Đoạn Đường Chiến Binh
Cuộc hành trình về chốn điêu linh.
Trần nguyên Công
Thân chào anh em 9B,
Tao về lại bên này từ hôm 26 tháng 4. Mệt mỏi, buồn phiền và lòng không bình an nên muốn an tĩnh vài ngày. Hôm nay vào lại đây để thăm anh em và cũng muốn được chia xẻ cảm giác muộn phiền về QUÊ CHA ĐẤT TỔ.
Tao đi dọc theo đường biên giới VN - Cambodge, từ Sài Gòn đi Bình Dương, lên Phước Long, Quảng Đức, Buôn Mê Thuột, rồi dừng lại ở thành phố Buồn Muôn Thuở một đêm. Thành phố không còn nét đẹp kín đáo, e lệ, thẹn thùng của người thiếu nữ năm xưa. Cái cảm giác êm ái khi về đến Buôn Mê Thuột của năm cũ không còn nữa. Thành phố hôm nay như người thiếu phụ trần truồng mê hoảng.
Suốt quãng đường từ Quảng Đức về, núi rừng bị tàn phá đỏ lừ như nhuộm máu. Loài quỷ dữ từ Bắc vĩ tuyến 17 vào đào xới, lột trần trụi thiên nhiên. Những trảng café héo úa vì thiếu nước. Nơi đây, mùa mưa, là những cơn cuồng lũ, và mùa nắng thì suối cũng không còn nước. Không còn rừng, và núi bị tàn phá không thương tiếc. Không còn có gì để giữ nước cho cao nguyên. Không có sự ngu dốt, tham lam, tàn ác nào được bộc lộ rõ nét hơn nơi này.
Chính là họ. Lũ hình người dạ thú từ phương Bắc tràn xuống, mang theo đầy đủ cái cách sinh sống man rợ của loài người bị cộng sản hóa nhiều năm. Quê Cha bây giờ là một tổn thất kinh hoàng, đất Tổ bây giờ bị chà đạp, tàn phá tan hoang.
Sáng thật sớm, tao rời Buôn Mê Thuột vội vã, theo đường quốc lộ 14 đi thẳng lên Pleiku, mà lòng đầy bồi hồi, rung cảm. Nhiều lần tao dẫn lính đi an ninh trục lộ qua con đưòng này. Những người lính trinh sát năm xưa nằm đìểm ở đây như để dưỡng sức. Bây giờ đây, đơn vị chỉ còn một mình tao, đi “lột da con rắn đỏ”.
Tao bỗng nhiên ứa nước mắt, lòng tự nhiên kêu trời khi xe chạy qua ngã ba vào Đức Cơ. Đức Cơ của dân Biệt Động. Đức Cơ của tao. Tây ơi, mày nhớ đường vào 711 không?
Xe đến Pleiku vào giữa trưa. Những người anh em đi xe gắn máy ra đón ở ngay bùng binh Diệp Kính. Vào nhà, một bàn tiệc hội ngộ đã bày sẵn. Cảm động vì nhìn thấy những hình ảnh khắc khổ nhưng kiêu hãnh của anh em. Chiều, chạy lòng vòng Pleiku, tao không nhớ được gì cả. Hội Quán Phượng Hoàng ở đâu không thấy nữa. Người anh em tình nguyện theo xe để chỉ cho biết những địa điểm cũ. Đây Thành Pleime, Quân Đoàn II, đó phi trường Cù Hanh.
Xe chạy về Biển Hồ. Lòng chạnh nhớ một ngày giáp Tết năm xưa, nơi này, tao đã có lần hẹn hò thề ước. Nhớ hôm đó trời lạnh và Biển Hồ vắng vẻ lạ thường. Y Bích ơi, bao nhiêu năm rồi em nhỉ? Tao muốn qụy ngã ở đó để không còn phải buồn phiền ân hận.
Xe chạy lên Kontum. Xe đi qua căn cứ 41. Bây giờ, kẻ tiếm danh dân tộc đã chiếm giữ, đã biến căn cứ thành khu gia cư đồ sộ, mái ngói đỏ au, tường cao cửa rộng.
Xe chạy qua Chư Pao, mặt tao tràn nước mắt. Chỗ này, Biệt Động Quân, và Liên Đoàn tao có nhiều anh hùng hy sinh. Nhìn lên những núi đồi trùng điệp kia, tao nhớ rụng rời bằng hữu. Bây giờ viết cho tụi bây mà tao khóc. Tao yếu đuối, lòng đau quặn thắt. Tây ơi, đừng về Pleiku, Kontum nữa nghe mày. Buồn ghê lắm.
“Trời ơi”, khi xe chạy đến cầu Dabla, tao la lên thảng thốt, “Đây, đây, đúng rồi”. Ở đây, người con gái Kontum tên Y Bích đã cho tao lời nói trân trọng đầu đời. “Dạ thưa ông”.” Rồi tao yêu xứ núi non trùng điệp này, tao đã tưởng không bao giờ rời xa nó. Vậy mà tao đã đi một mạch đến hơn ba mươi năm. Hình ảnh nhạt nhòa trong nắng chiều nhuộm đầy thương nhớ.
Tao ngồi quán bên sông
Chiều đang đi qua núi
Sông cạn nguồn hận tủi
Núi đỏ quạch thương đau.
Tao nhớ tên Y Bích,
Tao nhớ ngôi thánh đường.
Tao nhớ chàng trai trẻ
Tao nhớ cô giáo hiền
Tao nhớ mộng làm tướng
Tao nhớ lời dặn dò.
“Khi nào núi Chư Pao hết nắng....”
Tao bảo người anh em đưa tao đi thăm lại nhà thờ quân đội, thăm lại chủng viện. Bây giờ, là nhà thờ lớn, uy nghiêm, lặng lẽ. Tao không cầu nguyện. Tao thấy cuộc sống ngắn ngủi mà sao đầy biến động. Và lòng tao chưa nguôi những nhớ nhung.
Bỏ ý định lên Tân Cảnh, Dakto, bỏ luôn ý định vào Charlie thăm người Lính Nhảy Dù Nguyễn Đình Bảo, tao xin xe quay về lại Pleiku. Mệt mỏi, rã rượi, ngộp thở, tao về nằm trong khách sạn Pleiku mấy giờ liền.
Khách sạn Thanh Lịch của các BĐQ đang được xây lại. Khách sạn Bồng Lai biến mất. Tao muốn nấn ná với Pleiku thêm vài giờ. Buổi tối Pleiku bỗng nhiên mênh mang như mây, như gió. Tao uống nhiều rượu, và ca hát như nhiều năm trước tao vẫn hay ca hát cho mấy người bạn của Y Bích nghe.
Đêm ở Pleiku, tao thả bộ trong chập chùng kỷ niệm. Tao đi một mình để cho nước mắt tự do rơi.
Sáng sớm, tỉnh táo hẳn, tao đứng nhìn Pleiku lần cuối cùng, gửi Pleiku lời tạ lỗi. Tao bỗng đổi ý, không muốn xuôi đường 19 về Qui Nhơn mến yêu. Qui Nhơn là nơi đẹp nhất cho những tình nhân của Pleiku-Kontum.
Tao chia tay vĩnh biệt người con gái non cao, theo đường liên tỉnh lộ 7B về Phú Bổn, Sông Ba, Củng Sơn, Tuy Hòa -Con đường oan nghiệt của Quân Đoàn II.
Gần trưa, dừng chân ở Phú Bổn. Vào nhà người anh em uống nước và nhận quà miền núi là mấy quả bí đỏ, tao nhúng đầu vào thau nước hồi lâu rồi lên đường. Trời nắng nóng như lửa. Những ngày này năm xưa, Phú Bổn từng xảy ra tai họa của cao nguyên. Trạm dừng kế tiếp sẽ rất xa, mãi tận Phan Thiết. Thôi khi nào hứng tao viết tiếp hành trình về chốn điêu linh. Chào tụi bây và cảm ơn anh em nào xem đến hết.
***
Phú Bổn vẫn nhỏ nhắn, dễ thương như ngày nào, vẫn còn những căn nhà vách bằng gỗ, mái bằng tôn. Con đường nhựa chạy xuyên qua tỉnh lỵ hình như đã được làm lại sau tháng 3 năm 1975, tháng ba nhọc nhằn đạn pháo Bắc quân. Nhớ những cơn pháo vào Phú Bổn, tao sực nhớ người anh em ở Đức Lập.
Trên đường từ quận lỵ Gia Nghĩa tỉnh Quảng Đức đi BMT, tụi tao ghé quận Đức Lập thăm người anh em. Người chiến hữu này làm rẫy café, cúi mặt kể bằng giọng nói từ tốn, nhẹ nhàng.
Năm 1975, trước khi tấn chiếm Buôn Mê Thuột, Bắc quân cắt đứt quốc lộ 14 ở Đức Lập. Tám nghìn trái đạn pháo đã dìm Đức Lập của người Bắc di cư vào biển lửa trước khi T54 tràn vào bắn phá hết hỏa lực. Khi người bạn về đến Đức Lập, gia đình anh gồm cha, mẹ, anh chị em, và cô chú thân thuộc đều đã tử nạn, và “người lính” phía bên kia đã cho chôn vào các nấm mồ tập thể.
Thôi bây giờ thì tao chỉ muốn nhớ bấy nhiêu thôi. Tuy là lính nhưng tao cũng rùng mình khi nghe chuyện lũ ác quỷ cho chiến xa tràn vào ngay hướng nhà dân chúng để tấn chiếm quận lỵ. Bây giờ, những khu người Bắc di cư vào từ 1954 vẫn còn nhiều nhà thờ Thiên Chúa Giáo, nhưng người thì sống câm nín, nhẫn nhục. Còn quỷ thì la lối, lộng hành.
Thật lòng, khi xe vào Phú Bổn, lòng tao thấy đã nhẹ, tim tao đã thôi thổn thức. Khi nhúng đầu vào thau nước hồi lâu, tao tưởng như đã lấy lại tinh thần và tao lại ra đi, xuôi xuống đồng bằng. Tao nhớ ngày xưa, mỗi khi đi “làm ăn” ở rừng núi Phú Bổn, tụi tao hay rà cá dưới suối. Cá ở đây nhiều nên mỗi khi được phát bản đồ Phú Bổn là lính tráng lo thủ mấy bi đông rượu đế.
Sông suối Phú Bổn bây giờ cạn queo. Những cánh rừng hai bên đường 7B là những cánh rừng an ninh loại A. Phải không, Tây? Chả bao giờ tụi nó héo lánh đến cái tỉnh bé tí này. Tao muốn nói đến tụi F10, tụi trung đoàn 95B cộng sản Bắc Việt đó. Xứ Phú Bổn là xứ buồn như chết. Tao làm như biết Phú bổn chứ thật tao chưa ngồi ở quán nhậu trong thị xã bao giờ. Xe đi về hướng Đông, càng lúc đường càng xấu. Tao thấy đường hình như đường đang được làm lại, nhưng tao không thấy ai làm. Chỉ thấy có nhiều đoạn chưa hoàn tất, rải đá, bụi mù trời. Những đoạn khác thì hư hỏng, rất khó đi. Tao đi qua nhiều cầu lớn, nhỏ. Và tao chạnh nghĩ, làm thế nào để những người lính miền Nam có thể rút bỏ Cao Nguyên bằng con đường này hơn ba mươi năm trước -Hơn ba mươi năm trước, đúng vào khoảng thời gian tháng ba này?
