Nhân Vật
Con trai cố TBT Liên Xô: Tôi hy vọng Crimea không trở về với Nga
Ông Sergei Khrushchev, con trai cố Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev, giải thích rằng quyết định sát nhập Crimea vào Ukraine liên quan tới vấn đề về kinh tế và nông nghiệp. Cụ thể, đó là việc xây dựng một đập thuỷ điện trên sông Dnieper nhằm mang lại nước tưới cho khu vực phía nam Ukraine, bao gồm cả bán đảo Crimea.
Ông Sergei Khrushchev, sinh năm 1935, từng là một chuyên gia hàng đầu về kỹ thuật quân sự của Liên Xô, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế các hệ thống dẫn đường cho tên lửa, thiết bị thám hiểm vũ trụ... Ông di cư sang Mỹ năm 1991 và hiện là chuyên gia tại Viện nghiên cứu quốc tế Watson thuộc Đại học Brown, Mỹ.
Crimea từng là một phần của Nga trong suốt nhiều thập kỉ cho đến năm 1954, khi ông Nikita Khrushchev chuyển giao vùng lãnh thổ này cho Ukraine - lúc đó đang là một thành viên của Liên bang Xô Viết cũ.
“Vì sông Dnieper và đập thủy điện nằm trên lãnh thổ Ukraine, nên việc đặt phần lãnh thổ còn lại của Crimea nằm dưới quyền kiểm soát của người Ukraine là nhằm để họ chịu trách nhiệm về tất cả mọi việc... Đây không phải là một động thái chính trị, cũng không phải là động thái thuộc về vấn đề hệ tư tưởng. Nó đơn thuần chỉ là về thương mại.”
Theo ông Khrushchev, việc này nhằm tạo ra một thực thể chịu trách nhiệm cho việc xây dựng một dự án lớn như vậy. Tuy nhiên, “bây giờ, người ta lại suy đoán rằng, cha tôi làm như vậy là do muốn làm hài lòng giới lãnh đạo ở Ukraine, hoặc thậm chí là cha tôi đã coi Crimea như một món quà tặng mẹ tôi, một phụ nữ Ukraine. Tất cả những điều này đều không đúng sự thật. Đó đơn thuần chỉ là một vấn đề kinh tế, không phải chính trị”.
Ông Khrushchev cho rằng không có điểm tương đồng nào giữa những gì đang xảy ra tại Crimea và cuộc chiến tranh năm 2008 giữa Nga và Gruzia liên quan tới hai khu vực đòi li khai là Nam Ossetia và Abkhazia. “Trong cuộc chiến tranh năm 2008, Tổng thống Gruzia khi đó là Saakashvili đã cố gắng giành lại quyền kiểm soát hai khu vực li khai bằng vũ lực". Còn tại Crimea hiện nay, súng vẫn chưa nổ.
"Tôi hi vọng rằng không có tiếng súng nổ, bởi không ai ở đó quan tâm tới việc đánh nhau. Quân đội Ukraine đang có mặt ở Crimea là người bản địa và họ không muốn khơi mào cuộc chiến. Điều đó đi ngược lại với lợi ích của người dân và đất nước họ. Và tôi nghĩ rằng Nga cũng không muốn gây chiến. Tại sao họ phải đánh nhau?".
Bàn về tương lai, ông Khrushchev cho rằng đưa Crimea trở lại Nga không phải là lựa chọn phù hợp: "Tôi hy vọng điều này không xảy ra. Tôi chưa bao giờ nghe Tổng thống Putin nói rằng ông ấy muốn làm điều đó".
Crimea hiện đang là nơi đặt căn cứ của Hạm đội Biển Đen, với đa phần dân số của bán đảo này là người Nga. Sau khi bất ổn leo thang ở Ukraine và Quốc hội nước này thông qua quyết định phế truất Tổng thống Yanukovych, Nga đã triển khai lực lượng tới kiểm soát Crimea. Theo các quan chức Nga, động thái này nhằm bảo vệ những người gốc Nga đang sinh sống tại đây. Trong khi đó, Mỹ đã mô tả đây là một "hành động xâm lược".
Ngày 6/3, Quốc hội của Crimea đã thông qua nghị quyết về việc nước cộng hoà tự trị Crimea sẽ gia nhập vào Liên bang Nga và tiến hành tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 tới.
HP chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Con trai cố TBT Liên Xô: Tôi hy vọng Crimea không trở về với Nga
Ông Sergei Khrushchev, con trai cố Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev, giải thích rằng quyết định sát nhập Crimea vào Ukraine liên quan tới vấn đề về kinh tế và nông nghiệp. Cụ thể, đó là việc xây dựng một đập thuỷ điện trên sông Dnieper nhằm mang lại nước tưới cho khu vực phía nam Ukraine, bao gồm cả bán đảo Crimea.
Ông Sergei Khrushchev, sinh năm 1935, từng là một chuyên gia hàng đầu về kỹ thuật quân sự của Liên Xô, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế các hệ thống dẫn đường cho tên lửa, thiết bị thám hiểm vũ trụ... Ông di cư sang Mỹ năm 1991 và hiện là chuyên gia tại Viện nghiên cứu quốc tế Watson thuộc Đại học Brown, Mỹ.
Crimea từng là một phần của Nga trong suốt nhiều thập kỉ cho đến năm 1954, khi ông Nikita Khrushchev chuyển giao vùng lãnh thổ này cho Ukraine - lúc đó đang là một thành viên của Liên bang Xô Viết cũ.
“Vì sông Dnieper và đập thủy điện nằm trên lãnh thổ Ukraine, nên việc đặt phần lãnh thổ còn lại của Crimea nằm dưới quyền kiểm soát của người Ukraine là nhằm để họ chịu trách nhiệm về tất cả mọi việc... Đây không phải là một động thái chính trị, cũng không phải là động thái thuộc về vấn đề hệ tư tưởng. Nó đơn thuần chỉ là về thương mại.”
Theo ông Khrushchev, việc này nhằm tạo ra một thực thể chịu trách nhiệm cho việc xây dựng một dự án lớn như vậy. Tuy nhiên, “bây giờ, người ta lại suy đoán rằng, cha tôi làm như vậy là do muốn làm hài lòng giới lãnh đạo ở Ukraine, hoặc thậm chí là cha tôi đã coi Crimea như một món quà tặng mẹ tôi, một phụ nữ Ukraine. Tất cả những điều này đều không đúng sự thật. Đó đơn thuần chỉ là một vấn đề kinh tế, không phải chính trị”.
Ông Khrushchev cho rằng không có điểm tương đồng nào giữa những gì đang xảy ra tại Crimea và cuộc chiến tranh năm 2008 giữa Nga và Gruzia liên quan tới hai khu vực đòi li khai là Nam Ossetia và Abkhazia. “Trong cuộc chiến tranh năm 2008, Tổng thống Gruzia khi đó là Saakashvili đã cố gắng giành lại quyền kiểm soát hai khu vực li khai bằng vũ lực". Còn tại Crimea hiện nay, súng vẫn chưa nổ.
"Tôi hi vọng rằng không có tiếng súng nổ, bởi không ai ở đó quan tâm tới việc đánh nhau. Quân đội Ukraine đang có mặt ở Crimea là người bản địa và họ không muốn khơi mào cuộc chiến. Điều đó đi ngược lại với lợi ích của người dân và đất nước họ. Và tôi nghĩ rằng Nga cũng không muốn gây chiến. Tại sao họ phải đánh nhau?".
Bàn về tương lai, ông Khrushchev cho rằng đưa Crimea trở lại Nga không phải là lựa chọn phù hợp: "Tôi hy vọng điều này không xảy ra. Tôi chưa bao giờ nghe Tổng thống Putin nói rằng ông ấy muốn làm điều đó".
Crimea hiện đang là nơi đặt căn cứ của Hạm đội Biển Đen, với đa phần dân số của bán đảo này là người Nga. Sau khi bất ổn leo thang ở Ukraine và Quốc hội nước này thông qua quyết định phế truất Tổng thống Yanukovych, Nga đã triển khai lực lượng tới kiểm soát Crimea. Theo các quan chức Nga, động thái này nhằm bảo vệ những người gốc Nga đang sinh sống tại đây. Trong khi đó, Mỹ đã mô tả đây là một "hành động xâm lược".
Ngày 6/3, Quốc hội của Crimea đã thông qua nghị quyết về việc nước cộng hoà tự trị Crimea sẽ gia nhập vào Liên bang Nga và tiến hành tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 tới.
HP chuyển