Tham Khảo
Cuộc Hải Chiến Hoàng Sa 1974 Với HQ16 - HQ Đặng Quốc Tuấn
Chúng tôi hân hoan chào đónquý vị, chúng tôi cảm thấy hân hạnh về sự hiện diện đông đảo của quý vị, và rất hãnh diện khi được tiếp đón quý vị
Chiến sĩ Hải Quân Đặng Quốc Tuấn đang thuyết trình về trận hải chiến Hoàng Sa.
Kính thưa quý vị, quý đồng hương,
Chúng tôi hân hoan chào đónquý vị, chúng tôi cảm thấy hân hạnh về sự hiện diện đông đảo của quý vị, và rất hãnh diện khi được tiếp đón quý vị.
Trước tiên, chúng tôi xin chân thành cảm tạ quý anh trong nhóm Vinh Danh Cờ Vàng, đã bỏ rất nhiều công sức tổ chức ngày Hoàng Sa năm nay, tạo điều kiện để chúng ta gặp gỡ, trao đổi nhau những kinh nghiệm trong những ngày lưu vong, tưởng nhớ đến ngày 19-01-1974, 37 năm về trước ngày xảy ra trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa, và đặc biệt là truy điệu các chiến sĩ đã bỏ mình trong trận hải chiến.
Với tư cách là một chứng nhân, đã tham dự trực tiếp trận đánh, tôi sẽ cố gắng trình bày chi tiết một cách khách quan để hầu chuyện cùng quý vị.
Mấy lúc sau này, có rất nhiều sách và tài liệu viết về trận hài chiến, đã đề cập đến nhóm đổ bộ chúng tôi trên đảo Vĩnh Lạc (Money). Khi đối chiếu các tài liệu, sách vở, các bài viết này tôi nhận thấy có nhiều sự lệch lạc, chẳng hạn một số sách cho nhóm chúngtôi 15 người, có sách viết 12 người, hoặc 8 người, chúng tôi là nhóm Biệt Hải người nhái, có tài liệu viết nhóm chúng tôi đào thoát trên biển 15 ngày, hoặc12 ngày hay 8 ngày, thậm chí có bài viết huyền hoặc là nhóm chúng tôi được cáÔng hoặc cá Voi đưa vào gần bờ. Nay tôi xin đính chánh lại là nhóm đổ bộ chúng tôi gồm 10 người là nhân viên cơ hữu của tuần dương hạm Lý thường Kiệt HQ16, chớ không phải là Biệt Hải người nhái như một số sách đã viết, chúng tôi nhận lệnh đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc (Money), phá hủy các chứng cớ ngụy tạo, nhổ cờ Trung Cộng và dựng lại cờ vàngViệt Nam Cộng Hòa, tổ chức phòng thủ trên đảo, sau trận hải chiến, trước hỏa lực mạnh mẽ của Trung Cộng để chuẩn bị cho lính của họ đổ bộ, chúng tôi đào thoát bằng xuồng cao su lênh đênh trên biển 10 ngày và được một tàu đánh cá Việt Nam cứu vớt tại Mũi Yến ở Qui Nhơn Việt Nam.
Tôi xin bắt đầu với cuộc đời quân ngũ của chính tôi.
Tôi là một cựu quân nhân Hải Quân QLVNCH, tôi nhập ngũ ngày sau Tết Mậu Thân, vào khoảng tháng 3 năm 1968, sau khóa căn bản quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện HQ Cam Ranh, tôi được đưa về học hải nghiệp ở Trung Tâm Hải Quân Nha Trang ngành Giám Lộ. Sau khi tốt nghiệp, khoảng tháng 12.1968 tôi được thuyên chuyển đến giang đoàn 513 PBR và tiếp đó là 512 PBR Hải Quân Hoa Kỳ đồn trú tại căn cứ Hải Quân Rạch Sỏi Rạch Giá (PBR là chữ tắt của Patrol Boat River). Đây là loại giang tốc đỉnh trang bị vũ khí mạnh với vận tốc cao khoảng 30 knots tức khoảng 55 km/giờ, toàn chiến trường sông ngòi Việt Nam lúc ấy có khoảng 250 chiến đỉnh PBR, đây là giai đoạn chuẩn bị Việt Nam hóa chiến tranh của Hoa Kỳ, tháng 06.1969 hai giang đoàn Hoa Kỳ trên được gộp lại bàn giao và hình thành giang đoàn 55 Tuần Thám thuộc lượng TuầnThám Hải Quân Việt Nam (lực lượng này gồm 15 giang đoàn ). Sau đó giang đoàn 55 tuần thám này được chuyển đến căn cứ Hải Quân Cái Dầu ở Châu Đốc tham dự chiến dịch hành quân ở kinh Vĩnh Tế, đây là chiến trường lớn của vùng 4 chiến thuật với sự tham dự của hầu hết các quân binh chủng QLVNCH.
Tháng 10.1971.
Giang đỉnh tôi bị trúng đạn phóng lựu B40, tôi bị thương được đưa về điều trị tại Quân y Viện Châu Đốc, sau hơn 2 tháng trị liệu, tôi được lệnh trình diện phòng nhân viên Bộ Tư Lệnh Hải Quân Sài Gòn để làm thủ tục qua Mỹ nhận lãnh HQ16 Lý Thường Kiệt, chúng tôi gồm 2 nhóm, nhóm đầu 40 người đã đi trước đó hơn 1 tháng, nhóm 2 trong đó có tôi gồm 37 người khởi hành khoảng đầu năm 1972, về lai lịch của chiến hạm HQ16 này đại khái như sau: hạ thủy năm 1942 thuộc lực lượng Tuần Dương Hoa Kỳ (WHEC), ngaysau khi hạ thủy trực tiếp tham dự chiến trường Bắc Đại Tây Dương thời Đệ Nhị thế chiến, sau đó vì nhu cầu tân trang hóa của Hải Quân Hoa Kỳ, chiến hạm này đã lỗi thời, bị đem vào bỏ neo ở bãi phế thải tàu cho đến khi chúng tôi qua tiếp nhận, tàu được kéo vào ụ, sơn phết, thiết kế Rada, gắn máy móc, trang bị vũ khí sau đó chiến hạm HQ16 này hải hành về Việt Nam nhận lãnh trách nhiệm tuần tiểu và bảo vệ lãnh hải Việt Nam. Riêng tôi là nhân viên Giám Lộ phục vụ tại Trung Tâm Chiến Báo trên chiến hạm Lý Thường Kiệt HQ16 từ lúc ấy cho đến ngày xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa.
Ngày 14-01-1974.
Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16, lúc ấy đang cập bến Tiên Sa tại căn cứ Hải Quân vùng 1 Duyên Hải ở Đà Nẳng, chúng tôi được lệnh ra công tác ngoài quần đảo Hoàng Sa, chở theo 1 thiếu tá bộ binh tên là Hồng (tôi đọc được nhờ vào bảng tên gắn trước ngực ), 4 tùy viên quân sự thuộc Quân Đoàn 1, Tiểu khu Quảng Nam, 1 cố vấn Mỹ mặc thường phục mãi về sau này khi nằm điều trị ở Quân Y Viện Qui Nhơn, tôi mới biết tên ông ta là GeraldKosh. Về hành lý của người Mỹ dân sự này, chúng tôi thấy có điều kỳ lạ, bởi vì ngoài túi xách quần áo thông thường, còn có một số dụng cụ và máy móc đo đạc và một thùng chất nổ TNT, chúng tôi bày tỏ sự lo ngại về thùng TNT với ông Koshthì ông ta bảo đảm 100% an toàn bởi vì ngòi nổ vẫn còn ở trong xách tay của ông ta, còn về các máy móc dụng cụ đo đạc, thì một người bạn cùng tàu có vẻ rành rẽ về việc này đã giải thích với chúng tôi, đó là các máy địa chấn ký và máy ghi nhận tín hiệu cũng như máy vẽ biểu đồ về sự rung chuyển trong lòng đất, anh bạn này còn quả quyết là người Mỹ này sẽ dò tìm dầu hỏa ở vùng quần đảo Hoàng Sa, anhem chúng tôi nghe sự giải thích này có vẻ hợp lý và suôi tai nên không thắc mắc hỏi thêm nữa.
Tàu khởi hành lúc chiều tốingày 14-01-1974 và đến Hoàng Sa vào buổi sáng ngày 15-01-1974. Khi đến nơi, tàu liên lạc vô tuyến với nhóm Địa Phương Quân trên đảo và họ lái xuồng ra rước viên thiếu tá bô binh, mấy tùy viên quân sự và người Mỹ dân sự lên đảo, kế tiếp tàu rời đảo Hoàng Sa, hải hành ra xa và sau đó thả trôi trong khi chờ đợi đưa những người khách về lại Đà Nẵng.
Ngày 16-01-1974.
Khoảng 10 giờ sáng ngày hôm sau 16.01.1974 một người bạn giám lộ đang trực phiên trên đài chỉ huy chiến hạm phát hiện trên màn ảnh Rada 1 vệt nhỏ đang di chuyển về hướng đảo Quang Hòa (Duncan), chúng tôi dùng ống dòm quan sát, nhưng vẫn không thấy được vì quá xa, sĩ quan trưởng phiên báo cáo với hạm trưởng và cho khởi động máy tàu chạy về hướng đảo Quang Hòa (Duncan). Khi gần đến, chúng tôi quan sát từ đài chỉ huy mới thấy vệt nhỏ trên màn ảnh Rada lúc nãy là một tàu Trung Cộng ngụy trang đánh cá, sơn mầu xanh lá cây đậm, vỏ bằng sắt, trang bị đại bác 25ly, chiến hạm dùng quang hiệu yêu cầu tàu Trung Cộng rời khỏi lãnh hải VNCH, tàu này không trả lời, sau đó chiếm hạm tiến lại gần thì tàu Trung Cộng mới rời khỏi hải phận Hoàng Sa, chạy về hướng Đông-Bắc. HQ16 chúng tôi quan sát trên đảo Quang Hòa, mới phát hiện đảo này đã bị chiếm đóng. Trên đảo có mấy dãy nhà gỗ, có chòi canh vọng gác cao, cắm cờ Trung Cộng. Có rất nhiều người di chuyển qua lại hình như họ đang xây cất thêm doanh trại. HQ.16 gọi máy về BTL. Vùng 1 Duyên Hải báo cáo mọi sự việc. Chúng tôi nhận được chỉ thị đi quan sát các đảo khác trong quần đảo và ghi nhận các sự kiện sau:
- Đảo Duy Mộng (Drummond) và Đảo Cam Tuyền (Robert) không có người, nhưng có cắm cờ Trung Cộng. Riêng đảo Duy Mộng (Drummond) có 2 tàu nhỏ, đang bỏ neo sát bờ. từ mũi đến lái có trang bị 3 giàn súng, tất cả được phủ lên bằng lưới đánh cá để ngụy trang, do đó chúng tôi không quan sát được dó là loại vũ khí gì.
- Đảo Vĩnh Lạc(Money) vì có nhiêu rừng cây cao nên HQ16 quan sát từ phía Tây vẫn không thấy suốt bờ phía Đông của đảo, do đó HQ16 phải hải hành vòng qua bờ phía Đông của đảo, khi dùng ống dòm quan sát, chúng tôi thấy có cắm nhiều cờ Trung Cộng.
HQ16 báo cáo các sự việc về Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải, và nhận lệnh tuần tiểu trong vùng lòng chảo, đề cao cảnh giác chờ lệnh mới. Chiều ngày 16-01-1974, chúng tối được tin Khu trục hạmHQ4 (Trần Khánh Dư) sẽ ra tăng cường và tối ngày hôm đó HQ4 rời Đà Nẳng trực chỉ Hoàng Sa mang theo nhóm Biệt Hải người nhái gồm 25 người.
Ngày 17-01-1974.
Lúc 08.00h ngày 17-01-1974 chúngtôi nhận lệnh đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc (Money). Đảo Vĩnh Lạc này chỉ là đảo nhỏ trong quần đảo Hoàng Sa, đảo có chiều dài khoảng 1Km , chiều ngang 0,5km, trên đảo có rừng cây cao. Toán đổ bộ chúng tôi gồm 10 người, sự chọn lựa này có tính cách ngẫu nhiên, các ban ngành đề cử 1 người cho toán đổ bộ, danh sách 10 người này tôi vẫn còn nhớ, mặc dù đã trôi qua 37 năm, vài người trong nhóm tôi có liên lạc sau này. Nhóm đổ bộ 10 người chúng tôi gồm:
1/- Lâm trí Liêm (trung úy), trưởng toán.
2/- Nguyễn ngọc Cẩn (Điệnkhí).
3/- Nguyễn văn Duyên (Quảnkho).
4/- Trần Phừng (Vô tuyến).
5/- Nguyễn trọng Tuấn (Điện tử).
6/- Đoàn văn Nghiệp (Trọngpháo).
7/- Nguyễn văn Trung (Vận chuyển).
8/- Nguyễn văn Cảnh (Y tá).
9/- Nguyễn văn Thương (Phòng tai).
10/- và sau cùng là tôi Đặng quốc Tuấn (Giám lộ).
Chúng tôi mang theo vũ khí, đạn dược, máy truyền tin, thực phẩm nước uống. Chúng tôi dùng xuồng cao su để đổ bộ, đây là loại xuồng được chế tạo rất đặc biệt, vỏ rất dầy, được cấu trúc rất nhiều ngăn và có thể bơm không khí riêng rẽ vào các ngăn ( dài khoảng5m, ngang 2m). Ở 2 đầu trước sau có trang bị sẵn các lỗ hổng bằng sắt để dùng gắn súng đại liên, hoặc các máy động cơ, phía trước mũi có đính sẵn 1 la bàn từ loạinhỏ, và 2 bên hông gắn những quai sách để người xử dụng dễ dàng bám vào khi ở mực nước xâu, cũng như xách di chuyển trên cạn. Chúng tôi đổ bộ lên đảo từ hướng Đông-Bắc, nơi đây trong vùng lòng chảo bờ biển sâu thuận tiện cho việc đổ bộ, chúng tôi được chỉ thị nếu gặp địch quân hoặc ngư dân Trung Cộng, cố gắng hòa hoãn đến mức tối đa, chỉ nổsúng khi thật cần thiết để tự vệ, ngoài ra chúng tôi phải triệt hạ các chứng cớ ngụy tạo nếu tìm thấy. Sau khi đặt chân lên đảo Vĩnh Lạc (Money) chúng tôi lập tức nhổ các lá cờ Trung Cộng ở rải rác khắp đảo và dựng lại cờ vàng VNCH ngay tại vị trí các cờ Trung Cộng bị nhổ bỏ, sau đó toán đổ bộ chúng tôi thám sát toàn đảo, trên đảo không có người, giữa đảo trong rừng cây có một miếu thờ nhỏ rất xưa cũ có khắc chữ Việt tên họ cùng ngày tháng năm, tôi nghĩ là của các ngư phủ Việt Nam trước đây đã lên đảo lập miếu thờ, về phía Nam đảo, chúng tôi phát hiện trong rừng cây 4 nấm mộ, 2 có gắn bia đá, 2 bia gỗ, khắc chữ Tàu, tất cả trông có vẻ xưa cũ, nhưng vết tích thì mới, chúng tôi dùng xẻng đào các nấm mộ nhưng không tỉm thấy xương cốt gì cả. Điều chúng tôi thắc mắc là tại sao lính Trung Cộng đã cố tình ngụy tạo các nấm mộ, bỏ công cắm nhiều cờ ở bãi biển, mà lại không phá hủy cái miếu nhỏ xưa cũ của Việt Nam ta, điều đó chứng tỏ là họ rất vội vã, vừa thực hiện xong lập tức đi ngay không có thì giờ thám sát đảo.
