Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Cuộc Chặn Bắt Các Tàu Xâm Nhập Của CSBV Tháng Ba 1968 - Trần Lý

Thất bại về phương diện quân sự trong cuộc Tổng Công Kích (TCK) Tết Mậu Thân 1968, tiếp liệu quân sự của CQ tại Miền Nam hầu như cạn kiệt, cộng sản Bác Việt (CSBV) đành chấp nhận sử dụng phương tiện chuyển vận đường biển
Thất bại về phương diện quân sự trong cuộc Tổng Công Kích (TCK) Tết Mậu Thân 1968, tiếp liệu quân sự của CQ tại Miền Nam hầu như cạn kiệt, cộng sản Bác Việt (CSBV) đành chấp nhận sử dụng phương tiện chuyển vận đường biển mà họ biết là rất khó khăn và nhiều nguy hiểm để chở võ khí và quân dụng tiếp viện cho các đơn vị quân xâm nhập. Cuối tháng 2-1968 CSBV đã gửi cùng một lúc 4 tàu chở võ khí và đạn dược vào Nam Việt Nam.
Hải Quân HK và HQ VNCH (trong chiến dịch Market Times) đã chờ sẵn, giăng bẫy để chặn bắt các tàu xâm nhập của CQ.
Wikipedia ghi lại những sự kiện này dưới tựa đề 'Action of 1 March 1968' ghi chép 4 vụ xâm nhập:
Hoạt động ngoài khơi Cửa Bố Đề
Hoạt động ngoài khơi Nha Trang
Hoạt động ngoài khơi Sông Tha Câu.
Và sau cùng là vụ chiêc tàu CSBV định xâm nhập vào vùng biển Bình Định nhưng sau đó quay trở về nơi xuất phát và có thể có một vụ xâm nhập bằng thuyền buồm nhỏ ở vùng Tây-Nam Đà Nẵng.
Hải Sử Tuyển Tập của HQ VNCH, trang 136 ghi lại các sự kiên này như sau:
Hòn Hèo gần Nha Trang ngày 1 tháng 3 năm 1968
Cửa Việt ngày 1 tháng 3 năm 1968
Bồ Đề, lần thứ 3, ngày 1 tháng 3 năm 1968.
Tuyển tập không đề cập đến các chiến tích này dù vụ Hòn Hèo là một chiến công của HQ VNCH (?)

Kế hoạch của Hà Nội:
Trươc tình trạng kiệt quệ về quân dụng của CQ tại chiến trường Miền Nam, bộ Tư Lệnh Hải Quân CSBV quyết định dùng các tàu 'không số' của Đoàn 125, liều lĩnh chở vũ khí xâm nhập vùng biển Miền Nam dù biết rằng HQ HK và HQ VNCH đang săn lùng ráo riết, khóa chặt các đường xâm nhập.
CSBV đã tổ chức 4 tàu sắt gọi dưới các ký hiệu C. 43, C. 56, C. 165 và C. 235 vào cuộc xâm nhập. Mỗi tàu được phân công đi nhiều hướng khác nhau để thu hút các sự theo dõi của HQ Việt, Mỹ, hy vọng tìm ra những sơ hở để có thể đổ hàng. Tàu nào bị lộ sẽ được dùng để nghi binh, chạy ra hải phận quốc tế dụ địch và các tàu còn lại sẽ tiếp tục kế hoạch 'liều mạng' vào các 'bến' đã chọn để đưa hàng tiếp liệu. CSBV đặt cho kế hoạch này cái tên 'Bốn mũi giáp công'.
Tàu C. 56 rời bến ngày 26 tháng 2 năm 1968, dự trù vào Bà Rịa (?)
Tàu C. 235 rời bến ngày 27 tháng 2, dự trù sẽ chuyển khoảng 14 tấn võ khí vào Hòn Hèo, Nha Trang
Tàu C. 165 dự trù xâm nhập bến Vàm Lũng (Cà Mâu)
Tàu C. 43 dự trù đổ 'hàng' vào Đức Phổ (Quảng Ngãi)

Kế hoạch của HQ Việt-Mỹ: 'Nhử mồi và. giật bẫy':
Công điện của Phó Đô Đốc (Tướng HQ 3 sao) Kenneth Veth thuộc COMNAVFORV gửi các đơn vị trực thuộc:
'Tổn thất của CQ được ghi nhận là lên đên khoảng 44 ngàn bị giết tại trận, công thêm trên 7000 bị bắt, tổng cộng quân số tương ứng với it nhất là 100 Tiểu đoàn quân BV và VC. Tuy các tài liệu bắt được và lời khai của tù binh đều quả quyêt là CQ sẽ tiếp tục các cuộc tấn công, phá quấy. nhưng thực tế cho thấy chúng đang gặp khó khăn. Và đây là lúc chúng ta tấn công, là lúc chúng ta tập trung, diệt từng đơn vị địch quân hơn là trải rộng lực lượng để ngăn chặn. Chúng ta sẽ nhử mồi để họ vào và giật bẫy.' (Brown Water, Black Berets -Thomas Cutler-Trang 116)
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/c/c9/WinonaWHEC65.jpg/800px-WinonaWHEC65.jpg

Diển biến các sự kiện:
Vụ Cửa Bồ Đề:
Chiếc tàu C. 165 của CSBV, được ghi trong tài liệu của HQ HK là An Xuyen Province Trawler (125 foot SL) bị phát giác vào ngày 28 tháng 2 năm 1968 tại khoảng 150 hải lý Đông-Đông/Nam Vũng Tàu, di chuyển theo hướng Đông-Nam. Đến chiều tối ngày 29, tàu chuyển sang hướng Tây, tuần dương hạm HK USCGC Winoma (WHEC-65) bắt đầu theo dõi từ xa. Đến 1 giờ 20 sáng ngày tháng 3, tàu BV xâm nhập vào khu vực vùng biển 12 hải lý của VNCH, hướng về một bãi đổ hàng gần cửa sông Bồ Đề, lúc 2 giờ sáng. Một lực lượng ngăn chặn và bao vây của HQHK được gửi đến khu vực, lực lượng gồm nhiều PCF và những tuần duyên đỉnh Point Hudson, Pt Grace và Pt Marone.
Tuần dương hạm Winoma bắn cảnh cáo khi tàu BV vào sâu trong vùng 8 hải lý nhưng tàu BV tiêp tục chạy vào bờ và bắn trả lại. Sau đó Winoma khai hỏa bằng đại bác 5 inch 38, bắn trúng tàu BV. Tàu nổ tung, cháy lớn và chìm ngoài khơi, cách bờ khoảng 7 hải lý.

