Thân Hữu Tiếp Tay...

Cuộc Nổi Dậy Ở Armenia - Lê Minh Nguyên

( HNPD ) Một đất nước nhỏ bé như Armenia có thể làm cách mạng dân chủ được thì ở Việt Nam tại sao không?


Armenia thường hãnh diện là nước đầu tiên chính thức theo Thiên Chúa Giáo vào đầu thế kỷ thứ tư. Trong lịch sử, dù đôi khi được độc lập nhưng thường bị cuốn hút vào các đế quốc như La Mã, Byzantine, Arab, Persian và Ottoman.


Trong Thế Chiến I, phía tây của Armenia bị đế quốc Ottoman cưỡng bức tái định cư để chiếm đất và áp dụng các chính sách diệt chủng, đưa đến khoảng một triệu người bị giết chết.


Đế quốc Ottoman nhượng phía đông của Armenia cho Nga năn 1828, phần đất này tuyên bố độc lập năm 1918, nhưng bị Hồng Quân Liên Sô chiếm năm 1920.


Các lãnh tụ Armenia lúc nào cũng bận tâm về sự tranh chấp vùng Nagorno-Karabakh với nước Azerbaijan, nơi có nhiều dân Armenia cư trú, vùng này Liên Sô giao cho Soviet Azerbaijan trong những năm 1920s. Armenia và Azerbaijan bắt đầu đánh nhau vì vùng này năm 1988 và gia tăng cường độ sau khi cả hai độc lập từ Liên Sô năm 1991.


Tháng 5/1994, khi cuộc ngưng bắn ba bên giữa Armenia, Azerbaijan, và Nagorno-Karabakh diễn ra thì các lực lượng vũ trang sắc tộc Armenia đã chiếm được chẳng những vùng Nagorno-Karabakh mà còn thêm 7 vùng chung quanh - khoảng 14% lãnh thổ Azerbaijan.


Kinh tế của hai bên đều bị tổn hại, vì họ không đạt được tiến bộ nào để giải quyết tranh chấp trong hoà bình.


Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa biên giới chung với Armenia năm 1993 để hổ trợ cho Azerbaijan, làm tăng thêm thiệt hại cho sự phát triển kinh tế của Armenia.


Năm 2009, các lãnh tụ cao cấp của Armenia theo đuổi chính sách nối lại tình hữu nghị với Thổ Nhĩ Kỳ với mong muốn mở cửa biên giới, nhưng chính quyền Thổ vẫn chưa chuẩn thuận Các Thể Thức (Protocols) để bình thường quan hệ hai nước.


Tháng 1/2015, Armenia tham gia cùng với Nga, Belarus, và Kazakhstan làm thành viên của tổ chức Kinh Tế Á-Âu Thống Nhất (Eurasian Economic Union).


Armenia là một quốc gia nhỏ bé ở vùng tây-nam châu Á, với Thổ phía tây và Azerbaijan phía đông. Về địa chính trị, Armenia tự coi mình là một phần của châu Âu. Tuy nhiên, Armenia có thể được coi là thuộc châu Âu, hoặc thuộc Trung Đông, hoặc thuộc cả hai.


Armenia chỉ rộng 29,743 cây số vuông, nhỏ hơn tiểu bang Maryland của Mỹ, tổng sản lượng quốc gia năm 2017 chỉ có 11 tỷ đôla, và dân số chỉ có 3 triệu người (http://bit.ly/2w42iaT)


Năm 2017 Armenia thay đổi hiến pháp để từ chế độ tổng thống bán phần (có thủ tướng) sang chế độ đại nghị. 


Dân Armenia bắt đầu biểu tình ngày 13/4/1018 dưới nhiều dạng thức ôn hoà như xuống đường, bất tuân dân sự, toạ kháng, sinh viên phản đối, vận động trên mạng, tẩy chay thương mại. Cuộc biểu tình kéo dài đã trên hai tuần tính đến ngày 28/4, đòi chống tham nhũng và buộc đảng Cộng hòa Armenia phải nhượng quyền lực.


Các cuộc biểu tình xảy ra ở ít nhất 11 tỉnh thành ở Armenia với khoảng 115,000 người tham dự ở thủ đô Yerevan hôm 22/4, và nhiều nơi ngoài Armenia như Glendale ở California với 5,000 người, Moscow, Marseille, Toronto, Montreal, Vancouver.