Tất cả sự việc này được báo cáo về đài chỉ huy chiến hạm HQ16, sau đó chúng tôi được lệnh triệt hạ các chứng cớ ngụy tạo, đem các tang vật này gồm 2 bia đá, 2 bia gỗ và các lá cờ Trung Cộng giao cho xuồng máy đem về chiến hạm HQ16 để làm bằng chứng sau này. Tiếp theo chúng tôi nhận thêm lương thực và nước ngọt đồng thời tổ chức phòng thủ trên đảo. đào các hố cá nhân trong rừng cây, gài lựu đạn ở các hốc đá và dùng rong biển đắp lên, đặt nhiều mìn định hướng Claymore và dùng cát phủ lên ở bãi biển mà chúng tôi nghĩ là địchquân sẽ đổ bộ, tất cả các vị trí nảy đều được chúng tôi đánh dấu cẩn thận trên hải đồ.
Khoảng 11.00h, qua máy truyền tin chúng tôi được biết Khu Trục Hạm Trần khánh Dư HQ4 đã ra đến nơi và lập tức đổ bộ lên đảo Cam Tuyền (Robert) 1 toán nhân viên Biệt Hải người nhái gồm 25 người do 1 Thiếu úy chỉ huy, chúng tôi nhận được bản mã từ HQ16, sau khi dịch mã thì đó là tần số đặc biệt để chúng tôi có thể liên lạc với đảo chính Hoàng Sa cùng với toán đổ bộ HQ4 trên đảo Cam Tuyền, tình hình trên đảo này cũng không có gì đặc biệt, chỉ mấy lá cờ Trung Cộng bị toán đổ bộ nhổ bỏ và cắm lại cờ vàng VNCH, ngoài ra không phát hiện gì thêm, cũng như toán chúng tôi, họ được lệnh ở lại tổ chức phòng thủ trên đảo.
Qua máy truyền tin, chúng tôi được biết chiến tranh với Trung Cộng có thể xảy ra, trong trường hợp này, Hải Quân sẽ được sự yểm trợ của Không Quân, phi đoàn F5-E của Sư Đoàn 1 Không Quân đang trú đóng tại Đà Nẳng. Chiều ngàyhôm đó 17-01-1974, 2 chiến hạm Trung Cộng xuất hiện trong vùng mang số 271 và 274. Đây là loại tàu chiến Hộ tống hạm của Liên Sô chế tạo,được gọi là tàu Kronstadt, Kronstadt là tên của hãng đóng tàu quân sự Liên Sô nằmở cực Bắc Âu Châu trong vịnh Finland, hãng đóng tàu này tọa vị trên hòn đảo Kotlin, ngoài vành thành phố cũng mang tên Kronstadt ở phía Tây thành phố Sint-Petersburg (trước đây được gọi là Leningrad). Hai tàu này chiều dài khoảng100m hơi ngắn hơn HQ16, nhưng vận tốc nhanh hơn. Hai chiến hạm ta HQ16 và HQ4 dùng quang hiệu yêu cầu họ lập tức rời vùng lãnh hải VNCH, thì liền đó nhận lại quang hiệu mang ý nghĩa tương tự, sau đó 2 chiến hạm Trung Cộng bỏ đi về hướng Đông-Bắc quần đảo.
Ngày 18-01-1974.
Tảng sáng sớm ngày 18-01-1974 Tuần Dương Hạm HQ5 (Trần Bình Trọng), đã có mặt tại Hoàng Sa, và Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10 cũng đã khởi hành hướng về Hoàng Sa. Theodự định HQ10 sẽ đến nơi vào chiều tối ngày hôm ấy, trên chiến hạm HQ5 có Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc là người chỉ huy trận hải chiến. Khi vừa đến nơi Đại Tá Ngạc truyền lệnh của BTLHQ vùng 1 Duyên Hải cho tất cả các đơn vị hiện diện tại Hoàng Sa, đó là phải tỏ thiện chí hòa hoản tối đa, các toán đổ bộ không được tùy tiện nổ súng khi chưa có lệnh.
Khoảng 10.00h sáng ngày18-01-1974, HQ4 nhận lệnh đưa toán nhân viên cơ hữu 15 người lên đảo Cam Tuyền (Robert) để thay thế nhóm người nhái 25 người đã đổ bộ hôm trước. Nhóm người nhái này chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới. Ngay lúc này 4 chiến hạm Trung Cộng lại xuất hiện, 2 trong số chúng tôi đã nhận dạng hôm trước, đó là các Hộ tống hạm Kronstadt 271 và 274, còn 2 chiếc khác mang số 389 và 396, 2 chiến hạm này hình dạng khác hơn 2 Hộ tống hạm kia, chiều dài ngắn hơn khoảng 70m, trang bị vũ khí nhiều hơn, ở trên đảo dùng ống dòm quan sát chúng tôi thấy như vậy, về lực lượng Không quân và Hải Quân Trung Cộng, chúng tôi không được biết gì nhiều, theo tài liệu thì hầu hết các chiến cụ Trung Cộng đều mua của Liên Sô trong thập niên 60 cho đến khi xảy ra chiến tranh biên giới giữa 2 nước năm1969 thì việc mua bán chiến cụ bị hủy bỏ. do đó 2 chiến hạm 389 và 396 chúngtôi nghĩ là do Liên Sô chế tạo và gọi là pháo hạm, cả 4 chiến hạm Trung Cộng đều vận chuyển cản đườngvà khiêu khích, qua máy truyền tin chúng tôi ghi nhận các sự kiện sau:
- HQ16 và Hộ tống hạm 271 đãva chạm 2 hông tàu với nhau.
- HQ4 đã đụng mũi vào hông sau của tàu Pháo hạm 389 và làm gãy mấytrụ giây an toàn của tàu này.
- HQ5 di chuyển phía Nam đảo Quang Hòa (Ducan) để quan sát và thăm dò phản ứng của địch thì bị Hộ tống hạm274 vận chuyển ép ngang phía trước mũi, HQ5 phải ngưng máy và quay trở lại thả trôi phía nam đảo Vĩnh Lạc (Money) nơi mà chúng tôi đang trấn thủ.
- Tất cả 4 chiến hạm Trung Cộng sau đó cũng vận chuyển về hướng đảo Quang Hòa (Duncan) và thả trôi ở đó.
- Khoảng xế chiều ngày18-01-1974, 2 tàu nhỏ ngụy trang tàu đánh cá mang số 402 và 407 xuất hiện tăng viện cho phía Trung Cộng, 2 tàu này có lẽ là 2 tàu chiến nhỏ ngụy trang tàu đánh cá mà chúng tôi đã phát hiện bỏ neo sát bờ đảo Duy Mộng (Drummond) cách 2 ngày trước đây 16-01-1974.
Khoảng chiều tối ngày 18-01-1974, Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 đã ra đến nơi, lúc này ở trên đảo Vĩnh Lạc (Money) chúng tôi nhận được bản mã văn mới, sau khi dịch mã thì đó là 3 tần số khác nhau, 1 để liên lạc trực tiếp với chiến hạm, 1 với các toán đổ bộ,và 1 với đài khí tượng ở đảo Hoàng Sa, vì tần số các chiến hạm xử dụng tần số âm thoại đơn ngắn SSB (Single.Side.Bandmodulation) đã bị phát hiện, sóng vô tuyến đã bị chen vào phá rối, thỉnh thoảng nghe ra hàng loạt tiếng Tàu, do đó các chiến hạm chuyển sang xử dụng loại máy truyền tin VRC46 và PRC25, 2 loại này rất tiện lợi trong việc chuyển đổi tần số, nhất là loại sách tay di động PRC 25 chúng tôi đã mang theo xử dụng khi đổ bộ lên đảo ngày hôm trước, tuy nhiên loại máy này có khuyết điểm là chỉ liên lạc trong phạm vi gần khoảng 10,15 hải lý mà thôi, chúng tôi biết thêm là 4 chiến hạm ta được chia làm 2 nhóm, nhóm 1 gồm HQ5 và HQ4 sẽ hoạt động chung nhau về phía Nam quần đảo, nhóm 2 gồm HQ16 và HQ10 đang vận chuyển ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa, bên ngoài khu lòng chảo.
Đêm 18-01-1974 trôi qua một cách yên lặng.
Ngày 19-01-1974.
Trời tờ mờ sáng, tình hình có vẻ rộn rịp căng thẳng lên, lúc 08.00h sáng ngày 19-01-1974, qua máy vô tuyến chúng tôi được biết HQ5 đang yểm trợ HQ4 đổ bộ nhóm người nhái gồm 25 người lên đảo Quang Hòa (Duncan) từ phía Nam bên ngoài khu lòng chảo. Nơi đây HQ4 đã không vào sát bờ được vì có nhiều đá ngầm. Toán người nhái đã dùng xuồng cao su để bơi vào đến bãi đá ngầm sau đó họ phải lội bộ lên đảo, mực nước biển ngang đầu gối. Thiếu úy trưởng toán người nhái báo cáo họ bị lính Trung Cộngtấn công bằng súng thượng liên và phóng lựu từ trong rừng cây cũng như trong các chòi canh vọng gác trên đảo, sau vài phút, toán người nhái báo cáo là viên thiếu úy trưởng toán người nhái và 1 binh sĩ tử thương, toán đổ bộ đã phản kích bằng phóng lựu M79 và đại liên M60, nhưng không hiệu quả vì quá xa tầm. Tóm lại tình hình hoàn toàn bất lợi, toán người nhái đang lội dưới nước chưa đặt chân được lên bờ, họ trở thành mục tiêu tác xạ của lính Trung Cộng. Sau cùng toán người nhái được lệnh rút lui về HQ4. Tất cả sự việc trên chỉ xảy ra trong vòng 2 giờ đồng hồ.
Khoảng 10 giờ sáng ngày19-01-1974, ờ trên đảo Vĩnh Lạc (Money), chúng tôi thấy HQ16 và HQ10 đang tiến vào khu lòng chảo. Trong khu này đã hiện diện 3 tàu Trung Cộng mang số 274 (Hộ tốnghạm), 396 (Pháo hạm) và 402 (tàu đánh cá ngụy trang). Nơi chúng tôi trú đóng rất thuận tiện để theo dõi cả 2 mặt trận sắp sửa xảy ra. Mặt trận phía Bắc trong khu lòng chảo của HQ16 và HQ10, nơi này rất gẩn chúng tôi có thể dùng ống dòm để quan sát rõ ràng, và mặt trận phía Nam ngoài khu lòng chảo xa về hướng Nam của đảo Quang Hòa (Duncan). HQ4, HQ5 cũng đang ở trong tình trạng căng thẳng, dùng ốngdòm ta chỉ có thể phân biệt giữa tàu chiến ta và tàu Trung Cộng khác biệt về màu sắc,tàu Hải Quân Việt Nam sơn màu xám nhạt, còn tàu Trung Cộng sơn màu xanh lá cây đậm, và ở đây có 3 tàu chiến Trung Cộng: 271 (Krondtadt-Hộ tống hạm), 389 (Pháo hạm) và 407 (tàu đánh cá ngụy trang).
Sự hiềm khích và tình trạng căng thẳng giữa các chiến hạm Việt Nam và Trung Cộng trong các ngày qua,nhưng không bên nào khai hỏa. Để tạo thế thượng phong bất ngờ, Đại tá Hà Văn Ngạc (người chỉ huy trận đánh) ra lệnh đồng loạt khai hỏa lúc 10.25h. Mặt trận phía Bắc trong vùng lòng chảo, ngay 2 phút đầu tiên, tàu 274 và 396 đã bị trúng đạn và bốc cháy, sau một lúc quần thảo, ở trên đảo dùng ống dòm quan sát, chúng tôi thấy HQ10 đã trúng hỏatiễn địch ở đài chỉ huy (sau này khi nằm điều trị tại bệnh viện Qui Nhơn, tôiđược biết báo chí lúc đó gọi đây là loại hỏa tiễn Styx do Liên Sô chế tạo) chúng tôi nghĩ là các hỏa tiễn được bắn từ tàu 402, điều có thể nhận ra loại đạnthường hay hỏa tiễn là với đạn thường sau khi bắn, sẻ có khói bốc ra ở đầusúng, còn hỏa tiễn sẽ vạch ra một đường khói dài từ nơi xuất phát, và điều nàyđã được chúng tôi nhìn thấy bằng mắt thường ở trên đảo. Sau 30 phút giao tranh, sự thiệt hại đôi bên mặt trận phía Bắc trong vùng lòng chảo được chúng tôi ghinhận sau:
- Phía Trung Cộng: Hộ tống hạmKronstadt 274 sau một lúc nổ ( chắc là bị trúng ở hầm đạn) đã chìm lỉm, pháo hạm 396 đang bị cháy đã ủi vào bãi san hô giữa đảo Vĩnh Lạc (Money) nơi chúng tôi trấn đống và đảo Quang Hòa (Duncan), để nhân viên đào thoát. Tàu này có lẽ cũng trúng ở hầm đạn ở phía sau lái, thỉnh thoảng dùng ống dòm quan sát, chúng tôi thấy lóe sáng phía sau lái và có khói bốc cao. Còn tàu 402 chắc bị trúng đạn ở bánh lái, nên chuyển vận rất khó khăn, chạy một hình chữ chi về hướng Bắc đảo Duy Mộng (Drummond).
- Phía Hải QuânVNCH: HQ10 trúng hỏa tiễn ở đài chỉ huy và nhiều loại đạn khác, chiến hạm bị cháy ở đài chỉ huy, hạm trưởng và nhiều nhân viên trên chiến hạm đã tử thương. Hạm phó bị thương nặng và đã xuống được bè di tản cùng với 23 nhân viên chiến hạm. HQ16 bị trúng nhiều loạt đạn, hư hại nặng, tàu bị nghiên về phía bên phải và vận chuyển một cách khó khăn chậm chạp ra khỏivùng lòng chảo.
- Mặt trận phía Nam cũng đã chấm dứt, thiệt hại đôi bên chúng tôi không rõ, nhìn qua ống dòm chỉ thấy khói súng dầy đặc. Chúng tôi liên lạc với toán đổ bộ HQ4 trên đảo Cam Tuyền (Robert) thì được biết HQ4 và HQ5 đã rời vùng giao tranh, tất cả đều bị thiệt hại, và từ đó về sau họ đã mất liên lạc với HQ4. Phía Trung Cộng thì không được biết.
Bất chợt, người bạn trong nhóm chúng tôi anhTrần Phừng (vô tuyến) nhận được ám ngữ muốn nói chuyện với Trung úy Liêm trưởng toán, đó là hạm trưởng HQ16 chúng tôi, ông cho hay tình hình rất tệ hại, tàu chỉ còn1 máy, bên hông phải bị trúng đạn, trung sĩ điện khí Xuân bị thương nặng, tàu không thể dừng lại rước chúng tôi được, máy phát điện bất khiển dụng nên không thể nào khởi động máy ép gió để chạy máy tàu, do đó ông trao toàn quyền quyết định cho trung úy Liêm.
Khoảng 16.00h chiều ngày 19-01-1974, có 6 phản lực cơ Trung Cộng xuất hiện trong vùng. Nơi Trung Tâm Chiến Báo của chiến hạm mấy lúc sau này để giúp nhân viên nhận dạng phi cơ đối phương, có dán hình chụp nhìn ngang cũng như nhìn từ dưới lên hình các phản lực cơ Mig17, Mig19 và Mig21, do đó chúng tôi nhận dạng 6 phản lực cơ này thuộc loại Mig19, vì chúng bay rất thấp lượn chung quanh các đảo ở Hoàng Sa rất nhiều lần, có lẽ là quan sát tình hình chung trong vùng, sau đó biến mất về hướng Bắc. Đêm ngày19-01-1974, trung úy Liêm đã hội ý và bàn bạc với cả nhóm, lúc này cận Tết gió mùa Đông Bắc, nếu dùng xuồng cao su hiện có và poncho làm buồm, chặt cây trên đảolàm cột buồm, cơ hội về đến đất liền rất lớn, chúng tôi quyết định trở về đất liền bằng cách này, kiểm điểm lại lương thực chúng tôi còn đủ dùng trong 4 ngày, 1 can nước ngọt khoảng 18 lít, đêm hôm ấy bình thản trôi qua sau nhiều cơn biến động dữ dội.
