Tham Khảo
Cơn ác mộng lớn nhất ở châu Á: Chiến tranh Mỹ-Trung tại Triều Tiên
Kịch bản tồi tệ nhất là việc chính quyền Triều Tiên sụp đổ và khoảng trống chính trị được tạo ra sau đó. Cạnh tranh lợi ích ở Triều Tiên có thể đẩy hai quốc gia quyền lực nhất thế giới là Mỹ và
Kịch bản tồi tệ nhất là việc chính quyền Triều Tiên sụp đổ và khoảng
trống chính trị được tạo ra sau đó. Cạnh tranh lợi ích ở Triều Tiên có
thể đẩy hai quốc gia quyền lực nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc vào
cuộc xung đột quân sự trực tiếp.
Triều Tiên có vị trí địa lý ở nơi giao nhau giữa hai tuyến chiến lược.
Tuyến thứ nhất là láng giềng của Trung Quốc, và Bắc Kinh luôn muốn duy
trì một chế độ thân thiện (với Trung Quốc) ở Bình Nhưỡng để bảo vệ an
ninh biên giới. Biên giới của Trung Quốc hiện nay ở trong tình trạng an
toàn hơn hàng nghìn năm trước, và Bắc Kinh muốn duy trì điều này. Sự bất
ổn ở khu vực dọc đường biên giới dài 880 dặm giữa Trung Quốc và Triều
Tiên sẽ chỉ tạo ra sự nhiễu loạn mà Bắc Kinh không bao giờ mong muốn,
thậm chí còn phức tạp hơn “thế lưỡng nan” nảy sinh từ việc Bình Nhưỡng
sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuyến thứ hai là vấn đề thể chế chính trị ở
Triều Tiên và quan hệ của nước này với Mỹ. Bình Nhưỡng luôn đe dọa sẽ
thống nhất hai miền Triều Tiên bằng vũ lực và điều này đã kích động
thành lập liên minh chiến lược Mỹ-Hàn. Để đối phó với sức mạnh áp đảo
của Mỹ, Triều Tiên đã phát triển vũ khí hạt nhân và đang nhanh chóng
nâng cấp các phương tiện, từ tên lửa tầm xa đất đối không đến tên lửa
hạm đối không (phóng từ tàu ngầm).
Nếu chính quyền Triều Tiên thực sự mất kiểm soát hoặc sụp đổ, một số
hình thức can thiệp quân sự sẽ là điều không thể tránh khỏi. Không một
cường quốc khu vực nào chịu ngồi yên chờ đến lúc vũ khí hạt nhân của
Bình Nhưỡng được sử dụng, và cũng không ai thực sự biết Triều Tiên đang
sở hữu bao nhiêu vũ khí hạt nhân. Nếu kịch bản đó xảy ra, một số bộ phận
(được vũ trang) còn sót lại của chế độ cũ ở Bình Nhưỡng có thể sẽ cố
gắng giành quyền kiểm soát vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự nhượng bộ của
cộng đồng quốc tế. Sự bất ổn có thể khiến hàng triệu người ở quốc gia có
25,1 triệu dân này phải bỏ nhà cửa chạy sang Trung Quốc hoặc Hàn Quốc.
Và đây là điều cả Bắc Kinh và Seoul không mong muốn. Trường hợp xảy ra
biến cố đó, việc thiếu một chính phủ trung ương, dư thừa vũ khí và thiếu
lương thực kết hợp lại có thể tạo ra một thảm kịch cho Triều Tiên.
Nhiều khả năng sẽ có sự can thiệp quân sự ở khu vực biên giới để kiểm
soát dòng người tị nạn và cung cấp viện trợ, và sau đó sẽ là sự can
thiệp sâu hơn nhằm kiểm soát vũ khí hạt nhân và tiến hành các hoạt động
hỗ trợ an ninh trên toàn lãnh thổ nước này.
Nếu kịch bản chính quyền Triều Tiên mất kiểm soát xảy ra thì chắc chắn
Trung Quốc sẽ can thiệp quân sự vào nước này. Bên cạnh đó, Trung Quốc
cũng đã liên tục khẳng định rằng việc quân đội Mỹ tiến vào lãnh thổ
Triều Tiên là “điều không thể chấp nhận”. Thực tế cho thấy Hàn Quốc chưa
có tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để giải quyết tất cả những tình huống
bất ngờ xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, nên việc Mỹ triển khai sức mạnh
quân sự lại là "điều cần thiết". Trên thực tế, Trung Quốc cũng đã can
thiệp vào cuộc chiến tranh Triều Tiên kể từ mùa Thu năm 1950, khi quân
đội Mỹ và Hàn Quốc vượt qua sông Áp Lục. Trong trường hợp Triều Tiên sụp
đổ, trừ khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận từ trước, nếu không,
đối đầu quân sự giữa Washington và Bắc Kinh chắc chắn diễn ra.
Vậy cuộc xung đột tiềm tàng đó sẽ diễn ra như thế nào? Mỹ sẽ đưa quân
vào Đông Á, còn Trung Quốc sẽ nỗ lực để ngăn chặn điều đó xảy ra. Viễn
cảnh này sẽ phát huy những điểm mạnh mà cả hai phía đã phát triển trong
suốt thập kỷ qua, một bên là quân đội Mỹ tăng cường khả năng xâm nhập,
bên còn lại là Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) củng cố khả
năng chống tiếp cận.
Về phía Trung Quốc, PLA sẽ cố gắng đóng cánh cửa vào Đông Á, trong khi
cho quân tiến vào lãnh thổ Triều Tiên. Các tên lửa đạn đạo chống hạm như
DF-21D sẽ cố gắng giữ chân các đội tác chiến tàu sân bay của Mỹ cách xa
đại lục hàng nghìn dặm, đủ để ngăn chặn không quân, hải quân Mỹ thực
hiện nhiệm vụ tiếp dầu trên không. Các tên lửa tầm trung như DF-26 “Guam
Express” sẽ tấn công các căn cứ không quân và hải quân Mỹ ở đảo Guam,
tấn công căn cứ không quân Andersen và các cơ sở hải quân khác của nước
này. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có thể tấn công các căn cứ quân sự của
Mỹ ở Nhật Bản, đặc biệt là những căn cứ trên đảo Okinawa, căn cứ hải
quân ở Sasebo, tàu sân bay và các tàu mặt nước ở căn cứ hải quân
Yokosuka và căn cứ không quân Misawa. Điều này chắc chắn sẽ gây ra
thương vong cho cả quân đội lẫn dân thường Nhật Bản và kích động nước
này tham chiến. Các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình tầm trung và tầm
ngắn, cùng máy bay chiến thuật của Trung Quốc sẽ tiến hành các cuộc tấn
công nhằm vào các mục tiêu của Mỹ và Nhật Bản.
Trong khi đó, Mỹ sẽ cố gắng huy động chuỗi căn cứ quân sự của mình vào
chiến dịch quân sự ở bán đảo Triều Tiên, đồng thời tiến hành phản công
quân đội Trung Quốc và cùng tham gia “chạy đua” với PLA vào lãnh thổ
Triều Tiên - một nhiệm vụ rất khó khăn. Trong khi đó, hệ thống phòng thủ
tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ ở đảo Guam sẽ giúp bảo vệ
hòn đảo này khỏi các tên lửa đạn đạo, còn khẩu đội PAC-2 và PAC-3 sẽ
giúp bảo vệ các căn cứ, các thành phố và các mục tiêu kinh tế trước tên
lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẽ đổ bộ vào
lãnh thổ Triều Tiên từ đường biển. Do khả năng đối phó trên không và
trên biển của Triều Tiên yếu nên quân đội Trung Quốc sẽ buộc phải hành
động để ngăn chặn cuộc đổ bộ đó của liên quân Mỹ-Hàn.
Khía cạnh nguy hiểm nhất của cuộc xung đột Trung-Mỹ sẽ là các cuộc tấn
công thông thường của Mỹ vào Trung Quốc đại lục. Các cuộc tấn công đó là
cần thiết để chấm dứt mối đe dọa tên lửa đạn đạo và cho phép quân Mỹ
hành động tự do hơn. Mặt khác, điều này sẽ kích động dư luận Trung Quốc,
khiến lãnh đạo nước này khó xử và gây khó khăn cho việc đạt được một
thỏa thuận ngừng bắn. Có thể nói, một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc
là rất khó tưởng tượng. Đó có thể sẽ là một cuộc chiến nguy hiểm, khiến
nhiều người thiệt mạng, và thậm chí có thể xảy ra nguy cơ sử dụng cả vũ
khí hạt nhân. Vì vậy, điều quan trọng là Mỹ và Trung Quốc cần đạt được
một thỏa thuận trong trường hợp Triều Tiên bị mất kiểm soát. Một khi
kịch bản này xảy ra, tình hình sẽ diễn biến rất nhanh chóng. Nếu Mỹ và
Trung Quốc không đưa ra được một khuôn khổ hợp tác ngay từ lúc này, xung
đột quân sự giữa hai cường quốc này là điều khó tránh trong tương lai.
Kyle Mizokami
Hương Trà (gt)
Tác giả Kyle Mizokami là nhà phân tích về quốc quốc phòng và an ninh quốc gia. Bài viết đăng trên tờ “National Interest”.