Những người biểu tình vỗ tay, huýt sáo, đánh trống, gõ nồi và bấm còi xe hơi để ủng hộ dân biểu đối lập Nikol Pashinyan, 42 tuổi. Cảnh sát Armenia thì thờ ơ đứng nhìn mà không can thiệp (https://bbc.in/2HSuIcz).


Cuộc biểu tình được vận động bởi ông Pashinyan thuộc đảng đối lập Khế Ước Dân Sự (Civil Contract party) đòi hỏi thủ tướng đầy quyền lực và cầm quyền liên tục 3 nhiệm kỳ Serzh Sargsyan thuộc đảng Cộng Hoà (Republican Party) từ chức (hai nhiệm kỳ 5-năm với tư cách tổng thống và nhiệm kỳ thủ tướng bắt đầu hôm 17/4). 


Ngày 23/4 ông thủ tướng Sargsyan nhượng bộ và rút lui. Ngày 25/4 đảng Cộng Hoà bị loại ra khỏi liên minh cầm quyền ARF-Dashnaktsutyun. Ngày 28/4 liên minh cầm quyền ARF-Dashnaktsutyun ủng hộ đảng Khế Ước Dân Sự.


Đầu tiên người biểu tình đòi hỏi sự từ chức của ông Sargsyan, sau đó họ đòi bầu lại quốc hội, kế đến đòi loại đảng Cộng Hoà ra khỏi liên minh cầm quyền, sau đó nữa là đòi bổ nhiệm ông Pashiniyan làm thủ tướng lâm thời để tổ chức bầu cử lại quốc hội. Việc bầu tân thủ tướng sẽ diễn ra ngày 1/5 ở quốc hội 105 ghế mà trong đó đảng Cộng Hoà chiếm 58 ghế. Quốc hội này được bầu cách nay một năm.


Ông Pashinyan gọi đây là một cuộc cách mạng nhung vì ôn hoà và chỉ có 46 người bị thương (http://bit.ly/2vWUhnW).


Sau khi Liên Sô sụp đổ, người dân Armenia xem nước họ là một hãnh diện của mô hình dân chủ hoá, nhưng sự trì trệ do chế độ quả đầu mọc rễ (oligarchy - quyền lực và tài sản quốc gia tập trung vào trong tay một nhóm nhỏ) đã làm cho họ thất vọng.


Những sự phản đối nhỏ và có chiều sâu đã thường xảy ra trong những năm qua với sự tích cực tham dự của giới trẻ.


Nga lo ngại “cách mạng màu” đã xảy ra ở Ukraine, Georgia cùng nhiều nơi khác mà bây giờ là Armenia sẽ lan vào Nga đe doạ chế độ của ông Putin (https://cnn.it/2HTFgIe). Nga có hai căn cứ quân sự ở Armenia và có các quan hệ kinh tế.


Tổng thống Nga Putin điện đàm với tổng thống Armen Sarkissian (theo hiến pháp mới 2017 không có thực quyền) của Armenia hôm 25/4, kêu gọi các bên “kềm chế, trách nhiệm” và giải quyết vấn đề qua “đối thoại xây dựng và TUYỆT ĐỐI TRONG KHUÔN KHỔ CỦA HIẾN PHÁP”. Theo một số phân tích gia, câu cuối này của ông Putin là một cảnh cáo rằng cách mạng dân khởi nằm ngoài khuôn khổ của quốc hội hay hiến pháp, sẽ không được Moscow chấp nhận (http://bit.ly/2I0bUI8).


Chấp nhận hay không thì yếu tố bên ngoài không phải là yếu tố quyết định, trừ khi Nga trắng trợn dùng vũ lực để xâm lăng. Hai yếu tố quyết định là lòng dân đã chán ngấy chế độ và đầu não của chế độ đã mục rữa, nghĩa là thanh gươm lá chắn công an và quân đội thờ ơ đứng nhìn không can thiệp hay can thiệp để bảo vệ cuộc biểu tình thay vì đàn áp.


Cộng Sản Việt Nam sau hơn 70 năm cai trị đất nước đã mọc rễ chế độ quả đầu, gia tộc hoá chính quyền, tập trung tài sản quốc gia vào trong tay của một thiểu số người. Tệ hơn nữa, họ còn đi xa hơn chế độ quả đầu để trở thành chế độ đạo tặc (kleptocracy). Tàn phá Sơn Trà, khai thác Lý Sơn mà FLC đang chiếm đảo là hai thí dụ điển hình.


Một đất nước nhỏ bé như Armenia có thể làm cách mạng dân chủ được thì ở Việt Nam tại sao không?


