Kinh Đời
Của chung ai khéo vẫy vùng…? - Bùi Tín
Trong cuốn sách Le Capital au 21ème Siècle (Tư bản thế kỷ 21) nhà nghiên cứu Thomas Piketty cho rằng về kinh tế học, vấn đề bao trùm quan trọng nhất trong mọi xã hội xưa nay là vấn đề phân phối và tái phân phối của cải xã hội.
Cuốn sách ông đồ sộ hơn nghìn trang, có hàng nghìn thống kê, biểu đồ, hàng vạn số liệu, tỷ lệ, ghi lại các nền sản xuất từ thời cổ đại đến nay, hơn 20 thế kỷ. Cuốn sách của ông phát hành năm 2013, được dịch ngay ra 14 thứ tiếng, bán chạy đến mức kỷ lục suốt 2 năm 2014 và 2015, và nay vẫn còn ăn khách, trở thành sách kinh điển mới nhất về kinh tế cho giới nghiên cứu và sinh viên. Cuốn sách của ông làm chấn động công luận, nhất là giới kinh tế học trẻ về tình trạng căng thẳng, bi thảm, nguy hiểm nhất hiện nay, đó là tình trạng thu nhập chênh lệch nhau giữa nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất, giữa người giàu nhất và người nghèo nhất trong xã hội,và đang ngày càng mở rộng đến mức kinh hoàng, phi lý nhất.
Thomas Piketty mất hàng chục năm sưu tầm số liệu về vấn đề bất công xã hội lớn nhất hiện nay, đó là người giàu cứ giàu thêm mãi, và người nghèo ngày càng nghèo thêm. Một lao động châu Phi với lợi tức trung bình 600 đôla/năm phải làm việc 1.000 năm mới có thu nhập bằng 1 năm của 1 tỷ phú Hoa Kỳ. Nhìn chung trên thế giới, nhóm 10% những kẻ giàu nhất sở hữu hơn 50% tài sản toàn cầu, trong khi nhóm 90% số dân chúng chia nhau 50% tài sản còn lại. Và 86 người gìàu nhất thế giới thuộc các nước phát triển cao hiện chiếm hơn một nửa giá trị - trên 50% - tài sản của toàn thế giới. Có những kẻ giàu hàng trăm, nghìn tỷ đôla và có người nghèo không có 1 đôla dính túi, không đất, không nhà, còn mắc nợ dài dài.
Ở Việt Nam không ai biết rõ tình trạng thu nhập thật sự của cả quan chức lẫn dân thường vì tài chính không công khai minh bạch. Tình trạng bất công xã hội ngày càng thêm gay gắt, người giàu nhanh do quyền lực ngày càng đông đảo, người dân càng nghèo thêm do lương thấp, năng suất kém, thuế má cao, thất nghiệp nhiều và nhất là tham nhũng tràn lan, càng chống càng phát triển mạnh hơn.
Một tâm lý xã hội rất nguy hiểm đang lan rộng: của chung không ai xót. Của xã hội, tha hồ vét.
Xin kể vài trường hợp tiêu biểu. Một xe tải chở các két bia của một công ty quốc doanh hồi tháng 2/2016 đi qua Long An gần Sài Gòn bị tai nạn, vài két bia rơi xuống lòng đường. Thế là dân qua đường tranh nhau từng lon bia, và chỉ trong vài phút cả 2.000 lon bia chở trên xe biến mất sạch; dân sống hai bên đường cũng nô nức tham gia hôi của; người lái xe cũng nhanh tay giữ 4 két bia cho mình.
Tôi nhớ lại nhà sử học Trần Quốc Vượng từng nói về chính sách "ruộng đất là thuộc sở hữu toàn dân" của đảng Cộng sản, như sau:
Trống làng ai đánh thì thùng,
Của chung ai khéo vẫy vùng... thành riêng!
Ai là ai? Là đảng Cộng sản chứ còn ai nữa!
Ở gần nhà máy xi măng Hải Phòng cũng vậy. Một đoàn xe chở đầy xi măng quốc doanh đỗ ngoài cổng, một đêm xi măng biến sạch, công nhân và bà con chung quanh tha hồ xúc chia nhau, hòa cả làng. Của chung là thuộc mọi người. Sở hữu toàn dân là thế. Cha chung không ai khóc là vậy.
Tình hình nhà máy điện Dung Quất hồi năm 2014 cũng tương tự. Nhà máy tuyển hàng trăm công nhân trẻ từ Nghệ An vào tập sự. Chỉ trong một đêm, các công nhân mang tâm lý tiểu nông vụ lợi đã thi nhau dùng kềm lớn tháo hơn 20.000 viên ốc bù lon lớn của nhà máy và đường xe lửa đem ra chợ Cồn bán rẻ cho các bà buôn đồng nát lấy tiền uống bia. Với họ, đó là của chung, của trời cho, tội gì mà không lấy, không lấy là dại.