Con đường bị bỏ hoang không xử dụng hàng chục năm trời. Tao miên man nghĩ đến những người dân Pleiku-Kontum, người dân Phú Bổn cố theo những người lính trên đoạn đường oan khiên khắc nghiệt này. Tao nhìn qua, nhìn lại hai bên đường như đang cố ghi nhận hình ảnh vỡ toang đạn pháo, giết chết những người cùng đường.
Phải, đúng là cùng đường. Cầu như thế này làm sao hơn 30 năm trước, quân xa có thể vượt qua. Tao khóc thầm, tao đã cố gắng để không nguyền rủa cấp trên, không nguyền rủa các vị tướng của Sài Gòn. Năm 2010, đi lại đoạn đường oan khiên này, tao thấy tức muốn vỡ toang lồng ngực. Tại sao? Tại sao không để cho Liên đoàn 25 Biệt Động dẫn các đơn vị địa phương ở PleiKu, Kontum đi xuôi theo đèo An Khê tìm về Qui Nhơn bằng quốc lộ 19? Tại sao không để Lữ Đoàn Kỵ Binh Sơn Cước dẫn pháo binh và các đơn vị thuộc sư đoàn 23 đánh thẳng xuống BMT? Tại sao không đưa thêm vào quốc lộ 14 Liên đoàn 23 BĐQ để tăng cường cho Liên đoàn 21 BĐQ đánh vào BMT, rồi từ đây mở một đường rút quân qua Ban Mê Thuột về án ngữ Khánh Dương?
Tại sao không cho Liên đoàn 24 từ Quảng Đức đánh về Ban Mê Thuột để buộc quân thù phải dồn quân giữ vùng đất vừa chiếm được? Tại sao không để Liên đoàn 7 còn nguyên sinh lực dẫn dân quân Phú Bổn xuôi đồng bằng bằng liên tỉnh lộ 7B? Sao không tăng cường hướng tiến quân này bằng liên đoàn 22 BĐQ và Liên đoàn Quân Lôi Hổ? Tại sao không dương Đông kích Tây, chia Quân Đoàn Hai ra làm ba hướng như thế? Tại sao…?
Tại sao không lui binh bằng quốc lộ 19, từ Pleiku về Bình Định; bằng Liên tỉnh lộ 7, từ Pleiku qua Phú bổn, về Phú Yên; bằng quốc lộ 14 từ Pleiku, đánh bằng thiết giáp thẳng xuống Ban Mê Thuột, băng qua đèo Phượng Hoàng còn đang bỏ trống xuôi xuống Khánh Hòa? Đánh như vậy, không phải là mua được thời gian cho hướng lui binh Phú Bổn hay sao? Bắc quân phải cần có thời gian mới hiểu rõ ý định điều quân của mình. Chúng muốn tấn công đoàn quân di tản cũng phải chia quân. Một khi bị quân mình phản công mạnh, chúng phải để ít nhất một sư đoàn để giữ tỉnh lỵ BMT này,
Rút như thế, thể nào cũng có đoàn quân thoát. Bắc quân khó có thể có đủ hoả lực phòng không để yểm trợ cho cùng lúc 3 cánh quân chận đánh cùng lúc 3 hướng lui binh của Quân Đoàn. Như vậy, có phải mình lấy lại thế chủ động cho Không Quân tham chiến một cách có hiệu quả hay không?
Tao đi lại đoạn đường này tháng 3 năm 2010. Uất hận, đau đớn, đau như bị dao đâm xuyên ngực.
***
Y Bích ơi, em có theo chân quân Biệt Động, theo Liên Tỉnh 7B không?
Cảm thấy mệt mỏi ở cầu sông Ba, tao phải xin dừng xe. Tao xuống đất ngồi yên, hít thật sâu những tiếng rên la thảng thốt của quân, và dân ba tỉnh cao nguyên. Tao ngồi yên để chia máu với đồng đội. Thôi, tao mệt quá rồi. mai mốt viết tiếp.
***
Tao ngừng bài viết nửa chừng cũng hơi lâu. Bây giờ, tâm thái tao bình yên. Tao muốn viết tiếp cuộc hành trình về chốn điêu linh.
Nguời tao mơ mơ tỉnh tỉnh suốt đoạn đường từ Phú Bổn đến Tuy Hòa. Xe vào đến một thị trấn nhỏ vào khoảng hơi xế trưa. Thị trấn có vẻ yên bình. Ghé mua nước uống, tao uống hết chai nưóc nhỏ, dần dần tỉnh lại.
Ở Tuy Hòa, tháp Chàm có vẻ được trùng tu. Con đường nhựa chạy qua tỉnh lỵ mang lại cho tao nhịp thở nhẹ nhàng hơn. Giống như tao vừa thoát chết trên đoạn đường di tản.
Cuối đoạn đường của cao nguyên, xe đổ đèo Cả. Đoạn đường thật nguy hiểm. Lòng tao vẫn nặng trĩu với câu hỏi làm sao cả một Quân Đoàn có thể vượt được đèo Cả này trong cuộc hành quân triệt thoái năm xưa?
Câu hỏi làm tao không còn ham thích thiên nhiên. Bãi biển Đại Lãnh hết còn cái quyến rũ của nơi non cao chạm mình vào biển cả. Tao đưa đầu ra ngoài hít thở không khí vùng biển. Trời tháng ba, những con gió đưa vào từ biển không đủ xua tan cáí nóng hừng hực. Biển rộng mênh mông làm tao nhớ tụi bây, làm tao nhớ căn nhà thật nhỏ của tao ở xứ sở tạm dung phía bên kia vòng trái đất. Rồi tao nghĩ đến căn nhà bố mẹ tao ở Sài Gòn.
