Kinh Đời
Cuộc hội thảo ‘Truyền thông Phi Nhà nước ở VN trong thời kỳ hiện đại’ vắng khách mời
Cuộc hội thảo ‘Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện đại’ do đại diện một số cơ quan ngoại giao nước ngoài tổ chức tại đại sứ quán Úc ở Hà Nội hôm nay diễn ra với sự vắng mặt của một số khách mời từ các tổ chức xã hội dân sự.
Một số thành viên Hội CTNLT (từ trái) Đinh Nhật Uy, Phan Thanh Hải, Dương Thị Tân, Phạm Bá Hải, Nguyễn Đan Quế, Thích Không Tánh, Trần Thị Hài, Phạm Chí Dũng – Chùa Liên Trì, Rằm tháng giêng 2014. RFA files . |
Cuộc hội thảo ‘Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ
hiện đại’ do đại diện một số cơ quan ngoại giao nước ngoài tổ chức tại
đại sứ quán Úc ở Hà Nội hôm nay diễn ra với sự vắng mặt của một số khách
mời từ các tổ chức xã hội dân sự.
Nguyên nhân vì sao?
Gia Minh hỏi chuyện luật sư Nguyễn Văn Đài, điều phối viên của Hội Cựu Tù Nhân Lương tâm và thành viên sáng lập của Hội Anh em Dân chủ, có người bị ngăn chặn đến tham dự cuộc hội thảo vừa nêu.
Trước hết luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết:
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Chính phủ Úc hằng năm đều dành ra ngân khoản lớn cho vấn đề cải thiện pháp luật cũng như cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Cách đây một thời gian, ông trợ lý ngoại trưởng Úc sang thăm Việt Nam, ông ấy có đến gặp tôi cùng bà phó đại sứ cùng ông tùy viên về chính trị nhân quyền; trong cuộc nói chuyện đó họ có hỏi ý kiến tôi làm sao để khoản tiền đó của Úc hữu ích nhất trong việc cải thiện nhân quyền ở Việt Nam. Tôi nói với họ, trước đây trong những lần tổ chức phần lớn phía Bộ Ngoại giao và sứ quán Úc chỉ mời đại diện của chính quyền Việt Nam mà không mời đại diện của các tổ chức xã hội dân sự. Tôi đề nghị họ chia đôi ra: trong đó những cuộc hội thảo về nhân quyền hay những chuyến đi tham quan Úc, Bộ Ngoại giao Úc nên mời mỗi phía một nửa. Và ý kiến của tôi được họ chấp nhận.
Đây là lần đầu tiên cuộc hội thảo nhân quyền có sự tham gia của cả hai phía: đại diện chính quyền cũng như đại diện của các tổ chức xã hội dân sự.
Vừa qua Đại sứ quán Úc có gởi giấy mời rất nhiều, trong đó Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm có anh Phạm Bá Hải và bên Hội Anh em Dân chủ có ba người được mời. Anh Phạm Bá Hải bị ngăn chặn rồi, Hội Anh em Dân chủ có hai người bị chặn, chỉ có một người đến được thôi.
Hiện cuộc hội thảo đang diễn ra nên tôi chưa thể biết nội dung cụ thể là thế nào.
Gia Minh: Ông có thể cho biết hai người khác (của Hội Anh em Dân chủ) bị chặn là ai?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Một là anh Nguyễn Văn Tráng, sinh viên quê Thanh Hóa. Từ sáng hôm qua một nhóm an ninh từ 3 đến 5 người đi vào trong lớp học cùng anh ta, tối hôm qua họ canh cả đêm và đến nửa đêm gây áp lực với chủ nhà đuổi anh ta về quê. Không còn nơi tá túc nên đang đêm anh phải về quê cách Thanh Hóa đến 30 cây số.
Một thành viên khác là chị Tạ Minh Thư. Hôm qua an ninh đến gia đình chị gặp bố mẹ của chị và yêu cầu hôm nay giữ chị ta ở nhà không cho đi.
Còn thành viên khác (của Hội Anh em Dân chủ) đã đi được đến Đại sứ quán Úc.
Gia Minh:Đây có phải lần đầu tiên những thành viên muốn tham gia những tổ chức do nước ngoài tổ chức bị ngăn chặn không?
