Tham Khảo
Của Ta, Của Tàu (2)
Người Việt thì trút hận lên đầu mấy con thạch sư. Tôi chẳng ưa gì chúng, song tôi tin rằng sẽ có ngày chúng tự động biến mất.
Phạm Thị Hoài/pro&contra
Nghê hay sư tử Chùa Quan Độ Đài Bắc |
Từ mấy năm nay sư tử đá Trung Quốc đã bị
vạch trần chân tướng là những kẻ xâm lăng văn hóa. Đem chúng đặt trước
chùa chiền, công sở, dinh thự là giao cho những tên lính ngoại quốc
đứng canh cửa nhà mình, khiến mình không thể sống yên ổn. Là phạm tội
rước sư tử về giày mồ mả văn hóa dân tộc, khiến Việt Nam thành cái đuôi
văn hóa của nước ngoài hay bị „suy yếu vị thế“ trong các cuộc „đối thoại
văn hóa quốc tế“.
Năm nay trong tinh thần „thoát Trung“ toàn diện, có
lẽ chúng sẽ là những Hoa kiều đầu tiên bị trói gô, quăng lên xe tải,
tống vào trại tập trung cho đến khi cải tạo tốt, hết nhe nanh giơ vuốt,
hoặc bị trục xuất và tiêu diệt hàng loạt.
Tình hình nghiêm trọng ấy khiến tôi không thể không xem kĩ lại chân dung kẻ xâm lược.
Có chuyên gia giải thích với tất cả sự nghiêm túc rằng
sư tử ta thì trông „hiền lành, hướng nội“, vì „người Việt Nam chủ yếu
là nông dân, tính tình hiền lành chất phác“, trong khi sư tử Tàu thì
„hình tướng dữ dằn, mang tính đe dọa“ vì Tàu có một „kinh tế thương mại
phân hóa cao“. Như thể con cháu Lạc Long Quân thì cày ruộng, trong khi
con cháu Thần Nông thì đi buôn. Một chuyên gia khác
kĩ lưỡng hơn, phân biệt rõ sư tử ta không có răng nanh ở hàm dưới,
trong khi sư tử Tàu đầy răng cả hai hàm, nanh hàm dưới còn sắc và rõ hơn
nanh hàm trên. Quả là hung tợn!
Sư tử đá trên cầu Marco Polo 1 |
Các giám định hình tướng và nha khoa này
thật thú vị, nhất là khi cả ta, cả Tàu, cả Đông Á và Đông Nam Á vốn đều
không biết đến con sư tử. Nó là con vật ngoại lai cả ở Trung Quốc, với
tên sư tử (獅子), lẫn Việt Nam, cũng tên sư tử. Tôi
không tin có người nông dân, nghệ nhân hay thậm chí vua quan đời Lý nào
từng trực tiếp nhìn vào mắt nó, đếm răng trong miệng nó để vĩnh cửu nó
trong chân dung đôi sư tử đá Chùa Phật tích mà chúng ta nhất quyết khẳng
định là thuần túy Việt Nam.
Song triều đình của vua Lý Thánh Tông đã không dẹp nạn linh vật ngoại
lai, mà ai từng ghé các nước Đông Á và Đông Nam Á hoặc chỉ cần sượt qua
mạng đều dễ dàng tìm thấy cả những con sư tử mặt mũi hiền lành và móm
răng – thậm chí móm luôn cả nanh hàm trên lẫn nanh hàm dưới – và những
con sư tử dữ tợn khoe nanh vuốt ở cả Trung Quốc lẫn hầu hết các nước
khác. Chỉ riêng mấy trăm con trên Cầu Lư Câu ở Bắc Kinh đã cho thấy
phong cách khác nhau của mỗi thời đại Trung Hoa. Càng về sau chúng càng
mô phỏng hiện thực sát hơn, đương nhiên, trong khi trước đó nhiều thế kỉ
chúng hoàn toàn phó thác diện mạo mình cho trí tưởng tượng của từng
nghệ nhân, thậm chí không có nanh, vuốt, không có cả giới tính và nhiều
khi trông như một ước mơ có cánh. Tôi
yêu nhất trên cây cầu này một em sư tử vừa ngố vừa thương, giống một
chú cún lạc mẹ đang ngoẹo đầu ngơ ngác nhìn khách du lịch. Không thể hiền lành hơn.
