Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7 – Ngày 17 Tháng 3 Năm 1975 (và những hệ lụy sau đó)
Dẫn chuyện.
Sau khi tỉnh Phước Long vào tay quân cộng sản ngày 7/1/1975, thủ phủ
Ban Mê Thuột và tỉnh Darlac thất thủ ngày 11/3/1975, tình hình chiến sự
Quân Đoàn II/Quân Khu II trở nên sôi động. Xin nhớ là Thỏa Hiệp Ngưng
Bắn đã ký tại Paris ngày 27/1/1975 và hạ tuần tháng 3/1975 là có hiệu
lực. Do vậy mà bầu không khí chính trị cũng sôi động không kém tình hình
quân sự.
Lúc bấy giờ các vị lãnh đạo quốc gia và lãnh đạo quân đội liên quan đến những phản ứng sau đó, là:
- Tổng Thống: Nguyễn Văn Thiệu (Trung Tướng).
- Thủ Tướng: Trần Thiện Khiêm (Đại Tướng).
- Tổng Tham Mưu Trưởng: Đại Tướng Cao Văn Viên.
- Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu, kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp
Vận: Trung Tướng Đồng Văn Khuyên. Ông được phép đưa thân phụ sang Tokyo
chữa bệnh ung thư, nên không có mặt từ lúc đầu cuộc rút quân. Đại Tá
Phạm Kỳ Loan, Tổng Cục Phó, xử lý thường vụ chức vụ Tổng Cục Trưởng.
- Tư Lệnh Quân Đoàn II/Quân Khu II: Thiếu Tướng Phạm Văn Phú.
- Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 2 Tiếp Vận (Qui Nhơn): Đại Tá Bửu Khương.
- Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, Đại Tá Lê Khắc Lý.
Lúc bấy giờ tôi là Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
Vào chuyện.
Ngày 14/3/1975, một buổi họp quan trọng tại Cam Ranh dưới
quyền chủ tọa của Tổng Thống, nhưng người bạn tôi ở Phủ Thủ Tướng không
rõ nội dung mà chỉ áng chừng là vạch kế hoạch phản công chiếm lại Ban Mê
Thuột. Rất tiếc là Trung Tướng Đồng Văn Khuyên chưa về, nên tôi với Đại
Tá Phạm Kỳ Loan không biết gì hơn.
Ngày 15/3/1975, ngay đầu giờ buổi làm chiều, điện thoại reo:
- Đại Tá Hoa tôi nghe -
- Có ai ngồi gần anh không? -
- Dạ không, thưa Đại Tướng -
Đó là Đại Tướng Cao Văn Viên. Ông tiếp:
- Tuyệt đối là anh không cho ai biết lệnh này ngoài những sĩ quan trách nhiệm thi hành -
- Vâng, tôi rõ thưa Đại Tướng -
- Tổng Cục Tiếp Vận có bao nhiêu phi cơ vận tải C.130 khả dụng? -
- Thông thường thì sử dụng 2 hoặc 3 chiếc, nhưng trường hợp tối cần
thiết có thể sử dụng được 8 hoặc 9 chiếc. Nhưng tôi sẽ hỏi bên Không
Quân và sẽ trình lại Đại Tướng con số chính xác hơn, thưa Đại Tướng -
- Thôi được. Điều cần thiết là anh phải sử dụng tối đa vì đây là nhu cầu
khẩn cấp. Anh liên lạc ngay với Quân Đoàn II, xem họ cần bao nhiêu
chiếc thì cho họ bấy nhiêu, còn sử dụng vào công tác gì thì tùy họ.
Nhiệm vụ kể từ ngày mai. Anh rõ chưa? -
- Thưa Đại Tướng, tôi rõ -
- Phần anh, anh chuyển các quân dụng đắt tiền ra khỏi Pleiku và muốn đem về đâu thì tùy anh-
- Vâng. Tôi thi hành, thưa Đại Tướng -
Tôi thuật lại cho Đại Tá Loan nghe, và cả Đại Tá Loan lẫn tôi, đều không
suy đoán được là chuyện gì sắp xảy ra mà chúng tôi không được phép
biết. Nếu chuẩn bị đánh nhau với quân cộng sản thì tại sao không để quân
dụng lại mà thay thế số tổn thất? Nếu không đánh nhau,….. mà không đánh
nhau là thế nào? Thật không hiểu nỗi!
Tổ chức một quân đội, phải có hai yếu tố chính, là “con người và quân
dụng”. Quân dụng do ngành Tiếp Vận quản trị. Những gì trang bị cho mỗi
quân nhân từ đỉnh đầu xuống đến gót chân, từ dinh dưỡng đến điều trị khi
bị thương hay đau yếu, vấn đề mai táng và nghĩa trang, rồi doanh trại,
phương tiện di chuyển, rồi súng đạn, xe tăng thiết giáp, đại bác hỏa
tiển,…… đều là nhiệm vụ của ngành Tiếp Vận. Ấy vậy mà Tiếp Vận lại không
được quyền biết đến kế hoạch hành quân, ít nhất là đối với lệnh vừa rồi
của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa !
Trong quân đội, chỉ có Trung Tướng Đỗ Cao Trí và Trung Tướng Ngô Quang
Trưởng, là hai vị Tư Lệnh đại đơn vị đặt Tiếp vận vào đúng vị trí của
ngành này mà thôi. Điển hình là Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân
Đoàn III, đầu năm 1970, khi soạn kế hoạch hành quân sang lãnh thổ
Cambodia tấn công các kho dự trữ tiếp vận của quân cộng sản sát biên
giới Việt Nam, sau khi quyết định ngày N, Trung Tướng Trí nêu câu hỏi
với Trung Tá Trương Bảy (sau này là Chuẩn Tướng Cảnh Sát) Chỉ Huy Trưởng
Bộ Chỉ Huy 3 Tiếp Vận:
- Theo kế hoạch hành quân như đã trình bày, Tiếp Vận có chuẩn bị kịp không? Nếu không, Quân Đoàn sẽ lùi ngày lại”.
Khi vị Tư Lệnh hỏi như vậy, cho dù chuẩn bị gấp rút cách mấy cũng phải
thực hiện cho xong chớ đâu thể xin lùi ngày được. Đằng nào cũng phải vất
vã, nhưng vất vã mà được biết đến vẫn vui lòng hơn.
Trước khi lên Pleiku nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn II, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú điện thoại tôi:
- Anh Hoa à, tôi sắp sửa lên Quân Đoàn II, anh cho tôi mượn Trung Úy
Thiêm một tuần để nó lên đó chọn hướng đặt bàn giấy giùm tôi nghe anh-
- Vâng. Tôi sẽ nói với anh Thiêm và Thiếu Tướng cứ liên lạc trực tiếp với anh ấy về những chi tiết cần thiết -
Lúc bấy giờ tôi là Cục Trưởng Cục Mãi Dịch (đồn trú ở Sài Gòn), và trong
đơn vị tôi có Trung Úy Nguyễn Xuân Thiêm được nhiều người cho là giỏi
tướng số tử vi và chữ ký. Và sau 5 ngày công tác riêng cho Thiếu Tướng
Phú ở Plei Ku trở về, Trung úy Thiêm nói với tôi:
- Thưa Đại Tá, tôi thấy vận số của Thiếu Tướng Phú hết rồi, nhiều lắm cũng chỉ tính bằng tháng chớ không tính bằng năm đâu -
- Anh có nói gì với Thiếu Tướng Phú không?-
- Dạ không. Vì sợ ổng mất tinh thần. Với lại có nói ra cũng không có cách gì giải được, thà không nói vẫn hơn -
- Nghî như anh cũng phải -
(Năm 1990, tôi được biết Trung Úy Nguyễn Xuân Thiêm định cư tại Australia )
Tôi nhớ, có một hôm Trung Tướng Đồng Văn Khuyên nói với tôi rằng, “Thiếu
Tướng Phú tuổi con rắn, nên Tổng Thống cử lên Quân Đoàn II vì rắn thích
hợp với núi rừng”.
Trở lại lệnh của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng. Tôi gọi lên Plei Ku
liên lạc với Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II:
- Tôi Hoa đây anh Lý. Tôi được lệnh cấp C.130 cho anh nhưng không được
biết là Quân Đoàn sử dụng vào công tác gì. Vậy anh có thể cho tôi biết
để tôi tiện sắp xếp phi cơ theo đúng nhu cầu của anh không ? Vì chắc anh
cũng biết là số phi cơ khả dụng của chúng tôi giới hạn lắm -
- Anh cứ đưa lên đây cho tôi, còn sử dụng vào công tác gì thì không thể nói được đâu- Lời của Đại Tá Lý.
- Đành vậy. Nhưng anh cần bao nhiêu chiếc? Cần vào lúc nào? Và chuyển vận từ đâu tới đâu?
- Anh có bao nhiêu chiếc thì đưa lên tôi bấy nhiêu, và kể từ sáng mai
(16/3/1975). Không trình có thể là từ Plei Ku đến Nha Trang hoặc Sàigòn -
- Vậy thì như thế này. Sáng mai tôi cho lên anh 2 chiếc, trong khi 2
chiếc kế tiếp túc trực tại phi trường Tân Sơn Nhất và anh cần là cất
cánh ngay, vì một lúc anh đâu sử dụng được 4 chiếc. Được không? -
- Được. 8 giờ sáng mai anh cho có mặt tại phi trường Cù Hanh nghe -
- Xong. Mình thỏa thuận như vậy nhé -
Tôi trình Đại Tá Loan là vẫn không biết được gì thêm ở Quân Đoàn II. Đại
Tá Loan hỏi Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, Trưởng Phòng 3/Bộ Tổng Tham Mưu,
Chuẩn Tướng Thọ cũng không tiết lộ điều gì. Bên Không Quân xác nhận là
có thể sử dụng tối đa 9 chiếc C.130, nhưng sau khi sử dụng như vậy thì
các nhu cầu tiếp theo không thể thực hiện được ít nhất là một tuần vì
phải tu bổ lại. Bộ Chỉ Huy Không Chiến, cơ quan điều động phi cơ, đồng ý
về thỏa thuận giữa tôi với Đại Tá Lý, nghĩa là 2 chiếc C130 cất cánh
lên Pleiku thì 2 chiếc kế tiếp túc trực tại căn cứ Tân Sơn Nhất.
Sáng ngày 16/3/1975, Bộ Chỉ Huy Không Chiến điện thoại tôi:
- Trình Đại Tá, trưởng phi cơ C.130 đang trên không phận phi trường Cù
Hanh (Plei Ku), cho biết là không thể nào đáp xuống phi trường được, vì
người ta đông không thể tưởng tượng nỗi. Chẳng biết là chuyện gì xảy ra
vì không liên lạc được dưới đất. Và hai chiếc C.130 đang chờ lệnh Đại Tá
đó -
- Anh chuyển đến Trưởng phi cơ, hãy chờ tôi vài phút để tôi liên lạc với Quân Đoàn xem tình hình ra sao đã -
Gọi Quân Đoàn II và tôi nói chuyện với Đại Tá Lý:
- Phi cơ tôi đang trên không phận của anh đó, nhưng không thể đáp được.
Nếu anh muốn họ đáp xuống thì anh phải giải toả sân bay giùm đi vì nếu
chậm quá thì họ sẽ về lại Sài Gòn đó. Mà chuyện gì xảy ra vậy Anh? -
- Tại vì người ta tranh nhau chờ lên phi cơ mới có chuyện tràn ngập
đường băng như vậy. Để tôi cho Quân Cảnh giải toả, anh bảo phi cơ đáp
xuống cho tôi đi -
- Thì phi hành đoàn đang chờ đường băng trống là đáp xuống, trừ khi anh
không giải toả nỗi. Anh nhớ ưu tiên cho Trung Tá Thời, Liên Đoàn Trưởng
Yểm Trợ Tiếp Vận của tôi ở Plei Ku, chở một số kiện hàng quan trọng
xuống Qui Nhơn hoặc Nha Trang à nghe -
Tôi lại nhờ Bộ Chỉ Huy Không Chiến chuyển đến phi hành đoàn C.130. Và
sau đó, phi cơ đáp xuống được tuy rất khó khăn vì đông nghẹt người là
người hai bên đường băng. Để rồi một hình ảnh hỗn loạn chưa từng thấy
-theo lời thuật của Trưởng phi cơ- là cả một rừng người chen lấn xô đẩy,
thậm chí đạp lên nhau để tranh lên phi cơ, và hết sức khó khăn đến độ
nguy hiểm, phi hành đoàn mới cho phi cơ cất cánh được.
