Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Cuộc họp tháng 10/1972 của Hội đồng An ninh Quốc gia VNCH về văn kiện ngưng bắn
Cuộc họp tháng 10/1972 của Hội đồng An ninh Quốc gia VNCH về văn kiện ngưng bắn
*Diễn tiến cuộc họp giữa Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ về nội dung thỏa hiệp ngưng bắn.
Như đã trình bày trong số trước, Ông Kissinger, đại diện cho Tổng thống Nixon đã đến Sài Gòn ngày 18-10-1972 để gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu giải trình về nội dung thỏa hiệp ngưng bắn. Chuyến đi Sài Gòn của Kissinger dự kiến kéo dài đến 21/10/1972. Sau đây là phần tóm lược một số nội dung quan trọng.
Sáng ngày 19 tháng 10/1972, phái đoàn Hoa Kỳ gồm có Ông Kissinger, Đại sứ Bunker, Đại tướng Creighton W.Abrams, và ông Sullyvan đến Dinh Độc Lập để yết kiến Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Về phía VNCH có Phó Tổng thống Trần Văn Hương; Thủ tướng Trần Thiện Khiêm; Ngoại trưởng Trần Văn Lắm; ông Nguyễn Phú Đức, Phụ tá Tổng Thống về ngoại vụ; ông Hoàng Đức Nhã, Bí thư Tổng thống; và Đại tướng Cao Văn Viên.
Ông Kissinger bắt đầu bằng cách trình bày cho Tổng thống Thiệu bản văn thỏa thuận viết bằng tiếng Anh. Sau đó, ông giải thích, nhấn mệnh từng điểm mà ông cho rằng có lợi cho Việt Nam Cộng Hòa. Ông nói Hoa Kỳ hứa duy trì các căn cứ Không quân tại Thái Lan và Hạm đội 7 ngoài khơi để trả đủa bất cứ cuộc tấn công nào của Cộng sản tung ra. Việt Nam sẽ được tiếp tục viện trợ về quân sự và kinh tế. Hoa Kỳ còn tin rằng cùng lúc đó, Nga và Trung Cộng sẽ cắt giảm đáng kể số viện trợ của họ dành cho Cộng sản Bắc Việt để Hoa Kỳ có thể rút quân về và nhận lại số tù binh trong danh dự. Ông Kissinger cũng thêm rằng đây là một thời điểm thích hợp nhất để đạt đến một thỏa thuận với Cộng sản vì dù sao đi nữa, Việt Nam Cộng Hòa cũng đã có hơn một triệu quân, đang kiểm soát hơn 85% lãnh thổ với 19 triệu dân. Ông tin tưởng rằng VNCH sẽ phát triển và trở nên giàu mạnh sau khi chiến tranh kết thúc. Cuối cùng ông Kissinger kết luận rằng bản thỏa hiệp này rất có lợi và nên được chấp thuận. Tuy nhiên ông không đi vào chi tiết để xem vấn đề được giải quyết như thế nào và nhất là ông không thông báo cho phía Việt Nam biết cái thời biểu mà ông đã cùng với Cộng sản Bắc Việt vạch ra. Tổng thống Thiệu trả lời rằng ông sẽ nghiên cứu nội dung bản văn trước khi chính thức chấp thuận và sau đó Tổng thống Thiệu trao cho ông Hoàng Đức Nhã bản văn này để xem xét.
Một cuộc họp mở rộng của Hội đồng An ninh Quốc gia được triệu tập ngay để nghiên cứu ngay bản văn đã thỏa thuận. Thuyết trình là ông Hoàng Đức Nhã, Bí thư kiêm Tham vụ báo chí Tổng thống phủ. Về phương diện quân sự, đây chỉ là một văn kiện ngừng bắn tại chỗ. Trong khi đó, Hoa Kỳ và Đồng minh lại phải rút về nước và tất cả các căn cứ của Hoa Kỳ tại miền Nam phải bị hủy bỏ nhưng văn bản không hề đã động gì đến sự hiện diện của quân đội CSBV mà theo ước lượng có trên hơn 10 sư đoàn tại miền Nam. Điểm chính yếu là quân CSBV có lực lượng chiếm từ 60 đến 80% toàn bộ lực lượng Cộng quân tại mỗi địa phương.
Với tư cách một Tổng Tham mưu trưởng, Đại tướng Cao Văn Viên lên tiếng ngay trong phiên họp đầu tiên rằng kiểm soát đình chiến là một việc vô cùng khó khăn và kiểu ngừng bắn da beo như thế này thì rất nguy hiểm, vì không có một ranh giới nào rõ rệt để phân biệt lằn mức cho phe nào cả, nhưng lại cho phép định đóng quân tại chỗ. Với bản chất hung hăng cố hữu, Cộng sản chắc chắn sẽ tìm mọi cách vi phạm ngay sau khi lệnh ngưng bắn được công bố, bằng cách phân tán mỏng lực lượng để len lỏi vào các làng mạc để chứng minh có sự hiện của Cộng quân tại những nơi này. Cộng quân sẽ xâm nhập vào khu vực do VNCH kiểm soát và sẽ đánh dấu sự hiện diện này bằng cách treo cờ.
Phân tích vấn đề, Đại tướng Cao Văn Viên ghi lại trong hồi ký như sau:
"Trong một cuộc chiến tranh phi qui ước, không có chiến tuyến rõ rệt, việc kiểm soát dân chúng lẫn lãnh thổ thật vô cùng khó khăn, nay với tình hình hiện tại thì sự khó khăn tăng gấp vội. Người Việt chúng tôi thường có câu nói đùa về chuyện này: "Ngày trước chúng tôi vào rừng để săn dã thú thì nay chúng tôi phải mang chúng về nhà để ôm ấp và ngủ chung với chúng." Câu nói tuy là nói đùa thật, nhưng rõ ràng là mô tả đúng tình trạng mà chúng tôi đang đối phó với Cộng sản (CS) lúc bấy giờ. Chắc chắn Cộng sản sẽ không bao giờ tôn trọng lệnh ngưng bắn tại chỗ. Những gì CS đã làm hồi năm 1954 đã chứng minh hùng hồn cho chúng tôi thấy rõ."
“Cuối cùng bản văn thỏa thuận được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đích thân trao lại cho bác sĩ Kissinger. Có điều Tổng thống Thiệu muốn nhấn mệnh rằng vào lúc ông được cho biết về bản văn ngày 18 tháng 10 này, thì phía Cộng sản đã phân phối đến tận tay mọi cấp trong hàng ngũ địch để các binh lính và cán bộ CS nghiên cứu và hành động rồi. Cũng thời gian này, một nguồn tin tình báo từ tỉnh Tây Ninh, được các giới chức Hoa Kỳ lẫn Việt Nam phối kiểm và xác nhận, cho biết rằng bộ chỉ huy đầu não Cộng sản đang học tập bản văn thỏa thuận.”
“Điểm quan trọng nhất trong văn bản này về phương diện quân sự là binh lính CS Bắc Việt có mặt tại miền Nam. Tình hình trong tháng 9-1972 phản ảnh một sự cân bằng bấp bênh về tương quan lực lượng giữa hai bên ngoài chiến trường. Vì lực lượng Hoa Kỳ đang tái phối trí mà không có hành động tương ứng từ phía quân CS Bắc Việt nên sự cân bằng nghiêng về phía địch. Về phương diện chính trị, Hội đồng An ninh Quốc gia VNCH rất lo ngại về khoản thành lập Hội đồng Hòa hợp Hòa giải Dân tộc. Và nhiều cuộc thảo luận nữa đề cập đến "thành phần thứ ba". Nếu hội đồng này có khả năng tổ chức tổng tuyển cử được, thì cơ chế của nó sẽ ra sao " Những điểm này cần được sáng tỏ, và trên hết bản văn này phải được cứu xét theo tinh thần bản văn tiếng Việt. Suốt trong buổi tiếp xúc với ông Kissinger, Tổng thống Thiệu đưa ra các điểm thắc mắc trên và đòi Kissinger phải đưa ra văn bản bằng tiếng Việt. Ông Kissinger hứa sẽ cung cấp sau 24 giờ và ông ta đã y lời.
Khi nhận được bản văn bằng tiếng Việt, Hội đồng An Ninh Quốc Gia nhận ra ngay đó là văn bản do CS Bắc Việt soạn thảo và đương nhiên không giống như nội dung bằng tiếng Anh. Từ cú pháp đến từ ngữ sử dụng đều sặc mùi Cộng sản. Trong đó có nhiều điểm vô cùng kỳ dị và nhất là các từ ngữ sử dụng rất đáng nghi ngờ. Chẳng hạn như lực lượng Hoa Kỳ thì được gọi một cách xấc xược là quân Mỹ mà trước đây có lần Hoa Kỳ đòi phải đổi lại Quân đội Hoa Kỳ. Trong tâm thức người Việt, từ ngữ hoàn toàn đúng nhưng nó lại mang tính chất mạ lỵ của một lối nói đầy cao ngạo. Về thuật ngữ của tổ chức gọi là Hội đồng Hòa hợp Hòa giải dân tộc được định nghĩa là hệ thống hành chánh trong tiếng Anh nhưng kỳ thật đó là lối nói rất tai hại từ chữ "cơ cấu chính quyền" mà nghĩa chính xác trong tiếng Anh là "goverment structure". Như vậy CS Bắc Việt chứng tỏ một cách rõ ràng rằng Bắc Việt xem hội đồng hòa giải này là một cơ quan đầy đủ quyền hành của một chính phủ, với đầy đủ cơ cấu và nhiệm vụ. Đâu có khác gì chính phủ liên hiệp. Có phải đây là dụng ý của văn bản thỏa thuận này " Bản văn viết bằng tiếng Việt cũng đề cập đến ba quốc gia Việt Nam, nhưng trong khi chỉ có miền Nam và miền Bắc. Còn nước thứ ba đâu " Nếu miền Nam có hai quốc gia thật sự thì chính phủ VNCH phải chia sẻ quyền hành với ai đó chứ. Đây là những vấn đề quan trọng mà Đại tướng Cao Văn Viên cho rằng cần phải làm sáng tỏ.
Kỳ sau: Diễn tiến sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia.
Tác giả bài viết: Đăng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Cuộc họp tháng 10/1972 của Hội đồng An ninh Quốc gia VNCH về văn kiện ngưng bắn
Cuộc họp tháng 10/1972 của Hội đồng An ninh Quốc gia VNCH về văn kiện ngưng bắn
*Diễn tiến cuộc họp giữa Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ về nội dung thỏa hiệp ngưng bắn.
Như đã trình bày trong số trước, Ông Kissinger, đại diện cho Tổng thống Nixon đã đến Sài Gòn ngày 18-10-1972 để gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu giải trình về nội dung thỏa hiệp ngưng bắn. Chuyến đi Sài Gòn của Kissinger dự kiến kéo dài đến 21/10/1972. Sau đây là phần tóm lược một số nội dung quan trọng.
Sáng ngày 19 tháng 10/1972, phái đoàn Hoa Kỳ gồm có Ông Kissinger, Đại sứ Bunker, Đại tướng Creighton W.Abrams, và ông Sullyvan đến Dinh Độc Lập để yết kiến Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Về phía VNCH có Phó Tổng thống Trần Văn Hương; Thủ tướng Trần Thiện Khiêm; Ngoại trưởng Trần Văn Lắm; ông Nguyễn Phú Đức, Phụ tá Tổng Thống về ngoại vụ; ông Hoàng Đức Nhã, Bí thư Tổng thống; và Đại tướng Cao Văn Viên.