Nhật ký hải hành của Winoma ghi lại:
' Chúng tôi theo dỏi chiếc tàu BV từ xa, suốt đêm kéo dài hơn 6 giờ đồng hồ liên tục đến khi nó chuyển hướng vào bờ. Chúng tôi tiến gần khoảng 700 yards, bật sáng đèn và ra lệnh cho tàu lạ ngưng máy nhưng bị bắn trả. Đạn qua lại như pháo bông, rơi cả trên boong tàu; kéo dài khoảng 7-8 phút đến khi một quả 5 inch bắn trúng sàn tàu địch. Đêm bùng sáng như ban ngày, tàu địch nổ tung, mảnh vụn văng cả lên boong tàu của chúng tôi. Tàu địch chìm và không ai sống sót. Vỏ tàu Winoma bị thủng 6 lỗ đạn và bị trầy sát nhưng thủy thủ đoàn hoàn toàn vô sự. Chiến tích này khiến Winoma trở thành chiến hạm đầu tiên của Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải HK tấn công và đánh chìm tàu địch, kể từ Đệ Nhị Thê chiến'.
Tập 'Đường mòn trên biển' của Nguyễn Tử Đương, viết theo lời kể của Trần Phong, nguyên phụ tá tham mưu của Đoàn 125 CSBV, 'tiểu thuyết hóa' các sự kiện lịch sử đã ghi cho tảu 165 với thủy thủ đoàn gồm 18 cán binh một 'chiến công tưởng tượng' là vừa phá tàu và phá hủy 3 tàu chiến của địch (?)
http://vnafmamn.com/untoldpage/HQVN2.jpg

Vụ Hòn Hèo:
Chiếc tàu xâm nhập của CSBV mang ký hiệu C. 235 được ghi trong quân sử của HQ HK là Khanh Hoa Province Trawler đã bị phi cơ tuần thám của Market Times phát giác ngày 29 tháng 2, ngoài khơi trong vùng biển Đông-Đông/Bắc cách Nha Trang khoảng 90 hải lý. Tàu di chuyển theo hướng Tây-Nam. Các chiến hạm Việt-Mỹ tiếp tục theo dõi C. 235 từ xa cho đến khi chiếc tàu xâm nhập vào khu vực giới hạn 12 hải lý, trong lãnh hải VNCH, về phía Đông-Bắc Nha Trang khoảng 28 hải lý. Tàu xâm nhập không theo lệnh ngưng máy để chờ kiểm soát và tiếp tục chạy vào bờ. Chiến hạm HQ VNCH Ngọc Hồi (HQ 12) bắn cảnh cáo, tàu đổi hướng và bắn trả. Được sự yểm trợ của một phi cơ vận tải tấn kích AC47, lực lượng truy đuổi gồm 4 PCF-43, 46, 47 và 48 của HQ HK và 2 chiến thuyền HQVN đã dồn chiêc tàu xâm nhập vào một vịnh nhỏ, và tàu chạy vào một bãi cạn gần Mật khu Hòn Hèo (11 miles phía Đông-Bắc Nha Trang). Khoảng 2 giờ 30 sáng ngày 1 tháng 3, tàu xâm nhập bị trúng 5 quả đạn súng cối bắn đi từ PCF-47. Tàu phát nổ và bể làm đôi. Sáng hôm sau, lực lượng hành quân tìm được 14 xác thủy thủ đoàn BV. Các cuộc trục vớt sau đó kéo dài đến 12 ngày để tìm các võ khí và trang thiết bị quân sự.
Tuy phân nửa chiếc tàu gồm phần mũi đã bị phá hủy nhưng cuộc trục vớt đã thu được:
7 ống súng cối 82 ly với 745 quả đạn kèm theo, cùng các bộ phận rời kèm theo như bàn tiếp hậu, ống nhắm…
70 súng AK-47
72 súng trường SMG (loại 43)
39 súng phóng rocket RPG-2 (thường gọi là B-40) kèm theo 81 thùng đạn rocket, trong đó 12 thùng từ Rumania
28 thùng đạn 7 ly 62
1 súng phòng không 2 nòng, thêm 4 nòng phụ, rời, kèm 68 thùng đạn 14 ly 5
Hàng chục tấn trang bị quân sự khác kể cả chất nổ C4.
Theo tác giả Nguyễn Tấn Đơn trong Đặc San Hải Sử của Thân Hữu Hải Quân NSW/Sydney (Úc), 2001, trang 36 thì diễn biến của vụ Hòn Hèo như sau:
' Khi đó mục tiêu SL3 (Suspect Trawler, theo tên gọi của Trung Tâm hành quân HQ HK) được CTF 115 (Coastal Task Force) thông báo cho V2DH (Vùng 2 Duyên Hải) theo dõi vì mấy ngày nay rất nghi ngờ. Sự thật thì SL3 đã bị phi cơ P2V phát hiện từ lúc cách xa bờ trên 100 hải lý. Khi SL3 vào cách bờ 50 hải lý thì phi cơ bàn giao cho Đài Kiểm Báo Hòn Tre-Nha Trang để theo dõi. Lúc trời bắt đầu tối thì SL3 trực chỉ vào Vịnh Nha Trang. Khi đó ngay tại vùng biển Nha Trang đã có sẵn Hộ tống hạm HQ 12, Ngọc Hồi (Hạm trưởng, lúc này là HQ Th/Tá Dư Tri Hùng) đồng thời Duyên Đoàn 25 cũng đã tăng phái 1 ghe chủ lực và 2 ghe Yabuta cho V2DH. Ngoài ra CTF 115 cũng tăng cường 2 PCF (khinh tốc đỉnh) tuần tiễu, án ngữ trong vịnh Nha Trang. Coi như HQ 12, ba ghe và 2 PCF sẵn sàng tác chiến bên trong vịnh Nha Trang. Đến quá nửa đêm, SL3 bắt đầu vào cửa vịnh. Lợi dụng đêm tối SL3 chạy sát vào gần núi, lúc này HQ 12 chỉ có thể chạy bên ngoài vì còn phải tránh các vùng đá ngầm, các ghe của Duyên Doàn cũng không theo kịp, chỉ còn 2 PCF của HK rượt theo SL3 và khai hỏa. Nhờ có võ khí lợi hại nhất của PCF là súng cối bắn thẳng vào tàu địch, khiến tàu địch ủi thẳng vào bờ và tự hủy. Tàu địch bị nổ tung tại mũi Hòn Hèo, phần mũi gác lên bờ đá, phần lái chìm dưới nước. Tư lệnh V2DH, lúc đó là HQ Tr/Tá Phạm Mạnh Khuê, tổ chức ngay cuộc hành quân. Cuộc hành quân do Duyên Đoàn 25 chủ lực, dưới sự chỉ huy của HQ Tr/Úy Trương Công Hải đã tịch thu được rât nhiều võ khi, đạn dược B40, B41, chất nổ, tài liệu. '
Các tài liệu và những tập hồi ký của các tác giả BV viết khá nhiều về 'chiến công Hòn Hèo', tên của thuyền trưởng, được phong là 'anh hùng lực lượng võ trang' và đặt tên cho một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa: đảo Phan Vinh. Tuy các tài liệu quân sự của CSBV được viết theo tính cách tuyên truyền, vơi những đoạn 'hồi ký' tưởng tượng và những kết quả rất xa sự thật nhưng có những chi tiết đáng chú ý như sau:
Tàu C. 235 khởi hành ngày 27 tháng 2 năm 1968, từ căn cứ A3 của đoàn 125. Đây là chuyến đi thứ nhì của C. 235 trong tháng hai chuyến thứ nhất đi vào ngày 6, bị ngăn chặn, không thể vào bờ, phải quay về.
C. 235 vỏ sắt, đóng tại Trung Cộng, được BV xếp vào loại tàu 'cao tốc', chạy 4 máy, tốc độ khoảng 12 knots/ giờ. Thủy thủ đoàn gồm 20 người.
Địa điểm giao 'hàng': Mật khu Hòn Hèo thuộc hai xã Ninh Phước và Ninh Vân (Khánh Hoà)
Nhật ký hải hành (?) C. 235 ghi:
' . Đi hai ngày, hai đêm trên vùng biển quốc tế, đến ngày 29 tháng hai năm 1968, vị trí C-235 ở ngang vùng biển Nha Trang.
- 18 gìờ ngày 29 tháng 2, máy bay trinh sát của địch phát hiện ra tàu C. 235.
- 20 giờ cùng ngày, 235 chuyển hướng vào bờ.
- 20 giờ 30 phút:C235 gửi công điện 'cách bờ 19 hải lý, gặp tàu và máy bay địch bám.'
- 23 giờ C235 bắt đầu tiến vào bờ và phát hiện ra C235 HQ vùng 2 DH (VNCH) điều nhiều tàu chiến đến vùng biển Bắc Nha Trang vơi ý định bắt sống C235.
- 23 giờ 30 phút, tất cả đèn trên tàu địch đều tắt. Chúng phục kích, theo dõi C235 bằng radar. C235 luồn lách chạy vào bên đổ hàng và quyết định thả bớt hàng xuống biển.
- 1 giờ 40 phút sáng 1 tháng 3, C235 quyết định chạy ra, nhưng bị 7 tàu chiến địch chặn bên ngoài.
- 1 giờ 50 tàu địch bắn vào C235, và C235 bắn trả bằng DKZ và súng 12 ly 5. Ngay trong đợt khai hỏa đầu 5 đồng chi hy sinh, 7 bị thương.
- 2 giờ 30 , C235 tìm cách phá vòng vây, nhưng bị trúng 1 quả đạn vào buồng máy và ngưng chạy. Lúc này C235 cách bờ khoảng 100m. Thuyền trưởng quyết định cho nhân viên bỏ tàu, bơi vào bờ sau khi gài chât nổ để phá hủy tàu.
2 giờ 40: tàu nổ tung.
Tài liệu của CSBV còn ghi thêm là khi lên bờ còn lại 9 cán binh sống sót (kể cả thuyền trưởng Phan Vinh), 11 cán binh chết tại chỗ. Sau đó Phan Vinh và một đồng đội bị lực lượng truy tìm của VNCH bắn hạ. Trong số 7 cán binh lẫn trốn, 2 người chết và 5 người tìm được liên lạc với du kích địa phương để trở về BV , 6 tháng sau (?)
(Ghi chú của Trần Lý: Vụ C235 được CSBV viết khá nhiều với những chi tiết thiếu chính xác, họ 'gia tăng' số tàu vây bắt của lực lượng HQ VNCH như có HQ 17, xem HQ 12 và Ngọc Hồi là 2 chiến hạm khác nhau. Ghi thêm chiến công tưởng tượng là bắn cháy 1 tàu VNCH và cho rằng C235 đã hoàn thành công tác vì đã thả hết 'hàng' xuống biển (?). Trên thực tế, lực lượng trục vớt VNCH đã thu được nhiều võ khí và quân dụng. Các blog trên mạng như blog Nhân Quyền và Tự Do (Tháng 9-2011), blog Dân làm báo (9/2011) đã có những bài về 'Huyền thoại giả tạo cửa đường HCM trên biển' so sánh các bài viết của CSBV về vụ tàu C235 tại Hòn Hèo (kể cả bài 'sử liệu' của HQ BV), vạch rõ các điểm ngụy tạo, các sự kiện tưởng tượng và hoang đường trong vụ này.
Tài liệu của HQHK có ghi thêm sự tham dự của PGM 617 và của phi cơ AC-47.
Ghe chủ lực (hay ghe chỉ huy= Command junk) của lực lượng Hải Thuyền HQVNCH dài 55. 9 feet, trọng tải 9 tấn, vận tốc 12 knots, trang bị đại liên 50 hay 30. Khoảng 46 chiếc được đóng tại Hải Quân Công xưởng VNCH.
Ghe Yabuta cũng là chiến thuyền loại 55 feet đóng theo thiết kế của Kỹ Sư Nhật Yabuta tại HQ Công xưởng VNCH, trang bị đại liên.

Vụ ngoải khơi Quảng Ngãi (sông Tha Cầu)
Vào lúc 15 giờ 41 phút ngày 29 tháng 2 năm 1968, một tàu chở hàng của CSBV bị phi cơ tuần thám HK phát giác khi đang di chuyển trên biển ở khoảng 103 miles Đông Mũi Ba Làng An (Cape Batagan). Tuần di chuyển theo phương vị 270 độ, vận tốc 12 knots. Tàu được đặt tên là Quang Ngai Province Trawler và bắt đầu bị các chiến hạm của HQ Hoa Kỳ theo dõi từ xa. Lúc 17 giờ, tuần dương hạm USCGC Androscoggin (WHEC-68) đang có mặt trong khu vực được di chuyển đến để theo dõi tàu BV.
Chiếc tàu, theo ký hiệu cùa BV, là C. 43 dự trù sẽ đổ 'hàng' vào bến Ba làng An, Đức Phổ (Quảng Ngãi)
19 giờ 47, Androscoggin được phi cơ xác định vị trí của tàu BV và bắt đầu dùng radar để đi theo tàu BV từ xa và giữ khoảng cách 8 miles vời tàu BV. Khoảng 12 giờ đêm, một chiến hạm vận chuyển LST của HK đang chở hàng tiếp liệu về hướng Bắc đi vào khu vực và suýt phá hỏng cuộc giăng bẫy khi dùng quang hiệu để liên lạc với tàu BV. Các liên lạc vô tuyến đã yêu cầu LST tắt đèn và di chuyển nhanh khỏi khu vực. Tàu BV chưa biết là đang sập bẫy.
Lúc 00 giờ 48, ngày 1 tháng 3 tàu BV đột ngột tăng vận tốc lên 12. 5 knots và đến 01 giờ 22, tàu BV chuyển hướng, xâm nhập vùng biển 12 hải lý của VNCH, cách mũi Ba Làng An khoảng 22 miles về hướng Tây-Nam. Lực lượng chặn bắt của HQ HK gồm các chiến hạm Androscoggin, Point Grey (WPB-82324), Point Welcome (WPB-83329) và các PCF-18, PCF-20. Đợi đến khi tàu BV vào sâu 6. 5 miles trong hải phận VNCH, chiến hạm Andrscoggin bắt đầu cuộc săn bắt, các chiến hạm khác chặn sẵn trong khu vực từ 4 miles vào bờ, 2 trực thăng võ trang và phi cơ thả hỏa châu của KQ HK cũng sẵn sàng.
http://pcf45.com/trawler/aftermath/boneyard.jpg

Androscoggin tiến đến gần tàu BV khoảng 5600 yards và dùng quang hiệu để yêu cầu tàu BV cho biết lý lịch, nhưng không được trả lời nên sau đó đã bắn đạn chiếu sáng để nhận dạng tàu BV, xác định tàu thuộc loại vỏ sắt dài 100 feet dạng tàu xâm nhập kiểu Sa Kỳ. Tàu BV bắt đầu bỏ chạy, xả khói mù và dùng súng bắn về hướng Androscoggin. Chiến hạm HK tiến gần hơn và bắt đầu khai hỏa bằng đại bác 5-inch. Tàu BV bị trúng đạn vào mạn phải của phía đuôi, quay vòng và chạy vào hướng bờ. Trong lúc này, một thuyền buôn đã vô tình di chuyển ngang vùng nên chiến hạm HK đành tạm ngưng bắn. Hai trực thăng võ trang đã được gọi đến và dùng rocket và minigun để tiến đánh chiếc tàu BV đang tháo chạy vào bờ.
Lúc 01 giờ 40 phút, các chiến hạm ngăn chặn bên trong được lệnh xáp gần tàu BV, dùng súng cối và đại liên để thanh toán mục tiêu. Androscoggin không thể vào sâu hơn.
Tàu BV bị trúng thêm 2 quả đạn súng cối 81 từ Point Welcome và trôi vào bãi cạn cách cửa sông Tha Cau khoảng 50 yards. Lúc 02 giờ 20 phút, tàu BV thử tự hủy nhưng không thành, phần trước của tàu vỡ tan nhưng 75% của tàu vẫn còn nguyên, và đến 02 giờ 35 phút, tàu gây tự nổ lần thứ nhì, tạo thành cột lửa cao 500 feet. Mảnh vụn của tàu văng quanh, gây hư hại nhỏ cho phòng lái của Point Welcome và mảnh vụn từ tàu BV văng đầy sàn nhưng không gây tổn thất.

Tài liệu của CSBV (Đường mòn HCM trên biển), như thường lệ, 'phong' cho Tảu C-43 những chiến công 'tưởng tượng' thật 'lố bịch' và coi thưởng người đọc khi viết:
.' Đội tàu C. 43 do thuyền trưởng Nguyễn Đắc Thắng và chính trị viên Tuấn chỉ huy, gặp địch còn cách bờ 20 hải lý (?), đã chiến đấu với tàu chiến và máy bay địch. Bắn chìm và bắn hỏng một tàu, bắn rơi một máy bay địch. Sau đó đã phá hủy tàu rồi bơi vào bờ. Anh em đã hành quân vượt Trường Sơn trở về đơn vị. '

Vụ dự trù xâm nhập ngoải khơi Bình Định:
Đây là vụ thứ 4 trong chiến dịch 'Bốn mũi giáp công' của Đoàn 125 CSBV:
Lúc 10 giờ ngày 29 tháng 2, phi cơ tuần thám HK đã phát giác một tàu chuyển vận loại 100 foot, di chuyển trong vùng biển ngoài khơi cách Quy Nhơn khoảng 200 miles về hướng Đông-Bắc. Tàu được HQ HK đặt tên là Binh Đinh Province Trawler, di chuyển theo hướng 220 độ, với vận tốc trung bình 8 knots. Trong nhiều giờ sau đó tàu tiếp tục hướng vào bờ, có vẻ như sẽ vào vùng bãi biển Lộ Diêu cách Quy Nhơn 42 miles về phía Bắc. Từ 00 giờ 15, chiến hạm HK USCGC Minnetonka (WHEC-67) được giao nhiệm vụ theo dõi tàu BV từ xa. Tuy nhiên ngay khi biết mình đã bị phát hiện, tàu BV chuyển hướng, quay ra vùng biển xa và không bao giờ vào gần vùng biển, luôn luôn ở bên ngoài xa khoảng 30 miles. Vị trí vào gần nhất của tàu là 32 miles Đông-Bắc Quy Nhơn. Phi cơ tuần thám tiếp tục theo dõi cho đến khi tàu trở lại hải phận của Trung Cộng.
Tài liệu BV cho biết đây là tàu C-56, và cũng viết theo 'tưởng tượng' là C-56 đối diện trực tiếp vơi WHEC-67, không thèm trả lời dù bị bắn dọa và trở về là do lệnh của BV (?)

Sau khi thất bại nặng trong mưu toan chuyển hàng tiếp vận bằng đường biển trong tháng Ba năm 1968 với ba tàu bị đánh chìm, một tàu quay trở về, BV vẩn tiếp tục cố gắng tìm cách xâm nhập.
- Ngày 22 tháng 11 năm 1970, một tàu bị đánh chìm tại Cửa Cung Hầu (sông Cổ Chiên)
- Ngày 12 tháng 4 năm 1971, một tàu bi đánh chìm tại Gành Hào
- Ngày 24 tháng 4 năm 1972, tàu 645 của CSBV bị HQ-4 của HQ VNCH bắn chìm tại vùng biển Phú Quốc (Xin xem bài viết của Trần Lý về vụ này)

8/2012
tvvn.org/forum/showthread.php/50380
Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cuộc Chặn Bắt Các Tàu Xâm Nhập Của CSBV Tháng Ba 1968 - Trần Lý

Thất bại về phương diện quân sự trong cuộc Tổng Công Kích (TCK) Tết Mậu Thân 1968, tiếp liệu quân sự của CQ tại Miền Nam hầu như cạn kiệt, cộng sản Bác Việt (CSBV) đành chấp nhận sử dụng phương tiện chuyển vận đường biển
Thất bại về phương diện quân sự trong cuộc Tổng Công Kích (TCK) Tết Mậu Thân 1968, tiếp liệu quân sự của CQ tại Miền Nam hầu như cạn kiệt, cộng sản Bác Việt (CSBV) đành chấp nhận sử dụng phương tiện chuyển vận đường biển mà họ biết là rất khó khăn và nhiều nguy hiểm để chở võ khí và quân dụng tiếp viện cho các đơn vị quân xâm nhập. Cuối tháng 2-1968 CSBV đã gửi cùng một lúc 4 tàu chở võ khí và đạn dược vào Nam Việt Nam.
Hải Quân HK và HQ VNCH (trong chiến dịch Market Times) đã chờ sẵn, giăng bẫy để chặn bắt các tàu xâm nhập của CQ.
Wikipedia ghi lại những sự kiện này dưới tựa đề 'Action of 1 March 1968' ghi chép 4 vụ xâm nhập:
Hoạt động ngoài khơi Cửa Bố Đề
Hoạt động ngoài khơi Nha Trang
Hoạt động ngoài khơi Sông Tha Câu.
Và sau cùng là vụ chiêc tàu CSBV định xâm nhập vào vùng biển Bình Định nhưng sau đó quay trở về nơi xuất phát và có thể có một vụ xâm nhập bằng thuyền buồm nhỏ ở vùng Tây-Nam Đà Nẵng.
Hải Sử Tuyển Tập của HQ VNCH, trang 136 ghi lại các sự kiên này như sau:
Hòn Hèo gần Nha Trang ngày 1 tháng 3 năm 1968
Cửa Việt ngày 1 tháng 3 năm 1968
Bồ Đề, lần thứ 3, ngày 1 tháng 3 năm 1968.
Tuyển tập không đề cập đến các chiến tích này dù vụ Hòn Hèo là một chiến công của HQ VNCH (?)

Kế hoạch của Hà Nội:
Trươc tình trạng kiệt quệ về quân dụng của CQ tại chiến trường Miền Nam, bộ Tư Lệnh Hải Quân CSBV quyết định dùng các tàu 'không số' của Đoàn 125, liều lĩnh chở vũ khí xâm nhập vùng biển Miền Nam dù biết rằng HQ HK và HQ VNCH đang săn lùng ráo riết, khóa chặt các đường xâm nhập.
CSBV đã tổ chức 4 tàu sắt gọi dưới các ký hiệu C. 43, C. 56, C. 165 và C. 235 vào cuộc xâm nhập. Mỗi tàu được phân công đi nhiều hướng khác nhau để thu hút các sự theo dõi của HQ Việt, Mỹ, hy vọng tìm ra những sơ hở để có thể đổ hàng. Tàu nào bị lộ sẽ được dùng để nghi binh, chạy ra hải phận quốc tế dụ địch và các tàu còn lại sẽ tiếp tục kế hoạch 'liều mạng' vào các 'bến' đã chọn để đưa hàng tiếp liệu. CSBV đặt cho kế hoạch này cái tên 'Bốn mũi giáp công'.
Tàu C. 56 rời bến ngày 26 tháng 2 năm 1968, dự trù vào Bà Rịa (?)
Tàu C. 235 rời bến ngày 27 tháng 2, dự trù sẽ chuyển khoảng 14 tấn võ khí vào Hòn Hèo, Nha Trang
Tàu C. 165 dự trù xâm nhập bến Vàm Lũng (Cà Mâu)
Tàu C. 43 dự trù đổ 'hàng' vào Đức Phổ (Quảng Ngãi)

Kế hoạch của HQ Việt-Mỹ: 'Nhử mồi và. giật bẫy':
Công điện của Phó Đô Đốc (Tướng HQ 3 sao) Kenneth Veth thuộc COMNAVFORV gửi các đơn vị trực thuộc:
'Tổn thất của CQ được ghi nhận là lên đên khoảng 44 ngàn bị giết tại trận, công thêm trên 7000 bị bắt, tổng cộng quân số tương ứng với it nhất là 100 Tiểu đoàn quân BV và VC. Tuy các tài liệu bắt được và lời khai của tù binh đều quả quyêt là CQ sẽ tiếp tục các cuộc tấn công, phá quấy. nhưng thực tế cho thấy chúng đang gặp khó khăn. Và đây là lúc chúng ta tấn công, là lúc chúng ta tập trung, diệt từng đơn vị địch quân hơn là trải rộng lực lượng để ngăn chặn. Chúng ta sẽ nhử mồi để họ vào và giật bẫy.' (Brown Water, Black Berets -Thomas Cutler-Trang 116)
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/c/c9/WinonaWHEC65.jpg/800px-WinonaWHEC65.jpg

Diển biến các sự kiện:
Vụ Cửa Bồ Đề:
Chiếc tàu C. 165 của CSBV, được ghi trong tài liệu của HQ HK là An Xuyen Province Trawler (125 foot SL) bị phát giác vào ngày 28 tháng 2 năm 1968 tại khoảng 150 hải lý Đông-Đông/Nam Vũng Tàu, di chuyển theo hướng Đông-Nam. Đến chiều tối ngày 29, tàu chuyển sang hướng Tây, tuần dương hạm HK USCGC Winoma (WHEC-65) bắt đầu theo dõi từ xa. Đến 1 giờ 20 sáng ngày tháng 3, tàu BV xâm nhập vào khu vực vùng biển 12 hải lý của VNCH, hướng về một bãi đổ hàng gần cửa sông Bồ Đề, lúc 2 giờ sáng. Một lực lượng ngăn chặn và bao vây của HQHK được gửi đến khu vực, lực lượng gồm nhiều PCF và những tuần duyên đỉnh Point Hudson, Pt Grace và Pt Marone.
Tuần dương hạm Winoma bắn cảnh cáo khi tàu BV vào sâu trong vùng 8 hải lý nhưng tàu BV tiêp tục chạy vào bờ và bắn trả lại. Sau đó Winoma khai hỏa bằng đại bác 5 inch 38, bắn trúng tàu BV. Tàu nổ tung, cháy lớn và chìm ngoài khơi, cách bờ khoảng 7 hải lý.

