Di Sản Hồ Chí Minh
Con kiến leo cành đa
Con kiến leo cành đa
Nguyễn Tường Thụy
Cứ mỗi khi tình hình kinh tế, xã hội trở nên tồi tệ, các mâu thuẫn nội tại chuyển hóa thành gay gắt thì ĐCSVN (đảng Cộng sản Việt Nam) lại tìm cách đổi mới, cải cách, ra nghị quyết và kêu gọi tinh thần quyết tâm. Những cải cách ấy dù có chút tác dụng tích cực nhưng cũng chỉ là nửa vời.
Năm 1986, trước cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đất nước đến bên bờ vực thẳm, VN (Việt Nam) đã phát động đổi mới (mà thực chất là sửa sai). Cuộc đổi mới này tuy “đã thu được kết quả ban đầu, về sau ngày càng đuối sức, trở về cảnh trì trệ kéo dài, ngày càng nặng nề, để càng đổi mới càng tụt hậu và khủng hoảng nặng nề thêm mà vẫn không sao tìm ra lối thoát”(VOA). Nền kinh tế vẫn yếu kém và bế tắc như chúng ta đều thấy bởi đã kinh tế thị trường lại còn mang theo cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”; bởi kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo và đặc biệt là bởi cải cách kinh tế nhưng không cải cách chính trị, chế độ vẫn là chế độ độc tài.
Cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 thế kỷ trước, hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ hàng loạt ở Liên Xô và Đông Âu, đồng thời khủng hoảng ngoại giao dẫn đến VN bị cô lập trên trường quốc tế. Để vớt vát phần nhỏ nhoi còn lại của khối xã hội chủ nghĩa (XHCN) và để cứu đảng, ĐCSVN phải xin bình thường hóa với TQ (Trung Quốc). Sự kiện này được đánh dấu bắt đầu bởi Hội nghị Thành Đô. Kết quả Hội nghị này ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị, kinh tế của VN. Việc bình thường hóa quan hệ với TQ tuy khắc phục được một số hậu quả của quá khứ nhưng từ đó VN phụ thuộc ngày càng nặng nề vào TQ về chính trị, kinh tế, mất thêm biển đảo và đất liền.
Và bây giờ, bức tranh về VN là một màu đen tối ở tất cả các mặt của đời sống xã hội. Kinh tế trì trệ, tham nhũng len lỏi vào từng con ốc trong guồng máy vận hành đất nước, quan chức tham lam hống hách và trơ trẽn, đạo đức xã hội suy đồi, cái ác lên ngôi, mọi giá trị bị đảo lộn, nỗi oan ức thống khổ của nhân dân ở đâu cũng nhìn thấy bởi sự khốn nạn của hệ thống tư pháp và quan chức.
Hệ thống chính trị như một ngôi nhà đã mục ruỗng và vì vậy, Hội nghị Trung ương 6 (khóa 12) lại đặt ra vấn đề đổi mới chính trị nhưng chỉ là sắp xếp tổ chức lại bộ máy sao cho tinh gọn để “hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Vấn đề tinh giản bộ máy cũng như chống tham nhũng không phải đến bây giờ mới nhắc tới mà đặt ra đã từ lâu, từ năm mươi hay sáu mươi năm có lẽ ít ai còn nhớ. Cũng nghị quyết, cũng hô hào, cũng quyết tâm, nhưng mỗi lần quyết tâm, thi đua đem lại kết quả thế nào thì… như đã biết.
Nguyên nhân của tình trạng này là mỗi lần cải cách, đổi mới ĐCSVN chỉ đưa ra được những biện pháp tình thế nhằm cứu vãn đảng. Cải cách nhưng vẫn phải giữ mục tiêu chủ nghĩa xã hội - thứ mà không ai hình dung được nó như thế nào, đã kinh tế thị trường lại phải định hướng XHCN, kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn phải kinh tế nhà nước là chủ đạo và cuối cùng là cải cách, đổi mới kiểu gì thì ĐCSVN vẫn phải độc quyền lãnh đạo. Đây là những mâu thuẫn mà ĐCSVN không muốn nhìn thấy. Nguyên nhân của sự nửa vời là ở chỗ ấy.
Thiết nghĩ khoảng thời gian đã quá dài, kể từ khi điều hành đất nước năm 1954 đủ cho ĐCSVN loay hoay, thử nghiệm với những thất bại đau đớn để thấy cần phải cải tổ chứ không chỉ cải cách nửa vời. Làm điều đó phải chấp nhận vứt bỏ quyền lợi ích kỷ, phi lý của cá nhân, của một nhóm lợi ích hay của một đảng phái để đi tới một nền chính trị dân chủ đa nguyên, xây dựng một nhà nước pháp quyền với mô hình tam quyền phân lập. Tiếc rằng, cho đến bây giờ, mấy chữ đa nguyên, dân chủ, nhân quyền vẫn còn là kỵ húy, “nhạy cảm” trong đảng CSVN và trong xã hội. Những người mạnh dạn nhất cũng mới chỉ manh nha đề cập đến việc tách đảng, đổi tên nước mà thôi. Nhiều người hoạt động dân chủ bị tống vào tù nhằm bịt tiếng nói của họ và xu hướng bắt bớ ngày càng gia tăng. Chỉ tính từ đầu năm 2017 đến nay đã có 24 người hoạt động bị bắt hoặc bị truy nã.