Nguyên nhân vì sao?
Gia Minh hỏi chuyện luật sư Nguyễn Văn Đài, điều phối viên của Hội Cựu Tù Nhân Lương tâm và thành viên sáng lập của Hội Anh em Dân chủ, có người bị ngăn chặn đến tham dự cuộc hội thảo vừa nêu.
Trước hết luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết:
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Chính phủ Úc hằng năm đều dành ra ngân khoản lớn cho vấn đề cải thiện pháp luật cũng như cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Cách đây một thời gian, ông trợ lý ngoại trưởng Úc sang thăm Việt Nam, ông ấy có đến gặp tôi cùng bà phó đại sứ cùng ông tùy viên về chính trị nhân quyền; trong cuộc nói chuyện đó họ có hỏi ý kiến tôi làm sao để khoản tiền đó của Úc hữu ích nhất trong việc cải thiện nhân quyền ở Việt Nam. Tôi nói với họ, trước đây trong những lần tổ chức phần lớn phía Bộ Ngoại giao và sứ quán Úc chỉ mời đại diện của chính quyền Việt Nam mà không mời đại diện của các tổ chức xã hội dân sự. Tôi đề nghị họ chia đôi ra: trong đó những cuộc hội thảo về nhân quyền hay những chuyến đi tham quan Úc, Bộ Ngoại giao Úc nên mời mỗi phía một nửa. Và ý kiến của tôi được họ chấp nhận.
Đây là lần đầu tiên cuộc hội thảo nhân quyền có sự tham gia của cả hai phía: đại diện chính quyền cũng như đại diện của các tổ chức xã hội dân sự.
Vừa qua Đại sứ quán Úc có gởi giấy mời rất nhiều, trong đó Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm có anh Phạm Bá Hải và bên Hội Anh em Dân chủ có ba người được mời. Anh Phạm Bá Hải bị ngăn chặn rồi, Hội Anh em Dân chủ có hai người bị chặn, chỉ có một người đến được thôi.
Hiện cuộc hội thảo đang diễn ra nên tôi chưa thể biết nội dung cụ thể là thế nào.
Gia Minh: Ông có thể cho biết hai người khác (của Hội Anh em Dân chủ) bị chặn là ai?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Một là anh Nguyễn Văn Tráng, sinh viên quê Thanh Hóa. Từ sáng hôm qua một nhóm an ninh từ 3 đến 5 người đi vào trong lớp học cùng anh ta, tối hôm qua họ canh cả đêm và đến nửa đêm gây áp lực với chủ nhà đuổi anh ta về quê. Không còn nơi tá túc nên đang đêm anh phải về quê cách Thanh Hóa đến 30 cây số.
Một thành viên khác là chị Tạ Minh Thư. Hôm qua an ninh đến gia đình chị gặp bố mẹ của chị và yêu cầu hôm nay giữ chị ta ở nhà không cho đi.
Còn thành viên khác (của Hội Anh em Dân chủ) đã đi được đến Đại sứ quán Úc.
Gia Minh:Đây có phải lần đầu tiên những thành viên muốn tham gia những tổ chức do nước ngoài tổ chức bị ngăn chặn không?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Đây không phải là lần đầu tiên. Rất
nhiều các cuộc mời của những cơ quan ngoại giao hay các tổ chức quốc tế
đối với những thành viên của các tổ chức xã hội dân sự hay những thân
nhân của những gia đình tù nhân đều bị ngăn chặn.
Ngay như hôm qua, vợ của mục sư Nguyễn Công Chính theo kế hoạch được ông đặc sứ Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo tới thăm, nhưng chính quyền Gia Lai đã ngăn không cho ông này đến nhà bà mục sư Nguyễn Công Chính. Họ đe dọa những vùng như vậy còn Fulro…, nên không thể đến được.
Gia Minh: Theo nhận định của luật sư thì vì sao nhà nước Việt Nam một mặt vẫn tiếp xúc với các tổ chức nước ngoài, một mặt vẫn cứ ngăn chặn những người trong nước như thế?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Chúng ta cần phải hiểu bản chất của cộng sản là độc quyền lãnh đạo. Tất cả những gì họ không quản lý được, họ đều ngăn chặn.
