Nhân Vật
Cuộc “đảo chính” của các Ủy viên Trung ương Đảng?
Việt Hoàng - Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản lần thứ 7 vừa kết thúc. Nội dung trong hai bài phát biểu khai mạc và bế mạc đại hội vẫn giống nhau như bao lần khác. Cái khác nhau duy nhất trong hội nghị này khiến dư luận không ngớt bàn tán là việc bầu bổ sung thêm hai nhân vật mới vào Bộ chính trị, cơ quan quyền lực nhất của Đảng cộng sản. Hai nhân vật được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cử và vận động vào bộ chính trị, đồng thời là hai người đứng đầu Ban Nội chính và Ban Kinh tế đảng vừa mới tái lập: Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ đã không nhận được sự tín nhiệm của 175 vị Ủy viên trung ương Đảng. Hai khuôn mặt mới và trung dung đã thế chổ cho hai vị là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Dư luận cho rằng phe bảo thủ và giáo điều đứng đầu là ông Tổng Trọng đã thất bại thảm hại trước các phe nhóm lợi ích. Điều này thì có lẽ ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu là cụ Tổng. Chủ nghĩa cộng sản của Mác-Lê đã chết từ lâu, đảng cộng sản chỉ là tấm bình phong cho các nhóm lợi ích thao túng đất nước. Thế nhưng cụ Tổng vẫn hy vọng và cố gắng phục hồi sức mạnh và uy tín cho Đảng, cụ cố làm cái việc “đội đá vá trời” là quay ngược lại bánh xe của lịch sử. Cụ có công lớn với nhân dân qua hội nghị này là đã đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp cách mạng của đảng cộng sản sau 68 thành lập và lãnh đạo đất nước. “Chỉnh đốn đảng” chỉ còn là một câu chuyện tiếu lâm thời cộng sản. Những người cộng sản trung kiên với cụ Tổng chắc sẽ đau buồn nhưng không còn cách nào khác là phải chấp nhận sự thật. Cụ đã làm tất cả những gì có thể, thậm chí hy sinh cả sự nghiệp chính trị của mình cho nỗ lực cuối cùng này và cụ đã thất bại.
Cũng tiếc cho hai người khá nổi tiếng và có năng lực phải dừng cuộc chơi lẫn sự nghiệp của mình tại đây: ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ. Sai lầm lớn nhất của hai ông là đã chọn sai đường vì ủng hộ cho sự nghiệp “chỉnh đốn đảng” của cụ Tổng với bí danh đã nổi tiếng từ rất lâu là “lú”. Chẳng lẽ hai ông không tin vào sự nhìn nhận và đánh giá của người dân Hà Nội về cụ Tổng? Chẳng lẽ ông Nguyễn Bá Thanh lại ngây thơ tin rằng mình sẽ chống được tham nhũng? Ai tham nhũng? Chưa gì ông đã đòi “hốt, hốt hết”, nhưng mà hốt ai? Ai hốt? Cuối cùng thì ông chưa kịp hốt họ thì họ đã hốt ông trước. Chắc giờ này ông đã kịp hiểu họ là những ai? Đáng buồn và thất vọng vì ngay cả những người đã thành công như ông mà viễn kiến về chính trị lại yếu kém đến như vậy.
Cùng với sự thất bại của cụ Tổng và Bộ chính trị trong việc áp đặt các nhân sự theo nguyên tắc “tập trung dân chủ” trong đảng từ trước đến nay thì việc không bỏ phiếu cho hai ông Thanh và Huệ của các vị Ủy viên trung ương đảng có thể xem như là một cuộc “đảo chính” nội bộ rất ngoạn mục. Thật ra không phải trong hội nghị 7 này thì các Ủy viên trung ương đảng mới “nổi loạn” mà ngay cả trong hội nghị 6 họ cũng đã làm việc đó bằng cách không bỏ phiếu kỷ luật “đồng chí X” dù Bộ chính trị đã thống nhất 100% là phải kỷ luật. Có dư luận cho rằng các Ủy viên trung ương đảng đều là phe của đồng chí X nên họ phải chống lại cụ Tổng, người đứng đầu phe đối lập. Điều này cũng có lý nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Không có gì chứng minh rằng tất cả những Ủy viên trung ương đảng bỏ phiếu chống lại cụ Tổng đều là phe của đồng chí X. Vậy lý do gì khiến họ hành động như vậy? Lý do sâu xa và thầm kín, theo tôi đó là “mong muốn và khát khao thay đổi”. Một trật tự cũ, với những tư duy lạc lõng như cụ Tổng đã làm thất vọng toàn thể nhân dân và với cả các vị Ủy viên trung ương đảng. Khát khao thay đổi để có thể sống như những con người văn minh là mong muốn lớn nhất của người dân hiện nay và họ sẵn sàng chấp nhận mọi sự thay đổi dù nhỏ nhoi. Việc một người từng du học tại Mỹ, vốn là một trở ngại để gia nhập hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của đảng trước đây thì nay lại trở thành lựa chọn hàng đầu của các Ủy viên trung ương đảng. Ông Nguyễn Thiện Nhân đã được chọn ngay từ vòng đầu với một tỉ lệ ủng hộ rất cao. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, một khuôn mặt ôn hòa cũng được các Ủy viên trung ương đảng lựa chọn ở vòng hai.
Cái gì cần đến thì nó cũng đã đến. Câu hỏi quan trọng nhất bây giờ là cái gì sẽ xảy ra tiếp theo? Đảng cộng sản Việt Nam đã chết. Ai sẽ là người khai tử cho nó? Sứ mệnh lịch sử này phải có người đứng ra đảm nhận. Và có lẽ tốt nhất, phải là một người trong nội bộ đảng đứng ra làm việc đó. Đây là việc không thể chần chừ lâu hơn được nữa. Để càng lâu thì sự đổ vỡ và hậu quả sẽ càng lớn, cho cả đất nước lẫn nội bộ đảng cộng sản. Hy vọng là các vị Ủy viên trung ương đảng nhìn nhận ra được vấn đề. Sự ngã ngựa vì lội ngược dòng thời đại của cụ Tổng và hai ông Thanh, Huệ sẽ khiến các vị mạnh mẽ và dứt khoát hơn trong những quyết định trọng đại liên quan đến vận mệnh đất nước và cả chính bản thân các vị.
Việt Hoàng
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Cuộc “đảo chính” của các Ủy viên Trung ương Đảng?
Việt Hoàng - Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản lần thứ 7 vừa kết thúc. Nội dung trong hai bài phát biểu khai mạc và bế mạc đại hội vẫn giống nhau như bao lần khác. Cái khác nhau duy nhất trong hội nghị này khiến dư luận không ngớt bàn tán là việc bầu bổ sung thêm hai nhân vật mới vào Bộ chính trị, cơ quan quyền lực nhất của Đảng cộng sản. Hai nhân vật được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cử và vận động vào bộ chính trị, đồng thời là hai người đứng đầu Ban Nội chính và Ban Kinh tế đảng vừa mới tái lập: Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ đã không nhận được sự tín nhiệm của 175 vị Ủy viên trung ương Đảng. Hai khuôn mặt mới và trung dung đã thế chổ cho hai vị là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Dư luận cho rằng phe bảo thủ và giáo điều đứng đầu là ông Tổng Trọng đã thất bại thảm hại trước các phe nhóm lợi ích. Điều này thì có lẽ ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu là cụ Tổng. Chủ nghĩa cộng sản của Mác-Lê đã chết từ lâu, đảng cộng sản chỉ là tấm bình phong cho các nhóm lợi ích thao túng đất nước. Thế nhưng cụ Tổng vẫn hy vọng và cố gắng phục hồi sức mạnh và uy tín cho Đảng, cụ cố làm cái việc “đội đá vá trời” là quay ngược lại bánh xe của lịch sử. Cụ có công lớn với nhân dân qua hội nghị này là đã đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp cách mạng của đảng cộng sản sau 68 thành lập và lãnh đạo đất nước. “Chỉnh đốn đảng” chỉ còn là một câu chuyện tiếu lâm thời cộng sản. Những người cộng sản trung kiên với cụ Tổng chắc sẽ đau buồn nhưng không còn cách nào khác là phải chấp nhận sự thật. Cụ đã làm tất cả những gì có thể, thậm chí hy sinh cả sự nghiệp chính trị của mình cho nỗ lực cuối cùng này và cụ đã thất bại.
Cũng tiếc cho hai người khá nổi tiếng và có năng lực phải dừng cuộc chơi lẫn sự nghiệp của mình tại đây: ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ. Sai lầm lớn nhất của hai ông là đã chọn sai đường vì ủng hộ cho sự nghiệp “chỉnh đốn đảng” của cụ Tổng với bí danh đã nổi tiếng từ rất lâu là “lú”. Chẳng lẽ hai ông không tin vào sự nhìn nhận và đánh giá của người dân Hà Nội về cụ Tổng? Chẳng lẽ ông Nguyễn Bá Thanh lại ngây thơ tin rằng mình sẽ chống được tham nhũng? Ai tham nhũng? Chưa gì ông đã đòi “hốt, hốt hết”, nhưng mà hốt ai? Ai hốt? Cuối cùng thì ông chưa kịp hốt họ thì họ đã hốt ông trước. Chắc giờ này ông đã kịp hiểu họ là những ai? Đáng buồn và thất vọng vì ngay cả những người đã thành công như ông mà viễn kiến về chính trị lại yếu kém đến như vậy.
Cùng với sự thất bại của cụ Tổng và Bộ chính trị trong việc áp đặt các nhân sự theo nguyên tắc “tập trung dân chủ” trong đảng từ trước đến nay thì việc không bỏ phiếu cho hai ông Thanh và Huệ của các vị Ủy viên trung ương đảng có thể xem như là một cuộc “đảo chính” nội bộ rất ngoạn mục. Thật ra không phải trong hội nghị 7 này thì các Ủy viên trung ương đảng mới “nổi loạn” mà ngay cả trong hội nghị 6 họ cũng đã làm việc đó bằng cách không bỏ phiếu kỷ luật “đồng chí X” dù Bộ chính trị đã thống nhất 100% là phải kỷ luật. Có dư luận cho rằng các Ủy viên trung ương đảng đều là phe của đồng chí X nên họ phải chống lại cụ Tổng, người đứng đầu phe đối lập. Điều này cũng có lý nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Không có gì chứng minh rằng tất cả những Ủy viên trung ương đảng bỏ phiếu chống lại cụ Tổng đều là phe của đồng chí X. Vậy lý do gì khiến họ hành động như vậy? Lý do sâu xa và thầm kín, theo tôi đó là “mong muốn và khát khao thay đổi”. Một trật tự cũ, với những tư duy lạc lõng như cụ Tổng đã làm thất vọng toàn thể nhân dân và với cả các vị Ủy viên trung ương đảng. Khát khao thay đổi để có thể sống như những con người văn minh là mong muốn lớn nhất của người dân hiện nay và họ sẵn sàng chấp nhận mọi sự thay đổi dù nhỏ nhoi. Việc một người từng du học tại Mỹ, vốn là một trở ngại để gia nhập hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của đảng trước đây thì nay lại trở thành lựa chọn hàng đầu của các Ủy viên trung ương đảng. Ông Nguyễn Thiện Nhân đã được chọn ngay từ vòng đầu với một tỉ lệ ủng hộ rất cao. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, một khuôn mặt ôn hòa cũng được các Ủy viên trung ương đảng lựa chọn ở vòng hai.
Cái gì cần đến thì nó cũng đã đến. Câu hỏi quan trọng nhất bây giờ là cái gì sẽ xảy ra tiếp theo? Đảng cộng sản Việt Nam đã chết. Ai sẽ là người khai tử cho nó? Sứ mệnh lịch sử này phải có người đứng ra đảm nhận. Và có lẽ tốt nhất, phải là một người trong nội bộ đảng đứng ra làm việc đó. Đây là việc không thể chần chừ lâu hơn được nữa. Để càng lâu thì sự đổ vỡ và hậu quả sẽ càng lớn, cho cả đất nước lẫn nội bộ đảng cộng sản. Hy vọng là các vị Ủy viên trung ương đảng nhìn nhận ra được vấn đề. Sự ngã ngựa vì lội ngược dòng thời đại của cụ Tổng và hai ông Thanh, Huệ sẽ khiến các vị mạnh mẽ và dứt khoát hơn trong những quyết định trọng đại liên quan đến vận mệnh đất nước và cả chính bản thân các vị.
Việt Hoàng