Thạch sư, công viên Bồng Lai, Thượng Hải, đời Nguyên 1271-1368 |
Một chàng thạch sư ở Công viên Bồng Lai, Thượng Hải, đời Nguyên, thì cực kì hướng nội.
Trán lồi, mắt sâu, mũi gãy, miệng dài đến mang tai, tứ chi gày nhom,
chồm hổm ngồi buồn như con chó giữ nhà vắng chủ. Hay có phần giống con
nghê mà giới chuyên gia nước nhà phong là linh vật thuần Việt và đang được cổ vũ đem ra thay thế con sư tử ngoại lai.
Nghê là một câu chuyện dài. Ngẫu nhiên Trung Quốc có một linh vật, tên toan nghê
(狻猊). Tàu cóp tên đồ ta hay ta cóp tên đồ Tàu? Con nghê văn hóa Việt
hay con toan nghê văn hóa Hán ra đời trước? Những câu hỏi giản dị này
chưa được giải đáp, tuy nhiên chúng ta biết ba điều. Một là xuất xứ của
con nghê Hán được chính người Tàu xác nhận: trong Tây du kí, Đường Đại Cao tăng đã thuyết rằng „toan nghê tức sư tử dã, xuất Tây vực“, mà Đại Việt không nằm ở hướng Tây. Hai là nhân vật Đặng Phi trong Thủy hử được mệnh danh là „hỏa nhãn toan nghê“.
Toan nghê trong công viên Bồng Lai ở Thượng Hải |
Ba là nghê Tàu giống nghê ta đến đáng ngờ Lúc thì nó cũng nhiều phần khuyển hơn phần sư, như con nghê đời Nguyên này trong Công viên Bồng Lai ở Thượng Hải. Lúc
thì mặt mũi nó cũng láu lỉnh, như con nghê này ở Chùa Quan Độ, Đài Bắc,
và phần lớn thì nó giống một con sư tử cách điệu. Nhưng khác với nghê
ta, nghê Tàu không cần Bộ Văn hóa Trung Quốc khuyến khích vẫn sinh sôi
nảy nở mạnh, đi đâu cũng gặp, từ công viên đến đồ chơi, đồ trang sức, đồ
lưu niệm, đồ thờ cúng. Việc đám nghê này đổ bộ vào Việt Nam chỉ còn là
vấn đề thời gian. Có lẽ khi ấy các hiệp sĩ văn hóa dân tộc sẽ chỉ ra
rằng con nghê ngoại lai không nuột nà, mềm mại, dân gian như con nghê
thuần Việt, mà đầy vẻ hống hách bá quyền. Nếu chưa đủ độ phân biệt thì
thêm giám định răng trên răng dưới.
Như thể chưa đủ rắc rối, con nghê ấy
cũng thản nhiên xuất hiện ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á khác: Nhật
Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Miến Điện… Ở Nhật nó đặc biệt phổ biến với
tên komainu, cũng nửa sư nửa khuyển, cũng giống nhiều phiên bản
nghê Việt đến đáng ngờ. Song khác với người Việt, người Nhật không nhận
nó là linh vật thuần Nippon, mà sòng phẳng chỉ ra rằng nó đến từ Trung
Hoa, qua ngả Triều Tiên.
Trở lại với con sư tử. Một vị hòa thượng
nổi tiếng, đại biểu Quốc hội, đã khai sáng cho những kẻ nhầm lẫn rằng
tòa sư tử (nghê tòa) sở dĩ có tên như vậy vì tiếng thuyết pháp của các
nhà sư như tiếng rống của sư tử, đánh bạt điều xấu, chứ không có con sư
tử cụ thể nào ở đó. Ông tuyên bố
„chùa triền [sic!] là nơi thờ tự tôn nghiêm, ngoài bốn con vật linh là
Long, Ly, Quy, Phượng thì không nên xuất hiện những linh vật khác không
phù hợp với văn hóa truyền thống. Phải giữ gìn bản sắc văn hóa của dân
tộc."
Cả bộ tứ linh lẫn chùa chiền Phật giáo
đều đến từ những nền văn hóa bên ngoài nước Việt. Điều đó chẳng những
không đáng buồn mà đáng mừng, vì nếu dân tộc này có một bản sắc văn hóa
thì đó chính là khả năng chiết trung, dung hợp, tổng hòa, cộng sinh bất
diệt của nó. Cái kho hàng nhập khẩu vĩ đại đó đương nhiên là một thử
thách khổng lồ, và cách đầu hàng hùng hổ nhất là hôm nay đòi thanh lí
món này, ngày mai đòi thanh lí món kia, hôm nào cũng nhân danh truyền
thống và bản sắc, hôm nào cũng chiêu hồn nước. Để dễ hình dung: chiêu
hồn nước bằng tứ linh để thanh lí sư tử trong chùa nhà Phật có thể sánh
với chiêu hồn nước bằng Tôn Dật Tiên để thanh lí Victor Hugo trong Thánh
thất Cao Đài.
Sư tử ở Wat Thammikarat |
Bất chấp sự dị ứng sư tử của vị hòa thượng Việt Nam, ngôi chùa Wat Thammikarat đẹp đổ nát xiêu lòng ở Thái Lan từ thời các vua Xiêm được hẳn một tập thể hùng hậu 52 con đứng trấn. Người
Việt mê võ hiệp từ mấy thế hệ, chẳng lẽ không biết cặp sư tử oai vệ
trước ngôi chùa huyền thoại, chùa Thiếu Lâm? Tìm một ngôi chùa ở Nhật
Bản không có sư tử có lẽ khó hơn ngược lại.
Shíshī or not shíshī? Để
công bằng với những con sư tử đá Trung Quốc, những người đang hăng say
bảo vệ chủ quyền văn hóa Việt Nam sao không đặt câu hỏi: Rồng ta hay
rồng Tàu? Quan Công ta hay Quan Công Tàu? Tượng Phật ta hay tượng Phật
Tàu? Ngoài ra, Phật Thái Lan và Phật Đài Loan đang rất được ưa chuộng,
Phật nào hợp bản sắc Việt Nam hơn? Phần lớn đồ thờ cúng và thậm chí đồ
lưu niệm bán cho khách du lịch tại Việt Nam hiện nay cũng là hàng Tàu.
Trong những gì nhà Nguyễn và triều đình Huế – vương triều thoát Trung
nhiều nhất về quan hệ chính trị, đồng thời là đỉnh cao của sự tự nguyện
rập khuôn Trung Hoa – để lại, của ta còn bao nhiêu sau khi trừ đi phần
của Tàu?
Sư tử canh chùa Thiếu Lâm |
Mới đây, trang tin BBC đăng ảnh chụp khu tưởng niệm những người được gọi là các chiến sĩ Nhật Bản „tuẫn nạn cho Nhật hoàng Chiêu Hòa“ (昭和殉難者, Shōwa junnansha)
ở chùa Okunoin. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đi viếng tội phạm chiến
tranh. Nhà văn Nhật nổi tiếng Naoki Hyakuta, đồng thời nằm trong ban
lãnh đạo tập đoàn truyền thông nhà nước NHK, phủ nhận vụ Thảm sát ở Nam Kinh. Sách giáo khoa Nhật trong trường phổ thông nhất loạt được sửa lại vì chủ quyền ở Điếu Ngư. Những tác phẩm „hiềm Trung, ghét Hàn“ (kenchu-zokan) thành hẳn một thể loại, chiếm riêng một góc trong tiệm sách, được giới trẻ Nhật yêu thích. Song
hai con sư tử đặc Tàu vẫn nhe răng ở đó, trong ngôi chùa Nhật của họ,
canh giấc ngàn thu cho những người Nhật đã tàn sát, hãm hiếp, hủy diệt
vô độ ở chính Trung Quốc.