Ông Kissinger bắt đầu bằng cách trình bày cho Tổng thống Thiệu bản văn thỏa thuận viết bằng tiếng Anh. Sau đó, ông giải thích, nhấn mệnh từng điểm mà ông cho rằng có lợi cho Việt Nam Cộng Hòa. Ông nói Hoa Kỳ hứa duy trì các căn cứ Không quân tại Thái Lan và Hạm đội 7 ngoài khơi để trả đủa bất cứ cuộc tấn công nào của Cộng sản tung ra. Việt Nam sẽ được tiếp tục viện trợ về quân sự và kinh tế. Hoa Kỳ còn tin rằng cùng lúc đó, Nga và Trung Cộng sẽ cắt giảm đáng kể số viện trợ của họ dành cho Cộng sản Bắc Việt để Hoa Kỳ có thể rút quân về và nhận lại số tù binh trong danh dự. Ông Kissinger cũng thêm rằng đây là một thời điểm thích hợp nhất để đạt đến một thỏa thuận với Cộng sản vì dù sao đi nữa, Việt Nam Cộng Hòa cũng đã có hơn một triệu quân, đang kiểm soát hơn 85% lãnh thổ với 19 triệu dân. Ông tin tưởng rằng VNCH sẽ phát triển và trở nên giàu mạnh sau khi chiến tranh kết thúc. Cuối cùng ông Kissinger kết luận rằng bản thỏa hiệp này rất có lợi và nên được chấp thuận. Tuy nhiên ông không đi vào chi tiết để xem vấn đề được giải quyết như thế nào và nhất là ông không thông báo cho phía Việt Nam biết cái thời biểu mà ông đã cùng với Cộng sản Bắc Việt vạch ra. Tổng thống Thiệu trả lời rằng ông sẽ nghiên cứu nội dung bản văn trước khi chính thức chấp thuận và sau đó Tổng thống Thiệu trao cho ông Hoàng Đức Nhã bản văn này để xem xét.
Một cuộc họp mở rộng của Hội đồng An ninh Quốc gia được triệu tập ngay để nghiên cứu ngay bản văn đã thỏa thuận. Thuyết trình là ông Hoàng Đức Nhã, Bí thư kiêm Tham vụ báo chí Tổng thống phủ. Về phương diện quân sự, đây chỉ là một văn kiện ngừng bắn tại chỗ. Trong khi đó, Hoa Kỳ và Đồng minh lại phải rút về nước và tất cả các căn cứ của Hoa Kỳ tại miền Nam phải bị hủy bỏ nhưng văn bản không hề đã động gì đến sự hiện diện của quân đội CSBV mà theo ước lượng có trên hơn 10 sư đoàn tại miền Nam. Điểm chính yếu là quân CSBV có lực lượng chiếm từ 60 đến 80% toàn bộ lực lượng Cộng quân tại mỗi địa phương.
Với tư cách một Tổng Tham mưu trưởng, Đại tướng Cao Văn Viên lên tiếng ngay trong phiên họp đầu tiên rằng kiểm soát đình chiến là một việc vô cùng khó khăn và kiểu ngừng bắn da beo như thế này thì rất nguy hiểm, vì không có một ranh giới nào rõ rệt để phân biệt lằn mức cho phe nào cả, nhưng lại cho phép định đóng quân tại chỗ. Với bản chất hung hăng cố hữu, Cộng sản chắc chắn sẽ tìm mọi cách vi phạm ngay sau khi lệnh ngưng bắn được công bố, bằng cách phân tán mỏng lực lượng để len lỏi vào các làng mạc để chứng minh có sự hiện của Cộng quân tại những nơi này. Cộng quân sẽ xâm nhập vào khu vực do VNCH kiểm soát và sẽ đánh dấu sự hiện diện này bằng cách treo cờ.
Phân tích vấn đề, Đại tướng Cao Văn Viên ghi lại trong hồi ký như sau:
"Trong một cuộc chiến tranh phi qui ước, không có chiến tuyến rõ rệt, việc kiểm soát dân chúng lẫn lãnh thổ thật vô cùng khó khăn, nay với tình hình hiện tại thì sự khó khăn tăng gấp vội. Người Việt chúng tôi thường có câu nói đùa về chuyện này: "Ngày trước chúng tôi vào rừng để săn dã thú thì nay chúng tôi phải mang chúng về nhà để ôm ấp và ngủ chung với chúng." Câu nói tuy là nói đùa thật, nhưng rõ ràng là mô tả đúng tình trạng mà chúng tôi đang đối phó với Cộng sản (CS) lúc bấy giờ. Chắc chắn Cộng sản sẽ không bao giờ tôn trọng lệnh ngưng bắn tại chỗ. Những gì CS đã làm hồi năm 1954 đã chứng minh hùng hồn cho chúng tôi thấy rõ."