Sáng ngày hôm sau, 20-01-1974, 7 chiến hạm Trung Cộng xuất hiện trong vùng 4 trong số này là loại Kronstadt Hộ tống hạm, còn 3 chiếc khác là loại chuyển vận hạm, chúng tôi đoánlà họ đang chuẩn bị đổ bộ.
Khoảng 09.00h ngày 20-01-1974, các chiến hạm Trung Cộng đồng loạt bắn vào các bãi biển ở các đảo do ta trấn đóng để dọn bãi chuẩn bị lính cho của họ đổ bộ. Trên đảo Vĩnh Lạc (Money), chúng tôi ẩn núp ở các hố cá nhân đã đào trước đây dưới các gốc cây lớn trong rừng phía Nam đảo, lúc này chúng tôi liên lạc đều đặn với các đơn vị trú đóng, chúng tôi được biết sau:
- Đảo Hoàng Sa (Pattle): nơi đặt đài khí tượng do nhóm Địa phương quân trấn đóng, Tàu Trung Cộng đã ngưng bắn dọn bãi và đang cho lính đổ bộ.
- Đảo Cam Tuyền (Robert): nơi nhóm nhân viên cơ hữu HQ4 trấn đóng. Tàu Trung Cộng vẫn còn đang bắn vào bãi biển.
- Đảo Vĩnh Lạc (Money): nơi chúng tôi trấn đóng, tàu Trung Cộng đã ngưng bắn dọn bãi, họ đang cho lính đổ bộ từ mặt Đông Bắc của đảo, chính mấy ngày trước đây chúng tôi đã đổ bộ lên đảo ở chỗ này vì nơi đây bờ biển sâu, rất thuận tiện cho việc đổ bộ. Cũng chính nơi đây chúng tôi đã gài nhiều mìn và lựu đạn để tổ chức phòng thủ.
Ngaylúc này chúng tôi quyết định rời đảo từ hướng Nam, nơi đây bờ biển cạn, đầy san hô và đá ngầm. Chúng tôi gồm 10 người mang xuồng cao su và các vật dụng kể cả vũ khí cá nhân và máy truyền tin. Chúng tôi lội bộ ra xa đến 2, 3km, mà mực nướcchỉ ngang đến bụng. Sau đó chúng tôi lên xuồng, cố gằng bơi thật nhanh, rời xa đảo càng sớm càng tốt, khi thấy đảo chỉ còn 1 vệt nhỏ. Kế đó chúng tôi mới dựng cột dùng Poncho căng làm buồm hướng về phía Đông Nam.
Chúng tôi lênh đênh trên biển 2 ngày lương thực và nước ngọt cạn dần, trung úy Liêm đã nhìn thấy điều này nên quyết định giới hạn khẩu phần lương thực và nước ngọt. Đến chiều ngày 22-01-1974, lúc hoàng hôn, chúng tôi ghi nhận 1 điều rất đặc biệt, từ phía sau lưng chúng tôi phía xa ở đường chân trời,bất chợt hỏa châu được bắn lên, chúng tôi cũng lập tức đáp ứng lại bằng hỏa châu, cả 2 bên đều làm tin cho nhau bằng hỏa châu vài lần rồi sau đó im bặt, chúngtôi không biết nguồn hỏa châu này từ đâu, chỉ suy đoán là của phi cơ trinh sát, hoặc của tàu dò tìm các nhân viên chiến hạm bị trôi trên biển sau trận hải chiến, sau này được chuyển từ Quân Y viện Qui Nhơn về Bệnh Viện Hải Quân Sài Gòn, khi trao đổi các mẫu chuyện, chúng tôi mới biết đó là nhóm 23 người HQ10 đào thoát trên bè cấp cứu của chiến hạm, họ may mắn hơn chúng tôi khoảng vài giờ sau, được 1 thương thuyền Hòa Lan cứu vớt.
Chúng tôi tiếp trục trôi trên biển đến ngày thứ 6 thì lương thực và nước ngọt hoàn toàn hết sạch, từ đó trở đi, nếu trời mưa, chúng tôi dùng Poncho hứng nước, trời nắng thì chúng tôi dùng ca sắt múc ít nước biển, sau đó lấy bao nylon bít lên, một thời gian sau, nước bay hơi đọng ở phía dưới bao nylon, cẩn thận mở bao nylon dùng lưỡi mà liếm, đó là cách chúng tôi giải khát từ ngày thứ sáu trở đi. Sang đến ngày thứ 10, anh em chúng tôi đã hoàn toàn kiệt sức, trưa ngày hôm ấy, anh Nguyễn Văn Duyên (quản kho) đã hấp hối, trong tình trạng mê sảng, anh lầm bầm trong miệng những câu nghe không được rõ,khoảng 2 giờ sau, anh Nguyễn Văn Cảnh (y tá) là người khỏe nhất trong nhóm, đã lay mọi người dậy cho hay là anh Nguyễn Văn Duyên đã từ trần. Chiều ngày hôm ấy khoảng 15.00h, có một tàu đánh cá chạy về hướng chúng tôi. Chúng tôi từng người một được ẳm lên tàu đánh cá nhờ 4 ngư phủ, đó là những vị cứu tinh của chúng tôi. Trên tàu chúng tôi được cho ăn cháo và nước uống, kế đó họ báo là anh Nguyễn Văn Duyên (quản kho) đã chết, và chúng tôi cho họ hay là chúng tôi đã biết lúc mấy giờ trước, xuồng cao su được các ngư phủ kéo về quân cảng Qui Nhơn, tàu đánh cá cập bến quân cảng Qui Nhơn lúc xế chiều. Chúng tôi được xe hồng thập tự chở vào Quân Y viện Qui Nhơn để được cấp cứu, đây là ngày không bao giờ quên của nhóm chúng tôi, ngày (30-01-1974), ngày chúng tôi được cứu sống sau 10 ngày lênh đênh trên biển.
Trưa ngày hôm sau, Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh (Tư Lệnh Phó Hải Quân) đã ghé bệnh viện thăm viếng anh em chúng tôi. Xác anh Nguyễn Văn Duyên được vợ anh nhận lãnh mang về an táng nơi quê nhà anh ở Vĩnh Long. Chị Duyên lúc ấy đang mang thai 3 tháng. Mãi về sau này anh Nguyễn Văn Cảnh (y tá) cho tôi hay chị Duyên đã hạ sanh một cháu trai, tính đến nay cháu ấy đã 36 tuổi rưởi, sắp sinh nhật 37 tuổi. Một tuần sau, chúng tôi được chuyển về Bệnh Viện Hải Quân Sài Gòn để được tiếp tục điều trị. Hai tháng tiếp theo, tôi được thuyên chuyển về Căn Cứ Hải Quân Cát Lái Sài Gòn và tôi phục vụ tại nơi đây cho đến ngày 30-04-1975.
Kính thưa quý đồng hương,
Trong những ngày đầu năm1974, người lính VNCH thuộc các quân binh chủng Việt Nam Cộng Hòa đã phải cùng một lúc đương đầu với 2 đối phươngphía Bắc. Chưa hết còn phải chịu áp lực chính trị lớn lao từ phía sau lưng của đồng minh Hoa Kỳ.
Ngày hôm nay, trước sự hiện diện đông đảo của quý đồng hương, chúng tôi muốn nói lên lời tâm huyết xuất phát tự đáy lòng, những lời nói theo lẽ từ lâu chúng tôi muốn nói, nhất là nói với thế hệ thanh niên hiện tại, các thế hệ đàn em hiện tại.
Tính đến nay, đã 37 năm từ ngày xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa, riêng cá nhân tôi thì đây là sự thất bại lớn lao nhất, quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Trong những ngày cận Tết GiápDần 1974, những kẻ thất phu như anh em chúng tôi đã không làm tròn được tránh nhiệm bảo vệ tổ quốc, để mất vào tay Trung Cộng phần lãnh hải mà tiền nhân chúng ta đã bỏ ra không biết bao nhiêu công lao để tạo dựng. Tôi cảm thấy hổ thẹn, chính vì vậy mà những bạn bè quen biết khi hỏi tôi về sự việc này tôi chỉ ầm ừ cho qua hoặc chỉ kể vắn tắt. So với những chiến tích lẫy lừng của tiền nhân trong suốt 4 ngàn năm dựng quốc và vệ quốc, anh em chúng tôi quả là những kẻ bất tài.
Các bạn thanh niên của thế hệ hiện tại.
Các em, các cháu là những hậu duệ ưu tú của Nguyễn Trung Trực với lửa hồng Nhật Tảo kinh thiên địa, kiếm bạc Kiên Giang khóc quỷ thần, của Lý Thường Kiệt đã phạt Tống bình Chiêm, của Trần Khánh Dư với chiến tích Vân Đồn, của Trần Bình Trọng hiên ngang khi chiến đấu, bất khuất khi sa cơ, thà làm quỷ nước Nam không làm vương đất Bắc.
Xin hãy thứ lỗi cho thế hệ đàn anh chúng tôi vì đã không làm tròn bổn phận bảo vệ quốc gia, đành phải trút trách nhiệm vô cùng nặng nề lên vai các em, các cháu.
Các bạn thanh niên, các em các cháu thân mến,
Xin hảy hướng mắt nhìn về phía Đông Việt Nam để đừng bao giờ quên rằng 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vẫn còn bị chiếm đóng. Việt Nam là một dân tộc hiếu hòa. Chúng ta không muốn gây hiềm khích, tạo chiến tranh hoặc cướp đất đai của bất kỳ nước nào, chúng ta chỉ muốn lấy lại những gì của chúng ta: Chúng ta phải dành đoạt lại phần đất thânyêu của tổ quốc Việt Nam chúng ta. Dù gìcũng phải thực hiện cho bằng được, cho dù 5, 10 , 20 năm hoặc lâu hơn nữa cũng được.
Để dứt lời, chúng tôi kính cẩn nghiên mình trước anh linh các tử sĩ Hoàng Sa.
Kính chào và cám ơn quý vị.
Đặng Quốc Tuấnhoiquanphidung.com
Sinh Tồn chuyển
Chiến sĩ Hải Quân Đặng Quốc Tuấn đang thuyết trình về trận hải chiến Hoàng Sa.
Kính thưa quý vị, quý đồng hương,
Chúng tôi hân hoan chào đónquý vị, chúng tôi cảm thấy hân hạnh về sự hiện diện đông đảo của quý vị, và rất hãnh diện khi được tiếp đón quý vị.
Trước tiên, chúng tôi xin chân thành cảm tạ quý anh trong nhóm Vinh Danh Cờ Vàng, đã bỏ rất nhiều công sức tổ chức ngày Hoàng Sa năm nay, tạo điều kiện để chúng ta gặp gỡ, trao đổi nhau những kinh nghiệm trong những ngày lưu vong, tưởng nhớ đến ngày 19-01-1974, 37 năm về trước ngày xảy ra trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa, và đặc biệt là truy điệu các chiến sĩ đã bỏ mình trong trận hải chiến.
Với tư cách là một chứng nhân, đã tham dự trực tiếp trận đánh, tôi sẽ cố gắng trình bày chi tiết một cách khách quan để hầu chuyện cùng quý vị.
Mấy lúc sau này, có rất nhiều sách và tài liệu viết về trận hài chiến, đã đề cập đến nhóm đổ bộ chúng tôi trên đảo Vĩnh Lạc (Money). Khi đối chiếu các tài liệu, sách vở, các bài viết này tôi nhận thấy có nhiều sự lệch lạc, chẳng hạn một số sách cho nhóm chúngtôi 15 người, có sách viết 12 người, hoặc 8 người, chúng tôi là nhóm Biệt Hải người nhái, có tài liệu viết nhóm chúng tôi đào thoát trên biển 15 ngày, hoặc12 ngày hay 8 ngày, thậm chí có bài viết huyền hoặc là nhóm chúng tôi được cáÔng hoặc cá Voi đưa vào gần bờ. Nay tôi xin đính chánh lại là nhóm đổ bộ chúng tôi gồm 10 người là nhân viên cơ hữu của tuần dương hạm Lý thường Kiệt HQ16, chớ không phải là Biệt Hải người nhái như một số sách đã viết, chúng tôi nhận lệnh đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc (Money), phá hủy các chứng cớ ngụy tạo, nhổ cờ Trung Cộng và dựng lại cờ vàngViệt Nam Cộng Hòa, tổ chức phòng thủ trên đảo, sau trận hải chiến, trước hỏa lực mạnh mẽ của Trung Cộng để chuẩn bị cho lính của họ đổ bộ, chúng tôi đào thoát bằng xuồng cao su lênh đênh trên biển 10 ngày và được một tàu đánh cá Việt Nam cứu vớt tại Mũi Yến ở Qui Nhơn Việt Nam.
Tôi xin bắt đầu với cuộc đời quân ngũ của chính tôi.
Tôi là một cựu quân nhân Hải Quân QLVNCH, tôi nhập ngũ ngày sau Tết Mậu Thân, vào khoảng tháng 3 năm 1968, sau khóa căn bản quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện HQ Cam Ranh, tôi được đưa về học hải nghiệp ở Trung Tâm Hải Quân Nha Trang ngành Giám Lộ. Sau khi tốt nghiệp, khoảng tháng 12.1968 tôi được thuyên chuyển đến giang đoàn 513 PBR và tiếp đó là 512 PBR Hải Quân Hoa Kỳ đồn trú tại căn cứ Hải Quân Rạch Sỏi Rạch Giá (PBR là chữ tắt của Patrol Boat River). Đây là loại giang tốc đỉnh trang bị vũ khí mạnh với vận tốc cao khoảng 30 knots tức khoảng 55 km/giờ, toàn chiến trường sông ngòi Việt Nam lúc ấy có khoảng 250 chiến đỉnh PBR, đây là giai đoạn chuẩn bị Việt Nam hóa chiến tranh của Hoa Kỳ, tháng 06.1969 hai giang đoàn Hoa Kỳ trên được gộp lại bàn giao và hình thành giang đoàn 55 Tuần Thám thuộc lượng TuầnThám Hải Quân Việt Nam (lực lượng này gồm 15 giang đoàn ). Sau đó giang đoàn 55 tuần thám này được chuyển đến căn cứ Hải Quân Cái Dầu ở Châu Đốc tham dự chiến dịch hành quân ở kinh Vĩnh Tế, đây là chiến trường lớn của vùng 4 chiến thuật với sự tham dự của hầu hết các quân binh chủng QLVNCH.
Tháng 10.1971.