Hóa ra là Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn chuyển xuống Nha Trang. Tôi trình ngay
cho Đại Tá Loan vì ước tính là sắp đánh nhau với quân cộng sản rồi. Ước
tính này không phải là vô căn cứ, bởi vì cộng sản đã chiếm thủ phủ Cao
Nguyên, bây giờ chúng tấn công vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II cũng là điều
có thể xảy ra lắm chớ. Nhưng chúng tôi nhầm …
Vì sáng ngày 17/3/1975, trong lúc 2 chiếc C.130 trên không phận Plei Ku thì điện thoại nhà tôi reo, hôm nay là chủ nhật nên tôi đi làm muộn:
- Đại Tá Hoa tôi nghe -
- Bộ Chỉ Huy Không Chiến đây Đại Tá. Trưởng phi cơ cho biết là toàn thị xã Plei Ku hôm nay không có một bóng sinh vật nào cả, và bây giờ phi hành đoàn xin phép về lại căn cứ -
- Anh hỏi lại phi hành đoàn giùm tôi, nếu sự thực hoàn toàn đúng như vậy thì tôi đồng ý phi cơ quay về. Xin nhớ, đây là trách nhiệm rất quan trọng nghe anh -
Tôi điện thoại qua nhà Đại Tá Phạm Kỳ Loan, và ngay sau đó Đại Tá Loan liên lạc Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ (Trưởng Phòng 3/Bộ Tổng Tham Mưu) nhưng Chuẩn Tướng Thọ vẫn không nhỏ được một giọt thông tin nào về tình hình đó cả. Tôi và Đại Tá Loan tức lắm, nhưng chúng tôi không có cách nào khác vì Trung Tướng Khuyên đi Tokyo chưa về. Có vẻ như chúng tôi bị coi như là những sî quan không đáng tin cậy thì phải, ít nhất cũng là không được tin cậy trong cuộc hành quân này, dù rằng Đại Tá Loan đang là cấp chỉ huy cao nhất của ngành Tiếp Vận với gần 100.000 quân nhân công chức chuyên ngành và quản trị một khối lượng dụng cụ chiến tranh trên dưới 7 tỉ mỹ kim!
Tất cả các hệ thống liên lạc truyền tin bằng vô tuyến lẫn hữu tuyến
của quân đội, cũng như hệ thống liên lạc bên hành chánh, đều không liên
lạc được với bất cứ cơ quan đơn vị nào ở Plei Ku cả. Đại Tá Bửu Khương
(ở Qui nhơn) cũng không có tin tức gì khá hơn trong khi đoàn quân xa hơn
100 chiếc của Liên Đoàn 2 Vận Tải vẫn còn kẹt trên Plei Ku vì quốc lộ
19 nối liền Qui Nhơn – Plei Ku bị quân cộng sản chiếm giữ nhiều chặng.
Một tình hình không thể hiểu nỗi ít nhất là đối với ngành Tiếp Vận chúng
tôi. Không biết tại sao lúc ấy chúng tôi không nghĩ đến giả thuyết nào
khác, chẳng hạn như Quân Đoàn II vờ rút quân ra ngoài để thành phố bỏ
ngỏ cho q6an cộng sản tiến vào, và bất thình lình quật lại tấn công
chúng ngay trong thành phố. Còn về giả thuyết rút bỏ Cao Nguyên thì nhất
thiết không thể có trong tư tưởng của bất cứ sĩ quan nào chớ chẳng
riêng gì chúng tôi. Cho dù một giả thuyết như vậy thôi cũng không có
trong hàng sĩ quan cấp dưới, nhưng nó lại là một kế hoạch thật sự của
hàng sĩ quan cấp Tướng lãnh đạo đất nước 20.000.000 dân, trong đó có một
quân đội hơn 1.000.000 người!
Cả hai chúng tôi -Đại Tá Loan và tôi- không thông báo tình hình tệ hại
đó cho bộ tham mưu Tổng Cục Tiếp Vận biết, trong khi chúng tôi hết sức
lo lắng cho tất cả quân nhân nói chung và số phận của anh em trong ngành
Tiếp Vận ở Plei Ku và Kon Tum nói riêng, vì chúng tôi không có bất cứ
một thông tin nào về tình hình đó, kể cả nguồn cung cấp chính xác nhất
là vị Tướng Trưởng Phòng 3 ngang hàng với cơ quan chúng tôi, và vị Tổng
Tham Mưu Trưởng cấp trên của chúng tôi cũng vậy.
Chiều 18/3/1975, điện thoại reo:
- Đại Tá Hoa tôi nghe -
- Khương đây anh Hoa- Đó là Đại Tá Bửu Khương, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 2 Tiếp Vận, đồn trú tại Qui Nhơn.
- Anh có tin gì về anh em mình trên Plei Ku chưa? -
- Liên Đoàn 2 Vận Tải mới liên lạc vô tuyến với đoàn xe bị kẹt trên Plei
Ku rồi anh. Đoàn xe này đang cùng với hằng ngàn quân xa và dân xa rút
bỏ Plei Ku và Kon Tum, đang di chuyển trên đường liên tỉnh số 7 để xuống
Tuy Hòa. Toàn bộ lực lượng gồm nhiều đơn vị chiến đấu, cùng với Pháo
Binh, Thiết Giáp, bị sa lầy sau khi vượt qua Cheo Reo. Phần thì đường hư
cầu sập làm nhiều chiến xa M.48 và đại bác 175 cơ động lật xuống hố,
phần thì các đơn vị cộng sản tấn công nhiều mặt, đã gây tổn thất nặng
cho cả quân đội lẫn dân sự nhưng chưa thấy phản ứng của Quân Đoàn. Anh
em mất tinh thần lắm anh ơi! -
- Được rồi. Bảo vệ đoàn quân và khi nào xuống đến Tuy Hoà, chắc chắn là
trách nhiệm của Quân Đoàn. Bây giờ anh nên chuẩn bị tổ chức nhiều toán
do một sî quan của Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận chỉ huy và đặt tại Tuy Hoà, mỗi
toán phụ trách một công tác, để khi đoàn quân xuống đến Tuy Hòa thì cấp
phát ngay cho bất cứ đơn vị nào mà không cần theo thủ tục tiếp liệu
thông thường, chỉ cần viết tay và ký nhận là đủ. Hàng mang theo cấp phát
là: Lương khô đủ ăn 3 ngày, 1 bộ quần áo trận, đổ đầy xăng dầu cho xe
chạy bánh và xe chạy xích. Toán Quân Y thì cấp thuốc cho các bệnh thông
thường và cấp cứu đầu tiên. Anh thấy được không? -
- Được anh. Để tôi lo -
- Anh nói Liên Đoàn 2 Vận Tải ráng giữ liên lạc và khi có bất cứ tin tức
gì về đoàn quân này thì anh cho tôi biết ngay nghe anh Khương-
Sở dĩ có đoàn xe hằng trăm chiếc bị kẹt ở Plei Ku, là vì sau khi Phước
Long mất, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên ra lệnh cho tôi thực hiện kế hoạch
chuyển tiếp liệu loại 1 (lương thực thực phẩm), loại 3 (nhiên liệu),
loại 5 (đạn dược chất nổ), lên Plei Ku dự trữ cho 20.000 quân phòng thủ
trong 30 ngày mới bổ sung. Do vậy mà hằng ngày đoàn xe cả trăm chiếc đi
đi về về giữa Qui Nhơn với Plei Ku để vận chuyển tiếp liệu từ Qui Nhơn
lên Plei Ku.
Tôi sang văn phòng Đại Tá Loan, và sau đó tôi điện thoại lên Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng:
- Tôi Hoa đây anh Nguyện (Đại Tá Nguyễn Kỳ Nguyện, chánh văn phòng), anh cho tôi trình vấn đề gấp với Đại Tướng -
- Anh chờ tôi một chút -
- Tôi đây. Anh có chuyện gì vậy? -
- Thưa Đại Tướng, tôi Hoa đây -
- Có việc gì vậy? -
- Vài phút cách đây, Đại Tá Bửu Khương, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 2 Tiếp
Vận, cho tôi biết về đoàn quân rút bỏ Plei Ku và Kon Tum đang bị sa lầy
… (tôi thuật lại chi tiết mà tôi và Đại Tá Khương đã nói với nhau).
- Anh có chắc là đúng như vậy không? -
- Từ chổ đoàn xe bị kẹt đến Đại Tá Khương như thế nào thì tôi không dám
chắc, nhưng từ Đại Tá Khương đến tôi là hoàn toàn chính xác, thưa Đại
Tướng -
- Thôi được. Anh đừng nói với ai nữa nghe -
- Vâng -
Đại Tá Loan và tôi đều ngẩn ngơ về câu sau cùng của Đại Tướng Tổng Tham
Mưu Trưởng. Chúng tôi ngẩn ngơ vì không hiểu tại sao tình hình đến như
vậy mà vẫn muốn giấu kín chúng tôi nữa! Vài phút sau đó, Chuẩn Tướng
Trần Đình Thọ điện thoại tôi:
- Cưng ơi (Chuẩn Tướng Thọ thường gọi tôi như vậy), cưng có liên lạc với đoàn xe trên đường số 7 hả? -
- Tôi không trực tiếp liên lạc nhưng Liên Đoàn 2 Vận Tải của chúng tôi
đã liên lạc được với đoàn xe chở tiếp liệu lên Plei Ku và bị kẹt trên
đó, nay thì cùng trong đoàn quân sa lầy mà vừa rồi tôi đã trình Đại
Tướng -
- Có. Đại Tướng mới gọi anh đây. Cưng cứ biết vậy thôi nghe -
Tôi có biết chút ít về đường liên tỉnh số 7 này, từ đoạn Plei Ku vào đến
Cheo Reo và xuống đến Cung Sơn. Vì cuối năm 1955 -lúc bấy giờ tôi đang
là Thiếu Úy, Đại Đội Trưởng thuộc Tiểu Đoàn Khinh Quân 510- toàn bộ Tiểu
Đoàn chúng tôi cùng với Tiểu Đoàn Khinh Quân 507 và 527, di chuyển từ
Vỉnh Long lên Cao Nguyên và đồn trú tại Cheo Reo, để thành lập Trung
Đoàn 35 Bộ Binh trong hệ thống tổ chức Sư Đoàn Khinh Chiến 12. Bộ Tư
Lệnh Sư Đoàn đồn trú tại Plei Ku. Các Tiểu Đoàn được cấp phiên hiệu như
sau: Tiểu Đoàn 507 thành Tiểu Đoàn 1/35, Tiểu Đoàn 510 chúng tôi thành
Tiểu Đoàn 2/35, và Tiểu Đoàn 527 thành Tiểu Đoàn 3/35.
Vì các đơn vị yểm trợ tiếp liệu và hành chánh tài chánh đồn trú ở Plei
Ku, nên chúng tôi thường xuyên đi lại giữa Cheo Reo với Plei Ku bằng
đường liên tỉnh số 7 và một đoạn quốc lộ 14. Sở dĩ đoạn đường từ ngã ba
quốc lộ 14 với liên tỉnh lộ 7 -tên địa phương là Mỹ Thạch- vào đến Cheo
Reo còn sử dụng được, là vì trong chiến tranh giữa thực dân Pháp với
cộng sản 1945-1954 (lúc đó cộng sản núp dưới tên Việt Minh), Cheo Reo là
cứ điểm quân sự của Pháp, nên đường này được tu bổ vì nó là “con đường
huyết mạch” của cứ điểm. Còn đoạn từ Cheo Reo xuống Cung Sơn và Tuy Hoà,
quân đội Pháp không sử dụng nên không tu bổ gì cả. Khi Trung Đoàn chúng
tôi đến Cheo Reo, thì xác những chiếc thiết giáp của Pháp còn ngổn
ngang tại đó, còn chiếc cầu bắc ngang Sông Ba thì tồi tệ hơn bất cứ
chiếc cầu tồi tệ nào. Thuở ấy “rất là hoà bình”, nên chúng tôi thường đi
săn trên đường từ Cheo Reo xuống đến Cung Sơn, chỉ cần thận trọng một
chút thì xe jeep vẫn bò qua chiếc cầu tồi tệ ấy được. Trên đoạn đường
này, chiếc xe jeep của chúng tôi chỉ gọi là “bò” chớ không thể gọi là
chạy được vì mặt đường giữa vùng rừng già heo hút này hầu như không còn
gì để gọi là con đường nữa.
Giữa năm 1969, lúc ấy tôi là Đại Tá, tháp tùng Trung Tướng Nguyễn Văn
Là, đến thăm các đơn vị tại Cheo Reo và các quận lân cận, con đường bên
kia Sông Ba được tu bổ đôi chút. Và nếu đoạn đường tiếp nối xuống Cung
Sơn để ra Tuy Hoà (tỉnh Phú Yên) không được tu bổ thường xuyên, mà Quân
Đoàn II quyết định sử dụng cho đoàn quân hơn 10.000 người cùng với trên
dưới 2.000 quân xa, dân xa, và chiến xa hạng nặng triệt thoái, quả là
tạo được bất ngờ đối với địch, nhưng phải nói là quá liều lĩnh! Bất ngờ,
nhưng con đường có sử dụng được hay không, lại là vấn đề trước mặt của
Quân Đoàn II nói chung, và của bộ chỉ huy hành quân cuộc hành quân lui
binh này nói riêng.
Chiều tối hôm sau thì Trung Tướng Đồng Văn Khuyên từ Tokyo (Nhật Bản) về
đến. Sau khi nghe chúng tôi trình bày về tình hình từ ngày ông vắng mặt
đến nay, ông nói sáng mai sẽ trình diện Tổng Thống với Đại Tướng (Tổng
Tham Mưu Trưởng), chắc là sẽ có tin tức rõ ràng hơn.