Hiện nay, giới dân chủ chưa ai đặt ra vấn đề phải xóa đảng cộng sản bằng bạo lực cho dù muốn hay không. Nói thẳng ra là việc này không làm được và không phù hợp với xu thế của thời đại. Mục tiêu của giới dân chủ hướng tới là dân chủ đa nguyên với chủ trương bất bạo động. Đa đảng là để cạnh tranh chính trị, kiểm soát quyền lực, tập trung trí tuệ và tâm huyết để đưa đất nước phát triển. Thế nhưng, người ta luôn mang vấn đề đa đảng ra làm con ngáo ộp để hù dọa nhân dân, bất chấp đa số nhân loại đi theo mô hình dân chủ đã chứng minh là không có con ngáo ộp ấy.
Sẽ chẳng có ai đòi loại trừ đảng CSVN nếu thực hiện đa đảng. Họ tha hồ thể hiện mình trong cạnh tranh. Họ vẫn tranh cử và tham gia điều hành đất nước như các đảng phái khác. Có điều số phiếu của họ phụ thuộc vào tín nhiệm của cử tri trong những cuộc bầu cử tự do mà thôi. Nếu họ làm không tốt, vẫn thể hiện như trước đó, nhân dân sẽ quay lưng lại với họ.
Loay hoay cải cách với đổi mới sẽ chẳng bao giờ đi đến đâu. Cái sự luẩn quẩn ấy giống như con kiến leo cành đa (leo phải cành cụt leo ra leo vào). Thử nghiệm mãi thì sức dân đã mệt mỏi, tinh thần đã chán chường, lòng tin đã cạn. Kinh tế thị trường vì có cạnh tranh thì mới thúc đẩy được sản xuất phát triển. Vì vậy không có lý do gì để chính trị không có đa đảng, trừ khi bị cưỡng ép. Một chế độ chính trị đa nguyên ở VN lúc này là lối thoát duy nhất cho đất nước, cho dân tộc. Nếu ĐCSVN tự tin ở mình thì sợ gì mà không dám cạnh tranh với các đảng phái khác?
7/9/2017
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Con kiến leo cành đa
Con kiến leo cành đa
Nguyễn Tường Thụy
Cứ mỗi khi tình hình kinh tế, xã hội trở nên tồi tệ, các mâu thuẫn nội tại chuyển hóa thành gay gắt thì ĐCSVN (đảng Cộng sản Việt Nam) lại tìm cách đổi mới, cải cách, ra nghị quyết và kêu gọi tinh thần quyết tâm. Những cải cách ấy dù có chút tác dụng tích cực nhưng cũng chỉ là nửa vời.
Năm 1986, trước cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đất nước đến bên bờ vực thẳm, VN (Việt Nam) đã phát động đổi mới (mà thực chất là sửa sai). Cuộc đổi mới này tuy “đã thu được kết quả ban đầu, về sau ngày càng đuối sức, trở về cảnh trì trệ kéo dài, ngày càng nặng nề, để càng đổi mới càng tụt hậu và khủng hoảng nặng nề thêm mà vẫn không sao tìm ra lối thoát”(VOA). Nền kinh tế vẫn yếu kém và bế tắc như chúng ta đều thấy bởi đã kinh tế thị trường lại còn mang theo cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”; bởi kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo và đặc biệt là bởi cải cách kinh tế nhưng không cải cách chính trị, chế độ vẫn là chế độ độc tài.
Cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 thế kỷ trước, hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ hàng loạt ở Liên Xô và Đông Âu, đồng thời khủng hoảng ngoại giao dẫn đến VN bị cô lập trên trường quốc tế. Để vớt vát phần nhỏ nhoi còn lại của khối xã hội chủ nghĩa (XHCN) và để cứu đảng, ĐCSVN phải xin bình thường hóa với TQ (Trung Quốc). Sự kiện này được đánh dấu bắt đầu bởi Hội nghị Thành Đô. Kết quả Hội nghị này ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị, kinh tế của VN. Việc bình thường hóa quan hệ với TQ tuy khắc phục được một số hậu quả của quá khứ nhưng từ đó VN phụ thuộc ngày càng nặng nề vào TQ về chính trị, kinh tế, mất thêm biển đảo và đất liền.
Và bây giờ, bức tranh về VN là một màu đen tối ở tất cả các mặt của đời sống xã hội. Kinh tế trì trệ, tham nhũng len lỏi vào từng con ốc trong guồng máy vận hành đất nước, quan chức tham lam hống hách và trơ trẽn, đạo đức xã hội suy đồi, cái ác lên ngôi, mọi giá trị bị đảo lộn, nỗi oan ức thống khổ của nhân dân ở đâu cũng nhìn thấy bởi sự khốn nạn của hệ thống tư pháp và quan chức.