Lê Minh Nguyên ( HNPD )

28/4/2018

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cuộc Nổi Dậy Ở Armenia - Lê Minh Nguyên

( HNPD ) Một đất nước nhỏ bé như Armenia có thể làm cách mạng dân chủ được thì ở Việt Nam tại sao không?


Armenia thường hãnh diện là nước đầu tiên chính thức theo Thiên Chúa Giáo vào đầu thế kỷ thứ tư. Trong lịch sử, dù đôi khi được độc lập nhưng thường bị cuốn hút vào các đế quốc như La Mã, Byzantine, Arab, Persian và Ottoman.


Trong Thế Chiến I, phía tây của Armenia bị đế quốc Ottoman cưỡng bức tái định cư để chiếm đất và áp dụng các chính sách diệt chủng, đưa đến khoảng một triệu người bị giết chết.


Đế quốc Ottoman nhượng phía đông của Armenia cho Nga năn 1828, phần đất này tuyên bố độc lập năm 1918, nhưng bị Hồng Quân Liên Sô chiếm năm 1920.


Các lãnh tụ Armenia lúc nào cũng bận tâm về sự tranh chấp vùng Nagorno-Karabakh với nước Azerbaijan, nơi có nhiều dân Armenia cư trú, vùng này Liên Sô giao cho Soviet Azerbaijan trong những năm 1920s. Armenia và Azerbaijan bắt đầu đánh nhau vì vùng này năm 1988 và gia tăng cường độ sau khi cả hai độc lập từ Liên Sô năm 1991.


Tháng 5/1994, khi cuộc ngưng bắn ba bên giữa Armenia, Azerbaijan, và Nagorno-Karabakh diễn ra thì các lực lượng vũ trang sắc tộc Armenia đã chiếm được chẳng những vùng Nagorno-Karabakh mà còn thêm 7 vùng chung quanh - khoảng 14% lãnh thổ Azerbaijan.


Kinh tế của hai bên đều bị tổn hại, vì họ không đạt được tiến bộ nào để giải quyết tranh chấp trong hoà bình.


Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa biên giới chung với Armenia năm 1993 để hổ trợ cho Azerbaijan, làm tăng thêm thiệt hại cho sự phát triển kinh tế của Armenia.


Năm 2009, các lãnh tụ cao cấp của Armenia theo đuổi chính sách nối lại tình hữu nghị với Thổ Nhĩ Kỳ với mong muốn mở cửa biên giới, nhưng chính quyền Thổ vẫn chưa chuẩn thuận Các Thể Thức (Protocols) để bình thường quan hệ hai nước.


Tháng 1/2015, Armenia tham gia cùng với Nga, Belarus, và Kazakhstan làm thành viên của tổ chức Kinh Tế Á-Âu Thống Nhất (Eurasian Economic Union).


Armenia là một quốc gia nhỏ bé ở vùng tây-nam châu Á, với Thổ phía tây và Azerbaijan phía đông. Về địa chính trị, Armenia tự coi mình là một phần của châu Âu. Tuy nhiên, Armenia có thể được coi là thuộc châu Âu, hoặc thuộc Trung Đông, hoặc thuộc cả hai.


Armenia chỉ rộng 29,743 cây số vuông, nhỏ hơn tiểu bang Maryland của Mỹ, tổng sản lượng quốc gia năm 2017 chỉ có 11 tỷ đôla, và dân số chỉ có 3 triệu người (http://bit.ly/2w42iaT)


Năm 2017 Armenia thay đổi hiến pháp để từ chế độ tổng thống bán phần (có thủ tướng) sang chế độ đại nghị. 


Dân Armenia bắt đầu biểu tình ngày 13/4/1018 dưới nhiều dạng thức ôn hoà như xuống đường, bất tuân dân sự, toạ kháng, sinh viên phản đối, vận động trên mạng, tẩy chay thương mại. Cuộc biểu tình kéo dài đã trên hai tuần tính đến ngày 28/4, đòi chống tham nhũng và buộc đảng Cộng hòa Armenia phải nhượng quyền lực.


Các cuộc biểu tình xảy ra ở ít nhất 11 tỉnh thành ở Armenia với khoảng 115,000 người tham dự ở thủ đô Yerevan hôm 22/4, và nhiều nơi ngoài Armenia như Glendale ở California với 5,000 người, Moscow, Marseille, Toronto, Montreal, Vancouver.


Những người biểu tình vỗ tay, huýt sáo, đánh trống, gõ nồi và bấm còi xe hơi để ủng hộ dân biểu đối lập Nikol Pashinyan, 42 tuổi. Cảnh sát Armenia thì thờ ơ đứng nhìn mà không can thiệp (https://bbc.in/2HSuIcz).


