nghèo, bạn nghèo, song chúng ta bao giờ cũng bảo vệ cho đến hơi thở cuối cùng danh dự của người lính, khí tiết của kẻ sĩ.
Xa nhau chúng tôi vẫn thường xuyên nhận được tin nhau. Một hôm, vào khoảng 4 giờ sáng điện thoại reo vang, bên kia đầu giây Phạm Nhã Dự báo tin động trời: ”Trần Kiêu Bạt chết rồi mày biết không, mày có biết không?”. Tôi không tin ở tai mình, hỏi gặn: ”mày nói gì, nói lớn lên, Trần Kiêu Bạt làm sao, làm sao?”. Đúng rồi, bạn tôi, nhà thơ tốt bụng ấy đã chết năm 2005 trong một tai nạn xe cộ vào lúc nửa đêm. Tôi chết điếng người, tự nhiên mệt muốn tắt thở.
Hà Thúc Sinh lúc đó bệnh nặng, tôi xe cộ không có, lại quá gấp rút nên không có mặt tiễn bạn đến nơi an nghỉ cuối cùng, đành phải gởi vòng hoa phúng điếu.
Năm sau, vợ chồng tôi đi Arizona mang chút quà mừng 2 cháu Đường Thi, Đường Vân ra trường, thắp nén hương, đọc bài thơ khóc Trần Kiêu Bạt và đặt bài thơ trên bàn thờ bạn cùng bài thơ của Trần Phù Thế.
Hơn 3 năm nay, kể từ ngày bạn xa người xa đời, hình ảnh bạn vẫn còn ẩn hiện trong tâm trí tôi và sẽ còn mãi mãi… Tấm lòng nhân hậu của bạn. Cách thế sống của bạn. Tôi không tin là bạn đã vĩnh viễn ra đi mà bạn đang rong chơi một nơi nào đó an nhiên và thơ mộng hơn: Cõi Riêng Trần Kiêu Bạt
Trần Văn Sơn
QuynhMai Chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Cõi Riêng Trần Kiêu Bạt
Trước năm 1975 tôi chưa hề gặp Trần Kiêu Bạt , chỉ biết tên nhau qua thơ văn đăng rải rác trên các tạp chí văn nghệ tại Sàigòn.
Trước năm 1975 tôi chưa hề gặp Trần Kiêu Bạt , chỉ biết tên nhau qua thơ văn đăng rải rác trên các tạp chí văn nghệ tại Sàigòn. Bạn quân cảnh Cần Thơ, tôi lính trận đóng quân ở tiền đồn heo hút quận Tánh Linh, Bình Tuy, giáp ranh tỉnh Lâm Đồng. Năm 1972, nhà xuất bản Khai Phá của nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm ấn hành tập thơ Vườn Dĩ Vãng của tôi, có giới thiệu in thơ của Trần Kiêu Bạt. Chờ mãi không thấy, có lẽ bạn tôi đang bận coi tù ở Côn Đảo, cách xa đất liền nên không tiện liên lạc để xúc tiến công việc như dự định.
Cuối tháng 10 năm 1993 gia đình tôi qua Mỹ theo diện H.O. Hà Thúc Sinh đưa Trần Kiêu Bạt đến thăm tôi. Đó lần đầu tiên tôi và Bạt gặp mặt nhau. Nhà hai bạn gần nhau, cách một con đường ở thành phố Alhambra, nhà tôi thì ở El Monte thuộc quận Los Angeles cách nhau 15 phút lái xe. Từ đó cứ mỗi cuối tuần, nửa tháng hoặc có tiệc vui 3 gia đình bọn tôi họp mặt, bạn bè con cái vui vẻ càng ngày càng thắt chặt thêm tình thân. Khề khà bên ly rượu 3 đứa tôi bàn chuyện thế sự, nhắc chuyện quê nhà, chuyện bạn bè người mất người còn, kẻ lưu lạc xứ người. Những lúc như vậy Phạm Nhã Dự, Trần Phù Thế ở các tiểu bang khác xa tận miền Đông Hoa Kỳ cũng thường gọi điện thoại góp chuyện.
Trần Kiêu Bạt ngâm thơ rất hay, giọng sang sảng cuốn hút người nghe. Khi ngà ngà say yêu cầu mãi anh mới ngâm vài bài thơ đắc ý của bạn. Hành Phương Nam, một tuyệt tác của nhà thơ Nguyễn Bính được bạn ngâm nhiều nhất:
…Đôi ta lưu lạc phương Nam này
Trải mấy mùa qua én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Mà ta với người buồn vậy thay
Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu
Mà không uống cạn mà không say
Lời thề buổi ấy cầu Tư mã
Mà áo khinh cừu không ai may…
“Mà ta với người buồn vậy thay”. Bạn vừa ngâm vừa nghẹn ngào rơi nước mắt, ngâm xong uống cạn ly bia, ôm đầu gục mặt khóc. Nỗi lòng của bạn, của tôi, của những người tị nạn sống trên đất tạm dung này đều như nhau. Niềm đau của cả một dân tộc. “Vui là vui gượng kẻo mà”. Vui chỉ thoáng qua còn buồn thì vạn cổ. “Lời thề buổi ấy cầu Tư mã”.Biết đâu...