Ngày tao còn là người lính trẻ, tao đã có lần ước muốn đưa người yêu từ non cao về căn nhà này để cho Mẹ tao nhìn mặt. Bây giờ căn nhà không còn là nơi chốn cho tao dung thân và người con gái dịu dàng đằm thắm năm xưa bây giờ cũng chỉ còn trong vọng tưởng.
Xe dừng trên đỉnh đèo. mấy người anh em xuống xe chụp hình. Tao thả hồn về lại Pleiku. Tao thấy hồn tao bay đi, thân tao nhẹ hẫng, lênh đênh. Tao mơ màng thấy và nghe Y Bích nhỏ nhẹ “Dạ thưa ông”. Tao thấy tao đứng trên đỉnh đèo Cả, nghẹn ngào, lệ nóng. Cả Quân Đoàn. Và người con gái dịu dàng thích nghe tao kể chuyện Biệt Động Quân. Tao mất hết rồi còn gì? Tao xin người lái xe điếu thuốc. Tao bình yên chấp nhận thương đau.
Thôi ngừng ở đây thôi. Sao tao buồn quá.
***
Hôm nay tao cố viết tiếp cho xong. Tao không muốn bài viết này dở dang như những bài viết trước.
Y Bích ơi, anh viết cho em đây. Em có thoát chết trong đoàn quân dân di tản năm đó không?
Câu hỏi đó đã theo anh quay quắt trong gần 6 năm tù ngục, theo anh vượt biển, theo anh không biết đến bao giờ. Thôi em yên cho anh viết hết bài này. Nghe không!
Tụi bây, bây giờ tao viết tiếp cho tụi bây đọc. Ráng đọc nghe. Tao thấy có một tấm bia được dựng lên trên đoạn đường này. Bia kỷ niệm của Việt cộng dựng bên đường. Bia ghi, đại ý nói “nơi đây kỷ niệm chiến thắng Vũng Rô vẻ vang to lớn của bộ đội miền bắc. Đã chiến đấu và đã chuyển được tòan vẹn hàng trăm tấn vũ khí được đưa vào Nam bằng tàu biển từ miền Bắc”. Việt cộng ghi trên bia câu chuyện hai chiếc tàu vũ khí bị máy bay miền Nam phát hiện và tấn công nhưng bọn chúng đã chiến đấu hai ngày, bảo quản và di chuyển toàn bộ vũ khí đi nơi khác rồi sau cùng mới phá hủy tàu! Trâng tráo đến thế là tận cùng của vô liêm sỉ, tận cùng của gian trá. Tao chợt nhó đến câu nói của đảng viên cộng sản Trần Bạch Đằng: “Đừng cố nhét lịch sử vào đôi giày của đảng”. Đảng viên cộng sản Việt Nam thường chỉ hay nói thật khi sắp chết.
Nhưng thôi, hãy quên chúng nó đi.
Tụi tao xuống chân đèo Cả. Ghé Đại Lãnh ăn cơm. Đang từ trong xe có máy điều hòa bước xuống đất, cái nóng hắt thẳng vào mặt thật khó chịu. Vào quán cơm, cô gái bán hàng ăn bảo: “Các bác ngồi một chút sẽ thấy mát”. Tao thấy vui vui vì câu nói đó. Bữa cơm vội vàng dọn ra. Thức ăn khá ngon. Tao thôi không thèm để ý đến chung quanh. Hôm ăn sáng ở khách sạn trên Pleiku, ăn tùy chọn. Mọi người đang múc thức ăn vào đĩa của mình thì mấy người ra dáng quan quyền, bụng bự, áo trong quần, nói to tiếng, bước đến quầy thức ăn. Một trong những người này, sau khi múc thật nhiều thức ăn vào đĩa của mình, dùng cái muỗng thật lớn trong nồi súp, múc một muỗng và đưa vào miệng. Cái miệng đưọc há ra rõ to. Sau đó, hắn bỏ lại cái muỗng vào nồi súp. Những người quan quyền đứng bên lại ung dung, dùng cái muỗng này múc súp đổ vào đĩa mình. Tao đã thấy cảnh đó trong một khách sạn lớn ở Pleiku. Vì thế, tao không muốn nhìn chung quanh trong cái quán ăn dọc đường này.
Xe về ngang ngã ba Thành, đường vào Nha Trang. Tụi tao đi thẳng xuống Phan Thiết. Tao không muốn nhìn Hòn Khô mà không còn pho tượng lính. Đường từ đây, tao không định được hướng nữa. Hình như là con đường mới làm sau này. Con đường chạy dọc theo biển. Tối, tụi tao ghé lại Mũi Né. Ăn cơm, uống rượu trắng. Rượu đắng, rất khó uống. Tao muốn uống nhiều để dỗ giấc ngủ.
Đêm, tao nằm ngoài biển. Khuya, trời dịu lại, gió nhiều. Muỗi cứ bám vào người, nhưng tao thích nằm ngoài biển để trò chuyện với Y Bích. Tao nhìn lên trời cao, tao thấy cuối cùng của thương đau cũng đẹp như một bông hoa. Có ai đã nói thế.
Tao mở ngăn kéo kỷ niệm trong tâm hồn, lấy hình Y Bích ra rồi nhìn mãi lên trời cao, trò chuyện cùng nàng. Người con gái dịu dàng, đằm thắm.
Em. Bao nhiêu lần như thế này trong hơn ba mươi năm? Nhưng chỉ có lần này anh được gọi tên em, anh đưọc viết cho em, anh được mang em đến bên hình ảnh bạn bè. Em nắm tay anh đi để anh biết em đã tha thứ cho anh.
ww.bietdongquan.com/baochi/munau/so32/cuochanhtrinh.htm Sinh tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Cuộc hành trình về chốn điêu linh.
Trần nguyên Công
Thân chào anh em 9B,
Tao về lại bên này từ hôm 26 tháng 4. Mệt mỏi, buồn phiền và lòng không bình an nên muốn an tĩnh vài ngày. Hôm nay vào lại đây để thăm anh em và cũng muốn được chia xẻ cảm giác muộn phiền về QUÊ CHA ĐẤT TỔ.
Tao đi dọc theo đường biên giới VN - Cambodge, từ Sài Gòn đi Bình Dương, lên Phước Long, Quảng Đức, Buôn Mê Thuột, rồi dừng lại ở thành phố Buồn Muôn Thuở một đêm. Thành phố không còn nét đẹp kín đáo, e lệ, thẹn thùng của người thiếu nữ năm xưa. Cái cảm giác êm ái khi về đến Buôn Mê Thuột của năm cũ không còn nữa. Thành phố hôm nay như người thiếu phụ trần truồng mê hoảng.
Suốt quãng đường từ Quảng Đức về, núi rừng bị tàn phá đỏ lừ như nhuộm máu. Loài quỷ dữ từ Bắc vĩ tuyến 17 vào đào xới, lột trần trụi thiên nhiên. Những trảng café héo úa vì thiếu nước. Nơi đây, mùa mưa, là những cơn cuồng lũ, và mùa nắng thì suối cũng không còn nước. Không còn rừng, và núi bị tàn phá không thương tiếc. Không còn có gì để giữ nước cho cao nguyên. Không có sự ngu dốt, tham lam, tàn ác nào được bộc lộ rõ nét hơn nơi này.
Chính là họ. Lũ hình người dạ thú từ phương Bắc tràn xuống, mang theo đầy đủ cái cách sinh sống man rợ của loài người bị cộng sản hóa nhiều năm. Quê Cha bây giờ là một tổn thất kinh hoàng, đất Tổ bây giờ bị chà đạp, tàn phá tan hoang.
Sáng thật sớm, tao rời Buôn Mê Thuột vội vã, theo đường quốc lộ 14 đi thẳng lên Pleiku, mà lòng đầy bồi hồi, rung cảm. Nhiều lần tao dẫn lính đi an ninh trục lộ qua con đưòng này. Những người lính trinh sát năm xưa nằm đìểm ở đây như để dưỡng sức. Bây giờ đây, đơn vị chỉ còn một mình tao, đi “lột da con rắn đỏ”.
Tao bỗng nhiên ứa nước mắt, lòng tự nhiên kêu trời khi xe chạy qua ngã ba vào Đức Cơ. Đức Cơ của dân Biệt Động. Đức Cơ của tao. Tây ơi, mày nhớ đường vào 711 không?
Xe đến Pleiku vào giữa trưa. Những người anh em đi xe gắn máy ra đón ở ngay bùng binh Diệp Kính. Vào nhà, một bàn tiệc hội ngộ đã bày sẵn. Cảm động vì nhìn thấy những hình ảnh khắc khổ nhưng kiêu hãnh của anh em. Chiều, chạy lòng vòng Pleiku, tao không nhớ được gì cả. Hội Quán Phượng Hoàng ở đâu không thấy nữa. Người anh em tình nguyện theo xe để chỉ cho biết những địa điểm cũ. Đây Thành Pleime, Quân Đoàn II, đó phi trường Cù Hanh.
Xe chạy về Biển Hồ. Lòng chạnh nhớ một ngày giáp Tết năm xưa, nơi này, tao đã có lần hẹn hò thề ước. Nhớ hôm đó trời lạnh và Biển Hồ vắng vẻ lạ thường. Y Bích ơi, bao nhiêu năm rồi em nhỉ? Tao muốn qụy ngã ở đó để không còn phải buồn phiền ân hận.
Xe chạy lên Kontum. Xe đi qua căn cứ 41. Bây giờ, kẻ tiếm danh dân tộc đã chiếm giữ, đã biến căn cứ thành khu gia cư đồ sộ, mái ngói đỏ au, tường cao cửa rộng.
Xe chạy qua Chư Pao, mặt tao tràn nước mắt. Chỗ này, Biệt Động Quân, và Liên Đoàn tao có nhiều anh hùng hy sinh. Nhìn lên những núi đồi trùng điệp kia, tao nhớ rụng rời bằng hữu. Bây giờ viết cho tụi bây mà tao khóc. Tao yếu đuối, lòng đau quặn thắt. Tây ơi, đừng về Pleiku, Kontum nữa nghe mày. Buồn ghê lắm.
“Trời ơi”, khi xe chạy đến cầu Dabla, tao la lên thảng thốt, “Đây, đây, đúng rồi”. Ở đây, người con gái Kontum tên Y Bích đã cho tao lời nói trân trọng đầu đời. “Dạ thưa ông”.” Rồi tao yêu xứ núi non trùng điệp này, tao đã tưởng không bao giờ rời xa nó. Vậy mà tao đã đi một mạch đến hơn ba mươi năm. Hình ảnh nhạt nhòa trong nắng chiều nhuộm đầy thương nhớ.
Tao ngồi quán bên sông
Chiều đang đi qua núi
Sông cạn nguồn hận tủi
Núi đỏ quạch thương đau.
Tao nhớ tên Y Bích,
Tao nhớ ngôi thánh đường.
Tao nhớ chàng trai trẻ
Tao nhớ cô giáo hiền
Tao nhớ mộng làm tướng
Tao nhớ lời dặn dò.
“Khi nào núi Chư Pao hết nắng....”
Tao bảo người anh em đưa tao đi thăm lại nhà thờ quân đội, thăm lại chủng viện. Bây giờ, là nhà thờ lớn, uy nghiêm, lặng lẽ. Tao không cầu nguyện. Tao thấy cuộc sống ngắn ngủi mà sao đầy biến động. Và lòng tao chưa nguôi những nhớ nhung.
Bỏ ý định lên Tân Cảnh, Dakto, bỏ luôn ý định vào Charlie thăm người Lính Nhảy Dù Nguyễn Đình Bảo, tao xin xe quay về lại Pleiku. Mệt mỏi, rã rượi, ngộp thở, tao về nằm trong khách sạn Pleiku mấy giờ liền.
Khách sạn Thanh Lịch của các BĐQ đang được xây lại. Khách sạn Bồng Lai biến mất. Tao muốn nấn ná với Pleiku thêm vài giờ. Buổi tối Pleiku bỗng nhiên mênh mang như mây, như gió. Tao uống nhiều rượu, và ca hát như nhiều năm trước tao vẫn hay ca hát cho mấy người bạn của Y Bích nghe.
Đêm ở Pleiku, tao thả bộ trong chập chùng kỷ niệm. Tao đi một mình để cho nước mắt tự do rơi.
Sáng sớm, tỉnh táo hẳn, tao đứng nhìn Pleiku lần cuối cùng, gửi Pleiku lời tạ lỗi. Tao bỗng đổi ý, không muốn xuôi đường 19 về Qui Nhơn mến yêu. Qui Nhơn là nơi đẹp nhất cho những tình nhân của Pleiku-Kontum.
Tao chia tay vĩnh biệt người con gái non cao, theo đường liên tỉnh lộ 7B về Phú Bổn, Sông Ba, Củng Sơn, Tuy Hòa -Con đường oan nghiệt của Quân Đoàn II.
Gần trưa, dừng chân ở Phú Bổn. Vào nhà người anh em uống nước và nhận quà miền núi là mấy quả bí đỏ, tao nhúng đầu vào thau nước hồi lâu rồi lên đường. Trời nắng nóng như lửa. Những ngày này năm xưa, Phú Bổn từng xảy ra tai họa của cao nguyên. Trạm dừng kế tiếp sẽ rất xa, mãi tận Phan Thiết. Thôi khi nào hứng tao viết tiếp hành trình về chốn điêu linh. Chào tụi bây và cảm ơn anh em nào xem đến hết.
***
Phú Bổn vẫn nhỏ nhắn, dễ thương như ngày nào, vẫn còn những căn nhà vách bằng gỗ, mái bằng tôn. Con đường nhựa chạy xuyên qua tỉnh lỵ hình như đã được làm lại sau tháng 3 năm 1975, tháng ba nhọc nhằn đạn pháo Bắc quân. Nhớ những cơn pháo vào Phú Bổn, tao sực nhớ người anh em ở Đức Lập.
Trên đường từ quận lỵ Gia Nghĩa tỉnh Quảng Đức đi BMT, tụi tao ghé quận Đức Lập thăm người anh em. Người chiến hữu này làm rẫy café, cúi mặt kể bằng giọng nói từ tốn, nhẹ nhàng.
Năm 1975, trước khi tấn chiếm Buôn Mê Thuột, Bắc quân cắt đứt quốc lộ 14 ở Đức Lập. Tám nghìn trái đạn pháo đã dìm Đức Lập của người Bắc di cư vào biển lửa trước khi T54 tràn vào bắn phá hết hỏa lực. Khi người bạn về đến Đức Lập, gia đình anh gồm cha, mẹ, anh chị em, và cô chú thân thuộc đều đã tử nạn, và “người lính” phía bên kia đã cho chôn vào các nấm mồ tập thể.
Thôi bây giờ thì tao chỉ muốn nhớ bấy nhiêu thôi. Tuy là lính nhưng tao cũng rùng mình khi nghe chuyện lũ ác quỷ cho chiến xa tràn vào ngay hướng nhà dân chúng để tấn chiếm quận lỵ. Bây giờ, những khu người Bắc di cư vào từ 1954 vẫn còn nhiều nhà thờ Thiên Chúa Giáo, nhưng người thì sống câm nín, nhẫn nhục. Còn quỷ thì la lối, lộng hành.
Thật lòng, khi xe vào Phú Bổn, lòng tao thấy đã nhẹ, tim tao đã thôi thổn thức. Khi nhúng đầu vào thau nước hồi lâu, tao tưởng như đã lấy lại tinh thần và tao lại ra đi, xuôi xuống đồng bằng. Tao nhớ ngày xưa, mỗi khi đi “làm ăn” ở rừng núi Phú Bổn, tụi tao hay rà cá dưới suối. Cá ở đây nhiều nên mỗi khi được phát bản đồ Phú Bổn là lính tráng lo thủ mấy bi đông rượu đế.
Sông suối Phú Bổn bây giờ cạn queo. Những cánh rừng hai bên đường 7B là những cánh rừng an ninh loại A. Phải không, Tây? Chả bao giờ tụi nó héo lánh đến cái tỉnh bé tí này. Tao muốn nói đến tụi F10, tụi trung đoàn 95B cộng sản Bắc Việt đó. Xứ Phú Bổn là xứ buồn như chết. Tao làm như biết Phú bổn chứ thật tao chưa ngồi ở quán nhậu trong thị xã bao giờ. Xe đi về hướng Đông, càng lúc đường càng xấu. Tao thấy đường hình như đường đang được làm lại, nhưng tao không thấy ai làm. Chỉ thấy có nhiều đoạn chưa hoàn tất, rải đá, bụi mù trời. Những đoạn khác thì hư hỏng, rất khó đi. Tao đi qua nhiều cầu lớn, nhỏ. Và tao chạnh nghĩ, làm thế nào để những người lính miền Nam có thể rút bỏ Cao Nguyên bằng con đường này hơn ba mươi năm trước -Hơn ba mươi năm trước, đúng vào khoảng thời gian tháng ba này?
Con đường bị bỏ hoang không xử dụng hàng chục năm trời. Tao miên man nghĩ đến những người dân Pleiku-Kontum, người dân Phú Bổn cố theo những người lính trên đoạn đường oan khiên khắc nghiệt này. Tao nhìn qua, nhìn lại hai bên đường như đang cố ghi nhận hình ảnh vỡ toang đạn pháo, giết chết những người cùng đường.
Phải, đúng là cùng đường. Cầu như thế này làm sao hơn 30 năm trước, quân xa có thể vượt qua. Tao khóc thầm, tao đã cố gắng để không nguyền rủa cấp trên, không nguyền rủa các vị tướng của Sài Gòn. Năm 2010, đi lại đoạn đường oan khiên này, tao thấy tức muốn vỡ toang lồng ngực. Tại sao? Tại sao không để cho Liên đoàn 25 Biệt Động dẫn các đơn vị địa phương ở PleiKu, Kontum đi xuôi theo đèo An Khê tìm về Qui Nhơn bằng quốc lộ 19? Tại sao không để Lữ Đoàn Kỵ Binh Sơn Cước dẫn pháo binh và các đơn vị thuộc sư đoàn 23 đánh thẳng xuống BMT? Tại sao không đưa thêm vào quốc lộ 14 Liên đoàn 23 BĐQ để tăng cường cho Liên đoàn 21 BĐQ đánh vào BMT, rồi từ đây mở một đường rút quân qua Ban Mê Thuột về án ngữ Khánh Dương?
Tại sao không cho Liên đoàn 24 từ Quảng Đức đánh về Ban Mê Thuột để buộc quân thù phải dồn quân giữ vùng đất vừa chiếm được? Tại sao không để Liên đoàn 7 còn nguyên sinh lực dẫn dân quân Phú Bổn xuôi đồng bằng bằng liên tỉnh lộ 7B? Sao không tăng cường hướng tiến quân này bằng liên đoàn 22 BĐQ và Liên đoàn Quân Lôi Hổ? Tại sao không dương Đông kích Tây, chia Quân Đoàn Hai ra làm ba hướng như thế? Tại sao…?
Tại sao không lui binh bằng quốc lộ 19, từ Pleiku về Bình Định; bằng Liên tỉnh lộ 7, từ Pleiku qua Phú bổn, về Phú Yên; bằng quốc lộ 14 từ Pleiku, đánh bằng thiết giáp thẳng xuống Ban Mê Thuột, băng qua đèo Phượng Hoàng còn đang bỏ trống xuôi xuống Khánh Hòa? Đánh như vậy, không phải là mua được thời gian cho hướng lui binh Phú Bổn hay sao? Bắc quân phải cần có thời gian mới hiểu rõ ý định điều quân của mình. Chúng muốn tấn công đoàn quân di tản cũng phải chia quân. Một khi bị quân mình phản công mạnh, chúng phải để ít nhất một sư đoàn để giữ tỉnh lỵ BMT này,
Rút như thế, thể nào cũng có đoàn quân thoát. Bắc quân khó có thể có đủ hoả lực phòng không để yểm trợ cho cùng lúc 3 cánh quân chận đánh cùng lúc 3 hướng lui binh của Quân Đoàn. Như vậy, có phải mình lấy lại thế chủ động cho Không Quân tham chiến một cách có hiệu quả hay không?
Tao đi lại đoạn đường này tháng 3 năm 2010. Uất hận, đau đớn, đau như bị dao đâm xuyên ngực.
***
Y Bích ơi, em có theo chân quân Biệt Động, theo Liên Tỉnh 7B không?
Cảm thấy mệt mỏi ở cầu sông Ba, tao phải xin dừng xe. Tao xuống đất ngồi yên, hít thật sâu những tiếng rên la thảng thốt của quân, và dân ba tỉnh cao nguyên. Tao ngồi yên để chia máu với đồng đội. Thôi, tao mệt quá rồi. mai mốt viết tiếp.
***
Tao ngừng bài viết nửa chừng cũng hơi lâu. Bây giờ, tâm thái tao bình yên. Tao muốn viết tiếp cuộc hành trình về chốn điêu linh.
Nguời tao mơ mơ tỉnh tỉnh suốt đoạn đường từ Phú Bổn đến Tuy Hòa. Xe vào đến một thị trấn nhỏ vào khoảng hơi xế trưa. Thị trấn có vẻ yên bình. Ghé mua nước uống, tao uống hết chai nưóc nhỏ, dần dần tỉnh lại.
Ở Tuy Hòa, tháp Chàm có vẻ được trùng tu. Con đường nhựa chạy qua tỉnh lỵ mang lại cho tao nhịp thở nhẹ nhàng hơn. Giống như tao vừa thoát chết trên đoạn đường di tản.
Cuối đoạn đường của cao nguyên, xe đổ đèo Cả. Đoạn đường thật nguy hiểm. Lòng tao vẫn nặng trĩu với câu hỏi làm sao cả một Quân Đoàn có thể vượt được đèo Cả này trong cuộc hành quân triệt thoái năm xưa?
Câu hỏi làm tao không còn ham thích thiên nhiên. Bãi biển Đại Lãnh hết còn cái quyến rũ của nơi non cao chạm mình vào biển cả. Tao đưa đầu ra ngoài hít thở không khí vùng biển. Trời tháng ba, những con gió đưa vào từ biển không đủ xua tan cáí nóng hừng hực. Biển rộng mênh mông làm tao nhớ tụi bây, làm tao nhớ căn nhà thật nhỏ của tao ở xứ sở tạm dung phía bên kia vòng trái đất. Rồi tao nghĩ đến căn nhà bố mẹ tao ở Sài Gòn.
Ngày tao còn là người lính trẻ, tao đã có lần ước muốn đưa người yêu từ non cao về căn nhà này để cho Mẹ tao nhìn mặt. Bây giờ căn nhà không còn là nơi chốn cho tao dung thân và người con gái dịu dàng đằm thắm năm xưa bây giờ cũng chỉ còn trong vọng tưởng.
Xe dừng trên đỉnh đèo. mấy người anh em xuống xe chụp hình. Tao thả hồn về lại Pleiku. Tao thấy hồn tao bay đi, thân tao nhẹ hẫng, lênh đênh. Tao mơ màng thấy và nghe Y Bích nhỏ nhẹ “Dạ thưa ông”. Tao thấy tao đứng trên đỉnh đèo Cả, nghẹn ngào, lệ nóng. Cả Quân Đoàn. Và người con gái dịu dàng thích nghe tao kể chuyện Biệt Động Quân. Tao mất hết rồi còn gì? Tao xin người lái xe điếu thuốc. Tao bình yên chấp nhận thương đau.
Thôi ngừng ở đây thôi. Sao tao buồn quá.
***
Hôm nay tao cố viết tiếp cho xong. Tao không muốn bài viết này dở dang như những bài viết trước.
Y Bích ơi, anh viết cho em đây. Em có thoát chết trong đoàn quân dân di tản năm đó không?
Câu hỏi đó đã theo anh quay quắt trong gần 6 năm tù ngục, theo anh vượt biển, theo anh không biết đến bao giờ. Thôi em yên cho anh viết hết bài này. Nghe không!
Tụi bây, bây giờ tao viết tiếp cho tụi bây đọc. Ráng đọc nghe. Tao thấy có một tấm bia được dựng lên trên đoạn đường này. Bia kỷ niệm của Việt cộng dựng bên đường. Bia ghi, đại ý nói “nơi đây kỷ niệm chiến thắng Vũng Rô vẻ vang to lớn của bộ đội miền bắc. Đã chiến đấu và đã chuyển được tòan vẹn hàng trăm tấn vũ khí được đưa vào Nam bằng tàu biển từ miền Bắc”. Việt cộng ghi trên bia câu chuyện hai chiếc tàu vũ khí bị máy bay miền Nam phát hiện và tấn công nhưng bọn chúng đã chiến đấu hai ngày, bảo quản và di chuyển toàn bộ vũ khí đi nơi khác rồi sau cùng mới phá hủy tàu! Trâng tráo đến thế là tận cùng của vô liêm sỉ, tận cùng của gian trá. Tao chợt nhó đến câu nói của đảng viên cộng sản Trần Bạch Đằng: “Đừng cố nhét lịch sử vào đôi giày của đảng”. Đảng viên cộng sản Việt Nam thường chỉ hay nói thật khi sắp chết.
Nhưng thôi, hãy quên chúng nó đi.
Tụi tao xuống chân đèo Cả. Ghé Đại Lãnh ăn cơm. Đang từ trong xe có máy điều hòa bước xuống đất, cái nóng hắt thẳng vào mặt thật khó chịu. Vào quán cơm, cô gái bán hàng ăn bảo: “Các bác ngồi một chút sẽ thấy mát”. Tao thấy vui vui vì câu nói đó. Bữa cơm vội vàng dọn ra. Thức ăn khá ngon. Tao thôi không thèm để ý đến chung quanh. Hôm ăn sáng ở khách sạn trên Pleiku, ăn tùy chọn. Mọi người đang múc thức ăn vào đĩa của mình thì mấy người ra dáng quan quyền, bụng bự, áo trong quần, nói to tiếng, bước đến quầy thức ăn. Một trong những người này, sau khi múc thật nhiều thức ăn vào đĩa của mình, dùng cái muỗng thật lớn trong nồi súp, múc một muỗng và đưa vào miệng. Cái miệng đưọc há ra rõ to. Sau đó, hắn bỏ lại cái muỗng vào nồi súp. Những người quan quyền đứng bên lại ung dung, dùng cái muỗng này múc súp đổ vào đĩa mình. Tao đã thấy cảnh đó trong một khách sạn lớn ở Pleiku. Vì thế, tao không muốn nhìn chung quanh trong cái quán ăn dọc đường này.
Xe về ngang ngã ba Thành, đường vào Nha Trang. Tụi tao đi thẳng xuống Phan Thiết. Tao không muốn nhìn Hòn Khô mà không còn pho tượng lính. Đường từ đây, tao không định được hướng nữa. Hình như là con đường mới làm sau này. Con đường chạy dọc theo biển. Tối, tụi tao ghé lại Mũi Né. Ăn cơm, uống rượu trắng. Rượu đắng, rất khó uống. Tao muốn uống nhiều để dỗ giấc ngủ.
Đêm, tao nằm ngoài biển. Khuya, trời dịu lại, gió nhiều. Muỗi cứ bám vào người, nhưng tao thích nằm ngoài biển để trò chuyện với Y Bích. Tao nhìn lên trời cao, tao thấy cuối cùng của thương đau cũng đẹp như một bông hoa. Có ai đã nói thế.
Tao mở ngăn kéo kỷ niệm trong tâm hồn, lấy hình Y Bích ra rồi nhìn mãi lên trời cao, trò chuyện cùng nàng. Người con gái dịu dàng, đằm thắm.
Em. Bao nhiêu lần như thế này trong hơn ba mươi năm? Nhưng chỉ có lần này anh được gọi tên em, anh đưọc viết cho em, anh được mang em đến bên hình ảnh bạn bè. Em nắm tay anh đi để anh biết em đã tha thứ cho anh.
ww.bietdongquan.com/baochi/munau/so32/cuochanhtrinh.htm Sinh tồn chuyển