Các tổ chức xã hội dân sự là do những người dân Việt Nam thấy có nhu cầu cần thiết và họ tự nguyện. Cái này nằm ngoài sự kiểm soát hay sự điều khiển của Nhà nước nên chính quyền không muốn. Đồng thời họ không muốn các tổ chức xã hội dân sự ngày càng có giao lưu rộng rãi với các tổ chức quốc tế, cũng như có những hoạt động ở trong nước mà sẽ gây ảnh hưởng đến người dân.
Đối với bản chất của đảng cộng sản không bao giờ muốn điều đó; cho nên họ tìm mọi cách để ngăn chặn ảnh hưởng hay sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong các sinh hoạt quốc tế cũng như ở trong nước.
Gia Minh: Theo luật sư xu thế phát triển trên thế giới, đặc biệt phát triển của công nghệ thông tin, thì mức độ hiệu quả của việc ngăn chặn như thế đến đâu?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Trong chừng mực nào đó cũng có hiệu quả; ví dụ như trong ngày hôm nay có nhiều người không thể tham dự trực tiếp hội thảo.
Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bảo thì việc ngăn chặn đó không còn có hiệu quả nhiều vì người dân Việt Nam hay các tổ chức xã hội dân sự đều bằng cách này hay cách khác họ đều có thể tiếp cận với những kiến thức như vậy. Và họ đều có thể quan hệ, giao lưu với đại diện của chính phủ các nước hay các tổ chức quốc tế thông qua các trang mạng xã hội hay hệ thống Internet. Theo tôi việc ngăn chặn như vậy càng ngày càng giảm đi tính hiệu quả của nó và đến một lúc nào đó, chính quyền cũng phải ý thức điều này và từ bỏ cách thức làm như vậy.
Gia Minh: Riêng đối với các tổ chức xã hội dân sự, phát triển của những nhóm đó thế nào?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự, các nhóm chính trị và ngay cả những đảng phái chính trị, khi các trang mạng xã hội ra đời và phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì phải lợi dụng một cách triệt để những thành tựu của khoa học kỹ thuật đó để quảng bá tư tưởng, kiến thức về xã hội dân sự cũng như những về dân chủ, nhân quyền cho người dân.
Đây là cuộc cách mạng thay đổi về tư tưởng cũng như về nhận thức. Đồng thời thông qua những trang mạng đó tạo sự liên kết với nhau. Ban đầu là những cá nhân lên tiếng hoạt động một cách đơn lẻ, nhưng dần dần hình thành ra các nhóm, các tổ chức. Khi có nhiều nhóm, nhiều tổ chức sẽ tạo ra tính lan tỏa trong xã hội. Như vậy hình thành nên những nhóm lớn hơn, tổ chức lớn hơn và thậm chí hình thành những liên minh. Đến khi đạt đến trình độ hay mức độ cao hơn nữa thì sẽ tạo ra một sự thay đổi trong xã hội.
Đó là một quá trình phát triển đi lên. Tuy nhiên trong những năm qua, các tổ chức xã hội dân sự hay phong trào chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân. Nhưng tôi tin tưởng trong những ngày tháng tới, sẽ có những bước phát triển nhanh hơn và mạnh mẽ hơn để đem đến sự tốt đẹp hơn cho đất nước Việt Nam.
Gia Minh: Cám ơn luật sư Nguyễn Văn Đài.
Tin cho biết ngoài những thành phần thuộc Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm và Hội Anh em Dân chủ bị ngăn chặn đến tham dự hội thảo, còn có những thành viên của các nhóm xã hội dân sự khác nữa như Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thuộc Mạng Lưới Blogger Việt Nam bị chặn không được ra Hà Nội chị Nguyễn Thị Nga và Huỳnh Phương Ngọc, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam cũng bị bao vây tại nhà nghỉ Trúc Sơn ngay ở Hà Nội.
Ngay như hôm qua, vợ của mục sư Nguyễn Công Chính theo kế hoạch được ông đặc sứ Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo tới thăm, nhưng chính quyền Gia Lai đã ngăn không cho ông này đến nhà bà mục sư Nguyễn Công Chính. Họ đe dọa những vùng như vậy còn Fulro…, nên không thể đến được.
