Hình Ảnh & Sự Kiện
Cùng nhìn lại quá khứ xung đột giữa Iran và Mỹ qua ảnh
Cái chết của Qasem Soleimani, sau một cuộc không kích của Mỹ đang đẩy mối quan hệ giữa Mỹ và Iran xuống dốc
Cùng nhìn lại quá khứ xung đột giữa Iran và Mỹ qua ảnh
04Jan2020
Ảnh minh họa: Andy
Andy
IRAN. Tehran. 1979.
Vụ đảo chính tại Iran năm 1953, với những bí mật được tiết lộ sau đó về vai trò của Cục Tình báo trung ương Mỹ - CIA, là khởi đầu cho một lịch sử xung đột không ngừng giữa Mỹ và Iran.
Cái chết của Qasem Soleimani (tư lệnh al-Quds, được xem là một trong những quan chức tình báo - quân sự hàng đầu Trung Đông) sau một cuộc không kích của Mỹ đang đẩy mối quan hệ giữa Mỹ và Iran xuống dốc - Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Donald Trump đêm 3-1 giờ địa phương (sáng 4-1 theo giờ Việt Nam) khẳng định cuộc không kích giết chết tướng tình báo cấp cao Iran Qasem Soleimani là hành động nhằm "ngăn chặn chiến tranh, chứ không phải khởi động cuộc chiến".
Tuy nhiên, cái chết của Soleimani, tư lệnh khét tiếng của lực lượng đặc nhiệm al-Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), đang được giới quan sát lo ngại sẽ là ngòi nổ cho một cuộc xung đột vũ trang giữa Mỹ và Iran. Ông Soleimani được cho là nhân vật quyền lực thứ hai ở Iran chỉ sau Đại giáo chủ Ali Khamenei. Giới lãnh đạo Iran đồng loạt tuyên bố sẽ trả thù Mỹ.
Tổng thống Trump vào năm 2017 đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA), kết thúc giai đoạn 3 năm ngắn ngủi yên ấm giữa Washington và Tehran mà thời tổng thống Barack Obama đã nỗ lực ký kết JCPOA (2013 - 2016).
Có thể nói, Tổng thống Trump đang đứng trước khả năng ghi tên mình vào lịch sử, mở ra một giai đoạn mới trong quá khứ dài xung đột giữa Iran và Mỹ.
Tháng 2-2013, diễn viên Ben Affleck nhận giải Oscar cho phim Argo. Và điều này lập tức khiến Iran phản đối, đòi kiện cả Hollywood.
Diễn viên Ben Affleck nhận giải Oscar cho Phim hay nhất vào tháng 2-2012 - Ảnh: REUTERS
Argo là bộ phim lấy bối cảnh thủ đô Tehran của Iran, nói về hành trình giải cứu 6 con tin người Mỹ ở Iran năm 1979. Bộ phim này diễn tả một trong những giai đoạn căng thẳng nhất trong lịch sử quan hệ song phương Mỹ - Iran. Nội dung của phim bị Tehran phản đối vì cho rằng đây chỉ là một... đoạn video tuyên truyền cho CIA.
Sự tham gia của CIA vào tình hình Iran cũng chính là khởi điểm cho một lịch sử thăng trầm.
