Kinh Đời
Cuộc sống bần hàn dưới cây cầu dây văng dài nhất ĐNA
Dưới chân cầu Cần Thơ (bờ Vĩnh Long) có hơn chục hộ dân sinh sống bằng nghề bán bắp luộc. Họ ở trong những căn chòi rách rưới, ẩm thấp, không điện, không nước sạch…
Xóm bắp nghèo
Cả xóm là những căn nhà thấp lè tè, xập xệ, vá víu và bẩn thỉu. Đây là nơi sinh sống của hơn 10 gia đình sống băng nghề bán bắp dưới dốc cầu Cần Thơ.
Những căn nhà ọp ẹp của xóm bắp dưới chân cầu Cần Thơ (bờ Vĩnh Long)
Anh Nguyễn Văn Thuận (ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Hoà) sống trong một căn nhà rộng khoảng 30m2, nhà chỉ có 3 vách tường, vách phía trước không có, coi như là cửa ra vào luôn. Trong nhà chỉ có vỏn vẹn 1 cái giường, 1 cái tủ áo cũ và mấy cái khạp đựng nước sinh hoạt.
Trong bóng tối và sự ẩm thấp, vợ anh Thuận ngồi trên võng ôm đứa con nhỏ mới 5 tháng tuổi, anh Thuận nằm trên giường rên hừ hừ vì đang bị sốt. Nói về căn nhà liêu xiêu của mình, anh Thuận cho biết: “Nhiều người cứ nói chúng tôi xây nhà đón dự án cầu Cần Thơ nhưng gia đình tui sống ở đây gần 20 năm rồi và nếu xây nhà đón dự án thì tui phải xây nhà to để được đến bù nhiều tiền chứ ai dại cất như cái chòi, sống khổ thế này”.
Khi chưa có cầu Cần Thơ, vợ chồng anh Thuận đi làm thuê sinh sống, từ ngày có cầu, vợ chồng anh học cách nấu bắp rồi mang lên cầu bán. Mới đó đã gần 3 năm. Cuộc sống của 4 miệng ăn chỉ trông chờ vào nồi bắp luộc. Nhưng từ khi có tin đồn ăn bắp bị bệnh, việc mưu sinh càng trở nên khó khăn, “dự án” sửa nhà bị treo luôn.
Kế bên nhà anh Thuận là nhà anh Nguyễn Thanh Bình, vợ chồng anh Bình có 2 đứa con nhỏ. Hàng ngày, vợ chồng anh mua bắp từ huyện Trà Ôn mang về đây luộc rồi mang lên cầu Cần Thơ bán.
Anh Bình nói: “Cuộc sống tụi tui ở đây là vậy, gia đình có “truyền thống” nghèo lâu đời nên nhiều người đến đây chẳng thể tin nơi chúng tôi ở là cái nhà. Chúng tôi cũng mong có tiền, cất nhà mới nhưng với thu nhập 70.000 – 80.000 từ tiền bán bắp hàng ngày, bà con ở đây lo cái ăn không xong nói chi đến việc dành dụm xây nhà mới”.
Những căn nhà ở đây đều có một đặc điểm chung là ọp ẹp, trống trước hở sau, ẩm thấp, nóng nực... Đặc biệt nơi đây không có nước sạch sinh hoạt, môi trường sống ô nhiễm, không có điện, người dân phải góp tiền mua dây điện câu đuôi của một hộ dân ở đường chính xuống với mức khoán 250.000 đồng/tháng/hộ, nếu xài nhiều sẽ bị chủ tính tiền thêm. Ước mong có điện, có nước sạch là mơ ước hàng chục năm nay của bà con xóm bắp này.
Tin đồn thất thiệt làm xóm bắp đìu hiu
Chẳng biết từ khi nào, thương hiệu bắp luộc dưới chân cầu Cần Thơ đã nức tiếng. Ăn trái bắp ở đây, ngoài độ dẻo mềm, thoang thoảng hương thơm còn có vị ngọt tự nhiên của trái bắp vùng sông nước miền Tây. Hỏi về bí quyết luộc bắp, anh Tính, anh Bình,… cười khà cho biết, chỉ việc chọn bắp tươi và ngâm nước sạch khoảng 3 - 4 giờ mới luộc thì trái bắp sẽ ngon.
Anh Thuận chia sẻ: “Đáng ra bí quyết này chỉ có anh em nấu bắp ở đây truyền cho nhau thôi, nhưng vì tin đồn ăn bắp bị bệnh, họ đổ lỗi cho dân nấu bắp chúng tôi cho hoá chất gì đó. Nói thật, nông dân chúng tôi có biết hoá chất là cái gì đâu mà dùng. Hơn nữa trái bắp luộc của mình đang ngon, có thương hiệu ai dại gì làm thế”.
Anh Tính luộc bắp chuẩn bị bán
“Đến hôm nay tin đồn đã tạm lắng nhưng sức mua bắp chỉ đạt khoảng 50 – 60%, trước đây một chục bắp (14 trái) có giá từ 35.000 – 40.000 đồng, nay chỉ bán được từ 25.000 – 30.000 là mừng. Như tết năm rồi, vợ chồng tui bán trong mấy ngày trước và sau tết thôi cũng lời hơn 3.000.000 đồng, còn năm nay chỉ kiếm được hơn 1 triệu đồng, không đủ đóng tiền học phí cho 2 đứa nhỏ”, vợ anh Thuận cho biết.
Theo những người dân ở xóm bắp, trước khi có tin đồn, mỗi ngày một hộ bán ít nhất cũng 100 – 200 trái bắp, còn hiện tại hộ nào bán được 100 trái bắp/ngày là giỏi nhất xóm. Cũng chính vì tình cảnh ế ẩm này mà vài cặp vợ chồng ở đây đã dọn về quê đi cắt lúa mướn. Riêng anh Tính, anh Bình, nhận chạy thêm xe ôm hoặc đi làm cửu vạn cho các vựa khoai lang ở huyện Bình Tân để có thêm tiền lo cho vợ con.
Những đứa trẻ thiệt thòi nơi xóm bắp
Tạm biệt những “nghệ nhân” bán bắp luộc dưới chân cầu Cần Thơ, tạm biệt những đứa trẻ hồn nhiên chơi đùa với gốc cây trên sân cát (là con đường dân sinh thuộc dự án cầu Cần Thơ), chúng tôi đi lên cầu, thấy cây cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á rực ánh sáng...
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Cuộc sống bần hàn dưới cây cầu dây văng dài nhất ĐNA
Dưới chân cầu Cần Thơ (bờ Vĩnh Long) có hơn chục hộ dân sinh sống bằng nghề bán bắp luộc. Họ ở trong những căn chòi rách rưới, ẩm thấp, không điện, không nước sạch…
Xóm bắp nghèo
Cả xóm là những căn nhà thấp lè tè, xập xệ, vá víu và bẩn thỉu. Đây là nơi sinh sống của hơn 10 gia đình sống băng nghề bán bắp dưới dốc cầu Cần Thơ.
Những căn nhà ọp ẹp của xóm bắp dưới chân cầu Cần Thơ (bờ Vĩnh Long)
Anh Nguyễn Văn Thuận (ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Hoà) sống trong một căn nhà rộng khoảng 30m2, nhà chỉ có 3 vách tường, vách phía trước không có, coi như là cửa ra vào luôn. Trong nhà chỉ có vỏn vẹn 1 cái giường, 1 cái tủ áo cũ và mấy cái khạp đựng nước sinh hoạt.
Trong bóng tối và sự ẩm thấp, vợ anh Thuận ngồi trên võng ôm đứa con nhỏ mới 5 tháng tuổi, anh Thuận nằm trên giường rên hừ hừ vì đang bị sốt. Nói về căn nhà liêu xiêu của mình, anh Thuận cho biết: “Nhiều người cứ nói chúng tôi xây nhà đón dự án cầu Cần Thơ nhưng gia đình tui sống ở đây gần 20 năm rồi và nếu xây nhà đón dự án thì tui phải xây nhà to để được đến bù nhiều tiền chứ ai dại cất như cái chòi, sống khổ thế này”.
Khi chưa có cầu Cần Thơ, vợ chồng anh Thuận đi làm thuê sinh sống, từ ngày có cầu, vợ chồng anh học cách nấu bắp rồi mang lên cầu bán. Mới đó đã gần 3 năm. Cuộc sống của 4 miệng ăn chỉ trông chờ vào nồi bắp luộc. Nhưng từ khi có tin đồn ăn bắp bị bệnh, việc mưu sinh càng trở nên khó khăn, “dự án” sửa nhà bị treo luôn.
