Thân Hữu Tiếp Tay...
Côn đồ cầm đá và côn đồ cầm viết
"Đội cải cách"
Tình trạng công an thuê mướn côn đồ để đối phó với dân oan trong các vụ như Văn Giang, Dương Nội cho phép người dân thấy rõ hơn phía sau những khẩu hiệu đẹp đẽ của cơ quan tuyên truyền vẫn còn lại những hình ảnh mà lịch sử còn rùng minh khi viết lại: cải cách ruộng đất.
Dựa theo mô hình "thổ địa cải cách" của Trung Quốc, Việt Nam sao chép nguyên văn vào cải cách ruộng đất và chịu sự cố vấn trực tiếp của cán bộ đến từ Trung Quốc.
Do thiếu cán bộ, lại bị cố vấn Trung Quốc thúc ép cần tiến hành nhanh chóng việc lấy đất đai để chia cho người dân, Đảng Lao động Việt Nam chấp nhận lôi kéo thêm bọn du hủ du thực, bần cố nông bổ xung vào lực lượng lùng bắt và đấu tố người dân. Lợi dụng cơ hội này, bọn khố rách áo ôm, vốn căm thù người có của ăn của để đã tận lực giết người để trả thù và luôn tiện cướp tài sản của những nạn nhân này.
Lúc ấy người dân không dùng từ côn đồ như ngày nay thay vào đó là nhóm từ "đội cải cách". Nghe rất tao nhã và đầy tinh thần cách mạng. Bọn cải cách đi thành từng đoàn kéo nhau tới mỗi ngôi nhà bị gán ghép hai tiếng địa chủ. Cửa mở và người bị bắt, bị trói bị đấu tố và sau đó đa số bị hành hình.
Theo sau sau bọn côn đồ "cải cách" này là những cán bộ nòng cốt tuy làm ra vẻ không dính gì tới sự bức xúc của "nhân dân" nhưng nhất cử nhất động của bọn "bần cố nông" ấy đều được chỉ đạo, dẫn dắt bởi cán bộ cốt cán đã được đào tạo bài bản có người còn dược gửi sang tận Trung Quốc học tập phong trào "thổ địa cải cách" của nước anh em này.
Sau cuộc giết chóc đẫm máu ấy, Bộ chính trị tự kiểm điểm nhưng người chết cũng không làm sao sống lại được. Cán bộ hoán chuyển đi chỗ này chỗ khác, vẫn thăng quan tiến chức và bọn côn đồ bị lợi dụng làm cách mạng trở về với gốc gác của chúng, mèo lại hoàn mèo.
Có người tưởng sau kinh nghiệm máu xương đó chính quyền sẽ không bao giờ sử dụng bọn người đầu trâu mặt ngựa này cho dù rơi vào bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa. Tuy nhiên, lịch sử lập lại. Kể từ vụ tranh chấp đất đai của giáo xứ Thái Hà, một nhóm từ mới xuất hiện mang tên "quần chúng tự phát" công khai vào nhà thờ đi thẳng lên cung thánh dí thuốc lá vào giáo dân, linh mục như chỗ không người...
Đám quần chúng đặc biệt ấy có mặt hầu như khắp những nơi có tranh chấp đất đai tại miền Bắc. Cho tới khi Dương Nội, Văn Giang chứng minh rằng "quần chúng tự phát" ấy là côn đồ từ Hải Phòng thuê xe về tới Hà Nội để bênh vực nhà nước hay các doanh nghiệp!
Cuộc chơi này không một tờ báo nào lên tiếng và công an tiếp tục thuê mướn côn đồ để xử lý những gì mà một nhân viên chính phủ không thể làm được trước mặt dân chúng.
Bài bản tránh ra mặt trực tiếp đàn áp đánh dập người dân để khỏi mang tiếng với thế giới nay không còn hiệu nghiệm trong thời đại iPhone. Côn đồ hiện nguyên hình và bị người dân quay video clip tung lên mạng để khắp thế giới nhìn vào. Từ câu chuyện những người đàn bà bịt mặt lén tấn công mẹ của một trong 14 thanh niên công giáo trong vụ xử phúc thẩm cho đến cũng những người đàn bà bịt mặt ấy ném đá vào công an tại Mỹ Yên để công an có cớ tấn công giáo dân tại đây đã làm bộ mặt công an Nghệ An lem luốc hơn lúc nào hết.
Chính sách ném đá dấu tay
Côn đồ thì ném đá còn kẻ cầm viết thì sao?
Thay vì chấp nhận sự im lặng, truyền thông nhà nước lại mở hết công suất cho một chiến dịch không mấy lương thiện tiếp tục vu khống rằng chính người dân Mỹ Yên là tác nhân chống lại nhà nước, chế độ. Bọn người được thuê ném đá bị bỏ quên trong mọi bài báo và người dân không công giáo tại Nghệ An cùng nhiều nơi khác tiếp tục bơi trong hỏa mù của hệ thống loa phường nhà nước.
Sau khi Mỹ Yên nổ ra, báo chí ồ ạt đưa ra những bài viết một chiều, gán ghép và tạo dựng những tình tiết không thể kiểm chứng để đánh phá cộng đồng công giáo thuộc giáo phận Vinh.
Giống như câu chuyện của ông Lê Hiếu Đằng vẫn còn in hằn trên những trang mạng Internet. Khi bài viết của ông xuất hiện đòi hỏi thành lập một đảng đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam thì ngay lập tức nhận được sự cổ vũ mạnh mẽ của những người yêu chuộng sự đổi mới trong chính trị bên cạnh đó là những kẻ ném đá ông bất kể lý luận hay sự tôn trọng tối thiểu của một người cầm bút.
Báo Nhân Dân của Đảng cảm thấy người trong hệ thống viết bài phản biện chưa đủ mạnh nên đã đăng bài của một tay bút Việt kiều mãi tận Texas với lời lẽ hằn học, chuyên chính cùng các mẩu lý luận quen thuộc của một kẻ suốt đời theo đảng. Dư luận nghi ngờ bút danh Amari TX vì nhiêu lý do, thứ nhất Amari là một cái tên có nguồn gốc Hy Lạp khá xa lạ với cách mà Việt Kiều chọn làm tên thứ hai cho mình. Hai nữa, Việt kiều Amari TX không thể thấm nhuần chính trị Việt Nam như một đảng viên đang công tác trong ngành tuyên huấn. Từ những chi tiết ấy, Amari TX vào một ngày đẹp trời đã bị phát hiện là kẻ giả danh, một loại côn đồ đội lốt Việt kiều để ném đá vào người bất đồng chính kiến.
Kẻ côn đồ cầm viết ấy bị trang blog Tâm Sự Y Giáo vạch ra chính là TS Hoàng Văn Lễ, Tổng biên tập Tạp chí Sổ tay xây dựng Đảng. Bài viết xuất hiện trên tờ Nhân Dân dưới cái tên Amari TX đích thật là của ông ta.
Nhà báo Phạm Chí Dũng còn liệt kê ra một loạt những cái tên mà TS Hoàng Văn Lễ tự nhân bản. ông Lễ là tác giả của các bài viết trên báo Sài Gòn Giải Phóng cũng chính là Mai Hoàng Kiên tức Trung Thành tức Tuyên Trần tức Tường Anh tức Trần Mai tức Hữu Đức tức Trọng Linh tức Khánh Sơn “ad libitum” trên các báo Đảng.
Nhân bản bài viết của mình lên cho thành nhiều người, nhiều ý kiến bất đồng là cách làm thiếu lương thiện của một người cầm viết đang khi bút chiến với người khác. Khi nhân bản lên thành nhiều người đương nhiên ngòi bút Hoàng Văn Lễ đã có đồng minh trên một luận cứ nào đó và như vậy cuộc tranh luận trở thành gian trá.
Ném đá dấu tay là câu tục ngữ dùng để chỉ trường hợp bất chính này.
Côn đồ ném đá giáo dân vì được thuê 5-7 trăm ngàn một ngày, còn TS Lễ ném đá ông Lê Hiếu Đằng thì được thuê bao nhiêu mà cam tâm làm điều sai trái như vậy?
Một nhà nước pháp quyền sẽ không thể chấp nhận cách đối phó hạ đẳng này của cán bộ các cấp đối với một bộ phận dân tộc. Những người giáo dân, những đảng viên bất đồng chính kiến ấy chỉ có thể thương lượng, đối thoại bằng những con người thật sự lo lắng cho số phận đất nước chứ không phải chăm chăm vào bóng tối của hai từ phản động để sẵn sàng cầm đá ném vào họ.
Đừng để viên đá nhà nước ném đi gây cho hòn chì nhân dân ném lại. Nhà nước không thể tự hạ mình xuống ngang hàng với thành phần bất hảo để lợi dụng chúng giải quyết một vấn đề có tính lịch sử. Kể cả khi sự việc được dẹp yên bằng sức mạnh thì cũng chẳng ai có thể vỗ tay khen ngợi cho chính sách ném đá dấu tay này.
*Bài viết trích từ trang blog Cánh Cò. Nội dung không phản ảnh quan điểm của RFA
Côn đồ cầm đá và côn đồ cầm viết
"Đội cải cách"
Tình trạng công an thuê mướn côn đồ để đối phó với dân oan trong các vụ như Văn Giang, Dương Nội cho phép người dân thấy rõ hơn phía sau những khẩu hiệu đẹp đẽ của cơ quan tuyên truyền vẫn còn lại những hình ảnh mà lịch sử còn rùng minh khi viết lại: cải cách ruộng đất.
Dựa theo mô hình "thổ địa cải cách" của Trung Quốc, Việt Nam sao chép nguyên văn vào cải cách ruộng đất và chịu sự cố vấn trực tiếp của cán bộ đến từ Trung Quốc.
Do thiếu cán bộ, lại bị cố vấn Trung Quốc thúc ép cần tiến hành nhanh chóng việc lấy đất đai để chia cho người dân, Đảng Lao động Việt Nam chấp nhận lôi kéo thêm bọn du hủ du thực, bần cố nông bổ xung vào lực lượng lùng bắt và đấu tố người dân. Lợi dụng cơ hội này, bọn khố rách áo ôm, vốn căm thù người có của ăn của để đã tận lực giết người để trả thù và luôn tiện cướp tài sản của những nạn nhân này.
Lúc ấy người dân không dùng từ côn đồ như ngày nay thay vào đó là nhóm từ "đội cải cách". Nghe rất tao nhã và đầy tinh thần cách mạng. Bọn cải cách đi thành từng đoàn kéo nhau tới mỗi ngôi nhà bị gán ghép hai tiếng địa chủ. Cửa mở và người bị bắt, bị trói bị đấu tố và sau đó đa số bị hành hình.
Theo sau sau bọn côn đồ "cải cách" này là những cán bộ nòng cốt tuy làm ra vẻ không dính gì tới sự bức xúc của "nhân dân" nhưng nhất cử nhất động của bọn "bần cố nông" ấy đều được chỉ đạo, dẫn dắt bởi cán bộ cốt cán đã được đào tạo bài bản có người còn dược gửi sang tận Trung Quốc học tập phong trào "thổ địa cải cách" của nước anh em này.
Sau cuộc giết chóc đẫm máu ấy, Bộ chính trị tự kiểm điểm nhưng người chết cũng không làm sao sống lại được. Cán bộ hoán chuyển đi chỗ này chỗ khác, vẫn thăng quan tiến chức và bọn côn đồ bị lợi dụng làm cách mạng trở về với gốc gác của chúng, mèo lại hoàn mèo.
Có người tưởng sau kinh nghiệm máu xương đó chính quyền sẽ không bao giờ sử dụng bọn người đầu trâu mặt ngựa này cho dù rơi vào bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa. Tuy nhiên, lịch sử lập lại. Kể từ vụ tranh chấp đất đai của giáo xứ Thái Hà, một nhóm từ mới xuất hiện mang tên "quần chúng tự phát" công khai vào nhà thờ đi thẳng lên cung thánh dí thuốc lá vào giáo dân, linh mục như chỗ không người...
Đám quần chúng đặc biệt ấy có mặt hầu như khắp những nơi có tranh chấp đất đai tại miền Bắc. Cho tới khi Dương Nội, Văn Giang chứng minh rằng "quần chúng tự phát" ấy là côn đồ từ Hải Phòng thuê xe về tới Hà Nội để bênh vực nhà nước hay các doanh nghiệp!
Cuộc chơi này không một tờ báo nào lên tiếng và công an tiếp tục thuê mướn côn đồ để xử lý những gì mà một nhân viên chính phủ không thể làm được trước mặt dân chúng.
Bài bản tránh ra mặt trực tiếp đàn áp đánh dập người dân để khỏi mang tiếng với thế giới nay không còn hiệu nghiệm trong thời đại iPhone. Côn đồ hiện nguyên hình và bị người dân quay video clip tung lên mạng để khắp thế giới nhìn vào. Từ câu chuyện những người đàn bà bịt mặt lén tấn công mẹ của một trong 14 thanh niên công giáo trong vụ xử phúc thẩm cho đến cũng những người đàn bà bịt mặt ấy ném đá vào công an tại Mỹ Yên để công an có cớ tấn công giáo dân tại đây đã làm bộ mặt công an Nghệ An lem luốc hơn lúc nào hết.
Chính sách ném đá dấu tay
Côn đồ thì ném đá còn kẻ cầm viết thì sao?
Thay vì chấp nhận sự im lặng, truyền thông nhà nước lại mở hết công suất cho một chiến dịch không mấy lương thiện tiếp tục vu khống rằng chính người dân Mỹ Yên là tác nhân chống lại nhà nước, chế độ. Bọn người được thuê ném đá bị bỏ quên trong mọi bài báo và người dân không công giáo tại Nghệ An cùng nhiều nơi khác tiếp tục bơi trong hỏa mù của hệ thống loa phường nhà nước.
Sau khi Mỹ Yên nổ ra, báo chí ồ ạt đưa ra những bài viết một chiều, gán ghép và tạo dựng những tình tiết không thể kiểm chứng để đánh phá cộng đồng công giáo thuộc giáo phận Vinh.
Giống như câu chuyện của ông Lê Hiếu Đằng vẫn còn in hằn trên những trang mạng Internet. Khi bài viết của ông xuất hiện đòi hỏi thành lập một đảng đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam thì ngay lập tức nhận được sự cổ vũ mạnh mẽ của những người yêu chuộng sự đổi mới trong chính trị bên cạnh đó là những kẻ ném đá ông bất kể lý luận hay sự tôn trọng tối thiểu của một người cầm bút.
Báo Nhân Dân của Đảng cảm thấy người trong hệ thống viết bài phản biện chưa đủ mạnh nên đã đăng bài của một tay bút Việt kiều mãi tận Texas với lời lẽ hằn học, chuyên chính cùng các mẩu lý luận quen thuộc của một kẻ suốt đời theo đảng. Dư luận nghi ngờ bút danh Amari TX vì nhiêu lý do, thứ nhất Amari là một cái tên có nguồn gốc Hy Lạp khá xa lạ với cách mà Việt Kiều chọn làm tên thứ hai cho mình. Hai nữa, Việt kiều Amari TX không thể thấm nhuần chính trị Việt Nam như một đảng viên đang công tác trong ngành tuyên huấn. Từ những chi tiết ấy, Amari TX vào một ngày đẹp trời đã bị phát hiện là kẻ giả danh, một loại côn đồ đội lốt Việt kiều để ném đá vào người bất đồng chính kiến.
Kẻ côn đồ cầm viết ấy bị trang blog Tâm Sự Y Giáo vạch ra chính là TS Hoàng Văn Lễ, Tổng biên tập Tạp chí Sổ tay xây dựng Đảng. Bài viết xuất hiện trên tờ Nhân Dân dưới cái tên Amari TX đích thật là của ông ta.
Nhà báo Phạm Chí Dũng còn liệt kê ra một loạt những cái tên mà TS Hoàng Văn Lễ tự nhân bản. ông Lễ là tác giả của các bài viết trên báo Sài Gòn Giải Phóng cũng chính là Mai Hoàng Kiên tức Trung Thành tức Tuyên Trần tức Tường Anh tức Trần Mai tức Hữu Đức tức Trọng Linh tức Khánh Sơn “ad libitum” trên các báo Đảng.
Nhân bản bài viết của mình lên cho thành nhiều người, nhiều ý kiến bất đồng là cách làm thiếu lương thiện của một người cầm viết đang khi bút chiến với người khác. Khi nhân bản lên thành nhiều người đương nhiên ngòi bút Hoàng Văn Lễ đã có đồng minh trên một luận cứ nào đó và như vậy cuộc tranh luận trở thành gian trá.
Ném đá dấu tay là câu tục ngữ dùng để chỉ trường hợp bất chính này.
Côn đồ ném đá giáo dân vì được thuê 5-7 trăm ngàn một ngày, còn TS Lễ ném đá ông Lê Hiếu Đằng thì được thuê bao nhiêu mà cam tâm làm điều sai trái như vậy?
Một nhà nước pháp quyền sẽ không thể chấp nhận cách đối phó hạ đẳng này của cán bộ các cấp đối với một bộ phận dân tộc. Những người giáo dân, những đảng viên bất đồng chính kiến ấy chỉ có thể thương lượng, đối thoại bằng những con người thật sự lo lắng cho số phận đất nước chứ không phải chăm chăm vào bóng tối của hai từ phản động để sẵn sàng cầm đá ném vào họ.
Đừng để viên đá nhà nước ném đi gây cho hòn chì nhân dân ném lại. Nhà nước không thể tự hạ mình xuống ngang hàng với thành phần bất hảo để lợi dụng chúng giải quyết một vấn đề có tính lịch sử. Kể cả khi sự việc được dẹp yên bằng sức mạnh thì cũng chẳng ai có thể vỗ tay khen ngợi cho chính sách ném đá dấu tay này.
*Bài viết trích từ trang blog Cánh Cò. Nội dung không phản ảnh quan điểm của RFA