Giang đỉnh tôi bị trúng đạn phóng lựu B40, tôi bị thương được đưa về điều trị tại Quân y Viện Châu Đốc, sau hơn 2 tháng trị liệu, tôi được lệnh trình diện phòng nhân viên Bộ Tư Lệnh Hải Quân Sài Gòn để làm thủ tục qua Mỹ nhận lãnh HQ16 Lý Thường Kiệt, chúng tôi gồm 2 nhóm, nhóm đầu 40 người đã đi trước đó hơn 1 tháng, nhóm 2 trong đó có tôi gồm 37 người khởi hành khoảng đầu năm 1972, về lai lịch của chiến hạm HQ16 này đại khái như sau: hạ thủy năm 1942 thuộc lực lượng Tuần Dương Hoa Kỳ (WHEC), ngaysau khi hạ thủy trực tiếp tham dự chiến trường Bắc Đại Tây Dương thời Đệ Nhị thế chiến, sau đó vì nhu cầu tân trang hóa của Hải Quân Hoa Kỳ, chiến hạm này đã lỗi thời, bị đem vào bỏ neo ở bãi phế thải tàu cho đến khi chúng tôi qua tiếp nhận, tàu được kéo vào ụ, sơn phết, thiết kế Rada, gắn máy móc, trang bị vũ khí sau đó chiến hạm HQ16 này hải hành về Việt Nam nhận lãnh trách nhiệm tuần tiểu và bảo vệ lãnh hải Việt Nam. Riêng tôi là nhân viên Giám Lộ phục vụ tại Trung Tâm Chiến Báo trên chiến hạm Lý Thường Kiệt HQ16 từ lúc ấy cho đến ngày xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa.
Ngày 14-01-1974.
Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16, lúc ấy đang cập bến Tiên Sa tại căn cứ Hải Quân vùng 1 Duyên Hải ở Đà Nẳng, chúng tôi được lệnh ra công tác ngoài quần đảo Hoàng Sa, chở theo 1 thiếu tá bộ binh tên là Hồng (tôi đọc được nhờ vào bảng tên gắn trước ngực ), 4 tùy viên quân sự thuộc Quân Đoàn 1, Tiểu khu Quảng Nam, 1 cố vấn Mỹ mặc thường phục mãi về sau này khi nằm điều trị ở Quân Y Viện Qui Nhơn, tôi mới biết tên ông ta là GeraldKosh. Về hành lý của người Mỹ dân sự này, chúng tôi thấy có điều kỳ lạ, bởi vì ngoài túi xách quần áo thông thường, còn có một số dụng cụ và máy móc đo đạc và một thùng chất nổ TNT, chúng tôi bày tỏ sự lo ngại về thùng TNT với ông Koshthì ông ta bảo đảm 100% an toàn bởi vì ngòi nổ vẫn còn ở trong xách tay của ông ta, còn về các máy móc dụng cụ đo đạc, thì một người bạn cùng tàu có vẻ rành rẽ về việc này đã giải thích với chúng tôi, đó là các máy địa chấn ký và máy ghi nhận tín hiệu cũng như máy vẽ biểu đồ về sự rung chuyển trong lòng đất, anh bạn này còn quả quyết là người Mỹ này sẽ dò tìm dầu hỏa ở vùng quần đảo Hoàng Sa, anhem chúng tôi nghe sự giải thích này có vẻ hợp lý và suôi tai nên không thắc mắc hỏi thêm nữa.
Tàu khởi hành lúc chiều tốingày 14-01-1974 và đến Hoàng Sa vào buổi sáng ngày 15-01-1974. Khi đến nơi, tàu liên lạc vô tuyến với nhóm Địa Phương Quân trên đảo và họ lái xuồng ra rước viên thiếu tá bô binh, mấy tùy viên quân sự và người Mỹ dân sự lên đảo, kế tiếp tàu rời đảo Hoàng Sa, hải hành ra xa và sau đó thả trôi trong khi chờ đợi đưa những người khách về lại Đà Nẵng.
Ngày 16-01-1974.
Khoảng 10 giờ sáng ngày hôm sau 16.01.1974 một người bạn giám lộ đang trực phiên trên đài chỉ huy chiến hạm phát hiện trên màn ảnh Rada 1 vệt nhỏ đang di chuyển về hướng đảo Quang Hòa (Duncan), chúng tôi dùng ống dòm quan sát, nhưng vẫn không thấy được vì quá xa, sĩ quan trưởng phiên báo cáo với hạm trưởng và cho khởi động máy tàu chạy về hướng đảo Quang Hòa (Duncan). Khi gần đến, chúng tôi quan sát từ đài chỉ huy mới thấy vệt nhỏ trên màn ảnh Rada lúc nãy là một tàu Trung Cộng ngụy trang đánh cá, sơn mầu xanh lá cây đậm, vỏ bằng sắt, trang bị đại bác 25ly, chiến hạm dùng quang hiệu yêu cầu tàu Trung Cộng rời khỏi lãnh hải VNCH, tàu này không trả lời, sau đó chiếm hạm tiến lại gần thì tàu Trung Cộng mới rời khỏi hải phận Hoàng Sa, chạy về hướng Đông-Bắc. HQ16 chúng tôi quan sát trên đảo Quang Hòa, mới phát hiện đảo này đã bị chiếm đóng. Trên đảo có mấy dãy nhà gỗ, có chòi canh vọng gác cao, cắm cờ Trung Cộng. Có rất nhiều người di chuyển qua lại hình như họ đang xây cất thêm doanh trại. HQ.16 gọi máy về BTL. Vùng 1 Duyên Hải báo cáo mọi sự việc. Chúng tôi nhận được chỉ thị đi quan sát các đảo khác trong quần đảo và ghi nhận các sự kiện sau:
- Đảo Duy Mộng (Drummond) và Đảo Cam Tuyền (Robert) không có người, nhưng có cắm cờ Trung Cộng. Riêng đảo Duy Mộng (Drummond) có 2 tàu nhỏ, đang bỏ neo sát bờ. từ mũi đến lái có trang bị 3 giàn súng, tất cả được phủ lên bằng lưới đánh cá để ngụy trang, do đó chúng tôi không quan sát được dó là loại vũ khí gì.
- Đảo Vĩnh Lạc(Money) vì có nhiêu rừng cây cao nên HQ16 quan sát từ phía Tây vẫn không thấy suốt bờ phía Đông của đảo, do đó HQ16 phải hải hành vòng qua bờ phía Đông của đảo, khi dùng ống dòm quan sát, chúng tôi thấy có cắm nhiều cờ Trung Cộng.
HQ16 báo cáo các sự việc về Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải, và nhận lệnh tuần tiểu trong vùng lòng chảo, đề cao cảnh giác chờ lệnh mới. Chiều ngày 16-01-1974, chúng tối được tin Khu trục hạmHQ4 (Trần Khánh Dư) sẽ ra tăng cường và tối ngày hôm đó HQ4 rời Đà Nẳng trực chỉ Hoàng Sa mang theo nhóm Biệt Hải người nhái gồm 25 người.
Ngày 17-01-1974.
Lúc 08.00h ngày 17-01-1974 chúngtôi nhận lệnh đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc (Money). Đảo Vĩnh Lạc này chỉ là đảo nhỏ trong quần đảo Hoàng Sa, đảo có chiều dài khoảng 1Km , chiều ngang 0,5km, trên đảo có rừng cây cao. Toán đổ bộ chúng tôi gồm 10 người, sự chọn lựa này có tính cách ngẫu nhiên, các ban ngành đề cử 1 người cho toán đổ bộ, danh sách 10 người này tôi vẫn còn nhớ, mặc dù đã trôi qua 37 năm, vài người trong nhóm tôi có liên lạc sau này. Nhóm đổ bộ 10 người chúng tôi gồm:
1/- Lâm trí Liêm (trung úy), trưởng toán.
2/- Nguyễn ngọc Cẩn (Điệnkhí).
3/- Nguyễn văn Duyên (Quảnkho).
4/- Trần Phừng (Vô tuyến).
5/- Nguyễn trọng Tuấn (Điện tử).
6/- Đoàn văn Nghiệp (Trọngpháo).
7/- Nguyễn văn Trung (Vận chuyển).
8/- Nguyễn văn Cảnh (Y tá).
9/- Nguyễn văn Thương (Phòng tai).
10/- và sau cùng là tôi Đặng quốc Tuấn (Giám lộ).
Chúng tôi mang theo vũ khí, đạn dược, máy truyền tin, thực phẩm nước uống. Chúng tôi dùng xuồng cao su để đổ bộ, đây là loại xuồng được chế tạo rất đặc biệt, vỏ rất dầy, được cấu trúc rất nhiều ngăn và có thể bơm không khí riêng rẽ vào các ngăn ( dài khoảng5m, ngang 2m). Ở 2 đầu trước sau có trang bị sẵn các lỗ hổng bằng sắt để dùng gắn súng đại liên, hoặc các máy động cơ, phía trước mũi có đính sẵn 1 la bàn từ loạinhỏ, và 2 bên hông gắn những quai sách để người xử dụng dễ dàng bám vào khi ở mực nước xâu, cũng như xách di chuyển trên cạn. Chúng tôi đổ bộ lên đảo từ hướng Đông-Bắc, nơi đây trong vùng lòng chảo bờ biển sâu thuận tiện cho việc đổ bộ, chúng tôi được chỉ thị nếu gặp địch quân hoặc ngư dân Trung Cộng, cố gắng hòa hoãn đến mức tối đa, chỉ nổsúng khi thật cần thiết để tự vệ, ngoài ra chúng tôi phải triệt hạ các chứng cớ ngụy tạo nếu tìm thấy. Sau khi đặt chân lên đảo Vĩnh Lạc (Money) chúng tôi lập tức nhổ các lá cờ Trung Cộng ở rải rác khắp đảo và dựng lại cờ vàng VNCH ngay tại vị trí các cờ Trung Cộng bị nhổ bỏ, sau đó toán đổ bộ chúng tôi thám sát toàn đảo, trên đảo không có người, giữa đảo trong rừng cây có một miếu thờ nhỏ rất xưa cũ có khắc chữ Việt tên họ cùng ngày tháng năm, tôi nghĩ là của các ngư phủ Việt Nam trước đây đã lên đảo lập miếu thờ, về phía Nam đảo, chúng tôi phát hiện trong rừng cây 4 nấm mộ, 2 có gắn bia đá, 2 bia gỗ, khắc chữ Tàu, tất cả trông có vẻ xưa cũ, nhưng vết tích thì mới, chúng tôi dùng xẻng đào các nấm mộ nhưng không tỉm thấy xương cốt gì cả. Điều chúng tôi thắc mắc là tại sao lính Trung Cộng đã cố tình ngụy tạo các nấm mộ, bỏ công cắm nhiều cờ ở bãi biển, mà lại không phá hủy cái miếu nhỏ xưa cũ của Việt Nam ta, điều đó chứng tỏ là họ rất vội vã, vừa thực hiện xong lập tức đi ngay không có thì giờ thám sát đảo.
Tất cả sự việc này được báo cáo về đài chỉ huy chiến hạm HQ16, sau đó chúng tôi được lệnh triệt hạ các chứng cớ ngụy tạo, đem các tang vật này gồm 2 bia đá, 2 bia gỗ và các lá cờ Trung Cộng giao cho xuồng máy đem về chiến hạm HQ16 để làm bằng chứng sau này. Tiếp theo chúng tôi nhận thêm lương thực và nước ngọt đồng thời tổ chức phòng thủ trên đảo. đào các hố cá nhân trong rừng cây, gài lựu đạn ở các hốc đá và dùng rong biển đắp lên, đặt nhiều mìn định hướng Claymore và dùng cát phủ lên ở bãi biển mà chúng tôi nghĩ là địchquân sẽ đổ bộ, tất cả các vị trí nảy đều được chúng tôi đánh dấu cẩn thận trên hải đồ.
Khoảng 11.00h, qua máy truyền tin chúng tôi được biết Khu Trục Hạm Trần khánh Dư HQ4 đã ra đến nơi và lập tức đổ bộ lên đảo Cam Tuyền (Robert) 1 toán nhân viên Biệt Hải người nhái gồm 25 người do 1 Thiếu úy chỉ huy, chúng tôi nhận được bản mã từ HQ16, sau khi dịch mã thì đó là tần số đặc biệt để chúng tôi có thể liên lạc với đảo chính Hoàng Sa cùng với toán đổ bộ HQ4 trên đảo Cam Tuyền, tình hình trên đảo này cũng không có gì đặc biệt, chỉ mấy lá cờ Trung Cộng bị toán đổ bộ nhổ bỏ và cắm lại cờ vàng VNCH, ngoài ra không phát hiện gì thêm, cũng như toán chúng tôi, họ được lệnh ở lại tổ chức phòng thủ trên đảo.
Qua máy truyền tin, chúng tôi được biết chiến tranh với Trung Cộng có thể xảy ra, trong trường hợp này, Hải Quân sẽ được sự yểm trợ của Không Quân, phi đoàn F5-E của Sư Đoàn 1 Không Quân đang trú đóng tại Đà Nẳng. Chiều ngàyhôm đó 17-01-1974, 2 chiến hạm Trung Cộng xuất hiện trong vùng mang số 271 và 274. Đây là loại tàu chiến Hộ tống hạm của Liên Sô chế tạo,được gọi là tàu Kronstadt, Kronstadt là tên của hãng đóng tàu quân sự Liên Sô nằmở cực Bắc Âu Châu trong vịnh Finland, hãng đóng tàu này tọa vị trên hòn đảo Kotlin, ngoài vành thành phố cũng mang tên Kronstadt ở phía Tây thành phố Sint-Petersburg (trước đây được gọi là Leningrad). Hai tàu này chiều dài khoảng100m hơi ngắn hơn HQ16, nhưng vận tốc nhanh hơn. Hai chiến hạm ta HQ16 và HQ4 dùng quang hiệu yêu cầu họ lập tức rời vùng lãnh hải VNCH, thì liền đó nhận lại quang hiệu mang ý nghĩa tương tự, sau đó 2 chiến hạm Trung Cộng bỏ đi về hướng Đông-Bắc quần đảo.
Ngày 18-01-1974.
Tảng sáng sớm ngày 18-01-1974 Tuần Dương Hạm HQ5 (Trần Bình Trọng), đã có mặt tại Hoàng Sa, và Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10 cũng đã khởi hành hướng về Hoàng Sa. Theodự định HQ10 sẽ đến nơi vào chiều tối ngày hôm ấy, trên chiến hạm HQ5 có Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc là người chỉ huy trận hải chiến. Khi vừa đến nơi Đại Tá Ngạc truyền lệnh của BTLHQ vùng 1 Duyên Hải cho tất cả các đơn vị hiện diện tại Hoàng Sa, đó là phải tỏ thiện chí hòa hoản tối đa, các toán đổ bộ không được tùy tiện nổ súng khi chưa có lệnh.
Khoảng 10.00h sáng ngày18-01-1974, HQ4 nhận lệnh đưa toán nhân viên cơ hữu 15 người lên đảo Cam Tuyền (Robert) để thay thế nhóm người nhái 25 người đã đổ bộ hôm trước. Nhóm người nhái này chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới. Ngay lúc này 4 chiến hạm Trung Cộng lại xuất hiện, 2 trong số chúng tôi đã nhận dạng hôm trước, đó là các Hộ tống hạm Kronstadt 271 và 274, còn 2 chiếc khác mang số 389 và 396, 2 chiến hạm này hình dạng khác hơn 2 Hộ tống hạm kia, chiều dài ngắn hơn khoảng 70m, trang bị vũ khí nhiều hơn, ở trên đảo dùng ống dòm quan sát chúng tôi thấy như vậy, về lực lượng Không quân và Hải Quân Trung Cộng, chúng tôi không được biết gì nhiều, theo tài liệu thì hầu hết các chiến cụ Trung Cộng đều mua của Liên Sô trong thập niên 60 cho đến khi xảy ra chiến tranh biên giới giữa 2 nước năm1969 thì việc mua bán chiến cụ bị hủy bỏ. do đó 2 chiến hạm 389 và 396 chúngtôi nghĩ là do Liên Sô chế tạo và gọi là pháo hạm, cả 4 chiến hạm Trung Cộng đều vận chuyển cản đườngvà khiêu khích, qua máy truyền tin chúng tôi ghi nhận các sự kiện sau:
- HQ16 và Hộ tống hạm 271 đãva chạm 2 hông tàu với nhau.
- HQ4 đã đụng mũi vào hông sau của tàu Pháo hạm 389 và làm gãy mấytrụ giây an toàn của tàu này.
- HQ5 di chuyển phía Nam đảo Quang Hòa (Ducan) để quan sát và thăm dò phản ứng của địch thì bị Hộ tống hạm274 vận chuyển ép ngang phía trước mũi, HQ5 phải ngưng máy và quay trở lại thả trôi phía nam đảo Vĩnh Lạc (Money) nơi mà chúng tôi đang trấn thủ.
- Tất cả 4 chiến hạm Trung Cộng sau đó cũng vận chuyển về hướng đảo Quang Hòa (Duncan) và thả trôi ở đó.
- Khoảng xế chiều ngày18-01-1974, 2 tàu nhỏ ngụy trang tàu đánh cá mang số 402 và 407 xuất hiện tăng viện cho phía Trung Cộng, 2 tàu này có lẽ là 2 tàu chiến nhỏ ngụy trang tàu đánh cá mà chúng tôi đã phát hiện bỏ neo sát bờ đảo Duy Mộng (Drummond) cách 2 ngày trước đây 16-01-1974.
Khoảng chiều tối ngày 18-01-1974, Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 đã ra đến nơi, lúc này ở trên đảo Vĩnh Lạc (Money) chúng tôi nhận được bản mã văn mới, sau khi dịch mã thì đó là 3 tần số khác nhau, 1 để liên lạc trực tiếp với chiến hạm, 1 với các toán đổ bộ,và 1 với đài khí tượng ở đảo Hoàng Sa, vì tần số các chiến hạm xử dụng tần số âm thoại đơn ngắn SSB (Single.Side.Bandmodulation) đã bị phát hiện, sóng vô tuyến đã bị chen vào phá rối, thỉnh thoảng nghe ra hàng loạt tiếng Tàu, do đó các chiến hạm chuyển sang xử dụng loại máy truyền tin VRC46 và PRC25, 2 loại này rất tiện lợi trong việc chuyển đổi tần số, nhất là loại sách tay di động PRC 25 chúng tôi đã mang theo xử dụng khi đổ bộ lên đảo ngày hôm trước, tuy nhiên loại máy này có khuyết điểm là chỉ liên lạc trong phạm vi gần khoảng 10,15 hải lý mà thôi, chúng tôi biết thêm là 4 chiến hạm ta được chia làm 2 nhóm, nhóm 1 gồm HQ5 và HQ4 sẽ hoạt động chung nhau về phía Nam quần đảo, nhóm 2 gồm HQ16 và HQ10 đang vận chuyển ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa, bên ngoài khu lòng chảo.
Đêm 18-01-1974 trôi qua một cách yên lặng.
Ngày 19-01-1974.
Trời tờ mờ sáng, tình hình có vẻ rộn rịp căng thẳng lên, lúc 08.00h sáng ngày 19-01-1974, qua máy vô tuyến chúng tôi được biết HQ5 đang yểm trợ HQ4 đổ bộ nhóm người nhái gồm 25 người lên đảo Quang Hòa (Duncan) từ phía Nam bên ngoài khu lòng chảo. Nơi đây HQ4 đã không vào sát bờ được vì có nhiều đá ngầm. Toán người nhái đã dùng xuồng cao su để bơi vào đến bãi đá ngầm sau đó họ phải lội bộ lên đảo, mực nước biển ngang đầu gối. Thiếu úy trưởng toán người nhái báo cáo họ bị lính Trung Cộngtấn công bằng súng thượng liên và phóng lựu từ trong rừng cây cũng như trong các chòi canh vọng gác trên đảo, sau vài phút, toán người nhái báo cáo là viên thiếu úy trưởng toán người nhái và 1 binh sĩ tử thương, toán đổ bộ đã phản kích bằng phóng lựu M79 và đại liên M60, nhưng không hiệu quả vì quá xa tầm. Tóm lại tình hình hoàn toàn bất lợi, toán người nhái đang lội dưới nước chưa đặt chân được lên bờ, họ trở thành mục tiêu tác xạ của lính Trung Cộng. Sau cùng toán người nhái được lệnh rút lui về HQ4. Tất cả sự việc trên chỉ xảy ra trong vòng 2 giờ đồng hồ.
Khoảng 10 giờ sáng ngày19-01-1974, ờ trên đảo Vĩnh Lạc (Money), chúng tôi thấy HQ16 và HQ10 đang tiến vào khu lòng chảo. Trong khu này đã hiện diện 3 tàu Trung Cộng mang số 274 (Hộ tốnghạm), 396 (Pháo hạm) và 402 (tàu đánh cá ngụy trang). Nơi chúng tôi trú đóng rất thuận tiện để theo dõi cả 2 mặt trận sắp sửa xảy ra. Mặt trận phía Bắc trong khu lòng chảo của HQ16 và HQ10, nơi này rất gẩn chúng tôi có thể dùng ống dòm để quan sát rõ ràng, và mặt trận phía Nam ngoài khu lòng chảo xa về hướng Nam của đảo Quang Hòa (Duncan). HQ4, HQ5 cũng đang ở trong tình trạng căng thẳng, dùng ốngdòm ta chỉ có thể phân biệt giữa tàu chiến ta và tàu Trung Cộng khác biệt về màu sắc,tàu Hải Quân Việt Nam sơn màu xám nhạt, còn tàu Trung Cộng sơn màu xanh lá cây đậm, và ở đây có 3 tàu chiến Trung Cộng: 271 (Krondtadt-Hộ tống hạm), 389 (Pháo hạm) và 407 (tàu đánh cá ngụy trang).
Sự hiềm khích và tình trạng căng thẳng giữa các chiến hạm Việt Nam và Trung Cộng trong các ngày qua,nhưng không bên nào khai hỏa. Để tạo thế thượng phong bất ngờ, Đại tá Hà Văn Ngạc (người chỉ huy trận đánh) ra lệnh đồng loạt khai hỏa lúc 10.25h. Mặt trận phía Bắc trong vùng lòng chảo, ngay 2 phút đầu tiên, tàu 274 và 396 đã bị trúng đạn và bốc cháy, sau một lúc quần thảo, ở trên đảo dùng ống dòm quan sát, chúng tôi thấy HQ10 đã trúng hỏatiễn địch ở đài chỉ huy (sau này khi nằm điều trị tại bệnh viện Qui Nhơn, tôiđược biết báo chí lúc đó gọi đây là loại hỏa tiễn Styx do Liên Sô chế tạo) chúng tôi nghĩ là các hỏa tiễn được bắn từ tàu 402, điều có thể nhận ra loại đạnthường hay hỏa tiễn là với đạn thường sau khi bắn, sẻ có khói bốc ra ở đầusúng, còn hỏa tiễn sẽ vạch ra một đường khói dài từ nơi xuất phát, và điều nàyđã được chúng tôi nhìn thấy bằng mắt thường ở trên đảo. Sau 30 phút giao tranh, sự thiệt hại đôi bên mặt trận phía Bắc trong vùng lòng chảo được chúng tôi ghinhận sau:
- Phía Trung Cộng: Hộ tống hạmKronstadt 274 sau một lúc nổ ( chắc là bị trúng ở hầm đạn) đã chìm lỉm, pháo hạm 396 đang bị cháy đã ủi vào bãi san hô giữa đảo Vĩnh Lạc (Money) nơi chúng tôi trấn đống và đảo Quang Hòa (Duncan), để nhân viên đào thoát. Tàu này có lẽ cũng trúng ở hầm đạn ở phía sau lái, thỉnh thoảng dùng ống dòm quan sát, chúng tôi thấy lóe sáng phía sau lái và có khói bốc cao. Còn tàu 402 chắc bị trúng đạn ở bánh lái, nên chuyển vận rất khó khăn, chạy một hình chữ chi về hướng Bắc đảo Duy Mộng (Drummond).
- Phía Hải QuânVNCH: HQ10 trúng hỏa tiễn ở đài chỉ huy và nhiều loại đạn khác, chiến hạm bị cháy ở đài chỉ huy, hạm trưởng và nhiều nhân viên trên chiến hạm đã tử thương. Hạm phó bị thương nặng và đã xuống được bè di tản cùng với 23 nhân viên chiến hạm. HQ16 bị trúng nhiều loạt đạn, hư hại nặng, tàu bị nghiên về phía bên phải và vận chuyển một cách khó khăn chậm chạp ra khỏivùng lòng chảo.
- Mặt trận phía Nam cũng đã chấm dứt, thiệt hại đôi bên chúng tôi không rõ, nhìn qua ống dòm chỉ thấy khói súng dầy đặc. Chúng tôi liên lạc với toán đổ bộ HQ4 trên đảo Cam Tuyền (Robert) thì được biết HQ4 và HQ5 đã rời vùng giao tranh, tất cả đều bị thiệt hại, và từ đó về sau họ đã mất liên lạc với HQ4. Phía Trung Cộng thì không được biết.
Bất chợt, người bạn trong nhóm chúng tôi anhTrần Phừng (vô tuyến) nhận được ám ngữ muốn nói chuyện với Trung úy Liêm trưởng toán, đó là hạm trưởng HQ16 chúng tôi, ông cho hay tình hình rất tệ hại, tàu chỉ còn1 máy, bên hông phải bị trúng đạn, trung sĩ điện khí Xuân bị thương nặng, tàu không thể dừng lại rước chúng tôi được, máy phát điện bất khiển dụng nên không thể nào khởi động máy ép gió để chạy máy tàu, do đó ông trao toàn quyền quyết định cho trung úy Liêm.
Khoảng 16.00h chiều ngày 19-01-1974, có 6 phản lực cơ Trung Cộng xuất hiện trong vùng. Nơi Trung Tâm Chiến Báo của chiến hạm mấy lúc sau này để giúp nhân viên nhận dạng phi cơ đối phương, có dán hình chụp nhìn ngang cũng như nhìn từ dưới lên hình các phản lực cơ Mig17, Mig19 và Mig21, do đó chúng tôi nhận dạng 6 phản lực cơ này thuộc loại Mig19, vì chúng bay rất thấp lượn chung quanh các đảo ở Hoàng Sa rất nhiều lần, có lẽ là quan sát tình hình chung trong vùng, sau đó biến mất về hướng Bắc. Đêm ngày19-01-1974, trung úy Liêm đã hội ý và bàn bạc với cả nhóm, lúc này cận Tết gió mùa Đông Bắc, nếu dùng xuồng cao su hiện có và poncho làm buồm, chặt cây trên đảolàm cột buồm, cơ hội về đến đất liền rất lớn, chúng tôi quyết định trở về đất liền bằng cách này, kiểm điểm lại lương thực chúng tôi còn đủ dùng trong 4 ngày, 1 can nước ngọt khoảng 18 lít, đêm hôm ấy bình thản trôi qua sau nhiều cơn biến động dữ dội.
Sáng ngày hôm sau, 20-01-1974, 7 chiến hạm Trung Cộng xuất hiện trong vùng 4 trong số này là loại Kronstadt Hộ tống hạm, còn 3 chiếc khác là loại chuyển vận hạm, chúng tôi đoánlà họ đang chuẩn bị đổ bộ.
Khoảng 09.00h ngày 20-01-1974, các chiến hạm Trung Cộng đồng loạt bắn vào các bãi biển ở các đảo do ta trấn đóng để dọn bãi chuẩn bị lính cho của họ đổ bộ. Trên đảo Vĩnh Lạc (Money), chúng tôi ẩn núp ở các hố cá nhân đã đào trước đây dưới các gốc cây lớn trong rừng phía Nam đảo, lúc này chúng tôi liên lạc đều đặn với các đơn vị trú đóng, chúng tôi được biết sau:
- Đảo Hoàng Sa (Pattle): nơi đặt đài khí tượng do nhóm Địa phương quân trấn đóng, Tàu Trung Cộng đã ngưng bắn dọn bãi và đang cho lính đổ bộ.
- Đảo Cam Tuyền (Robert): nơi nhóm nhân viên cơ hữu HQ4 trấn đóng. Tàu Trung Cộng vẫn còn đang bắn vào bãi biển.
- Đảo Vĩnh Lạc (Money): nơi chúng tôi trấn đóng, tàu Trung Cộng đã ngưng bắn dọn bãi, họ đang cho lính đổ bộ từ mặt Đông Bắc của đảo, chính mấy ngày trước đây chúng tôi đã đổ bộ lên đảo ở chỗ này vì nơi đây bờ biển sâu, rất thuận tiện cho việc đổ bộ. Cũng chính nơi đây chúng tôi đã gài nhiều mìn và lựu đạn để tổ chức phòng thủ.
Ngaylúc này chúng tôi quyết định rời đảo từ hướng Nam, nơi đây bờ biển cạn, đầy san hô và đá ngầm. Chúng tôi gồm 10 người mang xuồng cao su và các vật dụng kể cả vũ khí cá nhân và máy truyền tin. Chúng tôi lội bộ ra xa đến 2, 3km, mà mực nướcchỉ ngang đến bụng. Sau đó chúng tôi lên xuồng, cố gằng bơi thật nhanh, rời xa đảo càng sớm càng tốt, khi thấy đảo chỉ còn 1 vệt nhỏ. Kế đó chúng tôi mới dựng cột dùng Poncho căng làm buồm hướng về phía Đông Nam.
Chúng tôi lênh đênh trên biển 2 ngày lương thực và nước ngọt cạn dần, trung úy Liêm đã nhìn thấy điều này nên quyết định giới hạn khẩu phần lương thực và nước ngọt. Đến chiều ngày 22-01-1974, lúc hoàng hôn, chúng tôi ghi nhận 1 điều rất đặc biệt, từ phía sau lưng chúng tôi phía xa ở đường chân trời,bất chợt hỏa châu được bắn lên, chúng tôi cũng lập tức đáp ứng lại bằng hỏa châu, cả 2 bên đều làm tin cho nhau bằng hỏa châu vài lần rồi sau đó im bặt, chúngtôi không biết nguồn hỏa châu này từ đâu, chỉ suy đoán là của phi cơ trinh sát, hoặc của tàu dò tìm các nhân viên chiến hạm bị trôi trên biển sau trận hải chiến, sau này được chuyển từ Quân Y viện Qui Nhơn về Bệnh Viện Hải Quân Sài Gòn, khi trao đổi các mẫu chuyện, chúng tôi mới biết đó là nhóm 23 người HQ10 đào thoát trên bè cấp cứu của chiến hạm, họ may mắn hơn chúng tôi khoảng vài giờ sau, được 1 thương thuyền Hòa Lan cứu vớt.
Chúng tôi tiếp trục trôi trên biển đến ngày thứ 6 thì lương thực và nước ngọt hoàn toàn hết sạch, từ đó trở đi, nếu trời mưa, chúng tôi dùng Poncho hứng nước, trời nắng thì chúng tôi dùng ca sắt múc ít nước biển, sau đó lấy bao nylon bít lên, một thời gian sau, nước bay hơi đọng ở phía dưới bao nylon, cẩn thận mở bao nylon dùng lưỡi mà liếm, đó là cách chúng tôi giải khát từ ngày thứ sáu trở đi. Sang đến ngày thứ 10, anh em chúng tôi đã hoàn toàn kiệt sức, trưa ngày hôm ấy, anh Nguyễn Văn Duyên (quản kho) đã hấp hối, trong tình trạng mê sảng, anh lầm bầm trong miệng những câu nghe không được rõ,khoảng 2 giờ sau, anh Nguyễn Văn Cảnh (y tá) là người khỏe nhất trong nhóm, đã lay mọi người dậy cho hay là anh Nguyễn Văn Duyên đã từ trần. Chiều ngày hôm ấy khoảng 15.00h, có một tàu đánh cá chạy về hướng chúng tôi. Chúng tôi từng người một được ẳm lên tàu đánh cá nhờ 4 ngư phủ, đó là những vị cứu tinh của chúng tôi. Trên tàu chúng tôi được cho ăn cháo và nước uống, kế đó họ báo là anh Nguyễn Văn Duyên (quản kho) đã chết, và chúng tôi cho họ hay là chúng tôi đã biết lúc mấy giờ trước, xuồng cao su được các ngư phủ kéo về quân cảng Qui Nhơn, tàu đánh cá cập bến quân cảng Qui Nhơn lúc xế chiều. Chúng tôi được xe hồng thập tự chở vào Quân Y viện Qui Nhơn để được cấp cứu, đây là ngày không bao giờ quên của nhóm chúng tôi, ngày (30-01-1974), ngày chúng tôi được cứu sống sau 10 ngày lênh đênh trên biển.