Trần Kiêu Bạt tính bộc trực, hào sảng, phóng khoáng, dám sống chết với bạn bè. Hà Thúc Sinh thì bệnh hoạn triền miên vì hậu quả của những tháng năm trong trại cải tạo ,hai khớp xương háng mục rệu được tháp lại bằng hai thanh inox. Anh em văn nghệ tặng anh biệt hiệu là “trung tâm y tế toàn khoa”. Mỗi lần trái gió trở trời, bệnh nặng hay nhẹ, Hà Thúc Sinh ới lên một tiếng là Trần Kiêu Bạt đến cạo gió, đấm lưng, bóp tay chân…Vợ tôi vốn ốm yếu, nhỏ con, cân nặng chưa đầy 80 pound, qua Mỹ mấy ngày đã lao vào may vá, làm mỗi ngày trên 14 giờ, có khi còn thức trắng đêm. Một vài lần bị xỉu ngay trên bàn máy may. Nhà không có ai, các con đi học, tôi lo sợ cuống cuồng gần như tuyệt vọng, chính Trần Kiêu Bạt đã chạy đến chở vợ tôi đi nhà thương cấp cứu.
Không những chỉ với gia đình tôi, gia đình Hà Thúc Sinh mà với tất cả mọi người, quen thân hay sơ, nếu cần bạn tôi có mặt ngay, giúp đỡ tận tình, kể cả tiền bạc. Bạn thường tâm sự với tôi: “mình qua Mỹ trắng tay, nay thêm một lần trắng tay nữa thì có sao đâu”. Con người của Trần Kiêu Bạt là như thế. Tấm lòng nhân hậu của bạn tôi thể hiện qua sự chí thành, chí tình với tha nhân. Cung cách sống ấy khó có ai bì được. Hà Thúc Sinh thường giục chúng tôi in thơ. Trần Kiêu Bạt ậm ừ cho qua chuyện. Làm sao in thơ được hở bạn hiền? …Thân tàn sức kiệt, lo chuyện cơm áo chưa xong thì đầu óc đâu nghĩ đến văn chương chữ nghĩa.. Tôi có làm một số bài thơ, học thuộc và dấu trong đầu. Thơ Tù. Thơ Đời. Thơ cho vợ con, bè bạn. Thơ cho tôi nhìn lại tôi, nghiền ngẫm về người, về đời, về một thời khốn nhục đã qua:
Đã lâu rồi ba không làm thơ nữa
bởi vì ba không nhìn thấy ba đâu
là chiếc bóng bên trời hiu quạnh
ba dật dờ như xác lá nổi trôi
Trong cuộc sống ba không là gì cả
trong gia đình ba là kẻ mộng du
nhìn bốn phía thấy mặt trời mọc khắp
nhưng mặt trời đâu phải của riêng ba
Con đừng hỏi tại sao ba im lặng
có điều gì đáng để nói đâu con
ba đã uống đắng cay trong men rượu
giết đời ba và giết cả đời con
Tình thân, sự gắn bó giữa 3 gia đình tưởng không thể rời xa. Vậy mà sau đó Hà Thúc Sinh bỏ Cali qua Charlotte với Vũ Uyên Giang, Trần Kiêu Bạt sang Arizona. Mỗi lần ra đi đều có tiệc tiễn đưa. Tửu lượng Trần Kiêu Bạt vào hạng cừ khôi, bạn chấp tôi một bạn hai chai bia, Hà Thúc Sinh thì nhấp nháp cầm chừng. Tivi mới mua. Tủ lạnh mới mua. Sopha mới mua…hai bạn năn nỉ giao cho tôi giữ dùm gọi là để nhớ nhau. Làm sao tôi có thể nhận được? Gần 40 năm thân nhau như anh em ruột thịt, vừa là bạn văn nghệ vừa là tình chiến hữu, tôi nghèo, bạn nghèo, song chúng ta bao giờ cũng bảo vệ cho đến hơi thở cuối cùng danh dự của người lính, khí tiết của kẻ sĩ.
Xa nhau chúng tôi vẫn thường xuyên nhận được tin nhau. Một hôm, vào khoảng 4 giờ sáng điện thoại reo vang, bên kia đầu giây Phạm Nhã Dự báo tin động trời: ”Trần Kiêu Bạt chết rồi mày biết không, mày có biết không?”. Tôi không tin ở tai mình, hỏi gặn: ”mày nói gì, nói lớn lên, Trần Kiêu Bạt làm sao, làm sao?”. Đúng rồi, bạn tôi, nhà thơ tốt bụng ấy đã chết năm 2005 trong một tai nạn xe cộ vào lúc nửa đêm. Tôi chết điếng người, tự nhiên mệt muốn tắt thở.
Hà Thúc Sinh lúc đó bệnh nặng, tôi xe cộ không có, lại quá gấp rút nên không có mặt tiễn bạn đến nơi an nghỉ cuối cùng, đành phải gởi vòng hoa phúng điếu.
Năm sau, vợ chồng tôi đi Arizona mang chút quà mừng 2 cháu Đường Thi, Đường Vân ra trường, thắp nén hương, đọc bài thơ khóc Trần Kiêu Bạt và đặt bài thơ trên bàn thờ bạn cùng bài thơ của Trần Phù Thế.
Hơn 3 năm nay, kể từ ngày bạn xa người xa đời, hình ảnh bạn vẫn còn ẩn hiện trong tâm trí tôi và sẽ còn mãi mãi… Tấm lòng nhân hậu của bạn. Cách thế sống của bạn. Tôi không tin là bạn đã vĩnh viễn ra đi mà bạn đang rong chơi một nơi nào đó an nhiên và thơ mộng hơn: Cõi Riêng Trần Kiêu Bạt
Trần Văn Sơn
QuynhMai Chuyển