(Nghiên Cứu Biển Đông)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Cơn ác mộng lớn nhất ở châu Á: Chiến tranh Mỹ-Trung tại Triều Tiên
Kịch bản tồi tệ nhất là việc chính quyền Triều Tiên sụp đổ và khoảng trống chính trị được tạo ra sau đó. Cạnh tranh lợi ích ở Triều Tiên có thể đẩy hai quốc gia quyền lực nhất thế giới là Mỹ và
Kịch bản tồi tệ nhất là việc chính quyền Triều Tiên sụp đổ và khoảng
trống chính trị được tạo ra sau đó. Cạnh tranh lợi ích ở Triều Tiên có
thể đẩy hai quốc gia quyền lực nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc vào
cuộc xung đột quân sự trực tiếp.
Triều Tiên có vị trí địa lý ở nơi giao nhau giữa hai tuyến chiến lược.
Tuyến thứ nhất là láng giềng của Trung Quốc, và Bắc Kinh luôn muốn duy
trì một chế độ thân thiện (với Trung Quốc) ở Bình Nhưỡng để bảo vệ an
ninh biên giới. Biên giới của Trung Quốc hiện nay ở trong tình trạng an
toàn hơn hàng nghìn năm trước, và Bắc Kinh muốn duy trì điều này. Sự bất
ổn ở khu vực dọc đường biên giới dài 880 dặm giữa Trung Quốc và Triều
Tiên sẽ chỉ tạo ra sự nhiễu loạn mà Bắc Kinh không bao giờ mong muốn,
thậm chí còn phức tạp hơn “thế lưỡng nan” nảy sinh từ việc Bình Nhưỡng
sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuyến thứ hai là vấn đề thể chế chính trị ở
Triều Tiên và quan hệ của nước này với Mỹ. Bình Nhưỡng luôn đe dọa sẽ
thống nhất hai miền Triều Tiên bằng vũ lực và điều này đã kích động
thành lập liên minh chiến lược Mỹ-Hàn. Để đối phó với sức mạnh áp đảo
của Mỹ, Triều Tiên đã phát triển vũ khí hạt nhân và đang nhanh chóng
nâng cấp các phương tiện, từ tên lửa tầm xa đất đối không đến tên lửa
hạm đối không (phóng từ tàu ngầm).
Nếu chính quyền Triều Tiên thực sự mất kiểm soát hoặc sụp đổ, một số
hình thức can thiệp quân sự sẽ là điều không thể tránh khỏi. Không một
cường quốc khu vực nào chịu ngồi yên chờ đến lúc vũ khí hạt nhân của
Bình Nhưỡng được sử dụng, và cũng không ai thực sự biết Triều Tiên đang
sở hữu bao nhiêu vũ khí hạt nhân. Nếu kịch bản đó xảy ra, một số bộ phận
(được vũ trang) còn sót lại của chế độ cũ ở Bình Nhưỡng có thể sẽ cố
gắng giành quyền kiểm soát vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự nhượng bộ của
cộng đồng quốc tế. Sự bất ổn có thể khiến hàng triệu người ở quốc gia có
25,1 triệu dân này phải bỏ nhà cửa chạy sang Trung Quốc hoặc Hàn Quốc.
Và đây là điều cả Bắc Kinh và Seoul không mong muốn. Trường hợp xảy ra
biến cố đó, việc thiếu một chính phủ trung ương, dư thừa vũ khí và thiếu
lương thực kết hợp lại có thể tạo ra một thảm kịch cho Triều Tiên.
Nhiều khả năng sẽ có sự can thiệp quân sự ở khu vực biên giới để kiểm
soát dòng người tị nạn và cung cấp viện trợ, và sau đó sẽ là sự can
thiệp sâu hơn nhằm kiểm soát vũ khí hạt nhân và tiến hành các hoạt động
hỗ trợ an ninh trên toàn lãnh thổ nước này.
Nếu kịch bản chính quyền Triều Tiên mất kiểm soát xảy ra thì chắc chắn
Trung Quốc sẽ can thiệp quân sự vào nước này. Bên cạnh đó, Trung Quốc
cũng đã liên tục khẳng định rằng việc quân đội Mỹ tiến vào lãnh thổ
Triều Tiên là “điều không thể chấp nhận”. Thực tế cho thấy Hàn Quốc chưa
có tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để giải quyết tất cả những tình huống
bất ngờ xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, nên việc Mỹ triển khai sức mạnh
quân sự lại là "điều cần thiết". Trên thực tế, Trung Quốc cũng đã can
thiệp vào cuộc chiến tranh Triều Tiên kể từ mùa Thu năm 1950, khi quân
đội Mỹ và Hàn Quốc vượt qua sông Áp Lục. Trong trường hợp Triều Tiên sụp
đổ, trừ khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận từ trước, nếu không,
đối đầu quân sự giữa Washington và Bắc Kinh chắc chắn diễn ra.