Người Việt thì trút hận lên đầu mấy con
thạch sư. Tôi chẳng ưa gì chúng, song tôi tin rằng sẽ có ngày chúng tự
động biến mất. Không phải vì chủ quyền văn hóa Việt Nam sẽ được xác lập,
mà đơn giản vì thế hệ của cái thẩm mĩ khủng khiếp này rồi cũng qua đi.
Họ treo tranh „Mã đáo thành công“. Họ mặc áo dài thêu rồng và bên ngoài
khoác thêm chiếc vét cán bộ màu be. Họ đắp núi giả và gò hòn non bộ. Họ
xây chùa xanh đỏ. Họ ngồi trên gụ, ngủ trên trắc, chết trên sưa. Họ nuốt
chửng sừng tê, nhau thai, óc khỉ, mắt đại bàng, tổ yến và bào thai rắn.
Họ đắp mặt nạ vàng để mong da trắng. Họ chơi siêu sim, siêu xe và siêu
tâm linh. Họ khai thác một tài nguyên mênh mông là những kẻ không có lựa
chọn nào khác ngoài dùng hàng Tàu giá rẻ. Mặt họ là cuốn sổ khai sinh
ghi rõ, đã đẻ ra bao nhiêu con sư tử đá bị đổ oan là bầy quân xâm lăng.
__________
Ảnh 1: Sư tử đá trên Cầu Lư Câu, Bắc Kinh, Trung Quốc
Ảnh 2: Sư tử đá tại Công viên Bồng Lai, Thượng Hải, Trung Quốc
Ảnh 3: Toan nghê trong Công viên Bồng Lai, Thượng Hải, Trung Quốc
Ảnh 4: Toan nghê ở Chùa Quan Độ, Đài Bắc, Đài Loan
Ảnh 5: Sư tử đá ở chùa Wat Thammikarat, Thái Lan
Ảnh 6: Sư tử đá ở Thiếu Lâm Tự, Trung Quốc
Ảnh 7: Sư tử đá ở chùa Okunoin, Nhật Bản
© 2014 pro&contra
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Của Ta, Của Tàu (2)
Người Việt thì trút hận lên đầu mấy con thạch sư. Tôi chẳng ưa gì chúng, song tôi tin rằng sẽ có ngày chúng tự động biến mất.
Phạm Thị Hoài/pro&contra
Nghê hay sư tử Chùa Quan Độ Đài Bắc |
Từ mấy năm nay sư tử đá Trung Quốc đã bị
vạch trần chân tướng là những kẻ xâm lăng văn hóa. Đem chúng đặt trước
chùa chiền, công sở, dinh thự là giao cho những tên lính ngoại quốc
đứng canh cửa nhà mình, khiến mình không thể sống yên ổn. Là phạm tội
rước sư tử về giày mồ mả văn hóa dân tộc, khiến Việt Nam thành cái đuôi
văn hóa của nước ngoài hay bị „suy yếu vị thế“ trong các cuộc „đối thoại
văn hóa quốc tế“.
Năm nay trong tinh thần „thoát Trung“ toàn diện, có
lẽ chúng sẽ là những Hoa kiều đầu tiên bị trói gô, quăng lên xe tải,
tống vào trại tập trung cho đến khi cải tạo tốt, hết nhe nanh giơ vuốt,
hoặc bị trục xuất và tiêu diệt hàng loạt.
Tình hình nghiêm trọng ấy khiến tôi không thể không xem kĩ lại chân dung kẻ xâm lược.
Có chuyên gia giải thích với tất cả sự nghiêm túc rằng
sư tử ta thì trông „hiền lành, hướng nội“, vì „người Việt Nam chủ yếu
là nông dân, tính tình hiền lành chất phác“, trong khi sư tử Tàu thì
„hình tướng dữ dằn, mang tính đe dọa“ vì Tàu có một „kinh tế thương mại
phân hóa cao“. Như thể con cháu Lạc Long Quân thì cày ruộng, trong khi
con cháu Thần Nông thì đi buôn. Một chuyên gia khác
kĩ lưỡng hơn, phân biệt rõ sư tử ta không có răng nanh ở hàm dưới,
trong khi sư tử Tàu đầy răng cả hai hàm, nanh hàm dưới còn sắc và rõ hơn
nanh hàm trên. Quả là hung tợn!
Sư tử đá trên cầu Marco Polo 1 |
Các giám định hình tướng và nha khoa này
thật thú vị, nhất là khi cả ta, cả Tàu, cả Đông Á và Đông Nam Á vốn đều
không biết đến con sư tử. Nó là con vật ngoại lai cả ở Trung Quốc, với
tên sư tử (獅子), lẫn Việt Nam, cũng tên sư tử. Tôi
không tin có người nông dân, nghệ nhân hay thậm chí vua quan đời Lý nào
từng trực tiếp nhìn vào mắt nó, đếm răng trong miệng nó để vĩnh cửu nó
trong chân dung đôi sư tử đá Chùa Phật tích mà chúng ta nhất quyết khẳng
định là thuần túy Việt Nam.
Song triều đình của vua Lý Thánh Tông đã không dẹp nạn linh vật ngoại
lai, mà ai từng ghé các nước Đông Á và Đông Nam Á hoặc chỉ cần sượt qua
mạng đều dễ dàng tìm thấy cả những con sư tử mặt mũi hiền lành và móm
răng – thậm chí móm luôn cả nanh hàm trên lẫn nanh hàm dưới – và những
con sư tử dữ tợn khoe nanh vuốt ở cả Trung Quốc lẫn hầu hết các nước
khác. Chỉ riêng mấy trăm con trên Cầu Lư Câu ở Bắc Kinh đã cho thấy
phong cách khác nhau của mỗi thời đại Trung Hoa. Càng về sau chúng càng
mô phỏng hiện thực sát hơn, đương nhiên, trong khi trước đó nhiều thế kỉ
chúng hoàn toàn phó thác diện mạo mình cho trí tưởng tượng của từng
nghệ nhân, thậm chí không có nanh, vuốt, không có cả giới tính và nhiều
khi trông như một ước mơ có cánh. Tôi
yêu nhất trên cây cầu này một em sư tử vừa ngố vừa thương, giống một
chú cún lạc mẹ đang ngoẹo đầu ngơ ngác nhìn khách du lịch. Không thể hiền lành hơn.
Thạch sư, công viên Bồng Lai, Thượng Hải, đời Nguyên 1271-1368 |
Một chàng thạch sư ở Công viên Bồng Lai, Thượng Hải, đời Nguyên, thì cực kì hướng nội.
Trán lồi, mắt sâu, mũi gãy, miệng dài đến mang tai, tứ chi gày nhom,
chồm hổm ngồi buồn như con chó giữ nhà vắng chủ. Hay có phần giống con
nghê mà giới chuyên gia nước nhà phong là linh vật thuần Việt và đang được cổ vũ đem ra thay thế con sư tử ngoại lai.
Nghê là một câu chuyện dài. Ngẫu nhiên Trung Quốc có một linh vật, tên toan nghê
(狻猊). Tàu cóp tên đồ ta hay ta cóp tên đồ Tàu? Con nghê văn hóa Việt
hay con toan nghê văn hóa Hán ra đời trước? Những câu hỏi giản dị này
chưa được giải đáp, tuy nhiên chúng ta biết ba điều. Một là xuất xứ của
con nghê Hán được chính người Tàu xác nhận: trong Tây du kí, Đường Đại Cao tăng đã thuyết rằng „toan nghê tức sư tử dã, xuất Tây vực“, mà Đại Việt không nằm ở hướng Tây. Hai là nhân vật Đặng Phi trong Thủy hử được mệnh danh là „hỏa nhãn toan nghê“.
Toan nghê trong công viên Bồng Lai ở Thượng Hải |
Ba là nghê Tàu giống nghê ta đến đáng ngờ Lúc thì nó cũng nhiều phần khuyển hơn phần sư, như con nghê đời Nguyên này trong Công viên Bồng Lai ở Thượng Hải. Lúc
thì mặt mũi nó cũng láu lỉnh, như con nghê này ở Chùa Quan Độ, Đài Bắc,
và phần lớn thì nó giống một con sư tử cách điệu. Nhưng khác với nghê
ta, nghê Tàu không cần Bộ Văn hóa Trung Quốc khuyến khích vẫn sinh sôi
nảy nở mạnh, đi đâu cũng gặp, từ công viên đến đồ chơi, đồ trang sức, đồ
lưu niệm, đồ thờ cúng. Việc đám nghê này đổ bộ vào Việt Nam chỉ còn là
vấn đề thời gian. Có lẽ khi ấy các hiệp sĩ văn hóa dân tộc sẽ chỉ ra
rằng con nghê ngoại lai không nuột nà, mềm mại, dân gian như con nghê
thuần Việt, mà đầy vẻ hống hách bá quyền. Nếu chưa đủ độ phân biệt thì
thêm giám định răng trên răng dưới.
Như thể chưa đủ rắc rối, con nghê ấy
cũng thản nhiên xuất hiện ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á khác: Nhật
Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Miến Điện… Ở Nhật nó đặc biệt phổ biến với
tên komainu, cũng nửa sư nửa khuyển, cũng giống nhiều phiên bản
nghê Việt đến đáng ngờ. Song khác với người Việt, người Nhật không nhận
nó là linh vật thuần Nippon, mà sòng phẳng chỉ ra rằng nó đến từ Trung
Hoa, qua ngả Triều Tiên.
Trở lại với con sư tử. Một vị hòa thượng
nổi tiếng, đại biểu Quốc hội, đã khai sáng cho những kẻ nhầm lẫn rằng
tòa sư tử (nghê tòa) sở dĩ có tên như vậy vì tiếng thuyết pháp của các
nhà sư như tiếng rống của sư tử, đánh bạt điều xấu, chứ không có con sư
tử cụ thể nào ở đó. Ông tuyên bố
„chùa triền [sic!] là nơi thờ tự tôn nghiêm, ngoài bốn con vật linh là
Long, Ly, Quy, Phượng thì không nên xuất hiện những linh vật khác không
phù hợp với văn hóa truyền thống. Phải giữ gìn bản sắc văn hóa của dân
tộc."
Cả bộ tứ linh lẫn chùa chiền Phật giáo
đều đến từ những nền văn hóa bên ngoài nước Việt. Điều đó chẳng những
không đáng buồn mà đáng mừng, vì nếu dân tộc này có một bản sắc văn hóa
thì đó chính là khả năng chiết trung, dung hợp, tổng hòa, cộng sinh bất
diệt của nó. Cái kho hàng nhập khẩu vĩ đại đó đương nhiên là một thử
thách khổng lồ, và cách đầu hàng hùng hổ nhất là hôm nay đòi thanh lí
món này, ngày mai đòi thanh lí món kia, hôm nào cũng nhân danh truyền
thống và bản sắc, hôm nào cũng chiêu hồn nước. Để dễ hình dung: chiêu
hồn nước bằng tứ linh để thanh lí sư tử trong chùa nhà Phật có thể sánh
với chiêu hồn nước bằng Tôn Dật Tiên để thanh lí Victor Hugo trong Thánh
thất Cao Đài.
Sư tử ở Wat Thammikarat |
Bất chấp sự dị ứng sư tử của vị hòa thượng Việt Nam, ngôi chùa Wat Thammikarat đẹp đổ nát xiêu lòng ở Thái Lan từ thời các vua Xiêm được hẳn một tập thể hùng hậu 52 con đứng trấn. Người
Việt mê võ hiệp từ mấy thế hệ, chẳng lẽ không biết cặp sư tử oai vệ
trước ngôi chùa huyền thoại, chùa Thiếu Lâm? Tìm một ngôi chùa ở Nhật
Bản không có sư tử có lẽ khó hơn ngược lại.
Shíshī or not shíshī? Để
công bằng với những con sư tử đá Trung Quốc, những người đang hăng say
bảo vệ chủ quyền văn hóa Việt Nam sao không đặt câu hỏi: Rồng ta hay
rồng Tàu? Quan Công ta hay Quan Công Tàu? Tượng Phật ta hay tượng Phật
Tàu? Ngoài ra, Phật Thái Lan và Phật Đài Loan đang rất được ưa chuộng,
Phật nào hợp bản sắc Việt Nam hơn? Phần lớn đồ thờ cúng và thậm chí đồ
lưu niệm bán cho khách du lịch tại Việt Nam hiện nay cũng là hàng Tàu.
Trong những gì nhà Nguyễn và triều đình Huế – vương triều thoát Trung
nhiều nhất về quan hệ chính trị, đồng thời là đỉnh cao của sự tự nguyện
rập khuôn Trung Hoa – để lại, của ta còn bao nhiêu sau khi trừ đi phần
của Tàu?
Sư tử canh chùa Thiếu Lâm |
Mới đây, trang tin BBC đăng ảnh chụp khu tưởng niệm những người được gọi là các chiến sĩ Nhật Bản „tuẫn nạn cho Nhật hoàng Chiêu Hòa“ (昭和殉難者, Shōwa junnansha)
ở chùa Okunoin. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đi viếng tội phạm chiến
tranh. Nhà văn Nhật nổi tiếng Naoki Hyakuta, đồng thời nằm trong ban
lãnh đạo tập đoàn truyền thông nhà nước NHK, phủ nhận vụ Thảm sát ở Nam Kinh. Sách giáo khoa Nhật trong trường phổ thông nhất loạt được sửa lại vì chủ quyền ở Điếu Ngư. Những tác phẩm „hiềm Trung, ghét Hàn“ (kenchu-zokan) thành hẳn một thể loại, chiếm riêng một góc trong tiệm sách, được giới trẻ Nhật yêu thích. Song
hai con sư tử đặc Tàu vẫn nhe răng ở đó, trong ngôi chùa Nhật của họ,
canh giấc ngàn thu cho những người Nhật đã tàn sát, hãm hiếp, hủy diệt
vô độ ở chính Trung Quốc.
Người Việt thì trút hận lên đầu mấy con
thạch sư. Tôi chẳng ưa gì chúng, song tôi tin rằng sẽ có ngày chúng tự
động biến mất. Không phải vì chủ quyền văn hóa Việt Nam sẽ được xác lập,
mà đơn giản vì thế hệ của cái thẩm mĩ khủng khiếp này rồi cũng qua đi.
Họ treo tranh „Mã đáo thành công“. Họ mặc áo dài thêu rồng và bên ngoài
khoác thêm chiếc vét cán bộ màu be. Họ đắp núi giả và gò hòn non bộ. Họ
xây chùa xanh đỏ. Họ ngồi trên gụ, ngủ trên trắc, chết trên sưa. Họ nuốt
chửng sừng tê, nhau thai, óc khỉ, mắt đại bàng, tổ yến và bào thai rắn.
Họ đắp mặt nạ vàng để mong da trắng. Họ chơi siêu sim, siêu xe và siêu
tâm linh. Họ khai thác một tài nguyên mênh mông là những kẻ không có lựa
chọn nào khác ngoài dùng hàng Tàu giá rẻ. Mặt họ là cuốn sổ khai sinh
ghi rõ, đã đẻ ra bao nhiêu con sư tử đá bị đổ oan là bầy quân xâm lăng.
__________
Ảnh 1: Sư tử đá trên Cầu Lư Câu, Bắc Kinh, Trung Quốc
Ảnh 2: Sư tử đá tại Công viên Bồng Lai, Thượng Hải, Trung Quốc
Ảnh 3: Toan nghê trong Công viên Bồng Lai, Thượng Hải, Trung Quốc
Ảnh 4: Toan nghê ở Chùa Quan Độ, Đài Bắc, Đài Loan
Ảnh 5: Sư tử đá ở chùa Wat Thammikarat, Thái Lan
Ảnh 6: Sư tử đá ở Thiếu Lâm Tự, Trung Quốc
Ảnh 7: Sư tử đá ở chùa Okunoin, Nhật Bản
© 2014 pro&contra