“Cuối cùng bản văn thỏa thuận được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đích thân trao lại cho bác sĩ Kissinger. Có điều Tổng thống Thiệu muốn nhấn mệnh rằng vào lúc ông được cho biết về bản văn ngày 18 tháng 10 này, thì phía Cộng sản đã phân phối đến tận tay mọi cấp trong hàng ngũ địch để các binh lính và cán bộ CS nghiên cứu và hành động rồi. Cũng thời gian này, một nguồn tin tình báo từ tỉnh Tây Ninh, được các giới chức Hoa Kỳ lẫn Việt Nam phối kiểm và xác nhận, cho biết rằng bộ chỉ huy đầu não Cộng sản đang học tập bản văn thỏa thuận.”
“Điểm quan trọng nhất trong văn bản này về phương diện quân sự là binh lính CS Bắc Việt có mặt tại miền Nam. Tình hình trong tháng 9-1972 phản ảnh một sự cân bằng bấp bênh về tương quan lực lượng giữa hai bên ngoài chiến trường. Vì lực lượng Hoa Kỳ đang tái phối trí mà không có hành động tương ứng từ phía quân CS Bắc Việt nên sự cân bằng nghiêng về phía địch. Về phương diện chính trị, Hội đồng An ninh Quốc gia VNCH rất lo ngại về khoản thành lập Hội đồng Hòa hợp Hòa giải Dân tộc. Và nhiều cuộc thảo luận nữa đề cập đến "thành phần thứ ba". Nếu hội đồng này có khả năng tổ chức tổng tuyển cử được, thì cơ chế của nó sẽ ra sao " Những điểm này cần được sáng tỏ, và trên hết bản văn này phải được cứu xét theo tinh thần bản văn tiếng Việt. Suốt trong buổi tiếp xúc với ông Kissinger, Tổng thống Thiệu đưa ra các điểm thắc mắc trên và đòi Kissinger phải đưa ra văn bản bằng tiếng Việt. Ông Kissinger hứa sẽ cung cấp sau 24 giờ và ông ta đã y lời.
Khi nhận được bản văn bằng tiếng Việt, Hội đồng An Ninh Quốc Gia nhận ra ngay đó là văn bản do CS Bắc Việt soạn thảo và đương nhiên không giống như nội dung bằng tiếng Anh. Từ cú pháp đến từ ngữ sử dụng đều sặc mùi Cộng sản. Trong đó có nhiều điểm vô cùng kỳ dị và nhất là các từ ngữ sử dụng rất đáng nghi ngờ. Chẳng hạn như lực lượng Hoa Kỳ thì được gọi một cách xấc xược là quân Mỹ mà trước đây có lần Hoa Kỳ đòi phải đổi lại Quân đội Hoa Kỳ. Trong tâm thức người Việt, từ ngữ hoàn toàn đúng nhưng nó lại mang tính chất mạ lỵ của một lối nói đầy cao ngạo. Về thuật ngữ của tổ chức gọi là Hội đồng Hòa hợp Hòa giải dân tộc được định nghĩa là hệ thống hành chánh trong tiếng Anh nhưng kỳ thật đó là lối nói rất tai hại từ chữ "cơ cấu chính quyền" mà nghĩa chính xác trong tiếng Anh là "goverment structure". Như vậy CS Bắc Việt chứng tỏ một cách rõ ràng rằng Bắc Việt xem hội đồng hòa giải này là một cơ quan đầy đủ quyền hành của một chính phủ, với đầy đủ cơ cấu và nhiệm vụ. Đâu có khác gì chính phủ liên hiệp. Có phải đây là dụng ý của văn bản thỏa thuận này " Bản văn viết bằng tiếng Việt cũng đề cập đến ba quốc gia Việt Nam, nhưng trong khi chỉ có miền Nam và miền Bắc. Còn nước thứ ba đâu " Nếu miền Nam có hai quốc gia thật sự thì chính phủ VNCH phải chia sẻ quyền hành với ai đó chứ. Đây là những vấn đề quan trọng mà Đại tướng Cao Văn Viên cho rằng cần phải làm sáng tỏ.
Kỳ sau: Diễn tiến sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia.
Tác giả bài viết: Đăng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Sinh Tồn chuyển