Gia Minh: Theo nhận định của luật sư thì vì sao nhà nước Việt Nam một mặt vẫn tiếp xúc với các tổ chức nước ngoài, một mặt vẫn cứ ngăn chặn những người trong nước như thế?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Chúng ta cần phải hiểu bản chất của cộng sản là độc quyền lãnh đạo. Tất cả những gì họ không quản lý được, họ đều ngăn chặn.
Các tổ chức xã hội dân sự là do những người dân Việt Nam thấy có nhu cầu cần thiết và họ tự nguyện. Cái này nằm ngoài sự kiểm soát hay sự điều khiển của Nhà nước nên chính quyền không muốn. Đồng thời họ không muốn các tổ chức xã hội dân sự ngày càng có giao lưu rộng rãi với các tổ chức quốc tế, cũng như có những hoạt động ở trong nước mà sẽ gây ảnh hưởng đến người dân.
Đối với bản chất của đảng cộng sản không bao giờ muốn điều đó; cho nên họ tìm mọi cách để ngăn chặn ảnh hưởng hay sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong các sinh hoạt quốc tế cũng như ở trong nước.
Gia Minh: Theo luật sư xu thế phát triển trên thế giới, đặc biệt phát triển của công nghệ thông tin, thì mức độ hiệu quả của việc ngăn chặn như thế đến đâu?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Trong chừng mực nào đó cũng có hiệu quả; ví dụ như trong ngày hôm nay có nhiều người không thể tham dự trực tiếp hội thảo.
Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bảo thì việc ngăn chặn đó không còn có hiệu quả nhiều vì người dân Việt Nam hay các tổ chức xã hội dân sự đều bằng cách này hay cách khác họ đều có thể tiếp cận với những kiến thức như vậy. Và họ đều có thể quan hệ, giao lưu với đại diện của chính phủ các nước hay các tổ chức quốc tế thông qua các trang mạng xã hội hay hệ thống Internet. Theo tôi việc ngăn chặn như vậy càng ngày càng giảm đi tính hiệu quả của nó và đến một lúc nào đó, chính quyền cũng phải ý thức điều này và từ bỏ cách thức làm như vậy.
Gia Minh: Riêng đối với các tổ chức xã hội dân sự, phát triển của những nhóm đó thế nào?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự, các nhóm chính trị và ngay cả những đảng phái chính trị, khi các trang mạng xã hội ra đời và phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì phải lợi dụng một cách triệt để những thành tựu của khoa học kỹ thuật đó để quảng bá tư tưởng, kiến thức về xã hội dân sự cũng như những về dân chủ, nhân quyền cho người dân.
Đây là cuộc cách mạng thay đổi về tư tưởng cũng như về nhận thức. Đồng thời thông qua những trang mạng đó tạo sự liên kết với nhau. Ban đầu là những cá nhân lên tiếng hoạt động một cách đơn lẻ, nhưng dần dần hình thành ra các nhóm, các tổ chức. Khi có nhiều nhóm, nhiều tổ chức sẽ tạo ra tính lan tỏa trong xã hội. Như vậy hình thành nên những nhóm lớn hơn, tổ chức lớn hơn và thậm chí hình thành những liên minh. Đến khi đạt đến trình độ hay mức độ cao hơn nữa thì sẽ tạo ra một sự thay đổi trong xã hội.
Đó là một quá trình phát triển đi lên. Tuy nhiên trong những năm qua, các tổ chức xã hội dân sự hay phong trào chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân. Nhưng tôi tin tưởng trong những ngày tháng tới, sẽ có những bước phát triển nhanh hơn và mạnh mẽ hơn để đem đến sự tốt đẹp hơn cho đất nước Việt Nam.
Gia Minh: Cám ơn luật sư Nguyễn Văn Đài.
Tin cho biết ngoài những thành phần thuộc Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm và Hội Anh em Dân chủ bị ngăn chặn đến tham dự hội thảo, còn có những thành viên của các nhóm xã hội dân sự khác nữa như Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thuộc Mạng Lưới Blogger Việt Nam bị chặn không được ra Hà Nội chị Nguyễn Thị Nga và Huỳnh Phương Ngọc, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam cũng bị bao vây tại nhà nghỉ Trúc Sơn ngay ở Hà Nội.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-07-30
2014-07-30
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Cuộc hội thảo ‘Truyền thông Phi Nhà nước ở VN trong thời kỳ hiện đại’ vắng khách mời
Cuộc hội thảo ‘Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện đại’ do đại diện một số cơ quan ngoại giao nước ngoài tổ chức tại đại sứ quán Úc ở Hà Nội hôm nay diễn ra với sự vắng mặt của một số khách mời từ các tổ chức xã hội dân sự.
