Nhân Vật
Cũng Chưa Thoát Được Cái Gốc Vẹm Ngu Dốt: Phạm Bình Minh và Diễn đàn “Vị trí Việt Nam trong trật tự thế giới“
Một bạn đọc của HM Blog vừa gửi tin. Cảm ơn anh và cháu đã đóng góp cho blog.
Kính gửi bác Hiệu Minh
Đêm qua lúc 2 giờ sáng ở Việt nam – 3h chiều ngày 24-9-2014 tại New York, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có mặt tại Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc, địa chỉ: 725 Park Avenue, New York, NY, để tham dự hội thảo “Vị trí Việt Nam trong trật tự thế giới“ -Vietnam’s Place in the World Order.
Dưới đây là phần tường thuật vắn tắt của con em – 1 sinh viên GW, xin gửi bạn đọc blog tham khảo.
Con mới xem xong hội thảo. Nửa tiếng đầu Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nêu lên sơ lược vị trí, những thử thách của ASEAN và sau đó cụ thể hơn là Việt Nam và những gì Việt nam có thể làm được để nâng cao vị trí của mình cũng như đóng góp với ASEAN. Phần này chủ yếu những thứ chung chung.
Có một điểm khá thú vị mà giáo trình trường con hay góc nhìn của Mỹ không để ý đến là ông Minh nói mục đích security (an ninh) của các nước “nhỏ” bây giờ là có thể đảm bảo an ninh khu vực mà không chịu sự can thiệp của các nước lớn, hiểu ngầm ra có nghĩa là không chỉ Trung quốc mà cả Mỹ, phù hợp với chỉ tiêu 3 không- liên minh quân sự, liên minh chống lại bên thứ ba và trại quân đội của nước ngoài- mà ông nhắc đến trong phần trả lời câu hỏi.
Phần thứ hai là trả lời câu hỏi dài đến hơn một tiếng, trải dài từ mối quan hệ Trung – Việt, vị trí của Hoa Kỳ ở trong đó với việc mua bán vũ khí và đảm bảo an ninh quân sự, các phương hướng giải quyết vấn đề biển động cho đến những vấn đề nội bộ hơn, như sự chững lại của phát triển kinh tế và cách giải quyết, vấn đề về lục đục nội bộ của ASEAN, vấn đề nhân quyền (từ góc nhìn học sinh của con có lẽ là tự do ngôn luận và báo chí) và có nhắc một chút trong câu hỏi về đi từ socialist (CNXH) lên democracy (dân chủ) nhưng câu trả lời tránh vấn đề này.
Ông Minh hoàn toàn làm chủ tiếng Anh và trả lời rất bài bản. Mặc dù con không thích lắm phần phát biểu vì quá chung chung, theo kiểu nói nửa chừng, để ai suy gì thì suy, nhưng phần trả lời câu hỏi thì đặc biệt sắc bén ở chỗ ông ấy chỉ chà xát nhẹ bề mặt, trả lời theo kiểu ngầm ý để tránh công khai những yếu tố nhạy cảm nhưng câu trả lời vẫn đủ thỏa mãn.
Có một số điểm khá nổi bật trong phần trả lời:
- Khi có người so sánh chính sách đối ngoại của Trung quốc thông qua vấn đề với Indo thì ông Minh khẳng định mối quan hệ với TQ của VN là strategic (chiến lược) and economic partnership (đối tác kinh tế), qua đó khẳng định VN biết về chính sách đối ngoại của Trung quốc. Ông cũng thừa nhận rằng có mối bất đồng gọi là “territorial dispute – tranh chấp chủ quyền” với một vẻ rất bình thản, cho thấy là nhà nước, dù đặt vấn đề là quan trọng, nhưng hoàn toàn không đến nỗi thua thiệt, sợ hãi, rất cứng rắn và có vẻ là có cách đối phó (mặc dù trong câu trả lời sau đó về các cách đối phó, cá nhân con không thấy hiệu quả lắm). Sự khác biệt đáng kể là cách ông trả lời và cách báo chí trong nước mô tả cùng vấn đề này, theo như con thấy, là khác nhau, khi mà trong nước báo chí làm rất nghiêm trọng và đặt ra một suy nghĩ là VN mình đang chơi không tốt ván bài với Trung quốc.
- Có một ông tên Jerome Cohen đề xuất một giải pháp/tư tưởng hình mẫu để giải quyết vấn đề khi mà ông suggest với ông Minh cuộc xung đột giữa Bangladesh và India. Họ dùng luật quốc tế để phân xử và India sau khi thua cuộc nối lại mối quan hệ giao hảo, thông thương rất bình thường. Qua đó ông gợi ý rằng VN nên đứa vấn đề này ra “international law institute” để xử lý. Con không bình luận thêm ở đây.
- Có một câu hỏi là liệu Trung quốc có vấn đề gì khi VN mua vũ khí từ Mỹ không, ông Minh trả lời kiểu gì cũng mua, bất kể là từ Mỹ, đó không phải chuyện của Trung quốc. Nghe điều này, người ta thấy có vẻ hơi nguy hiểm, mặc dù chưa đến mức là chạy đua vũ trang trong mắt Hoa Kỳ nhưng nói có vẻ hơi bất cẩn.
Một số người đặt câu hỏi:
Jerome Cohen: Đề xuất VN đưa vấn đề biển Đông lên diễn đàn thế giới
Vikram Nehru: Hỏi về sự chững lại trong kinh tế của VN
Bonnie Glayser: Chính sách ngoại giao của Trung quốc trong mắt VN
Jay Collins: Hỏi về mối quan hệ của Nga và Việt nam
Nhìn chung thì con thấy như ông Minh nói, Mỹ đang tập trung hơn vào Middle East và Ukraine, đấy là chưa kể tất cả nhiều vấn đề khác trên thế giới mà Mỹ đứng ra can thiệp và phát triển mà báo chí ít đưa tin. Vì thế, dù Mỹ quan tâm đến vấn đề biển Đông và đặc biệt là Trung quốc, sự quan tâm này phần nào đó nguội đi so với năm 2008, khi kinh tế Trung quốc bùng phát và có thể sẽ bùng lên lại sau tin tìm thấy dầu ở biển Đông.
Một du sinh từ Đại học George Washington (GW).
http://hieuminh.org/2014/09/25/bt-pham-binh-minh-va-dien-dan-vi-tri-viet-nam-trong-trat-tu-the-gioi/Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Cũng Chưa Thoát Được Cái Gốc Vẹm Ngu Dốt: Phạm Bình Minh và Diễn đàn “Vị trí Việt Nam trong trật tự thế giới“
Một bạn đọc của HM Blog vừa gửi tin. Cảm ơn anh và cháu đã đóng góp cho blog.
Kính gửi bác Hiệu Minh
Đêm qua lúc 2 giờ sáng ở Việt nam – 3h chiều ngày 24-9-2014 tại New York, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có mặt tại Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc, địa chỉ: 725 Park Avenue, New York, NY, để tham dự hội thảo “Vị trí Việt Nam trong trật tự thế giới“ -Vietnam’s Place in the World Order.
Dưới đây là phần tường thuật vắn tắt của con em – 1 sinh viên GW, xin gửi bạn đọc blog tham khảo.
Con mới xem xong hội thảo. Nửa tiếng đầu Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nêu lên sơ lược vị trí, những thử thách của ASEAN và sau đó cụ thể hơn là Việt Nam và những gì Việt nam có thể làm được để nâng cao vị trí của mình cũng như đóng góp với ASEAN. Phần này chủ yếu những thứ chung chung.
Có một điểm khá thú vị mà giáo trình trường con hay góc nhìn của Mỹ không để ý đến là ông Minh nói mục đích security (an ninh) của các nước “nhỏ” bây giờ là có thể đảm bảo an ninh khu vực mà không chịu sự can thiệp của các nước lớn, hiểu ngầm ra có nghĩa là không chỉ Trung quốc mà cả Mỹ, phù hợp với chỉ tiêu 3 không- liên minh quân sự, liên minh chống lại bên thứ ba và trại quân đội của nước ngoài- mà ông nhắc đến trong phần trả lời câu hỏi.
Phần thứ hai là trả lời câu hỏi dài đến hơn một tiếng, trải dài từ mối quan hệ Trung – Việt, vị trí của Hoa Kỳ ở trong đó với việc mua bán vũ khí và đảm bảo an ninh quân sự, các phương hướng giải quyết vấn đề biển động cho đến những vấn đề nội bộ hơn, như sự chững lại của phát triển kinh tế và cách giải quyết, vấn đề về lục đục nội bộ của ASEAN, vấn đề nhân quyền (từ góc nhìn học sinh của con có lẽ là tự do ngôn luận và báo chí) và có nhắc một chút trong câu hỏi về đi từ socialist (CNXH) lên democracy (dân chủ) nhưng câu trả lời tránh vấn đề này.
Ông Minh hoàn toàn làm chủ tiếng Anh và trả lời rất bài bản. Mặc dù con không thích lắm phần phát biểu vì quá chung chung, theo kiểu nói nửa chừng, để ai suy gì thì suy, nhưng phần trả lời câu hỏi thì đặc biệt sắc bén ở chỗ ông ấy chỉ chà xát nhẹ bề mặt, trả lời theo kiểu ngầm ý để tránh công khai những yếu tố nhạy cảm nhưng câu trả lời vẫn đủ thỏa mãn.
Có một số điểm khá nổi bật trong phần trả lời:
- Khi có người so sánh chính sách đối ngoại của Trung quốc thông qua vấn đề với Indo thì ông Minh khẳng định mối quan hệ với TQ của VN là strategic (chiến lược) and economic partnership (đối tác kinh tế), qua đó khẳng định VN biết về chính sách đối ngoại của Trung quốc. Ông cũng thừa nhận rằng có mối bất đồng gọi là “territorial dispute – tranh chấp chủ quyền” với một vẻ rất bình thản, cho thấy là nhà nước, dù đặt vấn đề là quan trọng, nhưng hoàn toàn không đến nỗi thua thiệt, sợ hãi, rất cứng rắn và có vẻ là có cách đối phó (mặc dù trong câu trả lời sau đó về các cách đối phó, cá nhân con không thấy hiệu quả lắm). Sự khác biệt đáng kể là cách ông trả lời và cách báo chí trong nước mô tả cùng vấn đề này, theo như con thấy, là khác nhau, khi mà trong nước báo chí làm rất nghiêm trọng và đặt ra một suy nghĩ là VN mình đang chơi không tốt ván bài với Trung quốc.
- Có một ông tên Jerome Cohen đề xuất một giải pháp/tư tưởng hình mẫu để giải quyết vấn đề khi mà ông suggest với ông Minh cuộc xung đột giữa Bangladesh và India. Họ dùng luật quốc tế để phân xử và India sau khi thua cuộc nối lại mối quan hệ giao hảo, thông thương rất bình thường. Qua đó ông gợi ý rằng VN nên đứa vấn đề này ra “international law institute” để xử lý. Con không bình luận thêm ở đây.
- Có một câu hỏi là liệu Trung quốc có vấn đề gì khi VN mua vũ khí từ Mỹ không, ông Minh trả lời kiểu gì cũng mua, bất kể là từ Mỹ, đó không phải chuyện của Trung quốc. Nghe điều này, người ta thấy có vẻ hơi nguy hiểm, mặc dù chưa đến mức là chạy đua vũ trang trong mắt Hoa Kỳ nhưng nói có vẻ hơi bất cẩn.
Một số người đặt câu hỏi:
Jerome Cohen: Đề xuất VN đưa vấn đề biển Đông lên diễn đàn thế giới
Vikram Nehru: Hỏi về sự chững lại trong kinh tế của VN
Bonnie Glayser: Chính sách ngoại giao của Trung quốc trong mắt VN
Jay Collins: Hỏi về mối quan hệ của Nga và Việt nam
Nhìn chung thì con thấy như ông Minh nói, Mỹ đang tập trung hơn vào Middle East và Ukraine, đấy là chưa kể tất cả nhiều vấn đề khác trên thế giới mà Mỹ đứng ra can thiệp và phát triển mà báo chí ít đưa tin. Vì thế, dù Mỹ quan tâm đến vấn đề biển Đông và đặc biệt là Trung quốc, sự quan tâm này phần nào đó nguội đi so với năm 2008, khi kinh tế Trung quốc bùng phát và có thể sẽ bùng lên lại sau tin tìm thấy dầu ở biển Đông.
Một du sinh từ Đại học George Washington (GW).
http://hieuminh.org/2014/09/25/bt-pham-binh-minh-va-dien-dan-vi-tri-viet-nam-trong-trat-tu-the-gioi/