Kế bên nhà anh Thuận là nhà anh Nguyễn Thanh Bình, vợ chồng anh Bình có 2 đứa con nhỏ. Hàng ngày, vợ chồng anh mua bắp từ huyện Trà Ôn mang về đây luộc rồi mang lên cầu Cần Thơ bán.
Anh Bình nói: “Cuộc sống tụi tui ở đây là vậy, gia đình có “truyền thống” nghèo lâu đời nên nhiều người đến đây chẳng thể tin nơi chúng tôi ở là cái nhà. Chúng tôi cũng mong có tiền, cất nhà mới nhưng với thu nhập 70.000 – 80.000 từ tiền bán bắp hàng ngày, bà con ở đây lo cái ăn không xong nói chi đến việc dành dụm xây nhà mới”.
Những căn nhà ở đây đều có một đặc điểm chung là ọp ẹp, trống trước hở sau, ẩm thấp, nóng nực... Đặc biệt nơi đây không có nước sạch sinh hoạt, môi trường sống ô nhiễm, không có điện, người dân phải góp tiền mua dây điện câu đuôi của một hộ dân ở đường chính xuống với mức khoán 250.000 đồng/tháng/hộ, nếu xài nhiều sẽ bị chủ tính tiền thêm. Ước mong có điện, có nước sạch là mơ ước hàng chục năm nay của bà con xóm bắp này.
Tin đồn thất thiệt làm xóm bắp đìu hiu
Chẳng biết từ khi nào, thương hiệu bắp luộc dưới chân cầu Cần Thơ đã nức tiếng. Ăn trái bắp ở đây, ngoài độ dẻo mềm, thoang thoảng hương thơm còn có vị ngọt tự nhiên của trái bắp vùng sông nước miền Tây. Hỏi về bí quyết luộc bắp, anh Tính, anh Bình,… cười khà cho biết, chỉ việc chọn bắp tươi và ngâm nước sạch khoảng 3 - 4 giờ mới luộc thì trái bắp sẽ ngon.
Anh Thuận chia sẻ: “Đáng ra bí quyết này chỉ có anh em nấu bắp ở đây truyền cho nhau thôi, nhưng vì tin đồn ăn bắp bị bệnh, họ đổ lỗi cho dân nấu bắp chúng tôi cho hoá chất gì đó. Nói thật, nông dân chúng tôi có biết hoá chất là cái gì đâu mà dùng. Hơn nữa trái bắp luộc của mình đang ngon, có thương hiệu ai dại gì làm thế”.
Anh Tính luộc bắp chuẩn bị bán
“Đến hôm nay tin đồn đã tạm lắng nhưng sức mua bắp chỉ đạt khoảng 50 – 60%, trước đây một chục bắp (14 trái) có giá từ 35.000 – 40.000 đồng, nay chỉ bán được từ 25.000 – 30.000 là mừng. Như tết năm rồi, vợ chồng tui bán trong mấy ngày trước và sau tết thôi cũng lời hơn 3.000.000 đồng, còn năm nay chỉ kiếm được hơn 1 triệu đồng, không đủ đóng tiền học phí cho 2 đứa nhỏ”, vợ anh Thuận cho biết.
Theo những người dân ở xóm bắp, trước khi có tin đồn, mỗi ngày một hộ bán ít nhất cũng 100 – 200 trái bắp, còn hiện tại hộ nào bán được 100 trái bắp/ngày là giỏi nhất xóm. Cũng chính vì tình cảnh ế ẩm này mà vài cặp vợ chồng ở đây đã dọn về quê đi cắt lúa mướn. Riêng anh Tính, anh Bình, nhận chạy thêm xe ôm hoặc đi làm cửu vạn cho các vựa khoai lang ở huyện Bình Tân để có thêm tiền lo cho vợ con.
Những đứa trẻ thiệt thòi nơi xóm bắp
Tạm biệt những “nghệ nhân” bán bắp luộc dưới chân cầu Cần Thơ, tạm biệt những đứa trẻ hồn nhiên chơi đùa với gốc cây trên sân cát (là con đường dân sinh thuộc dự án cầu Cần Thơ), chúng tôi đi lên cầu, thấy cây cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á rực ánh sáng...