Nhật ký hải hành của Winoma ghi lại:
' Chúng tôi theo dỏi chiếc tàu BV từ xa, suốt đêm kéo dài hơn 6 giờ đồng hồ liên tục đến khi nó chuyển hướng vào bờ. Chúng tôi tiến gần khoảng 700 yards, bật sáng đèn và ra lệnh cho tàu lạ ngưng máy nhưng bị bắn trả. Đạn qua lại như pháo bông, rơi cả trên boong tàu; kéo dài khoảng 7-8 phút đến khi một quả 5 inch bắn trúng sàn tàu địch. Đêm bùng sáng như ban ngày, tàu địch nổ tung, mảnh vụn văng cả lên boong tàu của chúng tôi. Tàu địch chìm và không ai sống sót. Vỏ tàu Winoma bị thủng 6 lỗ đạn và bị trầy sát nhưng thủy thủ đoàn hoàn toàn vô sự. Chiến tích này khiến Winoma trở thành chiến hạm đầu tiên của Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải HK tấn công và đánh chìm tàu địch, kể từ Đệ Nhị Thê chiến'.
Tập 'Đường mòn trên biển' của Nguyễn Tử Đương, viết theo lời kể của Trần Phong, nguyên phụ tá tham mưu của Đoàn 125 CSBV, 'tiểu thuyết hóa' các sự kiện lịch sử đã ghi cho tảu 165 với thủy thủ đoàn gồm 18 cán binh một 'chiến công tưởng tượng' là vừa phá tàu và phá hủy 3 tàu chiến của địch (?)
http://vnafmamn.com/untoldpage/HQVN2.jpg

Vụ Hòn Hèo:
Chiếc tàu xâm nhập của CSBV mang ký hiệu C. 235 được ghi trong quân sử của HQ HK là Khanh Hoa Province Trawler đã bị phi cơ tuần thám của Market Times phát giác ngày 29 tháng 2, ngoài khơi trong vùng biển Đông-Đông/Bắc cách Nha Trang khoảng 90 hải lý. Tàu di chuyển theo hướng Tây-Nam. Các chiến hạm Việt-Mỹ tiếp tục theo dõi C. 235 từ xa cho đến khi chiếc tàu xâm nhập vào khu vực giới hạn 12 hải lý, trong lãnh hải VNCH, về phía Đông-Bắc Nha Trang khoảng 28 hải lý. Tàu xâm nhập không theo lệnh ngưng máy để chờ kiểm soát và tiếp tục chạy vào bờ. Chiến hạm HQ VNCH Ngọc Hồi (HQ 12) bắn cảnh cáo, tàu đổi hướng và bắn trả. Được sự yểm trợ của một phi cơ vận tải tấn kích AC47, lực lượng truy đuổi gồm 4 PCF-43, 46, 47 và 48 của HQ HK và 2 chiến thuyền HQVN đã dồn chiêc tàu xâm nhập vào một vịnh nhỏ, và tàu chạy vào một bãi cạn gần Mật khu Hòn Hèo (11 miles phía Đông-Bắc Nha Trang). Khoảng 2 giờ 30 sáng ngày 1 tháng 3, tàu xâm nhập bị trúng 5 quả đạn súng cối bắn đi từ PCF-47. Tàu phát nổ và bể làm đôi. Sáng hôm sau, lực lượng hành quân tìm được 14 xác thủy thủ đoàn BV. Các cuộc trục vớt sau đó kéo dài đến 12 ngày để tìm các võ khí và trang thiết bị quân sự.
Tuy phân nửa chiếc tàu gồm phần mũi đã bị phá hủy nhưng cuộc trục vớt đã thu được:
7 ống súng cối 82 ly với 745 quả đạn kèm theo, cùng các bộ phận rời kèm theo như bàn tiếp hậu, ống nhắm…
70 súng AK-47
72 súng trường SMG (loại 43)
39 súng phóng rocket RPG-2 (thường gọi là B-40) kèm theo 81 thùng đạn rocket, trong đó 12 thùng từ Rumania
28 thùng đạn 7 ly 62
1 súng phòng không 2 nòng, thêm 4 nòng phụ, rời, kèm 68 thùng đạn 14 ly 5
Hàng chục tấn trang bị quân sự khác kể cả chất nổ C4.
Theo tác giả Nguyễn Tấn Đơn trong Đặc San Hải Sử của Thân Hữu Hải Quân NSW/Sydney (Úc), 2001, trang 36 thì diễn biến của vụ Hòn Hèo như sau:
' Khi đó mục tiêu SL3 (Suspect Trawler, theo tên gọi của Trung Tâm hành quân HQ HK) được CTF 115 (Coastal Task Force) thông báo cho V2DH (Vùng 2 Duyên Hải) theo dõi vì mấy ngày nay rất nghi ngờ. Sự thật thì SL3 đã bị phi cơ P2V phát hiện từ lúc cách xa bờ trên 100 hải lý. Khi SL3 vào cách bờ 50 hải lý thì phi cơ bàn giao cho Đài Kiểm Báo Hòn Tre-Nha Trang để theo dõi. Lúc trời bắt đầu tối thì SL3 trực chỉ vào Vịnh Nha Trang. Khi đó ngay tại vùng biển Nha Trang đã có sẵn Hộ tống hạm HQ 12, Ngọc Hồi (Hạm trưởng, lúc này là HQ Th/Tá Dư Tri Hùng) đồng thời Duyên Đoàn 25 cũng đã tăng phái 1 ghe chủ lực và 2 ghe Yabuta cho V2DH. Ngoài ra CTF 115 cũng tăng cường 2 PCF (khinh tốc đỉnh) tuần tiễu, án ngữ trong vịnh Nha Trang. Coi như HQ 12, ba ghe và 2 PCF sẵn sàng tác chiến bên trong vịnh Nha Trang. Đến quá nửa đêm, SL3 bắt đầu vào cửa vịnh. Lợi dụng đêm tối SL3 chạy sát vào gần núi, lúc này HQ 12 chỉ có thể chạy bên ngoài vì còn phải tránh các vùng đá ngầm, các ghe của Duyên Doàn cũng không theo kịp, chỉ còn 2 PCF của HK rượt theo SL3 và khai hỏa. Nhờ có võ khí lợi hại nhất của PCF là súng cối bắn thẳng vào tàu địch, khiến tàu địch ủi thẳng vào bờ và tự hủy. Tàu địch bị nổ tung tại mũi Hòn Hèo, phần mũi gác lên bờ đá, phần lái chìm dưới nước. Tư lệnh V2DH, lúc đó là HQ Tr/Tá Phạm Mạnh Khuê, tổ chức ngay cuộc hành quân. Cuộc hành quân do Duyên Đoàn 25 chủ lực, dưới sự chỉ huy của HQ Tr/Úy Trương Công Hải đã tịch thu được rât nhiều võ khi, đạn dược B40, B41, chất nổ, tài liệu. '
Các tài liệu và những tập hồi ký của các tác giả BV viết khá nhiều về 'chiến công Hòn Hèo', tên của thuyền trưởng, được phong là 'anh hùng lực lượng võ trang' và đặt tên cho một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa: đảo Phan Vinh. Tuy các tài liệu quân sự của CSBV được viết theo tính cách tuyên truyền, vơi những đoạn 'hồi ký' tưởng tượng và những kết quả rất xa sự thật nhưng có những chi tiết đáng chú ý như sau:
Tàu C. 235 khởi hành ngày 27 tháng 2 năm 1968, từ căn cứ A3 của đoàn 125. Đây là chuyến đi thứ nhì của C. 235 trong tháng hai chuyến thứ nhất đi vào ngày 6, bị ngăn chặn, không thể vào bờ, phải quay về.
C. 235 vỏ sắt, đóng tại Trung Cộng, được BV xếp vào loại tàu 'cao tốc', chạy 4 máy, tốc độ khoảng 12 knots/ giờ. Thủy thủ đoàn gồm 20 người.
Địa điểm giao 'hàng': Mật khu Hòn Hèo thuộc hai xã Ninh Phước và Ninh Vân (Khánh Hoà)
Nhật ký hải hành (?) C. 235 ghi:
' . Đi hai ngày, hai đêm trên vùng biển quốc tế, đến ngày 29 tháng hai năm 1968, vị trí C-235 ở ngang vùng biển Nha Trang.
- 18 gìờ ngày 29 tháng 2, máy bay trinh sát của địch phát hiện ra tàu C. 235.
- 20 giờ cùng ngày, 235 chuyển hướng vào bờ.
- 20 giờ 30 phút:C235 gửi công điện 'cách bờ 19 hải lý, gặp tàu và máy bay địch bám.'
- 23 giờ C235 bắt đầu tiến vào bờ và phát hiện ra C235 HQ vùng 2 DH (VNCH) điều nhiều tàu chiến đến vùng biển Bắc Nha Trang vơi ý định bắt sống C235.
- 23 giờ 30 phút, tất cả đèn trên tàu địch đều tắt. Chúng phục kích, theo dõi C235 bằng radar. C235 luồn lách chạy vào bên đổ hàng và quyết định thả bớt hàng xuống biển.
- 1 giờ 40 phút sáng 1 tháng 3, C235 quyết định chạy ra, nhưng bị 7 tàu chiến địch chặn bên ngoài.
- 1 giờ 50 tàu địch bắn vào C235, và C235 bắn trả bằng DKZ và súng 12 ly 5. Ngay trong đợt khai hỏa đầu 5 đồng chi hy sinh, 7 bị thương.
- 2 giờ 30 , C235 tìm cách phá vòng vây, nhưng bị trúng 1 quả đạn vào buồng máy và ngưng chạy. Lúc này C235 cách bờ khoảng 100m. Thuyền trưởng quyết định cho nhân viên bỏ tàu, bơi vào bờ sau khi gài chât nổ để phá hủy tàu.
2 giờ 40: tàu nổ tung.
Tài liệu của CSBV còn ghi thêm là khi lên bờ còn lại 9 cán binh sống sót (kể cả thuyền trưởng Phan Vinh), 11 cán binh chết tại chỗ. Sau đó Phan Vinh và một đồng đội bị lực lượng truy tìm của VNCH bắn hạ. Trong số 7 cán binh lẫn trốn, 2 người chết và 5 người tìm được liên lạc với du kích địa phương để trở về BV , 6 tháng sau (?)
(Ghi chú của Trần Lý: Vụ C235 được CSBV viết khá nhiều với những chi tiết thiếu chính xác, họ 'gia tăng' số tàu vây bắt của lực lượng HQ VNCH như có HQ 17, xem HQ 12 và Ngọc Hồi là 2 chiến hạm khác nhau. Ghi thêm chiến công tưởng tượng là bắn cháy 1 tàu VNCH và cho rằng C235 đã hoàn thành công tác vì đã thả hết 'hàng' xuống biển (?). Trên thực tế, lực lượng trục vớt VNCH đã thu được nhiều võ khí và quân dụng. Các blog trên mạng như blog Nhân Quyền và Tự Do (Tháng 9-2011), blog Dân làm báo (9/2011) đã có những bài về 'Huyền thoại giả tạo cửa đường HCM trên biển' so sánh các bài viết của CSBV về vụ tàu C235 tại Hòn Hèo (kể cả bài 'sử liệu' của HQ BV), vạch rõ các điểm ngụy tạo, các sự kiện tưởng tượng và hoang đường trong vụ này.
Tài liệu của HQHK có ghi thêm sự tham dự của PGM 617 và của phi cơ AC-47.
Ghe chủ lực (hay ghe chỉ huy= Command junk) của lực lượng Hải Thuyền HQVNCH dài 55. 9 feet, trọng tải 9 tấn, vận tốc 12 knots, trang bị đại liên 50 hay 30. Khoảng 46 chiếc được đóng tại Hải Quân Công xưởng VNCH.
Ghe Yabuta cũng là chiến thuyền loại 55 feet đóng theo thiết kế của Kỹ Sư Nhật Yabuta tại HQ Công xưởng VNCH, trang bị đại liên.

Vụ ngoải khơi Quảng Ngãi (sông Tha Cầu)
Vào lúc 15 giờ 41 phút ngày 29 tháng 2 năm 1968, một tàu chở hàng của CSBV bị phi cơ tuần thám HK phát giác khi đang di chuyển trên biển ở khoảng 103 miles Đông Mũi Ba Làng An (Cape Batagan). Tuần di chuyển theo phương vị 270 độ, vận tốc 12 knots. Tàu được đặt tên là Quang Ngai Province Trawler và bắt đầu bị các chiến hạm của HQ Hoa Kỳ theo dõi từ xa. Lúc 17 giờ, tuần dương hạm USCGC Androscoggin (WHEC-68) đang có mặt trong khu vực được di chuyển đến để theo dõi tàu BV.
Chiếc tàu, theo ký hiệu cùa BV, là C. 43 dự trù sẽ đổ 'hàng' vào bến Ba làng An, Đức Phổ (Quảng Ngãi)
19 giờ 47, Androscoggin được phi cơ xác định vị trí của tàu BV và bắt đầu dùng radar để đi theo tàu BV từ xa và giữ khoảng cách 8 miles vời tàu BV. Khoảng 12 giờ đêm, một chiến hạm vận chuyển LST của HK đang chở hàng tiếp liệu về hướng Bắc đi vào khu vực và suýt phá hỏng cuộc giăng bẫy khi dùng quang hiệu để liên lạc với tàu BV. Các liên lạc vô tuyến đã yêu cầu LST tắt đèn và di chuyển nhanh khỏi khu vực. Tàu BV chưa biết là đang sập bẫy.
Lúc 00 giờ 48, ngày 1 tháng 3 tàu BV đột ngột tăng vận tốc lên 12. 5 knots và đến 01 giờ 22, tàu BV chuyển hướng, xâm nhập vùng biển 12 hải lý của VNCH, cách mũi Ba Làng An khoảng 22 miles về hướng Tây-Nam. Lực lượng chặn bắt của HQ HK gồm các chiến hạm Androscoggin, Point Grey (WPB-82324), Point Welcome (WPB-83329) và các PCF-18, PCF-20. Đợi đến khi tàu BV vào sâu 6. 5 miles trong hải phận VNCH, chiến hạm Andrscoggin bắt đầu cuộc săn bắt, các chiến hạm khác chặn sẵn trong khu vực từ 4 miles vào bờ, 2 trực thăng võ trang và phi cơ thả hỏa châu của KQ HK cũng sẵn sàng.
http://pcf45.com/trawler/aftermath/boneyard.jpg

Androscoggin tiến đến gần tàu BV khoảng 5600 yards và dùng quang hiệu để yêu cầu tàu BV cho biết lý lịch, nhưng không được trả lời nên sau đó đã bắn đạn chiếu sáng để nhận dạng tàu BV, xác định tàu thuộc loại vỏ sắt dài 100 feet dạng tàu xâm nhập kiểu Sa Kỳ. Tàu BV bắt đầu bỏ chạy, xả khói mù và dùng súng bắn về hướng Androscoggin. Chiến hạm HK tiến gần hơn và bắt đầu khai hỏa bằng đại bác 5-inch. Tàu BV bị trúng đạn vào mạn phải của phía đuôi, quay vòng và chạy vào hướng bờ. Trong lúc này, một thuyền buôn đã vô tình di chuyển ngang vùng nên chiến hạm HK đành tạm ngưng bắn. Hai trực thăng võ trang đã được gọi đến và dùng rocket và minigun để tiến đánh chiếc tàu BV đang tháo chạy vào bờ.
Lúc 01 giờ 40 phút, các chiến hạm ngăn chặn bên trong được lệnh xáp gần tàu BV, dùng súng cối và đại liên để thanh toán mục tiêu. Androscoggin không thể vào sâu hơn.
Tàu BV bị trúng thêm 2 quả đạn súng cối 81 từ Point Welcome và trôi vào bãi cạn cách cửa sông Tha Cau khoảng 50 yards. Lúc 02 giờ 20 phút, tàu BV thử tự hủy nhưng không thành, phần trước của tàu vỡ tan nhưng 75% của tàu vẫn còn nguyên, và đến 02 giờ 35 phút, tàu gây tự nổ lần thứ nhì, tạo thành cột lửa cao 500 feet. Mảnh vụn của tàu văng quanh, gây hư hại nhỏ cho phòng lái của Point Welcome và mảnh vụn từ tàu BV văng đầy sàn nhưng không gây tổn thất.

Tài liệu của CSBV (Đường mòn HCM trên biển), như thường lệ, 'phong' cho Tảu C-43 những chiến công 'tưởng tượng' thật 'lố bịch' và coi thưởng người đọc khi viết:
.' Đội tàu C. 43 do thuyền trưởng Nguyễn Đắc Thắng và chính trị viên Tuấn chỉ huy, gặp địch còn cách bờ 20 hải lý (?), đã chiến đấu với tàu chiến và máy bay địch. Bắn chìm và bắn hỏng một tàu, bắn rơi một máy bay địch. Sau đó đã phá hủy tàu rồi bơi vào bờ. Anh em đã hành quân vượt Trường Sơn trở về đơn vị. '

Vụ dự trù xâm nhập ngoải khơi Bình Định:
Đây là vụ thứ 4 trong chiến dịch 'Bốn mũi giáp công' của Đoàn 125 CSBV:
Lúc 10 giờ ngày 29 tháng 2, phi cơ tuần thám HK đã phát giác một tàu chuyển vận loại 100 foot, di chuyển trong vùng biển ngoài khơi cách Quy Nhơn khoảng 200 miles về hướng Đông-Bắc. Tàu được HQ HK đặt tên là Binh Đinh Province Trawler, di chuyển theo hướng 220 độ, với vận tốc trung bình 8 knots. Trong nhiều giờ sau đó tàu tiếp tục hướng vào bờ, có vẻ như sẽ vào vùng bãi biển Lộ Diêu cách Quy Nhơn 42 miles về phía Bắc. Từ 00 giờ 15, chiến hạm HK USCGC Minnetonka (WHEC-67) được giao nhiệm vụ theo dõi tàu BV từ xa. Tuy nhiên ngay khi biết mình đã bị phát hiện, tàu BV chuyển hướng, quay ra vùng biển xa và không bao giờ vào gần vùng biển, luôn luôn ở bên ngoài xa khoảng 30 miles. Vị trí vào gần nhất của tàu là 32 miles Đông-Bắc Quy Nhơn. Phi cơ tuần thám tiếp tục theo dõi cho đến khi tàu trở lại hải phận của Trung Cộng.
Tài liệu BV cho biết đây là tàu C-56, và cũng viết theo 'tưởng tượng' là C-56 đối diện trực tiếp vơi WHEC-67, không thèm trả lời dù bị bắn dọa và trở về là do lệnh của BV (?)

Sau khi thất bại nặng trong mưu toan chuyển hàng tiếp vận bằng đường biển trong tháng Ba năm 1968 với ba tàu bị đánh chìm, một tàu quay trở về, BV vẩn tiếp tục cố gắng tìm cách xâm nhập.
- Ngày 22 tháng 11 năm 1970, một tàu bị đánh chìm tại Cửa Cung Hầu (sông Cổ Chiên)
- Ngày 12 tháng 4 năm 1971, một tàu bi đánh chìm tại Gành Hào
- Ngày 24 tháng 4 năm 1972, tàu 645 của CSBV bị HQ-4 của HQ VNCH bắn chìm tại vùng biển Phú Quốc (Xin xem bài viết của Trần Lý về vụ này)

8/2012
tvvn.org/forum/showthread.php/50380
Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm