Tham Khảo
Công thư Phạm Văn Đồng và Hiệp định Genève 1954
Nhiều giới trong và ngoài nước bày tỏ mong muốn chính phủ Hà Nội kiện Trung Quốc về việc xâm phạm lãnh hải cũng như chiếm đảo của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường sa.
Có ý kiến đề nghị nên căn cứ vào tinh thần của hiệp định Geneve 1954 và hiệp định Paris 1973 như là một trong những đối sách để Việt Nam có thể đòi hỏi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cưỡng chiếm từ phía Việt Nam Cộng hòa hồi năm 1974.
Toàn vẹn lãnh thổ : Nội dung đáng lưu ý của Hiệp định Geneve 1954 và Paris 1973
Hội nghị do các nước Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Cộng, Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tiến hành tại Geneve, Thụy Sĩ từ tháng 5 và đến ngày 20 tháng 7 năm 1954 đã đưa ra ba văn kiện ký kết gồm Hiệp định Đình chiến tại Việt Nam, Hiệp định Đình chiến tại Lào, Hiệp định Đình chiến tại Cam bốt, và bản Tuyên bố cuối cùng không có chữ ký một ngày sau đó.
Hiệp định Đình chiến tại Việt Nam gồm có 6 chương, 47 điều. Điểm được chú ý là đất nước Việt Nam bị phân chia tại vĩ tuyến 17 với khu phi quân sự 6 dặm chiều ngang dọc theo vĩ tuyến đó. Và trong Tuyến bố cuối cùng thì đường phân chia chỉ là tạm thời, và đó không được coi là biên giới quân sự hay chính trị.
Nguyên văn điều 7 của Tuyên bố Cuối cùng ghi rõ ‘Hội nghị tuyên bố giải pháp cho những vấn đề chính trị ở Việt Nam dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ sẽ cho phép người dân Việt Nam được hưởng nền tự do cơ bản thông qua kết quả tổng tuyển cử tự do sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956’.
Hiệp định Paris cũng nêu rõ “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi Hiệp định Geneva.”
Hội nghị tuyên bố giải pháp cho những vấn đề chính trị ở Việt Nam dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ sẽ cho phép người dân Việt Nam được hưởng nền tự do cơ bản thông qua kết quả tổng tuyển cử tự do sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956’
Nguyên văn điều 7 của Tuyên bố Cuối
Điều đó có nghĩa các điều khoản của Hiệp định Geneva về sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam được Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa và phía Quốc gia Việt Nam trước đó đều xác nhận chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ Bắc đến Nam, dù trên thực tế mỗi bên chỉ quản lý một nửa mà thôi.
Tinh thần Hiệp định Geneve: Cơ sở hóa giải Công thư Phạm Văn Đồng 1958
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, hiện sinh sống tại Pháp, cho rằng lập trường của Việt Nam cũng như của hầu hết các học giả Việt Nam hiện nay đều cho rằng trong thời gian từ 1954 đến 1976 tồn tại hai quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa là hai quốc gia độc lập có chủ quyền; như thế sẽ rất bất lợi cho việc kiện về các tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.
Ông nói:
Vì « quốc gia » là đối tượng của quốc tế công pháp. Tức là, các hành vi của VNDCCH (như công hàm 1958 hay những bằng chứng, những thái độ của VNDCCH trước kia, được hiểu như là hành vi chối bỏ chủ quyền hay nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS) sẽ được phán xét dưới ánh sáng của công pháp quốc tế.
Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa trên tay VNCH (với lý do : giải phóng một vùng lãnh thổ đang bị ngoại nhân chiếm đóng). VNDCCH là một quốc gia thứ ba, hoàn toàn xa lạ với VNCH. Trong khi CP CMLTMNVN không thể kế thừa HS từ VNCH, vì không thể kế thừa một lãnh thổ đã mất.
(Đó là chưa nói tới thực thể chính trị MTGPMN được thành lập do một nghị quyết của đảng CSVN, tức chỉ là một « công cụ » chính trị của VNDCCH.)
Theo tôi, mình chỉ cần áp dụng đúng đắn tinh thần Hiệp định Genève 1954 và Hiệp định Paris 1973 thì hiệu lực công hàm 1958 tự động sẽ bị hóa giải. Vấn đề về kế thừa về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa cũng sẽ được giải quyết một cách êm thắm theo công pháp quốc tế
Trương Nhân Tuấn
Vào thời điểm 17-1-1974 TQ chiếm HS, chính phủ VNDCCH im lặng trong khi các nước như Liên Xô, Mỹ... phản đối hành vi sử dụng vũ lực của TQ. Hành vi im lặng, đối với công pháp quốc tế, được hiểu như là sự đồng thuận ám thị. Trong khi MTGPMN tuyên bố rằng các tranh chấp phải được giải quyết bằng thương thuyết. Thực thể chính trị này (cũng như VNDCCH) từ chối ký tên chung với VNCH trong bản tuyên bố lên án TQ xâm lăng.
Về vấn đề kế thừa, do việc quốc gia là đối tượng của quốc tế công pháp, cũng là vấn đề thuộc quốc tế công pháp. Quốc gia kế tục (CHXHCNVN) có quyền lợi (cũng như trách nhiệm) kế thừa di sản kinh tế và chính trị của hai quốc gia tiền nhiệm, theo như qui định của luật quốc tế (các Công ước Vienne 1969 và 1978). Giả sử rằng CPLT CHMNVN không gặp khó khăn (về pháp lý) để kế thừa danh nghĩa chủ quyền HS từ VNCH. Thì quốc gia CHXHCNVN cũng không thể cùng lúc kế thừa hai lập trường đối nghịch : HS và TS là của VN (VNCH) và HS TS là của TQ (VNDCCH). Việc kế thừa HS và TS sẽ gặp bế tắc.
Như vậy, khi cho rằng VNCH (và VNDCCH) là hai quốc gia « độc lập, có chủ quyền », vấn đề tranh chấp Hoàng Sa sẽ không còn hiện hữu. VN hiện nay (cũng như các thế hệ VN trong tương lai) sẽ không có cách nào để thuyết phục dư luận quốc tế rằng « có tranh chấp » tại Hoàng Sa, chứ đừng nói đòi lại.
Trong cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, chính quyển Bắc Kinh đã trình với Liên hiệp quốc tuyên bố trong đó nêu rõ Công thư của thủ tướng Phạm Văn Đồng hồi năm 1958 và cho rằng Hà Nội công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa.
Trên phương diện thực tế và lịch sử, 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève quyết định phân chia quốc gia VN thành hai miền tại vĩ tuyến 17. Hiệp định nhấn mạnh việc phân chia chỉ tạm thời, đường vĩ tuyến 17 trong bất kỳ trường hợp nào, không thể xem đó là đường biên giới phân định lãnh thổ hay chính trị..
Trương Nhân Tuấn
Phía Hà Nội phản bác cho rằng lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa nên Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa không thể cho đi cái mà họ không có.
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn đưa ra ý kiến đối với vấn đề vừa nêu:
Theo tôi, mình chỉ cần áp dụng đúng đắn tinh thần Hiệp định Genève 1954 và Hiệp định Paris 1973 thì hiệu lực công hàm 1958 tự động sẽ bị hóa giải. Vấn đề về kế thừa về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa cũng sẽ được giải quyết một cách êm thắm theo công pháp quốc tế.
Theo tinh thần hai hiệp định quốc tế này, hai thực thể chính trị VNCH và VNDCCH không phải là hai « quốc gia độc lập, có chủ quyền ».
Trên phương diện thực tế và lịch sử, 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève quyết định phân chia quốc gia VN thành hai miền tại vĩ tuyến 17. Hiệp định nhấn mạnh việc phân chia chỉ tạm thời, đường vĩ tuyến 17 trong bất kỳ trường hợp nào, không thể xem đó là đường biên giới phân định lãnh thổ hay chính trị..
Ông ngày cho rằng năm 1956 VNCH công bố Hiến pháp, điều 1 khẳng định : VN là một nước cộng hòa, độc lập, thống nhất và bất khả phân. Về phía VNDCCH, Hiến pháp 1946, điều 2 xác định VN là một khối thống nhất bắc, trung, nam không thể phân chia. Hiến pháp 1959, những dòng đầu đã khẳng định VN là một nước thống nhất từ Lạng sơn đến Cà Mau.
Như vậy, trên quan điểm công pháp quốc tế, nước VN chỉ có một, thống nhất ba miền, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, có chủ quyền.
Chính phủ Hà Nội luôn gay gắt phủ định chính phủ Sài Gòn, nhất là khi Hà Nội trở thành ‘bên thắng cuộc’. Tuy nhiên, khi xảy ra căng thẳng tranh chấp lãnh hải giữa Hà Nội và Bắc Kinh qua vụ giàn khoan Hải Dương 981, bắt đầu có những công khai đề cập đến Việt Nam Cộng Hòa; dẫu thế cách đặt vấn đề như nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn đưa ra vẫn chưa thấy được xem xét một cách công khai.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Công thư Phạm Văn Đồng và Hiệp định Genève 1954
Nhiều giới trong và ngoài nước bày tỏ mong muốn chính phủ Hà Nội kiện Trung Quốc về việc xâm phạm lãnh hải cũng như chiếm đảo của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường sa.
Có ý kiến đề nghị nên căn cứ vào tinh thần của hiệp định Geneve 1954 và hiệp định Paris 1973 như là một trong những đối sách để Việt Nam có thể đòi hỏi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cưỡng chiếm từ phía Việt Nam Cộng hòa hồi năm 1974.
Toàn vẹn lãnh thổ : Nội dung đáng lưu ý của Hiệp định Geneve 1954 và Paris 1973
Hội nghị do các nước Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Cộng, Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tiến hành tại Geneve, Thụy Sĩ từ tháng 5 và đến ngày 20 tháng 7 năm 1954 đã đưa ra ba văn kiện ký kết gồm Hiệp định Đình chiến tại Việt Nam, Hiệp định Đình chiến tại Lào, Hiệp định Đình chiến tại Cam bốt, và bản Tuyên bố cuối cùng không có chữ ký một ngày sau đó.
Hiệp định Đình chiến tại Việt Nam gồm có 6 chương, 47 điều. Điểm được chú ý là đất nước Việt Nam bị phân chia tại vĩ tuyến 17 với khu phi quân sự 6 dặm chiều ngang dọc theo vĩ tuyến đó. Và trong Tuyến bố cuối cùng thì đường phân chia chỉ là tạm thời, và đó không được coi là biên giới quân sự hay chính trị.
Nguyên văn điều 7 của Tuyên bố Cuối cùng ghi rõ ‘Hội nghị tuyên bố giải pháp cho những vấn đề chính trị ở Việt Nam dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ sẽ cho phép người dân Việt Nam được hưởng nền tự do cơ bản thông qua kết quả tổng tuyển cử tự do sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956’.
Hiệp định Paris cũng nêu rõ “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi Hiệp định Geneva.”
Hội nghị tuyên bố giải pháp cho những vấn đề chính trị ở Việt Nam dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ sẽ cho phép người dân Việt Nam được hưởng nền tự do cơ bản thông qua kết quả tổng tuyển cử tự do sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956’
Nguyên văn điều 7 của Tuyên bố Cuối
Điều đó có nghĩa các điều khoản của Hiệp định Geneva về sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam được Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa và phía Quốc gia Việt Nam trước đó đều xác nhận chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ Bắc đến Nam, dù trên thực tế mỗi bên chỉ quản lý một nửa mà thôi.
Tinh thần Hiệp định Geneve: Cơ sở hóa giải Công thư Phạm Văn Đồng 1958
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, hiện sinh sống tại Pháp, cho rằng lập trường của Việt Nam cũng như của hầu hết các học giả Việt Nam hiện nay đều cho rằng trong thời gian từ 1954 đến 1976 tồn tại hai quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa là hai quốc gia độc lập có chủ quyền; như thế sẽ rất bất lợi cho việc kiện về các tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.
Ông nói:
Vì « quốc gia » là đối tượng của quốc tế công pháp. Tức là, các hành vi của VNDCCH (như công hàm 1958 hay những bằng chứng, những thái độ của VNDCCH trước kia, được hiểu như là hành vi chối bỏ chủ quyền hay nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS) sẽ được phán xét dưới ánh sáng của công pháp quốc tế.
Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa trên tay VNCH (với lý do : giải phóng một vùng lãnh thổ đang bị ngoại nhân chiếm đóng). VNDCCH là một quốc gia thứ ba, hoàn toàn xa lạ với VNCH. Trong khi CP CMLTMNVN không thể kế thừa HS từ VNCH, vì không thể kế thừa một lãnh thổ đã mất.
(Đó là chưa nói tới thực thể chính trị MTGPMN được thành lập do một nghị quyết của đảng CSVN, tức chỉ là một « công cụ » chính trị của VNDCCH.)
Theo tôi, mình chỉ cần áp dụng đúng đắn tinh thần Hiệp định Genève 1954 và Hiệp định Paris 1973 thì hiệu lực công hàm 1958 tự động sẽ bị hóa giải. Vấn đề về kế thừa về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa cũng sẽ được giải quyết một cách êm thắm theo công pháp quốc tế
Trương Nhân Tuấn
Vào thời điểm 17-1-1974 TQ chiếm HS, chính phủ VNDCCH im lặng trong khi các nước như Liên Xô, Mỹ... phản đối hành vi sử dụng vũ lực của TQ. Hành vi im lặng, đối với công pháp quốc tế, được hiểu như là sự đồng thuận ám thị. Trong khi MTGPMN tuyên bố rằng các tranh chấp phải được giải quyết bằng thương thuyết. Thực thể chính trị này (cũng như VNDCCH) từ chối ký tên chung với VNCH trong bản tuyên bố lên án TQ xâm lăng.
Về vấn đề kế thừa, do việc quốc gia là đối tượng của quốc tế công pháp, cũng là vấn đề thuộc quốc tế công pháp. Quốc gia kế tục (CHXHCNVN) có quyền lợi (cũng như trách nhiệm) kế thừa di sản kinh tế và chính trị của hai quốc gia tiền nhiệm, theo như qui định của luật quốc tế (các Công ước Vienne 1969 và 1978). Giả sử rằng CPLT CHMNVN không gặp khó khăn (về pháp lý) để kế thừa danh nghĩa chủ quyền HS từ VNCH. Thì quốc gia CHXHCNVN cũng không thể cùng lúc kế thừa hai lập trường đối nghịch : HS và TS là của VN (VNCH) và HS TS là của TQ (VNDCCH). Việc kế thừa HS và TS sẽ gặp bế tắc.
Như vậy, khi cho rằng VNCH (và VNDCCH) là hai quốc gia « độc lập, có chủ quyền », vấn đề tranh chấp Hoàng Sa sẽ không còn hiện hữu. VN hiện nay (cũng như các thế hệ VN trong tương lai) sẽ không có cách nào để thuyết phục dư luận quốc tế rằng « có tranh chấp » tại Hoàng Sa, chứ đừng nói đòi lại.
Trong cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, chính quyển Bắc Kinh đã trình với Liên hiệp quốc tuyên bố trong đó nêu rõ Công thư của thủ tướng Phạm Văn Đồng hồi năm 1958 và cho rằng Hà Nội công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa.
Trên phương diện thực tế và lịch sử, 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève quyết định phân chia quốc gia VN thành hai miền tại vĩ tuyến 17. Hiệp định nhấn mạnh việc phân chia chỉ tạm thời, đường vĩ tuyến 17 trong bất kỳ trường hợp nào, không thể xem đó là đường biên giới phân định lãnh thổ hay chính trị..
Trương Nhân Tuấn
Phía Hà Nội phản bác cho rằng lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa nên Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa không thể cho đi cái mà họ không có.
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn đưa ra ý kiến đối với vấn đề vừa nêu:
Theo tôi, mình chỉ cần áp dụng đúng đắn tinh thần Hiệp định Genève 1954 và Hiệp định Paris 1973 thì hiệu lực công hàm 1958 tự động sẽ bị hóa giải. Vấn đề về kế thừa về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa cũng sẽ được giải quyết một cách êm thắm theo công pháp quốc tế.
Theo tinh thần hai hiệp định quốc tế này, hai thực thể chính trị VNCH và VNDCCH không phải là hai « quốc gia độc lập, có chủ quyền ».
Trên phương diện thực tế và lịch sử, 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève quyết định phân chia quốc gia VN thành hai miền tại vĩ tuyến 17. Hiệp định nhấn mạnh việc phân chia chỉ tạm thời, đường vĩ tuyến 17 trong bất kỳ trường hợp nào, không thể xem đó là đường biên giới phân định lãnh thổ hay chính trị..
Ông ngày cho rằng năm 1956 VNCH công bố Hiến pháp, điều 1 khẳng định : VN là một nước cộng hòa, độc lập, thống nhất và bất khả phân. Về phía VNDCCH, Hiến pháp 1946, điều 2 xác định VN là một khối thống nhất bắc, trung, nam không thể phân chia. Hiến pháp 1959, những dòng đầu đã khẳng định VN là một nước thống nhất từ Lạng sơn đến Cà Mau.
Như vậy, trên quan điểm công pháp quốc tế, nước VN chỉ có một, thống nhất ba miền, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, có chủ quyền.
Chính phủ Hà Nội luôn gay gắt phủ định chính phủ Sài Gòn, nhất là khi Hà Nội trở thành ‘bên thắng cuộc’. Tuy nhiên, khi xảy ra căng thẳng tranh chấp lãnh hải giữa Hà Nội và Bắc Kinh qua vụ giàn khoan Hải Dương 981, bắt đầu có những công khai đề cập đến Việt Nam Cộng Hòa; dẫu thế cách đặt vấn đề như nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn đưa ra vẫn chưa thấy được xem xét một cách công khai.