Vậy cuộc xung đột tiềm tàng đó sẽ diễn ra như thế nào? Mỹ sẽ đưa quân
vào Đông Á, còn Trung Quốc sẽ nỗ lực để ngăn chặn điều đó xảy ra. Viễn
cảnh này sẽ phát huy những điểm mạnh mà cả hai phía đã phát triển trong
suốt thập kỷ qua, một bên là quân đội Mỹ tăng cường khả năng xâm nhập,
bên còn lại là Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) củng cố khả
năng chống tiếp cận.
Về phía Trung Quốc, PLA sẽ cố gắng đóng cánh cửa vào Đông Á, trong khi
cho quân tiến vào lãnh thổ Triều Tiên. Các tên lửa đạn đạo chống hạm như
DF-21D sẽ cố gắng giữ chân các đội tác chiến tàu sân bay của Mỹ cách xa
đại lục hàng nghìn dặm, đủ để ngăn chặn không quân, hải quân Mỹ thực
hiện nhiệm vụ tiếp dầu trên không. Các tên lửa tầm trung như DF-26 “Guam
Express” sẽ tấn công các căn cứ không quân và hải quân Mỹ ở đảo Guam,
tấn công căn cứ không quân Andersen và các cơ sở hải quân khác của nước
này. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có thể tấn công các căn cứ quân sự của
Mỹ ở Nhật Bản, đặc biệt là những căn cứ trên đảo Okinawa, căn cứ hải
quân ở Sasebo, tàu sân bay và các tàu mặt nước ở căn cứ hải quân
Yokosuka và căn cứ không quân Misawa. Điều này chắc chắn sẽ gây ra
thương vong cho cả quân đội lẫn dân thường Nhật Bản và kích động nước
này tham chiến. Các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình tầm trung và tầm
ngắn, cùng máy bay chiến thuật của Trung Quốc sẽ tiến hành các cuộc tấn
công nhằm vào các mục tiêu của Mỹ và Nhật Bản.
Trong khi đó, Mỹ sẽ cố gắng huy động chuỗi căn cứ quân sự của mình vào
chiến dịch quân sự ở bán đảo Triều Tiên, đồng thời tiến hành phản công
quân đội Trung Quốc và cùng tham gia “chạy đua” với PLA vào lãnh thổ
Triều Tiên - một nhiệm vụ rất khó khăn. Trong khi đó, hệ thống phòng thủ
tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ ở đảo Guam sẽ giúp bảo vệ
hòn đảo này khỏi các tên lửa đạn đạo, còn khẩu đội PAC-2 và PAC-3 sẽ
giúp bảo vệ các căn cứ, các thành phố và các mục tiêu kinh tế trước tên
lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẽ đổ bộ vào
lãnh thổ Triều Tiên từ đường biển. Do khả năng đối phó trên không và
trên biển của Triều Tiên yếu nên quân đội Trung Quốc sẽ buộc phải hành
động để ngăn chặn cuộc đổ bộ đó của liên quân Mỹ-Hàn.
Khía cạnh nguy hiểm nhất của cuộc xung đột Trung-Mỹ sẽ là các cuộc tấn
công thông thường của Mỹ vào Trung Quốc đại lục. Các cuộc tấn công đó là
cần thiết để chấm dứt mối đe dọa tên lửa đạn đạo và cho phép quân Mỹ
hành động tự do hơn. Mặt khác, điều này sẽ kích động dư luận Trung Quốc,
khiến lãnh đạo nước này khó xử và gây khó khăn cho việc đạt được một
thỏa thuận ngừng bắn. Có thể nói, một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc
là rất khó tưởng tượng. Đó có thể sẽ là một cuộc chiến nguy hiểm, khiến
nhiều người thiệt mạng, và thậm chí có thể xảy ra nguy cơ sử dụng cả vũ
khí hạt nhân. Vì vậy, điều quan trọng là Mỹ và Trung Quốc cần đạt được
một thỏa thuận trong trường hợp Triều Tiên bị mất kiểm soát. Một khi
kịch bản này xảy ra, tình hình sẽ diễn biến rất nhanh chóng. Nếu Mỹ và
Trung Quốc không đưa ra được một khuôn khổ hợp tác ngay từ lúc này, xung
đột quân sự giữa hai cường quốc này là điều khó tránh trong tương lai.
Kyle Mizokami
Hương Trà (gt)
Tác giả Kyle Mizokami là nhà phân tích về quốc quốc phòng và an ninh quốc gia. Bài viết đăng trên tờ “National Interest”.
(Nghiên Cứu Biển Đông)