Một số thành viên Hội CTNLT (từ trái) Đinh Nhật Uy, Phan Thanh Hải, Dương Thị Tân, Phạm Bá Hải, Nguyễn Đan Quế, Thích Không Tánh, Trần Thị Hài, Phạm Chí Dũng – Chùa Liên Trì, Rằm tháng giêng 2014. RFA files . |
Cuộc hội thảo ‘Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ
hiện đại’ do đại diện một số cơ quan ngoại giao nước ngoài tổ chức tại
đại sứ quán Úc ở Hà Nội hôm nay diễn ra với sự vắng mặt của một số khách
mời từ các tổ chức xã hội dân sự.
Nguyên nhân vì sao?
Gia Minh hỏi chuyện luật sư Nguyễn Văn Đài, điều phối viên của Hội Cựu Tù Nhân Lương tâm và thành viên sáng lập của Hội Anh em Dân chủ, có người bị ngăn chặn đến tham dự cuộc hội thảo vừa nêu.
Trước hết luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết:
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Chính phủ Úc hằng năm đều dành ra ngân khoản lớn cho vấn đề cải thiện pháp luật cũng như cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Cách đây một thời gian, ông trợ lý ngoại trưởng Úc sang thăm Việt Nam, ông ấy có đến gặp tôi cùng bà phó đại sứ cùng ông tùy viên về chính trị nhân quyền; trong cuộc nói chuyện đó họ có hỏi ý kiến tôi làm sao để khoản tiền đó của Úc hữu ích nhất trong việc cải thiện nhân quyền ở Việt Nam. Tôi nói với họ, trước đây trong những lần tổ chức phần lớn phía Bộ Ngoại giao và sứ quán Úc chỉ mời đại diện của chính quyền Việt Nam mà không mời đại diện của các tổ chức xã hội dân sự. Tôi đề nghị họ chia đôi ra: trong đó những cuộc hội thảo về nhân quyền hay những chuyến đi tham quan Úc, Bộ Ngoại giao Úc nên mời mỗi phía một nửa. Và ý kiến của tôi được họ chấp nhận.
Đây là lần đầu tiên cuộc hội thảo nhân quyền có sự tham gia của cả hai phía: đại diện chính quyền cũng như đại diện của các tổ chức xã hội dân sự.
Vừa qua Đại sứ quán Úc có gởi giấy mời rất nhiều, trong đó Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm có anh Phạm Bá Hải và bên Hội Anh em Dân chủ có ba người được mời. Anh Phạm Bá Hải bị ngăn chặn rồi, Hội Anh em Dân chủ có hai người bị chặn, chỉ có một người đến được thôi.
Hiện cuộc hội thảo đang diễn ra nên tôi chưa thể biết nội dung cụ thể là thế nào.
Gia Minh: Ông có thể cho biết hai người khác (của Hội Anh em Dân chủ) bị chặn là ai?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Một là anh Nguyễn Văn Tráng, sinh viên quê Thanh Hóa. Từ sáng hôm qua một nhóm an ninh từ 3 đến 5 người đi vào trong lớp học cùng anh ta, tối hôm qua họ canh cả đêm và đến nửa đêm gây áp lực với chủ nhà đuổi anh ta về quê. Không còn nơi tá túc nên đang đêm anh phải về quê cách Thanh Hóa đến 30 cây số.
Một thành viên khác là chị Tạ Minh Thư. Hôm qua an ninh đến gia đình chị gặp bố mẹ của chị và yêu cầu hôm nay giữ chị ta ở nhà không cho đi.
Còn thành viên khác (của Hội Anh em Dân chủ) đã đi được đến Đại sứ quán Úc.
Gia Minh:Đây có phải lần đầu tiên những thành viên muốn tham gia những tổ chức do nước ngoài tổ chức bị ngăn chặn không?
Nguyên nhân vì sao?
Gia Minh hỏi chuyện luật sư Nguyễn Văn Đài, điều phối viên của Hội Cựu Tù Nhân Lương tâm và thành viên sáng lập của Hội Anh em Dân chủ, có người bị ngăn chặn đến tham dự cuộc hội thảo vừa nêu.
Trước hết luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết:
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Chính phủ Úc hằng năm đều dành ra ngân khoản lớn cho vấn đề cải thiện pháp luật cũng như cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Cách đây một thời gian, ông trợ lý ngoại trưởng Úc sang thăm Việt Nam, ông ấy có đến gặp tôi cùng bà phó đại sứ cùng ông tùy viên về chính trị nhân quyền; trong cuộc nói chuyện đó họ có hỏi ý kiến tôi làm sao để khoản tiền đó của Úc hữu ích nhất trong việc cải thiện nhân quyền ở Việt Nam. Tôi nói với họ, trước đây trong những lần tổ chức phần lớn phía Bộ Ngoại giao và sứ quán Úc chỉ mời đại diện của chính quyền Việt Nam mà không mời đại diện của các tổ chức xã hội dân sự. Tôi đề nghị họ chia đôi ra: trong đó những cuộc hội thảo về nhân quyền hay những chuyến đi tham quan Úc, Bộ Ngoại giao Úc nên mời mỗi phía một nửa. Và ý kiến của tôi được họ chấp nhận.
Đây là lần đầu tiên cuộc hội thảo nhân quyền có sự tham gia của cả hai phía: đại diện chính quyền cũng như đại diện của các tổ chức xã hội dân sự.
Vừa qua Đại sứ quán Úc có gởi giấy mời rất nhiều, trong đó Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm có anh Phạm Bá Hải và bên Hội Anh em Dân chủ có ba người được mời. Anh Phạm Bá Hải bị ngăn chặn rồi, Hội Anh em Dân chủ có hai người bị chặn, chỉ có một người đến được thôi.
Hiện cuộc hội thảo đang diễn ra nên tôi chưa thể biết nội dung cụ thể là thế nào.
Gia Minh: Ông có thể cho biết hai người khác (của Hội Anh em Dân chủ) bị chặn là ai?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Một là anh Nguyễn Văn Tráng, sinh viên quê Thanh Hóa. Từ sáng hôm qua một nhóm an ninh từ 3 đến 5 người đi vào trong lớp học cùng anh ta, tối hôm qua họ canh cả đêm và đến nửa đêm gây áp lực với chủ nhà đuổi anh ta về quê. Không còn nơi tá túc nên đang đêm anh phải về quê cách Thanh Hóa đến 30 cây số.
Một thành viên khác là chị Tạ Minh Thư. Hôm qua an ninh đến gia đình chị gặp bố mẹ của chị và yêu cầu hôm nay giữ chị ta ở nhà không cho đi.
Còn thành viên khác (của Hội Anh em Dân chủ) đã đi được đến Đại sứ quán Úc.
Gia Minh:Đây có phải lần đầu tiên những thành viên muốn tham gia những tổ chức do nước ngoài tổ chức bị ngăn chặn không?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Đây không phải là lần đầu tiên. Rất
nhiều các cuộc mời của những cơ quan ngoại giao hay các tổ chức quốc tế
đối với những thành viên của các tổ chức xã hội dân sự hay những thân
nhân của những gia đình tù nhân đều bị ngăn chặn.
Ngay như hôm qua, vợ của mục sư Nguyễn Công Chính theo kế hoạch được ông đặc sứ Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo tới thăm, nhưng chính quyền Gia Lai đã ngăn không cho ông này đến nhà bà mục sư Nguyễn Công Chính. Họ đe dọa những vùng như vậy còn Fulro…, nên không thể đến được.
Gia Minh: Theo nhận định của luật sư thì vì sao nhà nước Việt Nam một mặt vẫn tiếp xúc với các tổ chức nước ngoài, một mặt vẫn cứ ngăn chặn những người trong nước như thế?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Chúng ta cần phải hiểu bản chất của cộng sản là độc quyền lãnh đạo. Tất cả những gì họ không quản lý được, họ đều ngăn chặn.
Các tổ chức xã hội dân sự là do những người dân Việt Nam thấy có nhu cầu cần thiết và họ tự nguyện. Cái này nằm ngoài sự kiểm soát hay sự điều khiển của Nhà nước nên chính quyền không muốn. Đồng thời họ không muốn các tổ chức xã hội dân sự ngày càng có giao lưu rộng rãi với các tổ chức quốc tế, cũng như có những hoạt động ở trong nước mà sẽ gây ảnh hưởng đến người dân.
Đối với bản chất của đảng cộng sản không bao giờ muốn điều đó; cho nên họ tìm mọi cách để ngăn chặn ảnh hưởng hay sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong các sinh hoạt quốc tế cũng như ở trong nước.
Gia Minh: Theo luật sư xu thế phát triển trên thế giới, đặc biệt phát triển của công nghệ thông tin, thì mức độ hiệu quả của việc ngăn chặn như thế đến đâu?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Trong chừng mực nào đó cũng có hiệu quả; ví dụ như trong ngày hôm nay có nhiều người không thể tham dự trực tiếp hội thảo.
Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bảo thì việc ngăn chặn đó không còn có hiệu quả nhiều vì người dân Việt Nam hay các tổ chức xã hội dân sự đều bằng cách này hay cách khác họ đều có thể tiếp cận với những kiến thức như vậy. Và họ đều có thể quan hệ, giao lưu với đại diện của chính phủ các nước hay các tổ chức quốc tế thông qua các trang mạng xã hội hay hệ thống Internet. Theo tôi việc ngăn chặn như vậy càng ngày càng giảm đi tính hiệu quả của nó và đến một lúc nào đó, chính quyền cũng phải ý thức điều này và từ bỏ cách thức làm như vậy.
Gia Minh: Riêng đối với các tổ chức xã hội dân sự, phát triển của những nhóm đó thế nào?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự, các nhóm chính trị và ngay cả những đảng phái chính trị, khi các trang mạng xã hội ra đời và phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì phải lợi dụng một cách triệt để những thành tựu của khoa học kỹ thuật đó để quảng bá tư tưởng, kiến thức về xã hội dân sự cũng như những về dân chủ, nhân quyền cho người dân.
Đây là cuộc cách mạng thay đổi về tư tưởng cũng như về nhận thức. Đồng thời thông qua những trang mạng đó tạo sự liên kết với nhau. Ban đầu là những cá nhân lên tiếng hoạt động một cách đơn lẻ, nhưng dần dần hình thành ra các nhóm, các tổ chức. Khi có nhiều nhóm, nhiều tổ chức sẽ tạo ra tính lan tỏa trong xã hội. Như vậy hình thành nên những nhóm lớn hơn, tổ chức lớn hơn và thậm chí hình thành những liên minh. Đến khi đạt đến trình độ hay mức độ cao hơn nữa thì sẽ tạo ra một sự thay đổi trong xã hội.
Đó là một quá trình phát triển đi lên. Tuy nhiên trong những năm qua, các tổ chức xã hội dân sự hay phong trào chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân. Nhưng tôi tin tưởng trong những ngày tháng tới, sẽ có những bước phát triển nhanh hơn và mạnh mẽ hơn để đem đến sự tốt đẹp hơn cho đất nước Việt Nam.
Gia Minh: Cám ơn luật sư Nguyễn Văn Đài.
Tin cho biết ngoài những thành phần thuộc Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm và Hội Anh em Dân chủ bị ngăn chặn đến tham dự hội thảo, còn có những thành viên của các nhóm xã hội dân sự khác nữa như Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thuộc Mạng Lưới Blogger Việt Nam bị chặn không được ra Hà Nội chị Nguyễn Thị Nga và Huỳnh Phương Ngọc, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam cũng bị bao vây tại nhà nghỉ Trúc Sơn ngay ở Hà Nội.
Ngay như hôm qua, vợ của mục sư Nguyễn Công Chính theo kế hoạch được ông đặc sứ Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo tới thăm, nhưng chính quyền Gia Lai đã ngăn không cho ông này đến nhà bà mục sư Nguyễn Công Chính. Họ đe dọa những vùng như vậy còn Fulro…, nên không thể đến được.
Gia Minh: Theo nhận định của luật sư thì vì sao nhà nước Việt Nam một mặt vẫn tiếp xúc với các tổ chức nước ngoài, một mặt vẫn cứ ngăn chặn những người trong nước như thế?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Chúng ta cần phải hiểu bản chất của cộng sản là độc quyền lãnh đạo. Tất cả những gì họ không quản lý được, họ đều ngăn chặn.
Các tổ chức xã hội dân sự là do những người dân Việt Nam thấy có nhu cầu cần thiết và họ tự nguyện. Cái này nằm ngoài sự kiểm soát hay sự điều khiển của Nhà nước nên chính quyền không muốn. Đồng thời họ không muốn các tổ chức xã hội dân sự ngày càng có giao lưu rộng rãi với các tổ chức quốc tế, cũng như có những hoạt động ở trong nước mà sẽ gây ảnh hưởng đến người dân.
Đối với bản chất của đảng cộng sản không bao giờ muốn điều đó; cho nên họ tìm mọi cách để ngăn chặn ảnh hưởng hay sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong các sinh hoạt quốc tế cũng như ở trong nước.
Gia Minh: Theo luật sư xu thế phát triển trên thế giới, đặc biệt phát triển của công nghệ thông tin, thì mức độ hiệu quả của việc ngăn chặn như thế đến đâu?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Trong chừng mực nào đó cũng có hiệu quả; ví dụ như trong ngày hôm nay có nhiều người không thể tham dự trực tiếp hội thảo.
Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bảo thì việc ngăn chặn đó không còn có hiệu quả nhiều vì người dân Việt Nam hay các tổ chức xã hội dân sự đều bằng cách này hay cách khác họ đều có thể tiếp cận với những kiến thức như vậy. Và họ đều có thể quan hệ, giao lưu với đại diện của chính phủ các nước hay các tổ chức quốc tế thông qua các trang mạng xã hội hay hệ thống Internet. Theo tôi việc ngăn chặn như vậy càng ngày càng giảm đi tính hiệu quả của nó và đến một lúc nào đó, chính quyền cũng phải ý thức điều này và từ bỏ cách thức làm như vậy.
Gia Minh: Riêng đối với các tổ chức xã hội dân sự, phát triển của những nhóm đó thế nào?
Luật sư Nguyễn Văn Đài: Sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự, các nhóm chính trị và ngay cả những đảng phái chính trị, khi các trang mạng xã hội ra đời và phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì phải lợi dụng một cách triệt để những thành tựu của khoa học kỹ thuật đó để quảng bá tư tưởng, kiến thức về xã hội dân sự cũng như những về dân chủ, nhân quyền cho người dân.
Đây là cuộc cách mạng thay đổi về tư tưởng cũng như về nhận thức. Đồng thời thông qua những trang mạng đó tạo sự liên kết với nhau. Ban đầu là những cá nhân lên tiếng hoạt động một cách đơn lẻ, nhưng dần dần hình thành ra các nhóm, các tổ chức. Khi có nhiều nhóm, nhiều tổ chức sẽ tạo ra tính lan tỏa trong xã hội. Như vậy hình thành nên những nhóm lớn hơn, tổ chức lớn hơn và thậm chí hình thành những liên minh. Đến khi đạt đến trình độ hay mức độ cao hơn nữa thì sẽ tạo ra một sự thay đổi trong xã hội.
Đó là một quá trình phát triển đi lên. Tuy nhiên trong những năm qua, các tổ chức xã hội dân sự hay phong trào chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân. Nhưng tôi tin tưởng trong những ngày tháng tới, sẽ có những bước phát triển nhanh hơn và mạnh mẽ hơn để đem đến sự tốt đẹp hơn cho đất nước Việt Nam.
Gia Minh: Cám ơn luật sư Nguyễn Văn Đài.
Tin cho biết ngoài những thành phần thuộc Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm và Hội Anh em Dân chủ bị ngăn chặn đến tham dự hội thảo, còn có những thành viên của các nhóm xã hội dân sự khác nữa như Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thuộc Mạng Lưới Blogger Việt Nam bị chặn không được ra Hà Nội chị Nguyễn Thị Nga và Huỳnh Phương Ngọc, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam cũng bị bao vây tại nhà nghỉ Trúc Sơn ngay ở Hà Nội.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-07-30
2014-07-30