Đó cũng là tâm lý của các quan chức Cộng sản. Hàng trăm tỷ đôla của các quỹ ODA và FDI là của trời cho, lấy chia chác ngầm cho nhau là chuyện nhỏ, dại gì mà không lấy!
Cuộc họp Trung ương đảng cuối năm và cuộc họp Quốc hội ngày 10/10 bàn về việc thúc đẩy nổ lực chống nạn tham nhũng rất nên thảo luận một đề tài rộng lớn hơn, thiết thực hơn, đó là vì sao chủ trương "Nhà nước kiến tạo phát triển và công bằng xã hội" lại dẫn đến kết quả thành "Nhà nước kiến tạo bất công, tham nhũng", "Nhà nước tàn phá tài nguyên quốc gia, Nhà nước làm kiệt quệ nền tài chính và tạo nên nợ nần chồng chất".
Các cán bộ nhà nước và các ông bà nghị sỹ rất nên tìm đọc kỹ cuốn sách Le Capital au 21ème Siècle Thomas Piketty (bản lược dịch sang tiếng Việt của Nguyễn Quang hiện có trên mạng Thời Đại Mới và mạng Việt-Studies). Các nhà kinh tế Việt Nam nên có nhiều thống kê về tình hình thu nhập của các lớp dân cư nước ta, chênh lệch giàu nghèo ra sao, vì sao bất công mở rộng đến mức kỷ lục hiện nay. Các tỷ phủ Cộng sản mới vượt rất xa các ông chủ thực dân Pháp, các đại điền chủ Gò Công – Cần Thơ, các nhà tư bản lớn cỡ Bạch Thái Bưởi, Hui Bon Hoa thời xưa.
"Của chung ai khéo vẫy vùng... thành riêng". Biển bị ô nhiễm, rừng bị tàn phá, ruộng đồng khô cằn nhiễm mặn, lòng tham không đáy của kẻ cầm quyền cướp đoạt vô hạn tài sản của nước, của dân, tạo nên nghịch cảnh "người ăn không hết, kẻ lần không ra". Các thế hệ tương lai rồi sẽ ra sao?
Bên cạnh những thành tích lịch sử "dỏm" của đảng Cộng sản được phô trương trơ trẽn trên khẩu hiệu, đó là thành tích thật nổi bật nhất mà các người lãnh đạo phải nhìn thẳng cho thật rõ và có những biện pháp có hiệu quả, trước sự mong đợi, giám sát của toàn dân.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Của chung ai khéo vẫy vùng…? - Bùi Tín
Trong cuốn sách Le Capital au 21ème Siècle (Tư bản thế kỷ 21) nhà nghiên cứu Thomas Piketty cho rằng về kinh tế học, vấn đề bao trùm quan trọng nhất trong mọi xã hội xưa nay là vấn đề phân phối và tái phân phối của cải xã hội.
Cuốn sách ông đồ sộ hơn nghìn trang, có hàng nghìn thống kê, biểu đồ, hàng vạn số liệu, tỷ lệ, ghi lại các nền sản xuất từ thời cổ đại đến nay, hơn 20 thế kỷ. Cuốn sách của ông phát hành năm 2013, được dịch ngay ra 14 thứ tiếng, bán chạy đến mức kỷ lục suốt 2 năm 2014 và 2015, và nay vẫn còn ăn khách, trở thành sách kinh điển mới nhất về kinh tế cho giới nghiên cứu và sinh viên. Cuốn sách của ông làm chấn động công luận, nhất là giới kinh tế học trẻ về tình trạng căng thẳng, bi thảm, nguy hiểm nhất hiện nay, đó là tình trạng thu nhập chênh lệch nhau giữa nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất, giữa người giàu nhất và người nghèo nhất trong xã hội,và đang ngày càng mở rộng đến mức kinh hoàng, phi lý nhất.
Thomas Piketty mất hàng chục năm sưu tầm số liệu về vấn đề bất công xã hội lớn nhất hiện nay, đó là người giàu cứ giàu thêm mãi, và người nghèo ngày càng nghèo thêm. Một lao động châu Phi với lợi tức trung bình 600 đôla/năm phải làm việc 1.000 năm mới có thu nhập bằng 1 năm của 1 tỷ phú Hoa Kỳ. Nhìn chung trên thế giới, nhóm 10% những kẻ giàu nhất sở hữu hơn 50% tài sản toàn cầu, trong khi nhóm 90% số dân chúng chia nhau 50% tài sản còn lại. Và 86 người gìàu nhất thế giới thuộc các nước phát triển cao hiện chiếm hơn một nửa giá trị - trên 50% - tài sản của toàn thế giới. Có những kẻ giàu hàng trăm, nghìn tỷ đôla và có người nghèo không có 1 đôla dính túi, không đất, không nhà, còn mắc nợ dài dài.