Cuộc biểu tình được vận động bởi ông Pashinyan thuộc đảng đối lập Khế Ước Dân Sự (Civil Contract party) đòi hỏi thủ tướng đầy quyền lực và cầm quyền liên tục 3 nhiệm kỳ Serzh Sargsyan thuộc đảng Cộng Hoà (Republican Party) từ chức (hai nhiệm kỳ 5-năm với tư cách tổng thống và nhiệm kỳ thủ tướng bắt đầu hôm 17/4). 


Ngày 23/4 ông thủ tướng Sargsyan nhượng bộ và rút lui. Ngày 25/4 đảng Cộng Hoà bị loại ra khỏi liên minh cầm quyền ARF-Dashnaktsutyun. Ngày 28/4 liên minh cầm quyền ARF-Dashnaktsutyun ủng hộ đảng Khế Ước Dân Sự.


Đầu tiên người biểu tình đòi hỏi sự từ chức của ông Sargsyan, sau đó họ đòi bầu lại quốc hội, kế đến đòi loại đảng Cộng Hoà ra khỏi liên minh cầm quyền, sau đó nữa là đòi bổ nhiệm ông Pashiniyan làm thủ tướng lâm thời để tổ chức bầu cử lại quốc hội. Việc bầu tân thủ tướng sẽ diễn ra ngày 1/5 ở quốc hội 105 ghế mà trong đó đảng Cộng Hoà chiếm 58 ghế. Quốc hội này được bầu cách nay một năm.


Ông Pashinyan gọi đây là một cuộc cách mạng nhung vì ôn hoà và chỉ có 46 người bị thương (http://bit.ly/2vWUhnW).


Sau khi Liên Sô sụp đổ, người dân Armenia xem nước họ là một hãnh diện của mô hình dân chủ hoá, nhưng sự trì trệ do chế độ quả đầu mọc rễ (oligarchy - quyền lực và tài sản quốc gia tập trung vào trong tay một nhóm nhỏ) đã làm cho họ thất vọng.


Những sự phản đối nhỏ và có chiều sâu đã thường xảy ra trong những năm qua với sự tích cực tham dự của giới trẻ.


Nga lo ngại “cách mạng màu” đã xảy ra ở Ukraine, Georgia cùng nhiều nơi khác mà bây giờ là Armenia sẽ lan vào Nga đe doạ chế độ của ông Putin (https://cnn.it/2HTFgIe). Nga có hai căn cứ quân sự ở Armenia và có các quan hệ kinh tế.


Tổng thống Nga Putin điện đàm với tổng thống Armen Sarkissian (theo hiến pháp mới 2017 không có thực quyền) của Armenia hôm 25/4, kêu gọi các bên “kềm chế, trách nhiệm” và giải quyết vấn đề qua “đối thoại xây dựng và TUYỆT ĐỐI TRONG KHUÔN KHỔ CỦA HIẾN PHÁP”. Theo một số phân tích gia, câu cuối này của ông Putin là một cảnh cáo rằng cách mạng dân khởi nằm ngoài khuôn khổ của quốc hội hay hiến pháp, sẽ không được Moscow chấp nhận (http://bit.ly/2I0bUI8).


Chấp nhận hay không thì yếu tố bên ngoài không phải là yếu tố quyết định, trừ khi Nga trắng trợn dùng vũ lực để xâm lăng. Hai yếu tố quyết định là lòng dân đã chán ngấy chế độ và đầu não của chế độ đã mục rữa, nghĩa là thanh gươm lá chắn công an và quân đội thờ ơ đứng nhìn không can thiệp hay can thiệp để bảo vệ cuộc biểu tình thay vì đàn áp.


Cộng Sản Việt Nam sau hơn 70 năm cai trị đất nước đã mọc rễ chế độ quả đầu, gia tộc hoá chính quyền, tập trung tài sản quốc gia vào trong tay của một thiểu số người. Tệ hơn nữa, họ còn đi xa hơn chế độ quả đầu để trở thành chế độ đạo tặc (kleptocracy). Tàn phá Sơn Trà, khai thác Lý Sơn mà FLC đang chiếm đảo là hai thí dụ điển hình.


Một đất nước nhỏ bé như Armenia có thể làm cách mạng dân chủ được thì ở Việt Nam tại sao không?


Lê Minh Nguyên ( HNPD )

28/4/2018

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm