Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Cuộc sống "bà hoàng" và 4 nỗi sợ của Giang Thanh ở Điếu Ngư Đài khiến nhân viên khiếp đảm
soha.vn
Theo Nhân dân nhật báo (Trung Quốc), trong thời gian Giang Thanh sống tại Điếu Ngư Đài có một quy tắc bất thành văn: Phàm vật dụng Giang Thanh thường dùng, các lãnh đạo trung ương khác không được dùng, không thể dùng và không dám dùng.
Nếu lỡ có dùng để chuyện đến tai Giang Thanh, bà sẽ tỏ ngay thái độ bất mãn, thậm chí gây chuyện với tất cả mọi người. Do đó, bà còn được gọi là "bá chủ của Điếu Ngư Đài".
Cuộc sống như "bà hoàng"
Giang Thanh có thói quen rất đặc biệt. Bà thường hay thức đêm nên đến đầu giờ chiều hôm sau mới ngủ dậy. Ngủ dậy liền nhấn chuông gọi y tá riêng đến tận giường phục vụ. Lúc này, y tá sẽ mang theo khay súc miệng và ngũ cốc nhẹ nhàng đặt gần đầu giường bà. Dùng bữa xong, Giang Thanh lại ăn mặc chỉn chu lên văn phòng làm việc.
Lầu số 10 - khu nhà ở cũ của Giang Thanh nay trở thành điểm tham quan nổi tiếng Trung Quốc. (Ảnh: Ctrip)
Tuy nói là đến văn phòng làm việc nhưng thực chất bà ngồi ở đó khoảng một giờ đồng hồ xem văn kiện và thưởng thức hoa quả. Liền sau đó, bà lại yêu cầu cảnh vệ đưa đi dạo. Hết đi dạo, bà đến lầu 17 trong khu Điếu Ngư Đài để đánh bài, đánh bóng bàn hoặc xem phim. Ở đây khoảng vài giờ đồng hồ, cảnh vệ nhận thấy bà mệt sẽ mang thuốc an thần đến cho bà.
Đến 4 giờ chiều, Giang Thanh trở về khu nhà ở dùng bữa mà bà vẫn gọi là "bữa trưa". Sau "bữa trưa", bà uống thêm thuốc an thần lên giường đi ngủ. 6 giờ tối tỉnh dậy, nếu không có hội nghị, bà sẽ dành nửa tiếng đồng hồ xem văn kiện rồi ra ngoài tản bộ hoặc cưỡi ngựa.
8 giờ tối, Giang Thanh trở về lầu dùng bữa tối. Sau bữa tối, bà thường cùng nhóm thân tín là Trần Bá Đạt, Khang Sinh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên đến lầu 17 xem phim hoặc gặp gỡ giới văn nghệ sĩ.
Nếu phải tham gia hội nghị, dù hội nghị có kết thúc muộn đến mấy, bà cũng phải về lầu 17 xem một vài bộ phim rồi mới trở về phòng ngủ cá nhân. Thường chỉ có mình bà hoặc vài thân tín xem phim trong một rạp phim lớn. Trở về nhà nếu không buồn ngủ, bà lại đánh bài đến đêm muộn.
Trước khi đi ngủ, bà thường uống thêm ba viên thuốc ngủ nhưng phải đến khoảng 4 giờ sáng, bà mới chìm vào giấc ngủ.
Giống như "bà hoàng", hàng ngày các nhân viên đều phải đến hỏi thăm sức khỏe của bà.
Hình ảnh một phần thiết kế bên trong lầu 10 tại Điếu Ngư Đài. (Ảnh: Ctrip)
Lo bà bị bệnh tim, mỗi lần rời khỏi giường bà đều được các y tá nhẹ nhàng đỡ dậy. Khi đi giày, các y tá phải quỳ xuống đất xỏ giày cho bà. Xỏ nhanh, bà mắng y tá thô lỗ, thiếu nhẹ nhàng với bà. Xỏ chậm, bà mắng y tá cố tình làm đau chân, ví như việc dùng "dao mềm" giết người.
Bà cũng rất kén chọn trong việc ăn uống, yêu cầu đồ ăn thanh đạm, lại dinh dưỡng. Ví như, nấu canh bà không cho hầm bằng xương và dùng mì chính vì sợ xương có cholesterol cao còn mì chính lại chứa các hóa chất gây hại nhưng yêu cầu món canh phải có vị ngọt của xương và thanh của mì chính. Bà đặc biệt thích ăn đồ ăn kiểu Pháp, Đức và Nga.
Uống nước cũng là vấn đề của Giang Thanh, không nóng cũng không lạnh. Theo lời kể, một lần cầm phải cốc nước hơi ấm, Giang liền mắng y tá cố ý làm bỏng bà, sau đó hất cốc nước vào mặt y tá và ném cốc xuống đất vỡ tan tành.
Trang phục của bà yêu cầu càng cao với đủ mọi kiểu dáng, màu sắc, chất liệu. Một ngày bà có thể thay mấy chục lần quần áo do bà bị ra nhiều mồ hôi. Bất luận bà đi đâu, y tá thường phải mang theo một bao lớn, bên trong chứa toàn quần áo và khăn lau của Giang Thanh.
Khu nhà ở của bà đều yêu cầu phải rộng lớn, thoáng mát với nhiều phòng chức năng khác nhau. Bà lệnh trải thảm khắp mọi gian phòng, kể cả phòng vệ sinh. "Đi trên thảm có cảm giác giống như tản bộ, nếu không may trượt chân ngã cũng không ảnh hưởng gì", Giang Thanh nói.
Bốn "nỗi sợ" kỳ lạ
Thứ nhất, "sợ gió", Giang Thanh thường nói với nhân viên rằng, gió chính là "con dao giết người ngầm" đối với bà bởi trong phòng gió quá lớn.
"Nếu các đồng chí không giải quyết vấn đề giúp tôi thì chính là không tận lực với trách nhiệm bảo vệ tôi, chính là cào bằng [thân phận] tôi với các đồng chí", Giang Thanh đe dọa.
Mỗi lần cho rằng có gió, bản thân bà sẽ đứng ngồi không yên, lệnh cho nhân viên tìm luồng gió để bít lỗ gió. Nếu các nhân viên không tìm thấy, bà sẽ trách họ bất trung, cố ý làm khó bà.
Giang Thanh rất chú trọng đến trang phục, nhất là trong các cuộc gặp với quan khách nước ngoài. (Ảnh: 360doc)
Thậm chí, để phát hiện hướng gió, bà yêu cầu nhân viên thắp một nén hương, chăm chú theo dõi làn khói bay theo hướng nào để xác định hướng gió. Nếu khói hương bay theo hướng thẳng đứng, bà hoặc mắng nhân viên thiếu kém cỏi không tìm ra hướng gió, hoặc nói rằng, "trong phòng có ma" và nổi giận, có lần còn dùng kéo dọa đâm nhân viên.
Thứ hai, sợ tiếng động, Giang Thanh sống ở khu lầu yên tĩnh nhất Điếu Ngư Đài nhưng bà thường phàn nàn về tiếng xe cộ qua lại. Bà thậm chí còn sợ tiếng mưa rơi, gió thổi, cây rung, chim kêu v.v...
"Âm thanh quá ồn, tôi không thể chịu đựng được", Giang Thanh bịt tai, mắt nhắm nghiền, nhíu mày, lắc đầu, lệnh cho nhân viên đi đuổi chim, quét lá rơi và chặt bớt cây.
Bà còn sợ tiếng bước chân của nhân viên đi trền nền thảm nên thường yêu cầu họ đi chân không trong khu nhà ở. Bà sợ cả tiếng thở nhẹ hay tiếng ho của người đối diện.
Nhân viên nói to bà trách họ làm tổn thương não, nói nhỏ lại trách nói quá nhỏ, khiến bà không nghe rõ, căng thẳng dễ ra mồ hôi. Nói nhanh thì trách thiếu kính trọng bà, nói chậm lại trách họ cố ý khiến bà lo lắng, ra mồ hôi.
Tuy nhiên, sợ âm thanh như thế nhưng khi vui vẻ, âm thanh to đến mấy bà cũng không hề mảy may để ý. Ví như trong cuộc gặp gỡ nhóm Hồng vệ binh, nhóm này dùng loa to hô khẩu hiệu "Hãy học tập đồng chí Giang Thanh! ...", bà cũng vui vẻ vẫy tay, đáp lời: "Hãy học tập Hồng vệ binh!".
Ở nhà sợ âm thanh là thế nhưng ra ngoài bà lại hứng thú với âm thanh. Để làm phim, bà lệnh cho mấy chục ống pháo cùng phóng một lúc, tiếng nổ đinh tai nhức óc nhưng bà lại vui mừng nói lớn: "Thật đã, hôm nay tôi đã quay được thước phim hay".
Thứ ba, sợ nóng lạnh, nhiệt độ trong phòng Giang Thanh được duy trì theo lệnh của bà, mùa đông 21.5 độ, mùa hè 26 độ. Tuy nhiên bà vẫn thường mắc nhiếc nhân viên không duy trì đúng nhiệt độ.
"Tôi yêu cầu các đồng chí lấy cảm nhận của tôi làm tiêu chuẩn để duy trì nhiệt độ chuẩn", Giang Thanh cho rằng, chỉ số hiển thị trên hệ thống điều hòa không nói lên vấn đề mà cảm nhận bản thân bà chính là tiêu chuẩn. Có lần, bà còn tức giận đập vỡ hệ thống điều hòa vì cho rằng chỉ số hiển thị sai.
Tuy trong phòng "sợ lạnh" nhưng bà ra ngoài bà lại chịu lạnh khá giỏi. Mùa đông vẫn ra ngoài chụp cảnh tuyết rơi, hay sáng sớm xuân lạnh vẫn dậy sớm đi chụp hoa mẫu đơn đến vài tiếng đồng hồ.
Giang Thanh rất đam mê làm phim, bà thường sử dụng đạo cụ hỗ trợ ánh sáng công suất lớn. (Ảnh: Ifeng)
Bà cũng không hề "sợ nóng" như những lời than phiền thường ngày với nhân viên. Ví như, mùa hè năm 1970, đánh bài trong phòng quá lâu, bà kêu ngột ngạt nên lệnh cho nhân viên dựng một chiếc màn lớn khoảng 7-8m² ngay ngoài trời. Bà ngồi trong màn đánh bài vài tiếng đồng hồ cũng không hề kêu ca nắng nóng.
Thứ tư, sợ ánh sáng, Giang Thanh rất "sợ ánh sáng". Xem văn kiện vào ban ngày nhưng bà vẫn yêu cầu nhân viên kéo rèm che kín căn phòng, không để lọt bất cứ khe sáng nào. Sau đó, bà sẽ bật ngọn đèn với ánh sáng dịu nhẹ, thậm chí bà còn dùng tấm vải đen trùm lên chiếc đèn đó.
Theo Nhân dân nhật báo, tất cả các "hành cung" của bà ở khắp các địa phương tại Trung Quốc đều rất u ám. Đặc biệt, "hành cung" ở Thượng Hải, mọi màu sắc trong phòng đều được điều chỉnh theo yêu cầu của Giang Thanh. Ví như, ánh đèn, trần nhà, cửa sổ, thảm và các vật dụng các đều dùng màu xanh.
"Sau khi bật đèn, giống như bước vào động hổ của núi Uy Hổ - một trong những ngọn núi nổi tiếng của tỉnh Hắc Long Giang. Chúng tôi nếu như chỉ có một người làm việc trong phòng Gianh Thanh sẽ rất sợ khung cảnh này nhưng bà ấy lại cảm thấy thoải mái", Nhân dân nhật báo dẫn lời một nhân viên từng phục vụ Giang Thanh kể lại.
Tuy nhiên, các nhân viên cho biết, bà thực sự không hề sợ ánh sáng như thế. Bởi bà vẫn thường chụp ảnh với hệ thống đạo cụ hỗ trợ ánh sáng rất lớn .
Bốn "nỗi sợ" của Giang Thanh thực chất chứng minh một điều, bà lợi dụng thân phân đặc thù của bản thân để cố ý làm khó nhân viên dưới quyền, báo Trung Quốc nhận xét.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Cuộc sống "bà hoàng" và 4 nỗi sợ của Giang Thanh ở Điếu Ngư Đài khiến nhân viên khiếp đảm
soha.vn
Theo Nhân dân nhật báo (Trung Quốc), trong thời gian Giang Thanh sống tại Điếu Ngư Đài có một quy tắc bất thành văn: Phàm vật dụng Giang Thanh thường dùng, các lãnh đạo trung ương khác không được dùng, không thể dùng và không dám dùng.
Nếu lỡ có dùng để chuyện đến tai Giang Thanh, bà sẽ tỏ ngay thái độ bất mãn, thậm chí gây chuyện với tất cả mọi người. Do đó, bà còn được gọi là "bá chủ của Điếu Ngư Đài".
Cuộc sống như "bà hoàng"
Giang Thanh có thói quen rất đặc biệt. Bà thường hay thức đêm nên đến đầu giờ chiều hôm sau mới ngủ dậy. Ngủ dậy liền nhấn chuông gọi y tá riêng đến tận giường phục vụ. Lúc này, y tá sẽ mang theo khay súc miệng và ngũ cốc nhẹ nhàng đặt gần đầu giường bà. Dùng bữa xong, Giang Thanh lại ăn mặc chỉn chu lên văn phòng làm việc.
Lầu số 10 - khu nhà ở cũ của Giang Thanh nay trở thành điểm tham quan nổi tiếng Trung Quốc. (Ảnh: Ctrip)
Tuy nói là đến văn phòng làm việc nhưng thực chất bà ngồi ở đó khoảng một giờ đồng hồ xem văn kiện và thưởng thức hoa quả. Liền sau đó, bà lại yêu cầu cảnh vệ đưa đi dạo. Hết đi dạo, bà đến lầu 17 trong khu Điếu Ngư Đài để đánh bài, đánh bóng bàn hoặc xem phim. Ở đây khoảng vài giờ đồng hồ, cảnh vệ nhận thấy bà mệt sẽ mang thuốc an thần đến cho bà.
Đến 4 giờ chiều, Giang Thanh trở về khu nhà ở dùng bữa mà bà vẫn gọi là "bữa trưa". Sau "bữa trưa", bà uống thêm thuốc an thần lên giường đi ngủ. 6 giờ tối tỉnh dậy, nếu không có hội nghị, bà sẽ dành nửa tiếng đồng hồ xem văn kiện rồi ra ngoài tản bộ hoặc cưỡi ngựa.
8 giờ tối, Giang Thanh trở về lầu dùng bữa tối. Sau bữa tối, bà thường cùng nhóm thân tín là Trần Bá Đạt, Khang Sinh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên đến lầu 17 xem phim hoặc gặp gỡ giới văn nghệ sĩ.
Nếu phải tham gia hội nghị, dù hội nghị có kết thúc muộn đến mấy, bà cũng phải về lầu 17 xem một vài bộ phim rồi mới trở về phòng ngủ cá nhân. Thường chỉ có mình bà hoặc vài thân tín xem phim trong một rạp phim lớn. Trở về nhà nếu không buồn ngủ, bà lại đánh bài đến đêm muộn.
Trước khi đi ngủ, bà thường uống thêm ba viên thuốc ngủ nhưng phải đến khoảng 4 giờ sáng, bà mới chìm vào giấc ngủ.
Giống như "bà hoàng", hàng ngày các nhân viên đều phải đến hỏi thăm sức khỏe của bà.
Hình ảnh một phần thiết kế bên trong lầu 10 tại Điếu Ngư Đài. (Ảnh: Ctrip)
Lo bà bị bệnh tim, mỗi lần rời khỏi giường bà đều được các y tá nhẹ nhàng đỡ dậy. Khi đi giày, các y tá phải quỳ xuống đất xỏ giày cho bà. Xỏ nhanh, bà mắng y tá thô lỗ, thiếu nhẹ nhàng với bà. Xỏ chậm, bà mắng y tá cố tình làm đau chân, ví như việc dùng "dao mềm" giết người.
Bà cũng rất kén chọn trong việc ăn uống, yêu cầu đồ ăn thanh đạm, lại dinh dưỡng. Ví như, nấu canh bà không cho hầm bằng xương và dùng mì chính vì sợ xương có cholesterol cao còn mì chính lại chứa các hóa chất gây hại nhưng yêu cầu món canh phải có vị ngọt của xương và thanh của mì chính. Bà đặc biệt thích ăn đồ ăn kiểu Pháp, Đức và Nga.
Uống nước cũng là vấn đề của Giang Thanh, không nóng cũng không lạnh. Theo lời kể, một lần cầm phải cốc nước hơi ấm, Giang liền mắng y tá cố ý làm bỏng bà, sau đó hất cốc nước vào mặt y tá và ném cốc xuống đất vỡ tan tành.
Trang phục của bà yêu cầu càng cao với đủ mọi kiểu dáng, màu sắc, chất liệu. Một ngày bà có thể thay mấy chục lần quần áo do bà bị ra nhiều mồ hôi. Bất luận bà đi đâu, y tá thường phải mang theo một bao lớn, bên trong chứa toàn quần áo và khăn lau của Giang Thanh.
Khu nhà ở của bà đều yêu cầu phải rộng lớn, thoáng mát với nhiều phòng chức năng khác nhau. Bà lệnh trải thảm khắp mọi gian phòng, kể cả phòng vệ sinh. "Đi trên thảm có cảm giác giống như tản bộ, nếu không may trượt chân ngã cũng không ảnh hưởng gì", Giang Thanh nói.
Bốn "nỗi sợ" kỳ lạ
Thứ nhất, "sợ gió", Giang Thanh thường nói với nhân viên rằng, gió chính là "con dao giết người ngầm" đối với bà bởi trong phòng gió quá lớn.
"Nếu các đồng chí không giải quyết vấn đề giúp tôi thì chính là không tận lực với trách nhiệm bảo vệ tôi, chính là cào bằng [thân phận] tôi với các đồng chí", Giang Thanh đe dọa.
Mỗi lần cho rằng có gió, bản thân bà sẽ đứng ngồi không yên, lệnh cho nhân viên tìm luồng gió để bít lỗ gió. Nếu các nhân viên không tìm thấy, bà sẽ trách họ bất trung, cố ý làm khó bà.
Giang Thanh rất chú trọng đến trang phục, nhất là trong các cuộc gặp với quan khách nước ngoài. (Ảnh: 360doc)
Thậm chí, để phát hiện hướng gió, bà yêu cầu nhân viên thắp một nén hương, chăm chú theo dõi làn khói bay theo hướng nào để xác định hướng gió. Nếu khói hương bay theo hướng thẳng đứng, bà hoặc mắng nhân viên thiếu kém cỏi không tìm ra hướng gió, hoặc nói rằng, "trong phòng có ma" và nổi giận, có lần còn dùng kéo dọa đâm nhân viên.
Thứ hai, sợ tiếng động, Giang Thanh sống ở khu lầu yên tĩnh nhất Điếu Ngư Đài nhưng bà thường phàn nàn về tiếng xe cộ qua lại. Bà thậm chí còn sợ tiếng mưa rơi, gió thổi, cây rung, chim kêu v.v...
"Âm thanh quá ồn, tôi không thể chịu đựng được", Giang Thanh bịt tai, mắt nhắm nghiền, nhíu mày, lắc đầu, lệnh cho nhân viên đi đuổi chim, quét lá rơi và chặt bớt cây.
Bà còn sợ tiếng bước chân của nhân viên đi trền nền thảm nên thường yêu cầu họ đi chân không trong khu nhà ở. Bà sợ cả tiếng thở nhẹ hay tiếng ho của người đối diện.
Nhân viên nói to bà trách họ làm tổn thương não, nói nhỏ lại trách nói quá nhỏ, khiến bà không nghe rõ, căng thẳng dễ ra mồ hôi. Nói nhanh thì trách thiếu kính trọng bà, nói chậm lại trách họ cố ý khiến bà lo lắng, ra mồ hôi.
Tuy nhiên, sợ âm thanh như thế nhưng khi vui vẻ, âm thanh to đến mấy bà cũng không hề mảy may để ý. Ví như trong cuộc gặp gỡ nhóm Hồng vệ binh, nhóm này dùng loa to hô khẩu hiệu "Hãy học tập đồng chí Giang Thanh! ...", bà cũng vui vẻ vẫy tay, đáp lời: "Hãy học tập Hồng vệ binh!".
Ở nhà sợ âm thanh là thế nhưng ra ngoài bà lại hứng thú với âm thanh. Để làm phim, bà lệnh cho mấy chục ống pháo cùng phóng một lúc, tiếng nổ đinh tai nhức óc nhưng bà lại vui mừng nói lớn: "Thật đã, hôm nay tôi đã quay được thước phim hay".
Thứ ba, sợ nóng lạnh, nhiệt độ trong phòng Giang Thanh được duy trì theo lệnh của bà, mùa đông 21.5 độ, mùa hè 26 độ. Tuy nhiên bà vẫn thường mắc nhiếc nhân viên không duy trì đúng nhiệt độ.
"Tôi yêu cầu các đồng chí lấy cảm nhận của tôi làm tiêu chuẩn để duy trì nhiệt độ chuẩn", Giang Thanh cho rằng, chỉ số hiển thị trên hệ thống điều hòa không nói lên vấn đề mà cảm nhận bản thân bà chính là tiêu chuẩn. Có lần, bà còn tức giận đập vỡ hệ thống điều hòa vì cho rằng chỉ số hiển thị sai.
Tuy trong phòng "sợ lạnh" nhưng bà ra ngoài bà lại chịu lạnh khá giỏi. Mùa đông vẫn ra ngoài chụp cảnh tuyết rơi, hay sáng sớm xuân lạnh vẫn dậy sớm đi chụp hoa mẫu đơn đến vài tiếng đồng hồ.
Giang Thanh rất đam mê làm phim, bà thường sử dụng đạo cụ hỗ trợ ánh sáng công suất lớn. (Ảnh: Ifeng)
Bà cũng không hề "sợ nóng" như những lời than phiền thường ngày với nhân viên. Ví như, mùa hè năm 1970, đánh bài trong phòng quá lâu, bà kêu ngột ngạt nên lệnh cho nhân viên dựng một chiếc màn lớn khoảng 7-8m² ngay ngoài trời. Bà ngồi trong màn đánh bài vài tiếng đồng hồ cũng không hề kêu ca nắng nóng.
Thứ tư, sợ ánh sáng, Giang Thanh rất "sợ ánh sáng". Xem văn kiện vào ban ngày nhưng bà vẫn yêu cầu nhân viên kéo rèm che kín căn phòng, không để lọt bất cứ khe sáng nào. Sau đó, bà sẽ bật ngọn đèn với ánh sáng dịu nhẹ, thậm chí bà còn dùng tấm vải đen trùm lên chiếc đèn đó.
Theo Nhân dân nhật báo, tất cả các "hành cung" của bà ở khắp các địa phương tại Trung Quốc đều rất u ám. Đặc biệt, "hành cung" ở Thượng Hải, mọi màu sắc trong phòng đều được điều chỉnh theo yêu cầu của Giang Thanh. Ví như, ánh đèn, trần nhà, cửa sổ, thảm và các vật dụng các đều dùng màu xanh.
"Sau khi bật đèn, giống như bước vào động hổ của núi Uy Hổ - một trong những ngọn núi nổi tiếng của tỉnh Hắc Long Giang. Chúng tôi nếu như chỉ có một người làm việc trong phòng Gianh Thanh sẽ rất sợ khung cảnh này nhưng bà ấy lại cảm thấy thoải mái", Nhân dân nhật báo dẫn lời một nhân viên từng phục vụ Giang Thanh kể lại.
Tuy nhiên, các nhân viên cho biết, bà thực sự không hề sợ ánh sáng như thế. Bởi bà vẫn thường chụp ảnh với hệ thống đạo cụ hỗ trợ ánh sáng rất lớn .
Bốn "nỗi sợ" của Giang Thanh thực chất chứng minh một điều, bà lợi dụng thân phân đặc thù của bản thân để cố ý làm khó nhân viên dưới quyền, báo Trung Quốc nhận xét.