Và đây là những tin tức đó:
“Sau khi mất Ban Mê Thuột, áp lực của quân cộng sản rất mạnh. Tổng Thống
nhận định là không đủ khả năng bảo vệ toàn bộ Cao Nguyên trong khi Ban
Mê Thuột cần giữ hơn là Plei ku với Kon Tum, vì vậy mà Tổng Thống trong
buổi họp tại Cam Ranh, đã quyết định rút bỏ Plei Ku, Kon Tum, Phú Bổn,
để đem lực lượng về phản công lấy lại Ban Mê Thuột. Tổng Thống giao cho
Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II, nhiệm vụ thực hiện cuộc
hành quân triệt thoái khỏi 3 tỉnh đó, nhưng phải giữ bí mật tối đa và
bảo vệ toàn vẹn lực lượng (có lẽ vì bảo mật tối đa mà Tổng Cục Tiếp Vận
chúng tôi không được cho biết gì cả). Thiếu Tướng Phú trình kế hoạch là
rút theo đường liên tỉnh số 7, dù rằng con đường này không sử dụng từ
lâu nhưng đạt được yếu tố bất ngờ đối với lực lượng cộng sản. Thiếu
Tướng Phú đề nghị Tổng Thống thăng cấp Chuẩn Tướng cho Đại Tá Phạm Duy
Tất, và Chuẩn Tướng Tất sẽ là Chỉ Huy Trưởng cuộc hành quân lui binh
này. Lời đề nghị được Tổng Thống chấp thuận tại chổ”.
Lúc bấy giờ, Đại Tá Phạm Duy Tất đang là Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân/Quân Đoàn II.
Hết giờ buổi chiều khá lâu, bộ tham mưu Tổng Cục Tiếp Vận chỉ còn nhân
viên trực hoạt động. Trung Tướng Khuyên gọi tôi lên văn phòng (ông ngồi ở
văn phòng Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu, trên tòa nhà chánh), và ông
đưa tôi xem một xấp không ảnh (ảnh chụp từ trên phi cơ) đã được giải
đoán đầy đủ. Toàn bộ xấp không ảnh cho thấy đoàn xe không phải theo một
hình dài mà là một hình gần như tròn, vì khi phần đi đầu bị kẹt thì
những chiếc sau cứ lấn qua bên trái hay bên phải với hy vọng tìm được
lối đi, nhưng càng lấn vào rừng thì càng không lối thoát, và cứ như thế
mà cả đoàn xe quá nhiều đó đã tạo nên dáng như vậy. Ghi chú bên cạnh
những khoanh tròn bằng ngòi bút của chuyên viên giải đoán không ảnh, có
gần 800 xe đã bị thiêu hủy. Nếu như giải đoán viên không ảnh chính xác
hay ít ra cũng gần như vậy, thì chỉ mới 4 ngày dấn thân vào đường liên
tỉnh số 7 mà số xe bị tổn thất trên dưới 1/3 trong tổng số xe các loại,
quả là rất nặng. Trong số tổn thất đó có Tiểu Đoàn Pháo Binh 175 ly cơ
động và Trung Đoàn Chiến Xa hạng nặng M48″. Đây là hai loại vũ khí mới
được Hoa Kỳ viện trợ năm 1973 bằng cách các đơn vị pháo binh và xe tăng
của họ chỉ rút người về nước và để toàn bộ chiến cụ đó lại cho quân đội
chúng ta.
Những bài học chiến thuật trong trường Võ Bị cũng như trường Đại Học
Quân Sự (hậu thân của Viện Nghiên Cứu Quân Sự Đông Dương của Pháp và là
tiền thân của trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp) đều thừa nhận rằng, trong
các cuộc hành quân thì hành quân rút lui (hay triệt thoái, hay lui
binh) là nhiều hiểm nguy hơn các cuộc hành quân khác, vì đơn vị “đưa
lưng” về phía địch. Khi tấn công thì trước mặt là địch và sau lưng là
hậu tuyến, còn trong rút lui thì trước mặt lại là hậu tuyến mà sau lưng
trở thành tiền tuyến. Nguy hiểm là vậy. Nguyên tắc căn bản của bài học
“lui binh” là phải có một lực lượng hành quân giao tiếp để bảo đảm an
toàn phía trước mặt (hậu tuyến), còn lực lượng lui binh thì tự bảo vệ
phía sau lưng (tiền tuyến), ngoài ra phải được Không Quân quan sát và
yểm trợ hỏa lực nữa.
Với cuộc hành quân giao tiếp chậm chạp từ Tuy Hòa lên, đoàn quân triệt
thoái ngày càng tan tác trên đường lui binh vô cùng hỗn loạn vì bị quân
Việt cộng liên tục phục kích, tập kích. Khi về đến Tuy Hoà thì tổn thất
đến nỗi không còn khả năng thực hiện kế hoạch phản công chiếm lại Ban Mê
Thuột được nữa. Số dân thường bị chết dọc đường nhiều không kém số
thương vong của quân đội. Chết vì súng đạn, chết vì xe cộ tranh giành
lối đi mà gây tai nạn bừa bãi, chết vì tranh nhau miếng ăn nước uống,
chết vì cướp giật, ..v..v..
Rút bỏ 3 tỉnh Cao Nguyên là Plei Ku, Kon Tum, và Phú Bổn, những tưởng
bảo toàn được lực lượng gồm một phần của Sư Đoàn 23 Bộ Binh, các Liên
Đoàn Biệt Động Quân, Pháo Binh, Thiết Giáp, Công Binh, Truyền Tin, và
các ngành khác, để phản công chiếm lại thủ phủ Ban Mê Thuột, nhưng rồi
toàn bộ Cao Nguyên miền Trung bỗng dưng rơi vào tay quân cộng sản một
cách nhẹ nhàng. Tôi nói “bỗng dưng”, vì rút bỏ Plei Ku từ đêm thứ bảy 16
rạng ngày chủ nhật 17/3, mà đến 3 giờ 15 phút chiều thứ tư 20/3/75 tín
hiệu của Truyền Tin tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II mới ngưng hoạt động. Đại
Tá Cục Trưởng Cục Truyền Tin nói với tôi như vậy. Điều này có thể là
lúc đó quân cộng sản mới tiến đến và phá hủy máy móc hoặc tắt máy, cũng
có thể là quân cộng sản chưa chiếm nhưng vì máy phát điện hết nhiên liệu
nên cả hệ thống đều ngưng hoạt động. Cho dù ở vào trường hợp nào đi
nữa, thì rõ ràng là quân cộng sản mà mình tưởng nó bao vây hay sắp sửa
bao vây Plei Ku, nhưng thật ra chúng còn ở tận đâu đâu nên mãi 4 ngày
sau -đó là thời gian sớm nhất- chúng mới vào chiếm Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn,
trong khi những Sư Đoàn của chúng ở càng xa Plei Ku về hướng Nam và
Đông Nam thì khoảng cách càng gần với đoàn quân triệt thoái hơn, do dó
mà thiệt hại của đoàn quân nặng nề chưa từng thấy trong hơn 20 năm chiến
tranh! Một thất bại vô cùng đau đớn cho những người cầm súng, nhất là
những người cầm súng dưới quyền chỉ huy của vị Tư Lệnh đã từng xông pha
trận mạc. Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, khi còn là sĩ quan cấp Úy cấp Tá
trong hàng ngũ quân đội Liên Hiệp Pháp lẫn trong quân lực Việt Nam Cộng
Hòa, đã có tiếng là cấp chỉ huy can đãm, không lùi bước bất kể chiến
trận gay go nghiêng ngã như thế nào. Nay, với chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn
II, liệu có phải là hơi quá tầm lãnh đạo chỉ huy của ông không? Hay là
quyền lực hoặc khả năng của ông bị điều gì đó giới hạn? Thiếu Tướng Phạm
Văn Phú đã tự tử ngay sau ngày 30/4/1975. Tôi đến chùa Vĩnh Nghiêm (Sài
Gòn) vào ngày 2/5/1975 và chào tiễn biệt ông vào cõi vĩnh hằng giữa
hoàn cảnh đau thương của đất nước, dân tộc!
Năm 1960, trong thời gian tôi học tại Trường Đại Học Quân Sự (hậu thân
của Viện Nghiên Cứu Quân Sự của Quân Đội Viễn Chinh Pháp), tôi đọc được
một tập tài liệu, có nhận định rằng: “Trong chiến tranh Việt Nam, ai
chiếm giữ được Cao Nguyên miền Trung thì người dó sẽ nắm phần chiến
thắng”. Chắc chắn rằng, những vị Tướng của chúng ta đang nắm quyền lãnh
đạo quốc gia và lãnh đạo quân đội đều biết tài liệu đó, nhưng có thể các
vị bị chính trị đẩy Cao Nguyên ra khỏi tầm tay chăng?
Ngược dòng thời gian, thượng tuần tháng 5/1954, Điện Biên Phủ do
13.000 quân của Pháp trấn giữ, đã thất thủ làm rúng động toàn bộ quân
viển chinh Pháp tại Đông Dương và rúng động cả nước Pháp. Và hiển nhiên
là sự thất trận này đã đưa nước Pháp đến tình trạng mất toàn bộ Đông
Dương gồm Việt Nam, Cam Bốt, và Lào. Hơn 20 năm sau -tháng 3/1975- toàn
bộ Cao Nguyên miền Trung vào tay quân cộng sản, làm rúng động toàn quân
và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa. Và liệu sự thất bại này có phải là nguyên
nhân dẫn đến toàn bộ Việt Nam Cộng Hòa vào tay quân cộng sản từ ngày
cuối tháng 4/1975 không? Dù gì đi nữa thì sự thể đã là như vậy rồi!
Tình trạng hỗn loạn bi đát trong cuộc hành quân lui binh trên đường liên
tỉnh số 7, nếu chưa phải là nguyên nhân chính, cũng là khởi đầu cho sự
hỗn loạn trong các cuộc hành quân lui binh của các Sư đoàn 1, 2, 3, 22,
23 Bộ Binh, Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Hải Quân,
Không Quân, dọc các tỉnh duyên hải từ Quảng Trị , Huế, Đà Nẳng, đến
Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cam
Ranh.
Trước ngày cuối tháng 3/1975, thì từ Quảng Trị đến Cam Ranh đều bỏ ngỏ.
Tôi nói “bỏ ngỏ” vì không có Tiểu Khu nào hay Trung Đoàn, Sư Đoàn, Quân
Đoàn nào, phòng thủ chống lại quân cộng sản, hoặc nếu có chống trả như
Sư Đoàn 3 Bộ Binh tại sườn Tây Đà Nẳng cũng chỉ trong thời gian ngắn
ngủi là rút lui, còn lại là rút đi trước khi quân cộng sản đến!
Trong số những vị Tướng Tư Lệnh đại đơn vị thuộc Quân Đoàn I và Quân
Đoàn II rút khỏi khu trách nhiệm của những vị đó, tôi luôn tự hỏi về
thái độ của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I/Quân khu
I. Tôi được tiếp xúc với ông qua những công tác “chống đảo chánh” từ năm
1965 khi ông là Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Nhẩy Dù. Chính vì hiểu ông mà tôi
tự hỏi như vậy. Bởi trong cuộc tấn công của quân cộng sản hồi Tết Mậu
Thân đầu năm 1968, Huế và nhất là trong khuôn viên thành nội, nơi có bản
doanh cùng một số đơn vị của Sư Đoàn 1 Bộ Binh đồn trú, đã bị chúng
chiếm giữ trong 3 tuần lễ. Lúc bấy giờ, Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng
(cấp bậc lúc ấy) là Tư Lệnh Sư Đoàn này. Cuộc phản công chiếm lại từng
khu vực trong thành nội Huế rất cam go với tổn thất đáng kể, Chuẩn Tướng
Trưởng đã chứng tỏ quyết tâm tiêu diệt quân cộng sản hay ít nhất cũng
phải đánh bật chúng ra khỏi Huế trong thời gian ngắn nhất, khi ông đứng
nghiêm chỉnh ở chân cột cờ với lễ phục và huy chương biểu tượng cho các
chiến công của ông, Chuẩn Tướng Trưởng đã kêu gọi quyết tâm của quân sĩ
dưới quyền ông hãy vì danh dự và trách nhiệm đối với tổ quốc dân tộc.
Qua lời kêu gọi đầy trách nhiệm cùng với nhiệt tâm của ông, chính là
quyết tâm của vị Tư Lệnh cùng quân sĩ chiến đấu, đã thúc đẩy cuộc phản
công của Sư Đoàn đến chiến thắng vẻ vang. Đành rằng trong cuộc hành quân
phản công này, có sự chiến đấu yểm trợ của quân lực Hoa Kỳ, nhưng Sư
Đoàn 1 Bộ Binh Việt Nam vẫn là lực lượng chính.
‘Mùa Hè Đỏ Lửa’ năm 1972, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (đã thăng cấp)
đang là Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Quân khu IV vùng đồng bằng Cửu Long, được
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cử giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn I/Quân Khu I
và tức tốc lên phi cơ ra Đà Nẳng nhận chức. Một vị Tướng như thế, tôi
nghĩ, ông không thể để Đà Nẳng vào tay quân cộng sản gần như êm thắm như
vậy! Xin nhớ, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng gốc là binh chủng Nhẩy Dù,
và binh chủng này là một trong những binh chủng rất lì với chiến trận.
Nhưng sự thể đã diễn ra như vậy, ắt phải có điều gì đằng sau quyết định
rút bỏ thành phố cảng quan trọng của miền Trung. Và chỉ có Trung Tướng
Ngô Quang Trưởng mới có thể hiểu đến tận cùng điều ấy mà thôi.
Ngày 14/1/1995, tôi gặp anh Nguyễn Thành Trí trong chợ Hong Kong ở
Houston, bạn tôi. Anh là cựu Đại Tá, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thủy Quân Lục
Chiến, và Sư Đoàn này đặt dưới quyền sử dụng dài hạn của Quân Đoàn I từ
sau trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Dưới đây là lời thuật của cựu Đại
Tá Trí về những ngày cuối tháng 3/1975, trong lúc anh và bộ chỉ huy
hành quân Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến ở khu vực Non Nước, Đà Nẳng:
‘’Khoảng 5 giờ chiều ngày 28 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản tấn công
vào Sư Đoàn 3 Bộ Binh ở sườn Tây Đà Nẳng, và chỉ vài giờ chống trả là Sư
Đoàn rút lui, tạo khoảng trống bên sườn của Thủy Quân Lục Chiến, và các
đơn vị co về bản doanh Sư Đoàn (Thủy Quân Lục Chiến). Thiêu Tướng Bùi
Thế Lân, Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, đã rời khỏi Sư Đoàn và lên
chiến hạm của Hải Quân (Việt Nam) từ lúc chiều. Nhưng trước khi đi ông
có đến gặp Trung Tuóng Ngô Quang Trưởng xin quyết định vì tình hình rất
nghiêm trọng, nhưng Trung Tướng Trưởng không nói gì cả. Lúc này bên cạnh
Thiếu Tướng Bùi Thế Lân có ông Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Đà Nẳng, ông ta
có mang theo máy vô tuyến cầm tay loại nhỏ và chốc chốc ông ta nói vị
trí của ông với ai ở đâu đó tôi (tức cựu Đại Tá Trí) không rõ. Thiếu
Tướng Bùi Thế Lân nói với tôi rằng: Ông Tổng Lãnh Sự khuyên ổng (tức
Thiếu Tướng Lân) nên bảo toàn lực lượng, nhưng Thiếu Tướng Lân không nói
điều này với Trung Tướng Trưởng.
‘’Khoảng nửa đêm 28 rạng 29/3/1975, có tiếng động cơ trực thăng xuống
bãi đáp bên cạnh, sĩ quan trực chạy ra đón và hướng dẫn phái đoàn vào bộ
chỉ huy hành quân Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, gồm các vị: Trung Tướng
Ngô Quang Trưởng, Chuẩn Tướng Khánh (tôi không biết họ) Tư Lệnh Sư Đoàn 1
Không Quân (đồn trú tại Đà Nẳng), Đại Tá Phước (cũng không biết họ)
Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 51/Sư Đoàn 1 Không Quân, Đại Tá Nguyễn Hữu
Duệ, Tỉnh/Thị Trưởng Thừa Thiên/Huế, và Đại Úy sĩ quan tùy viên của
Trung Tướng Trưởng. Vào bộ chỉ huy, sau khi Trung Tướng Trưởng liên lạc
với các đơn vị và được biết đã rút lui an toàn (tức bỏ Đà Nẳng), Trung
Tướng Trưởng nói với các sĩ quan cùng đi theo ông:
- Bây giờ thì các anh hãy tự thoát, còn tôi, tôi đi theo Thủy Quân Lục Chiến-
‘’Trung Tướng Trưởng vừa nói xong thì gần như cùng một lúc, Chuẩn Tướng
Khánh, Đại Tá Phước, Đại Tá Duệ, cùng chào Trung Tướng Trưởng và lên
trực thăng cất cánh ngay. Khoảng 6 giờ sáng ngày 29/3/1975, sĩ quan vào
trình tôi là chiến hạm đang tiến vào để đón các đơn vị Thủy Quân Lục
Chiến. Tôi đến trình Trung Tướng Trưởng:
- Thưa Trung Tướng, tôi không biết do lệnh từ đâu mà chiến hạm đang chờ
đón tôi và các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến. Vậy Trung Tướng nên đi với
chúng tôi ngay bây giờ, thưa Trung Tướng-
‘’Sau một lúc chần chừ như có ý không muốn rời Đà Nẳng, ông đứng dậy
cùng đi với tôi. Nhưng vì chiến hạm không vào sát bờ được, cũng không có
tàu nhỏ để từ bờ ra chiến hạm, nên tất cả đều lội nước, và khi mực nước
lên đến ngực cũng là lúc trèo lên tàu. Sau khi mọi người lên chiến hạm,
lúc ấy tôi trông thấy Đại Tá Hường (Nguyễn Xuân Hường), Tư Lệnh Lữ Đoàn
1 Kỵ Binh đã có mặt trên tàu. Chiến hạm lui ra khơi nhưng chưa chạy, có
vẻ như chờ lệnh hay chờ ai đó.
‘’Vài tiếng đồng hồ sau, chiếc trực thăng chở các sĩ quan rời khỏi bộ
chỉ huy hành quân Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến lúc nửa đêm qua, đã quay
trở lại, không rõ là do thời tiết xấu hay vì lý do gì đó, và cả ba vị là
Chuẩn Tướng Khánh, Đại Tá Phước, với Đại Tá Duệ, cùng lội nước ra chiến
hạm. Vẫn là chiến hạm đang có Trung Tướng Trưởng trên đó. Tôi thấy sự
chia tay đêm qua sao mà thản nhiên quá, thản nhiên đến mức không có vẻ
gì có chút tình cảm đọng lại trong giây phút chia tay đó làm tôi cảm
thấy khó chịu. (lời của Phạm Bá Hoa: thuật chuyện đến đây đôi mắt anh
Trí đỏ hoe, chực phát khóc! Rõ ràng là anh đang xúc động!)
Sau phút im lặng vì xúc động, cựu Đại Tá Nguyễn Thành Trí thuật tiếp:
‘’Tôi nhờ ông Hạm Trưởng để 3 sĩ quan này ở phía trước hầu tránh cho
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng trông thấy e không đẹp lòng nhau. Mãi đến
quá trưa, chiến hạm mới rời vùng biển Đà Nẳng và trực chỉ Cam Ranh. Giữa
chiến hạm với Bộ Tư Lệnh Hải Quân giữ liên lạc vô tuyến chặt chẻ, nên
khi chiến hạm vừa đến vịnh Cam Ranh thì nhận được công điện của Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu. Theo đó thì Tổng Thống ra lệnh cho tất cả lên
bờ, chỉ riêng Trung Tướng Trưởng vẫn ở trên chiến hạm và về Sài Gòn
ngay. Tôi thắc mắc nếu muốn Trung Tướng Trưởng về Sài Gòn ngay thì tại
sao Tổng Thống hay Bộ Tổng Tham Mưu không cho phi cơ ra Cam Ranh đón mà
lại bảo đi bằng tàu? Lúc đó Trung Tướng Trưởng nói là ông đi theo Thủy
Quân Lục Chiến chớ không về Sài Gòn. Đến khi Thiếu Tướng Phạm Văn Phú,
Tư Lệnh Quân Đoàn II một đại đơn vị hầu như đã tan rã sau cuộc hành quân
lui binh thảm bại, ông từ Nha Trang vào Cam Ranh khuyên Trung Tướng
Trưởng nên về Sài Gòn theo lệnh Tổng Thống. Và Trung Tướng Ngô Quang
Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I đã theo chiến hạm về Sài Gòn’’.
Đến đây là hết lời thuật của cựu Đại Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.
Với lời thuật trên đây của cựu Đại Tá Trí, tôi nghĩ rằng: rất có thể là
các vị Tư Lệnh tại Quân Đoàn I từ binh chủng Bộ Binh, Nhẩy Dù, Thủy Quân
Lục Chiến, đến quân chủng Hải Quân, Không Quân, và cũng có thể ngay cả
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I, đã nhận được lời
khuyên ‘bảo toàn lực lượng’ như Thiếu Tướng Bùi Thế Lân đã nhận của ông
Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Đà Nẳng cũng nên? Không chừng chiến hạm vào gần
bờ để đón Thủy Quân Lục Chiến cũng từ ‘lời khuyên’ của ông Tổng Lãnh Sự
nữa chăng! Vì rõ ràng là cựu Đại Tá Trí không hề biết lệnh xuất phát từ
đâu mà. Và phải chăng với ‘lời khuyên’ đó đã dẫn đến các vị có quân có
quyền trong tay lần lượt rời khỏi đơn vị hoặc chỉ huy đơn vị triệt
thoái? Điều này tôi không rõ, nhưng có điều quí vị đều rõ là Bộ Tư Lệnh
Quân Đoàn I và Đà Nẳng vào tay quân cộng sản quá dễ như khi vào Bộ Tư
Lệnh Quân Đoàn II ở Plei Ku vậy!
Tối ngày 6/9/2003, khi vợ chồng tôi dự tiệc cưới tại Washington DC,
chúng tôi ngồi chung bàn với cựu Trung Tướng Ngô Quan Trưởng, và cựu Phó
Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, tôi có ý định hỏi Trung Tướng Trưởng về điều
thắc mắc của tôi, nhưng vì cựu Phó Đề Đốc Thoại lại đưa vấn đề cuộc đảo
chánh ngày 1/11/1963 hỏi tôi nên tôi mãi nóí chuyện với ông, để rồi cuối
cùng không còn thì giờ xin lời tâm sự từ cựu Trung Tướng Ngô Quang
Trưởng.
Bây giờ xin mời quí vị quay nhìn vào số lượng đồng bào chạy loạn được
các loại tàu chở từ Huế và Đà Nẳng xuôi Nam và đưa ra đảo Phú Quốc tạm
trú. Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang mà tỉnh lỵ là Rạch Giá, nằm ngay cửa
ngỏ vào vịnh Thái Lan. Số đồng bào chạy loạn này do Bộ Xã Hội phụ trách
nuôi ăn trong khi chờ biện pháp giải quyết chung. Bộ Xã Hội yêu cầu
Tổng Cục Tiếp Vận giúp họ tiếp tế mỗi ngày 20.000 phần cơm và phi cơ đưa
ra Phú Quốc cung cấp cho đồng bào. Trung Tướng Đồng Văn Khuyên bảo tôi
lo giúp Bộ Xã Hội. Tôi điện thoại lên Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung,
xin tiếp chuyện với Thiếu Tướng Trần Bá Di, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm
này:
- Hoa đây Anh. Có việc này xin nhờ Anh và hi vọng Anh tiếp tay được- Xin
lỗi quí vị, tôi xưng hô như vậy với Thiếu Tướng Trần Bá Di, vì chúng
tôi thân nhau từ lâu.
- Việc gì mà coi bộ quan trọng vậy anh?
- Tại Phú Quốc hiện có khoảng 20.000 đồng bào của các tỉnh miền Trung
chạy vào tạm trú, bên Bộ Xã Hội nhờ quân đội nấu cơm , vắt lại từng vắt,
và dùng phi cơ quân sự đưa ra Phú Quốc cho đồng bào. Chuyện này là
chuyện hằng ngày nghe Anh. Gạo thì Bộ Xã Hội cung cấp. Anh liệu Trung
Tâm có thể giúp được không?
- Được chớ. Chuyện chung mà. Nhưng chừng nào thì tụi tôi nấu?
- Ngay hôm nay. để mai là chuyến tiếp tế đầu tiên do quân đội nhận giúp.
Vậy Anh cho mượn gạo hôm nay nghe, và mai chúng tôi chở gạo đến Anh đủ
một tuần, sau đó tính tiếp.
- Được. Tôi cho nấu ngay. Khi xong, tôi cho anh hay.
- Xin cám ơn Anh -
- Cái gì mà anh cám ơn. Mỗi người mỗi đơn vị phải góp phần trách nhiệm của mình chớ anh -
Thế là từ hôm ấy, cơm vắt được đưa ra Phú Quốc bằng phi cơ phi cơ tiếp
tế cho đồng bào tạm trú tại đó. Nhưng rồi tình hình ngày càng xấu thêm
./.
* * * * *
Phạm Bá Hoa
Houston, cuối Đông 2003-2004
Bài viết này trích từ quyển Đôi Dòng Ghi Nhớ ấn hành năm 1994, 1995, 1998, và tôi đang chuẩn bị để nhà xuất bản ấn hành lần 4 vào mùa hè 2004 này, sau khi bổ túc do những điều mà cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm và cựu Đại Tướng Cao Văn Viên cho biết thêm
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7 – Ngày 17 Tháng 3 Năm 1975 (và những hệ lụy sau đó)
Dẫn chuyện.
Sau khi tỉnh Phước Long vào tay quân cộng sản ngày 7/1/1975, thủ phủ
Ban Mê Thuột và tỉnh Darlac thất thủ ngày 11/3/1975, tình hình chiến sự
Quân Đoàn II/Quân Khu II trở nên sôi động. Xin nhớ là Thỏa Hiệp Ngưng
Bắn đã ký tại Paris ngày 27/1/1975 và hạ tuần tháng 3/1975 là có hiệu
lực. Do vậy mà bầu không khí chính trị cũng sôi động không kém tình hình
quân sự.
Lúc bấy giờ các vị lãnh đạo quốc gia và lãnh đạo quân đội liên quan đến những phản ứng sau đó, là:
- Tổng Thống: Nguyễn Văn Thiệu (Trung Tướng).
- Thủ Tướng: Trần Thiện Khiêm (Đại Tướng).
- Tổng Tham Mưu Trưởng: Đại Tướng Cao Văn Viên.
- Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu, kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp
Vận: Trung Tướng Đồng Văn Khuyên. Ông được phép đưa thân phụ sang Tokyo
chữa bệnh ung thư, nên không có mặt từ lúc đầu cuộc rút quân. Đại Tá
Phạm Kỳ Loan, Tổng Cục Phó, xử lý thường vụ chức vụ Tổng Cục Trưởng.
- Tư Lệnh Quân Đoàn II/Quân Khu II: Thiếu Tướng Phạm Văn Phú.
- Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 2 Tiếp Vận (Qui Nhơn): Đại Tá Bửu Khương.
- Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, Đại Tá Lê Khắc Lý.
Lúc bấy giờ tôi là Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
Vào chuyện.
Ngày 14/3/1975, một buổi họp quan trọng tại Cam Ranh dưới
quyền chủ tọa của Tổng Thống, nhưng người bạn tôi ở Phủ Thủ Tướng không
rõ nội dung mà chỉ áng chừng là vạch kế hoạch phản công chiếm lại Ban Mê
Thuột. Rất tiếc là Trung Tướng Đồng Văn Khuyên chưa về, nên tôi với Đại
Tá Phạm Kỳ Loan không biết gì hơn.
Ngày 15/3/1975, ngay đầu giờ buổi làm chiều, điện thoại reo:
- Đại Tá Hoa tôi nghe -
- Có ai ngồi gần anh không? -
- Dạ không, thưa Đại Tướng -
Đó là Đại Tướng Cao Văn Viên. Ông tiếp:
- Tuyệt đối là anh không cho ai biết lệnh này ngoài những sĩ quan trách nhiệm thi hành -
- Vâng, tôi rõ thưa Đại Tướng -
- Tổng Cục Tiếp Vận có bao nhiêu phi cơ vận tải C.130 khả dụng? -
- Thông thường thì sử dụng 2 hoặc 3 chiếc, nhưng trường hợp tối cần
thiết có thể sử dụng được 8 hoặc 9 chiếc. Nhưng tôi sẽ hỏi bên Không
Quân và sẽ trình lại Đại Tướng con số chính xác hơn, thưa Đại Tướng -
- Thôi được. Điều cần thiết là anh phải sử dụng tối đa vì đây là nhu cầu
khẩn cấp. Anh liên lạc ngay với Quân Đoàn II, xem họ cần bao nhiêu
chiếc thì cho họ bấy nhiêu, còn sử dụng vào công tác gì thì tùy họ.
Nhiệm vụ kể từ ngày mai. Anh rõ chưa? -
- Thưa Đại Tướng, tôi rõ -
- Phần anh, anh chuyển các quân dụng đắt tiền ra khỏi Pleiku và muốn đem về đâu thì tùy anh-
- Vâng. Tôi thi hành, thưa Đại Tướng -
Tôi thuật lại cho Đại Tá Loan nghe, và cả Đại Tá Loan lẫn tôi, đều không
suy đoán được là chuyện gì sắp xảy ra mà chúng tôi không được phép
biết. Nếu chuẩn bị đánh nhau với quân cộng sản thì tại sao không để quân
dụng lại mà thay thế số tổn thất? Nếu không đánh nhau,….. mà không đánh
nhau là thế nào? Thật không hiểu nỗi!
Tổ chức một quân đội, phải có hai yếu tố chính, là “con người và quân
dụng”. Quân dụng do ngành Tiếp Vận quản trị. Những gì trang bị cho mỗi
quân nhân từ đỉnh đầu xuống đến gót chân, từ dinh dưỡng đến điều trị khi
bị thương hay đau yếu, vấn đề mai táng và nghĩa trang, rồi doanh trại,
phương tiện di chuyển, rồi súng đạn, xe tăng thiết giáp, đại bác hỏa
tiển,…… đều là nhiệm vụ của ngành Tiếp Vận. Ấy vậy mà Tiếp Vận lại không
được quyền biết đến kế hoạch hành quân, ít nhất là đối với lệnh vừa rồi
của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa !
Trong quân đội, chỉ có Trung Tướng Đỗ Cao Trí và Trung Tướng Ngô Quang
Trưởng, là hai vị Tư Lệnh đại đơn vị đặt Tiếp vận vào đúng vị trí của
ngành này mà thôi. Điển hình là Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân
Đoàn III, đầu năm 1970, khi soạn kế hoạch hành quân sang lãnh thổ
Cambodia tấn công các kho dự trữ tiếp vận của quân cộng sản sát biên
giới Việt Nam, sau khi quyết định ngày N, Trung Tướng Trí nêu câu hỏi
với Trung Tá Trương Bảy (sau này là Chuẩn Tướng Cảnh Sát) Chỉ Huy Trưởng
Bộ Chỉ Huy 3 Tiếp Vận:
- Theo kế hoạch hành quân như đã trình bày, Tiếp Vận có chuẩn bị kịp không? Nếu không, Quân Đoàn sẽ lùi ngày lại”.
Khi vị Tư Lệnh hỏi như vậy, cho dù chuẩn bị gấp rút cách mấy cũng phải
thực hiện cho xong chớ đâu thể xin lùi ngày được. Đằng nào cũng phải vất
vã, nhưng vất vã mà được biết đến vẫn vui lòng hơn.
Trước khi lên Pleiku nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn II, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú điện thoại tôi:
- Anh Hoa à, tôi sắp sửa lên Quân Đoàn II, anh cho tôi mượn Trung Úy
Thiêm một tuần để nó lên đó chọn hướng đặt bàn giấy giùm tôi nghe anh-
- Vâng. Tôi sẽ nói với anh Thiêm và Thiếu Tướng cứ liên lạc trực tiếp với anh ấy về những chi tiết cần thiết -
Lúc bấy giờ tôi là Cục Trưởng Cục Mãi Dịch (đồn trú ở Sài Gòn), và trong
đơn vị tôi có Trung Úy Nguyễn Xuân Thiêm được nhiều người cho là giỏi
tướng số tử vi và chữ ký. Và sau 5 ngày công tác riêng cho Thiếu Tướng
Phú ở Plei Ku trở về, Trung úy Thiêm nói với tôi:
- Thưa Đại Tá, tôi thấy vận số của Thiếu Tướng Phú hết rồi, nhiều lắm cũng chỉ tính bằng tháng chớ không tính bằng năm đâu -
- Anh có nói gì với Thiếu Tướng Phú không?-
- Dạ không. Vì sợ ổng mất tinh thần. Với lại có nói ra cũng không có cách gì giải được, thà không nói vẫn hơn -
- Nghî như anh cũng phải -
(Năm 1990, tôi được biết Trung Úy Nguyễn Xuân Thiêm định cư tại Australia )
Tôi nhớ, có một hôm Trung Tướng Đồng Văn Khuyên nói với tôi rằng, “Thiếu
Tướng Phú tuổi con rắn, nên Tổng Thống cử lên Quân Đoàn II vì rắn thích
hợp với núi rừng”.
Trở lại lệnh của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng. Tôi gọi lên Plei Ku
liên lạc với Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II:
- Tôi Hoa đây anh Lý. Tôi được lệnh cấp C.130 cho anh nhưng không được
biết là Quân Đoàn sử dụng vào công tác gì. Vậy anh có thể cho tôi biết
để tôi tiện sắp xếp phi cơ theo đúng nhu cầu của anh không ? Vì chắc anh
cũng biết là số phi cơ khả dụng của chúng tôi giới hạn lắm -
- Anh cứ đưa lên đây cho tôi, còn sử dụng vào công tác gì thì không thể nói được đâu- Lời của Đại Tá Lý.
- Đành vậy. Nhưng anh cần bao nhiêu chiếc? Cần vào lúc nào? Và chuyển vận từ đâu tới đâu?
- Anh có bao nhiêu chiếc thì đưa lên tôi bấy nhiêu, và kể từ sáng mai
(16/3/1975). Không trình có thể là từ Plei Ku đến Nha Trang hoặc Sàigòn -
- Vậy thì như thế này. Sáng mai tôi cho lên anh 2 chiếc, trong khi 2
chiếc kế tiếp túc trực tại phi trường Tân Sơn Nhất và anh cần là cất
cánh ngay, vì một lúc anh đâu sử dụng được 4 chiếc. Được không? -
- Được. 8 giờ sáng mai anh cho có mặt tại phi trường Cù Hanh nghe -
- Xong. Mình thỏa thuận như vậy nhé -
Tôi trình Đại Tá Loan là vẫn không biết được gì thêm ở Quân Đoàn II. Đại
Tá Loan hỏi Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, Trưởng Phòng 3/Bộ Tổng Tham Mưu,
Chuẩn Tướng Thọ cũng không tiết lộ điều gì. Bên Không Quân xác nhận là
có thể sử dụng tối đa 9 chiếc C.130, nhưng sau khi sử dụng như vậy thì
các nhu cầu tiếp theo không thể thực hiện được ít nhất là một tuần vì
phải tu bổ lại. Bộ Chỉ Huy Không Chiến, cơ quan điều động phi cơ, đồng ý
về thỏa thuận giữa tôi với Đại Tá Lý, nghĩa là 2 chiếc C130 cất cánh
lên Pleiku thì 2 chiếc kế tiếp túc trực tại căn cứ Tân Sơn Nhất.
Sáng ngày 16/3/1975, Bộ Chỉ Huy Không Chiến điện thoại tôi:
- Trình Đại Tá, trưởng phi cơ C.130 đang trên không phận phi trường Cù
Hanh (Plei Ku), cho biết là không thể nào đáp xuống phi trường được, vì
người ta đông không thể tưởng tượng nỗi. Chẳng biết là chuyện gì xảy ra
vì không liên lạc được dưới đất. Và hai chiếc C.130 đang chờ lệnh Đại Tá
đó -
- Anh chuyển đến Trưởng phi cơ, hãy chờ tôi vài phút để tôi liên lạc với Quân Đoàn xem tình hình ra sao đã -
Gọi Quân Đoàn II và tôi nói chuyện với Đại Tá Lý:
- Phi cơ tôi đang trên không phận của anh đó, nhưng không thể đáp được.
Nếu anh muốn họ đáp xuống thì anh phải giải toả sân bay giùm đi vì nếu
chậm quá thì họ sẽ về lại Sài Gòn đó. Mà chuyện gì xảy ra vậy Anh? -
- Tại vì người ta tranh nhau chờ lên phi cơ mới có chuyện tràn ngập
đường băng như vậy. Để tôi cho Quân Cảnh giải toả, anh bảo phi cơ đáp
xuống cho tôi đi -
- Thì phi hành đoàn đang chờ đường băng trống là đáp xuống, trừ khi anh
không giải toả nỗi. Anh nhớ ưu tiên cho Trung Tá Thời, Liên Đoàn Trưởng
Yểm Trợ Tiếp Vận của tôi ở Plei Ku, chở một số kiện hàng quan trọng
xuống Qui Nhơn hoặc Nha Trang à nghe -
Tôi lại nhờ Bộ Chỉ Huy Không Chiến chuyển đến phi hành đoàn C.130. Và
sau đó, phi cơ đáp xuống được tuy rất khó khăn vì đông nghẹt người là
người hai bên đường băng. Để rồi một hình ảnh hỗn loạn chưa từng thấy
-theo lời thuật của Trưởng phi cơ- là cả một rừng người chen lấn xô đẩy,
thậm chí đạp lên nhau để tranh lên phi cơ, và hết sức khó khăn đến độ
nguy hiểm, phi hành đoàn mới cho phi cơ cất cánh được.
Hóa ra là Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn chuyển xuống Nha Trang. Tôi trình ngay
cho Đại Tá Loan vì ước tính là sắp đánh nhau với quân cộng sản rồi. Ước
tính này không phải là vô căn cứ, bởi vì cộng sản đã chiếm thủ phủ Cao
Nguyên, bây giờ chúng tấn công vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II cũng là điều
có thể xảy ra lắm chớ. Nhưng chúng tôi nhầm …
Vì sáng ngày 17/3/1975, trong lúc 2 chiếc C.130 trên không phận Plei Ku thì điện thoại nhà tôi reo, hôm nay là chủ nhật nên tôi đi làm muộn:
- Đại Tá Hoa tôi nghe -
- Bộ Chỉ Huy Không Chiến đây Đại Tá. Trưởng phi cơ cho biết là toàn thị xã Plei Ku hôm nay không có một bóng sinh vật nào cả, và bây giờ phi hành đoàn xin phép về lại căn cứ -
- Anh hỏi lại phi hành đoàn giùm tôi, nếu sự thực hoàn toàn đúng như vậy thì tôi đồng ý phi cơ quay về. Xin nhớ, đây là trách nhiệm rất quan trọng nghe anh -
Tôi điện thoại qua nhà Đại Tá Phạm Kỳ Loan, và ngay sau đó Đại Tá Loan liên lạc Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ (Trưởng Phòng 3/Bộ Tổng Tham Mưu) nhưng Chuẩn Tướng Thọ vẫn không nhỏ được một giọt thông tin nào về tình hình đó cả. Tôi và Đại Tá Loan tức lắm, nhưng chúng tôi không có cách nào khác vì Trung Tướng Khuyên đi Tokyo chưa về. Có vẻ như chúng tôi bị coi như là những sî quan không đáng tin cậy thì phải, ít nhất cũng là không được tin cậy trong cuộc hành quân này, dù rằng Đại Tá Loan đang là cấp chỉ huy cao nhất của ngành Tiếp Vận với gần 100.000 quân nhân công chức chuyên ngành và quản trị một khối lượng dụng cụ chiến tranh trên dưới 7 tỉ mỹ kim!
Tất cả các hệ thống liên lạc truyền tin bằng vô tuyến lẫn hữu tuyến
của quân đội, cũng như hệ thống liên lạc bên hành chánh, đều không liên
lạc được với bất cứ cơ quan đơn vị nào ở Plei Ku cả. Đại Tá Bửu Khương
(ở Qui nhơn) cũng không có tin tức gì khá hơn trong khi đoàn quân xa hơn
100 chiếc của Liên Đoàn 2 Vận Tải vẫn còn kẹt trên Plei Ku vì quốc lộ
19 nối liền Qui Nhơn – Plei Ku bị quân cộng sản chiếm giữ nhiều chặng.
Một tình hình không thể hiểu nỗi ít nhất là đối với ngành Tiếp Vận chúng
tôi. Không biết tại sao lúc ấy chúng tôi không nghĩ đến giả thuyết nào
khác, chẳng hạn như Quân Đoàn II vờ rút quân ra ngoài để thành phố bỏ
ngỏ cho q6an cộng sản tiến vào, và bất thình lình quật lại tấn công
chúng ngay trong thành phố. Còn về giả thuyết rút bỏ Cao Nguyên thì nhất
thiết không thể có trong tư tưởng của bất cứ sĩ quan nào chớ chẳng
riêng gì chúng tôi. Cho dù một giả thuyết như vậy thôi cũng không có
trong hàng sĩ quan cấp dưới, nhưng nó lại là một kế hoạch thật sự của
hàng sĩ quan cấp Tướng lãnh đạo đất nước 20.000.000 dân, trong đó có một
quân đội hơn 1.000.000 người!
Cả hai chúng tôi -Đại Tá Loan và tôi- không thông báo tình hình tệ hại
đó cho bộ tham mưu Tổng Cục Tiếp Vận biết, trong khi chúng tôi hết sức
lo lắng cho tất cả quân nhân nói chung và số phận của anh em trong ngành
Tiếp Vận ở Plei Ku và Kon Tum nói riêng, vì chúng tôi không có bất cứ
một thông tin nào về tình hình đó, kể cả nguồn cung cấp chính xác nhất
là vị Tướng Trưởng Phòng 3 ngang hàng với cơ quan chúng tôi, và vị Tổng
Tham Mưu Trưởng cấp trên của chúng tôi cũng vậy.
Chiều 18/3/1975, điện thoại reo:
- Đại Tá Hoa tôi nghe -
- Khương đây anh Hoa- Đó là Đại Tá Bửu Khương, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 2 Tiếp Vận, đồn trú tại Qui Nhơn.
- Anh có tin gì về anh em mình trên Plei Ku chưa? -
- Liên Đoàn 2 Vận Tải mới liên lạc vô tuyến với đoàn xe bị kẹt trên Plei
Ku rồi anh. Đoàn xe này đang cùng với hằng ngàn quân xa và dân xa rút
bỏ Plei Ku và Kon Tum, đang di chuyển trên đường liên tỉnh số 7 để xuống
Tuy Hòa. Toàn bộ lực lượng gồm nhiều đơn vị chiến đấu, cùng với Pháo
Binh, Thiết Giáp, bị sa lầy sau khi vượt qua Cheo Reo. Phần thì đường hư
cầu sập làm nhiều chiến xa M.48 và đại bác 175 cơ động lật xuống hố,
phần thì các đơn vị cộng sản tấn công nhiều mặt, đã gây tổn thất nặng
cho cả quân đội lẫn dân sự nhưng chưa thấy phản ứng của Quân Đoàn. Anh
em mất tinh thần lắm anh ơi! -
- Được rồi. Bảo vệ đoàn quân và khi nào xuống đến Tuy Hoà, chắc chắn là
trách nhiệm của Quân Đoàn. Bây giờ anh nên chuẩn bị tổ chức nhiều toán
do một sî quan của Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận chỉ huy và đặt tại Tuy Hoà, mỗi
toán phụ trách một công tác, để khi đoàn quân xuống đến Tuy Hòa thì cấp
phát ngay cho bất cứ đơn vị nào mà không cần theo thủ tục tiếp liệu
thông thường, chỉ cần viết tay và ký nhận là đủ. Hàng mang theo cấp phát
là: Lương khô đủ ăn 3 ngày, 1 bộ quần áo trận, đổ đầy xăng dầu cho xe
chạy bánh và xe chạy xích. Toán Quân Y thì cấp thuốc cho các bệnh thông
thường và cấp cứu đầu tiên. Anh thấy được không? -
- Được anh. Để tôi lo -
- Anh nói Liên Đoàn 2 Vận Tải ráng giữ liên lạc và khi có bất cứ tin tức
gì về đoàn quân này thì anh cho tôi biết ngay nghe anh Khương-
Sở dĩ có đoàn xe hằng trăm chiếc bị kẹt ở Plei Ku, là vì sau khi Phước
Long mất, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên ra lệnh cho tôi thực hiện kế hoạch
chuyển tiếp liệu loại 1 (lương thực thực phẩm), loại 3 (nhiên liệu),
loại 5 (đạn dược chất nổ), lên Plei Ku dự trữ cho 20.000 quân phòng thủ
trong 30 ngày mới bổ sung. Do vậy mà hằng ngày đoàn xe cả trăm chiếc đi
đi về về giữa Qui Nhơn với Plei Ku để vận chuyển tiếp liệu từ Qui Nhơn
lên Plei Ku.
Tôi sang văn phòng Đại Tá Loan, và sau đó tôi điện thoại lên Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng:
- Tôi Hoa đây anh Nguyện (Đại Tá Nguyễn Kỳ Nguyện, chánh văn phòng), anh cho tôi trình vấn đề gấp với Đại Tướng -
- Anh chờ tôi một chút -
- Tôi đây. Anh có chuyện gì vậy? -
- Thưa Đại Tướng, tôi Hoa đây -
- Có việc gì vậy? -
- Vài phút cách đây, Đại Tá Bửu Khương, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 2 Tiếp
Vận, cho tôi biết về đoàn quân rút bỏ Plei Ku và Kon Tum đang bị sa lầy
… (tôi thuật lại chi tiết mà tôi và Đại Tá Khương đã nói với nhau).
- Anh có chắc là đúng như vậy không? -
- Từ chổ đoàn xe bị kẹt đến Đại Tá Khương như thế nào thì tôi không dám
chắc, nhưng từ Đại Tá Khương đến tôi là hoàn toàn chính xác, thưa Đại
Tướng -
- Thôi được. Anh đừng nói với ai nữa nghe -
- Vâng -
Đại Tá Loan và tôi đều ngẩn ngơ về câu sau cùng của Đại Tướng Tổng Tham
Mưu Trưởng. Chúng tôi ngẩn ngơ vì không hiểu tại sao tình hình đến như
vậy mà vẫn muốn giấu kín chúng tôi nữa! Vài phút sau đó, Chuẩn Tướng
Trần Đình Thọ điện thoại tôi:
- Cưng ơi (Chuẩn Tướng Thọ thường gọi tôi như vậy), cưng có liên lạc với đoàn xe trên đường số 7 hả? -
- Tôi không trực tiếp liên lạc nhưng Liên Đoàn 2 Vận Tải của chúng tôi
đã liên lạc được với đoàn xe chở tiếp liệu lên Plei Ku và bị kẹt trên
đó, nay thì cùng trong đoàn quân sa lầy mà vừa rồi tôi đã trình Đại
Tướng -
- Có. Đại Tướng mới gọi anh đây. Cưng cứ biết vậy thôi nghe -
Tôi có biết chút ít về đường liên tỉnh số 7 này, từ đoạn Plei Ku vào đến
Cheo Reo và xuống đến Cung Sơn. Vì cuối năm 1955 -lúc bấy giờ tôi đang
là Thiếu Úy, Đại Đội Trưởng thuộc Tiểu Đoàn Khinh Quân 510- toàn bộ Tiểu
Đoàn chúng tôi cùng với Tiểu Đoàn Khinh Quân 507 và 527, di chuyển từ
Vỉnh Long lên Cao Nguyên và đồn trú tại Cheo Reo, để thành lập Trung
Đoàn 35 Bộ Binh trong hệ thống tổ chức Sư Đoàn Khinh Chiến 12. Bộ Tư
Lệnh Sư Đoàn đồn trú tại Plei Ku. Các Tiểu Đoàn được cấp phiên hiệu như
sau: Tiểu Đoàn 507 thành Tiểu Đoàn 1/35, Tiểu Đoàn 510 chúng tôi thành
Tiểu Đoàn 2/35, và Tiểu Đoàn 527 thành Tiểu Đoàn 3/35.
Vì các đơn vị yểm trợ tiếp liệu và hành chánh tài chánh đồn trú ở Plei
Ku, nên chúng tôi thường xuyên đi lại giữa Cheo Reo với Plei Ku bằng
đường liên tỉnh số 7 và một đoạn quốc lộ 14. Sở dĩ đoạn đường từ ngã ba
quốc lộ 14 với liên tỉnh lộ 7 -tên địa phương là Mỹ Thạch- vào đến Cheo
Reo còn sử dụng được, là vì trong chiến tranh giữa thực dân Pháp với
cộng sản 1945-1954 (lúc đó cộng sản núp dưới tên Việt Minh), Cheo Reo là
cứ điểm quân sự của Pháp, nên đường này được tu bổ vì nó là “con đường
huyết mạch” của cứ điểm. Còn đoạn từ Cheo Reo xuống Cung Sơn và Tuy Hoà,
quân đội Pháp không sử dụng nên không tu bổ gì cả. Khi Trung Đoàn chúng
tôi đến Cheo Reo, thì xác những chiếc thiết giáp của Pháp còn ngổn
ngang tại đó, còn chiếc cầu bắc ngang Sông Ba thì tồi tệ hơn bất cứ
chiếc cầu tồi tệ nào. Thuở ấy “rất là hoà bình”, nên chúng tôi thường đi
săn trên đường từ Cheo Reo xuống đến Cung Sơn, chỉ cần thận trọng một
chút thì xe jeep vẫn bò qua chiếc cầu tồi tệ ấy được. Trên đoạn đường
này, chiếc xe jeep của chúng tôi chỉ gọi là “bò” chớ không thể gọi là
chạy được vì mặt đường giữa vùng rừng già heo hút này hầu như không còn
gì để gọi là con đường nữa.
Giữa năm 1969, lúc ấy tôi là Đại Tá, tháp tùng Trung Tướng Nguyễn Văn
Là, đến thăm các đơn vị tại Cheo Reo và các quận lân cận, con đường bên
kia Sông Ba được tu bổ đôi chút. Và nếu đoạn đường tiếp nối xuống Cung
Sơn để ra Tuy Hoà (tỉnh Phú Yên) không được tu bổ thường xuyên, mà Quân
Đoàn II quyết định sử dụng cho đoàn quân hơn 10.000 người cùng với trên
dưới 2.000 quân xa, dân xa, và chiến xa hạng nặng triệt thoái, quả là
tạo được bất ngờ đối với địch, nhưng phải nói là quá liều lĩnh! Bất ngờ,
nhưng con đường có sử dụng được hay không, lại là vấn đề trước mặt của
Quân Đoàn II nói chung, và của bộ chỉ huy hành quân cuộc hành quân lui
binh này nói riêng.
Chiều tối hôm sau thì Trung Tướng Đồng Văn Khuyên từ Tokyo (Nhật Bản) về
đến. Sau khi nghe chúng tôi trình bày về tình hình từ ngày ông vắng mặt
đến nay, ông nói sáng mai sẽ trình diện Tổng Thống với Đại Tướng (Tổng
Tham Mưu Trưởng), chắc là sẽ có tin tức rõ ràng hơn.
Và đây là những tin tức đó:
“Sau khi mất Ban Mê Thuột, áp lực của quân cộng sản rất mạnh. Tổng Thống
nhận định là không đủ khả năng bảo vệ toàn bộ Cao Nguyên trong khi Ban
Mê Thuột cần giữ hơn là Plei ku với Kon Tum, vì vậy mà Tổng Thống trong
buổi họp tại Cam Ranh, đã quyết định rút bỏ Plei Ku, Kon Tum, Phú Bổn,
để đem lực lượng về phản công lấy lại Ban Mê Thuột. Tổng Thống giao cho
Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II, nhiệm vụ thực hiện cuộc
hành quân triệt thoái khỏi 3 tỉnh đó, nhưng phải giữ bí mật tối đa và
bảo vệ toàn vẹn lực lượng (có lẽ vì bảo mật tối đa mà Tổng Cục Tiếp Vận
chúng tôi không được cho biết gì cả). Thiếu Tướng Phú trình kế hoạch là
rút theo đường liên tỉnh số 7, dù rằng con đường này không sử dụng từ
lâu nhưng đạt được yếu tố bất ngờ đối với lực lượng cộng sản. Thiếu
Tướng Phú đề nghị Tổng Thống thăng cấp Chuẩn Tướng cho Đại Tá Phạm Duy
Tất, và Chuẩn Tướng Tất sẽ là Chỉ Huy Trưởng cuộc hành quân lui binh
này. Lời đề nghị được Tổng Thống chấp thuận tại chổ”.
Lúc bấy giờ, Đại Tá Phạm Duy Tất đang là Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân/Quân Đoàn II.
Hết giờ buổi chiều khá lâu, bộ tham mưu Tổng Cục Tiếp Vận chỉ còn nhân
viên trực hoạt động. Trung Tướng Khuyên gọi tôi lên văn phòng (ông ngồi ở
văn phòng Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu, trên tòa nhà chánh), và ông
đưa tôi xem một xấp không ảnh (ảnh chụp từ trên phi cơ) đã được giải
đoán đầy đủ. Toàn bộ xấp không ảnh cho thấy đoàn xe không phải theo một
hình dài mà là một hình gần như tròn, vì khi phần đi đầu bị kẹt thì
những chiếc sau cứ lấn qua bên trái hay bên phải với hy vọng tìm được
lối đi, nhưng càng lấn vào rừng thì càng không lối thoát, và cứ như thế
mà cả đoàn xe quá nhiều đó đã tạo nên dáng như vậy. Ghi chú bên cạnh
những khoanh tròn bằng ngòi bút của chuyên viên giải đoán không ảnh, có
gần 800 xe đã bị thiêu hủy. Nếu như giải đoán viên không ảnh chính xác
hay ít ra cũng gần như vậy, thì chỉ mới 4 ngày dấn thân vào đường liên
tỉnh số 7 mà số xe bị tổn thất trên dưới 1/3 trong tổng số xe các loại,
quả là rất nặng. Trong số tổn thất đó có Tiểu Đoàn Pháo Binh 175 ly cơ
động và Trung Đoàn Chiến Xa hạng nặng M48″. Đây là hai loại vũ khí mới
được Hoa Kỳ viện trợ năm 1973 bằng cách các đơn vị pháo binh và xe tăng
của họ chỉ rút người về nước và để toàn bộ chiến cụ đó lại cho quân đội
chúng ta.
Những bài học chiến thuật trong trường Võ Bị cũng như trường Đại Học
Quân Sự (hậu thân của Viện Nghiên Cứu Quân Sự Đông Dương của Pháp và là
tiền thân của trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp) đều thừa nhận rằng, trong
các cuộc hành quân thì hành quân rút lui (hay triệt thoái, hay lui
binh) là nhiều hiểm nguy hơn các cuộc hành quân khác, vì đơn vị “đưa
lưng” về phía địch. Khi tấn công thì trước mặt là địch và sau lưng là
hậu tuyến, còn trong rút lui thì trước mặt lại là hậu tuyến mà sau lưng
trở thành tiền tuyến. Nguy hiểm là vậy. Nguyên tắc căn bản của bài học
“lui binh” là phải có một lực lượng hành quân giao tiếp để bảo đảm an
toàn phía trước mặt (hậu tuyến), còn lực lượng lui binh thì tự bảo vệ
phía sau lưng (tiền tuyến), ngoài ra phải được Không Quân quan sát và
yểm trợ hỏa lực nữa.
Với cuộc hành quân giao tiếp chậm chạp từ Tuy Hòa lên, đoàn quân triệt
thoái ngày càng tan tác trên đường lui binh vô cùng hỗn loạn vì bị quân
Việt cộng liên tục phục kích, tập kích. Khi về đến Tuy Hoà thì tổn thất
đến nỗi không còn khả năng thực hiện kế hoạch phản công chiếm lại Ban Mê
Thuột được nữa. Số dân thường bị chết dọc đường nhiều không kém số
thương vong của quân đội. Chết vì súng đạn, chết vì xe cộ tranh giành
lối đi mà gây tai nạn bừa bãi, chết vì tranh nhau miếng ăn nước uống,
chết vì cướp giật, ..v..v..
Rút bỏ 3 tỉnh Cao Nguyên là Plei Ku, Kon Tum, và Phú Bổn, những tưởng
bảo toàn được lực lượng gồm một phần của Sư Đoàn 23 Bộ Binh, các Liên
Đoàn Biệt Động Quân, Pháo Binh, Thiết Giáp, Công Binh, Truyền Tin, và
các ngành khác, để phản công chiếm lại thủ phủ Ban Mê Thuột, nhưng rồi
toàn bộ Cao Nguyên miền Trung bỗng dưng rơi vào tay quân cộng sản một
cách nhẹ nhàng. Tôi nói “bỗng dưng”, vì rút bỏ Plei Ku từ đêm thứ bảy 16
rạng ngày chủ nhật 17/3, mà đến 3 giờ 15 phút chiều thứ tư 20/3/75 tín
hiệu của Truyền Tin tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II mới ngưng hoạt động. Đại
Tá Cục Trưởng Cục Truyền Tin nói với tôi như vậy. Điều này có thể là
lúc đó quân cộng sản mới tiến đến và phá hủy máy móc hoặc tắt máy, cũng
có thể là quân cộng sản chưa chiếm nhưng vì máy phát điện hết nhiên liệu
nên cả hệ thống đều ngưng hoạt động. Cho dù ở vào trường hợp nào đi
nữa, thì rõ ràng là quân cộng sản mà mình tưởng nó bao vây hay sắp sửa
bao vây Plei Ku, nhưng thật ra chúng còn ở tận đâu đâu nên mãi 4 ngày
sau -đó là thời gian sớm nhất- chúng mới vào chiếm Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn,
trong khi những Sư Đoàn của chúng ở càng xa Plei Ku về hướng Nam và
Đông Nam thì khoảng cách càng gần với đoàn quân triệt thoái hơn, do dó
mà thiệt hại của đoàn quân nặng nề chưa từng thấy trong hơn 20 năm chiến
tranh! Một thất bại vô cùng đau đớn cho những người cầm súng, nhất là
những người cầm súng dưới quyền chỉ huy của vị Tư Lệnh đã từng xông pha
trận mạc. Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, khi còn là sĩ quan cấp Úy cấp Tá
trong hàng ngũ quân đội Liên Hiệp Pháp lẫn trong quân lực Việt Nam Cộng
Hòa, đã có tiếng là cấp chỉ huy can đãm, không lùi bước bất kể chiến
trận gay go nghiêng ngã như thế nào. Nay, với chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn
II, liệu có phải là hơi quá tầm lãnh đạo chỉ huy của ông không? Hay là
quyền lực hoặc khả năng của ông bị điều gì đó giới hạn? Thiếu Tướng Phạm
Văn Phú đã tự tử ngay sau ngày 30/4/1975. Tôi đến chùa Vĩnh Nghiêm (Sài
Gòn) vào ngày 2/5/1975 và chào tiễn biệt ông vào cõi vĩnh hằng giữa
hoàn cảnh đau thương của đất nước, dân tộc!
Năm 1960, trong thời gian tôi học tại Trường Đại Học Quân Sự (hậu thân
của Viện Nghiên Cứu Quân Sự của Quân Đội Viễn Chinh Pháp), tôi đọc được
một tập tài liệu, có nhận định rằng: “Trong chiến tranh Việt Nam, ai
chiếm giữ được Cao Nguyên miền Trung thì người dó sẽ nắm phần chiến
thắng”. Chắc chắn rằng, những vị Tướng của chúng ta đang nắm quyền lãnh
đạo quốc gia và lãnh đạo quân đội đều biết tài liệu đó, nhưng có thể các
vị bị chính trị đẩy Cao Nguyên ra khỏi tầm tay chăng?
Ngược dòng thời gian, thượng tuần tháng 5/1954, Điện Biên Phủ do
13.000 quân của Pháp trấn giữ, đã thất thủ làm rúng động toàn bộ quân
viển chinh Pháp tại Đông Dương và rúng động cả nước Pháp. Và hiển nhiên
là sự thất trận này đã đưa nước Pháp đến tình trạng mất toàn bộ Đông
Dương gồm Việt Nam, Cam Bốt, và Lào. Hơn 20 năm sau -tháng 3/1975- toàn
bộ Cao Nguyên miền Trung vào tay quân cộng sản, làm rúng động toàn quân
và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa. Và liệu sự thất bại này có phải là nguyên
nhân dẫn đến toàn bộ Việt Nam Cộng Hòa vào tay quân cộng sản từ ngày
cuối tháng 4/1975 không? Dù gì đi nữa thì sự thể đã là như vậy rồi!
Tình trạng hỗn loạn bi đát trong cuộc hành quân lui binh trên đường liên
tỉnh số 7, nếu chưa phải là nguyên nhân chính, cũng là khởi đầu cho sự
hỗn loạn trong các cuộc hành quân lui binh của các Sư đoàn 1, 2, 3, 22,
23 Bộ Binh, Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Hải Quân,
Không Quân, dọc các tỉnh duyên hải từ Quảng Trị , Huế, Đà Nẳng, đến
Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cam
Ranh.
Trước ngày cuối tháng 3/1975, thì từ Quảng Trị đến Cam Ranh đều bỏ ngỏ.
Tôi nói “bỏ ngỏ” vì không có Tiểu Khu nào hay Trung Đoàn, Sư Đoàn, Quân
Đoàn nào, phòng thủ chống lại quân cộng sản, hoặc nếu có chống trả như
Sư Đoàn 3 Bộ Binh tại sườn Tây Đà Nẳng cũng chỉ trong thời gian ngắn
ngủi là rút lui, còn lại là rút đi trước khi quân cộng sản đến!
Trong số những vị Tướng Tư Lệnh đại đơn vị thuộc Quân Đoàn I và Quân
Đoàn II rút khỏi khu trách nhiệm của những vị đó, tôi luôn tự hỏi về
thái độ của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I/Quân khu
I. Tôi được tiếp xúc với ông qua những công tác “chống đảo chánh” từ năm
1965 khi ông là Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Nhẩy Dù. Chính vì hiểu ông mà tôi
tự hỏi như vậy. Bởi trong cuộc tấn công của quân cộng sản hồi Tết Mậu
Thân đầu năm 1968, Huế và nhất là trong khuôn viên thành nội, nơi có bản
doanh cùng một số đơn vị của Sư Đoàn 1 Bộ Binh đồn trú, đã bị chúng
chiếm giữ trong 3 tuần lễ. Lúc bấy giờ, Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng
(cấp bậc lúc ấy) là Tư Lệnh Sư Đoàn này. Cuộc phản công chiếm lại từng
khu vực trong thành nội Huế rất cam go với tổn thất đáng kể, Chuẩn Tướng
Trưởng đã chứng tỏ quyết tâm tiêu diệt quân cộng sản hay ít nhất cũng
phải đánh bật chúng ra khỏi Huế trong thời gian ngắn nhất, khi ông đứng
nghiêm chỉnh ở chân cột cờ với lễ phục và huy chương biểu tượng cho các
chiến công của ông, Chuẩn Tướng Trưởng đã kêu gọi quyết tâm của quân sĩ
dưới quyền ông hãy vì danh dự và trách nhiệm đối với tổ quốc dân tộc.
Qua lời kêu gọi đầy trách nhiệm cùng với nhiệt tâm của ông, chính là
quyết tâm của vị Tư Lệnh cùng quân sĩ chiến đấu, đã thúc đẩy cuộc phản
công của Sư Đoàn đến chiến thắng vẻ vang. Đành rằng trong cuộc hành quân
phản công này, có sự chiến đấu yểm trợ của quân lực Hoa Kỳ, nhưng Sư
Đoàn 1 Bộ Binh Việt Nam vẫn là lực lượng chính.
‘Mùa Hè Đỏ Lửa’ năm 1972, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (đã thăng cấp)
đang là Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Quân khu IV vùng đồng bằng Cửu Long, được
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cử giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn I/Quân Khu I
và tức tốc lên phi cơ ra Đà Nẳng nhận chức. Một vị Tướng như thế, tôi
nghĩ, ông không thể để Đà Nẳng vào tay quân cộng sản gần như êm thắm như
vậy! Xin nhớ, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng gốc là binh chủng Nhẩy Dù,
và binh chủng này là một trong những binh chủng rất lì với chiến trận.
Nhưng sự thể đã diễn ra như vậy, ắt phải có điều gì đằng sau quyết định
rút bỏ thành phố cảng quan trọng của miền Trung. Và chỉ có Trung Tướng
Ngô Quang Trưởng mới có thể hiểu đến tận cùng điều ấy mà thôi.
Ngày 14/1/1995, tôi gặp anh Nguyễn Thành Trí trong chợ Hong Kong ở
Houston, bạn tôi. Anh là cựu Đại Tá, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thủy Quân Lục
Chiến, và Sư Đoàn này đặt dưới quyền sử dụng dài hạn của Quân Đoàn I từ
sau trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Dưới đây là lời thuật của cựu Đại
Tá Trí về những ngày cuối tháng 3/1975, trong lúc anh và bộ chỉ huy
hành quân Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến ở khu vực Non Nước, Đà Nẳng:
‘’Khoảng 5 giờ chiều ngày 28 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản tấn công
vào Sư Đoàn 3 Bộ Binh ở sườn Tây Đà Nẳng, và chỉ vài giờ chống trả là Sư
Đoàn rút lui, tạo khoảng trống bên sườn của Thủy Quân Lục Chiến, và các
đơn vị co về bản doanh Sư Đoàn (Thủy Quân Lục Chiến). Thiêu Tướng Bùi
Thế Lân, Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, đã rời khỏi Sư Đoàn và lên
chiến hạm của Hải Quân (Việt Nam) từ lúc chiều. Nhưng trước khi đi ông
có đến gặp Trung Tuóng Ngô Quang Trưởng xin quyết định vì tình hình rất
nghiêm trọng, nhưng Trung Tướng Trưởng không nói gì cả. Lúc này bên cạnh
Thiếu Tướng Bùi Thế Lân có ông Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Đà Nẳng, ông ta
có mang theo máy vô tuyến cầm tay loại nhỏ và chốc chốc ông ta nói vị
trí của ông với ai ở đâu đó tôi (tức cựu Đại Tá Trí) không rõ. Thiếu
Tướng Bùi Thế Lân nói với tôi rằng: Ông Tổng Lãnh Sự khuyên ổng (tức
Thiếu Tướng Lân) nên bảo toàn lực lượng, nhưng Thiếu Tướng Lân không nói
điều này với Trung Tướng Trưởng.
‘’Khoảng nửa đêm 28 rạng 29/3/1975, có tiếng động cơ trực thăng xuống
bãi đáp bên cạnh, sĩ quan trực chạy ra đón và hướng dẫn phái đoàn vào bộ
chỉ huy hành quân Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, gồm các vị: Trung Tướng
Ngô Quang Trưởng, Chuẩn Tướng Khánh (tôi không biết họ) Tư Lệnh Sư Đoàn 1
Không Quân (đồn trú tại Đà Nẳng), Đại Tá Phước (cũng không biết họ)
Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 51/Sư Đoàn 1 Không Quân, Đại Tá Nguyễn Hữu
Duệ, Tỉnh/Thị Trưởng Thừa Thiên/Huế, và Đại Úy sĩ quan tùy viên của
Trung Tướng Trưởng. Vào bộ chỉ huy, sau khi Trung Tướng Trưởng liên lạc
với các đơn vị và được biết đã rút lui an toàn (tức bỏ Đà Nẳng), Trung
Tướng Trưởng nói với các sĩ quan cùng đi theo ông:
- Bây giờ thì các anh hãy tự thoát, còn tôi, tôi đi theo Thủy Quân Lục Chiến-
‘’Trung Tướng Trưởng vừa nói xong thì gần như cùng một lúc, Chuẩn Tướng
Khánh, Đại Tá Phước, Đại Tá Duệ, cùng chào Trung Tướng Trưởng và lên
trực thăng cất cánh ngay. Khoảng 6 giờ sáng ngày 29/3/1975, sĩ quan vào
trình tôi là chiến hạm đang tiến vào để đón các đơn vị Thủy Quân Lục
Chiến. Tôi đến trình Trung Tướng Trưởng:
- Thưa Trung Tướng, tôi không biết do lệnh từ đâu mà chiến hạm đang chờ
đón tôi và các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến. Vậy Trung Tướng nên đi với
chúng tôi ngay bây giờ, thưa Trung Tướng-
‘’Sau một lúc chần chừ như có ý không muốn rời Đà Nẳng, ông đứng dậy
cùng đi với tôi. Nhưng vì chiến hạm không vào sát bờ được, cũng không có
tàu nhỏ để từ bờ ra chiến hạm, nên tất cả đều lội nước, và khi mực nước
lên đến ngực cũng là lúc trèo lên tàu. Sau khi mọi người lên chiến hạm,
lúc ấy tôi trông thấy Đại Tá Hường (Nguyễn Xuân Hường), Tư Lệnh Lữ Đoàn
1 Kỵ Binh đã có mặt trên tàu. Chiến hạm lui ra khơi nhưng chưa chạy, có
vẻ như chờ lệnh hay chờ ai đó.
‘’Vài tiếng đồng hồ sau, chiếc trực thăng chở các sĩ quan rời khỏi bộ
chỉ huy hành quân Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến lúc nửa đêm qua, đã quay
trở lại, không rõ là do thời tiết xấu hay vì lý do gì đó, và cả ba vị là
Chuẩn Tướng Khánh, Đại Tá Phước, với Đại Tá Duệ, cùng lội nước ra chiến
hạm. Vẫn là chiến hạm đang có Trung Tướng Trưởng trên đó. Tôi thấy sự
chia tay đêm qua sao mà thản nhiên quá, thản nhiên đến mức không có vẻ
gì có chút tình cảm đọng lại trong giây phút chia tay đó làm tôi cảm
thấy khó chịu. (lời của Phạm Bá Hoa: thuật chuyện đến đây đôi mắt anh
Trí đỏ hoe, chực phát khóc! Rõ ràng là anh đang xúc động!)
Sau phút im lặng vì xúc động, cựu Đại Tá Nguyễn Thành Trí thuật tiếp:
‘’Tôi nhờ ông Hạm Trưởng để 3 sĩ quan này ở phía trước hầu tránh cho
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng trông thấy e không đẹp lòng nhau. Mãi đến
quá trưa, chiến hạm mới rời vùng biển Đà Nẳng và trực chỉ Cam Ranh. Giữa
chiến hạm với Bộ Tư Lệnh Hải Quân giữ liên lạc vô tuyến chặt chẻ, nên
khi chiến hạm vừa đến vịnh Cam Ranh thì nhận được công điện của Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu. Theo đó thì Tổng Thống ra lệnh cho tất cả lên
bờ, chỉ riêng Trung Tướng Trưởng vẫn ở trên chiến hạm và về Sài Gòn
ngay. Tôi thắc mắc nếu muốn Trung Tướng Trưởng về Sài Gòn ngay thì tại
sao Tổng Thống hay Bộ Tổng Tham Mưu không cho phi cơ ra Cam Ranh đón mà
lại bảo đi bằng tàu? Lúc đó Trung Tướng Trưởng nói là ông đi theo Thủy
Quân Lục Chiến chớ không về Sài Gòn. Đến khi Thiếu Tướng Phạm Văn Phú,
Tư Lệnh Quân Đoàn II một đại đơn vị hầu như đã tan rã sau cuộc hành quân
lui binh thảm bại, ông từ Nha Trang vào Cam Ranh khuyên Trung Tướng
Trưởng nên về Sài Gòn theo lệnh Tổng Thống. Và Trung Tướng Ngô Quang
Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I đã theo chiến hạm về Sài Gòn’’.
Đến đây là hết lời thuật của cựu Đại Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.
Với lời thuật trên đây của cựu Đại Tá Trí, tôi nghĩ rằng: rất có thể là
các vị Tư Lệnh tại Quân Đoàn I từ binh chủng Bộ Binh, Nhẩy Dù, Thủy Quân
Lục Chiến, đến quân chủng Hải Quân, Không Quân, và cũng có thể ngay cả
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I, đã nhận được lời
khuyên ‘bảo toàn lực lượng’ như Thiếu Tướng Bùi Thế Lân đã nhận của ông
Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Đà Nẳng cũng nên? Không chừng chiến hạm vào gần
bờ để đón Thủy Quân Lục Chiến cũng từ ‘lời khuyên’ của ông Tổng Lãnh Sự
nữa chăng! Vì rõ ràng là cựu Đại Tá Trí không hề biết lệnh xuất phát từ
đâu mà. Và phải chăng với ‘lời khuyên’ đó đã dẫn đến các vị có quân có
quyền trong tay lần lượt rời khỏi đơn vị hoặc chỉ huy đơn vị triệt
thoái? Điều này tôi không rõ, nhưng có điều quí vị đều rõ là Bộ Tư Lệnh
Quân Đoàn I và Đà Nẳng vào tay quân cộng sản quá dễ như khi vào Bộ Tư
Lệnh Quân Đoàn II ở Plei Ku vậy!
Tối ngày 6/9/2003, khi vợ chồng tôi dự tiệc cưới tại Washington DC,
chúng tôi ngồi chung bàn với cựu Trung Tướng Ngô Quan Trưởng, và cựu Phó
Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, tôi có ý định hỏi Trung Tướng Trưởng về điều
thắc mắc của tôi, nhưng vì cựu Phó Đề Đốc Thoại lại đưa vấn đề cuộc đảo
chánh ngày 1/11/1963 hỏi tôi nên tôi mãi nóí chuyện với ông, để rồi cuối
cùng không còn thì giờ xin lời tâm sự từ cựu Trung Tướng Ngô Quang
Trưởng.
Bây giờ xin mời quí vị quay nhìn vào số lượng đồng bào chạy loạn được
các loại tàu chở từ Huế và Đà Nẳng xuôi Nam và đưa ra đảo Phú Quốc tạm
trú. Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang mà tỉnh lỵ là Rạch Giá, nằm ngay cửa
ngỏ vào vịnh Thái Lan. Số đồng bào chạy loạn này do Bộ Xã Hội phụ trách
nuôi ăn trong khi chờ biện pháp giải quyết chung. Bộ Xã Hội yêu cầu
Tổng Cục Tiếp Vận giúp họ tiếp tế mỗi ngày 20.000 phần cơm và phi cơ đưa
ra Phú Quốc cung cấp cho đồng bào. Trung Tướng Đồng Văn Khuyên bảo tôi
lo giúp Bộ Xã Hội. Tôi điện thoại lên Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung,
xin tiếp chuyện với Thiếu Tướng Trần Bá Di, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm
này:
- Hoa đây Anh. Có việc này xin nhờ Anh và hi vọng Anh tiếp tay được- Xin
lỗi quí vị, tôi xưng hô như vậy với Thiếu Tướng Trần Bá Di, vì chúng
tôi thân nhau từ lâu.
- Việc gì mà coi bộ quan trọng vậy anh?
- Tại Phú Quốc hiện có khoảng 20.000 đồng bào của các tỉnh miền Trung
chạy vào tạm trú, bên Bộ Xã Hội nhờ quân đội nấu cơm , vắt lại từng vắt,
và dùng phi cơ quân sự đưa ra Phú Quốc cho đồng bào. Chuyện này là
chuyện hằng ngày nghe Anh. Gạo thì Bộ Xã Hội cung cấp. Anh liệu Trung
Tâm có thể giúp được không?
- Được chớ. Chuyện chung mà. Nhưng chừng nào thì tụi tôi nấu?
- Ngay hôm nay. để mai là chuyến tiếp tế đầu tiên do quân đội nhận giúp.
Vậy Anh cho mượn gạo hôm nay nghe, và mai chúng tôi chở gạo đến Anh đủ
một tuần, sau đó tính tiếp.
- Được. Tôi cho nấu ngay. Khi xong, tôi cho anh hay.
- Xin cám ơn Anh -
- Cái gì mà anh cám ơn. Mỗi người mỗi đơn vị phải góp phần trách nhiệm của mình chớ anh -
Thế là từ hôm ấy, cơm vắt được đưa ra Phú Quốc bằng phi cơ phi cơ tiếp
tế cho đồng bào tạm trú tại đó. Nhưng rồi tình hình ngày càng xấu thêm
./.
* * * * *
Phạm Bá Hoa
Houston, cuối Đông 2003-2004
Bài viết này trích từ quyển Đôi Dòng Ghi Nhớ ấn hành năm 1994, 1995, 1998, và tôi đang chuẩn bị để nhà xuất bản ấn hành lần 4 vào mùa hè 2004 này, sau khi bổ túc do những điều mà cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm và cựu Đại Tướng Cao Văn Viên cho biết thêm
Sinh Tồn chuyển