Trưa ngày hôm sau, Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh (Tư Lệnh Phó Hải Quân) đã ghé bệnh viện thăm viếng anh em chúng tôi. Xác anh Nguyễn Văn Duyên được vợ anh nhận lãnh mang về an táng nơi quê nhà anh ở Vĩnh Long. Chị Duyên lúc ấy đang mang thai 3 tháng. Mãi về sau này anh Nguyễn Văn Cảnh (y tá) cho tôi hay chị Duyên đã hạ sanh một cháu trai, tính đến nay cháu ấy đã 36 tuổi rưởi, sắp sinh nhật 37 tuổi. Một tuần sau, chúng tôi được chuyển về Bệnh Viện Hải Quân Sài Gòn để được tiếp tục điều trị. Hai tháng tiếp theo, tôi được thuyên chuyển về Căn Cứ Hải Quân Cát Lái Sài Gòn và tôi phục vụ tại nơi đây cho đến ngày 30-04-1975.
Kính thưa quý đồng hương,
Trong những ngày đầu năm1974, người lính VNCH thuộc các quân binh chủng Việt Nam Cộng Hòa đã phải cùng một lúc đương đầu với 2 đối phươngphía Bắc. Chưa hết còn phải chịu áp lực chính trị lớn lao từ phía sau lưng của đồng minh Hoa Kỳ.
Ngày hôm nay, trước sự hiện diện đông đảo của quý đồng hương, chúng tôi muốn nói lên lời tâm huyết xuất phát tự đáy lòng, những lời nói theo lẽ từ lâu chúng tôi muốn nói, nhất là nói với thế hệ thanh niên hiện tại, các thế hệ đàn em hiện tại.
Tính đến nay, đã 37 năm từ ngày xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa, riêng cá nhân tôi thì đây là sự thất bại lớn lao nhất, quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Trong những ngày cận Tết GiápDần 1974, những kẻ thất phu như anh em chúng tôi đã không làm tròn được tránh nhiệm bảo vệ tổ quốc, để mất vào tay Trung Cộng phần lãnh hải mà tiền nhân chúng ta đã bỏ ra không biết bao nhiêu công lao để tạo dựng. Tôi cảm thấy hổ thẹn, chính vì vậy mà những bạn bè quen biết khi hỏi tôi về sự việc này tôi chỉ ầm ừ cho qua hoặc chỉ kể vắn tắt. So với những chiến tích lẫy lừng của tiền nhân trong suốt 4 ngàn năm dựng quốc và vệ quốc, anh em chúng tôi quả là những kẻ bất tài.
Các bạn thanh niên của thế hệ hiện tại.
Các em, các cháu là những hậu duệ ưu tú của Nguyễn Trung Trực với lửa hồng Nhật Tảo kinh thiên địa, kiếm bạc Kiên Giang khóc quỷ thần, của Lý Thường Kiệt đã phạt Tống bình Chiêm, của Trần Khánh Dư với chiến tích Vân Đồn, của Trần Bình Trọng hiên ngang khi chiến đấu, bất khuất khi sa cơ, thà làm quỷ nước Nam không làm vương đất Bắc.
Xin hãy thứ lỗi cho thế hệ đàn anh chúng tôi vì đã không làm tròn bổn phận bảo vệ quốc gia, đành phải trút trách nhiệm vô cùng nặng nề lên vai các em, các cháu.
Các bạn thanh niên, các em các cháu thân mến,
Xin hảy hướng mắt nhìn về phía Đông Việt Nam để đừng bao giờ quên rằng 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vẫn còn bị chiếm đóng. Việt Nam là một dân tộc hiếu hòa. Chúng ta không muốn gây hiềm khích, tạo chiến tranh hoặc cướp đất đai của bất kỳ nước nào, chúng ta chỉ muốn lấy lại những gì của chúng ta: Chúng ta phải dành đoạt lại phần đất thânyêu của tổ quốc Việt Nam chúng ta. Dù gìcũng phải thực hiện cho bằng được, cho dù 5, 10 , 20 năm hoặc lâu hơn nữa cũng được.
Để dứt lời, chúng tôi kính cẩn nghiên mình trước anh linh các tử sĩ Hoàng Sa.
Kính chào và cám ơn quý vị.
Đặng Quốc Tuấn
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Cuộc Hải Chiến Hoàng Sa 1974 Với HQ16 - HQ Đặng Quốc Tuấn
Chúng tôi hân hoan chào đónquý vị, chúng tôi cảm thấy hân hạnh về sự hiện diện đông đảo của quý vị, và rất hãnh diện khi được tiếp đón quý vị
Chiến sĩ Hải Quân Đặng Quốc Tuấn đang thuyết trình về trận hải chiến Hoàng Sa.
Kính thưa quý vị, quý đồng hương,
Chúng tôi hân hoan chào đónquý vị, chúng tôi cảm thấy hân hạnh về sự hiện diện đông đảo của quý vị, và rất hãnh diện khi được tiếp đón quý vị.
Trước tiên, chúng tôi xin chân thành cảm tạ quý anh trong nhóm Vinh Danh Cờ Vàng, đã bỏ rất nhiều công sức tổ chức ngày Hoàng Sa năm nay, tạo điều kiện để chúng ta gặp gỡ, trao đổi nhau những kinh nghiệm trong những ngày lưu vong, tưởng nhớ đến ngày 19-01-1974, 37 năm về trước ngày xảy ra trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa, và đặc biệt là truy điệu các chiến sĩ đã bỏ mình trong trận hải chiến.
Với tư cách là một chứng nhân, đã tham dự trực tiếp trận đánh, tôi sẽ cố gắng trình bày chi tiết một cách khách quan để hầu chuyện cùng quý vị.
Mấy lúc sau này, có rất nhiều sách và tài liệu viết về trận hài chiến, đã đề cập đến nhóm đổ bộ chúng tôi trên đảo Vĩnh Lạc (Money). Khi đối chiếu các tài liệu, sách vở, các bài viết này tôi nhận thấy có nhiều sự lệch lạc, chẳng hạn một số sách cho nhóm chúngtôi 15 người, có sách viết 12 người, hoặc 8 người, chúng tôi là nhóm Biệt Hải người nhái, có tài liệu viết nhóm chúng tôi đào thoát trên biển 15 ngày, hoặc12 ngày hay 8 ngày, thậm chí có bài viết huyền hoặc là nhóm chúng tôi được cáÔng hoặc cá Voi đưa vào gần bờ. Nay tôi xin đính chánh lại là nhóm đổ bộ chúng tôi gồm 10 người là nhân viên cơ hữu của tuần dương hạm Lý thường Kiệt HQ16, chớ không phải là Biệt Hải người nhái như một số sách đã viết, chúng tôi nhận lệnh đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc (Money), phá hủy các chứng cớ ngụy tạo, nhổ cờ Trung Cộng và dựng lại cờ vàngViệt Nam Cộng Hòa, tổ chức phòng thủ trên đảo, sau trận hải chiến, trước hỏa lực mạnh mẽ của Trung Cộng để chuẩn bị cho lính của họ đổ bộ, chúng tôi đào thoát bằng xuồng cao su lênh đênh trên biển 10 ngày và được một tàu đánh cá Việt Nam cứu vớt tại Mũi Yến ở Qui Nhơn Việt Nam.
Tôi xin bắt đầu với cuộc đời quân ngũ của chính tôi.
Tôi là một cựu quân nhân Hải Quân QLVNCH, tôi nhập ngũ ngày sau Tết Mậu Thân, vào khoảng tháng 3 năm 1968, sau khóa căn bản quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện HQ Cam Ranh, tôi được đưa về học hải nghiệp ở Trung Tâm Hải Quân Nha Trang ngành Giám Lộ. Sau khi tốt nghiệp, khoảng tháng 12.1968 tôi được thuyên chuyển đến giang đoàn 513 PBR và tiếp đó là 512 PBR Hải Quân Hoa Kỳ đồn trú tại căn cứ Hải Quân Rạch Sỏi Rạch Giá (PBR là chữ tắt của Patrol Boat River). Đây là loại giang tốc đỉnh trang bị vũ khí mạnh với vận tốc cao khoảng 30 knots tức khoảng 55 km/giờ, toàn chiến trường sông ngòi Việt Nam lúc ấy có khoảng 250 chiến đỉnh PBR, đây là giai đoạn chuẩn bị Việt Nam hóa chiến tranh của Hoa Kỳ, tháng 06.1969 hai giang đoàn Hoa Kỳ trên được gộp lại bàn giao và hình thành giang đoàn 55 Tuần Thám thuộc lượng TuầnThám Hải Quân Việt Nam (lực lượng này gồm 15 giang đoàn ). Sau đó giang đoàn 55 tuần thám này được chuyển đến căn cứ Hải Quân Cái Dầu ở Châu Đốc tham dự chiến dịch hành quân ở kinh Vĩnh Tế, đây là chiến trường lớn của vùng 4 chiến thuật với sự tham dự của hầu hết các quân binh chủng QLVNCH.
Tháng 10.1971.
Giang đỉnh tôi bị trúng đạn phóng lựu B40, tôi bị thương được đưa về điều trị tại Quân y Viện Châu Đốc, sau hơn 2 tháng trị liệu, tôi được lệnh trình diện phòng nhân viên Bộ Tư Lệnh Hải Quân Sài Gòn để làm thủ tục qua Mỹ nhận lãnh HQ16 Lý Thường Kiệt, chúng tôi gồm 2 nhóm, nhóm đầu 40 người đã đi trước đó hơn 1 tháng, nhóm 2 trong đó có tôi gồm 37 người khởi hành khoảng đầu năm 1972, về lai lịch của chiến hạm HQ16 này đại khái như sau: hạ thủy năm 1942 thuộc lực lượng Tuần Dương Hoa Kỳ (WHEC), ngaysau khi hạ thủy trực tiếp tham dự chiến trường Bắc Đại Tây Dương thời Đệ Nhị thế chiến, sau đó vì nhu cầu tân trang hóa của Hải Quân Hoa Kỳ, chiến hạm này đã lỗi thời, bị đem vào bỏ neo ở bãi phế thải tàu cho đến khi chúng tôi qua tiếp nhận, tàu được kéo vào ụ, sơn phết, thiết kế Rada, gắn máy móc, trang bị vũ khí sau đó chiến hạm HQ16 này hải hành về Việt Nam nhận lãnh trách nhiệm tuần tiểu và bảo vệ lãnh hải Việt Nam. Riêng tôi là nhân viên Giám Lộ phục vụ tại Trung Tâm Chiến Báo trên chiến hạm Lý Thường Kiệt HQ16 từ lúc ấy cho đến ngày xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa.
Ngày 14-01-1974.
Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16, lúc ấy đang cập bến Tiên Sa tại căn cứ Hải Quân vùng 1 Duyên Hải ở Đà Nẳng, chúng tôi được lệnh ra công tác ngoài quần đảo Hoàng Sa, chở theo 1 thiếu tá bộ binh tên là Hồng (tôi đọc được nhờ vào bảng tên gắn trước ngực ), 4 tùy viên quân sự thuộc Quân Đoàn 1, Tiểu khu Quảng Nam, 1 cố vấn Mỹ mặc thường phục mãi về sau này khi nằm điều trị ở Quân Y Viện Qui Nhơn, tôi mới biết tên ông ta là GeraldKosh. Về hành lý của người Mỹ dân sự này, chúng tôi thấy có điều kỳ lạ, bởi vì ngoài túi xách quần áo thông thường, còn có một số dụng cụ và máy móc đo đạc và một thùng chất nổ TNT, chúng tôi bày tỏ sự lo ngại về thùng TNT với ông Koshthì ông ta bảo đảm 100% an toàn bởi vì ngòi nổ vẫn còn ở trong xách tay của ông ta, còn về các máy móc dụng cụ đo đạc, thì một người bạn cùng tàu có vẻ rành rẽ về việc này đã giải thích với chúng tôi, đó là các máy địa chấn ký và máy ghi nhận tín hiệu cũng như máy vẽ biểu đồ về sự rung chuyển trong lòng đất, anh bạn này còn quả quyết là người Mỹ này sẽ dò tìm dầu hỏa ở vùng quần đảo Hoàng Sa, anhem chúng tôi nghe sự giải thích này có vẻ hợp lý và suôi tai nên không thắc mắc hỏi thêm nữa.
Tàu khởi hành lúc chiều tốingày 14-01-1974 và đến Hoàng Sa vào buổi sáng ngày 15-01-1974. Khi đến nơi, tàu liên lạc vô tuyến với nhóm Địa Phương Quân trên đảo và họ lái xuồng ra rước viên thiếu tá bô binh, mấy tùy viên quân sự và người Mỹ dân sự lên đảo, kế tiếp tàu rời đảo Hoàng Sa, hải hành ra xa và sau đó thả trôi trong khi chờ đợi đưa những người khách về lại Đà Nẵng.
Ngày 16-01-1974.
Khoảng 10 giờ sáng ngày hôm sau 16.01.1974 một người bạn giám lộ đang trực phiên trên đài chỉ huy chiến hạm phát hiện trên màn ảnh Rada 1 vệt nhỏ đang di chuyển về hướng đảo Quang Hòa (Duncan), chúng tôi dùng ống dòm quan sát, nhưng vẫn không thấy được vì quá xa, sĩ quan trưởng phiên báo cáo với hạm trưởng và cho khởi động máy tàu chạy về hướng đảo Quang Hòa (Duncan). Khi gần đến, chúng tôi quan sát từ đài chỉ huy mới thấy vệt nhỏ trên màn ảnh Rada lúc nãy là một tàu Trung Cộng ngụy trang đánh cá, sơn mầu xanh lá cây đậm, vỏ bằng sắt, trang bị đại bác 25ly, chiến hạm dùng quang hiệu yêu cầu tàu Trung Cộng rời khỏi lãnh hải VNCH, tàu này không trả lời, sau đó chiếm hạm tiến lại gần thì tàu Trung Cộng mới rời khỏi hải phận Hoàng Sa, chạy về hướng Đông-Bắc. HQ16 chúng tôi quan sát trên đảo Quang Hòa, mới phát hiện đảo này đã bị chiếm đóng. Trên đảo có mấy dãy nhà gỗ, có chòi canh vọng gác cao, cắm cờ Trung Cộng. Có rất nhiều người di chuyển qua lại hình như họ đang xây cất thêm doanh trại. HQ.16 gọi máy về BTL. Vùng 1 Duyên Hải báo cáo mọi sự việc. Chúng tôi nhận được chỉ thị đi quan sát các đảo khác trong quần đảo và ghi nhận các sự kiện sau:
- Đảo Duy Mộng (Drummond) và Đảo Cam Tuyền (Robert) không có người, nhưng có cắm cờ Trung Cộng. Riêng đảo Duy Mộng (Drummond) có 2 tàu nhỏ, đang bỏ neo sát bờ. từ mũi đến lái có trang bị 3 giàn súng, tất cả được phủ lên bằng lưới đánh cá để ngụy trang, do đó chúng tôi không quan sát được dó là loại vũ khí gì.