Thủ tướng Iran Mohammed Mossadegh (phải) tựa đầu vào luật sư của mình trong phiên tòa quân đội vào năm 1953. Ngày 19-8-2013, CIA lần đầu tiên công khai thừa nhận sự tham gia của cơ quan này trong “chiến dịch Ajax”, một cuộc đảo chính quy mô với mục tiêu lật đổ thủ tướng Mossadegh năm 1953 - Ảnh: AFP
Người biểu tình theo chủ nghĩa quân chủ ở trung tâm Tehran năm 1953. Cuộc đảo chính bắt đầu từ ngày 15-8-1953 với mục đích lật đổ thủ tướng Mossadegh và khôi phục quyền lực cho chính quyền quân chủ của Shah Mohammed Reza Pahlavi - một vị hoàng đế thân Mỹ - Ảnh: AFP
Mohammed Reza Pahlavi, vị vua cuối cùng của Iran, chụp ảnh bên hoàng hậu Farah Dib năm 1979. Từ sau khi giành được quyền lực, Pahlavi giúp mối quan hệ Mỹ - Iran trở nên nồng ấm. Hai bên đã ký kết những văn bản hợp tác quan trọng về vấn đề hạt nhân. Tuy nhiên, vụ đảo chính 1953 đã để lại ấn tượng xấu của người Mỹ đối với dân Iran. Ác cảm với sự can thiệp của Mỹ là tâm lý dẫn tới cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, mở ra thời kỳ xung đột mới giữa Tehran và Washington - Ảnh: AFP
Người ủng hộ vây quanh Đại giáo chủ Ruhollah Khomeini tại Tehran ngày 1-2-1979. Đại giáo chủ Khomeini trở lại sau giai đoạn lưu vong và trở thành lãnh đạo tối cao Iran. Đây là cột mốc quan trọng của cuộc cách mạng Hồi giáo Iran, trục xuất quốc vương do Mỹ bảo trợ - Ảnh: AFP
Những con tin người Mỹ bị bịt mắt bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Tehran, Iran vào năm 1979. Sau khi Cộng hòa Hồi giáo Iran chính thức được thành lập, Tehran và Washington đã có những nỗ lực nối lại quan hệ. Tuy nhiên khi tổng thống Mỹ Jimmy Carter cho phép quốc vương Iran đến Mỹ trị bệnh, mối quan hệ này đổ vỡ. Ngày 4-11-1979, một đám đông sinh viên tràn vào Đại sứ quán Mỹ ở Tehran, bắt 66 nhà ngoại giao và lính Mỹ, giữ họ trong 444 ngày - Ảnh: REUTERS
Ngày 7-4-1980,Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tuyên bố lệnh trừng phạt mới nhằm vào Iran như hành động trả đũa cho việc bắt con tin người Mỹ. Thực tế từ năm 1979, ông Carter đã ban bố lệnh trừng phạt và đóng băng 12 tỉ USD tài sản Iran. Mỹ chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran. Năm 1981, ông Carter tuyên bố Mỹ và Iran đã đạt một thỏa thuận xử lý mâu thuẫn, nhưng cuộc khủng hoảng con tin đã khiến nhiệm kỳ của ông Carter tan tành. Có 55 người Mỹ cuối cùng được trở về nhà vài ngày trước lúc tân tổng thống Ronald Reagan tuyên thệ nhậm chức - Ảnh: REUTERS
Hàng ngàn người Iran hô vang cụm từ “Cái chết dành cho nước Mỹ” trong một xuống đường để tang cho 290 nạn nhân trên chuyến bay 655 của Hãng Iran Air vào ngày 7-7-1988. Tàu USS Vincennes của Mỹ nói rằng họ đã bắn nhầm máy bay thương mại Iran vì tưởng đó là một tiêm kích F-14. Vụ việc diễn ra trong thời gian mối quan hệ Mỹ - Iran rất xấu. Năm 1984, Mỹ đưa Iran vào danh sách quốc gia tài trợ khủng bố - Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ George W. Bush phát biểu tại một phiên họp chung của quốc hội tại Đồi Capitol ngày 29-1-2002. Ông Bush là người đã tuyên bố Iran, Iraq và Triều Tiên là “trục quỷ dữ”, liên quan tới những thông tin về việc Tehran bí mật phát triển vũ khí hạt nhân - Ảnh: REUTERS
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngồi trước lúc có bài phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh khi ông thăm Saudi Arabia ngày 21-5-2017. Trong chuyến công du đầu tiên từ lúc đắc cử, Tổng thống Trump khẳng định Iran có trách nhiệm đối với chủ nghĩa cực đoan toàn cầu. Năm 2018, ông Trump sau giai đoạn chỉ trích thỏa thuận hạt nhân Iran JCPOA đã chính thức rút khỏi thỏa thuận này. Đây là bước đi đánh dấu sự căng thẳng giữa Washington và Tehran, vì nó đồng nghĩa Iran sẽ tiếp tục hứng chịu những đợt trừng phạt kinh tế của Mỹ, - Ảnh: REUTERS
Tháng 5 và 6-2019, các vụ nổ đã làm hư hại ít nhất 6 tàu chở dầu ở Vịnh Oman. Mỹ cáo buộc Iran đứng sau các vụ tấn công này, đẩy căng thẳng giữa hai bên leo thang mức độ mới. Mỹ đã triển khai một nhóm tàu sân bay và máy bay ném bom B-52 tới vùng Vịnh. Vào ngày 20-6-2019, lực lượng Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ tại Eo biển Hormuz - Ảnh: REUTERS
Từ ngày 31-12-2019, người biểu tình ở Iraq xông vào đập phá Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, Iraq. Mỹ tố Iran, mà cụ thể là lực lượng al-Quds, đứng sau vụ biểu tình bạo lực này. Mối quan hệ Mỹ - Iran trở nên xấu đi ở mức độ mới sau khi Mỹ đáp trả bằng vụ không kích giết lãnh đạo Soleimani của al-Quds, đồng thời triển khai thêm 750 lính tới khu vực với danh nghĩa ngăn chặn nguy cơ tiềm tàng về các hành động của Iran. Khoảng 3.000 lính Mỹ bổ sung dự kiến sẽ được triển khai trong giai đoạn tới đây - Ảnh: REUTERS
Người biểu tình Iran phản đối vụ giết Soleimani và tư lệnh lực lượng dân quân cơ động Iraq Abu Mahdi al-Muhandis - Ảnh: REUTERS
Andy ST
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Cùng nhìn lại quá khứ xung đột giữa Iran và Mỹ qua ảnh
Cái chết của Qasem Soleimani, sau một cuộc không kích của Mỹ đang đẩy mối quan hệ giữa Mỹ và Iran xuống dốc
Cùng nhìn lại quá khứ xung đột giữa Iran và Mỹ qua ảnh
04Jan2020
Ảnh minh họa: Andy
Andy
IRAN. Tehran. 1979.
Vụ đảo chính tại Iran năm 1953, với những bí mật được tiết lộ sau đó về vai trò của Cục Tình báo trung ương Mỹ - CIA, là khởi đầu cho một lịch sử xung đột không ngừng giữa Mỹ và Iran.
Cái chết của Qasem Soleimani (tư lệnh al-Quds, được xem là một trong những quan chức tình báo - quân sự hàng đầu Trung Đông) sau một cuộc không kích của Mỹ đang đẩy mối quan hệ giữa Mỹ và Iran xuống dốc - Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Donald Trump đêm 3-1 giờ địa phương (sáng 4-1 theo giờ Việt Nam) khẳng định cuộc không kích giết chết tướng tình báo cấp cao Iran Qasem Soleimani là hành động nhằm "ngăn chặn chiến tranh, chứ không phải khởi động cuộc chiến".
Tuy nhiên, cái chết của Soleimani, tư lệnh khét tiếng của lực lượng đặc nhiệm al-Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), đang được giới quan sát lo ngại sẽ là ngòi nổ cho một cuộc xung đột vũ trang giữa Mỹ và Iran. Ông Soleimani được cho là nhân vật quyền lực thứ hai ở Iran chỉ sau Đại giáo chủ Ali Khamenei. Giới lãnh đạo Iran đồng loạt tuyên bố sẽ trả thù Mỹ.
Tổng thống Trump vào năm 2017 đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA), kết thúc giai đoạn 3 năm ngắn ngủi yên ấm giữa Washington và Tehran mà thời tổng thống Barack Obama đã nỗ lực ký kết JCPOA (2013 - 2016).
Có thể nói, Tổng thống Trump đang đứng trước khả năng ghi tên mình vào lịch sử, mở ra một giai đoạn mới trong quá khứ dài xung đột giữa Iran và Mỹ.
Tháng 2-2013, diễn viên Ben Affleck nhận giải Oscar cho phim Argo. Và điều này lập tức khiến Iran phản đối, đòi kiện cả Hollywood.
Diễn viên Ben Affleck nhận giải Oscar cho Phim hay nhất vào tháng 2-2012 - Ảnh: REUTERS
Argo là bộ phim lấy bối cảnh thủ đô Tehran của Iran, nói về hành trình giải cứu 6 con tin người Mỹ ở Iran năm 1979. Bộ phim này diễn tả một trong những giai đoạn căng thẳng nhất trong lịch sử quan hệ song phương Mỹ - Iran. Nội dung của phim bị Tehran phản đối vì cho rằng đây chỉ là một... đoạn video tuyên truyền cho CIA.
Sự tham gia của CIA vào tình hình Iran cũng chính là khởi điểm cho một lịch sử thăng trầm.
Thủ tướng Iran Mohammed Mossadegh (phải) tựa đầu vào luật sư của mình trong phiên tòa quân đội vào năm 1953. Ngày 19-8-2013, CIA lần đầu tiên công khai thừa nhận sự tham gia của cơ quan này trong “chiến dịch Ajax”, một cuộc đảo chính quy mô với mục tiêu lật đổ thủ tướng Mossadegh năm 1953 - Ảnh: AFP
Người biểu tình theo chủ nghĩa quân chủ ở trung tâm Tehran năm 1953. Cuộc đảo chính bắt đầu từ ngày 15-8-1953 với mục đích lật đổ thủ tướng Mossadegh và khôi phục quyền lực cho chính quyền quân chủ của Shah Mohammed Reza Pahlavi - một vị hoàng đế thân Mỹ - Ảnh: AFP
Mohammed Reza Pahlavi, vị vua cuối cùng của Iran, chụp ảnh bên hoàng hậu Farah Dib năm 1979. Từ sau khi giành được quyền lực, Pahlavi giúp mối quan hệ Mỹ - Iran trở nên nồng ấm. Hai bên đã ký kết những văn bản hợp tác quan trọng về vấn đề hạt nhân. Tuy nhiên, vụ đảo chính 1953 đã để lại ấn tượng xấu của người Mỹ đối với dân Iran. Ác cảm với sự can thiệp của Mỹ là tâm lý dẫn tới cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, mở ra thời kỳ xung đột mới giữa Tehran và Washington - Ảnh: AFP
Người ủng hộ vây quanh Đại giáo chủ Ruhollah Khomeini tại Tehran ngày 1-2-1979. Đại giáo chủ Khomeini trở lại sau giai đoạn lưu vong và trở thành lãnh đạo tối cao Iran. Đây là cột mốc quan trọng của cuộc cách mạng Hồi giáo Iran, trục xuất quốc vương do Mỹ bảo trợ - Ảnh: AFP
Những con tin người Mỹ bị bịt mắt bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Tehran, Iran vào năm 1979. Sau khi Cộng hòa Hồi giáo Iran chính thức được thành lập, Tehran và Washington đã có những nỗ lực nối lại quan hệ. Tuy nhiên khi tổng thống Mỹ Jimmy Carter cho phép quốc vương Iran đến Mỹ trị bệnh, mối quan hệ này đổ vỡ. Ngày 4-11-1979, một đám đông sinh viên tràn vào Đại sứ quán Mỹ ở Tehran, bắt 66 nhà ngoại giao và lính Mỹ, giữ họ trong 444 ngày - Ảnh: REUTERS
Ngày 7-4-1980,Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tuyên bố lệnh trừng phạt mới nhằm vào Iran như hành động trả đũa cho việc bắt con tin người Mỹ. Thực tế từ năm 1979, ông Carter đã ban bố lệnh trừng phạt và đóng băng 12 tỉ USD tài sản Iran. Mỹ chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran. Năm 1981, ông Carter tuyên bố Mỹ và Iran đã đạt một thỏa thuận xử lý mâu thuẫn, nhưng cuộc khủng hoảng con tin đã khiến nhiệm kỳ của ông Carter tan tành. Có 55 người Mỹ cuối cùng được trở về nhà vài ngày trước lúc tân tổng thống Ronald Reagan tuyên thệ nhậm chức - Ảnh: REUTERS
Hàng ngàn người Iran hô vang cụm từ “Cái chết dành cho nước Mỹ” trong một xuống đường để tang cho 290 nạn nhân trên chuyến bay 655 của Hãng Iran Air vào ngày 7-7-1988. Tàu USS Vincennes của Mỹ nói rằng họ đã bắn nhầm máy bay thương mại Iran vì tưởng đó là một tiêm kích F-14. Vụ việc diễn ra trong thời gian mối quan hệ Mỹ - Iran rất xấu. Năm 1984, Mỹ đưa Iran vào danh sách quốc gia tài trợ khủng bố - Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ George W. Bush phát biểu tại một phiên họp chung của quốc hội tại Đồi Capitol ngày 29-1-2002. Ông Bush là người đã tuyên bố Iran, Iraq và Triều Tiên là “trục quỷ dữ”, liên quan tới những thông tin về việc Tehran bí mật phát triển vũ khí hạt nhân - Ảnh: REUTERS
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngồi trước lúc có bài phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh khi ông thăm Saudi Arabia ngày 21-5-2017. Trong chuyến công du đầu tiên từ lúc đắc cử, Tổng thống Trump khẳng định Iran có trách nhiệm đối với chủ nghĩa cực đoan toàn cầu. Năm 2018, ông Trump sau giai đoạn chỉ trích thỏa thuận hạt nhân Iran JCPOA đã chính thức rút khỏi thỏa thuận này. Đây là bước đi đánh dấu sự căng thẳng giữa Washington và Tehran, vì nó đồng nghĩa Iran sẽ tiếp tục hứng chịu những đợt trừng phạt kinh tế của Mỹ, - Ảnh: REUTERS
Tháng 5 và 6-2019, các vụ nổ đã làm hư hại ít nhất 6 tàu chở dầu ở Vịnh Oman. Mỹ cáo buộc Iran đứng sau các vụ tấn công này, đẩy căng thẳng giữa hai bên leo thang mức độ mới. Mỹ đã triển khai một nhóm tàu sân bay và máy bay ném bom B-52 tới vùng Vịnh. Vào ngày 20-6-2019, lực lượng Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ tại Eo biển Hormuz - Ảnh: REUTERS
Từ ngày 31-12-2019, người biểu tình ở Iraq xông vào đập phá Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, Iraq. Mỹ tố Iran, mà cụ thể là lực lượng al-Quds, đứng sau vụ biểu tình bạo lực này. Mối quan hệ Mỹ - Iran trở nên xấu đi ở mức độ mới sau khi Mỹ đáp trả bằng vụ không kích giết lãnh đạo Soleimani của al-Quds, đồng thời triển khai thêm 750 lính tới khu vực với danh nghĩa ngăn chặn nguy cơ tiềm tàng về các hành động của Iran. Khoảng 3.000 lính Mỹ bổ sung dự kiến sẽ được triển khai trong giai đoạn tới đây - Ảnh: REUTERS
Người biểu tình Iran phản đối vụ giết Soleimani và tư lệnh lực lượng dân quân cơ động Iraq Abu Mahdi al-Muhandis - Ảnh: REUTERS
Andy ST