Ở Việt Nam không ai biết rõ tình trạng thu nhập thật sự của cả quan chức lẫn dân thường vì tài chính không công khai minh bạch. Tình trạng bất công xã hội ngày càng thêm gay gắt, người giàu nhanh do quyền lực ngày càng đông đảo, người dân càng nghèo thêm do lương thấp, năng suất kém, thuế má cao, thất nghiệp nhiều và nhất là tham nhũng tràn lan, càng chống càng phát triển mạnh hơn.
Một tâm lý xã hội rất nguy hiểm đang lan rộng: của chung không ai xót. Của xã hội, tha hồ vét.
Xin kể vài trường hợp tiêu biểu. Một xe tải chở các két bia của một công ty quốc doanh hồi tháng 2/2016 đi qua Long An gần Sài Gòn bị tai nạn, vài két bia rơi xuống lòng đường. Thế là dân qua đường tranh nhau từng lon bia, và chỉ trong vài phút cả 2.000 lon bia chở trên xe biến mất sạch; dân sống hai bên đường cũng nô nức tham gia hôi của; người lái xe cũng nhanh tay giữ 4 két bia cho mình.
Tôi nhớ lại nhà sử học Trần Quốc Vượng từng nói về chính sách "ruộng đất là thuộc sở hữu toàn dân" của đảng Cộng sản, như sau:
Trống làng ai đánh thì thùng,
Của chung ai khéo vẫy vùng... thành riêng!
Ai là ai? Là đảng Cộng sản chứ còn ai nữa!
Ở gần nhà máy xi măng Hải Phòng cũng vậy. Một đoàn xe chở đầy xi măng quốc doanh đỗ ngoài cổng, một đêm xi măng biến sạch, công nhân và bà con chung quanh tha hồ xúc chia nhau, hòa cả làng. Của chung là thuộc mọi người. Sở hữu toàn dân là thế. Cha chung không ai khóc là vậy.
Tình hình nhà máy điện Dung Quất hồi năm 2014 cũng tương tự. Nhà máy tuyển hàng trăm công nhân trẻ từ Nghệ An vào tập sự. Chỉ trong một đêm, các công nhân mang tâm lý tiểu nông vụ lợi đã thi nhau dùng kềm lớn tháo hơn 20.000 viên ốc bù lon lớn của nhà máy và đường xe lửa đem ra chợ Cồn bán rẻ cho các bà buôn đồng nát lấy tiền uống bia. Với họ, đó là của chung, của trời cho, tội gì mà không lấy, không lấy là dại.
Đó cũng là tâm lý của các quan chức Cộng sản. Hàng trăm tỷ đôla của các quỹ ODA và FDI là của trời cho, lấy chia chác ngầm cho nhau là chuyện nhỏ, dại gì mà không lấy!
Cuộc họp Trung ương đảng cuối năm và cuộc họp Quốc hội ngày 10/10 bàn về việc thúc đẩy nổ lực chống nạn tham nhũng rất nên thảo luận một đề tài rộng lớn hơn, thiết thực hơn, đó là vì sao chủ trương "Nhà nước kiến tạo phát triển và công bằng xã hội" lại dẫn đến kết quả thành "Nhà nước kiến tạo bất công, tham nhũng", "Nhà nước tàn phá tài nguyên quốc gia, Nhà nước làm kiệt quệ nền tài chính và tạo nên nợ nần chồng chất".
Các cán bộ nhà nước và các ông bà nghị sỹ rất nên tìm đọc kỹ cuốn sách Le Capital au 21ème Siècle Thomas Piketty (bản lược dịch sang tiếng Việt của Nguyễn Quang hiện có trên mạng Thời Đại Mới và mạng Việt-Studies). Các nhà kinh tế Việt Nam nên có nhiều thống kê về tình hình thu nhập của các lớp dân cư nước ta, chênh lệch giàu nghèo ra sao, vì sao bất công mở rộng đến mức kỷ lục hiện nay. Các tỷ phủ Cộng sản mới vượt rất xa các ông chủ thực dân Pháp, các đại điền chủ Gò Công – Cần Thơ, các nhà tư bản lớn cỡ Bạch Thái Bưởi, Hui Bon Hoa thời xưa.
"Của chung ai khéo vẫy vùng... thành riêng". Biển bị ô nhiễm, rừng bị tàn phá, ruộng đồng khô cằn nhiễm mặn, lòng tham không đáy của kẻ cầm quyền cướp đoạt vô hạn tài sản của nước, của dân, tạo nên nghịch cảnh "người ăn không hết, kẻ lần không ra". Các thế hệ tương lai rồi sẽ ra sao?
Bên cạnh những thành tích lịch sử "dỏm" của đảng Cộng sản được phô trương trơ trẽn trên khẩu hiệu, đó là thành tích thật nổi bật nhất mà các người lãnh đạo phải nhìn thẳng cho thật rõ và có những biện pháp có hiệu quả, trước sự mong đợi, giám sát của toàn dân.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.