- Đảo Vĩnh Lạc(Money) vì có nhiêu rừng cây cao nên HQ16 quan sát từ phía Tây vẫn không thấy suốt bờ phía Đông của đảo, do đó HQ16 phải hải hành vòng qua bờ phía Đông của đảo, khi dùng ống dòm quan sát, chúng tôi thấy có cắm nhiều cờ Trung Cộng.
HQ16 báo cáo các sự việc về Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải, và nhận lệnh tuần tiểu trong vùng lòng chảo, đề cao cảnh giác chờ lệnh mới. Chiều ngày 16-01-1974, chúng tối được tin Khu trục hạmHQ4 (Trần Khánh Dư) sẽ ra tăng cường và tối ngày hôm đó HQ4 rời Đà Nẳng trực chỉ Hoàng Sa mang theo nhóm Biệt Hải người nhái gồm 25 người.
Ngày 17-01-1974.
Lúc 08.00h ngày 17-01-1974 chúngtôi nhận lệnh đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc (Money). Đảo Vĩnh Lạc này chỉ là đảo nhỏ trong quần đảo Hoàng Sa, đảo có chiều dài khoảng 1Km , chiều ngang 0,5km, trên đảo có rừng cây cao. Toán đổ bộ chúng tôi gồm 10 người, sự chọn lựa này có tính cách ngẫu nhiên, các ban ngành đề cử 1 người cho toán đổ bộ, danh sách 10 người này tôi vẫn còn nhớ, mặc dù đã trôi qua 37 năm, vài người trong nhóm tôi có liên lạc sau này. Nhóm đổ bộ 10 người chúng tôi gồm:
1/- Lâm trí Liêm (trung úy), trưởng toán.
2/- Nguyễn ngọc Cẩn (Điệnkhí).
3/- Nguyễn văn Duyên (Quảnkho).
4/- Trần Phừng (Vô tuyến).
5/- Nguyễn trọng Tuấn (Điện tử).
6/- Đoàn văn Nghiệp (Trọngpháo).
7/- Nguyễn văn Trung (Vận chuyển).
8/- Nguyễn văn Cảnh (Y tá).
9/- Nguyễn văn Thương (Phòng tai).
10/- và sau cùng là tôi Đặng quốc Tuấn (Giám lộ).
Chúng tôi mang theo vũ khí, đạn dược, máy truyền tin, thực phẩm nước uống. Chúng tôi dùng xuồng cao su để đổ bộ, đây là loại xuồng được chế tạo rất đặc biệt, vỏ rất dầy, được cấu trúc rất nhiều ngăn và có thể bơm không khí riêng rẽ vào các ngăn ( dài khoảng5m, ngang 2m). Ở 2 đầu trước sau có trang bị sẵn các lỗ hổng bằng sắt để dùng gắn súng đại liên, hoặc các máy động cơ, phía trước mũi có đính sẵn 1 la bàn từ loạinhỏ, và 2 bên hông gắn những quai sách để người xử dụng dễ dàng bám vào khi ở mực nước xâu, cũng như xách di chuyển trên cạn. Chúng tôi đổ bộ lên đảo từ hướng Đông-Bắc, nơi đây trong vùng lòng chảo bờ biển sâu thuận tiện cho việc đổ bộ, chúng tôi được chỉ thị nếu gặp địch quân hoặc ngư dân Trung Cộng, cố gắng hòa hoãn đến mức tối đa, chỉ nổsúng khi thật cần thiết để tự vệ, ngoài ra chúng tôi phải triệt hạ các chứng cớ ngụy tạo nếu tìm thấy. Sau khi đặt chân lên đảo Vĩnh Lạc (Money) chúng tôi lập tức nhổ các lá cờ Trung Cộng ở rải rác khắp đảo và dựng lại cờ vàng VNCH ngay tại vị trí các cờ Trung Cộng bị nhổ bỏ, sau đó toán đổ bộ chúng tôi thám sát toàn đảo, trên đảo không có người, giữa đảo trong rừng cây có một miếu thờ nhỏ rất xưa cũ có khắc chữ Việt tên họ cùng ngày tháng năm, tôi nghĩ là của các ngư phủ Việt Nam trước đây đã lên đảo lập miếu thờ, về phía Nam đảo, chúng tôi phát hiện trong rừng cây 4 nấm mộ, 2 có gắn bia đá, 2 bia gỗ, khắc chữ Tàu, tất cả trông có vẻ xưa cũ, nhưng vết tích thì mới, chúng tôi dùng xẻng đào các nấm mộ nhưng không tỉm thấy xương cốt gì cả. Điều chúng tôi thắc mắc là tại sao lính Trung Cộng đã cố tình ngụy tạo các nấm mộ, bỏ công cắm nhiều cờ ở bãi biển, mà lại không phá hủy cái miếu nhỏ xưa cũ của Việt Nam ta, điều đó chứng tỏ là họ rất vội vã, vừa thực hiện xong lập tức đi ngay không có thì giờ thám sát đảo.
Tất cả sự việc này được báo cáo về đài chỉ huy chiến hạm HQ16, sau đó chúng tôi được lệnh triệt hạ các chứng cớ ngụy tạo, đem các tang vật này gồm 2 bia đá, 2 bia gỗ và các lá cờ Trung Cộng giao cho xuồng máy đem về chiến hạm HQ16 để làm bằng chứng sau này. Tiếp theo chúng tôi nhận thêm lương thực và nước ngọt đồng thời tổ chức phòng thủ trên đảo. đào các hố cá nhân trong rừng cây, gài lựu đạn ở các hốc đá và dùng rong biển đắp lên, đặt nhiều mìn định hướng Claymore và dùng cát phủ lên ở bãi biển mà chúng tôi nghĩ là địchquân sẽ đổ bộ, tất cả các vị trí nảy đều được chúng tôi đánh dấu cẩn thận trên hải đồ.
Khoảng 11.00h, qua máy truyền tin chúng tôi được biết Khu Trục Hạm Trần khánh Dư HQ4 đã ra đến nơi và lập tức đổ bộ lên đảo Cam Tuyền (Robert) 1 toán nhân viên Biệt Hải người nhái gồm 25 người do 1 Thiếu úy chỉ huy, chúng tôi nhận được bản mã từ HQ16, sau khi dịch mã thì đó là tần số đặc biệt để chúng tôi có thể liên lạc với đảo chính Hoàng Sa cùng với toán đổ bộ HQ4 trên đảo Cam Tuyền, tình hình trên đảo này cũng không có gì đặc biệt, chỉ mấy lá cờ Trung Cộng bị toán đổ bộ nhổ bỏ và cắm lại cờ vàng VNCH, ngoài ra không phát hiện gì thêm, cũng như toán chúng tôi, họ được lệnh ở lại tổ chức phòng thủ trên đảo.
Qua máy truyền tin, chúng tôi được biết chiến tranh với Trung Cộng có thể xảy ra, trong trường hợp này, Hải Quân sẽ được sự yểm trợ của Không Quân, phi đoàn F5-E của Sư Đoàn 1 Không Quân đang trú đóng tại Đà Nẳng. Chiều ngàyhôm đó 17-01-1974, 2 chiến hạm Trung Cộng xuất hiện trong vùng mang số 271 và 274. Đây là loại tàu chiến Hộ tống hạm của Liên Sô chế tạo,được gọi là tàu Kronstadt, Kronstadt là tên của hãng đóng tàu quân sự Liên Sô nằmở cực Bắc Âu Châu trong vịnh Finland, hãng đóng tàu này tọa vị trên hòn đảo Kotlin, ngoài vành thành phố cũng mang tên Kronstadt ở phía Tây thành phố Sint-Petersburg (trước đây được gọi là Leningrad). Hai tàu này chiều dài khoảng100m hơi ngắn hơn HQ16, nhưng vận tốc nhanh hơn. Hai chiến hạm ta HQ16 và HQ4 dùng quang hiệu yêu cầu họ lập tức rời vùng lãnh hải VNCH, thì liền đó nhận lại quang hiệu mang ý nghĩa tương tự, sau đó 2 chiến hạm Trung Cộng bỏ đi về hướng Đông-Bắc quần đảo.
Ngày 18-01-1974.
Tảng sáng sớm ngày 18-01-1974 Tuần Dương Hạm HQ5 (Trần Bình Trọng), đã có mặt tại Hoàng Sa, và Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10 cũng đã khởi hành hướng về Hoàng Sa. Theodự định HQ10 sẽ đến nơi vào chiều tối ngày hôm ấy, trên chiến hạm HQ5 có Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc là người chỉ huy trận hải chiến. Khi vừa đến nơi Đại Tá Ngạc truyền lệnh của BTLHQ vùng 1 Duyên Hải cho tất cả các đơn vị hiện diện tại Hoàng Sa, đó là phải tỏ thiện chí hòa hoản tối đa, các toán đổ bộ không được tùy tiện nổ súng khi chưa có lệnh.
Khoảng 10.00h sáng ngày18-01-1974, HQ4 nhận lệnh đưa toán nhân viên cơ hữu 15 người lên đảo Cam Tuyền (Robert) để thay thế nhóm người nhái 25 người đã đổ bộ hôm trước. Nhóm người nhái này chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới. Ngay lúc này 4 chiến hạm Trung Cộng lại xuất hiện, 2 trong số chúng tôi đã nhận dạng hôm trước, đó là các Hộ tống hạm Kronstadt 271 và 274, còn 2 chiếc khác mang số 389 và 396, 2 chiến hạm này hình dạng khác hơn 2 Hộ tống hạm kia, chiều dài ngắn hơn khoảng 70m, trang bị vũ khí nhiều hơn, ở trên đảo dùng ống dòm quan sát chúng tôi thấy như vậy, về lực lượng Không quân và Hải Quân Trung Cộng, chúng tôi không được biết gì nhiều, theo tài liệu thì hầu hết các chiến cụ Trung Cộng đều mua của Liên Sô trong thập niên 60 cho đến khi xảy ra chiến tranh biên giới giữa 2 nước năm1969 thì việc mua bán chiến cụ bị hủy bỏ. do đó 2 chiến hạm 389 và 396 chúngtôi nghĩ là do Liên Sô chế tạo và gọi là pháo hạm, cả 4 chiến hạm Trung Cộng đều vận chuyển cản đườngvà khiêu khích, qua máy truyền tin chúng tôi ghi nhận các sự kiện sau:
- HQ16 và Hộ tống hạm 271 đãva chạm 2 hông tàu với nhau.
- HQ4 đã đụng mũi vào hông sau của tàu Pháo hạm 389 và làm gãy mấytrụ giây an toàn của tàu này.
- HQ5 di chuyển phía Nam đảo Quang Hòa (Ducan) để quan sát và thăm dò phản ứng của địch thì bị Hộ tống hạm274 vận chuyển ép ngang phía trước mũi, HQ5 phải ngưng máy và quay trở lại thả trôi phía nam đảo Vĩnh Lạc (Money) nơi mà chúng tôi đang trấn thủ.
- Tất cả 4 chiến hạm Trung Cộng sau đó cũng vận chuyển về hướng đảo Quang Hòa (Duncan) và thả trôi ở đó.
- Khoảng xế chiều ngày18-01-1974, 2 tàu nhỏ ngụy trang tàu đánh cá mang số 402 và 407 xuất hiện tăng viện cho phía Trung Cộng, 2 tàu này có lẽ là 2 tàu chiến nhỏ ngụy trang tàu đánh cá mà chúng tôi đã phát hiện bỏ neo sát bờ đảo Duy Mộng (Drummond) cách 2 ngày trước đây 16-01-1974.
Khoảng chiều tối ngày 18-01-1974, Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 đã ra đến nơi, lúc này ở trên đảo Vĩnh Lạc (Money) chúng tôi nhận được bản mã văn mới, sau khi dịch mã thì đó là 3 tần số khác nhau, 1 để liên lạc trực tiếp với chiến hạm, 1 với các toán đổ bộ,và 1 với đài khí tượng ở đảo Hoàng Sa, vì tần số các chiến hạm xử dụng tần số âm thoại đơn ngắn SSB (Single.Side.Bandmodulation) đã bị phát hiện, sóng vô tuyến đã bị chen vào phá rối, thỉnh thoảng nghe ra hàng loạt tiếng Tàu, do đó các chiến hạm chuyển sang xử dụng loại máy truyền tin VRC46 và PRC25, 2 loại này rất tiện lợi trong việc chuyển đổi tần số, nhất là loại sách tay di động PRC 25 chúng tôi đã mang theo xử dụng khi đổ bộ lên đảo ngày hôm trước, tuy nhiên loại máy này có khuyết điểm là chỉ liên lạc trong phạm vi gần khoảng 10,15 hải lý mà thôi, chúng tôi biết thêm là 4 chiến hạm ta được chia làm 2 nhóm, nhóm 1 gồm HQ5 và HQ4 sẽ hoạt động chung nhau về phía Nam quần đảo, nhóm 2 gồm HQ16 và HQ10 đang vận chuyển ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa, bên ngoài khu lòng chảo.
Đêm 18-01-1974 trôi qua một cách yên lặng.
Ngày 19-01-1974.
Trời tờ mờ sáng, tình hình có vẻ rộn rịp căng thẳng lên, lúc 08.00h sáng ngày 19-01-1974, qua máy vô tuyến chúng tôi được biết HQ5 đang yểm trợ HQ4 đổ bộ nhóm người nhái gồm 25 người lên đảo Quang Hòa (Duncan) từ phía Nam bên ngoài khu lòng chảo. Nơi đây HQ4 đã không vào sát bờ được vì có nhiều đá ngầm. Toán người nhái đã dùng xuồng cao su để bơi vào đến bãi đá ngầm sau đó họ phải lội bộ lên đảo, mực nước biển ngang đầu gối. Thiếu úy trưởng toán người nhái báo cáo họ bị lính Trung Cộngtấn công bằng súng thượng liên và phóng lựu từ trong rừng cây cũng như trong các chòi canh vọng gác trên đảo, sau vài phút, toán người nhái báo cáo là viên thiếu úy trưởng toán người nhái và 1 binh sĩ tử thương, toán đổ bộ đã phản kích bằng phóng lựu M79 và đại liên M60, nhưng không hiệu quả vì quá xa tầm. Tóm lại tình hình hoàn toàn bất lợi, toán người nhái đang lội dưới nước chưa đặt chân được lên bờ, họ trở thành mục tiêu tác xạ của lính Trung Cộng. Sau cùng toán người nhái được lệnh rút lui về HQ4. Tất cả sự việc trên chỉ xảy ra trong vòng 2 giờ đồng hồ.
Khoảng 10 giờ sáng ngày19-01-1974, ờ trên đảo Vĩnh Lạc (Money), chúng tôi thấy HQ16 và HQ10 đang tiến vào khu lòng chảo. Trong khu này đã hiện diện 3 tàu Trung Cộng mang số 274 (Hộ tốnghạm), 396 (Pháo hạm) và 402 (tàu đánh cá ngụy trang). Nơi chúng tôi trú đóng rất thuận tiện để theo dõi cả 2 mặt trận sắp sửa xảy ra. Mặt trận phía Bắc trong khu lòng chảo của HQ16 và HQ10, nơi này rất gẩn chúng tôi có thể dùng ống dòm để quan sát rõ ràng, và mặt trận phía Nam ngoài khu lòng chảo xa về hướng Nam của đảo Quang Hòa (Duncan). HQ4, HQ5 cũng đang ở trong tình trạng căng thẳng, dùng ốngdòm ta chỉ có thể phân biệt giữa tàu chiến ta và tàu Trung Cộng khác biệt về màu sắc,tàu Hải Quân Việt Nam sơn màu xám nhạt, còn tàu Trung Cộng sơn màu xanh lá cây đậm, và ở đây có 3 tàu chiến Trung Cộng: 271 (Krondtadt-Hộ tống hạm), 389 (Pháo hạm) và 407 (tàu đánh cá ngụy trang).
Sự hiềm khích và tình trạng căng thẳng giữa các chiến hạm Việt Nam và Trung Cộng trong các ngày qua,nhưng không bên nào khai hỏa. Để tạo thế thượng phong bất ngờ, Đại tá Hà Văn Ngạc (người chỉ huy trận đánh) ra lệnh đồng loạt khai hỏa lúc 10.25h. Mặt trận phía Bắc trong vùng lòng chảo, ngay 2 phút đầu tiên, tàu 274 và 396 đã bị trúng đạn và bốc cháy, sau một lúc quần thảo, ở trên đảo dùng ống dòm quan sát, chúng tôi thấy HQ10 đã trúng hỏatiễn địch ở đài chỉ huy (sau này khi nằm điều trị tại bệnh viện Qui Nhơn, tôiđược biết báo chí lúc đó gọi đây là loại hỏa tiễn Styx do Liên Sô chế tạo) chúng tôi nghĩ là các hỏa tiễn được bắn từ tàu 402, điều có thể nhận ra loại đạnthường hay hỏa tiễn là với đạn thường sau khi bắn, sẻ có khói bốc ra ở đầusúng, còn hỏa tiễn sẽ vạch ra một đường khói dài từ nơi xuất phát, và điều nàyđã được chúng tôi nhìn thấy bằng mắt thường ở trên đảo. Sau 30 phút giao tranh, sự thiệt hại đôi bên mặt trận phía Bắc trong vùng lòng chảo được chúng tôi ghinhận sau:
- Phía Trung Cộng: Hộ tống hạmKronstadt 274 sau một lúc nổ ( chắc là bị trúng ở hầm đạn) đã chìm lỉm, pháo hạm 396 đang bị cháy đã ủi vào bãi san hô giữa đảo Vĩnh Lạc (Money) nơi chúng tôi trấn đống và đảo Quang Hòa (Duncan), để nhân viên đào thoát. Tàu này có lẽ cũng trúng ở hầm đạn ở phía sau lái, thỉnh thoảng dùng ống dòm quan sát, chúng tôi thấy lóe sáng phía sau lái và có khói bốc cao. Còn tàu 402 chắc bị trúng đạn ở bánh lái, nên chuyển vận rất khó khăn, chạy một hình chữ chi về hướng Bắc đảo Duy Mộng (Drummond).
- Phía Hải QuânVNCH: HQ10 trúng hỏa tiễn ở đài chỉ huy và nhiều loại đạn khác, chiến hạm bị cháy ở đài chỉ huy, hạm trưởng và nhiều nhân viên trên chiến hạm đã tử thương. Hạm phó bị thương nặng và đã xuống được bè di tản cùng với 23 nhân viên chiến hạm. HQ16 bị trúng nhiều loạt đạn, hư hại nặng, tàu bị nghiên về phía bên phải và vận chuyển một cách khó khăn chậm chạp ra khỏivùng lòng chảo.
- Mặt trận phía Nam cũng đã chấm dứt, thiệt hại đôi bên chúng tôi không rõ, nhìn qua ống dòm chỉ thấy khói súng dầy đặc. Chúng tôi liên lạc với toán đổ bộ HQ4 trên đảo Cam Tuyền (Robert) thì được biết HQ4 và HQ5 đã rời vùng giao tranh, tất cả đều bị thiệt hại, và từ đó về sau họ đã mất liên lạc với HQ4. Phía Trung Cộng thì không được biết.
Bất chợt, người bạn trong nhóm chúng tôi anhTrần Phừng (vô tuyến) nhận được ám ngữ muốn nói chuyện với Trung úy Liêm trưởng toán, đó là hạm trưởng HQ16 chúng tôi, ông cho hay tình hình rất tệ hại, tàu chỉ còn1 máy, bên hông phải bị trúng đạn, trung sĩ điện khí Xuân bị thương nặng, tàu không thể dừng lại rước chúng tôi được, máy phát điện bất khiển dụng nên không thể nào khởi động máy ép gió để chạy máy tàu, do đó ông trao toàn quyền quyết định cho trung úy Liêm.
Khoảng 16.00h chiều ngày 19-01-1974, có 6 phản lực cơ Trung Cộng xuất hiện trong vùng. Nơi Trung Tâm Chiến Báo của chiến hạm mấy lúc sau này để giúp nhân viên nhận dạng phi cơ đối phương, có dán hình chụp nhìn ngang cũng như nhìn từ dưới lên hình các phản lực cơ Mig17, Mig19 và Mig21, do đó chúng tôi nhận dạng 6 phản lực cơ này thuộc loại Mig19, vì chúng bay rất thấp lượn chung quanh các đảo ở Hoàng Sa rất nhiều lần, có lẽ là quan sát tình hình chung trong vùng, sau đó biến mất về hướng Bắc. Đêm ngày19-01-1974, trung úy Liêm đã hội ý và bàn bạc với cả nhóm, lúc này cận Tết gió mùa Đông Bắc, nếu dùng xuồng cao su hiện có và poncho làm buồm, chặt cây trên đảolàm cột buồm, cơ hội về đến đất liền rất lớn, chúng tôi quyết định trở về đất liền bằng cách này, kiểm điểm lại lương thực chúng tôi còn đủ dùng trong 4 ngày, 1 can nước ngọt khoảng 18 lít, đêm hôm ấy bình thản trôi qua sau nhiều cơn biến động dữ dội.
Sáng ngày hôm sau, 20-01-1974, 7 chiến hạm Trung Cộng xuất hiện trong vùng 4 trong số này là loại Kronstadt Hộ tống hạm, còn 3 chiếc khác là loại chuyển vận hạm, chúng tôi đoánlà họ đang chuẩn bị đổ bộ.
Khoảng 09.00h ngày 20-01-1974, các chiến hạm Trung Cộng đồng loạt bắn vào các bãi biển ở các đảo do ta trấn đóng để dọn bãi chuẩn bị lính cho của họ đổ bộ. Trên đảo Vĩnh Lạc (Money), chúng tôi ẩn núp ở các hố cá nhân đã đào trước đây dưới các gốc cây lớn trong rừng phía Nam đảo, lúc này chúng tôi liên lạc đều đặn với các đơn vị trú đóng, chúng tôi được biết sau:
- Đảo Hoàng Sa (Pattle): nơi đặt đài khí tượng do nhóm Địa phương quân trấn đóng, Tàu Trung Cộng đã ngưng bắn dọn bãi và đang cho lính đổ bộ.
- Đảo Cam Tuyền (Robert): nơi nhóm nhân viên cơ hữu HQ4 trấn đóng. Tàu Trung Cộng vẫn còn đang bắn vào bãi biển.
- Đảo Vĩnh Lạc (Money): nơi chúng tôi trấn đóng, tàu Trung Cộng đã ngưng bắn dọn bãi, họ đang cho lính đổ bộ từ mặt Đông Bắc của đảo, chính mấy ngày trước đây chúng tôi đã đổ bộ lên đảo ở chỗ này vì nơi đây bờ biển sâu, rất thuận tiện cho việc đổ bộ. Cũng chính nơi đây chúng tôi đã gài nhiều mìn và lựu đạn để tổ chức phòng thủ.
Ngaylúc này chúng tôi quyết định rời đảo từ hướng Nam, nơi đây bờ biển cạn, đầy san hô và đá ngầm. Chúng tôi gồm 10 người mang xuồng cao su và các vật dụng kể cả vũ khí cá nhân và máy truyền tin. Chúng tôi lội bộ ra xa đến 2, 3km, mà mực nướcchỉ ngang đến bụng. Sau đó chúng tôi lên xuồng, cố gằng bơi thật nhanh, rời xa đảo càng sớm càng tốt, khi thấy đảo chỉ còn 1 vệt nhỏ. Kế đó chúng tôi mới dựng cột dùng Poncho căng làm buồm hướng về phía Đông Nam.
Chúng tôi lênh đênh trên biển 2 ngày lương thực và nước ngọt cạn dần, trung úy Liêm đã nhìn thấy điều này nên quyết định giới hạn khẩu phần lương thực và nước ngọt. Đến chiều ngày 22-01-1974, lúc hoàng hôn, chúng tôi ghi nhận 1 điều rất đặc biệt, từ phía sau lưng chúng tôi phía xa ở đường chân trời,bất chợt hỏa châu được bắn lên, chúng tôi cũng lập tức đáp ứng lại bằng hỏa châu, cả 2 bên đều làm tin cho nhau bằng hỏa châu vài lần rồi sau đó im bặt, chúngtôi không biết nguồn hỏa châu này từ đâu, chỉ suy đoán là của phi cơ trinh sát, hoặc của tàu dò tìm các nhân viên chiến hạm bị trôi trên biển sau trận hải chiến, sau này được chuyển từ Quân Y viện Qui Nhơn về Bệnh Viện Hải Quân Sài Gòn, khi trao đổi các mẫu chuyện, chúng tôi mới biết đó là nhóm 23 người HQ10 đào thoát trên bè cấp cứu của chiến hạm, họ may mắn hơn chúng tôi khoảng vài giờ sau, được 1 thương thuyền Hòa Lan cứu vớt.
Chúng tôi tiếp trục trôi trên biển đến ngày thứ 6 thì lương thực và nước ngọt hoàn toàn hết sạch, từ đó trở đi, nếu trời mưa, chúng tôi dùng Poncho hứng nước, trời nắng thì chúng tôi dùng ca sắt múc ít nước biển, sau đó lấy bao nylon bít lên, một thời gian sau, nước bay hơi đọng ở phía dưới bao nylon, cẩn thận mở bao nylon dùng lưỡi mà liếm, đó là cách chúng tôi giải khát từ ngày thứ sáu trở đi. Sang đến ngày thứ 10, anh em chúng tôi đã hoàn toàn kiệt sức, trưa ngày hôm ấy, anh Nguyễn Văn Duyên (quản kho) đã hấp hối, trong tình trạng mê sảng, anh lầm bầm trong miệng những câu nghe không được rõ,khoảng 2 giờ sau, anh Nguyễn Văn Cảnh (y tá) là người khỏe nhất trong nhóm, đã lay mọi người dậy cho hay là anh Nguyễn Văn Duyên đã từ trần. Chiều ngày hôm ấy khoảng 15.00h, có một tàu đánh cá chạy về hướng chúng tôi. Chúng tôi từng người một được ẳm lên tàu đánh cá nhờ 4 ngư phủ, đó là những vị cứu tinh của chúng tôi. Trên tàu chúng tôi được cho ăn cháo và nước uống, kế đó họ báo là anh Nguyễn Văn Duyên (quản kho) đã chết, và chúng tôi cho họ hay là chúng tôi đã biết lúc mấy giờ trước, xuồng cao su được các ngư phủ kéo về quân cảng Qui Nhơn, tàu đánh cá cập bến quân cảng Qui Nhơn lúc xế chiều. Chúng tôi được xe hồng thập tự chở vào Quân Y viện Qui Nhơn để được cấp cứu, đây là ngày không bao giờ quên của nhóm chúng tôi, ngày (30-01-1974), ngày chúng tôi được cứu sống sau 10 ngày lênh đênh trên biển.
Trưa ngày hôm sau, Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh (Tư Lệnh Phó Hải Quân) đã ghé bệnh viện thăm viếng anh em chúng tôi. Xác anh Nguyễn Văn Duyên được vợ anh nhận lãnh mang về an táng nơi quê nhà anh ở Vĩnh Long. Chị Duyên lúc ấy đang mang thai 3 tháng. Mãi về sau này anh Nguyễn Văn Cảnh (y tá) cho tôi hay chị Duyên đã hạ sanh một cháu trai, tính đến nay cháu ấy đã 36 tuổi rưởi, sắp sinh nhật 37 tuổi. Một tuần sau, chúng tôi được chuyển về Bệnh Viện Hải Quân Sài Gòn để được tiếp tục điều trị. Hai tháng tiếp theo, tôi được thuyên chuyển về Căn Cứ Hải Quân Cát Lái Sài Gòn và tôi phục vụ tại nơi đây cho đến ngày 30-04-1975.
Kính thưa quý đồng hương,
Trong những ngày đầu năm1974, người lính VNCH thuộc các quân binh chủng Việt Nam Cộng Hòa đã phải cùng một lúc đương đầu với 2 đối phươngphía Bắc. Chưa hết còn phải chịu áp lực chính trị lớn lao từ phía sau lưng của đồng minh Hoa Kỳ.
Ngày hôm nay, trước sự hiện diện đông đảo của quý đồng hương, chúng tôi muốn nói lên lời tâm huyết xuất phát tự đáy lòng, những lời nói theo lẽ từ lâu chúng tôi muốn nói, nhất là nói với thế hệ thanh niên hiện tại, các thế hệ đàn em hiện tại.
Tính đến nay, đã 37 năm từ ngày xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa, riêng cá nhân tôi thì đây là sự thất bại lớn lao nhất, quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Trong những ngày cận Tết GiápDần 1974, những kẻ thất phu như anh em chúng tôi đã không làm tròn được tránh nhiệm bảo vệ tổ quốc, để mất vào tay Trung Cộng phần lãnh hải mà tiền nhân chúng ta đã bỏ ra không biết bao nhiêu công lao để tạo dựng. Tôi cảm thấy hổ thẹn, chính vì vậy mà những bạn bè quen biết khi hỏi tôi về sự việc này tôi chỉ ầm ừ cho qua hoặc chỉ kể vắn tắt. So với những chiến tích lẫy lừng của tiền nhân trong suốt 4 ngàn năm dựng quốc và vệ quốc, anh em chúng tôi quả là những kẻ bất tài.
Các bạn thanh niên của thế hệ hiện tại.
Các em, các cháu là những hậu duệ ưu tú của Nguyễn Trung Trực với lửa hồng Nhật Tảo kinh thiên địa, kiếm bạc Kiên Giang khóc quỷ thần, của Lý Thường Kiệt đã phạt Tống bình Chiêm, của Trần Khánh Dư với chiến tích Vân Đồn, của Trần Bình Trọng hiên ngang khi chiến đấu, bất khuất khi sa cơ, thà làm quỷ nước Nam không làm vương đất Bắc.
Xin hãy thứ lỗi cho thế hệ đàn anh chúng tôi vì đã không làm tròn bổn phận bảo vệ quốc gia, đành phải trút trách nhiệm vô cùng nặng nề lên vai các em, các cháu.
Các bạn thanh niên, các em các cháu thân mến,
Xin hảy hướng mắt nhìn về phía Đông Việt Nam để đừng bao giờ quên rằng 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vẫn còn bị chiếm đóng. Việt Nam là một dân tộc hiếu hòa. Chúng ta không muốn gây hiềm khích, tạo chiến tranh hoặc cướp đất đai của bất kỳ nước nào, chúng ta chỉ muốn lấy lại những gì của chúng ta: Chúng ta phải dành đoạt lại phần đất thânyêu của tổ quốc Việt Nam chúng ta. Dù gìcũng phải thực hiện cho bằng được, cho dù 5, 10 , 20 năm hoặc lâu hơn nữa cũng được.
Để dứt lời, chúng tôi kính cẩn nghiên mình trước anh linh các tử sĩ Hoàng Sa.
Kính chào và cám ơn quý vị.
Đặng Quốc Tuấn
Sinh Tồn chuyển