Hệ thống chính trị như một ngôi nhà đã mục ruỗng và vì vậy, Hội nghị Trung ương 6 (khóa 12) lại đặt ra vấn đề đổi mới chính trị nhưng chỉ là sắp xếp tổ chức lại bộ máy sao cho tinh gọn để “hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Vấn đề tinh giản bộ máy cũng như chống tham nhũng không phải đến bây giờ mới nhắc tới mà đặt ra đã từ lâu, từ năm mươi hay sáu mươi năm có lẽ ít ai còn nhớ. Cũng nghị quyết, cũng hô hào, cũng quyết tâm, nhưng mỗi lần quyết tâm, thi đua đem lại kết quả thế nào thì… như đã biết.
Nguyên nhân của tình trạng này là mỗi lần cải cách, đổi mới ĐCSVN chỉ đưa ra được những biện pháp tình thế nhằm cứu vãn đảng. Cải cách nhưng vẫn phải giữ mục tiêu chủ nghĩa xã hội - thứ mà không ai hình dung được nó như thế nào, đã kinh tế thị trường lại phải định hướng XHCN, kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn phải kinh tế nhà nước là chủ đạo và cuối cùng là cải cách, đổi mới kiểu gì thì ĐCSVN vẫn phải độc quyền lãnh đạo. Đây là những mâu thuẫn mà ĐCSVN không muốn nhìn thấy. Nguyên nhân của sự nửa vời là ở chỗ ấy.
Thiết nghĩ khoảng thời gian đã quá dài, kể từ khi điều hành đất nước năm 1954 đủ cho ĐCSVN loay hoay, thử nghiệm với những thất bại đau đớn để thấy cần phải cải tổ chứ không chỉ cải cách nửa vời. Làm điều đó phải chấp nhận vứt bỏ quyền lợi ích kỷ, phi lý của cá nhân, của một nhóm lợi ích hay của một đảng phái để đi tới một nền chính trị dân chủ đa nguyên, xây dựng một nhà nước pháp quyền với mô hình tam quyền phân lập. Tiếc rằng, cho đến bây giờ, mấy chữ đa nguyên, dân chủ, nhân quyền vẫn còn là kỵ húy, “nhạy cảm” trong đảng CSVN và trong xã hội. Những người mạnh dạn nhất cũng mới chỉ manh nha đề cập đến việc tách đảng, đổi tên nước mà thôi. Nhiều người hoạt động dân chủ bị tống vào tù nhằm bịt tiếng nói của họ và xu hướng bắt bớ ngày càng gia tăng. Chỉ tính từ đầu năm 2017 đến nay đã có 24 người hoạt động bị bắt hoặc bị truy nã.
Hiện nay, giới dân chủ chưa ai đặt ra vấn đề phải xóa đảng cộng sản bằng bạo lực cho dù muốn hay không. Nói thẳng ra là việc này không làm được và không phù hợp với xu thế của thời đại. Mục tiêu của giới dân chủ hướng tới là dân chủ đa nguyên với chủ trương bất bạo động. Đa đảng là để cạnh tranh chính trị, kiểm soát quyền lực, tập trung trí tuệ và tâm huyết để đưa đất nước phát triển. Thế nhưng, người ta luôn mang vấn đề đa đảng ra làm con ngáo ộp để hù dọa nhân dân, bất chấp đa số nhân loại đi theo mô hình dân chủ đã chứng minh là không có con ngáo ộp ấy.
Sẽ chẳng có ai đòi loại trừ đảng CSVN nếu thực hiện đa đảng. Họ tha hồ thể hiện mình trong cạnh tranh. Họ vẫn tranh cử và tham gia điều hành đất nước như các đảng phái khác. Có điều số phiếu của họ phụ thuộc vào tín nhiệm của cử tri trong những cuộc bầu cử tự do mà thôi. Nếu họ làm không tốt, vẫn thể hiện như trước đó, nhân dân sẽ quay lưng lại với họ.
Loay hoay cải cách với đổi mới sẽ chẳng bao giờ đi đến đâu. Cái sự luẩn quẩn ấy giống như con kiến leo cành đa (leo phải cành cụt leo ra leo vào). Thử nghiệm mãi thì sức dân đã mệt mỏi, tinh thần đã chán chường, lòng tin đã cạn. Kinh tế thị trường vì có cạnh tranh thì mới thúc đẩy được sản xuất phát triển. Vì vậy không có lý do gì để chính trị không có đa đảng, trừ khi bị cưỡng ép. Một chế độ chính trị đa nguyên ở VN lúc này là lối thoát duy nhất cho đất nước, cho dân tộc. Nếu ĐCSVN tự tin ở mình thì sợ gì mà không dám cạnh tranh với các đảng phái khác?
7/9/2017